Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một DN cần để duy trì
hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên (được tính bằng cách lấy tổng
tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ ngắn hạn). Các nhà phân tích thường lấy chỉ
số này làm căn cứ để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài
chính trong ngán hạn của DN.
1 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT
Quản trị tiền mặt liên quan đến thu, chi và đầu tư tiền mặt tạm thời một cách
tạm thời có hiệu quả,…trong đó nổi lên các vấn đề quan trọng như: quyết
định tồn quỹ, quản trị thu chi tiền mặt và đầu tư tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục
tiêu sinh lời.
1.1 Cầu về tiền
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh DN cần phải có tiền mặt vì những lý
do sau:
Dùng cho nhu cầu giao dịch nhằm đáp ứng nhhu cầu giao dịch hàng ngày
của DN như trả tiền mua hàng, thuế, tiền lương,…
Dùng cho nhu cầu đầu tư nhằm sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận
lợi trong kinh doanh như mua NVL dự trữ khi giá NVL giảm hay đề phòng
sự biến động của tỷ giá, mua các chứng khoán đầu tư để gia tăng lợi nhuận
cho công ty,…
Dùng cho nhu cầu dự phòng nhằm duy trì khả năng chi tiêu khi có những
biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi tiền mặt của DN.
Trong nội dung quản trị tiền mặt thì tiền được hiểu theo nghĩa rộng , bao
gồm: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi thanh toán ở ngân hàng của DN, còn các
loại chứng khoán ngắn hạn được xem là tài sản tương đương tiền mặt.
1.2 Quyết định tồn quỹ mục tiêu
Tồn quỹ mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức
tiền mặt, quyết định tồn quỹ mục tiêu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi
phí cơ hội do giữ quá nhiều tiền và chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.
Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt khiến cho tiền không được
đầu tư vào hoạt động đầu tư sinh lời.
Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ tài sản đầu tư
thành tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu.
Quyết định tồn quỹ mục tiêu phải là quyết định mà làm sao DN cân bằng
được giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch để tổng chi phí tồn quỹ là thấp
nhất.
1.3 Mô hình Baumol
William Baumol là người đã đưa ra được mô hình tồn quỹ tối ưu trên cơ sở
tối thiểu hóa chi phí tồn quỹ cho DN
Ta có:
C: lượng tiền chi mỗi lần tạo
C/2: lượng tiền tồn quỹ bình quân trong kỳ
(C/2)*k: tổng chi phí cơ hội của việc tồn trữ trong năm
(k: chi phí cơ hội của tiền: lãi suất ngân hàng, chi phí sử dụng vốn bình
quân,…)
T: tổng lượng tiền chi ròng cả năm
T/C: số lần tạo tiền
(T/C)*f: tổng chi phí tạo tiền cả năm
Với k,f,T là hằng số, mục tiêu của mô hình Baumol là tối thiểu hóa chi phí
hay:
TC = (C/2)*k + (T/C)*f -> min
Lấy đạo hàm với biến là C ta có:
y’ = k/2 + (T/C2)*f = 0
Suy ra:
C*: là lượng tiền tối ưu mỗi lần tạo
Chú ý: Mô hình Baumol đúng khi
Lượng tiền chi ròng cả năm sẽ không đổi
Chi phí tạo tiền cũng không đổi trong năm
Dòng tiền của DN là dòng tiền rời rạc
Mô hình Baumol được áp dụng đối với đơn vị có kế hoạch thu chi tiền rõ
ràng, cụ thể và hầu như là không có sự biến động về thu chi tiền mặt trong
kỳ, mang tính cấp phát.
1.4 Mô hình Miller-Orr
Khác với Baumol thì Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn
quỹ với luồng tiền thu và luồng chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày và giả
định luồng tiền mặt ròng có phân phối chuẩn. Luồng tiền mặt ròng hàng
ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Tuy
nhiên, chúng ta giả định rằng luồng tiền mặt ròng bằng 0 tức luồng tiền thu
đủ bù đắp luồng tiền chi.
