Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bầy đề cương của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.5 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Giảng viên phụ trách: PGS. TS. Vũ Cao Đàm
Học viên:
Lớp:

Nguyễn Thị Hồng Lam
Cao học quản lý giáo dục K10.01

Hà Nội – 2010


Hạn nộp bài theo qui định: ngày 28 tháng 5 năm 2010
Thời hạn nộp bài:

ngày 28 tháng 5 năm 2010

Nhận xét của giảng viên chấm bài:

Điểm: ...................

Giảng viên (kí tên): ........................

2



Đề tiểu luận môn học Phương pháp luận NCKH:
Anh/Chị trình bầy đề cương của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
Giáo dục theo khung hướng dẫn 10 điểm, đồng thời chỉ rõ Dàn bài của Luận văn.
(Trong phần trình bầy Luận cứ dự kiến phải nêu rõ cách tiếp cận của luận cứ và
các giả thiết nghiên cứu
BÀI LÀM
1. Tên đề tài
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo
dục, đào tạo ở trường đại học Điện lực.
2. Lý do nghiên cứu
Chất lượng giáo dục đào tạo là kết quả quá trình tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố. Trong đó, đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng, trực tiếp
truyền thụ, trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
đào tạo của nhà trường.
Trường Đại học Điện lực là trung tâm đào tạo cử nhân phục vụ ngành
Điện và các ngành khác. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Nhà trường còn có nhiệm
vụ phục vụ các lớp ngắn, trung và dài hạn của Tập đoàn EVN.
Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp đổi
mới công tác giáo dục đào tạo, đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cả về
số lượng và chất lượng, đây được coi là khâu then chốt có tính chất đột phá.
Đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người giảng viên có khả năng
phát huy vai trò nhân tố chủ quan của mình trong quá trình giảng dạy. Chính vì
vậy chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới
thì chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường còn những vấn đề bất cập. Trong

3



đó việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở trường đại
học Điện lực còn nhiều hạn chế cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện.
Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường đại học ra đời. Điều này
làm tăng tính cạnh tranh trong giáo dục. Nếu trường đại học Điện lực không nỗ
lực phấn đấu thì sẽ là sự thụt lùi về mọi mặt, uy tín của trường sẽ giảm sút.
Từ những lý do trên, tất yếu trường đại học Điện lực phải không ngừng
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Trong đó trọng tâm là phát huy vai trò
nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong hoạt động giảng dạy ở nhà
trường. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường đại học Điện lực” là có ý
nghĩa cấp thiết.
3. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực con người, trong đó có phát huy
vai trò nhân tố chủ quan luôn thu được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa
học. Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề
này như: Đề tài KX07-13 "Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động
lực của con người trong sự phát triển kinh tế-xã hội" GS Lê hữu Tầng, Nxb
Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1996; Tại trường Điện lực đã có nhiều bài viết
nghiên cứu khoa học cấp trường về vân đề đổi mới phương pháp dạy học tại
trường Đại học Điện lực . Các công trình trên cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề
về con người, nhân tố con người, vai trò nhân tố chủ quan của con người đến
hoạt động giáo dục đào tạo. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống về việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực.

4


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ lý luận về vai trò của nhân tố chủ

quan trong giáo dục, đào tạo; dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của nhân tố
này tại trường Đại học Điện lực; từ đó đề ra giải pháp phát huy vai trò nhân tố
chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện
lực. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở tham khảo trong nghiên
cứu và vận dụng vào công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo
dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực.
Nhiệm vụ:
- Nêu ra cơ sở lý luận vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên
trong giáo dục, đào tạo;
- Làm rõ thực chất và đặc điểm có tính quy luật của việc phát huy vai trò
nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo;
- Đánh giá thực trạng vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên
trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực;
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu về vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên đang
trực tiếp giảng dạy ở trường Đại học Điện lực.
6. Mẫu khảo sát
13 Bộ môn (tổ) trực thuộc 7 Khoa giáo viên của trường Đại học Điện lực.
7. Vấn đề nghiên cứu

5


Biện pháp quản lý nào để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ
giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực?

8. Giả thuyết nghiên cứu
Biện pháp quản lý để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực là:
- Quản lý hoạt động dạy học của các cấp lãnh đạo và các cơ quan chức
năng đối với đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Điện lực;
- Quản lý nội dung, chương trình, quy trình đào tạo;
- Quản lý cơ sở vật chất dạy học.
9. Phương pháp chứng minh
Dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng cùng với phương pháp phân
tích, tổng hợp, điều tra xã hội học và phỏng vấn trực tiếp.
10. Dự kiến luận cứ
*Luận cứ lý thuyết:
Quan điểm Mác xít về nhân tố chủ quan của con người: Nhân tố chủ quan
là toàn bộ những phẩm chất và năng lực của chủ thể được huy động, sử dụng
vào quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo hiện thực khách
quan theo mục đích nhu cầu của chủ thể. Với phạm vi nhiên cứu của luận văn,
“chủ thể” được đề cập ở đây là đội ngũ giảng viên của trường đại học Điện lực
với hoạt động giáo dục, đào tạo của họ;
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Huấn luyện phải chú trọng cải tạo tư tưởng;
Quan điểm của Đảng ta: Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục, đào tạo.
Khái niệm:
+ Vai trò;

6


+ Nhân tố;
+ Chủ quan;

+ Vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên;
+ Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên quyết định nâng cao chất
lượng giảng dạy, trang bị tri thức khoa học cho học viên;
+ Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên góp phần định hướng, phát
triển phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người sinh viên;
* Luận cứ thực tế:
- Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn trực tiếp của tác giả cho thấy khi có
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên càng sâu sát thì vai trò nhân tố chủ quan của
đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo được nâng lên.
- Qua điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi với 200 phiếu đối với cán bộ
quản lý và giáo viên, 150 phiếu đối với sinh viên. Thu được các số liệu như sau:
+ 90% cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên cho rằng việc tăng cường các
biện pháp quản lý nội dung, chương trình, quy trình đào tạo; quản lý hoạt động
dạy học quyết định việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực;
+ 80% giảng viên cho rằng để phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ
giảng viên trong giáo dục, đào tạo thì phải có cơ sở vật chất dạy học bảo đảm
đầy đủ.
Giả thiết nghiên cứu
- 100% giảng viên trường Đại học Điện lực hiểu ý nghĩa vai trò chủ quan
của người thầy trong hoạt động giáo dục và đào tạo
- 100% các giảng viên được hỏi có mong muốn được phát huy nhân tố chủ
quan của mình trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực

7


- Các cán bộ quản lý, giảng viên được hỏi và phỏng vấn đều hiểu đúng và
trả lời câu hỏi của tác giả đúng với suy nghĩ của họ


DÀN BÀI LUẬN VĂN
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1. Quan điểm Mác xít về nhân tố chủ quan
1.2. Khái niệm, vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong
giáo dục, đào tạo
1.3. Đặc điểm có tính quy luật vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo
Chương 2. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ
giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực.
2.2. Những kết quả đạt được của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực
2.3. Những hạn chế của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ
giảng viên ở trường đại học Điện lực.
Chương 3. Giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ
giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
3.1. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường đại học
Điện lực;
3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp;

8


3.3. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên;
3.4. Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi và bảo đảm cơ sở vật chất
nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tài liệu tham khảo

9



×