XẾP HẠNG TÍN DỤNG GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN TOÀN
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT- LienVietPostBank
Cho đến nay, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng của
nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam với dư nợ tín dụng thường chiếm
trên 50% tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng thường chiếm 50 – 70% tổng thu
nhập của NHTM. Với đặc thù của hoạt động ngân hàng là ngành kinh doanh gắn
liền với rủi ro, do đó, song hành với hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng là một
trong những loại rủi ro trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.
Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng phải đối mặt
với nguy cơ rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên
thường chung một hệ quả là khách hàng không thực hiện được hoặc không thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Những nguy cơ rủi ro này không
thể chắc chắn loại trừ hoàn toàn, mà chỉ có thể hạn chế, đề phòng. Có rất nhiều
biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó xếp hạng tín dụng là một trong
những biện pháp phổ biến nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác ra quyết định và
quản lý tín dụng.
Xếp hạng tín dụng là gì?
Về cơ bản, xếp hạng tín dụng được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi ro
tín dụng và chất lượng tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện khả
năng trả nợ của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
một cách đầy đủ và đúng hạn.
Mức độ rủi ro tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố
khách quan và yếu tố chủ quan của mục đích vay vốn, hoạt động của đối tượng
vay vốn… Do đó, mức độ rủi ro tín dụng sẽ thay đổi theo từng đối tượng khách
hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá dựa trên thông tin tài chính
và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm xếp hạng tín dụng.
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến trong xếp hạng tín dụng là phương
pháp mô hình toán học và phương pháp chuyên gia. Những tổ chức xếp hạng tín
nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới như Standard and Poor’s, Moody’s, Fitch… có
1
thể phát triển các phương pháp riêng, nhưng về cơ bản vẫn dựa trên phân tích
định tính và định lượng và đưa ra các hệ thống chỉ số xếp hạng tín dụng đặc trưng
của mình.
- Phương pháp mô hình toán học: là phương pháp chủ yếu tập trung vào
các dữ liệu định lượng và kết hợp chặt chẽ với mô hình toán học. Thông
qua mô hình toán học, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lượng
tài sản, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ…
-
Phương pháp chuyên gia: để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối
tượng cần xếp hạng, các nhà phân tích (trên cơ sở sự kết hợp của một
nhóm chuyên gia) sẽ dựa trên các thông tin từ báo cáo của đối tượng
cần xếp hạng, thông tin thị trường, thông tin phỏng vấn từ lãnh đạo của
doanh nghiệp… để đánh giá tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp,
chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp… từ đó đưa
ra mức xếp hạng.
Có thể thấy rằng, về cơ bản, việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài
chính (dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp…) và các chỉ tiêu phi tài
chính (cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành…) để làm cơ sở xếp hạng. Các chỉ tiêu
sẽ được phân tích và chuẩn hóa thành thang điểm để đánh giá, so sánh…
Việc xếp hạng tín dụng thường dựa trên mức độ tin cậy ước tính của đối
tượng xếp hạng là cá nhân, doanh nghiệp hoặc thậm chí là quốc gia.
-
Xếp hạng tín dụng cá nhân: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng
tín dụng cá nhân bao gồm các thông tin về nhân thân, khả năng chi trả,
lịch sử tín dụng của khách hàng tại (các) tổ chức tín dụng, nhu cầu cấp
tín dụng...
-
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp, ngành
kinh tế, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính, lịch sử tín dụng của
khách hàng tại (các) tổ chức tín dụng, tính khả thi của phương án vay
vốn…
-
Xếp hạng tín dụng quốc gia: việc xếp hạng tín dụng quốc gia nhằm chỉ
ra mức độ rủi ro của môi trường đầu tư của một quốc gia và thường
được sử dụng bởi các nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm môi trường đầu tư
2
ở một quốc gia khác. Việc đánh giá bao gồm các loại rủi ro như rủi ro
chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý…
Xếp hạng tín dụng là một trong cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng, nhằm hạn
chế và giới hạn rủi ro, hỗ trợ các NHTM trong việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng, từ đó, tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của
các NHTM. Bởi vậy, có thể nói, xếp hạng tín dụng góp phần bảo vệ sự ổn định
của hệ thống ngân hàng, giúp thị trường tài chính – ngân hàng minh bạch hơn,
tăng cường khả năng giám sát thị trường của các cơ quan quản lý Nhà nước và
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Cụ thể, với từng đối tượng khác nhau, xếp hạng tín dụng thể hiện vai trò và
tầm quan trọng đối với từng đối tượng cụ thể, trong đó có thể kể đến các đối
tượng sau:
-
Đối với nhà đầu tư: xếp hạng tín dụng giúp nhà đầu tư có thêm công cụ
để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu các chi phí về thu thập, phân tích
và giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu hoặc
các công cụ tài chính…
-
Đối với doanh nghiệp: xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp mở rộng
thị trường vốn trong và ngoài nước và giảm bớt sự phụ thuộc vào các
khoản cấp tín dụng của ngân hàng. Xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh
giá năng lực của doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng, cạnh tranh hơn trong
hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng cao cũng
là yếu tố giúp các doanh nghiệp duy trì sự ổn định của nguồn vốn tài trợ
cho doanh nghiệp, có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hoặc
các điều kiện ưu đãi từ ngân hàng…, nguồn vốn cũng được chuyển giao
đến doanh nghiệp tốt để thúc đẩy các doanh nghiệp này tiếp tục phát
triển.
