Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.4 KB, 151 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghệ An là một trong những địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và
cách mạng, nơi sinh ra các bậc hiền tài, những danh nhân lỗi lạc... Từ cuộc sống lao
động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, người dân xứ Nghệ đã sáng
tạo và lưu giữ được một nguồn di sản văn hóa dân gian phong phú, đa dạng và độc
đáo với nhiều thể loại mang đậm bản sắc địa phương: Trong đó, dân ca ví – giặm...
được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ, là một phần không thể thiếu trong đời
sống tinh thần con người xứ Nghệ. Di sản đó là món ăn tinh thần đã hình thành và
nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người dân nơi đây. Điều đó lý giải vì sao trước
tác động của sự giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dân ca ví – giặm xứ
Nghệ về cơ bản vẫn giữ được bản sắc độc đáo, không bị lai tạp, đồng thời được cải
biên thành những làn điệu mới trên cơ sở cái gốc của làn điệu ví - giặm để có thể
đứng vững cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy, do chịu tác động của nhiều yếu tố lịch sử, xã hội
và quy luật của sự hội nhập, đổi mới, toàn cầu hóa về kinh tế - văn hóa, dân ca ví
giặm xứ Nghệ đang đứng trước những vấn đề lớn:
Vấn đề 1: Hiện nay, di sản dân ca xứ Nghệ (ví và giặm) chưa được tư liệu hóa
đầy đủ thành một kho tàng di sản để có thể quảng bá rộng rãi và lưu giữ. Các hoạt
động sưu tầm, thu thập và lưu giữ còn mang tính đơn lẻ của một số cá nhân, các nhà
nghiên cứu hay các cán bộ chuyên trách, một số các đơn vị quản lý.
Vấn đề 2: Một số làn điệu cổ, âm nhạc đang bị lãng quên hoặc “cải biên” thành
các làn điệu mới để phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Tuy nhiên, dù có
thế nào, chúng ta cũng phải có một tư duy rằng, muốn bảo tồn để phát huy giá trị văn
hóa của dân tộc tất yếu phải bảo lưu được cái gốc, cái “hồn” của di sản được lưu
truyền trong dân gian, đồng thời cần được khai thác, sử dụng, tránh hiện tượng “hóa
thạch” vốn cổ.
Vấn đề 3: Dân ca ví - giặm đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng, không
gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các hình thức có
tính chất biểu diễn, được sân khấu hóa, trong khi đó bản thân di sản dân ca là “di sản
1




sống”, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể tác động, đứng vững và được nuôi
dưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng.
Vấn đề 4: Bảo tồn, trao truyền hay sáng tạo văn hoá phi vật thể đều phụ thuộc
và mang dấu ấn cá nhân khá rõ rệt, đại diện chung cho cả cộng đồng xã hội. Cho nên,
các nghệ nhân, nói như các nhà nghiên cứu, đó là “báu vật sống”. Và muốn bảo tồn
dân ca cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn báu vật đó. Vậy nhưng, số lượng các nghệ
nhân hát dân ca hiện nay cũng ngày một ít đi theo thời gian. Theo thống kê, cả tỉnh có
8 nghệ nhân thì hiện nay còn lại 6 và hầu hết đang ở tuổi cao sức yếu. Điều đáng nói
là Nghệ An chưa thực sự có những cơ chế thích hợp để tập hợp, “nuôi dưỡng” các
nghệ nhân. Thiết nghĩ, nếu không có những động thái đúng đắn trong công tác bảo
tồn thì nguy cơ mai một vốn cổ là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy, cần có những đánh giá và nhận diện thực trạng, vai trò của di sản văn
hóa phi vật thể ví – giặm trong đời sống tinh thần của nhân dân xứ Nghệ, đồng thời,
xem xét các xu hướng vận động, các quan điểm thẩm mỹ khác nhau, qua đó, xác lập,
định hướng có tính dự báo, kiến nghị các giải pháp để bảo tồn và phát huy hiệu quả
dân ca xứ Nghệ trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa là một việc làm cấp bách và đặc
biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học “Bảo tồn và phát huy kho
tàng dân ca xứ Nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay” được
thực hiện sẽ phần nào giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với di sản dân ca Ví –
Giặm xứ Nghệ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là sở lý luận góp phần vào công tác vinh danh dân
ca xứ Nghệ lên một vị thế mới, được đứng vào hàng ngũ các di sản văn hóa phi vật thể
trên thế giới. Hướng đến Tổ chức UNESCO, văn hóa xứ Nghệ sẽ có được “tấm hộ chiếu
văn hóa” cho việc mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước bạn trên thế giới, đồng
thời, góp phần làm phong phú cho bản sắc văn hóa xứ Nghệ, văn hóa dân tộc Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhận thức kho tàng di sản văn hóa dân gian Việt Nam là tài sản quý giá của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to

lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ nhiều năm nay, Đảng và
Nhà nước đã rất quan tâm rất nhiều đến vấn đề điều tra, sưu tầm các di sản văn hoá
2


dân gian nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể
trong đời sống xã hội và con người Việt Nam, nơi lưu giữ những nét độc đáo, những
giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa dân tộc.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương hoạt động có hiệu quả về công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Nhiều năm qua, Huế đã huy
động được rất lớn sự giúp đỡ của các quốc gia trên thế giới, các cuộc hội thảo mang
tầm quốc gia và khu vực bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Huế. Năm 2003, Nhã
nhạc cung đình Huế - di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã minh chứng cho
thành quả của những năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của chính quyền Trung
ương, địa phương và người dân xứ Huế.
Khu vực Tây Nguyên, sau nhiều nỗ lực lưu giữ và bảo tồn di sản âm nhạc cồng
chiêng, năm 2005, không gian văn hoá cồng chiêng chính thức được UNESCO công
nhận là kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Tại Hà Nội, sau năm 1954, dòng nhạc Ca trù tưởng bị lãng quên cũng đã có một
quá trình tìm lại khá lâu. Người có công đầu tiên khơi lại giá trị nghệ thuật đó là nhạc
sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Năm 1976, GS – TS Trần Văn Khê đã thu băng giọng hát của
nữ nghệ nhân ca trù Quách Thị Hồ và bắt đầu hành trình giới thiệu di sản cho công
chúng trong và ngoài nước biết đến. Từ những bước đi ban đầu đó cho đến năm 2005,
Liên hoan ca trù toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức và bộ hồ sơ đề nghị UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của nhân loại được hoàn tất. Đến
năm 2009, di sản Ca trù cùng với dân ca Quan họ chính thức được đứng vào hàng
ngũ các di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Liên tiếp những năm gần đây, chúng ta lại vinh dự đón thêm tin vui từ Lễ hội

