Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy Tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.9 KB, 17 trang )

PHÒNG GD – ĐT TP CÀ MAU
TRƯỜNG TH VĂN LANG



LÝ THUYẾT MÔN HỌC VẦN
LỚP 1
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS làm quen và nhận biết được các âm, vần, tiếng đã học.
Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự
vật, hiện tượng, phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung của từng chủ đề.
HS lắng nghe, đọc và viết được các âm vần đã học một cách chắc chắn
biết ghép các âm để tạo thành tiếng mới.
Nhận biết được sự khác nhau giữa các âm, các thanh nhận biết sự thay
đổi về độ cao ngắt hơi đúng chỗ.
Nghe hiểu câu hỏi đơn giản, nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
Nói đủ rõ ràng, thành câu, biết đặt câu hỏi và biết trả lời, để được câu
chuyện đơn giản.
Đọc thành tiếng, biết cầm sách đọc đúng tư thế, đọc trơn nhanh, hiểu một
số từ ngữ thông thường.
lớp một coi trọng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng quan trọng là kỹ
năng viết.
B. NỘI DUNG:
Phần học vần có 103 bài, mỗi bài dạy trong 2 tiết, mỗi tiết dạy 5 bài.
Các bài của phần học vần có 3 dạng cơ bản là:
+ Llàm quen với âm và chữ.
+ Dạy học âm – vần mới
+ Ơn tập âm vần.
Phần luyện tập tổng hợp bố trí theo tuần. Nội dung luyện tập tổng hợp
được thể hiện theo phân môn.
+ Tập đọc


+ Chính tả
+ Kể chuyện
+ Tập viết
* Thiết kế của mỗi bài được thể hiện qua các nội dung chính sau:
a. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nghe đọc viết được các âm vần tiếng đã học.


- Đọc được từ ngữ ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
b. Đồ dùng dạy học:
SGK – SGV tranh minh họ bài học, bộ ghép chữ tiếng Việt lớp 1.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3 . Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài học.
b. Dạy bài mới: GV dạy âm – vần mới.
c. Luyện tập: Luyện đọc, luyện viết, luyện nói
4. Củng cố dặn dò:
5. Nhận xét tiết học:
Ngoài các hoạt động dạy học GV còn tổ chức các trò chơi theo gợi ý của
mỗi cụm bài để tiết học thêm sinh động khắc sâu kiến thức hơn qua trò chơi.
Phường 4, ngày 5 tháng 10 năm 2011
Người trình bày

Mã Thò Thùy Linh


PHÒNG GD – ĐT TP CÀ MAU

TRƯỜNG TH VĂN LANG



LÝ THUYẾT MÔN TOÁN
LỚP 1
I. MỤC TIÊU:
Dạy toán ở tiểu học giúp học sinh:
Bước đầu có một số kiến thức cơ bản về phép đếm và các số tự
nhiên trong phạm vi phép cộng, trừ trong phạm vi 100, đo độ dài trong
phạm vi 20cm, các ngày trong tuần lễ, tập xem đồng hồ, một số hình
học như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, giải bài toán có lời văn.
Hình thành và rèn luyện đọc, viết, đếm trong phạm vi 100, đo và
ước lượng độ dài đường thẳng.
II. CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 1:
Là một bổ phận của chương trình môn toán ở TH khắc phục một số
tồn tại của dạy toán lớp 1 trong giai đoạn vừa qua thực hiện những đổi
mới về giáo dục về toán lớp 1 nói riêng và TH nói chung về đáp ứng
những nhu cầu của GD và ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
Thời lượng dạy toán ở TH tối thiểu là 4 tiết/ tuần mỗi tiết học từ 30
– 35 phút. Như vậy thời lượng toán gồm 4 x 35 = 140 tiết.
+ Về số học các số từ 1 – 10 đến các số 100.
+ Các đấu >, < , =
+ Phép cộng, phép trư ø 3 – 10
+ Cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100.
+ Giải thích đơn vò cm.
+ Giải thích toán có lời văn.
+ Các ngày trong tuần lễ.
+ Nhận dạng các hình: vuông, tròn, tam giác.

