Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

dụng CNTT trong quản trị Dự trữ của Dell

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.32 KB, 26 trang )

E-Logistics Nhóm 5
Mục Lục
Phần I – Tổng quan về Tập đoàn máy tính Dell ……………..…………… 2
1.1. Sự ra đời và phát triển của tập đoàn máy tính Dell ………………….........2
1.2. Thị trường, khách hàng và mặt hàng kinh doanh của tập đoàn Dell ……...5
1.3. Con đường đi đến quyết định ứng dụng TMĐT trong sản xuất/kinh doanh
của Dell…………………………………………………….………………………8
Phần II – Ứng dụng CNTT trong quản trị Dự trữ của Dell……………..……..... 10
2.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động hậu cần………......…………………… 10
2.1.1. Xử lý đơn đặt hàng ………..……………………........………………..…. 10
2.1.2. Quản trị vận chuyển hàng hóa …………………….....………………..…. 14
2.1.3. Mua hàng. ………………………………………………………….……. 16
2.1.4. Hậu cần ngược ……………………………………………………...…….17
2.2. Ứng dụng CNTT trong quản trị dự trữ .……..……..………………...….. 19
Phần III - LỜI KẾT ………………………………………………………….…..25

1
E-Logistics Nhóm 5
Phần I – Tổng quan về Tập đoàn máy tính Dell
Trụ sở chính của Dell ở Round Rock, Bang Texas, Hoa Kỳ
1.1. Sự ra đời và phát triển của tập đoàn máy tính Dell
Say mê với những chiếc computer từ khi mới 15 tuổi, bằng lòng quyết tâm và
một trí tuệ ưu việt, Michael Dell đã tiến rất nhanh tới những thành công trong sự
nghiệp và trở thành một nhà kinh doanh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ nguồn lợi nhuận khổng lồ của các loại máy vi tính thương hiệu Dell mang
lại, tới năm 2007, Michael Dell đã ghi tên mình vào tốp đầu của bản danh sách
những doanh nhân thành đạt và giầu có nhất thế giới với số tài sản cá nhân trị giá 18
tỷ USD.
Tiền thân của Dell là một cửa hiệu nhỏ được Michael Saul thành lập từ khi vẫn
còn là sinh viên của trường University of Texas tại Austin, Mỹ mang tên PC’s
Limited. Tới năm 1988, cái tên PC’s Limited đã được thay bằng Dell và chính thức


2
E-Logistics Nhóm 5
được biết tới trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ và không lâu sau đó, với
những sản phẩm máy tính chất lượng cao, Dell đã trở thành một thương hiệu mạnh
trong thế giới các thương hiệu máy tính nổi tiếng thế giới.
Hiện nay, cùng với các sản phẩm đa dạng từ máy tính xách tay, máy chủ, máy
in... số lượng nhân viên làm việc tại Dell là 78.000 người, tổng thu nhập hàng năm
của công ty đã lên tới con số 55.908 tỷ USD và là đối thủ đáng sợ của nhiều nhà sản
xuất lớn như Acer, Compaq, Microsoft, Sony, HP...
Sau một thời gian nghiên cứu, Michael Dell đã phải dùng phương pháp giao
hàng trực tiếp. Không cần người trung gian, khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc thông
qua mạng Internet đặt mua, tất cả các sản phẩm nguyên kiện và những thiết bị phụ
trợ đã được Michael Dell và một số nhân viên giao tới tận nhà. Bằng phương pháp
đó, Michael Dell vừa tạo được uy tín trước khách hàng vừa có thể nghiên cứu nhu
cầu mới của thị trường.
Không dừng lại ở đó, vì là một sản phẩm mới, chưa có được những cơ sở vững
chắc và phải chịu sức ép cạnh tranh lớn, Michael Dell đã áp dụng phương pháp hạ
giá thành sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Nhờ đó, PC’s Limited đã được những
bước phát triển khá vững chắc và Michael Dell còn được giới chuyên môn đánh giá
là người áp dụng thành công nhất phương pháp giao hàng trực tiếp.
Vòng tròn phân phối sản phẩm đã được thiết lập trước đó đã trở thành công cụ
hữu ích để Michael Dell nắm bắt được nhu cầu của thị trường sau đó đưa vào sản
xuất các loại máy vi tính, phụ kiện mang tính chất đón đầu. Trong khi hầu hết các
hãng khác tập trung vào các sản phẩm máy vi tính có cấu hình phổ biến nhất thì
Michael Dell lại tập trung đầu tư vào phát triển các loại máy vi tính có hệ thống đĩa
mềm và ổ cứng có cấu hình cao. Và hiển nhiên, Michael Dell đã tung ra được một
đòn đánh chính xác vào nhu cầu của khách hàng và được tiêu thụ với số lượng rất
lớn.
Tạo được vị trí vững chắc tại thị trường công nghệ thông tin trong nước,
Michael Dell gấp rút chuẩn bị cho chương trình tiến ra thị trường các nước trong và