Gióng, hát Xoan của Phú Thọ (công nhận năm 2011), Giỗ tổ Hùng Vương (năm
2012) đã góp phần nhân lên niềm tự hào của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Rõ ràng, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và gìn giữ, chúng ta đã có
được những thành công đáng ghi nhận, 7 di sản văn hóa phi vật thể lần lượt được tổ
chức UNESCO công nhận. Niềm vinh hạnh đó đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và
3


kinh nghiệm cho các địa phương trong cả nước áp dụng để khai thác và đưa nguồn
văn hóa dân gian còn tồn tại trong nhân dân lên tầm quốc tế. Trong 2 năm, năm 2011
và 2012, hàng chục tỉnh, thành trong cả nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cho phép kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị đưa
vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xem xét, có
kế hoạch cho việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận những di sản tiêu biểu vào
những năm tới, theo đúng quy trình của UNESCO như: Nghi lễ Then của người Tày;
Nghi lễ Chầu văn của người Việt; nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây Nguyên, trong
đó có hát giao duyên ví – giặm của xứ Nghệ .. đó là những động thái đúng đắn đối
với di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, các cuộc hội thảo mang tầm khu vực, quốc tế cũng đã góp phần quan
trọng vào công tác bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, nhất là trong lĩnh vực hợp tác
quốc tế nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Đơn cử: tháng 8/2009 tại Hà Nội,
Viện Âm nhạc Việt Nam (Bộ Văn hóa-Thông tin) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế
"Âm nhạc dân tộc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hóa". Tại hội thảo, các nhà
nghiên cứu Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu
về công tác bảo tồn và phát huy nền âm nhạc dân tộc cổ truyền, chẳng hạn: âm nhạc
cổ truyền là môn học bắt buộc trong trường học (Nhật Bản), xây dựng kênh riêng về
nhạc dân tộc trên sóng phát thanh (Hàn Quốc), chú trọng đào tạo các nhạc sĩ âm nhạc
dân tộc chuyên nghiệp (Trung Quốc)…
Ở Nghệ An, ý thức sự mai một của văn hóa truyền thống sẽ trở thành mối đe
dọa đối với công tác xây dựng một nền văn hóa – văn nghệ mang đậm tính chất dân

tộc, của xứ Nghệ nói riêng, hàng thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
trong tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch, các cuộc hội thảo, các đợt điền giã để
sưu tầm, khai thác ở hầu khắp mọi miền quê trong tỉnh... với mục đích bảo tồn và lưu
giữ vốn cổ ví - giặm riêng có của xứ Nghệ.
Thời kỳ Pháp thuộc, ông Nguyễn Văn Ngọc đã bỏ nhiều công sức đi sưu tầm,
ghi chép, kết quả là đã sưu tập được 2 tập “Tục ngữ phong dao”, xuất bản năm 1928
do Vĩnh Long thư quán xuất bản. Tiếp đó Giáo sư Nguyễn Đổng Chi cũng cho ra tập
“Hát dặm Nghệ Tĩnh” của Tân Việt Hà Nội, xuất bản 1944. Có thể nói, đây là 2 công
4


trình ra đời sớm nhất, mở đầu cho quá trình tìm lại vốn di sản dân ca còn được lưu
giữ trong đời sống nhân dân.
Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc lại bắt đầu đứng trước cuộc chiến
tranh mới, trường kỳ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, mãi đến sau năm 1954,
ông Vũ Ngọc Phan cho ra cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca” do Ban nghiên cứu VănSử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1956. Đầu năm 1958, ông Nguyễn Chung Anh ra quyển
“Hát ví Nghệ Tĩnh”. Ngoài ra có một số bài, 1 số câu đăng trên các báo chí... tất cả công
trình đó đều là những bước đầu nhưng đều rất quý báu.
Xứ Nghệ còn có đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học khá đông đảo, các nhạc sỹ
tài hoa, tiêu biểu trong đó có GS Nguyễn Đổng Chi (đã mất), PGS Ninh Viết Giao, Thái
Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, Lê Hàm, Đào Việt Hưng, An Thuyên, Hoàng
Thọ... là những người đã đi khắp các làng xã ở Nghệ Tĩnh, từ khe Nước Lạnh đến đèo
Ngang, từ miền biển lên miền núi, ở đâu có vốn dân ca cổ truyền, có nghệ nhân dân gian
hát dân ca có chất giọng tốt, họ đều có mặt để sưu tầm, ghi chép, bảo lưu, cải biên và thể
nghiệm. Để rồi sau này lại cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu, sưu tầm như
của PGS Ninh Viết Giao với “Hát phường vải”, Nhạc sĩ Lê Hàm với “Dân ca Nghệ
Tĩnh” (3 tập), Hát giặm Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi, Dân ca Nghệ Tĩnh của Vi
Phong, Hoàng Thọ và Lữ Minh Dân với “Dân ca các dân tộc thiểu số”..., trong đó phải
kể đến “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”của 3 tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh Lưu,
được xem là một tập đại thành về kho tàng dân ca của xứ Nghệ. Đồng thời đó còn là một

tài liệu quý, góp phần giúp các thế hệ hiện nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp
thu để bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của các làn điệu dân ca của quê hương.
Và, gần 40 năm hình thành và phát triển của nền kịch hát dân ca xứ Nghệ đã thể
hiện lối tư duy đúng đắn, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội trong chiến
lược gìn giữ di sản dân ca. Bắt đầu những năm 1957 – 1960, từ các tiết mục biểu diễn
của phong trào văn nghệ quần chúng như Hai tổ hò khoan, Chiếc xê đầu... đến các vở
kịch đầu tiên mang tính chất sân khấu như Chiếc cày ông Tư ; Không phải tôi của
Nguyễn Trung Giáp; Chuyện tình ông vua trẻ của Phùng Dũng... là mỗi bước ngoặt
đánh dấu cho quá trình trưởng thành đi từ các giai đoạn thể nghiệm đến độ chín muồi
của nền kịch hát xứ Nghệ. Riêng các diễn viên, nhạc công của Nhà hát dân ca Nghệ
5


Tĩnh (nay là Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ) đều thực hiện chế
độ “3 cùng” với các nghệ nhân “cùng ăn, cùng ở, cùng học tập” (học hát, học múa,
học đàn) trong các đợt điền dã. Nhiều tư liệu quý về văn hóa, văn nghệ dân gian của
dân tộc đã được sưu tập, khai thác và sử dụng; nhiều công trình nghiên cứu và thực
nghiệm đã được công bố bằng các phương tiện in ấn (xuất bản sách) và bằng công
diễn trên sân khấu hoặc trên sóng phát thanh truyền hình. Hàng trăm dị bản dân ca
sưu tập được (không kể dân ca các dân tộc thiểu số) với đủ các thể loại. Theo sự
thống kê (sưu tầm) của Hội văn nghệ dân gian thì thể Ví có khoảng 7.000 – 8.000 bài,
Giặm có 1.000 bài, chưa kể các hệ lai như Ca trù, tuồng, chèo, xẩm.... và hàng chục thể
loại dân ca của các đồng bào dân tộc ở Nghệ An. Điều đó cho thấy sự phong phú về
mặt số lượng mà không phải di sản âm nhạc dân gian nào cũng có được.
Như vậy, bàn về vấn đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ
nói riêng, di sản dân ca Việt Nam nói chung đã không còn là vấn đề mới nhưng có lẽ
cũng chưa bao giờ là thỏa đáng. Đã có khá nhiều công trình, khá nhiều tư liệu đề cập
tương đối đầy đủ song, trên thực tế vẫn chưa có một đề tài khoa học nghiên cứu cụ thể
và có hệ thống về lý luận di sản dân ca xứ Nghệ, sưu tầm và điều tra về không gian
diễn xướng xưa và nay, về ảnh hưởng của dân ca xứ Nghệ trong đời sống của cộng

đồng nhân dân xứ Nghệ... để có những đánh giá khoa học, khách quan về thực trạng và
các giá trị của di sản dân ca xứ Nghệ. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các giải pháp có
tính khả thi cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca hiện nay. Ngoài ra, kết quả
của đề tài còn là cơ sở dữ liệu cho công tác nghiên cứu và lập hồ sơ đệ trình lên tổ chức
UNESCO ghi danh di sản dân ca xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho
nhân loại. Với đề tài nghiên cứu khoa học “Bảo tồn và phát huy kho tàng dân ca xứ
Nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập toàn cầu hóa hiện nay” sẽ giải quyết được
những vấn đề mà các công trình, đề tài nghiên cứu khác chưa hoặc ít đề cập đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, hướng
đến xây dựng hồ sơ, tài liệu trình Tổ chức UNESCO xem xét và công nhận di sản dân
ca xứ Nghệ (Ví - Giặm) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
6


