Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.61 KB, 40 trang )

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT
XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY.
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty.
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước, đơn
vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và là đơn vị kinh
doanh thương mại hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
Tên công tỵ: Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May
Tên giao dịch quốc tế: The Garment-Textiles Import-and Production
Corporation; Tên viết tắt:VINATEXIMEX.
Trụ sở chính được đặt tại: số 20 Đường Lĩnh Nam-Quận Hoàng Mai-Tp Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6335586/6335517

Fax: (84-4) 8624620/6335520

Email:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000693
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: P.205, Số 4, Lê Lợi, Phường Bến Nghé,
Quận 1
Tel: 090372592

Fax: 08.8622114

Văn phòng tại TP. Hải Phòng: Số 315 Đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền
Tel: 031-766073

Fax: 031-766073

1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu


Dệt May.
Căn cứ Quyết định số 253 ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Tổng công ty Dệt –May Việt Nam và Nghị định số 55/CP
ngày 06 tháng 09 năm 1995 của Chính Phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty Dệt –May Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2004 của

1


Chính phủ về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước và Thông
tư 04/2005/TT-BKH ngày 17 tháng 08 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn trình tự, thủ tục thành lập mới, tổ chức lại, đăng ký kinh doanh và
giải thể công ty nhà nước.
Thực hiện quyết nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt-May Việt
Nam quyết định hợp nhất Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May, GCN ĐKKD Số:
313453 cấp ngày 14/07/2000 và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1, GCN
ĐKKD Số 301282 cấp ngày 03/12/1995 thành Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu
Dệt May ngày 21/2/2006 đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt-May
Việt Nam
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May tiền thân là công ty Xuất nhập
khẩu Dệt May. Khi mới thành lập công ty Xuất nhập khẩu Dệt May đã nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan hữu quan. Lúc mới thành lập công ty chỉ có 4 phòng bao gồm phòng Tài
chính kế toán, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng Xuất nhập
khẩu dêt-may, phòng kinh doanh vật tư dệt may. Số vốn ban đầu của công ty
như sau:
Tổng số vốn pháp định ban đầu của công ty: 1.562.500 triệu đồng
Trong đó: Vốn cố định: 1.015.360 triệu đồng
Vốn lưu động: 547.140 triệu đồng

Vốn điều lệ: 30.338 triệu đồng
Đến năm 2002 công ty thành lập thêm 2 phòng mới là phòng Tổ chức
hành chính và phòng Kế hoạch thị trường nay gọi là phòng kế hoạch tổng hợp
Đến năm 2003 công ty thành lập thêm phòng dự án để đảm bảo các hoạt
động kinh doanh trong công ty không bị chồng chéo tránh một phòng phải đảm
nhận nhiều công việc một lúc làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đến năm 2006 công ty Xuất nhập khẩu Dệt May sát nhập với công ty Dịch
vụ thương mại số 1 và đổi tên thành công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May.
Tổng nguồn vốn của công ty tính đến ngày 31/12/2006: 214,369,700,474
2


đồng
Trong đó: Vốn vay:169,231,907,621đồng
Vốn chủ sở hữu:45,137,792,853 đồng
Trước tình hình thị trường trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến
phức tạp công ty cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế đó.
Công ty đã thành lập thêm Trung tâm thiết kế mẫu, phòng kinh doanh nội địa và
các văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng . Sau mỗi kỳ kinh
doanh công ty đều có báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm và đặt ra mục tiêu kế
hoạch cho các kỳ kinh doanh tiếp theo đồng thời ban lãnh đạo công ty cũng đưa
ra một số giải pháp để đạt được mục tiêu đó.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
- Công ty kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Công ty
Xuất nhập khẩu Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1. Công ty có
quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh như sau:
- Công ty có nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức kinh doanh phù hợp
với mục tiêu nhiệm vụ Tổng công ty giao. Quyết định phương án sản xuất kinh
doanh theo nghành nghề có trong đăng ký kinh doanh, theo từng thời điểm.Xây
dựng các định mức kinh tế kỹ thuật,tiêu chuẩn chất lượng nhãn mác sản phẩm,