-
Đối với ngân hàng: xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh giá khả năng trả
nợ của đối tượng có nhu cầu cấp tín dụng góp phần phục vụ cho việc ra
quyết định cấp tín dụng (cấp hay không cấp tín dụng, xác định hạn mức
tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay…) và công
tác quản lý tín dụng. Xếp hạng tín dụng cũng hỗ trợ ngân hàng trong
việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời cũng tiến tới
3
mục đích tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngân hàng và góp phần bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
-
Đối với Chính phủ, thị trường tài chính và nền kinh tế: xếp hạng tín
dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, tăng cường khả năng
giám sát thị trường của Chính phủ, nâng cao hiệu hiệu quả của nền kinh
tế và có thể góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế bằng cách giúp
mở rộng khả năng tiếp cận với thị trường tín dụng, giảm chi phí tín
dụng, giảm nợ quá hạn, nợ xấu…
Xếp hạng tín dụng – nhìn ra thế giới
Những cụm từ như xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, chấm điểm tín
dụng… có lẽ không còn xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính
– ngân hàng. Đã từ lâu, hoạt động xếp hạng đã trở nên phổ biến trên thế giới.
Nhất là ở các nước phát triển, hoạt động xếp hạng rất đa dạng, có thể xếp hạng
quốc gia, thành phố, môi trường kinh doanh, uy tín của Chính phủ hay xếp hạng
doanh nghiệp…
Ủy ban Basel (Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân
hàng, được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng trung ương của nhóm G10
vào cuối năm 1974) cũng khuyến khích các tổ chức tài chính xây dựng và phát
triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín
dụng của các tổ chức tài chính. Theo quan điểm của Ủy ban Basel, sự yếu kém
trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang
phát triển, đều có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong nội bộ quốc gia đó
và trên toàn thế giới. Do đó, Ủy ban Basel đã nghiên cứu để đưa ra các Hiệp ước
Basel I, Basel II và Basel III nhằm khuyến khích các ngân hàng thực hiện các
phương án quản lý rủi ro để nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động
của các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Đặc biệt, ở Hiệp ước
Basel II các NHTM được sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB
approach) để đánh giá rủi ro tín dụng. Phương pháp IRB này là một trong những
nhân tố rất mới và đặc biệt của Basel II cho phép tự bản thân các ngân hàng quyết
định và ước tính những thành tố trong công thức tính toán nhu cầu vốn của họ. Từ
đó, hệ số rủi ro hay phần tỷ lệ vốn sẽ quyết định thông qua sự kết hợp của các yếu
tố định lượng đầu vào do cả ngân hàng lẫn cơ quan giám sát đưa ra. Phương pháp
luận mới này phù hợp cho ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc
4
doanh nghiệp khác nhau và danh mục rủi ro khác nhau. Đồng thời, Ủy ban Basel
cũng cho phép các ngân hàng có hai sự lựa chọn khi áp dụng IRB, một là phương
pháp IRB cơ bản và hai là phương pháp IRB nâng cao. Cho đến nay, nhiều Ngân
hàng trung ương, NHTM trên thế giới tiếp tục lộ trình áp dụng hoặc nghiên cứu
để ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng.
