Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TRẦN ĐĂNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.39 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS
TRẦN ĐĂNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
DANH SÁCH
CÁN BỘ THAM GIA LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
TT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

01

Dương Văn Sỹ

Hiệu trưởng

Trưởng ban

02

Nguyễn Thị Thảo

Phó Hiệu trưởng

Phó ban

03

Trần Thị Chinh



Giáo viên

Thư ký

04

Nguyễn Thành Nam

Giáo viên

Ủy viên

05

Phương Thái Hà

Giáo viên

Ủy viên

NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do lập kế hoạch chiến lược:
Trong thời gian gần đây, ở nước ta mọi người đã bắt đầu chú ý nhiều đến
một cách thức mới trong công tác lập kế hoạch. Cách thức đó được gọi là “lập kế
hoạch chiến lược”. Lập kế hoạch chiến lược có vai trò rất quan trọng trong các cơ
sở giáo dục. Giúp cho người hiệu trưởng, giáo viên, Công nhân viên nhà trường
có định hướng đúng để đưa nhà trường ngày một phát triển theo đúng kế hoạch
chiến lược đã đề ra. Đặc biệt là trong giai đoạn mà toàn ngành giáo dục đang tiến

hành kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường học và các trường đang muốn
quảng bá thương hiệu, uy tín của trường mình ra xã hội, thì việc lập kế hoạch
chiến lược phát triển giáo dục đóng vai trò rất quan trọng.
2. Đôi nét về nhà trường:
Trường THCS Trần Đăng Ninh, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội được
thành lập năm 1993, xây dựng trên diện tích 10.290 m 2 tại Phường Quang Trung,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.


Khi mới thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường gặp không ít khó khăn.
Ban đầu chỉ có 10 phòng học cấp 4, trong khi đó số lớp có năm lên tới 24 lớp nên
thời gian đầu còn phải học ca ba. Bàn ghế không đủ kích thước qui định, phòng
học chật hẹp, nền đất, hệ thống chiếu sáng, quạt mát còn hạn chế, nên ảnh hưởng
không ít tới chất lượng học tập và sức khỏe học đường.
Hiện nay, Trường đã có 29 phòng học cao tầng, diện tích 58 m 2/mỗi phòng
học dùng để làm các phòng chức năng như: Phòng thiết bị, phòng thực hành- thí
nghiệm Vật lí, phòng thực hành- thí nghiệm Sinh-Hóa, Thư viện, phòng đọc,
phòng truyền thống, phòng học nhạc, phòng học Tin học, Mỗi phòng học được
trang bị 12 bộ bàn ghế học sinh, 1 bộ bàn ghế giáo viên, 1 bảng từ, 2 bóng đèn
chiếu sáng, 2 quạt mát. Hai phòng thực hành- thí nghiệm Vật lí và Sinh- Hóa
được trang bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu hóa chất tối thiểu phục vụ dạy các bài
thực hành, thí nghiệm. Phòng học Tin học được trang bị 15 máy tính. Phòng thiết
bị dạy học có các thiết bị cơ bản, tối thiểu phục vụ dạy và học. Tuy nhiên, cơ sở
vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay.
Nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động gồm: Từ nguồn ngân
sách cấp như lương, phụ cấp theo lương được quản lý đúng quy định của Nhà
nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho người
lao động. Nguồn kinh phí thu hợp pháp khác như: Nguồn thu xây dựng cơ sở vật
chất, học phí được nhà trường thu đúng, đủ và sử dụng đúng mục đích góp phần nâng
cao chất lượng về trang thiết bị dạy và học, phục vụ tốt cho việc nâng cáo chất lượng

dạy và học.
PHẦN 2: TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, GIÁ TRỊ
1. Tầm nhìn:
Là một trong những trường hàng đầu của thành phố Hà Nội, nơi mà giáo
viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới để đạt được những thành công trong
dạy và học.
2. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo
dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.