đơn giá tiền lương, quy chế thưởng phạt phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty và pháp luật nhà nước.
- Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu: Công ty được Tổng công ty giao
hoặc uỷ quyền làm đầu mối của Tổng công ty để thực hiện việc xây dựng, tổ
chức thực hiện một số dự án lớn và nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu do
Nhà nước giao cho Tổng công ty; phối hợp với các ban chức năng của Tổng
công ty xúc tiến phát triển thương mại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam với
chức năng là công cụ kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung của Tổng công ty.
-Công ty có chức năng kinh doanh những nghành nghề phù hợp với mục
tiêu, nhiệm vụ mà Tổng công ty giao, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả
năng của Công ty và nhu cầu thị trường: kinh doanh những ngành nghề khác
3


theo quy định của pháp luật. Thực hiện các chỉ tiêu hạn ngạch xuất nhập khẩu
hàng năm, lựa chọn, khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Công ty có quyền quyết định giá kinh doanh nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ
tùng, sản phẩm và dịch vụ trong Công ty theo phân cấp và theo khung giá quy
định của Tổng công ty áp dụng cho từng thời kỳ. Việc kinh doanh xuất nhập
khẩu một số vật tư, nguyên liệu, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ quan trọng thực
hiện theo hướng dẫn về giá và khung giá của Tổng công ty. Trường hợp phải áp
dụng mức giá xuất nhập khẩu nằm ngoài giá và khung giá quy định thì phải
được sự đồng ý của Tổng công ty.
- Công ty có quyền tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo, cho
thôi việc và các quyền khác của người lao động theo định biên của Tổng công ty
và quy định của bộ Luật lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng
tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với bộ luật lao động. Đồng
thời công ty được mời và tiếp xúc các đối tác nước ngoài của công ty tại Việt
Nam và được tham gia vào các đoàn của Tổng công ty hay theo thư mời của đối
tác kinh doanh ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát.

- Công ty được sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời
các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả nguồn vốn được
giao dồng thời được phép vay vốn của Tổng công ty, được huy động vốn để
hoạt động kinh doanh theo đúng Quy chế tài chính của Tổng công ty đổi với đơn
vị hạch toán phụ thuộc. Công ty được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ theo
phân cấp của Tổng công ty
- Công ty được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi
khác khi thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng công ty, nếu mức giá của
Tổng công ty không bù đắp được chi phí sản xuất dịch vụ này đồng thời công ty
còn được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, hoặc tái đầu tư theo quy định của
Tổng công ty. Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các
nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào,
trừ những khoản đóng góp tự nguyện vì mục đích nhân đạo hay công ích.
4


II MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN
TRỊ CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY.
1.2.1 Mô hình tổ chức sản xuất.
Công ty sau khi chào hàng, nhận được đơn hàng tiến hành xúc tiến tìm các
nguồn hàng hoặc tìm các đối tác để sản xuất sản phẩm sau đó giao thành phẩm
cho khách hàng. Để thuận tiện cho việc giao nhận hàng và tìm đối tác làm ăn
công ty đã có 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

5


1.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất và quản trị của công ty.


Ban giám đốc

Khối quản lý

Tổ chức hành
chính

phòng
xnk dệt
may

phòng
kd xnk
tổng
hợp

tài chính kế
toán

phòng
dự án

Khối nghiệp vụ

kế hoạch
tổng hợp

phòng
kd xnk
vật tư


phòng
kd nội
địa

trung
tâm
t.mại

các phòng
kd

trung
tâm sx
kd chỉ

trung
tâm tk
mẫu

văn phòng
đại diện

vp đại
diện
tp
hcm

vp đại
diện

tp hp

cửa
hàng
giới
thiêu
SP
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính).