QUY TRÌNH LÊN LỚP
A. Mục tiêu:


B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
- Ổn đònh lớp:
- Kiểm tra bài cũ:
- Dạy bài mới:
- Nhận xét tiết học:

Ngày 5 tháng 10 năm 2011
Người trình bày

Mã Thò Thùy Linh


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
**********
Phường 4, ngày15 tháng 9 năm 2011

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:

Một số biện pháp
Giáo dục học sinh cá biệt

- Tên cá nhân thực hiện: Mã Thị Thùy Linh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011 đến ngày 30/5/2015

1. Sự cần thiết,mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
“ Vì lợi ích 10 năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Làm công tacù giáo dục là một nhiệm vụ vẻ vang: trồng người để có được
bác só, luật sư, kó sư…Thì phải qua bậc tiểu học đi lên. Dạy họ là trách nhiệm
của thầy cô mà cũng là trách nhiệm của toàn xã hội. HS chúng ta đa số ngoan
hiền, chăm chỉ học tập. Song bên cạnh đó cũng còn một số em cá biệt. Sự cá
biệt có thể là về hạnh kiểm, cũng có thể là học tập. Dạy 1 học sinh cá biệt
không phải là một việc bình thường như dạy các em học sinh ngoan.
Nhiệm vụ của học sinh học tập là chủ ́u, tuy nhiên lứa t̉i học sinh tiểu học là
lứa t̉i vừa chơi vừa học. Dưới sự hướng dẫn,giáo dục của thầy cơ giáo, bước đầu
hình thành nhân cách cho các em và ngày càng phát triển trở thành mục tiêu phấn dấu
trong học tập. Do đó giáo dục tinh thần thái đợ, đợng cơ học tập đúng đắn cho học
sinh là u cầu đầu tiên của việc hình thành tính tự giác, tích cực tự lực trong học tập.
Bên cạnh đó cần phải hình thành cho học sinh thói quen tớt về ý thức học tập cũng
như trong sinh hoạt nhằm giúp các em bước đầu biết tơn trọng và chấp hành kỷ ḷt.
Điều này khơng những giúp các em học tập đạt kết quả cao mà còn là cơ sở quan
trọng để hình thành nhân cách mợt cơng dân tớt cho xã hợi sau này. Khơng ai khác
ngoài giáo viên mới có thể giúp các em đạt được kết quả này thơng qua cơng tác chủ
nhiệm.
Trong suốt chặng đường dạy học, tôi đã gặp không ít học sinh cá biệt và
làm thế nào để dạy các em học sinh cá biệt cho tốt, đó là niềm trăn trở của tôi.
Qua thực tế tôi đã thành công, nay tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt ” viết thành sáng kiến kinh nghiệm để trao đổi cùng các bạn.


2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến này, bản thân tơi đã áp dụng nhiều năm và mang lại hiệu quả rõ
rệt nên đã chia sẻ với tất cả giáo viên cùng trường, những đồng nghiệp để cùng
nhau thực hiện . Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học

tập ở các năm học qua .
3. Mơ tả sáng kiến:
a. Thực trạng:
Trường TH Văn Lang nằm trên khoảng đất rộng, bên đường Lâm Thành
Mậu khóm 4. HS của trường là một phần của phường, một phần ở xã An
Xuyên. Đòa bàn dân cư trải dài, phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khác
nhau, trình độ khác nhau. Vì vậy, việc quan tâm đến việc học của các em
cũng chưa đồng đều, còn lỏng lẻo chưa đúng mức.
b.Thuận lợi – khó khăn:
Đoàn thể nhà trường luôn quan tâm, có biện pháp giúp đỡ GV trong
việc giáo dục học sinh.
Phụ huynh HS đa phần bận bòu việc hay lo vất vả trong cuộc sống nên
sụ quan tâm con em chưa tốt trong học tập và rèn luyện còn phó thác cho
nhà trường.
c. Biện pháp thực hiện:
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi xin nêu một số biện
pháp giảng dạy và giáo dục cho HS cá biệt như sau.
- Đầu năm học nhận lớp, GVCN nắm tình hình lớp, nắm HS cá biệt của
lớp.
- GVCN gặp gỡ phụ huynh HS cá biệt để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình,
sinh sống của HS cá biệt.
- GVCN lên kế hoạch giảng dạy giáo dục, giáo dục HS cá biệt ngay ở
tháng 9:
+ Ở lớp sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho tiện việc theo dõi, giúp đỡ HS cá
biệt học tập và rèn luyện.
+ Kể những mẩu chuyện có tính giáo dục nhằm vào chỗ cá biệt của
HS nhằm cảm hóa các em.
+ Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng của tổ có HS cá biệt theo dõi giúp đỡ
bạn cá biệt, sữa chửa dần tính xấu, chăm chỉ học tập.
+ Tuyên dương việc học tập cũng như rèn luyện của HS cá biệt khi em