3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
- Tình đoàn kết
- Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm
- Sự hợp tác
- Lòng tự trọng
- Tính sáng tạo
- Tính trung thực
- Khát vọng vươn lên
PHẦN III: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực:
Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền
tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã
làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường,
đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ, chất
lượng cao đáp ứng với nhu cầu xã hội.
Nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, trong đó giáo dục đóng vai
trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh

tế tri thức của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thời đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin được phát triển mạnh mẽ
và ứng dụng rộng lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục.
2. Bối cảnh trong nước:
Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống nhân dân đã được cải thiện tốt, trong
đó sự nghiệp giáo dục của nước nhà cũng đã được quan tâm và đạt được những
thành tựu khá tích cực, tạo được nguồn nhân lực cho xã hội.
3. Các vấn đề chiến lược:
Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội với xu hướng phát triển ngày càng
nhanh, dân số tăng, nhu cầu về số lượng và chất lượng đòi hỏi ngày càng cao để


phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là lực lượng
lao động kỹ thuật do các sản xuất liên doanh nước ngoài phát triển. Mặt khác so
với yêu cầu chuẩn quốc gia giai đoạn 2, nhà trường còn có những hạn chế nhất
định. Những vấn đề lớn nhà trường quan tâm là duy trì chất lượng đại trà hàng
năm đã đạt: Lên lớp 100%, giữ vững chất lượng mũi nhọn 8 - 10% học sinh đạt
học sinh giỏi các cấp hàng năm. Giữ vững nề nếp, kỷ cương trong dạy và học,
tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ và quản lý học sinh. đặc biệt là đưa
các nội dung dạy pháp luật có chất lượng hơn. Thực hiện tốt một số chuyên đề
lớn như giáo dục - dân số - môi trường - phòng chống ma tuý. Phấn đấu theo
khẩu hiệu nhà trường “một địa chỉ tin cậy của nhân dân trong khu vực”. Do đó
với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu bậc học trung học cơ sở ở thành phố và phấn đấu
đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 của ngành. Nhà trường phải tăng cường cơ sở vật
chất, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn
hoá đội ngũ giáo viên. Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng
chương trình đổi mới trung học cơ sở của Bộ.
4. Nhu cầu của xã hội đối với giáo dục:
Do sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nên nhu cầu của xã hội đối

với nhà trường thể hiện khá rõ nét:
Số lượng học sinh đã ổn định hàng năm; đảm bảo cho 100% học hết
THCS có đủ điều kiện vững chắc vào học ở các trường THTP và Trung học dạy nghề.
Yêu cầu cao hơn về chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục
học sinh giỏi, nhu cầu tuyển vào các trường chuyên của tỉnh và của quốc gia.
Một số nhu cầu không nhỏ là nhu cầu xã hội còn đòi hỏi nhà trường phải
phát triển gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của địa phương, là trung tâm văn
hoá KHKT ở địa phương phục vụ cho các chương trình phát triển đô thị hoá ở địa
phương.
5. Phân tích SWOT và các vấn đề của nhà trường:
* Quy mô hiện nay của Nhà trường
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 32 đ/c
Nam: 14 đ/c

Nữ: 18 đ/c


Biên chế: 31 đ/c

Hợp đồng: 01 đ/c

- Biên chế cụ thể như sau: Cán bộ quản lý: 2, giáo viên đứng lớp: 29, Văn
phòng: 01.
- Số giáo viên trực tiếp giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo:
Toán-Lí-Tin: 7, Sinh-Hoá-Địa: 5, Thể dục: 2, Văn-Sử- Giáo dục thể chất: 9.
Âm nhạc: 2, Ngoại ngữ: 3.
- Trình độ đào tạo: Sau đại học: 02; Đại học: 12; Cao đẳng: 16.
* Thông tin chung về lớp, học sinh:
Năm học