3
E-Logistics Nhóm 5
ngoài khu vực. Đối với Michael Saul Dell, vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu đối
với các sản phẩm của mình chính là chất lượng và sự độc đáo đánh trúng vào tâm lí
người tiêu dùng ngày càng cao từ những chiếc máy tính thông thường cho tới những
chiếc laptop kiểu dáng trang nhã và chất lượng cao, có sử dụng phần mềm bản
quyền của Microsoft.
Tại các thị trường mới, để tiếp cận một cách nhanh nhất, Michael Dell đã thiết
lập hàng loạt các đối tác phân phối sản phẩm. Vẫn trung thành với phương pháp
giao hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, cộng thêm vào đó là mở rộng mạng lưới
dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm được phân
phối.Cứ ở đâu có sự xuất hiện của sản phẩm máy tính Dell đều có những trung tâm
bảo hành và tư vấn sử dụng cho khách hàng. Thậm chí, nếu khách hàng không thể
tới tận nơi thì chuyên gia của Dell Computer Corporation sẽ thông qua điện thoại tư
vấn cho khách hàng. Bằng cách này, Michael Dell đã bảo đảm giảm được 75%
những sự cố của các sản phẩm và tạo được uy tín rất lớn đối với khách hàng.
Hàng loạt các trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng được tổ chức chặt chẽ
được đặt ở nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực như trung tâm chăm sóc khách
hàng tại Alberta, Ottawa, Ontario, Central Texas, Salt Lake City, Utah, Nashville,
Tennessee, Chesapeake, Roseburg, Oregon, Twin Falls, Idaho, Oklahoma City,
Okla, San Salvador, El Salvador, Vịnh Glace Bay, Nova Scotia, Panama City,
Panama, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ …
Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, Dell còn được biết tới là một nhà cầm
quân bậc thầy trên thương trường. Ngay từ năm 1986, Dell đã có được một bước
tiến rất xa khi tuyển về cho Dell Computer Corporation chuyên gia lĩnh vực kinh
doanh Lee Walker. Đây là một người đã từng đảm nhiệm rất thành công vị trí người
quản lí tại nhiều công ty lớn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin.
Trên con đường tiến tới đỉnh cao của sự nghiệp, mặc dù đã thu được không ít
thành công, tuy nhiên, cũng đã có những thời điểm, Michael Dell đã phải đối mặt

với những khó khăn do sản phẩm bị lỗi kỹ thuật. Điều này làm sụt giảm nghiêm
4
E-Logistics Nhóm 5
trọng tới uy tín của thương hiệu Dell và hơn thế nữa đó lại là cơ hội cho những lời
chỉ trích nhằm vào chính Michael Saul Dell. Đó là thời điểm những năm 90, một số
loại laptop của Dell khi đang được sử dụng đã bị nổ pin nguồn và ngay lập tức
Michael Dell đã trở thành mục tiêu bị công kích dữ dội. Tuy nhiên, trong tình cảnh
khó khăn đó, Michael Dell không những không chịu lùi bước mà ông càng quyết
tâm củng cố và nâng cao chất lượng cho các sản phẩm của mình. Và cuối cùng thực
tế đã chứng minh lòng quyết tâm của Michael Saul Dell, cùng với thời gian, nhiều
thế hệ máy vi tính chất lượng hoàn hảo đã được tung ra thị trường và lấy lại được
những gì đã mất.
Hiện nay, thương hiệu Dell đã nổi tiếng trên khắp toàn cầu và trở thành một
thương hiệu mạnh trên thị trường công nghệ thông tin. Tổ hợp máy tính Dell
Computer Corporation trước đây đã được xây dựng thành Tập đoàn công nghệ
thông tin Dell Inc với hàng trăm chi nhánh được đặt tại các quốc gia thuộc khu vực
châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương. Năm 2006, Dell Inc đã
đươc Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 25 tập đoàn lớn nhất thế giới. Và chỉ trong
tháng 1 năm 2007, tổng thu nhập của Dell Inc đã đạt con số 14,4 tỷ USD, trong đó,
lợi nhuận đã lên tới 687 triệu USD. Cùng với đó, Michael Dell đã có trong tay 15,8
tỷ USD và vươn lên vị trí thứ 30 trong danh sách những doanh nhân giầu nhất thế
giới và vị trí thứ 9 trong danh sách các tỷ phú của Mỹ.
1.2. Thị trường, khách hàng và mặt hàng kinh doanh của tập đoàn Dell
1.2.1. Thị trường
Sự thương mại hoá của Internet và phổ biến của web đã giúp cho Dell có cơ
hội để mở rộng thị trường và tăng thị phần. Với quy mô thị trường rộng lớn như thị
trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á -Thái Bình Dương, Nhật, Trung Đông và Châu
Phi. Trong đó đặc biệt là Trung Quốc có lẽ được coi là một ví dụ tiêu biểu nhất cho
sự thành công của Dell trong lĩnh vực phát triển thị trường, chỉ trong năm năm Dell
đã trở thành nhà cung cấp máy tính và các sản phẩm hệ thống và dịch vụ lớn thứ ba