có tiến bộ.


+ Tuyệt đối không sử dụng nhục hình để phạt khi HS cá biệt phạm lỗi
để tránh cho em cảm thấy xa cách hơn với tập thể, ghét thầy cô…
+ GVCN tranh thủ gặp PHHS 2 lần/tháng để có thông tin của em ở
nhà.
+ GVCN lập thời gian biểu cho HS , chú ý nhiều ở HS cá biệt, phân
công bạn ở cùng nhà cùng học với HS cá biệt
+ Ngoài ra GVCN còn dành tình cảm của mình để giúp đỡ các em HS
cá biệt về vật chất theo khả nằng của mình nếu các em thiếu đồ dùng học
tập, SGK, tập vở hoặc chỉ có 1 bộ quần áo đi học…
Với những việc làm như trên, tôi đã có kết quả tốt về việc giảng dạy và
giáo dục HSCB.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Trong năm học 2010-2011 lớp tôi có em Lê Thanh Tâm là học sinh cá
biệt. Gia đình em Tâm là một gia đình nghèo, thường ngày đến lớp với bộ
quần áo dơ bẩn, tập vở không đầy đủ, luôn không thuộc bài và không viết
bài lại còn hay chọc phá bạn bè, mất trật tự trong giờ học.

Biện pháp khắc phục:

- Đến nhà gặp gỡ PHHS để nắm rõ hoàn cảnh gia đình của em như
thế nào, biết gia đình rất nghèo, cha mẹ em làm mướn đến tối mới về nhà,
không có thời gian chăm sóc quan tâm đến việc học tập của em .
Khi nắm rõ hoàn cảnh của gia đình em, tôi đã có kế hoạc như sau:
- Tổ chức cho các bạn ở gần nhàTâm, giúp đỡ em học tập ở nhà, các
em ở lớp giúp bạn để bạn có đủ SGK, tập vở, dụng cụ học tập.
- lớp bố trí cho em học khá, ngoan ngồi cạnh Tâm, chỉ dẫn em học
tập.

- GVCN ghi cụ thể thời gian biểu cho Tâm, phân công bạn ở gần nhà
theo dõi cùng thực hiện với em , với hình thức đôi bạn học tập
- lớp, 15 phút chủ nhiệm cho HS báo cáo nhanh tình hình học tập
của các em ở nhà. Chủ nhiệm tổng kết tuyên dương, nhắc nhở các em (chú
ý đến Tâm nhiều nhất )
- Trong các tiết dạy, tôi luôn tạo điều kiện để em phát huy khả năng
của em, giúp em xóa dần mặc cảm, tự ti để vươn lên, bầu em làm nhóm
trưởng khi thảo luận, em luôn hăng say phát biểu ý kiến. Khi lao động lớp,
em luôn năng nổ, tham gia nhiệt tình và làm tốt công việc được giao, dần
dần em tạo được sự tín nhiệm của các bạn và chuyện quậy phá không còn
tái diễn.