Cho đến nay, Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch là 3 cơ quan xếp
hạng tín dụng lớn nhất thế giới. Theo thống kê, Moody’s và S&P kiểm soát
khoảng 40% thị phần xếp hạng tín dụng toàn cầu, còn Fitch khoảng 15%. Ảnh
hưởng của các xếp hạng tín dụng của các “đại gia” này được ví von rằng mỗi dấu
cộng (+) hoặc trừ (-) của các tổ chức này đều có thể tự động kích hoạt dòng chảy
vào hoặc ra lên đến hàng tỷ USD đối với một loại tài sản nào đó; thậm chí, không
chỉ có thể làm thay đổi số phận của các doanh nghiệp, những tổ chức xếp hạng
này còn có thể làm thay đổi vận mệnh của một quốc gia và thậm chí là cả thế giới.
Thực tế trong nhiều năm vừa qua cho thấy một kinh nghiệm rằng: khi nền
kinh tế thế giới có vấn đề hoặc rơi vào khủng hoảng, người ta lại càng thấm thía
xếp hạng là quan trọng, và cũng chính trong những hoàn cảnh đó, người ta lại đặt
ra câu hỏi về độ tin cậy của xếp hạng. Câu hỏi ngược lại về độ tín nhiệm cũng
được đặt ra với chính các tổ chức xếp hạng này khi những “hạt sạn” trong các
đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng được chỉ ra, nhất là trong bối cảnh
khi cả thế giới chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì những
đánh giá, dự báo của các tổ chức trên không phản ánh đúng tính chất của thị
trường. Một số nghiêm cứu chỉ trích các tổ chức này vì đã không dự báo được
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998, hay sự kiện Tập đoàn Enron
nộp đơn xin phá sản năm 2001 chỉ sau 4 ngày được xếp hạng tín nhiệm ở mức tốt;
xếp hạng ở mức cao của Ngân hàng Lehman Brothers chỉ 1 ngày trước khi ngân
hàng này nộp đơn xin phá sản; trách nhiệm với cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu khi đưa ra xếp hạng quá cao với các chứng khoán có độ rủi ro cao; hoặc hạ tín
nhiệm và đánh giá quá tiêu cực với tình hình tài chính của nhiều tổ chức tài chính
và một số quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng euro trong cuộc khủng hoảng nợ
Châu Âu… Đây được coi là tác hại của “con dao hai lưỡi” của những xếp hạng
không phù hợp.
Mặc dù một số nghi vấn đã được đặt ra về độ tin cậy, tính nghiêm khắc và
minh bạch của các xếp hạng của ba tổ chức trên, nhưng giới phân tích vẫn cho
5
rằng, trong ngắn hạn khó có thể thay thế được sự thống lĩnh của ba tổ chức xếp
hạng này. Đồng thời, cũng không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường tài chính toàn cầu, bởi cho đến nay, trên
các thị trường tài chính quốc tế, các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành, các cơ
quan điều hành ít nhiều đều tin tưởng vào ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu
thế giới và vì thế giúp các tổ chức này duy trì được sức ảnh hưởng của mình. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là phải thực hiện thêm một số cuộc cải cách thông qua các
quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, để từ đó nâng cao chất lượng, tính minh
bạch… của xếp hạng tín dụng.
Xếp hạng tín dụng – nhìn lại Việt Nam
Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, các NHTM được hỗ trợ rất nhiều tức
các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và có uy tín thì
các NHTM Việt Nam vẫn còn thiếu yếu tố này. Ở Việt Nam hiện có một số tổ
chức xếp hạng tín nhiệm độc lập như:
-
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): Cũng giống như các tổ chức xếp
hạng chuyên nghiệp quốc tế, Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam là một kênh thông tin cung cấp sản phẩm xếp
hạng tín dụng. Tuy nhiên, CIC chủ yếu xếp hạng các doanh nghiệp,
không xếp hạng các đối tượng khác như các tổ chức tín dụng, xếp hạng
quốc gia… và các sản phẩm của CIC nhằm phục vụ không chỉ cho các
tổ chức tín dụng mà cả cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố để có thêm thông tin tin cậy sử
dụng trong quá trình điều hành hoạt động tín dụng – ngân hàng.
-
Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
(VietnamCredit): được tách ra từ Công ty Giải pháp Việt Nam vào năm
2004, Vietnam Credit là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam
cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá
của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s,
Fitch… VietnamCredit là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam
của Cổng thông tin tín nhiệm Châu Á – ASIAGATE (Asian Credit
Information Gateway).