của nước này và Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư trong chính sách phát triển của
Dell.
5
E-Logistics Nhóm 5
1.2.2. Khách hàng
Các nhóm khách hàng chính của Dell gồm có:
- Cá nhân sử dụng cho gia đình và văn phòng
- Các doanh nghiệp nhỏ, dưới 200 nhân viên
- Các doanh nghiệp vừa và lớn, trên 200 nhân viên
- Các tổ chức chính phủ, giáo dục, y tế
Cả hai nhóm khách hàng B2B và B2C đều thực hiện các giao dịch qua mạng
tại dell.com thông qua hệ thống catalogue điện tử và xử lý đơn hàng tự động.
Dell cũng triển khai hệ thống đấu giá điện tử tại www.dellauction.com để thu
hút thêm khách hàng và củng cố thương hiệu.
Trang chủ của www.dellauction.com
1.2.3. Sản phẩm kinh doanh:
6
E-Logistics Nhóm 5
Dell được biết đến với các sản phẩm máy tính chất lượng cao. Các loại sản
phẩm của Dell gồm có:
• Laptop
• Desktop
• Monitor
• Printer
• Máy chủ
• Các thiết bị máy tính .
Một trong những sản phẩm đã mang lại thành công lớn cho Dell là thế hệ máy
Dell Linux. Sau khi được tung ra thị trường, Dell Linux đã chinh phục được người
sử dụng và mang lại cho Dell Computer Corporation nhiều khoản lợi nhuận lớn
trong một thời gian dài tới tận những năm đầu thế kỷ 21.

Sau khi bị HP chiếm mất danh hiệu nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế
giới, năm 2007 Dell đã thể hiện nỗ lực giành lại vị thế bằng cách tung ra một loạt
sản phẩm mới. Dell có những thay đổi mạnh mẽ ở chính những sản phẩm của mình,
theo hướng gần với khách hàng hơn. Mới đây, trong loạt sản phẩm Inspiron mới
được tung ra thị trường, lần đầu tiên người ta thấy laptop Dell xuất hiện với nhiều
màu sắc đến như vậy. Bên cạnh hai màu chuẩn truyền thống là đen và trắng, dòng
laptop Inspiron mới còn có thêm 6 màu sắc khác rất hợp thời trang, bao gồm màu
hồng, vàng tươi, đỏ, xanh lá cây và xanh dương.
Cùng với Inspiron, Dell tiếp tục tạo ra cơn sốt trên thị trường máy tính khi tung
ra một model XPS mới, chuyên cho chơi game là chiếc M1330 với 3 lựa chọn về
màu sắc là màu đen, màu trắng và màu đỏ. Chiếc laptop này gây chú ý với chiều dày
chỉ là 23,1 mm, là chiếc laptop 13 inch mỏng nhất thế giới.
Hiện nay Dell đang tấn công vào thị trường Châu Á với các sản phẩm giá
rẻ.Những mẫu laptop giá rẻ nổi bật nhất của Dell trong năm 2007 là Vostro 1000 và
7
E-Logistics Nhóm 5
Inspiron 1420. Dell Vostro 1000 là mẫu laptop giá rẻ dành cho doanh nhân và doanh
nghiệp nhỏ. XPS M1530 là dòng laptop mới nhất của Dell
1.3. Con đường đi đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử trong
sản xuất/kinh doanh của Dell:
Năm 1993, Dell trở thành một trong năm nhà sản xuất máy tính hàng đầu trên
thế giới, đe dọa trực tiếp đến các nhà sản xuất máy tính cá nhân khác như Compaq,
bằng một cuộc chiến tranh giá cả. Vào thời điểm này, chiến tranh giá cả đẩy Dell từ
thua lỗ này đến thua lỗ khác, năm 1994, Dell chịu khoản lỗ khoảng 100 triệu USD.
Công ty thực sự gặp phải khó khăn vào thời điểm này.
Internet được thương mại hóa vào năm 1990 và web trở nên phổ biến từ năm
1993 đem lại cho Dell cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Dell triển
khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online-order-taking) và mở các chi nhánh tại
Châu Âu và Châu Á. Dell bắt đầu chào bán các sản phẩm của mình qua website
Dell.com. Chính hoạt động này tạo thế mạnh cho Dell trong cuộc cạnh tranh với