Qua HKI, Tâm có tiến bộ rõ rệt, tiếp tục giáo dục và rèn luyện cuối
năm em được xếp loại HS tiên tiến.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Đối với sáng kiến này tơi nhận thấy tầm ảnh hưởng của nó rất rộng, vì
mỗi giáo viên nếu u nghề, tận tâm với học sinh của mình ln mong
muốn làm thế nào để kết quả học tập của lớp mình đạt hiệu quả cao, do
vậy cần phải tìm tòi, học hỏi để phát huy hơn nữa thành quả đạt được.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong cơng tác dạy và học, tơi xin có một số ý
kiến đề xuất sau:
- Nhân rộng những đề tài hay về cơng tác giảng dạy, để GV cùng nhau
học tập
- Tổ chức nhiều chun đề về chun mơn để GV được học tập, trao đổi
nhau để cùng nhau tiến bộ
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt hơn.


Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..

Ngày 19 tháng 3 năm 2012
Ngườibáo cáo

Mã Thò Thùy Linh


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
**********
Phường 4, ngày19 tháng 3 năm 2011

Báo cáo

TĨM T ẮT NỘI DUNG HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:

Một số biện pháp
Giáo dục học sinh cá biệt

- Tên cá nhân thực hiện: Mã Thị Thùy Linh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011đến ngày 30/5/2012
1. Sự cần thiết,mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến này, bản thân tơi đã áp dụng nhiều năm và mang lại hiệu quả rõ

rệt nên đã chia sẻ với tất cả giáo viên cùng trường, những đồng nghiệp để cùng
nhau thực hiện . Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học
tập ở các năm học qua .
3. Mơ tả sáng kiến:
a.Thực trạng:
b.Thuận lợi – khó khăn:
c. Biện pháp thực hiện:
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Đối với sáng kiến này tơi nhận thấy tầm ảnh hưởng của nó rất rộng, vì
mỗi giáo viên nếu u nghề, tận tâm với học sinh của mình ln mong
muốn làm thế nào để kết quả học tập của lớp mình đạt hiệu quả cao, do
vậy cần phải tìm tòi, học hỏi để phát huy hơn nữa thành quả đạt được.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Với mong muốn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong cơng tác dạy và
học, tơi xin có một số ý kiến đề xuất sau:
- Sau khi được cơng nhận, sáng kiến này sẽ nhân rộng, để GV cùng nhau
học tập
- Tổ chức nhiều chun đề về chun mơn để GV được học tập, trao đổi
nhau để cùng nhau tiến bộ
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt hơn.
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Ngày 19 tháng 3 năm 2012
Người báo cáo


Mã Thò Thùy Linh


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
**********
Phường 4, ngày19 tháng 3 năm 2012

ĐỀ NGHỊ
CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gởi: Hội đồng xét, cơng nhận sáng kiến Thành phố cà Mau

- Họ và tên : Mã Thị Thùy Linh
- Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Văn Lang
Đề nghị Hội đồng sáng kiến cơng nhận sáng kiến năm 2012 như sau:
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
2. Sự cần thiết ( Lý do nghiên cứu ):
Trong suốt chặng đường dạy học, tôi đã gặp không ít học sinh cá biệt và
làm thế nào để dạy các em học sinh cá biệt cho tốt, đó là niềm trăn trở của
tôi. Qua thực tế tôi đã thành công, nay tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo
dục học sinh cá biệt ” viết thành sáng kiến kinh nghiệm để trao đổi cùng các
bạn.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
a.Thực trạng:
b.Thuận lợi – khó khăn:
c. Biện pháp thực hiện:
4 . Phạm vi áp dụng:

Sáng kiến này được áp dụng ngay tại lớp 1A do tơi chủ nhiệm năm học
2010-2011
5. Hiệu quả đạt được:

Với sự cố gắng, kiên trì và thực hiện theo những biện pháp đã nêu trong
sáng kiến. Qua HKI, Tâm có tiến bộ rõ rệt, tiếp tục giáo dục và rèn luyện
cuối năm em được xếp loại HS tiên tiến và xóa đi hạnh kiểm chưa hồn
thành, em ln ngoan ngỗn, khơng còn phá phách và nhất là chú ý học tập
rất tốt.
.