6
-
Trung tâm Đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (Credit Ratings
Vietnamnet Center - CRVC) ra đời vào tháng 6/2005, thuộc Công ty
Phần mềm và Truyền thông VASC. CRVC là tổ chức chuyên cung cấp
cho doanh nghiệp các dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng,
định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính, xếp hạng doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy trình đánh giá của các tổ chức
định giá tín nhiệm lớn trên thế giới như Standard & Poor’s; Moody’s...
CRVC xây dựng cho mình một quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn
Việt Nam.
So với thế giới, những tổ chức xếp hạng này đều còn rất non trẻ, để xây
dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và
được chấp nhận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa
nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm
thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được
một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động xếp hạng tín
dụng cũng đòi hỏi những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, có tầm nhìn sâu
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, do đó, các sản phẩm xếp hạng tín dụng vẫn
còn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam.
Bản thân mỗi NHTM Việt Nam cũng từng bước xây dựng một hệ thống
xếp hạng tín dụng riêng, tuy nhiên, nhìn chung các NHTM Việt Nam vẫn đang
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn
xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình
thẩm định, ra quyết định cấp tín dụng và thường là những thông tin nội bộ, không
phổ biến ra bên ngoài. Vì vậy, có thể dẫn đến những kết luận thiếu chính xác do
thông tin không đầy đủ, hoặc mang nặng yếu tố chủ quan... Theo thống kê, có
khoảng 75% các NHTM Việt Nam vẫn áp dụng mô hình đo lường rủi ro định tính
truyền thống và hầu như các NHTM chưa xây dựng và hoàn thiện được hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ theo khuyến nghị của Basel II; chưa đến 25% các
NHTM đã và đang bổ sung mô hình định lượng để đo lường rủi ro. Hiện nay,
trong hệ thống các NHTM Việt Nam đã có một số NHTM áp dụng hệ thống xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
Quân đội… Phần lớn các hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng đều xây
7
Xếp hạng tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM
Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM,
NHTM đối mặt với nguy cơ không thu được nguồn vốn tín dụng đã cấp cùng với
các khoản lãi của khoản cấp tín dụng… Trong khi đó, NHTM lại phải chịu các
khoản chi phí cho việc huy động vốn, thậm chí cả các khoản chi phí cho việc trích
lập dự phòng để xử lý rủi ro. Do đó, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chi phí
tăng lên so với dự kiến. Trong trường hợp các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao,
NHTM còn đối mặt với nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản khi không đủ nguồn vốn
trả cho người gửi tiền, nhiều trường hợp nghiêm trọng dẫn đến việc NHTM thua
lỗ hoặc đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Do đặc thù của ngành ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế,
nên khi rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của
người đã gửi tiền vào ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đối với
ngành ngân hàng, hiệu ứng dây chuyền và tâm lý đẩy lại càng rõ nét. Tâm lý
hoang mang, lo sợ khi ngân hàng gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản… hay nguy cơ bị phá sản khiến người gửi tiền
dễ kéo nhau đến rút tiền ồ ạt ở các ngân hàng, chuyển sang các kênh tiết kiệm
hoặc đầu tư khác, và vô hình chung có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng
và nền kinh tế. Thực tế từ kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính, đặc
biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc khủng
hoảng tài chính Hoa Kỳ từ năm 2007 đã cho thấy rủi ro tín dụng không chỉ trong
8
Để thấy được mối quan hệ giữa xếp hạng tín dụng và vấn đề an toàn trong
hoạt động tín dụng của các NHTM có thể đi từ chính nguyên nhân gây ra rủi ro
tín dụng. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nhưng về cơ
bản có thể tổng kết trong các nguyên nhân sau:
-
Nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan, không
thể tránh khỏi hoặc vượt quá khả năng kiểm soát của đối tượng được
cấp tín dụng (như thiên tai, chiến tranh…) và là những nguyên nhân
không thường xuyên xảy ra nhưng lại tác động nặng nề tới đối tượng
được cấp tín dụng, làm suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.
-
Nguyên nhân chủ quan từ phía đối tượng được cấp tín dụng: là những
nguyên nhân liên quan đến chính bản thân của đối tượng được cấp tín
dụng như đạo đức (cố tình lừa đảo, cố tình chây ỳ, không trả nợ đúng
hạn…), trình độ yếu kém trong kinh doanh và quản lý, sử dụng vốn sai
mục đích… Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rủi ro tín
dụng cho ngân hàng.