Số lớp
TT

Số học sinh
K6

K7

K8

K9

TT

K6

K7

K8

K9

2011-2012 12

3

3

3


4

451

102

105

114

130

2012- 2013 11

2

3

3

3

401

95

102

105


114

2013- 2014 11

3

2

3

3

392

105

90

102

105

2014- 2015 11

3

3

2


3

391

106

103

85

102

2015- 2016 11

3

3

3

2

392

109

105

102


89

2016- 2017 12

3

3

3

3

436

122

108

104

102

2017- 2018 12

3

3

3


3

440

132

118

114

112

2018- 2019 12

3

3

3

3

440

132

118

114


112

2019- 2020 12

3

3

3

3

440

132

118

114

112

Cộng

26

26

26


27

3783

1035

967

954

978

104

* Các cơ quan, đoàn thể có liên quan
- Cơ quan cấp trên
UBND quận Hà Đông
Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội
Phòng giáo dục quận Hà Đông.
- Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương
Đảng uỷ phường Quang Trung - Chi uỷ nhà trường.
HĐND - UBND phường Quang Trung


UB Mặt trận tổ quốc, đoàn TNCS HCM, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,
Hội nông dân tập thể.
- Học sinh - Giáo viên và cha mẹ học sinh.
* Môi trường giáo dục của Nhà trường
- Điểm mạnh:
Trường có diện tích mặt bằng đạt chuẩn, đủ về cơ sở vật chất để phục vụ

dạy học trong 2 ca, xây dựng được cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và một
môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh cho cán bộ, giáo viên và học
sinh. Luôn đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.
Trường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đoàn kết, thống nhất, có năng lực
chuyên môn và năng lực lãnh đạo vững vàng, có phẩm chất đạo đức và tinh thần
trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất
lượng, nhiệt huyết, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, đồng thuận về trách nhiệm và ý chí.
Các tổ chức đoàn thể trong Trường có đủ cơ cấu, phát huy tốt vai trò, chức
năng trong công tác quản lí nên đã đẩy mạnh được phong trào thi đua dạy tốt, học
tốt của giáo viên và học sinh.
Trường luôn nắm bắt kịp thời, đầy đủ và thực hiện tốt các quy định, quy
chế của Bộ, Sở, Ngành trong công tác quản lí các hoạt động giáo dục. Công tác
quản lí của nhà trường về các mặt hoạt động giáo dục nhìn chung là chặt chẽ,
đúng quy chế và phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học.
Trường đã xây dựng được mối quan hệ nhà trường- gia đình- xã hội chặt
chẽ, thường xuyên phối hợp với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường, tạo được
sự đồng bộ, thống nhất trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Học sinh của Trường đạt được yêu cầu về chất lượng học sinh do Bộ Giáo
dục và Đào tạo qui định.
Trường liên tục đạt được thành tích cao, được nhiều phần thưởng cao quý,
xứng đáng là trường có chất lượng giáo dục toàn diện đứng trong tốp đầu của


khối trung học cơ sở quận Hà Đông, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh
tế, văn hóa- xã hội, ổn định an ninh chính trị ở địa phương.
- Điểm yếu:
Cơ sở vật chất của Trường còn thiếu, chưa đồng bộ, bàn ghế chưa đúng qui
cách, thiết bị dạy học hiện đại còn quá ít, phòng máy chưa đảm bảo, số máy tính
nối mạng còn ít, nên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, nghiên cứu