1.2.2.1 Ban giám đốc
* Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty do Tổng giám đốc Tổng
công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng
công ty. Tổng giám đốc công ty là đại diện pháp nhân, có quyền cao nhất trong
công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về mọi hoạt động của
đơn vị mình quản lý. Khi vắng mặt, Tổng giám đốc uỷ quyền cho một Phó Tổng
6


giám đốc quản lý và điều hành công ty. Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty có quyền nhận vốn(kể cả công nợ), đất
đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để quản lý và sử
dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn và tiến hành giao các nguồn lực đã nhận được cho các đơn vị trực
thuộc công ty theo phương án đã được Tổng công ty duyệt đồng thời Tổng giám
đốc công ty được quyền ký hợp đồng kinh tế, khiếu kiện hợp đồng theo uỷ
quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, nhượng bán, thuê và cho thuê tài sản thực hiện theo quy định tại
Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc và được
quyền ký hợp đồng vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo

uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty.
Thứ hai: Tồng giám đốc công ty có quyền xây dựng chiến lược phát triển,
kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài,dự án
liên doanh của công ty trình Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở chiến lược phát
triển của Tổng công ty đồng thời Tổng giám đốc công ty có quyền điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc Tổng công ty về kết quả kinh doanh của công ty.
Thứ ba: Tổng giám đốc công ty có quyền ban hành quy chế tiền lương, tiền
thưởng, nội quy về khen thưởng, kỷ luật, Quy chế lao động áp dụng trong công
ty…phù hợp với Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán
phụ thuộc và phù hợp với bộ Luật Lao động đồng thời có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ chức danh thuộc quyền của mình như:
Trưởng phòng,Phó Trưởng phòng…,Trưởng và Phó các đơn vị trực thuộc công
ty. Tổng giám đốc công ty cũng có quyền khen thưởng, kỷ luật, quyết định
tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, bố trí, điều động, cho thôi việc đối với lao
động trong công ty theo quy định của bộ Luật Lao động và theo định biên đã
được Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt.
7


Thứ tư: Tổng giám đốc công ty được quyền áp dụng các biện pháp vượt
thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp( thiên tai, địch hoạ…) và chịu
trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo cáo ngay với Tổng
công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp đồng thời
được quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc công ty theo yêu
cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở phê duyệt của Tổng
công ty. Tổng giám công ty có quyền thành lập các hội đồng tư vấn về các lĩnh
vực: giá, các dự án đầu tư, khen thưởng, kỷ luật…theo quy định hiện hành và
cùng với Chủ tịch công đoàn xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể theo
quy định của bộ Luật Lao động và Luật công đoàn.

Thứ năm: Tổng giám đốc công ty có nhiệm vụ báo cáo với Tổng công ty và
các cơ quan Nhà nước có thẩm về kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính
tổng hợp, bảng cân đối tài sản của công ty (theo pháp lệnh báo cáo thống kê)
đồng thời Tổng giám đốc công ty phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công
ty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đối với việc thực hiện nhiệm vụ
điều hành của mình.
Thứ sáu: Khi thay đổi Tổng giám đốc công ty, Tổng giám đốc mới có
quyền và trách nhiệm đề xuất Tổng giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm lại chức danh Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty. Các chức danh
thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc cũ hết hiệu lực, Tổng giám đốc
mới xây dựng phương án nhân sự để ra quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại.
Việc bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định và thủ tục hiện hành.
* Phó tổng giám đốc công ty: Phó Tổng giám đốc công ty do Tổng giám
đốc Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị
của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc và có quyền điều
hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của Tổng giám
đốc công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty và pháp
luật về những công việc được giao.

8


1.2.2.2 Các phòng ban chức năng.
* Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp công ty quản lý nhân sự,
sắp xếp các hoạt động trong công ty. Quan tâm đến đời sống của cán bộ công
nhân viên trong công ty. Truyền đạt các thông tin trong nội bộ công ty tới mọi
người trong công ty một cách đầy đủ và kịp thời. Có kế hoạch bồi dưỡng các cán
bộ chủ chốt trong công ty để nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
* Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn các mặt