Compaq, đến năm 2000 Dell trở thành công ty cung cấp PC hàng đầu thế giới. Vào
thời điểm đó doanh thu của Dell qua mạng đạt 50 triệu USD /ngày (khoảng 18 tỷ
USD/năm). Hiện nay, doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com vào khoảng 50
tỷ USD/năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính từ swich đến máy in.
Sự thương mại hoá của Internet và phổ biến của web đã giúp cho Dell có cơ
hội để mở rộng thị trường và tăng thị phần. Dell đã sử dụng rất nhiều công cụ,
phương tiện điện tử cũng như là ứng dụng triệt để sự phát triển của các hệ thống
thông tin để có thể tích hợp được các quá trình sản xuất - kinh doanh và có một mô
hình thương mại điện tử thành công mà không doanh nghiệp nào khó có thể bắt
chước.
Bắt đầu bằng mô hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó bắt
đầu kinh doanh qua mạng. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình Build-to-order (BTO) với
quy mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn theo nhu cầu.
8
E-Logistics Nhóm 5
Để đáp ứng nhu cầu lớn, Dell áp dụng mô hình là mua sắm trực tuyến nhằm
nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào (SCM), phối hợp với các đối
tác và nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp (B2Bi). Tiếp đến Dell
áp dụng mô hình e-CRM để duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Đặc biệt là Dell
thu được lợi nhuận nhờ giảm trung gian và giảm lượng hàng lưu kho. Kết quả là
Dell có thứ hạng vững chắc trong những công ty hàng đầu với sản phẩm tin cậy và
dịch vụ hoàn hảo.Và mô hình thương mại của Dell đã trở thành một mô hình điển
hình trên thể giới.
Phần II – Ứng dụng CNTT trong quản trị dự trữ của Dell
2.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động hậu cần của Dell
2.1.1. Xử lý đơn đặt hàng
9
E-Logistics Nhóm 5
Xử lý đơn hàng có thể coi là bộ não, là hệ thần kinh trung ương của hệ thống
hậu cần. Với mô hình kinh doanh TMĐT thì nó cho phép xử lý và truyền tải thông

tin đơn hàng một cách nhanh chóng với chi phí thấp xuyên suốt cả chuỗi cung ứng,
góp phần nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng hàng với chi phí hợp lý.
Một quy trình xử lý đơn hàng thường có các bước cơ bản:
1. Khách hàng đặt hàng: Là hoạt động thu thập thông tin cần thiết về những
yêu cầu của khách hàng về hàng hóa dịch vụ.
Một khách hàng có thể gọi điện thoại tới chi nhánh Dell hay truy cập tới
www.dell.com để đặt hàng chiếc máy tính với cấu hình mà mình mong muốn.
2. Tiếp nhận đơn hàng: đơn hàng của khách hàng đặt hàng qua web sẽ được
hệ thống của Dell tự động cập nhật. Còn đối với những đơn hàng đặt hàng qua điện
thoại sẽ được thực hiện thủ công. Tuy nhiên công việc này cũng không quá đòi hỏi
thời gian cũng như công sức của nhân vên.
3. Xử lý đơn hàng:
Gồm hàng loạt các thao tác như:
- Kiểm tra tính chính xác của các thông tin đặt hàng của khách hàng như đặc
điểm, ký hiệu của sản phẩm là gì, giá cả và số lượng như thế nào.
- Kiểm tra tính sẵn có của sản phẩm: Kiểm tra xem sản phẩm khách hàng đặt
hàng đã có sẵn trong kho hay không. Nhưng đối với Dell, đa phần các đơn đặt hàng
của khách hàng chỉ thực hiện và gửi yêu cầu tới nhà cung cấp khi khách hàng đặt
hàng, cho nên số lượng sản phẩm có trong kho không nhiều.
- Chuẩn bị tài liệu xác nhận thông tin từ khách hàng hoặc thư từ chối đơn
hàng, nếu cần thiết.
- Kiểm tra tín dụng của khách hàng: xem khoản tín dụng của khách hàng có
đủ để thanh toán hay không, và xác nhận khách hàng đã thanh toán hay chưa?
- Sao chép, lưu giữ thông tin đặt hàng.
- Lập hóa đơn
Đây là những hoạt động cần thiết để quản lý và xử lý đơn hàng một cách chính
xác và hiệu quả hơn rất nhiều. Việc kiểm tra đơn đặt hàng được thực hiện tự động
hóa còn mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc thực hiệc thủ công.
10

×