-
Nguyên nhân từ phía ngân hàng: là những nguyên nhân liên quan đến
trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, chính
sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng… Nhóm nguyên nhân này
thường kết hợp với nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía đối tượng được
cấp tín dụng gây ra thiệt hại cho ngân hàng.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu các NHTM có hệ thống xếp hạng tín dụng
khoa học, hiệu quả thì có thể giảm thiểu được rủi ro do nhóm nguyên nhân phổ
biến gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng – nguyên nhân chủ quan từ phía đối
tượng được cấp tín dụng. Bởi lẽ, hệ thống xếp hạng tín dụng như một bộ máy
9
Thông qua việc thu thập các thông tin tài chính, phi tài chính… của khách
hàng để phục vụ cho quá trình xếp hạng tín dụng của khách hàng, ngân hàng có
thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng
tốt để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng, không cấp tín dụng hoặc cấp
tín dụng với các điều kiện cụ thể; đồng thời đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể
tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng để có biện pháp quản lý tín dụng
có hiệu quả. Như vậy, xếp hạng tín dụng giúp các NHTM xây dựng được hệ
thống đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu khách hàng để NHTM hình thành hệ
thống thông tin quản lý khách hàng, hệ thống thông tin về cơ cấu và chất lượng
tín dụng… Đồng thời, xếp hạng tín dụng cũng là công cụ hỗ trợ cho NHTM trong
việc duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, từ đó phát triển mạng
lưới khách hàng có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm
hướng tới các khách hàng có ít rủi ro.
Nếu số liệu NHTM thu thập và lưu trữ để làm căn cứ thẩm định khách
hàng không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu khách quan, không cập nhật kịp thời…
sẽ làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn, về phương án vay
vốn, về khả năng trả nợ… Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an
toàn trong hoạt động tín dụng, đối với mỗi NHTM, hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ để định dạng và đo lường các rủi ro tín dụng cần được thực hiện thống
nhất, tập trung, hiệu quả trong suốt quá trình cấp tín dụng và quản lý khoản vay từ
Hội sở chính tới tất cả các đơn vị kinh doanh của ngân hàng, nhằm đáp ứng tốt
các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro của toàn hệ thống
NHTM đó.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ năm 2008 đến nay,
nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng nhanh, tính đến thời điểm 30/6/2012,
nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh là 3,76%, trong khi khối cổ phần là 4,73%.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao ở các
NHTM Việt Nam, nhưng trong đó cần lưu ý nguyên nhân như: công tác quản trị,
điều hành hoạt động tín dụng của một số NHTM còn bất cập như công tác thẩm
định khách hàng, xếp hạng tín dụng, quyết định cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng
vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa chặt chẽ,
10
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động
tín dụng thì ngay từ “cổng kiểm soát” các ngân hàng cần phải thực hiện tốt khâu
“phòng bệnh”, tức là hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại, sàng lọc khách
hàng cần thực hiện khoa học và hiệu quả, từ trước khi cấp tín dụng, chứ không
phải đến khi xảy ra rủi ro mới lo xử lý hậu quả.
Bởi vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM cần được xây
dựng để quản lý chất lượng tín dụng trong suốt quá trình từ khi thẩm định, xét
duyệt, cấp tín dụng đến khâu kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giải ngân, sau khi
cấp tín dụng cũng như việc quản lý tài sản bảo đảm; chính sách dự phòng rủi ro
để quản lý quá trình phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và
việc phát mại tài sản bảo đảm; việc phân cấp, ủy quyền và xác định quyền hạn,
trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong suốt các quá trình này.
Đồng thời, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cần theo định hướng đảm bảo
ở mức tối đa khách hàng giống nhau phải được quản lý giống nhau (từ thẩm định,
xét duyệt, cấp tín dụng, hồ sơ tín dụng đến quy trình đánh giá, xếp hạng, phân loại
nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro); và giữa các NHTM cần
thống nhất việc đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích dự phòng, sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro.
Tuy rằng xếp hạng tín dụng không phải là “thần dược” để đảm bảo tuyệt
đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai, nhưng hoạt động xếp
hạng tín dụng là một đòi hỏi cần thiết, không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp,
NHTM cấp tín dụng cho khách hàng mà còn tác động cả đến nền kinh tế. Và
trong kinh doanh ngân hàng phải biết “trong nguy có cơ”, bởi vậy, phải biết “sợ
rủi ro, quản trị rủi ro để bước tới” mới có thể thành công.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.sbv.gov.vn
2. />3. www.cafef.vn
4. Một số tài liệu tham khảo khác.
12