Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Câu hỏi và lời giải Phân tích kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.53 KB, 10 trang )

Câu 1 : Các loại phân tích kinh tế
1. : phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ
 Phân tích thường xuyên : giúp ta nắm rõ tình hình thường xuyên để giải quyết
sự mất cân đối xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
 Phân tích định kỳ : rút ra được những vấn đề lớn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp,công trường có tốt có xấu nhất là trong lĩnh vực hoàn
thành hay không hoàn thành kế hoạch do khó khăn về nguyên nhân nào ảnh
hưởng => tìm ra biện pháp khắc phục và cải tiến
2. Căn cứ theo phạm vi phân tích :
 Phân tích điển hình : giới hạn trong phạm vi đặc trưng của doanh nghiệp:
phân tích các bộ phận ,phòng ban …
 Phân tích tổng thể : là phân tích kết quả xản xuất kinh doanh trong phạm vi
toàn doanh nghiệp,trong đó tất cả các bộ phận đều được xem xét như nhau
3. Căn cứ vào chủ thể phân tích
 Tức là ai bộ phận nào cơ quan nào tiến hành phân tích : phòng ban ,cơ quan
quản lý cấp trên ,các cơ quan tài chính,tín dụng ,ngân hàng…
4. Căn cứ vào nội dung ,chương trình phân tích
 Phân tích chuyên đề : là phân tích tập trung vào một bộ phận hay một khía
cạnh nào đó của kết quả sản xuất kinh doanh hay nó nghiên cứu các mặt khác
biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh


 Phân tích tổng thể : phân tích tất cả các mặt của kết quả sản xuất kinh doanh
và các bộ phận của doanh nghiệp trong mối liên hệ nhân quả giữa chúng cũng
như dưới tác động của các yếu tố , nguyên nhân bên ngoài

5. Căn cứ vào thời điểm phân tích :
 Phân tích trước : là phân tích được tiến hành khi chưa sản xuất kinh doanh
như phân tích dự án ,phân tích kế hoạch ..
 Phân tích hiện hành : là pt được thực hiện trong thời gian sản xuất kinh doanh
nhằm xác mình đúng đắn các dự án,kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những bất


hợp lý
 Phân tích sau: được thực hiện sao thời kỳ sản xuất kinh doanh ,hay phân tích
kết quả thực hiện toàn bộ dự án,kế hoạch tỏng một thời kỳ hoặc sau khi đã hoàn
thành công trình => tìm nguyên nhân và giải pháp

Câu 2: Vai trò và ý nghĩa :
 Vai trò:
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế đã đạt được hoặc dự kiến đạt được của
dn
- Định hướng và lựa chọn phương án hoạt động ngắn hạn và dài hạn
- Cung cấp thông tin cần thiết cho người sử dụng để đề ra các quyết định đúng
trong sản xuất
 Ý nghĩa
- Là biện pháp quan trọng để tổ chức hoạt động kinh tế của xí nghiệpvà nền
kinh tế
- Là căn cứ quan trọng lập kế hoạch sản xuất kỳ và kh sx thi công kĩ thuật tải
vụ trong từng thời kỳ


- Là công cụ quan trọng không thể thiếu trong công tác chỉ đạo quá trình sản
xuất của xí nghiệp vì quá trình phân tích cho ta thấy được khuyết điểm và cách
khắc phục khuyết điểm
- Với dnxd giao thông ,pthdkt sẽ đẩy nhanh tốc độ tiến độ thi công ,đảm bảo
cân đối nhân vật lực từ thúc đẩy tăng năng suất ,hạ giá thành,=> sản xuất nhanh
tốt và rẻ

Câu 3 : Các khâu cơ bản của phân tích hoạt động
kinh tế
+ Thu nhập thông tin thực tế, tư duy trừu tượng, kết luận và ra quyết định.
+ Thông tin có thể thu thập trực tiếp bằng khảo sát thực tế hoặc từ các báo cáo

