Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.42 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Phường 4, ngày 15 tháng 9 năm 2012

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4
- Tên cá nhân thực hiện: Huỳnh Kim Thường
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2012 đến 30/5/2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
a./ Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ của phân môn tập làm văn của trường Tiểu học:
- Tiếng Việt được dạy và học thông qua các phân môn khác nhau như: Học vần, Tập đọc,
Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trong đó phân môn tập làm
văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
- Phân môn tập làm văn góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc
dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá
trình lĩnh hội các tri thức khoa học.
- Học tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẽ đẹp của con người, thiên nhiên
qua các bài văn, đoạn văn tiêu biểu. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp
hướng tới cái chân thiện mĩ được định hướng trong các đề bài. Đó là những nhân tố quan
trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
b. Từ những yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới.
- Mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ chủ động, sáng tạo, linh hoạt thích ứng với xã hội
đang được đổi mới trở thành con người hoàn thiện nhằm phục vụ cho nước nhà.
- Hiểu sâu sắc hơn sự thay đổi trong mục tiêu giáo dục dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng kịp bằng với các nước khác trong khu vực. Muốn đạt được điều đó, yêu cầu đặt ra là
phải đổi mới giáo dục, tức là phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp để nâng
cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học.
c./ Thực trạng dạy và học Tập làm văn trong nhà trường hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn:
- Một số giáo viên chưa chú ý đến và chưa tìm ra cách hướng dẫn gợi mở giúp học sinh


yếu, học sinh trung bình tự làm bài nên các em còn chép bài chữa, bài mẫu. Đối với học
sinh giỏi, giáo viên chưa thật quan tâm đến yêu cầu nâng cao để phát triển khả năng cho
các em. Không ít giáo viên còn coi nhẹ, hạ thấp vị trí, yêu cầu luyện tập làm văn và không
1


tìm ra phương pháp thích hợp cho từng dạng bài tập làm văn, hạn chế kết quả học tập của
học sinh.
- Đối với những học sinh muốn học tập làm văn phải chịu khó tập nói, tập viết, tập dùng
từ đặt câu, viết đoạn,….không ngại tập đi tập lại, không ngại sửa đi sửa lại nhiều lần. Bản
thân giáo viên cũng cần kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp đỡ các em trong quá
trình học có như vậy việc dạy tập làm văn mới đạt hiệu quả cao. Trong chương trình Tiếng
Việt của bậc Tiểu học, Tập làm văn là phân môn nhằm rèn luyện cho học sinh cả bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Với thời lượng hai tiết trong một tuần, phân môn Tập
làm văn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài miêu tả như: Tả cảnh, đồ vật, con
vật, tả cây cối, kể chuyện thông qua các yêu cầu:
- Tìm hiẻu bài văn tả cảnh: Lập dàn ý; dựng đoạn mở bài; kết bài, viết đoạn văn, viết bài
văn tả cảnh. Đối tượng của bài văn tả cảnh ( đề bài cụ thể ) mà SGK đưa ra phong phú như:
Tả cảnh đường phố, tả cảnh gia đình em hoặc ngôi nhà.
- Tìm hiểu bài văn tả cây cối: lập dàn ý; viết đoạn văn, viết bài văn tả cây cối. Dạng này
yêu cầu các em học sinh phải rèn luyện kĩ năng tả các đối tượng sau: Tả một bộ phận của
cây ( lá, hoa, rể, quả,…); tả một loài hoa mà em thích, tả một cây non mới trồng, tả một cây
che bóng mát, tả một cây cổ thụ, tả một dàn dây leo…
- Tìm hiểu bài văn tả đồ vật: Lập dàn ý; viết đoạn văn, viết bài tả đồ vật. Dạng này yêu
cầu các em học sinh rèn luyện kĩ năng tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mà em yêu
thích nhất như: tả con mèo, tả con gà trống, tả con chó, tả con lợn,….
- Ngoài việc rèn luyện kĩ năng tập miêu tả, phân môn tập làm văn lớp 4 các em được rèn
luyện kĩ năng kể chuyện, thuyết trình, trao đổi và nâng cao các kĩ năng viết thư, điền vào tờ
giấy in sẵn được hình thành từ các lớp dưới.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:


Với sáng kiến này, được phổ biến với tất cả giáo viên trong khối và được áp dụng nhiều
năm, hiệu quả rõ rệt. Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học tập ở các
năm học qua .
3. Mô tả sáng kiến:
a./ Mục đích nhiệm vụ.
- Giáo viên cần tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy tập làm văn lớp Bốn.
- Tìm hiểu những biện pháp giảm độ khó, cách hướng dẫn gợi mở các câu hỏi bài tập làm
văn cho học sinh yếu, học sinh trung bình, nâng cao cho học sinh khá giỏi.
b./ Phương pháp.
- Phương pháp quan sát, khảo sát:
- Khảo sát tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên các tài liệu tham khảo để có them
những hiểu bết về phương pháp dạy tập làm văn, về đặc điểm trình độ của học sinh.
- Phươg pháp phân tích:
2


- Phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên phân môn tập làm văn, phân tích đặc điểm học
sinh lớp Bốn để có cách hướng dẫn phù hợp giúp học sinh tự làm được chứ không cung
cấp đáp án.
c./ Những kiến thức về các kiểu bài tập làm văn được học ở lớp 4.
- Kiến thức làm văn trang bị cho học sinh lớp 4 thông qua các bài luyện tập thực hành
trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 giúp cho học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về
văn miêu tả ( tả người, tả cảnh,…), có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh
giao tiếp để thực hành vân dụng các loại văn bản khác nhau như: ( Làm báo cáo thống kê,
làm đơn, làm biên bản, thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động, chuyển câu
chuyện thành kịch).
- Muốn dạy tốt các kiến thức trên chúng ta cần phải nắm vững cả hai mặt: Đặc điểm cụ
thể và cách tổ chức dạy học với các kiểu bài khác nhau.
d./ Các kĩ năng tập làm văn cần được rèn cho học sinh.

- Kĩ năng tìm hiểu đề.
- Kĩ năng quan sát tìm ý
- Kĩ năng lập dàn ý
- Kĩ năng nói, viết thành đoạn văn, thành bài văn.
- Kĩ năng sửa lỗi hoàn chỉnh bài làm.
e./ Đặc điểm của học sinh.
- Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, học sinh yếu, học sinh trung bình vẫn
còn nhiều. Thiếu các phương tiện, hình ảnh dạy tập làm văn.
- Từ những yếu tố trên và thực tế giảng dạy. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và
theo dõi sát sao việc đổi mới phương pháp dạy học đồng thời thường xuyên dự giờ thăm
lớp, mở chuyên đề nhằm đánh giá toàn diện giáo viên và chất lượng học tập của học sinh,
đổi mới đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học.
- Đối với học sinh yếu, học sinh trung bình đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy phù hợp,
phải hướng dẫn tỉ mỉ. Phải nghiên cứu và soạn bài thật chi tiết. Cần biết cách động viên kịp
thời để các em tự tin, phấn đấu tham gia học tập một cách có ý thức đồng thời phải giảm
khó cho học sinh.
- Đối với học sinh khá, giỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa cung cấp cần phải mở rộng
kiến thức và bài tập câu hỏi cao hơn để nâng cao dần suy nghĩ tưởng tượng và khả năng thể
hiện trong bài làm của các em.
* THỰC TẾ DẠY TẬP LÀM VĂN.
1./ Những thuận lợi.
a./ Giáo viên:
- Được trang bị sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo, đồ dùng,….
3


- Giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên tham gia các lớp học nhằm nâng
cao trình độ, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống và
hiện đại phát huy được ưu thế của phương pháp đó làm cho giờ dạy tập làm văn đạt hiệu
quả cao.