3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống các tư liệu liên quan đến di sản dân ca qua công tác điều tra, thu
thập, khảo sát và sưu tầm tại một số huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Nghệ An (có
phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh).
- Đánh giá một cách khoa học về các đặc điểm, giá trị của di sản dân ca xứ
Nghệ (đặc điểm của dân ca xứ Nghệ, sự khác biệt với các loại dân ca khác, sự hưởng
ứng của lớp trẻ hiện nay...)
- Đề xuất các giải pháp mới có tính khả thi nhằm góp phần bảo tồn và phát huy
kho tàng dân ca của xứ Nghệ trước xu thế hội nhập và đổi mới đất nước hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát
- Điều tra theo phiếu điều tra xã hội học
Địa bàn điều tra: 10 huyện, thị tỉnh Nghệ An: TP Vinh, Thị xã Cửa Lò, Hưng
Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,

Qùy Hợp và 4 huyện tỉnh Hà Tĩnh: Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ.
Đối tượng 1: Cán bộ quản lý của Trung tâm văn hóa huyện, thị; cán bộ xã và người dân.
Nội dung điều tra gồm các làn điệu; không gian và hình thức diễn xướng; nghệ
nhân, ảnh hưởng của dân ca đến người dân xứ Nghệ.
Đối tượng 2: Học sinh THCS và PTTH các huyện, thành thị. Nội dung điều tra nhằm
tìm hiểu, nghiên cứu ảnh hưởng của dân ca xứ Nghệ đến thế hệ trẻ hiện nay.
- Điều tra, khảo sát theo tư liệu (thư tịch, văn bia, lễ hội....) tại một số huyện, thị tỉnh
Nghệ An (có phối hợp với tỉnh Hà tĩnh)
Địa bàn: 6 huyện, thị Nghệ An (TP Vinh, Thị xã Cửa Lò, Nam Đàn, Thanh Chương,
Đô Lương, Anh Sơn) và 4 huyện ở Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ)
Nội dung điều tra, khảo sát: Các tư liệu thành văn (các công trình nghiên cứu,
thư tịch cổ, bản chép tay, các công trình kiến trúc như văn bia, mỹ thuật, hoạt động lễ
7


hội...), các tài liệu không thành văn (các băng đĩa quay phim, ghi âm, chụp ảnh...)
được lưu giữ trong đời sống nhân dân.
Hoạt động kết hợp: Mời các chuyên gia am hiểu về ngôn ngữ Hán – Nôm dịch
sang tiếng Việt các tư liệu như: văn bia, thư tịch cổ, các chạm khắc mỹ thuật có ngôn ngữ
Hán – Nôm liên quan đến dấu tích của di sản dân ca xứ Nghệ và dựng phim.
- Khảo sát tại một số tỉnh thành trong nước có cộng đồng người Nghệ sinh sống (Cộng
đồng người Nghệ ở Hà Nội; ở TP Hồ Chí Minh; Ấp Nghệ Tĩnh ở Đà Lạt)
Nội dung: Điều tra, khảo sát mức độ bảo lưu, lan tỏa của di sản dân ca xứ Nghệ
trong cộng đồng những người Nghệ xa quê.
4.2. Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên sự phân tích nội dung những tư liệu
đã sưu tầm như các công trình nghiên cứu về di sản dân ca, tập trung dân ca Ví –
Giặm; các tài liệu thư tịch cổ; tài liệu thống kê về hệ thống công trình kiến trúc, văn
bia... hoặc tài liệu ghi âm về giọng hát, ký lời của bài hát. Điều cốt lõi trong phương
pháp này là cần sưu tầm được đúng và đầy đủ các tư liệu cần thiết, liên quan đến di
sản dân ca xứ Nghệ. Sau đó, phải chọn lọc những tư liệu hữu ích phục vụ cho vấn đề

mà đề tài đang hướng đến.
4.3. Phương pháp chuyên gia: Tập hợp các chuyên gia ở Hội di sản văn hóa Việt
Nam, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Nghệ An và Hà Tĩnh, Trung tâm Bảo tồn và phát
huy di sản Dân ca xứ Nghệ, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, trường đại học và các
ngành liên quan am hiểu về di sản dân ca xứ Nghệ thông qua việc đặt hàng các chuyên
đề nghiên cứu. Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả trong nghiên cứu, triển khai đề tài
thì việc tranh thủ các kiến thức, hiểu biết của đội ngũ các nhà nghiên cứu được xem là
ưu tiên hàng đầu, phối hợp trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoa học.
5. Phạm vi, giới hạn đối tượng nghiên cứu

8


Kho tàng di sản dân ca xứ Nghệ rất phong phú gồm có hò – ví – giặm, các hệ
lại như sắc bùa, ca trù, xẩm,.. Bên cạnh đó, còn có khối lượng dân ca đồ sộ của các
đồng bào dân tộc thiểu số như hát Nhuôn, hát Xuối, Lăm, Khắp, điệu Đu đu điềng
điềng... Ở đây, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu 2 đối tượng chính: Ví và Giặm
(dân ca của người Việt), là “đặc sản” riêng có của Nghệ An và Hà Tĩnh.
Phạm vi không gian nghiên cứu của dân ca ví – giặm là khu vực đồng bằng và
trung du của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Để phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng một số
cụm từ như Di sản dân ca xứ Nghệ, dân ca ví – giặm xứ Nghệ thay cho cụm từ
Kho tàng dân ca xứ Nghệ.

9


CHƯƠNG 1
DÂN CA VIỆT NAM - DÂN CA XỨ NGHỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN

1.1. Đôi nét về dân ca Việt Nam
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có nền văn hóa dân gian đậm đà
bản sắc dân tộc và giá trị của nó đã vượt qua bao thử thách của thời gian, bởi lẽ bản
chất của văn hóa dân gian là lòng nhân nghĩa thủy chung, vì nghĩa tình, vì ấm no và
hạnh phúc. Đó là một cống hiến lớn lao, xứng đáng góp vào nền văn hóa chung của
nhân loại.
Dân ca là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học và âm nhạc dân gian
của cả dân tộc. Một trong những giá trị quý báu của dân ca là cho chúng ta thấy khá
sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn của người Việt Nam. Qua lời văn, nét nhạc, hình tượng
dân ca, con người lao động Việt Nam từ bao đời nay muốn phô bày một cách chân
thực nỗi lòng, ý nghĩ, tình cảm của mình. Mỗi miền dân ca trong cả nước, ta lại
không gặp con người Việt Nam chung chung, với một phong cách dân tộc chung
chung, mà ở đây ta gặp những con người Việt Nam cụ thể, những tâm hồn có phong
cách riêng được hun đúc từ bao đời ở những vùng văn hóa dân gian khác nhau. Con
người Việt Nam qua dân ca là con người gắn bó với cuộc sống, tha thiết với quê
hương, say sưa trong yêu đương, thủy chung trong tình nghĩa, cần cù, giản dị mà giàu
ước mơ, hoài bão.
Vậy, dân ca Việt Nam là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: Dân ca là một loại hình sáng tác dân
gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau
trong diễn xướng [25;105]
Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Lê Hòa (Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung
ương): Dân ca là một loại hình âm nhạc với các thuộc tính: không có tên tác giả; được
lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng; gắn với đời
sống của người dân và mang màu sắc vùng miền.
Theo Tiến sĩ Trần Quang Khải1: Dân ca là những bài ca không biết ai là tác giả,
được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của
1

www.tranquanghai.info/timhieudancaVietNam.