của giáo viên và học tập, rèn luyện của học sinh. Bên cạnh đó, quy hoạch tổng
quan của Trường còn có những hạn chế cùng với sự đầu tư của Nhà nước về
nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra.
Cơ cấu các tổ chuyên môn của nhà trường còn bất cập, 100% là tổ ghép,
điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng chuyên môn chung của trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường còn có những hạn chế nhất định: Số
lượng cán bộ, giáo viên có trình độ sau đại học chưa nhiều, một số chưa thực sự
quan tâm đến công tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ để theo kịp yêu cầu giáo dục trong thời đại mới.
Đời sống của nhiều giáo viên, nhân viên còn thấp do chế độ tiền lương
thấp, nên ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả công tác. Hoàn cảnh gia đình nhiều học
sinh còn khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Trong công tác quản lí giáo dục, nhìn chung công tác rà soát, đánh giá các
hoạt động chưa được thực hiện một cách quy củ, hệ thống, chưa có đầy đủ các
văn bản lưu giữ nên hiệu quả chưa cao.
PHẦN IV: PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG
Là một quá trình thu thập và phân tích một cách có hệ thống các thông tin
định tính nhằm xác định lợi ích của những khách hàng nào cần được xem xét khi
xây dựng chiến lược hay các kế hoạch, chương trình hành động.
Xác định các khách hàng và nhu cầu của họ, những nhu cầu của khách
hàng đối với:


- Cht lng giỏo dc; cht lng dy, hc, giỏo dc; chất lợng học sinh
đạt chuẩn cao.
- Phát triển tiềm năng cá nhân của học sinh.
- Thực hiện giáo dục toàn diện: Kết hợp tốt việc học tập văn hoá và các
hoạt động giải trí, ngoại khoá...
Thờng xuyên nâng cao chất lợng đội ngũ.
- Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Đổi mới phơng pháp giảng dạy.
- Bầu không khí học tập và giảng dạy tốt.
- Môi trờng an toàn.
- Kiểm tra đánh giá dựa trên chuẩn.
Dch v giỏo dc: Dch v phc v cỏc i tng khỏch hng khỏc nhau nh:
- Các dịch vụ phục vụ khách hàng của nh trng tốt.
- Lịch thiệp, niềm nở với khách hàng
- Quan hệ tốt với khách hàng bên trong và bên ngoài
- Nhà trờng có trách nhiệm cao với phụ huynh và cộng đồng.
- Thủ tục hành chính gọn nhẹ
- Có th viện phục vụ việc học tập của Học sinh và dễ dàng tiếp cận
- Có các phơng tiện truy cập máy tính và dễ dàng tiếp cận
- Có các phơng tiện thể thao và dễ dàng tiếp cận
- Có các phơng tiện giải trí và dễ dàng tiếp cận
- Địa điểm của nhà trờng thuận lợi cho việc đi lại và học tập của Học sinh.
- Thông tin kịp thời cho học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của các em.
- Thông tin kịp thời cho phụ huynh về kết quả học tập và rèn luyện của con
em họ.
- Thông tin kịp thời cho giáo viên về kết quả học tập và rèn luyện của các em.
Cỏc bc phõn tớch khỏch hng


Xác định các khách hàng chính, xây dựng các công cụ phân tích, thu thập
và lưu giữ thông tin, điền các thông tin vào bảng khách hàng, phân tích bảng
khách hàng và sử dụng thông tin. Thông tin phân tích khách hàng sử dụng vào
quá trình hình thành chính sách, chiến lược, huy động nguồn lực, kế hoạch hành
động và thực hiện.
Bảng phân tích khách hàng
Nhóm
Mức độ

Nhu cầu, mong
khách
ảnh
muốn của họ
hàng
hưởng đối
với NT
Người
Rất ảnh
-Kết quả học tập
học
hưởng
tốt, 100% được
lên lớp
-Môi trường học
tập tốt
-Các dịch vụ
sinh hoạt nội trú
có chất lượng
-Được vui chơi
giải trí
-Được đối xử
công bằng
-Được phát triển
các kĩ năng sống
Bố mẹ
ảnh hưởng
- Mong muốn
HS
không

con em mình
nhiều
được học tập tốt,
ngoan ngoãn,
được phát triển
toàn diện
Giáo
Rất ảnh
- Được quan
viên
hưởng
tâm tạo điều
kiện về cả thời
gian, vật chất,