b./ Học sinh:
- Đa số học sinh biết tự trao đổi, tranh luận, thảo luận những kiến thức hiểu biết của mình
cùng bạn.
- Học sinh có điều kiện tham gia học tập phát triển tư duy, óc sáng tạo vào học môn tập
làm văn.
2./ Những khó khăn.
a./ Giáo viên:
- Kĩ năng nói, viết, miêu tả, kể truyện,…. Chưa thật tốt. Chưa có kĩ năng “ chế biến”
giảm độ khó các bài tập cho học sinh yếu, soạn câu hỏi nâng cao cho học sinh giỏi. Bởi
vậy, trên lớp thường ít hướng dẫn học sinh yếu, học sinh trung bình mà chủ yếu là gọi học
sinh khá giỏi trình bày kết quả làm bài. Học sinh yếu, học sinh trung bình còn phải chép
bài chữa.
- Chấm bài học sinh chưa kĩ, còn chấm qua loa,…lời nhận xét ưu nhược điểm của bài văn
chưa cụ thể, chưa rõ rang, chưa mang tính chính xác.
b./ Học sinh:
- Một số ít chịu học hỏi, ít đọc sách báo nên vốn từ nghèo nàn, dùng từ chưa chính xác
câu văn chưa gãy gọn. Ngôn ngữ khô khan, cứng nhắc, khả năng nói viết câu yếu, không
lắng nghe bạn, thầy cô để tự kiểm tra, đối chiếu văn bản nói của bản thân với mục đích
giao tiếp và diễn đạt. Xác định sai thể loại, thiếu tính logic trong bài văn.
- Học sinh yếu, học sinh trung bình còn đọc chậm trong khi đó ngữ liệu của các bài văn
lại dài nên mất nhiều thời gian đọc. Cảm nhận văn học còn yếu.
- Học sinh chưa chăm học, chương trình học lại quá tải.

* NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC
SINH.
1./ Yêu cầu với giáo viên.
a./ Chuẩn bị soạn giáo án:
- Với những bài tập làm văn nói riêng, cũng như với mỗi bài tập Tiếng Việt nói chung
giáo viên cần chuẩn bị theo chương trình sau:
- Xác định được mục tiêu cơ bản của bài tập: bài tập nhằm giúp học sinh đạt mục đích gì?

Cơ sở để xây dựng bài tập
- Giải bài tập ( trình bày giáo án ) và chỉ ra, tách ra các thao tác cần thực hiện theo trình
tự trước sau để ra kết quả đúng.
- Dự tính những dự tính của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
- Đưa ra cách hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự làm được bài tập và làm đúng.
4


b./ Soạn giáo án:
- Sau khi đã xác định được mục đích của từng bài tập giải mẫu chỉ ra thao tác cần thực
hiện, dự tính những khó khăn của học sinh và có cách gợi ý, hướng dẫn cho từng bài tập,
giáo viên soạn giáo án theo trình tự các bước, các bài tập như qui định trong giáo án cần
ghi rõ các câu hỏi, gợi ý, cách thức giảm khó cho học sinh yếu, học sinh trung bình, câu hỏi
bài tập nâng cao cho học sinh khá, giỏi.
c./ Lên lớp:
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm của từng học sinh để có sự quan tâm phù hợp.
- Những câu hỏi có tính chất ôn lại kiến thức củ có liên quan để dạy học bài mới thuận lợi
nên dành cho đối tượng khá, giỏi để mất ít thời gian.
- Khi học sinh trình bày kết quả nên gọi học sinh giỏi đọc to thành tiếng, cả lớp đọc thầm
để tiết kiệm thời gian.
- Với những câu hỏi khó giáo viên có thể giảm độ khó bằng cách sau:
+ Chia câu hỏi nhỏ.
+ Thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt, gợi mở.
+ Đưa ra đáp án đúng/sai cho học sinh lựa chọn.
- Với những bài tập thực hành, giáo viên có thể giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập
bằng câu hỏi gợi ý, bằng lời giải thích, hướng dẫn học sinh làm thử 1 phần của bài tập và
nhận xét để định hướng cho học sinh.
- Với những bài tập, luyện tập có tác dụng hình thành một số kiến thức, kĩ năng ban đầu
về các loại văn bản khác nhau như báo cáo, thống kê, làm đơn, thuyết trình, tranh luận,
giáo viên cũng nên thực hiện các biện pháp nói trên nhằm giúp học sinh có một số hiểu biết

về mục đích giao tiếp để thực hành vận dụng.
- Với những bài luyện tập theo đề bài, giáo viên chủ động điều chỉnh tiến hành theo hai
hình thức nói và viết.
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết nhằm phục vụ
cho việc học tập và giao tiếp. Tuy nhiên mức độ yêu cầu có thể điều chỉnh phù hợp với khả
năng nhận thức của lớp mình, trường mình.
- Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả học tập qua từng giai đoạn để có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm năng cao chất lượng dạy và học tập làm văn.
d./ Yêu cầu đối với học sinh:
- Cần chuẩn bị bài trước khi học.
- Cần chăm đọc sách báo hay học thuộc bài mới, thơ hay, có ý thức tích cực luyện nói,
viết ở lớp cũng như ở nhà.
- Vận dụng rộng rãi vốn sống thực tế kết hợp trí tưởng tượng phong phú để áp dụng vào
bài nói, viết của mình sao cho phù hợp nội dung của bài. Tập trình bày một cách tự nhiên,
thoải mái chú ý nghe bạn nói để nhận xét rút kinh nghiệm cho bản thân các em. Đối với
dạy học tập làm văn lớp 4 giáo viên cần lưu ý:
1./ Kiểu bài nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày:
a./ Trao đổi ý kiến:
5