Ngày 19 tháng 3 năm 2012
Người đề nghị


Maõ Thò Thuøy Linh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
**********
Phường 8, ngày15 tháng 3 năm 2012

Báo cáo

HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:

Một số biện pháp
trong quá trình phụ đạo học sinh yếu

- Tên cá nhân thực hiện: Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 22/8/2010 đến ngày 25/9/2011
1. Sự cần thiết,mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong nhiều năm qua, với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm, được giảng

dạy ở nhiều lớp khác nhau, tôi đã đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc
phụ đạo, bồi dưỡng cho những em chậm tiến bộ. Thực tế cho thấy trong mỗi
trường, mỗi lớp, trình độ học sinh không thể nào đồng đều. Vì thế mặt bằng kiến
thức sẽ có sự chênh lệch về tỉ lệ học sinh ở mỗi loại: khá, giỏi, trung bình và
yếu.Cụ thể trong năm học 2010-2011 , lớp 2C do tôi chủ nhiệm có 43 học sinh.
Đầu năm học , sau khi khảo sát chất lượng chỉ có 10em giỏi, 12 khá, 11 trung
bình và 10 em yếu chiếm 23,3% , trong 10 em yếu có 4 em không đọc được,nhìn
tỉ lệ học sinh yếu như trên đối với tôi quả là sự bất ngờ và là một gánh nặng
nghìn cân.Theo tôi nghĩ, HS yếu thường có nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Đa số hoàn cảnh gia đình do cha mẹ ly hôn,các em thiếu người
quan tâm, chăm sóc
- Do khả năng kém phát triển , nhận thức, tiếp thu còn hạn chế
- Do học sinh bị hỏng kiến thức ở lớp dưới
- Do trong hè các em mãi vui chơi, không ôn lại kiến thức cũ
- Do tác động xấu từ cơ chế thị trường nên học sinh không có động
lực học tập đúng đắn
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, môi trường sống không thuận lợi
dẫn đến điều kiện học tập khó khăn
Từ những lý do chủ quan cũng như khách quan nêu trên, dẫn đến tình
trạng học sinh yếu. Trong quá trình giảng dạy nếu như người GV có quan tâm
đến HS yếu chắc chắn sẽ tìm những biện pháp khắc phục để giảm dần tỉ lệ HS
yếu và xóa dần khoảng cách mặt bằng kiến thức của lớp.


Bản thân tôi, với góc độ là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng muốn
lớp mình có nhiều HS giỏi, nhất là không có HS yếu nên tôi luôn trăn trở làm
thế nào để cuối năm không còn học sinh yếu và tỉ lệ HS khá giỏi cũng phải cao
hơn. Đây không chỉ là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm mà còn khẳng
định chính mình, còn là trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm của một giáo viên
phải tìm được hướng đi cho mình .

Sau nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi rút ra được một số kinh
nghiệm, biện pháp thích hợp để kích thích sự tự tin, niềm ham mê học tập, khơi

dậy tiềm năng còn tiềm ẩn của học sinh, góp phần vào công tác phụ đạo HS yếu
( chủ yếu là môn Toán và Tiếng Việt ). Vì vậy tôi chọn đề tài “ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU” để cùng chia sẻ.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:

Với sáng kiến này, bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm và hiệu quả rõ rệt
nên đã chia sẻ với tất cả giáo viên cùng trường, những đồng nghiệp để cùng
nhau thực hiện . Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học
tập ở các năm học qua .
6. Mô tả sáng kiến:
a) Tìm hiểu thông tin:

Vào đầu năm học tôi xin phép BLĐ để liên hệ cán bộ văn phòng mượn
sổ theo dõi kết quả đánh giá kiểm tra của năm học trước để nắm thông tin về
hạnh kiểm, học lực cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em. Sau kì khảo sát
chất lượng học tập đầu năm (chủ yếu là môn toán và tiếng Việt) nắm bắt cụ thể
khả năng của từng em .Đồng thời trong quá trình giảng dạy tôi luôn gần gũi
học sinh để thu thập thêm thông tin và đã cơ bản nắm được các nguyên nhân
dẫn đến học sinh yếu Số học sinh yếu tôi phân loại theo từng nhóm đối tượng
cụ thể để dễ theo dõi trong quá trình giảng dạy.
b) Phân học sinh yếu theo nhóm đối tượng:

Từ kết quả diều tra thực trạng tôi phân các đối tượng học sinh yếu theo
từng nhóm như sau:
Nhóm 1: DO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH BỊ HẠN CHẾ:

Đây là đặc điểm mang tính chất cá nhân, là kết quả của tính không linh

hoạt trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, do ảnh hưởng cả sự suy
giảm sức khỏe. Ở những học sinh này, khả năng tiếp thu kiến thức mới rất hạn
chế, các em thường cảm thấy khó hiểu, khó nhớ dẫn đến không hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Nhiều giáo viên thường gọi những học sinh này là “ Tối dạ”
và cho rằng việc dạy các em như “ Nước đổ đầu vịt”.
Nhóm 2: DO HỌC SINH BỊ HỎNG KIẾN THỨC TỪ LỚP DƯỚI:

Đây là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan, có nhiều học sinh đã không lĩnh hội được đầy đủ kiến thức cơ bản
của các chương trình học ở các lớp dưới. Vì thế những học sinh lớp 3 khi thực
hiện những phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản vẫn không thực hiện thành
thạo hay việc đọc bài, việc viết chính tả vẫn gặp khó khăn…


Nhóm 3: DO KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐÚNG ĐẮN:

Với những học sinh này, việc học không mang lại lợi ích thiết thực cho
bản thân mà chỉ công việc mang tính bắt buộc (do cha mẹ bắt học…) cho
nêncácem không chú tâm, không nổ lực trong việc học tập; mà chỉ mang tính
qua loa, chiếu lệ do đó kết quả học tập đạt rất thấp so với khả năng hoàn thành
của bản thân.
Nhóm 4: DO MÔI TRƯỜNG SỐNG KHÔNG THUẬN LỢI:

Có những học sinh bản thân không phải là những học sinh yếu nhưng
do gia đình không hòa thuận hoặc do cha mẹ không giám sát việc học hành hay
gia đình khó khăn về kình tế nên dần dần các em lơ là trong việc học hành, kết
quả học tập cứ tụt dần dẫn đến từ học sinh trung bình trở thành học sinh yếu.
c) Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu:

Việc xác định nguyên nhân học sinh yếu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

vì nó giúp giáo viên xác định được các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến kết quả
học tập của học sinh, từ đó có biện pháp giúp đỡ phụ đạo thích hợp như:
a. Đối với học sinh nhóm 1:

Là những họ sinh có khả năng tiếp thu chậm nên việc hoàn thành kiến
thức đối với các em cần thực hiện với sự trợ giúp của đồ dùng trực quan.
Trong mỗi bài học nội dung nào cần phải giải quyết gọn, không kéo dài vì sức
chú ý của học sinh còn thấp, cần sử dụng các câu hỏi phụ, vừa sức sẽ có tác
dụng giúp học sinh dần nhận ra các dấu hiệu bản chất của vấn đề, cần cho các
em lập đi lập lại các nhiệm vụ tương tự như nhau để khắc sâu kiến thức, càng
kiểm tra thường xuyên kết quả học tập để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Đối với học sinh nhóm 2:
Tăng cường khâu ôn luyện kiến thức cũ, kết hợp với trang bị kiến thức mới
thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập có chứa các kiến thức mà học sinh chưa
nắm rõ. Không chê trách học sinh trước đông người làm ảnh hưởng đến tâm
sinh lý và sự phấn đấu của học sinh.
- Đối với học sinh nhóm 3:
Đối tượng này phải thường xuyên động viên khuyến khích kết hợp với
giao nhiệm vụ cụ thể, tuyên dương khen ngợi kịp thời, tạo điều kiện để học
sinh thể hiện năng lực của mình trước thầy cô, bạn bè cùng lớp. Qua những
việc làm này học sinh sẽ dần tìm thấy niềm vui, sự hứng thú trong học tập.
Ngoài ra, tôi còn kể các câu chuyện cho các em nghe về những tấm gương nhỏ
vượt khó mà thành công trong việc học tập để các em lấy đó làm gương tự nổ
lực vươn lên.
- Đối với học sinh nhớm 4:
Với những học sinh này tôi chủ động trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để tìm
hiểu nguyên nhân, nắm rõ hoàn cảnh thực tế của học sinh, tư vấn cho gia đình
biện pháp quản lý, giáo dục con em đồng thời bàn về việc học tập của các em
để giúp đỡ các em vươn lên trong học tập.
* Những việc cần lưu ý khi lên lớp:



- Chú ý sắp xếp cho từng đối tượng học sinh ngồi ở vị trí thuận lợi để học sinh
dễ nhìn, dễ nghe, dễ thực hành.
- Thường xuyên theo dõi tình hình để lĩnh hội kiến thức của từng học sinh.
Tổ chức phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu bằng hình thức
thành lập đôi bạn “Cùng tiến”. Bởi nhiều học sinh yếu, rất ngại khi phải trình
bài những khó khăn gặp phải khi làm bài tập. Nhưng các em sẵn sàng tiếp
nhận sự gợi ý của người thân, cùng lớp, gần nhà.
- Cần sửa chữa những lỗi sai mà các em mắc phải bằng cách đưa ra những
tình huống đúng, sai để các em có cơ hội thể hiện. Hướng dẫn học sinh ôn tập
thường xuyên, liên tục nhắc nhở những kiến thức đã được thực hiện ngay trong
mỗi bài học.
- Thường xuyên khích lệ, tạo cơ hội để học sinh yếu phát biểu với những
nội dung câu hỏi phù hợp khả năng để kích thích tư duy, tạo niềm tin cho các
em, biểu dương khen ngợi khi học sinh thực hiện được một việc dù là nhỏ
nhất.

- Lên lớp luôn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, nhất là sử dụng đồ
dùng trực quan ứng dụng vào bài học. Cuối tuần kiểm tra đánh giá, sinh hoạt
cụ thể ở lớp để nắm được trình độ học thực của học sinh, lập kế hoạch điều
chỉnh quá trình dạy học sao cho phù hợp với kiến thức của từng học sinh, giúp
các em lĩnh hội đầy đủ, chính xác những kiến thức của từng môn học.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn,
các tổ chức trong và ngoài nhà trường như: nhà trường tạo điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học, trao đổi cùng tổ chuyên môn về kế hoạch, biện
pháp phụ đạo học sinh yếu, phối hợp các tổ chức trong nhà trường tổ chức các
cuộc thi để học sinh giao lưu, trao đổi học tập; tham mưu Hội khuyến học, Hội
cha mẹ học sinh hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập; phối hợp với
gia đình học sinh thông qua các cuộc hợp định kỳ, qua phiếu liên lạc hay trực

tiếp gặp gỡ gia đình học sinh, trao đổi, động viên thêm…
7. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Với những biện pháp trên trong năm học 2010-2011 , lớp 2C do tôi chủ
nhiệm, có 4 em không biết đọc ngay từ đầu năm là :
1/ Văn Trọng Phát
2/ Nguyễn Thị Huyền Trân
3/ Mai Thị Vân Anh
4 Trần Đăng Khoa
. Qua tìm hiểu phân loại, có 2 em (Trọng Phát, Huyền Trân ) thuộc nhóm
1 và 2 em (Vân Anh , Đăng khoa ) thuộc nhóm 4.
Tôi xin BLĐ trường xuống lớp kiểm tra thực tế. và đề xuất biện pháp
phụ đạo ; BLĐ cho phép tôi phụ đạo các em trong giờ ra chơi hàng ngày, dạy
đọc, viết lại từ âm, vần, viết được âm nào thì phải đọc được âm, vần đó mới


chuyển sang âm, vần khác. Cứ thế ngày nào cũng được ôn, luyện ; sau mỗi
thời điểm kiểm tra, các em có tiến bộ rõ rệt
Qua thời gian nỗ lực kiên trì bằng những biện pháp nêu trên mang lại kết
quả khả quan, đến cuối năm học 4 em đều đọc, viết rất tốt, đó là cả một sự cố
gắng vượt bậc của cô trò chúng tôi. Cuối năm tỉ lệ học sinh khá giỏi đã tăng
cao và đặc biệt lớp tôi không còn học sinh yếu, cụ thể theo số liệu sau:
Thời
điểm