H = 3Z* - 2L
Trong đó:
Z*: mức tồn quỹ mục tiêu hay điểm chuyển đổi tiền về
F: chi phí chuyển đổi (chi phí giao dịch), là chi phí mà DN phải bỏ ra khi
chuyển chứng khoán thành tiền và ngược lại
δ^2: phương sai tiền mặt hàng ngày của đơn vị
k: chi phí cơ hộ của tiền
H: giới hạn trên, giám đốc tài chính căn cứ vào chi phí cơ hội của việc giữ
tiền để xác định giới hạn trên của việc giữ tiền
L: giới hạn dưới, là mức giới hạn đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch
cho đơn vị
Với mô hình này, công ty cho phép tồn quỹ biến động ngẫu nhiên trong
phạm vi giới hạn và nếu tồn quỹ vẫn nằm trong mức giữa giới hạn trên và
giới hạn dưới thì công ty cần phải thực hiện mua hay bán chứng khoán. Khi
tồn quỹ chạm tới giới hạn trên thì công ty sẽ mua chứng khoán với lượng là
(H-Z*) để lượng tiền dự trữ trở về mức mục tiêu Z* và ngược lại khi số dư
tiền giảm xuống tới mức L thì công ty sẽ bán chứng khoán với lượng là (Z*L) để lượng tiền dự trữ trở về mức mục tiêu Z*. Vì vậy, Z* còn được gọi là
điểm chuyển đổi về tiền.
2 QUẢN TRỊ THU CHU TIỀN MẶT
2.1 Tiền đang chuyển
Chênh lệch giữa tồn quỹ trên tài khoản ngân hàng và tồn quỹ trên sổ sách kế
toán của đơn vị gọi là tiền đang chuyển. Tiền đang chuyển phát sinh do thời
gian chờ đợi thanh toán chứng từ đang trên đường đi hay đang chờ xử lý ở
ngân hàng
Ví dụ: vào ngày 15/10 số dư tiền mặt của đơn vị X như sau:
Số dư trên tài khoản ngân hàng = 100 trđ
Số dư trên sổ sách kế toán đv = 100 trđ
-> Tiền đang chuyển bằng 0
Ngày 16/10 đơn vị ký phát tờ cheque trị giá 60 trđ để trả cho nhà cung cấp
Y. Ngày 18/10 DN Y mới nộp tờ cheque vào ngân hàng phục vụ mình.
Từ ngày 16/10 số dư tiền mặt của đơn vị như sau:
Số dư trên tài khoản ngân hàng = 100 trđ
Số dư trên sổ sách kế toán = 40 trđ
-> Tiền đang chuyển = 60 trđ
Với số tiền đang chuyển là 60 trđ trong khoảng thời gian 16/10 – 18/10 đơn
vị sẽ vẫn được ngân hàng tính lãi trên số dư 100 trđ (mặc dù trên sổ sách kế
toán chỉ còn số dư là 40 trđ)
Quản lý tốt thời gian chuyển tiền cũng là một cách để doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả quản lý tiền mặt. Mục tiêu của quản trị tiền đang chuyển là cắt
giảm khoảng thời gian giữa khách hàng chi trả hóa đơn và thời điểm tờ sec
được chi trả.
2.2 Chi phí do tiền đang chuyển
Thời gian tiền đang chuyển do thu kéo dài từ lúc khách hàng phát hành sec
cho đến khi tiền được ghi vào tài khoản ngân hàng của công ty. Thời gian
chia thành 3 khâu:
Thời gian chuyển tiền từ sec người phát hành đến công ty
Thời gian xử lý và ký gửi sec vào ngân hàng để được thanh toán
Thời gian cần thiết để ngân hàng xử lý sec
Tiền đang chuyển chậm qua các khâu như vừa mô tả khiến cho công ty tổn
thất chi phí cơ hội do tiền chưa kịp thời đưa vào sử dụng. Chi phí do tiền
đang chuyển được xác định bằng cách:
Ước lượng doanh thu bình quân hàng ngày
Số ngày chậm trễ trung bình của khoản phải thu
Lấy hiện giá số thu trung bình hàng ngày
Số thu tiền bình quân hàng ngày = 800/30 = 26,67
Tiền đang chuyển bình quân hàng ngày = 3.000/30 = 100
Số ngày chậm trễ bình quân = (5/8)*3 + (3/8)*5 = 3,75 ngày
Nếu lãi suất ngân hàng là 10%/năm thì lãi suất tương ứng của 3,75 ngày là:
10%(3,75/365) = 0,103%
Hiện giá của số thu bình quân hàng ngày: 26,67/(1 + 0,00103) = 26,64
Tổn thất ròng do chậm trễ thanh toán hàng ngày:
Tổn thất do chậm trễ thanh toán hàng năm:
3 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
3.1 Mô hình đặt hàng tối ưu (EOQ)
Mô hình này cho phép doanh nghiệp xác định lượng hàng đặt mua mỗi lần
và lượng hàng dự trữ tối ưu trên cơ sở làm cho chi phí của việ dự trữ hàng
tồn kho là thâp nhất.