- Các vấn đề trao đổi ý kiến nhằm giúp các em biết dùng lời lẽ để thuyết phục người khác
ủng hộ ý kiến của mình. Để cuôc trao đổi ý kiến có kết quả, các em cần xác định rõ mục
đích cuộc trò truyện, chuẩn bị thông tin và lý lẽ để thuyết phục lại. Nên nhớ rằng chúng ta
chỉ đạt mục đích khi giữ vững ý kiến của mình những lời lẽ, cách nói năng phải mềm
mỏng, có sức thuyết phục.
b./ Giới thiệu địa phương.
- Để giới thiệu một trò chơi, một lễ hội hay nét đổi mới của địa phương, em phải tìm
hiểu, quan sát các trò chơi, lễ hội, thu thập thông tin để có sự hiểu biết về địa phương mình.
Cần chọn lọc để có những thông tin đặc sắc về sự đổi mới của quê hương. Để nâng cao yêu

cầu, các em tìm hiểu thêm một cảnh đẹp, một đặc sản và những thành tích của địa phương
để giới thiệu.
c./ Tóm tắt tin tức.
- Để tóm tắt tin tức, cần phân biệt được nội dung chính và phụ, nắm được thông tin chính
yếu của bản tin và trình bày lại bằng 1 – 2 câu.
d./ Điền vào mẫu in sẵn.
- Cần biết mỗi chổ trống yêu cầu cần điền nội dung gì và nắm chính xác thông tin cần
điền.
e./ Viết thư.
- Thư thăm hỏi có thể xem là những văn bản bình thường. Để viết một bức thư hay, các
em cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm chân thành của mình với người nhận thư. Lời lẽ
trong thư phải phù hợp “ vai” của người viết. Đề văn viết thư nâng cao tạo điều kiện cho
các em viết về những ý kiến, suy nghĩ, tình cảm riêng của mình, đồng thời tạo điều kiện để
các em luyện kể, luyện tả nhiều hơn, nội dung viết thư phong phú hơn.
2./ Kiểm bài kể chuyện.
- Kể chuyện là nói có đầu có cuối về một người, một việt nào đó nhằm nên lên một điều
gì đó có ý nghĩa. Để viết bài văn kể chuyện, các em phải xác định được cốt truyện, xem
chúng bao gồm những việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong truyện có
hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào?
- Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộ được một cách rõ rang chủ ý người kể, có cốt
truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động,
có cảm xúc.
- Các đề bài tập làm văn kể chuyện có thể yêu cầu các em viết một đoạn truyện hoặc toàn
bộ truyện. Để giúp các em luyện tập, đồng thời phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo ở
các em, trong các đề bài kể truyện nâng cao có đề yêu cầu các em đổi vai để kể lại câu
truyện đã nghe, đã học. Có những đề cho một cốt truyện hoặc một tình tiết truyện yêu cầu
tưởng tượng để kể lại. Đề cũng có thể yêu cầu chuyển lời trực tiếp thành lời gián tiếp và
ngược lại. Đề cũng có thể xáo trộn tình tiết truyện, yêu cầu các em theo một trình tự khác.
3./ Kiểu bài miêu tả.
6



- Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc cho người nghe,
người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật cảnh vật, sự việc như nó vốn có
trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không thể hiện rõ nét, chính xác, của người viết
đối với đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc đánh giá của
người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà
thường tả để gởi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình.
Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu
thích. Vì vậy, qua bài làm của mình, các em phải gởi gắm được tình yêu thương của mình
với những gì mà mình miêu tả.
- Trong cuộc sống, các em gặp nhiều người, nhiều cảnh vật, con vật khác nhau, chúng
đều trở thành đối tượng miêu tả chính của mình. Mỗi đối tượng này đều có nét khác nhau,
chúng đều trở thành đối tượng miêu tả của mình. Vì vậy, khi miêu tả, các em phải nắm
những nét riêng khác biệt này để những bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn
miêu tả, vừa có được cái riêng của đối tượng được miêu tả. Sau đây, xem xét những đặc
điểm của 3 bài văn miêu tả ở lớp 4.
a./ Tả đồ vật:
- Đối tượng của văn miêu tả đồ vật lớp 4 là những vật các em thường thấy trong đời sống
hằng ngày gần với các em, vì vậy cũng dễ trở trành thân thiết với các em. Đó có thể là cái
trống, cái bút, quyển sách, cái bàn, cái chổi, cái lịch treo tường,….chúng là những vật vô tri
vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với các em. Để phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của
các em, đề nâng cao có thể yêu cầu các em tả, tả những đồ vật có nhiều bộ phận, các em
chỉ tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân
biệt được đồ dùng này với đồ dùng khác.
- Đồ vật lại thường gắn liền với đời sống con người nên khi miêu tả phải nói được công
dụng, lợi ích của đồ vật, cũng như tình cảm con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới
hiện lên một cách sinh động và có hồn.
b./ Tả cây cối:
- Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em. Đó có thể là một

cây cho bóng mát, cây lấy hoa, cây lấy quả,…..chúng đều là những cây có ích và gần gũi
thân thiết với con người. Để nâng cao cũng có thể yêu cầu các em tả nhưng mà không quan
sát trực tiếp nhưng hình dung được nhờ sự gợi ý từ một bài văn, bài thơ, một câu truyện.
- Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả chúng
các em cần phải làm nổi bật được những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả
hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây cho
bóng mát phải làm nổi rõ dáng cây, tán lá….
- Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng
với miêu tả cảnh xung quanh như mây trời, chim choc, đình chùa, hồ ao và cả con
người.Và các em đừng quên nói về lợi ích của chúng cũng như tình cảm yêu mến gắn bó
của mình đối với từng cây.
7


c./ Tả loài vật:
- Đối tượng của văn miêu tả loài vật quen thuộc, gần gũi với các em: trâu, bò, chó,
mèo….có khi các em chỉ cần tả một con vật, có khi lại tả cả bầy, cả đàn. Để nâng cao có
thể yêu cầu các em tả những con vật mà các em không quan sát trực tiếp, chúng được gợi
ra trong một đoạn văn, bài thơ, câu chuyện.
- Mỗi loài vật đề có đặc điểm tiêu biểu cho loài, và mỗi con vật lại có những đặc điểm
riêng khác với loài của nó nói chung. Vì vậy, khi miêu tả không thể bỏ qua nét tiêu biểu
của mỗi loài vật cũng như những đặc trưng của cá thể màu sắc, vóc dáng, tính nết,…..
- Những con vật được miêu tả là những con vật thân thiết với các em và có nhiều lợi ích
nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình yêu mến của các em đối với chúng.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Qua một số phương pháp mới dạy phân môn Tập làm văn của trường Tiểu học cho các
em, lớp tôi đã thu được kết quả mà tôi rất hài lòng:
Sĩ số
28/13
GHKI

CHKI
GHKII

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

5 – 17,9%
7 – 21,4%
8 – 25%

7 - 25,0%
9 – 32,1%
10 – 35,7%

14 – 50%
12 - 42,9%
11 – 39,3

2 – 7,1%
1 – 3,6%
0

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Những kết quả trên đã nói lên những biện pháp đúng đắn từ công tác chủ nhiệm lớp của
một giáo viên, có thể nói những biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã

góp phần lập nên thành tích chung cho nhà trường, tạo được niềm tin cho phụ huynh.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác dạy và học, tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau:
- Tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn, về công tác chủ nhiệm để GV được học
tập, trao đổi nhau giúp nhau tiến bộ
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt hơn.
Ý kiến xác nhận
Của Thủ trưởng đơn vị

Ngày 1 tháng 2 năm 2013

…………………………………..