10


người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát
lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên.
Tóm lại, dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong
dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một
người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ
biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều
năm tháng và bền vững cùng với thời gian. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
đánh giá rất cao giá trị các sáng tác dân gian, một bộ phận quan trọng của di sản văn
hóa phi vật thể. Năm 1958, tại Hội nghị cán bộ văn hóa, Người khẳng định: “Những
câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các
sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây
muống. Các cán bộ văn hóa cần phải giúp sáng tác của quần chúng. Những sáng tác
ấy là hòn ngọc quý”.
Dân ca của mỗi vùng, mỗi miền đều có đặc điểm riêng về âm điệu và phong
cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và
đặc biệt là ngôn ngữ. Ví dụ: dân ca quan họ khác với dân ca xứ Nghệ, dân ca các dân
tộc Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ...
Nhiều làn điệu dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền
cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng như: Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hò Huế...
Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát
có nhạc đệm theo như Chầu văn, ca trù, ca Huế, ca Quảng, Đờn ca tài tử miền Nam…
và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch hát....
Dân ca Việt Nam có rất nhiều thể loại:
Xét đặc điểm âm nhạc, làn điệu, có thể chia dân ca thành hai loại chính là loại: Đa
điệu (nhiều làn điệu) như dân ca quan họ Bắc Ninh; đơn điệu như hát ví, hát giặm
Nghệ - Tĩnh, hát trống quân…

Xét về văn hóa vùng miền: Bắc bộ: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú
Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà Tây...; Trung bộ:
hát Ví - Giặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh, hò Huế, Lý Huế, hát Sắc bùa…; Nam bộ: các
điệu Lý, điệu Hò, nói thơ…

11


Ngoài ra còn có dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái,
H'Mông, Mường…), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơđăng…) mỗi một miền dân ca đều mang một bản sắc, nét độc đáo riêng có.
1.2. Dân ca xứ Nghệ
Trong mạch nguồn văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa,
giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca khác nhau như Quan họ của vùng đất
Kinh Bắc (Bắc Ninh), Chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh, Ca Huế, Đờn ca tài tử Nam
bộ... vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:
Anh đến giàn hoa thì hoa kia đạ (đã) nở
Anh đến bến đò thì đò đạ (đã) sang sông
Anh đến tìm em thì em đạ (đã) lấy chồng
Em yêu anh như rứa, hỏi có mặn nồng lấy chi...
Hay da diết và gợi nhớ như:
Người ơi! Bốn mùa xuân hạ thu đông
Thiếp ngồi canh cửi chỉ trông bóng chàng
Cũng có khi bộc trực và thẳng thắn đến độ:
Đã thương thì thương cho chắc
Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đứng đầu truông
Khi vui giỡn bóng
Khi buồn bỏ đi...
Ðó là dân ca của Nghệ Tĩnh hay còn gọi là dân ca xứ Nghệ, chủ yếu là hát ví và
giặm. Dân ca xứ Nghệ như một làn điệu hội tụ "khí chất" của nhiều làn điệu dân ca. Có

một chút đa tình của quan họ, chút bâng khuâng, vương buồn của ca Huế, chút sâu lắng
của ca trù và cái khoẻ khoắn, rắn rỏi, chất phác của dân ca Nam bộ. Nhưng trên hết, ví
- giặm mang "khí chất" của chính người Nghệ, của những “mô, tê, răng, rứa” đậm hồn
xứ sở và là "đặc sản" tinh thần của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nghệ Tĩnh được xem là vùng đất cổ của non sông đất nước, kể từ khi nước nhà
có tên là Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm với bao lần thay đổi tên gọi hành chính
về phủ - châu - trại - thừa tuyên… Nghệ Tĩnh vẫn là một dải đất chạy từ khe Nước
Lạnh đến tận đèo Ngang, với vùng đồng bằng trung du rộng lớn, với núi rừng mênh

12


mông chiếm hơn 3/5 diện tích toàn tỉnh, người dân vẫn thủy chung, gắn bó với nhau
từ bao đời nay.
Bên cạnh đó, Nghệ Tĩnh còn là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: nghề dệt
vải, nghề đan lát, nghề đan lưới, nghề hái củi… là đất của hàng nghìn di tích lịch sử,
danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người xứ Nghệ vốn thông minh, rắn
rỏi, bộc trực, mang cái “gàn” của ông đồ xứ Nghệ. Các cộng đồng làng từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa
xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, địch hoạ,
đầy gian khó của vùng đất“nắng rát mặt, rét cắt da”... Chính cái khát vọng sống của
người và đất xứ Nghệ đã hoá thân thành những làn điệu dân ca Ví – Giặm mộc mạc,
chân chất, vừa tình tự, vừa sâu sắc, tựa như cái oai hùng, sừng sững của ngọn núi
Hồng, của dòng sông Lam không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca cũng
không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế.
Cũng bởi lớn lên từ câu hò, điệu ví mà vùng đất Nghệ Tĩnh đã sản sinh ra biết bao
người con anh hùng của đất nước như vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh, cụ Phan Bội
Châu, Nguyễn Công Trứ, của những bậc thơ ca như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...
Từ đó, có thể hiểu, dân ca xứ Nghệ là thể loại dân ca do chính những người lao
động Nghệ Tĩnh sáng tác nên, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương

thức truyền miệng, ghi chép và mang đậm chất văn hóa địa phương của Nghệ Tĩnh
(Nghệ An và Hà Tĩnh)
Dân ca Việt Nam nói chung và dân ca xứ Nghệ nói riêng quả là một tài sản vô giá
của dân tộc Việt Nam, cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại
cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và quốc tế.
1.2.1. Về tên gọi dân ca xứ Nghệ
Xứ Nghệ là tên gọi của vùng Châu Hoan cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh),
có từ thời nhà Hậu Lê. Vào năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ
21) đã đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ) đồng
thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ
Đông, xứ Đoài, xứ Thanh, xứ Lạng, xứ Huế...
Trải qua bao lần tách nhập, Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành 2 tỉnh hiện nay nhưng
trong lịch sử lại là “xứ” có chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung
biểu tượng là núi Hồng và sông Lam (mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh
13


và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh). Trung tâm của văn minh xứ
Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa (tức là các
huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các
huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương,
Anh Sơn của Nghệ An ngày nay).
Ngày nay, khái niệm “xứ Nghệ” không còn mang nặng tính chất địa giới hành
chính mà dùng để nói về văn hóa của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, gọi chung là “văn
hóa xứ Nghệ”. Vì lẽ đó, di sản dân ca ví, giặm là kho tàng vô giá của nhân dân hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh, được gọi là dân ca xứ Nghệ.
1.2.2. Nguồn gốc ra đời và phát triển của dân ca xứ Nghệ
Người Việt Nam vốn là người thích thơ ca, thích hát, có thể nói còn hơn cả thích
kể chuyện (nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi). Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời,
chúng ta đã được nghe những điệu ru, điệu ví của bà, của mẹ. Vào tuổi măng non lại