Các ưu tiên về nhu
cầu, các mối quan
tâm và mong đợi
của khách hàng
-ĐT các kĩ năng nghề
nghiệp
-Phát triển kĩ năng
sống
-Môi trường học tập
tốt
-Các dịch vụ sinh
hoạt nội trú có chất
lượng
-Được vui chơi giải
trí


Khung
thời gian

Trong quá
trình học
tập
Năm 1
2011-2013
2012-2013
2012-2015

- Tạo môi trường học
tập lành mạnh, có
nhiều cơ hội để tiếp
thu kiến thức

Trong suốt

- Được học tập nâng
cao kiến thức chuyên
môn
- Được cống hiến và

Trong quá

quá trình
Ht

trình giảng

dạy


Nhóm
khách
hàng
Đội
ngũ

Mức độ
ảnh
hưởng đối
với NT
Ảnh
hưởng

tinh thần và các
điều kiện cho
quá trình giảng
dạy
Nhu cầu, mong
muốn của họ

phát huy tài năng của
mình

- Có môi trường
làm việc tốt
- Có điều kiện
để PT


Các ưu tiên về nhu
cầu, các mối quan
tâm và mong đợi
của khách hàng
- Quan tâm đến họ,
tạo điều kiện thuận
tiện cho họ trong
công tác

Khung
thời gian
Trong quá
trình công
tác

Lãnh

Rất ảnh

- Đội ngũ giáo

- Có môi trường thân

Trong suốt

đạo

hưởng


viên đạt chuẩn

thiện, hòa nhã

thời gian

về chuyên môn

- Mọi người đều đoàn

giảng dạy

- Học sinh được

kết giúp đỡ nhau tiến

phát triển toàn

bộ

trường

diện, kết quả HT
tốt
PHẦN V: MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Mục đích
Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ. Làm tốt việc xã hội hóa công tác giáo dục nhằm tạo sự chuyển
biến về chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu đạt phổ cập vững chắc THCS
trên địa bàn. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

Nhà trường trở thành một trung tâm văn hoá Khoa häc kü thuËt ở địa
phương. Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi làm nòng cốt cho chất
lượng mũi nhọn của các trường THPT và tạo điều kiện cho học sinh thi vào các
trường chuyên của thành phố và quốc gia.
2. Mục tiêu:
* Mục tiêu tổng quát


Tiếp tục đổi mới toàn diện từ công tác quản lí đến cơ sở vật chất, phương
tiện, phương pháp dạy học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
và quản lí nhà trường; xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực;
không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường;
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; đạt Trường THCS đạt chuẩn Quốc
gia giai đoạn 2011- 2020.
* Mục tiêu cụ thể
- Về cơ sở vật chất:
+ Xây dựng và hoàn thiện các phòng học đạt chuẩn;
+ Củng cố và mở rộng các phòng chức năng, phòng học bộ môn;
+ Xây dựng hệ thống lọc nước sạch đạt tiêu chuẩn hiện đại, hợp vệ sinh,
đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho GV và HS;
+ Duy trì và nâng cao môi trường xanh, sạch, đẹp;
+ Xây dựng nhà đa năng.
- Về chất lượng đội ngũ:
+ 100% có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, 80% trở lên là đảng viên;
+ 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó có 60% vượt chuẩn;
+ 100% đạt yêu cầu về chuẩn đánh giá CBQL, GV, trong đó có 80% đạt
khá trở lên và 50% đạt xuất sắc;
+ 100% đạt danh hiệu CBQL giỏi, GV dạy giỏi từ cấp trường, 50% GVDG
cấp quận và thành phố.
- Về chất lượng giáo dục:

+ Duy trì sĩ số đạt trên 99%.
+ Tăng tỉ lệ học sinh giỏi lên 10% vào năm 1012 và 20% vào năm 2015; 30
% vào năm 2020;
+ Giảm tỉ lệ học sinh yếu xuống dưới 5% vào năm 2012, dưới 3% vào năm
2015 và không còn những học sinh yếu vào năn 2020;
+ Tăng tỉ lệ HS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt lên 95% vào năm 2012 và
98% vào năm 2015, không còn HS xếp loại hạnh kiểm yếu;
+ 100% HS khối 8, 9 được học nghề.