Người báo cáo

……………………………………
……………………………………

Huỳnh Kim Thường

……………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

8


Phường 4, ngày 15 tháng 9 năm 2012


BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4
- Tên cá nhân thực hiện: Huỳnh Kim Thường
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011 đến 30/5/2012
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

2. Phạm vi triển khai thực hiện:

Với sáng kiến này, được phổ biến với tất cả giáo viên trong khối và được áp dụng nhiều
năm, hiệu quả rõ rệt. Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học tập ở các
năm học qua .
3. Mô tả sáng kiến:
a./ Mục đích nhiệm vụ.
b./ Phương pháp.
c./ Những kiến thức về các kiểu bài tập làm văn được học ở lớp 4.
d./ Các kĩ năng tập làm văn cần được rèn cho học sinh.
e./ Đặc điểm của học sinh.
* THỰC TẾ DẠY TẬP LÀM VĂN.

* NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC SINH.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Qua một số phương pháp mới dạy phân môn Tập làm văn của trường Tiểu học cho các
em, lớp tôi đã thu được kết quả mà tôi rất hài lòng:
Sĩ số
28/13
GHKI
CHKI
GHKII


Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

5 – 17,9%
7 – 21,4%
8 – 25%

7 - 25,0%
9 – 32,1%
10 – 35,7%

14 – 50%
12 - 42,9%
11 – 39,3

2 – 7,1%
1 – 3,6%
0

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Những kết quả trên đã nói lên những biện pháp đúng đắn từ công tác chủ nhiệm lớp của
một giáo viên, có thể nói những biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã
góp phần lập nên thành tích chung cho nhà trường, tạo được niềm tin cho phụ huynh.


6. Kiến nghị, đề xuất:

9


Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác dạy và học, tôi xin có một số ý kiến đề
xuất sau:
- Tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn, về công tác chủ nhiệm để GV được học
tập, trao đổi nhau giúp nhau tiến bộ
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt hơn.
Ý kiến xác nhận
Của Thủ trưởng đơn vị

Ngày 19 tháng 3 năm 2012

…………………………………..

Người báo cáo

……………………………………
……………………………………

Huỳnh Kim Thường

……………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
10



Phường 4, ngày 15 tháng 9 năm 2012

ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gởi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Thành phố Cà Mau
- Họ và tên: Huỳnh Kim Thường
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Văn Lang
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013như sau:
1. Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
a./ Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ của phân môn tập làm văn của trường Tiểu học:
b./ Từ những yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới.
c./ Thực trạng dạy và học Tập làm văn trong nhà trường hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn:
3. Phạm vi triển khai thực hiện:
Với sáng kiến này, được phổ biến với tất cả giáo viên trong khối và được áp dụng nhiều
năm, hiệu quả rõ rệt. Đề tài này cũng được nhà trường đánh giá cao qua kết quả học tập ở các
năm học qua .
3. Mô tả sáng kiến:
a./ Mục đích nhiệm vụ.
b./ Phương pháp.
c./ Những kiến thức về các kiểu bài tập làm văn được học ở lớp 4.
d./ Các kĩ năng tập làm văn cần được rèn cho học sinh.
e./ Đặc điểm của học sinh.
* THỰC TẾ DẠY TẬP LÀM VĂN.
1./ Những thuận lợi.
2./ Những khó khăn.


* NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC
SINH.
a/ Yêu cầu với giáo viên.
b./ Kiểu bài nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày:
c./ Kiểm bài kể chuyện.
d./ Kiểu bài miêu tả.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Qua một số phương pháp mới dạy phân môn Tập làm văn của trường Tiểu học cho các
em, lớp tôi đã thu được kết quả mà tôi rất hài lòng:
11


Sĩ số
28/13
GHKI
CHKI
GHKII

Giỏi

Khá

Trung Bình

Yếu

5 – 17,9%
7 – 21,4%
8 – 25%


7 - 25,0%
9 – 32,1%
10 – 35,7%

14 – 50%
12 - 42,9%
11 – 39,3

2 – 7,1%
1 – 3,6%
0

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Những kết quả trên đã nói lên những biện pháp đúng đắn từ công tác chủ nhiệm lớp của
một giáo viên, có thể nói những biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã
góp phần lập nên thành tích chung cho nhà trường, tạo được niềm tin cho phụ huynh.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác dạy và học, tôi xin có một số ý kiến đề
xuất sau:
- Tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn, về công tác chủ nhiệm để GV được học
tập, trao đổi nhau giúp nhau tiến bộ
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV giảng dạy tốt hơn.
Ngày 1 tháng 2 năm 2012
Người đề nghị

Huỳnh Kim Thường

12




×