ngân nga những bài hát đồng dao, ca dao. Khi trưởng thành, bước vào sản xuất có
những bài ca lao động; khi đất nước có chiến tranh thì có “tiếng hát át tiếng bom”;
trong thời bình, có tiếng hát ngành y, tiếng hát ngành giáo dục, ngành văn hóa, ngành
giao thông vận tải... với người Nghệ, điều đó còn nổi trội hơn cả. Thơ - ca - nhạc dân
gian xứ Nghệ có thể ví như một dòng sông bắt nguồn từ những mạch sâu kín qua nhiều
thời đại, mang theo tâm tư, tình cảm, ước mơ của con người trên mảnh đất vốn khô cằn
sỏi đá. Từ cuộc sống đầy vất vả mưu sinh, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với
những cơ cực mà người xứ Nghệ đã bắt đầu bằng những lời ca, tiếng hát, trước là để
cho tinh thần sảng khoái, tươi vui, cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sau thành những
cuộc hát đối đáp đầy ngẫu hứng, giao duyên được cả cộng đồng tham gia, đến nỗi mà:
Hát cho đổ quán xiêu đình,
Cho long lanh nước, cho mình lấy ta
Hát cho ngày rạng đông ra,
Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành...
Lý giải sự phong phú, đa dạng văn hóa trong kho tàng dân ca, có học giả nước
ngoài cho rằng: do trong giọng nói của người Việt đã chứa sẵn âm điệu của những bài
hát, mà thổ âm của mỗi nơi lại một khác, cho nên việc ra đời những làn điệu dân ca
phù hợp với chất giọng của mỗi vùng, miền là một điều dễ hiểu. Vậy nên, tìm hiểu
dân ca xứ Nghệ cũng phải nghiên cứu đến “giọng Nghệ”: đơn âm không dấu, nặng và
14


trầm đục. Và thế là âm nhạc dân gian xứ Nghệ trở nên độc đáo cũng từ giọng nói và
cách phát âm của người Nghệ Tĩnh.
Từ đó mà làm nên một vùng dân ca xứ Nghệ đậm đà bản sắc. So với dân ca
vùng miền khác, hiếm có một vùng dân ca nào lại có sự gắn bó chặt chẽ với đủ các
ngành nghề thủ công, có nét độc đáo nhất định. Từ lao động, điệu ví – giặm được sản
sinh: nghề trồng bông dệt vải có ví phường vải; nghề đan lưới có ví phường đan, nghề
trên sông nước có ví đò đưa; hái củi có hát giặm... Nó phản ánh chân thực cuộc sống
cần cù vất vả, lời ăn tiếng nói mộc mạc chất phác của nhân dân lao động, thể hiện cả

sự yêu ghét rõ ràng, đôi khi là bốp chát. Bên cạnh đó còn là những lời tố cáo bọn áp
bức bóc lột, phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân ta, là những lời trữ
tình đậm đà, tha thiết, những nét khắc họa về tâm lý không kém tỉ mỉ, giàu hình ảnh
tươi đẹp, thấp thoáng những nụ cười hóm hỉnh, hồn nhiên và yêu đời.
Cũng bởi xuất phát từ trong nhân dân lao động mà việc xác định dân ca xứ Nghệ
ra đời từ thế kỷ nào cũng khó chính xác. Theo nhiều nguồn tư liệu để lại, căn cứ vào
một ít bài hát giặm phản ánh tình hình thời Lê - Trịnh mà các nhà nghiên cứu đã sưu
tầm được ở Hà Tĩnh, từ thế kỷ XVII – XVIII, dân ca xứ Nghệ đã phát triển và trở thành
hình thức trình diễn dân gian phổ biến trong quần chúng nhân dân. Như vậy, quãng
thời gian bắt đầu cho đến khi phát triển ắt phải trải qua một thời gian dài. Qua dân ca ví
– giặm, còn có thể đánh dấu sự phát triển thịnh vượng của cư dân các phường vải,
phường củi, phường cấy, hái củi… và thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng nhân
dân xứ Nghệ qua sự giao thương buôn bán, kết nghĩa trong thương mại và cả trong
nghệ thuật.
Có thể nói rằng, dân ca xứ Nghệ đã tồn tại trên mảnh đất Lam Hồng từ rất lâu
trong lịch sử. Trải qua bao thăng trầm, dân ca xứ Nghệ có sự biến thiên, không ngừng
đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với đương đại nhưng không làm mất đi hơi thở, cốt cách
của người Nghệ trong đó. Có thể điểm qua một vài nét về quá trình đó:
Trước cách mạng tháng Tám, phong trào sinh hoạt hát dân ca diễn ra khá sôi
nổi, lúc đó các nghề thủ công còn đang phát triển, còn chỗ không gian sinh hoạt văn
hóa cho hát ví, giặm.

15


Sau năm 1945, những buổi sinh hoạt hát ví, giặm theo hình thức dân gian cũng
ít dần, đặc biệt là hát giặm. Theo tư liệu, nổi bật có khoảng ba buổi hát ví phường vải
diễn ra ở thành phố Vinh với mục đích phục vụ cho cách mạng1:
- Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại sân vận động thành phố Vinh ngày
02/10/1945 để tuyên truyền ủng hộ Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại

xâm chiếm nước ta.
- Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại huyện lị Nam Đàn (ở Sa Nam) ngày
06/02/1946 gọi là hội chợ phát động phong trào rèn luyện chiến đấu sẵn sàng chống
giặc ngoại xâm
- Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại sân chùa Cực Lạc, xã Tự Trì - vùng đất
nổi tiếng về tập tục hát ví phường vải, diễn ra vào đêm 23/8/1947 để hưởng ứng năm
mở đầu Tuần lễ ủng hộ thương binh.
Tiếp đó còn có một số buổi hát ví nhỏ diễn ra như ở các huyện Diễn Châu,
Quỳnh Lưu và Yên Thành.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những năm 1960 – 1970, xứ Nghệ lại
chứng kiến một giai đoạn đầy sôi động của sinh hoạt hát dân ca gắn với các phong
trào văn hóa – văn nghệ của quần chúng… đặt nền tảng cho hàng loạt các hoạt cảnh,
hoạt ca ra đời mang cả hình thức dân gian lẫn sân khấu chuyên nghiệp. Cũng từ hình
thức sân khấu quần chúng, các vở diễn lần lượt được dựng lên, đánh dấu cho giai
đoạn thể nghiệm đến phát triển của dân ca xứ Nghệ, là minh chứng cho sự phát huy
của dân ca vào đời sống, sự trường tồn của dân ca trong lòng người dân xứ Nghệ và
cả nước.
Hiện nay, dù các hình thức sinh hoạt hát dân ca theo không gian diễn xướng
dân gian không còn, thay vào đó là không gian ở các câu lạc bộ, các hội thi, hội diễn,
trong trường học…song, dân ca xứ Nghệ đang thực sự hồi sinh mạnh mẽ với một
dung mạo mới, giàu giá trị nghệ thuật mà không làm mất đi bản sắc và giá trị vốn có
thủa nào.
1.2.3. Khái quát đặc điểm hai làn điệu chủ yếu của dân ca xứ Nghệ: ví và giặm
* Làn điệu Ví:
Hát Ví là một đặc sản trong gia tài văn hóa tinh thần của xứ Nghệ, gắn liền với
nghề nghiệp, có đủ các loại ví như ví phường vải, ví phòng nón, ví phường đan, ví
1

Xem Nguyễn Tất Thứ (1999): Phường Vải Nam Đàn, Nxb Tân Dân, Hà Nội.