+ 100% HS được học đủ các môn: ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.
- Về các phong trào:
+ Các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội:
Chi bộ đạt TSVM;
Công đoàn đạt VMXS;
Chi đoàn đạt VMXS;
Liên đội đạt VMXS cấp thành phố.
- Về chỉ tiêu thi đua:
+ HS: 85% HSTT- HSG trở lên.
+ GV: 100% LĐTT (trong đó: 25% CSTĐ).
+ 100% số tổ chuyên môn đạt tổ tiên tiến và 50% đạt tổ tiên tiến xuất sắc.
+ Trường liên tục đạt Trường tiên tiến xuất sắc.
3. Giải pháp:
* Công tác dạy- học
- Duy trì và đảm bảo cơ cấu lớp, học sinh.
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học, chương trình,
thời khoá biểu và nội qui, qui chế chuyên môn.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng tích hợp, tích
cực và hiện đại, gắn dạy chữ với dạy người, dạy nghề và rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh.

- Kết hợp hài hoà giữa giáo dục thông qua dạy học và các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp: Thường xuyên tổ chức phong trào văn hoá, văn nghệ, thể
thao, vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian.
- Xây dựng một môi trường dạy học ( lớp học, trường học) lành mạnh, an
toàn và thân thiện với học sinh.
* Phát triển đội ngũ
Xây dựng đội ngũ giáo viên chuẩn hoá về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu.
* Về cơ cấu:
Từ 2011 đến 1014: Tuyển đủ giáo viên ở các bộ môn.


Từ 2012 đến 2014: Đảm bảo cân đối về cơ cấu; không có bộ môn nào thừa,
hoặc thiếu giáo viên.
* Về chuẩn hoá đội ngũ:
Từ 2012 đến 2014: Tạo điều kiện cho các giáo viên có trình độ đào tạo
dưới chuẩn theo học các lớp đào tạo lại để cập chuẩn và vượt chuẩn.
Từ 2012 đến 2015: Cử 10 đến 15% số giáo viên có chuyên môn giỏi đi đào
tạo sau đại học;
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua thực hiện tốt các cuộc vận
động lớn của ngành và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các buổi học tập chính
trị, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng.
Cụ thể hoá Qui định về đạo đức nhà giáo để mọi cán bộ, giáo viên, nhân
viên nghiêm chỉnh thực hiện.
Xây dựng Qui định về ứng xử có văn hoá trong trường học.
Hàng năm, thực hiện kí cam kết thực hiện Qui định về ứng xử có văn hoá
và Qui định về đạo đức nhà giáo, kí cam kết thực hiện các cuộc vận động lớn và

phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tăng cường mở các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên tại Trường và cử đủ
100% GV tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên do Phòng và Sở
tổ chức. Xây dựng thói quen thường xuyên tự học tập, tự bồi dưỡng cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên.
Hàng năm có 100% giáo viên đạt yêu cầu về bồi dưỡng, trong đó có 80%
khá, giỏi.
PHẦN VI: TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Bước 1: Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên,
CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức,
cá nhân quan tâm đến nhà trường.
Bước 2: Tổ chức
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm
điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến
lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
Bước 3: Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 – 2013
- Giai đoạn 2: Từ năm 2013 - 2015
- Giai đoạn 3: Từ năm 2015 - 2020
Bước 4: Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo
viên, CNV nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch
trong từng năm học.
Bước 5: Đối với các Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng
phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề

xuất những giải pháp để thực hiện.
Bước 6: Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế
hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực
hiện kế hoạch.
Bước 7: Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, Công nhân viên
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây
dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
KẾT LUẬN


Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng
và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà
trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV
và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục
đáng tin cậy.
Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch
chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên
bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển
giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.



×