định kỳ của các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, của kế toán, kiểm toán
hoặc của các cơ quan quản lý hoặc dịch vụ thông tin. Khối lượng thông tin cần
thu thập phụ thuộc vào mục tiêu phàn tích. Độ chính xác và tính đầy đủ, toàn
diện của thông tin thu thập được là những yếu tố quyết định đối với kết quả
phân tích. Các thông tin ban đầu thu thập được tự bản thân chúng không phản
ánh được các nguyên nhân hình thành nên chúng, cho nên các nhà phân tích
phải lý giải được các thông tin đã có, tức là phải tư duy trừu tượng. Quá trình tư
duy trừu tượng thường sử dụng hai phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phân tích kinh tế được thực hiện nhằm:
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế đã đạt được hoặc dự kiến sẽ đạt được của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Định hướng và lựa chọn phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong
tương lai gần cũng như dài hạn.


Mục tiêu của phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
là nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người sử dụng để đề ra các quyết
định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

Câu 4 : Nhiệm vụ của phân tích kinh tế
 Nghiên cứu các nhân tố nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội
 Xác lập các phương pháp đánh giá có luận cứ khoa học về hoạt động của các hệ
thống kinh tế
 Đề ra các kiến nghị về hoàn thiện các phương pháp kế hoạch hóa và quản lí
 Kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch của đơn vị qua đó đánh giá đúng thực
chất kế hoạch, thực chất của việc hoàn thành kế hoạch ấy: xem xí nghiệp có
thực hiện tốt không. Đồng thời tạo cho việc điều chỉnh kế hoạch và chập hành
kế hoạch tốt hơn cũng như việc cung cấp tài liệu để lập kế hoạch cho kì sau
được tốt hơn .Mặt khác còn thúc đẩy kế hoạch trong quá trình quản lí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.

 Kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch đưa công trình vào sử dụng theo khối lượng
thành phần và thời gian quy định
 Kiểm tra việc phân bổ và sử dụng vốn lưu động tương ứng vốn kinh doanh như
thế nào
 Phân tích kiểm tra kĩ thuật tài vụ của công trương xí nghiệp được thực hiện như
thế nào
 Nghiên cứu và tìm biện pháp cải tiến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của xí nghiệp, công trường XDCB và nghiên cứu các mặt hoạt động kinh tế,
trong sự liên quan ảnh hưởng lẫn nhau, để kịp thời nâng cao và củng cố chế độ
hạch toán kinh tế thực hành chế độ tiết kiệm
 Tóm lại tùy mục đích yêu cầu của việc phân tích có thể phân tích toàn diện, có
thể phân tích từng mẫu hoặc công của công nhân cho nên trong khi phân tích


nghiên cứu một mặt nào trong hoạt động kinh tế của chúng ta cần phải áp dụng
đầy đủ một hệ thống phương pháp để tiến hành phân tích được lợi nhuận.

Câu 5: những đặc điểm của phân tích kinh tế trong
cơ chế thị trường. Những quan điểm cần quán triệt.
 Những đặc điểm của phân tích kinh tế trong cơ chế thị trường
 Trong cơ chế thị trường khi phân tích kinh tế các doanh nghiệp cần chú ý đến
tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phải tính đến nhiều yếu tố tác
động bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh.
 Trong cơ chế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
bao gồm các khâu chủ yếu sau:
 Điều tra, nghiên cứu nắm chắc nhu cầu thị trường về sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ để lựa chọn và quyết định quy mô sản xuất và phương án sản xuất kinh
doanh tối ưu.
 Chuẩn bị tốt các đầu vào cần thiết như lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ và
tiền vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh theo quy mô sản xuất và phương án

đã đề ra
 Tổ chức tốt quá trình kết hợp chặt chẽ các yếu tố cơ bản của đầu vào quá trình
sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa và thực hiện dịch vụ mà nhu cầu thị trường chấp
nhận về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả.
 Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ theo hợp đồng đã
được kí kết để thu nhanh tiền cho quá trình tái sản xuất kinh doanh tiếp theo.
 Khi phân tích kinh tế, doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các khâu trên, tức là
không chỉ chú ý đến những hoạt động bên trong doanh nghiệp mà còn phải chú
ý đến những yếu tố tác động bên ngoài doanh nghiệp. Do đó các phương pháp
phân tích rất đa dạng.