16


phường củi, ví phường... có bao nhiêu nghề nghiệp thủ công thì có bấy nhiêu loại ví
đó. Có rất nhiều cách hiểu về thể loại ví, có người cho rằng ví là ví von, so sánh như:
Cổ tay em trắng như ngà
Mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Theo GS Đinh Gia Khánh: “Nhân dân gọi là hát ví, có lẽ hát ví hay dùng lối ví
von để trao đổi tình cảm với nhau. Giọng ví von rất gần với giọng thơ, âm giai và nhịp
điệu. Nếu chỉ hiểu đơn thuần như thế thì đâu gọi là đặc sản của riêng xứ Nghệ. Vì hát
ví như thế thì dân ca Việt Nam ở mọi vùng miền cũng đều có lối ví von và so sánh.
Từ ví còn có thể hiểu là tiếng địa phương có nghĩa là “với”. Trong bài Nhớ của
Hồng Nguyên, chúng ta bắt gặp từ này ở một câu thơ có nghĩa như vậy: Độc lập nhớ
rẽ viền chơi ví chắc (Độc lập nhớ rẽ về chơi với nhau). Từ “ví” có nghĩa là “với”
hoàn toàn phù hợp với hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ của loại dân ca này (hát
với nhau).
Cũng có ý kiến cho rằng: “ví” là “vói” và hát ví là hát với, hát vói, tức bên
nam đứng ngoài ngõ, ngoài đường, hát vói vào sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám
con gái đang cấy lúa ở dưới đồng này “hát vói” sang khu ruộng bên cạnh với đám con
trai đang nhổ mạ. Hoặc trong khung cảnh “hát vói” giữa núi rừng:
Tiếng ai nói với bên non
Muốn sang coi thử có dòn hay không?
Có hỏi thì có trả lời:
Một ngày hai bận trèo non
Lấy gì mà đẹp mà dòn hỡi anh !
Nó phù hợp với không gian văn hóa và hình thức trình diễn của lối đối đáp,
giao duyên. Cũng là hát đối đáp, nếu ở xứ Nghệ gọi là hát ví thì ở một số nơi lại gọi
là hát Ghẹo, hát Đúm, hát trống quân...

Như vậy, có nhiều cách hiểu về “hát ví” và mỗi cách hiểu đều phù hợp với
hoàn cảnh và không gian diễn xướng lúc hát. Có thể thấy, chỉ có “hát ví” được dùng
phổ biến ở Nghệ - Tĩnh mà không thấy có ở địa phương khác trong cả nước. Nhìn
chung, hát ví có những đặc điểm sau:

17


Khác với hát quan họ ở Bắc Ninh, hát ghẹo ở Phú Thọ và hát Cửa đình ở một
số nơi khác, nhân dân Nghệ Tĩnh hát ví không cần tính đến thời gian. Quanh năm trên
đất Nghệ Tĩnh, lúc nào cũng có thể nghe tiếng hát ví, không hát phường vải thì nghe
hát phường củi, phường cấy, phường đan…
Đặc điểm nổi trội của hát ví, nhất là hát ví phường vải, phường đan... đó là có
sự tham gia của tầng lớp nho sĩ. Phần lớn các nho sĩ này là các trí thức bình dân, xuất
thân từ quần chúng lao động, nhưng cũng có người là con nhà dòng dõi, con nhà khoa
bảng, có khi là những người còn có tên trên bảng vàng. Thường tham gia hát ví họ
đóng vai trò là “thầy gà”, “thầy bày” cho bên nam và bên nữ. Hát ví đã trải qua một
thời gian dài lại có sự tham gia của các nho sĩ nên các câu hát ví vốn được sáng tác
theo thể lục bát và lục bát biến thể cũng thêm phần chải chuốt, điêu luyện, thể hiện
tình cảm phong phú, phức tạp, nhiều vẻ, nhiều câu mang tính trí tuệ, chơi chữ và có
chất “trạng”:
Đá có rêu bởi vì nước đứng
Núi bạc đầu bởi tại sương sa
Thấy anh em muốn giao ca
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Thấy anh em muốn trao lời
Sợ chòm mây bạc giữa trời vội tan
Theo các nhà nghiên cứu, nếu phân theo loại hình lao động thì có rất nhiều loại
hát ví, nghề nào có loại ví đó. Nếu chia làn điệu theo tình cảm, hát ví cũng tương đối đa
dạng như: ví thương, ví giận, ví ai oán, ví tình cảm... tức là con người có bao nhiêu cung

bậc tình cảm thì có bấy nhiêu loại hát ví. Nhưng dựa trên tính chất âm nhạc thì hát ví
chỉ có một làn điệu, thường gọi là làn điệu hát ví. Khi câu hát ví được cất lên, người
nghe có thể cảm nhận nét dí dỏm nhưng ẩn trong đó là nỗi buồn man mác, hát cho
người khác thì ít mà hát cho chính mình thì nhiều. Người nghệ sỹ nông dân đã gửi gắm
vào trong những lời ca, câu hát biết bao tâm tư, tình cảm ấp ủ bấy lâu. Ta có thể coi hát
ví là những bản tình ca của người lao động, nó gắn bó máu thịt và trở nên quá đỗi thân
quen trong sinh hoạt thường ngày của người dân.
Trong hát ví, thanh niên nam nữ đã vượt ra khỏi tầm tư tưởng phong kiến,
họ từ làng này sang làng khác, từ vùng nọ qua vùng kia để tìm kiếm bạn hiền, chọn vợ,
chọn chồng. Có đến hàng trăm câu ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi
18


những câu hát ấy được lớp thế hệ sau ghi nhớ bởi lời thơ vô cùng bình dị, dễ thuộc, mà
cũng rất đỗi tài hoa.
Hát ví có thủ tục khá chặt chẽ. Thông thường một cuộc hát có 3 chặng:
Chặng một: là các bước hát dạo, hát chào, hát mừng và hát hỏi. Hát dạo là hát
khi mới đến, mới dạo qua xem thử có đối tượng để hát, để thăm dò. Khi đã hát dạo
xong, ướm chừng hợp tình hợp ý thì bắt đầu bước vào màn hát chào, hát mời. Sau hát
mời là hát hỏi. Hát hỏi là để tìm hiểu, thăm dò đối tượng, yêu cầu đối tượng phải giới
thiệu về bản thân và bộc lộ tình cảm. Hỏi để thử trí thông minh, sự nhanh trí. Hát dạo
dạo, hát chào, hát hỏi cũng là cách bày tỏ thái độ trân trọng, lịch sử của chủ nhà, chủ
hội với người đến hát.
Hát chào:
Chào chàng nho sĩ anh tài
Trăng trong bờ liễu, gió ngoài đường mây
Hát mời:
Mời chàng nhẹ gót vào hiên
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người
Mời chàng vô chiếu mà ngồi

Thung dung rồi sẽ hiểu lời ra thưa.
Hát hỏi:
Hỏi chàng danh tính thế nào
Để khi thưa gửi, đón chào làm quen?
Hỏi chàng quê quán nơi đâu
Để khi nhắn gửi tờ câu, cánh hồng?
Chặng hai: là hát đố, hát đối. Đây là giai đoạn thử thách tài năng của cả bên
nam và bên nữ. Hát đố có khi hát đố sách, đố chữ, có khi đố kiến thức về mọi lĩnh
vực trong đời sống. Đặc biệt, giai đoạn này thường được đẩy lên kịch tính khi có sự
tham gia của các nhà nho với tư cách là “thầy gà” nên câu đố cũng trở nên thâm thúy,
hóc búa và đầy thú vị.
Chặng ba: được xem là chặng quan trọng nhất, có nhiều câu hát hay, gồm: hát
mời, hát xe kết và hát tiễn. Đây là chặng cuối, khi mà hai bên đã thân thiết, quyến
luyến và gắn bó hơn, vậy nên khi sắp phải chia tay để “rạng ngày ai về nhà nấy”

19


thường khiến cho bước xe kết kéo dài, có khi kéo thâu đêm suốt sáng với bao nỗi
niềm nhớ thương, tiếc nuối.
Ra về để áo lại đây
Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương
Hay là:
Ra về răng được mà về
Bức thư chưa gửi, lời thề chưa trao
Về cách hát, trước khi hát một câu, bên nam hoặc bên nữ phải xướng lên một
câu. Ví dụ như hát phường vải, bên nam gọi bên nữ: “Ơ này, chị em phường vải ơi!”.
Bên nữ thưa “Ơ thưa chi!” rồi bên nam mới hát. Cứ thế cuộc hát cứ lần hồi cho đến
khi được đẩy lên đến cao trào, từ đầu hôm đến canh sáng, thậm chí cuộc hát có thể kế
tiếp đến ngày hôm sau.

