Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Định hướng phát triển Công ty trách nhiệm tư nhân Thịnh Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.73 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG.............................................................................3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN THỊNH NGUYÊN...................................................3
1.1. Vài nét khái quát về Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên...............3
1.2 Quá trình phát triển.............................................................................4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay..............................4
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT
KINH DOANH............................................................................................5
2.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................5
2.1.1. Cơ cấu bộ máy quản trị..............................................................5
2.1.2. Cơ cấu sản xuất.........................................................................8
2.2. Đội ngũ lao của doanh nghiệp..........................................................10
2.3 Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của doanh nghiệp..........................12
2.4 Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty ....................................14
2.5. Đặc điểm về thị trường và khách hàng của doanh nghiệp ..............15
2.5.1. Thị trường nội địa....................................................................15
2.5.2 Thị trường xuất khẩu.................................................................15
3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...16
3.1. Kết quả về sản phẩm........................................................................16
3.2. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận, đóng góp ngân sách nhà nước. 17
3.3. Lương của người lao động...............................................................20
4. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH
DOANH......................................................................................................21
4.1. Quản trị nhân lực..............................................................................21
4.2. Quản trị chất lượng...........................................................................23
4.3. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh...................23
5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP..................23
5.1. Định hướng phát triển chung............................................................23
5.2. Một số mục tiêu chủ yếu..................................................................24


PHẦN 3: KẾT LUẬN...........................................................................25
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 1 QTKDTH 47A
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế
toàn cầu hóa. Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới ngày
càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó là động
lực thúc đẩy các quốc gia phát triển tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực. Đặc biệt, năm 2009 là 1 năm thực sự khó khăn do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính thế giới đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố
phá sản. Các doanh nghiệp dệt may của nước ta cũng không nằm trong số
ngoại lệ. Là ngành tạo việc làm cho nhiều lao động nên được xã hội rất quan
tâm. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên là nơi
thực tập. Doanh nghiệp tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng một
vài năm trở lại đây hoạt động gia công hàng may mặc là chủ yếu.
Quá trình thực tập tổng quan tại Doanh nghiệp là giai đoạn đầu của quá
trình thực tập giúp tôi đi sâu nghiên cứu và hiểu rõ hơn tình hình sản xuất
kinh doanh của Doanh nghiệp. Và sau hơn 1 tháng thực tập dưới sự hướng
dẫn của GS-TS Nguyễn Thành Độ, với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo tổng hợp gồm 5 nội
dung sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
1: Lịch sử hình thành và phát triển Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên
2: Đặc điểm hoạt động của công ty
3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008
4: Một số nội dung của công tác quản trị tại công ty
5: Định hướng phát triển trong thời gian tới.
Phần 3: Kết luận
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 2 QTKDTH 47A
PHẦN 2: NỘI DUNG

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THỊNH NGUYÊN
1.1. Vài nét khái quát về Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Nguyên
Công ty trách nhiệm tư nhân Thịnh Nguyên được thành lập năm 2001
theo quyết định của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình.
- Tên đầy đủ: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thịnh Nguyên
- Tên giao dịch quốc tế: Thịnh Nguyên Private Enterprise
- Tên viết tắt: Thịnh Nguyên Ent
- Ngành nghề kinh doanh:
1. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (giao thông, thủy lợi,
công nghiệp, và trạm biến áp tới 3,5 kV)
2. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (bằng ô tô)
3. Vận tải hành khách đường bộ khác (bằng ô tô)
4. Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan (khí công
nghiệp, đất đèn, ôxi )
5. Sản xuất hàng may sẵn (may gia công xuất khẩu )
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
- Mã số thuế: 2700271954
- Thành lập: Năm 2001
-Trụ sở chính: Số 44, đường Nguyễn Huệ, phường Nam Bình, thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Tên chi nhánh: Số 8, đường Lý Thường Kiệt, phố Hàn Thuyên,
phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Điện thoại: 0303.811.205
- Fax: 030.883.796
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 3 QTKDTH 47A
- Email:
1.2 Quá trình phát triển
- Từ năm 1990 tới 2001: Doanh nghiệp kinh doanh mang tính chất hộ
gia đình, chủ yếu sử dụng lao động ở địa phương và hoạt động kinh doanh do