 Trong phân tích kinh tế, 3 loại phân tích: phân tích trước, phân tích tác nghiệp
và phân tích sau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phân tích trước kế
hoạch phát triển nhằm xây dựng chiến phát triển của doanh nghiệp, phân tích
đánh giá đầu tư, phân tích đánh giá các giải pháp thiết kế, xây dựng các phương
án sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường…
 Trong cơ chế thị trường, nếu doanh nghiệp xác định chiến lược kinh doanh
không chính xác sẽ gây thiệt hai ngay đến sản xuất kinh doanh và lợi ích vật
chất của doanh nghiệp, do đó buộc doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng , có
trách nhiệm cao khi xác định kế hoạch, đánh giá phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch
 Những quan điểm càn quán triệt khi phân tích kinh tế
 Quan điểm toàn diện hệ thống: quan điểm này thể hiện ở chỗ phải nghiên cứu
đầy đủ các mặt và xem xét các mặt đó trong mối quan hệ mật thiết với nhau
không những khi phân tích tổng hợp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, mà ngay cả khi đánh giá từng mặt hoạt động phân tích chuyên đề.
Theo quan điểm này khi phân tích phải kết hợp phân tích tổng hợp với đi sâu
phân tích có trọng điểm, phân tích cụ thể những khâu yếu, khâu chính của hoạt
động kinh tế trong doanh nghiệp.

 Quan điểm động: khi phân tích phải xem xét các hiện tượng,quá trình kinh tế
trong sự phát triển, phải chú ý đến diễn biến của tình hình, đánh giá tình hình
hiện tại trong mối quan hệ, giữa các thời kì khác nhau.
 Quan điểm cụ thể, thiết thực: khi phân tích cần phải năm vững tình hình cụ th,
phải phân tích theo yêu cầu của thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong
tùng thời kì, giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Quan điểm hạch toán kinh doanh: khi phân tích phải dựa trên hạch toán kinh
doanh đẻ danhd giá hoạt động sxkd của doanh nghiệp thể hiện ở sự tự chủ trong


sản xuất kinh doanh tự chủ về tài chính, giải quyết đúng mối quan hệ về lợi ích
giữa nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động, không ngừng nâng cao doanh
lợi và nguồn tích lũy cho doanh nghiệp.

Câu 6: Tổ chức phan tích hoạt động kinh tế trong
doanh nghiệp
 Bước 1: lập kế hoạch phân tích
 Thu thập dữ liệu
Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi phân tích để tiến hành thu thập, xử lý tài
liệu.
Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích bao gồm:
 các văn bản của các cấp Đảng có liên quan đến hoạt động sản suất kinh doanh
của doanh nghiệp.
 các nghị quyết, chỉ thị của chính quyền các cấp và cơ quan quản lý cấp trên có
liên quan tới hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp
 các tài liệu về môi trường hoạt động của doanh nghiệp
 các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán
 các tài liệu hạch toán hoạch toán nghiệp vụ kĩ thuật, hạch toán thống kê, hạch
toán kế toán

 các biên bản hội nghị, biên bản kiểm tra, xử lý
Trước khi tiến hành phân tích, các tài kiệu cần phải được kiểm tra:
 kiểm tra tính chất hợp pháp của tài liệu ( trình tự lập, ban hành, người lập, cấp
có thẩm quyền kí duyệt,…)
 kiểm tra tính chính xác của nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu
Sau khi lựa chọn và kiểm tra các tài liệu cần được chỉnh lý- chỉnh lý tài liệu
được tiến hành qua các bước sau:


 đưa các chỉ tiêu tuyệt đối về các giá trị tương đối và những thước đo quy ước.
Trong phân tích kinh tế sử dụng rộng rãi các đại lượng tương đối, chủ yếu là
phần tram và các hệ số khi cần thiết liên kết vào bảng chung. Bên cạnh các phần
tram và hệ số, người ta còn tính các chỉ số cho phép nghiên cứu nhịp độ tăng
,giảm và động thái của nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng.
 phân tích tổ các chỉ tiêu. Nhờ phân tích tổ các hiện tượng phức tạp, nhiều vẻ, đa
dạng, được phân chia thành nhiều loại, các nhóm đặc trưng, từ đó đảm bảo khả
năng đánh giá đúng đắn những tài liệu thu tập được.
 tính số bình quân. Các số bình quân cần thiết tỏng phan tích kinh tế đặc trung
tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch và các chỉ tiêu báo cáo thuộc về các tổng thể lớn
đồng nhất về chất lượng
 hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu. hệ thống và tổng hợp các tài liệu vào các dạng
các bảng và đồ thị phân tích. Bảng phân tích- tài liệu ban đầu của phân tích. Các
bảng phân tích được chia thành các loại sau
 Các bảng biểu thị động thái của các chỉ tiêu. Chúng có thể lập theo số liệu của
nhiều năm, nhiều quý, nhiều tháng,….
Các bảng cơ cấu (phân chia các chỉ tiêu tổng hợp thành các chỉ tiêu cá biệt
thành phần).
 Các bảng so sánh song song lẫn nhau các chỉ tiêu, trong đó so sánh các chỉ tiêu
có liên quan với nhau.
 Các bảng liên hợp, kết hợp các bộ phận của bẳng khác nhau: hoàn thành kế

hoạch và động thái, động thái và cơ cấu,…những bảng này được sử dụng rộng
rãi trong phân tích, kinh tế.
 Bước 2: tiền hành công tác phân tích
 Đánh giá chung tình hình sử dụng phương pháo so sánh các chỉ tiêu đã phân
tích được xác định theo từng nội dung phân tích để đánh giá chung tình hình.
Có thể so sánh chỉ tiêu trên tổng thể kết hợp với việc so sánh theo từng bộ phận
cấu thành của chỉ tiêu từ đó đánh giá chính xác kết quả, xu hướng phát triển và


mối quna hệ qua lại giữa các mặt hoạt động sản suất kinh doanh của doanh
nghiệp.

 Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với đối
tượng được phân tích. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản
suất kinh doanh của doanh nghiệp . tùy theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung
cấp thông tin để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích. Sau đó
vận dụng các phương pháp thích hợp để xác định chiều hướng và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đối với đối tượng phân tích.
 Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về kết quả hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp và đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản suất
kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Câu 7: Ý nghĩa của hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh
tế và hệ thống hóa các chỉ tiêu
 Ý nghĩa của hệ thống chỉ tiêu:
 hệ thống các chỉ tiêu phân tích kinh tế của doanh nghiệp xây dựng phục vụ cho
lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm vững tình hình hoạt động sản suất kinh doanh
trên tất cả các lĩnh vựa hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kì. Đặc biệt
nó rất cần thiết trong việc trợ giúp quá trình ra quyết định tác nghiệp cũng như
tác nghiệp chiến lược lãnh đạo của doanh nghiệp.

 phân tích kinh tế hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp ằng phương
pháp phân tích phù họp dựa trên các chỉ tiêu phản ánh quá trình và kết quả hoạt
động sản suất kinh doanh, vì hệ thống chỉ tiêu được xem là công cụ quan trọng
của công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp.


 Tóm lại hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế hoạt động sản suất kinh doanh của
doanh nghiệp là một công cụ quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp. hệ thống
chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá, kiểm tra và quản lý các hoạt động sản suất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo cách đặt vấn đề và đặc điểm của doanh
nghiệp có thể xây dựng có thể xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù họp cho phép
thông qua đó có thể nhận định tình hình sản suất kinh doanh của toàn doanh
nghiệp hay tình hình hoạt động của các lĩnh vực ,bộ phận. Những nhận định đạt
được qua hệ thống có thể liên quan tới tương lai, hiện tại hay quá khứ. Việc tính
toán các chỉ tiêu trong hệ thống các hỉ tiêu có liên quan đến toàn bộ doanh
nghiệp hoặc tới các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp.



×