TSHS

Giỏi

Khá


T.Bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

Đầu
năm

43

10

23,3

12


27,9

11

25,6

10

23,3

HK I

43

15

34,9

12

27,9

12

27,9

4

9,3


HK II

43

24

55,8

19

44,2

10

23,3

/

/

8. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đối với sáng kiến nàytôi nhận thất tầm ảnh hưởng của nó rất rộng, vì
mỗi giáo viên nếu yêu nghề, tận tâm với học sinh của mình luôn mong muốn

làm thế nào để kết quả học tập của lớp mình đạt hiệu quả cao, do vậy cần phải
tìm tòi, học hỏi để phát huy hơn nữa thành quả đạt được.
9. Kiến nghị, đề xuất:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác dạy và học, tôi xin có một số ý
kiến đề xuất sau:

a.
Nhân rộng những đề tài hay về công tác giảng dạy, để GV cùng
nhau học tập
b.
Tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn để GV được học tập,
trao đổi nhau để cùng nhau tiến bộ
c. Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt
hơn.
Ngày 15 tháng 3 năm 2012
Người báo cáo

Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển


PGD _ ĐT TP CÀ MAU
Trường TH Văn Lang


LÝ THUYẾT MÔN :

TẬP ĐỌC

I. Mục tiêu:
- HS biết đọc tiếng Việt, biết dùng tiếng Việt một cách có ý thức làm công cụ
để học tập các môn học trong nhà trường nói riêng và trong nhận thức nói chung.
- Thông qua việc dạy học tiếng Việt giúp học sinh đọc, viết, nói và phát triển
tiếng mẹ đẻ.
- Học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa các âm, thanh điệu và sự thay
đổi về độ cao ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Nghe hiểu đơn giản, nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.

- Nói đủ rõ ràng thành câu, biết đặt câu hỏi và trả lời, kể được câu chuyện
đơn giản.
- Đọc thành tiếng, biết cầm sách đọc đúng, to, rõ, hiểu một số từ ngữ thông
thường.
- Khi đọc cần cầm sách đúng tư thế.
 Ở lớp 1 coi trọng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
I. Nội dung:
Phần tập đọc gồm có 37 bài
Phần thơ : 16 bài
Phần văn : 21 bài
Các bài được bố trí theo tuần, mỗi tuần 3 bài gồm các đoạn văn ngắn, tục
ngữ, đồng dao phù hợp với yêu cầu đọc chữ và rèn luyện kỹ năng, phù hợp với lứa
tuổi học sinh có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết, giao tiếp với các bạn
xung quanh giúp học sinh làm quen với không khí học tập tránh rụt rè, nhút nhát,
dám mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo sự hướng dẫn của
giáo viên trong các môi trường giao tiếp mới, giao tiếp văn hóa, giao tiếp học
đường v.v

Qui trình giảng dạy phân môn Tập đọc
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy bài mới
1. GV giới thiệu – ghi tựa bài
2. Luyện đọc


-

GV đọc diễn cảm cả bài
GV hướng dẫn học sinh đọc tiếng từ ngữ khó kết hợp giải nghĩa từ
Hướng dẫn đọc câu hay dòng thơ

Hướng dẫn đọc đoạn
Hướng dẫn đọc cả bài
Hướng dẫn học sinh thi đọc
Hướng dẫn đồng thanh đọc cả bài
Hướng dẫn học sinh phần ôn luyện
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài theo yêu cầu SGK

3. Luyện đọc bài học thuộc lòng
-

Từng học sinh đọc
Học sinh đọc từng nhóm
Giáo viên uốn nắn cách đọc
Hướng dẫn học thuộc lòng

4. Củng cố dặn dò
Ngày
DUYỆT CỦA BLĐ

tháng

năm

NGƯỜI BÁO CÁO



×