các thành viên trong gia đình quản lý. Trong giai đoạn này quy mô của doanh
nghiệp còn rất nhỏ, hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán buôn khí đốt và các
sản phẩm có liên quan (khí công nghiệp, ô xy, đất đèn).
- Năm 2001: Sau 11 năm tham gia hoạt động kinh doanh, có đủ số vốn
và tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật thì Doanh nghiệp tư nhân
Thịnh Nguyên được thành lập với quyết định thành lập ngày 08/10/2001 của
sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình. Giấy phép kinh doanh số: 0901000136
ngày 08/10/2001 và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 12/04/2007.
- Năm 2003 đến nay: 3 năm kể từ khi có giấy phép kinh doanh chính
thức doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả lượng vốn chủ sở hữu tăng và xuất
phát từ nhu cầu thị trường tiêu dùng doanh nghiệp đã quyết định đầu tư mở
rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác. Trong đó, đầu tư cho mở xưởng
kinh doanh hàng gia công may mặc xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
vốn đầu tư. Và từ năm 2003 đến nay, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là
gia công hàng may mặc xuất khẩu.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay
* Chức năng:
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của
doanh nghiệp. Nguyên tắc thực hiện hạch toán kinh tế tự chịu trách nhiệm về
kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo
toàn và phát triển vốn được giao.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, lành mạnh góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (tạo thêm công ăn việc làm cho một
lượng lớn lao động trong tỉnh)
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 4 QTKDTH 47A
- Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ về tài chính cũng như các nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp
Công ty tư nhân Thịnh Nguyên có nhiệm vụ chính là gia công hàng
may mặc xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc…và thực hiện

một số hợp đồng gia công trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bán buôn
khí công nghiệp, tham gia vào lĩnh vực vận tải và xây dựng.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT
KINH DOANH
2.1. Cơ cấu tổ chức
2.1.1. Cơ cấu bộ máy quản trị
Là đơn vị hạch toán độc lập có quy mô nhỏ bộ máy quản trị của doanh
nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc
cho giám đốc là phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban khác trong
doanh nghiệp.
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 5 QTKDTH 47A
Sơ đồ bộ máy quản trị của doanh nghiệp
: quan hệ trực tuyến
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, tự chịu trách
nhiệm bằng mọi tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Giám
đốc có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Chức năng: tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
toàn doanh nghiệp
+ Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; ký kết các hợp đồng kinh tế; tổ chức bộ máy quản lý
của doanh; tham gia lập kế hoạch dài hạn cho công ty
+ Quyền hạn: yêu cầu các phòng ban trực thuộc báo cáo tình hình hoạt
động của doanh nghiệp; ra quyết định cuối cùng về định hướng phát triển dài
hạn của doanh nghiệp.
- Phòng kế hoạch: tổ chức thực hiện và lập kế hoạch sản xuất, đưa ra
các điều chỉnh phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
- Phòng sản xuất:
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 6 QTKDTH 47A
P.

Kế
hoạch
P. Sản
xuất
P. kế
toán
tài
chính
P. Kỹ
thuật
P. Tổ
chức
Các tổ
sản
xuất
Tổ kỹ
thuật
Tổ
KCS
Giám đốc
+ Chức năng: đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, hoàn
thành được kế hoạch sản xuất đề ra.
+ Nhiệm vụ: tổ chức quản lý gia công thành phẩm và bán thành phẩm;
xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất và kiểm soát sản xuất
+ Quyền hạn: yêu cầu các bộ phận ngang và dưới cấp khác phối hợp để
hoàn thành nhiệm vụ được giao; huy động sử dụng nguồn lực theo quy
định để thực hiện nhiêm vụ.
- Phòng kỹ thuật: nghiên cứu mẫu, may mẫu, giác sơ đồ, xây dựng và
duyệt định mức quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao
động; giải quyết các vấn đề có liên quan tới kỹ thuật. Kiểm tra chất lượng