Trong đó:
Q*: Lượng hàng đặt mua tối ưu một lần
D: Lượng hàng cần mua cả năm
s: Chi phí mỗi lần mua hàng
h: Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
Điểm đặt hàng lại
OP = Thời gian chờ đặt hàng * Nhu cầu hàng tồn kho/Số ngày bán hàng
Trên thực tế sẽ có những rủi ro trong quá trình đặt hàng như khan hiếm
hàng, thời tiết,… Do vậy, doanh nghiệp phải có một lượng hàng dự trữ tối
ưu an toàn, nên doanh nghiệp có thể đặ hàng lại như sau:
OP = Thời gian chờ đặt hàng * Nhu cầu hàng tồn kho/Số ngày bán hàng +
Số lượng dự trữ an toàn
Đặt hàng có chiết khấu
Doanh nghiệp phải cân nhắc giữa phần tiền chiết khấu thu được với chi phí
tồn kho tăng thêm của việc gia tăng lượng hàng đặt mua mỗi lần.
Nếu phần chiết khấu nhận được lớn hơn phần chi phí tăng thêm thì doanh
nghiệp có thể đặt hàng theo điều kiện chiết khấu và ngược lại thì vẫn duy trì
lượng hàng đặt mua tối ưu.
4 QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đáng đổi giữa chi phí liên
quan đến khoản phải hu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa, kiểm
soát khoản phải thu liên quan đến việ đánh đổi giữa lợi nhuận và chi phí rủi
ro. Nếu không bán chịu thì sẽ mất đi chi phí cơ hộ bán hàng, mất đi lợi
nhuận. Nhưng nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng
lên và phát sinh khoản nợ khó đòi.
4.1 Phân tích tín dụng
Để tiến hành cung cấp hàng hóa cho khách hàng khi áp dụng chính sách bán
chịu thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tín dụng nghĩa là phân tích uy
tín, khả năng trả nợ,… của khách hàng. Quy trình phân tích tín dụng gồm
các bước sau:
Thu thập thông tin khách hàng qua các BCTC, các đánh giá của ngân hàng
của khách hàng
Phân tích thông tin thu thập được để đánh giá về uy tín tín dụng của khách
hàng
Z = 3,2(EBIT/tổng tài sản)+1,0(Doanh thu/tổng tài sản) + 0,6(giá thị trường
của CP/tổng nợ)+1,4(Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản)+1,2(Vốn luân
chuyển/tổng tài sản)
4.2 Quyết định chính sách bán chịu
Quyết định tiêu chuẩn bán chịu: tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu
thành nên chính sách bán chịu của mỗi công ty và mỗi công ty phải thiết lập
tiêu chuẩn bán chị cho phù hợp. Tùy theo tình hình hiện tại ở mỗi công ty
mà giám đốc tài chính quyết định nên thực hiện thắt chặt hay nới lỏng chính
sách bán chịu.
Quyết định điều khoản bán chịu: xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán
chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời hạn bán
chịu cho phép.
Như vậy quản trị tín dụng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thiết lập điều kiện bán hàng thông thường nghĩa là quyết định thời
gian thanh toán, tỷ lệ chiết khấu,…
Bước 2: Quyết định hình thức hợp đồng với khách hàng
Bước 3: Đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng
Bước 4: Thiết lập hạn mức tín dụng hợp lý
Bước 5: Thu nợ
Năm bước trên có liên quan và tác động lẫn nhau. Chẳng hạn nếu DN có
thể có những điều kiện bán hàng rộng rãi nếu DN cẩn thận hơn về những
khách hàng muốn cung cấp tín dụng. DN có thể chấp nhận các khách hàng
có những rủi ro cao hơn nếu DN củ động hơn trong việc theo dõi khách
hàng sẽ trả nợ sau đó. Tóm lại, một chính sách tốt là một chính sách tạo nên
một tổng thêt tốt.