* Một số làn điệu đặc sắc của hát ví:
Ví phường vải: Vùng Nghệ Tĩnh xưa kia là vùng đất có trồng nhiều bông sợi,
cũng là nơi có nhiều tập tục ví phường vải nổi tiếng như Hưng Nguyên, Nam Đàn,
Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Trường Lưu - Can
Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh)…
Cứ đến tháng chạp âm lịch hàng năm, người nông dân đã bắt đầu vụ trồng bông.
Tới tháng 5 đã có bông đưa về làm thành những con cúi. Dùng con cúi đó tác động vào
xa quay mà kéo thành sợi. Từ những sợi đó còn phải trải qua một số thao tác kỹ thuật và
lên khung cửu dệt thành vải. Năm nào cũng từ tháng 5, tháng 6 âm lịch là bắt đầu kéo
sợi, tới tháng chạp mới giảm.
Công việc kéo sợi chỉ dành cho đàn bà con gái làm về đêm, tranh thủ thời gian
rảnh rỗi. Muốn kéo sợi ban đêm thì phải thắp đèn. Để đỡ tốn tiền mua dầu đèn, người
ta nghĩ ra một cách vừa vui, vừa thuận tiện là họp phường. Cứ ba đến năm cô gái xóm
giềng với nhau họp thành một phường. Mỗi bận họp phường, các cô đều vui miệng
hát rải một đôi câu cho quên mệt nhọc và đỡ buồn ngủ. Rồi dần dà những trai tráng
trong làng dạo chơi, đêm hôm thấy thế cũng dừng bước ví đôi lời để cầu vui. Thế là
cuộc ví hát đối chọi nhau bắt đầu. Sau dần, thấy vui và có lợi cho công việc kéo sợi,
các bậc đàn anh trong thôn xã cũng hưởng ứng phong trào này. Từ đó, cứ tới mùa kéo
sợi, thế nào cũng có cuộc ví hát của đôi bên nam nữ gọi là “ví phường vải”. Câu hát
của ví phường vải thường nhẹ nhàng, thiết tha hòa quyện trong khung cảnh nhẹ
20


nhàng, trăng thanh gió mát của ngày hè, của tiếng xa sè sè, tiếng quay vo vo êm ả.
Thế mới có câu hát:
Tấn Tần rắp ranh
Vì chưng kéo vải mới sinh ra phường
Nguyệt dạ canh trường
Dăm ba o ngồi lại
Trước là nghề bông vải

Sau đàn hát vui cười
Cuộc thanh lịch vui chơi.
Hát phường vải là một loại hát ví đặc sắc trong gia tài dân ca của vùng Nghệ
Tĩnh. Cũng như các loại dân ca khác, nó là một phương tiện văn nghệ tự túc của nhân
dân, gắn liền với các phường vải của các cô gái xứ Nghệ, nhất là các vùng Nam Đàn,
Thanh Chương, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu... (Nghệ An), Nghi Xuân, Kỳ
Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà... (Hà Tĩnh). Hát phường vải mang đậm tính chất
trữ tình, thể hiện chiều sâu tâm hồn của người dân qua các thời kỳ lịch sử, đằm thắm
trong lời ca và âm điệu có lúc trầm buồn, man mác.
Quần chúng nhân dân là những nghệ nhân dân gian, là "tác giả" của những câu
hát phường vải đầu tiên và cũng chính họ là những người bảo lưu, kế thừa và phát
huy vốn hát ví, vốn ca dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê
hương.
Hát ví phường vải còn có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa tình
cảm vừa thể hiện trí tuệ, nhờ vậy hát ví chính là sự kết hợp giữa những người trí thức
với người lao động. Nếu xét về phương diện văn học thì ví phường vài còn là cuộc thi
tài đọ sức về văn chương. Tham gia cuộc hát yêu cầu người hát phải nhanh trí và khôn
khéo, có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống bất ngờ. Đó
cũng là một trong tính cách nổi bật của người Nghệ: ham học, ham đọ kiến thức, tôn
vinh trí tuệ ngay cả trong ca hát. Chính vì thế HPV thu hút đông đảo các nhà trí thức xa
gần tụ hội về miền đất ví như Nam Đàn, Trường Lộc.. để tham gia sinh hoạt.
Hát ví phường vải đã để lại nhiều áng văn chương hay. Người xứ Nghệ vốn yêu
thơ ca, con nhà nông có, con nhà khoa bảng cũng có, khi hát đố sách, đố chữ, có khi hát
đố về những vấn đề thực tiễn, như là:
"Truyện Kiều anh thuộc làu làu,
21


Đố anh đọc được một câu hết Kiều",
Có khi là câu đố đố hóc búa:

Năm con ngựa cột cồn Ngũ Mã
Chín con rồng nằm Cửu Long Giang
Chàng mà đối được, có lạng vàng em trao…
Ví phường vải là một thể vừa định hình vừa không câu trúc bởi điều gì, thậm
chí không cần đến một nhạc cụ nào mà sức sống của nó rất lâu bền, dù canh cửi
giờ đây không còn nữa.
Ví đò đưa sông Lam
Đặc điểm của loại ví này chỉ hát trên sông, lúc đò đang đi xuôi hoặc ngược
dòng, còn khi neo đậu không ai hát nữa. Khi thuyền trôi trên sông, người chống đò
cầm sào đi lên phía mũi thuyền, bỏ sào chống xuống nước, tay cầm đầu sào chống bả
vai, rồi lấy sức chống con sào đi ngược với con thuyền, lúc nhổ sào người chống sào
đi thong thả về vị trí cũ hết một cội sào, lúc đó họ mới nghỉ ngơi và cất lên tiếng hát.
Có lúc người ngồi bên mạn thuyền hát một câu ví tâm tình:
Người ơi! Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh.
Thuyền em lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa, là tình ai ơi !
Âm điệu của ví đò đưa sông Lam nghe man mác, bao la và đầy sâu lắng.
Ngoài ra, trong di sản hát ví còn có ví đò đưa sông La, ví phường cấy, ví trèo
non, ví phường đan…
* Làn điệu Giặm:
Hát giặm cũng là một thổ sản đặc biệt của nhân dân Nghệ Tĩnh. Nếu hát ví
trong trẻo, nhẹ nhàng, duyên dáng thì hát giặm lại trầm lắng, chắc khỏe lộ rõ “chất
Nghệ” hết sức độc đáo, tạo được cảm hứng mạnh mẽ cho người nghe. Hát giặm cũng
có cả một quá trình phát sinh, phát triển nhưng không gian lại không rộng như hát ví,
lưu hành chủ yếu ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh
của Hà Tĩnh và Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu ở Nghệ An. Giặm có 2 hình thức
chủ yếu: hát giặm nam nữ và hát giặm vè (tức vè sáng tác theo thể hát giặm). Đây là
một hình thức dân ca đơn giản, mang dáng dấp hùng dũng nhưng đều đều của một
22