của sản phẩm cuối cùng.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để thực hiện kế hoạch hoạt
động kế toán tài chính.
+ Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch vay vốn và phân bổ nguồn vốn; quản
lý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn của doanh nghiệp có hiệu quả; hoạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Quyền hạn: có quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp các số liệu
phục vụ cho việc hoàn thành các báo cáo tài chính.
- Phòng tổ chức:
+ Chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan
tới công tác sử dụng lao động
+ Nhiệm vụ: tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động trong doanh nghiệp;
chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp
+Quyền hạn: sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động
của phòng.
Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu chức năng (cấp dưới chỉ
nhận nhiệm vụ từ một cấp trên) giúp cho cấp dưới có thể tránh được tình
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 7 QTKDTH 47A
trạng nhận nhiều lệnh từ các cấp trên khác nhau, với quy mô hiện tại của
doanh nghiệp khoảng 300 nhân viên thì cơ cấu quản trị của doanh nghiệp
là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, để giảm bớt công việc cho giám đốc thì
nên có thêm phó giám đốc, phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải
quyết công việc của doanh nghiệp khi giám đốc đi vắng. Nếu trong thời
gian tới quy mô doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp nên có thêm một
số phòng an khác và tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
2.1.2. Cơ cấu sản xuất
Doanh nghiệp chia làm hai khu vực riêng biệt khi tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh:

* Xưởng khí công nghiêp:
Xưởng khí được đặt tách riêng khỏi xưởng may, chia thành từng khu
giữ khí và chế biến theo tính chất của từng loại khí.
* Xưởng may:
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 8 QTKDTH 47A
Sơ đồ các bộ phận sản xuất trong xưởng may
Xưởng may có diện tích rộng hơn xưởng chứa khí công nghiệp và được
chia thành 6 tổ sản xuất khác nhau:
- Tổ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng
+ Tổ kỹ thuật:
Nếu bên thuê gia công đưa hình vẽ của sản phẩm cần gia công thì tổ kỹ thuật
có nhiệm vụ may mẫu, tiến hành giác sơ đồ sản phẩm và cuối cung là duyệt
định mức
+ Kiểm tra chất lượng của sản phẩm khi đã hoàn thành chuẩn bị giao
cho khách hàng.
- Tổ cắt: cắt bán thành phẩm dựa vào định mức đã được duyệt
- Tổ may: được chia thành 6 tổ khác nhau
- Tổ chuyên dùng: đóng cúc, thùa khuy, đính mỏ, vệ sinh công nghiệp
- Tổ là: chuyên là quần áo đã may xong
- Tổ hoàn thiện: đóng gói, xếp sản phẩm vào thùng
Ta thấy các tổ được sắp xếp theo đúng quy trình gia công sản phẩm
giúp cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp giảm được chi phí đi lại, chi phí vận
chuyển nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, để năng suất lao động
của doanh nghiệp tiếp tục tăng thì nên chia tổ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng
thành 2 tổ khác nhau nhằm phát huy năng lực tối đa của từng bộ phận.
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 9 QTKDTH 47A
Xưởng may
Tổ
Kỹ
thuật


KCS
Tổ
Cắt
Tổ
May
Tổ
chuyên
dùng
Tổ Là Tổ
Hoàn
thiện
2.2. Đội ngũ lao của doanh nghiệp
Trong hoạt động quản trị kinh doanh nhân luôn giữ vị trí và vai trò
quan trọng, trong nhiều trường hợp còn là chủ thể quản trị. Một doanh nghiệp
trình có máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại tới đâu thì nhân tố con người
với trình độ tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỹ thuật, sự hợp
tác, khả năng cập nhập thông tin vẫn tác động trực tiếp tới chất lượng sản
phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình sứ dụng lao động của
doanh nghiệp trong thời gian qua được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình lao động qua các năm (từ 2006-2008)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng số lao động Người 130 230 300
2 Trình độ lao động
Đại học Người 2 4 5
Tỷ trọng % 1,5 1,7 1,7
Cao đẳng Người 2 3 5
Tỷ trọng % 1,5 1,3 1,7
Trung cấp Người 3 3 2

Tỷ trọng % 2,3 1,3 0,7
Dưới trung cấp Người 123 220 288
Tỷ trọng % 94,7 95,7 95,9
(Nguồn: phòng tổ chức)
SV thực hiện: Lê Thị Thu Thuỷ 10 QTKDTH 47A

×