động tác khỏe được lặp đi lặp lại; cũng mang cái chất chác, phóng khoáng của con
người thời cổ, hay của con người chốn núi rừng.
Đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về “giặm”.
Có người cho rằng nó xuất phát từ tính cách phân đoạn của bản thân hát giặm.
Nhạc sĩ Vĩnh Long trong bài Hát Giặm Nghệ Tĩnh [37] đã nêu ra cả hai cách hiểu:
Chữ Giặm là để chỉ hiện tượng láy lại câu cuối; và Giặm là giặm lại vần của bài hỏi.
Cũng có cách lý giải “giặm” nghĩa là “giắm”, điền vào chỗ trống trong câu hát.
Giặm cũng là đặc sản của riêng xứ Nghệ. Một số người từng cho rằng hát giặm xứ
Nghệ giống hát giặm Quyền Sơn của Hà – Nam - Ninh về nhiều mặt, trong đó có cả
phần âm nhạc. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, loại hát ở Quyền Sơn là hát Giậm chứ không
phải Giặm, là một loại hát lễ nghi phong tục, hát cửa đền, gắn với nghi lễ thờ vị anh
hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin đưa ra một ý kiến mới của PGS Ninh Viết Giao,
cho rằng: “giặm” được hiểu là sinh hoạt của những người đi hái củi trên sườn núi, khi
tiếng hát được cất lên, thường va vào vách núi, vách tường và vọng lại, tạo thành
tiếng vang, khiến cho câu hát có sự lặp lại ở cuối câu. Thông thường thì yếu tố nhạc
trong thơ đã có tiếng vang. Đúng hay không cũng cần phải tiếp tục được nghiên cứu.
Cách hiểu đơn giản nhất về “giặm” đó là cũng như hát ví, giặm là phương tiện
quen thuộc, dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm, tư tưởng riêng của người xứ Nghệ.
Về mặt kết cấu, thể giặm có các điểm chú ý sau:
- Cũng như hát ví, nhân dân xứ Nghệ hát giặm quanh năm, không phân biệt
xuân hay hạ, thu hay đông, mỗi khi có dịp cùng nhau lao động, gặp gỡ giữa trai và gái
là có hát giặm (giặm nam nữ)
- Hát giặm cũng có phưòng hội, song thủ tục lại không chặt chẽ và bài bản như
hát ví. Thường có 3 chặng cơ bản là: chặng hát dạo; chặng hát đố, hát đối và chặng
hát hát xe kết.
- Về thể thức: căn bản là khúc hát gồm năm câu, trong đó có một câu láy lại
thường điệp cả ý lẫn lời (trừ trường hợp biến dạng):

Con voi to sức nghìn
Còn ẩn bóng chưa ra
Nghĩ như thân đàn bà
23


Nắng đến trưa phải chịu
Nắng cháy sườn phải chịu
Hát giặm xứ Nghệ là hình thức hát thô sơ, giọng hát nghe đều đều, nhạc điệu
đơn giản. Mỗi lần hát có bài thường có ba đến bốn chục câu và hát theo lối ứng khẩu.
Các bài hát giặm thường dễ nhớ, dễ thuộc, có tính tự sự, khuyên nhủ, kể lể, trầm mặc,
khuyên răn, có khi còn mang tính hài hước, dí dỏm, châm biếm, lai có cả trữ tình,
giao duyên. So với hát ví, hát giặm mang nhiều âm ngữ địa phương như “mô, tê,
răng, rứa, bà tui, bầy choa…”.
Hát giặm có các làn điệu: giặm kể, giặm nối, giặm vè, giặm cửa quyền, giặm ru,
giặm xẩm, giặm Lạch Quèn…
* Giặm có hai hình thức diễn xướng chủ yếu:
Hát giặm vè:
Hát giặm vè là loại sáng tác có sự chuẩn bị về mặt nội dung, có bố cục và được
trau chuốt về hình thức. Thường do một hoặc một số người sáng tác, được lưu truyền
trong làng hay một vài xã. Những bài hay, có giá trị sẽ được phổ biến rộng rãi cho
nhiều vùng biết đến. Mục đích của loại sáng tác này cũng rất phong phú, thường là
phương tiện để giáo dục, phê phán những thói hư tật xấu, có tính chất tuyên truyền
hay cổ động vấn đề gì đó mang nội dung lịch sử, cách mạng. Cũng có bài có nội dung
trữ tình về tình yêu trai gái, tình vợ chồng, tình cha con…
Hát giặm nam nữ:
Lời hát giặm nam nữ do thổ ngữ từng vùng mà hát theo vần tiết của thưo năm
chữ và thêm những chữ đệm để lấy đà hoặc lót như: rứa mới, rồi, mì, là ơ... là
phương tiện để giao lưu, trao đổi tình cảm giữa con người với nhau trọng mọi không
gian, thời gian, các hình thức lao động, nghề nghiệp như dệt vải, đi cày, đi cấy, đi

buôn, chèo thuyền, hái củi… dựa trên các động tác, thao tác của lao động.
Hát giặm gồm có hát nói và hát ngâm. Hát nói tương tự như những câu nói
thường tình, có âm tiết, có vần, gây một cảm giác chắc khỏe, đều đều, thế nên, dân
gian mới có câu “dại nhất ngồi thổi tù và, thứ hai ngồi hát giặm”. Để đỡ phần khô
khan, giọng hát ngâm trở thành phần thứ yếu của hát giặm, phát triển từ hát nói.
Ôm lấy cam tiếc quýt
Ôm lấy bưởi tiếc bòng
Ôm lấy thị tiếc hồng
24


Ôm lấy nồi đất tiếc nồi đồng
Ôm lấy con gái tiếc mẹ giòng
Lạ chi cái thói đàn ông
Muốn ôm lắc đi cả
Muốn vơ quàng đi cả
Trong các cuộc hát, đoạn hát, người hát phải tự xứ lý sắc thái, giọng điệu để
thể hiện phần hát của mình. Hát giặm nam nữ thường có phường, có cuộc, có thể 2 -3
người, 5 – 7 người trong cuộc hát, tùy theo vấn đề, chủ đề cần diễn đạt, người hát có
thể hát 10 – 15 câu, thậm chí vài chục câu. Tất cả những câu này đều phải nghĩ ra
trực tiếp, ứng khẩu trực tiếp, có thể do người hát hoặc có sự tham gia của “thầy bày,
thầy gà”.
Tuy hát ví và giặm là 2 làn điệu khác biệt, song lại có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau về mặt ca từ và âm điệu. Trong hát giặm, đặc biệt là giặm nam nữ có 2 lối hát
chủ yếu: hát ngâm và hát nói.Trong đó, hát nói vẫn là cơ bản và chủ yếu của âm nhạc
hát giặm. Tuy nhiên, nếu suốt cuộc hát chỉ sử dụng lối hát nói, sẽ gây nên cảm giác
nặng nề, mệt nhọc cho cả người hát lẫn người nghe, thế nên mới có thêm lối hát
ngâm, tuy là thứ yếu song lại là nhân tố làm cho hát giặm đỡ nhàm chán, đỡ khô
khan. Hát ngâm… có khi đoạn mở đầu hát giặm đã được bắt đầu bằng hai câu lục bát,
sau đó mới đến hàng loạt câu 5 chữ. Và những câu lục bát hoặc mượn của hát ví hoặc

sáng tác theo thể hát ví khiến cho âm điệu cũng có vẻ trầm bổng:
Anh say lời nói em rồi
Ngày đêm không chộ dạ bồi hồi lắm thay
Cầm lấy trốc cày
Anh tưởng là trốc cuốc
Tay bưng đọi ruốc
Anh tưởng là đọi canh
Rõ ràng, về mặt ca từ, hát ví đã có ảnh hưởng nhất định tới hát giặm. Ngược
lại, hát giặm cũng có quan hệ mật thiết với hát ví, thể hiện rõ nhất trong hát ví
phường vải.
Trong cuộc hát phường vải, người ta nhận thấy nếu cứ hát mãi làn điệu ví cũng
khiến người nghe cảm thấy đều đều, buồn chán. Để thay đổi không khí, những

25


×