công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ đồng về nguồn vốn để phục vụ
cho các phòng. Lập báo cáo thống kê theo định kỳ nộp cho các cơ quan chủ
quản, thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước về công tác tài chính.
* Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng và theo
dõi việc thực hiện các kế hoạch của Tổng công ty và Nhà nước giao. Thống kê,
tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng xúc tiến các mối quan hệ
nhằm cung cấp cập nhật, đầy đủ thông tin về thị trường tới từng phòng ban trong
công ty. Phân bổ kế hoạch cho từng phòng một cách hợp lý và theo dõi thực
hiện, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
* Các phòng kinh doanh: bao gồm phòng Xuất nhập khẩu Dệt May, phòng
kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng dự án, phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu vật tư, phòng kinh doanh nội địa, trung tâm thiết kế mẫu. Chức năng và
nhiệm vụ của các phòng là tương tự nhau( chỉ khác nhau ở đối tượng kinh
doanh). Mỗi phòng kinh doanh những mặt hàng riêng và chúng thường gắn với
tên của phòng. Chẳng hạn phòng XNK dệt may chuyên kinh doanh những mặt
hàng liên quan đến nghàng dệt may như: bông, len, tơ,sợi… Trung tâm thiết kế
mẫu chuyên thiết kế và tạo mẫu theo đơn đặt hàng của các phòng hoặc tự thiết
kế đưa đi giới thiệu ở các đại lý, các cửa hàng truyền thống…
1.2.2.3 Các đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị trực thuộc của công ty gồm có: Trung tâm kinh doanh nguyên
phụ liệu Dệt May Da giày,Cửa hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh,
9


Xí nghiệp sản xuất chỉ, kho hàng, Văn phòng đại diện tại Tp Hải Phòng…và là
các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.Quy chế về tổ chức và hoạt động của
các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc công ty phê chuẩn ban hành phù hợp
với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.Các đơn vị trực thuộc công ty được
quyền kinh doanh theo phân cấp của Tổng giám đốc công ty, có trách nhiệm
quản, bảo toàn và phát triển toàn bộ vốn, tài sản và nguồn lực khác do công ty

giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với công ty. Công ty chịu
trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc.
III ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY SẢN
XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY.
1.3.1 Đặc điểm về lao động.
Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, công ty đã xây dựng được
đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao.
Các cán bộ lãnh đạo đều được đào tạo chính quy trong môi trường đào tạo tốt.
Bảng 1 : Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2004-2006)
Stt

Năm

2003

2004

Người
20

%
17

Người
27

2005

2006


% Người % Người
21
30
23
33

%
17

1

Lao động
LĐ quản lý

2
3

LĐ nam
LĐ nữ

48
72

15
85

50
78

39

61

53
77

41
59

88
102

46
54

4
5

LĐ có trình độ trên ĐH
LĐ có trình độ ĐH

0
71

0
59

1
79

0,8

62

1
91

0,8
70

2
143

1,1
75

6

LĐ có trình độ CĐ trở

49

41

48

37,2

38

29,2


45

23,9

xuống
7

LĐ nghiệp vụ ngoại

19

16

29

23

30

23

50

26

8

thương, ngoại ngữ
LĐ trên 40 tuổi


49

41

63

49

64

49

108

57

Tổng lao động

120

128

130

190

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình lao động của công ty qua các năm có
nhiều biến đổi theo chiều hướng có lợi. Số lao động trong công ty tăng liên tục
10



từ 120 lao động năm 2003 tăng lên 190 lao động năm 2006. Tuy nhiên, số lượng
lao động trẻ dưới 40 tuổi hơi ít, phần lớn là lao động trên 40 tuổi cụ thể năm
2006 tăng 16% so với năm 2003. Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao động
giàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũ
lao động trẻ. Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 20
người năm 2003 tăng lên 33 người vào năm 2006 do yêu cầu thực tế của công ty
đó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường…
Về cơ cấu lao động theo giới: Số lao động nam trong công ty qua các năm
đã tăng năm 2003 có 48 lao động nam thì năm 2006 là 88 người. Tuy nhiên số
lao động nữ vẫn chiếm đa số, mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam và
nữ trong công ty qua các năm là không đều nhau năm 2003 số lao động nữ nhiều
hơn số lao động nam là 70%, năm 2004 là 22%, năm 2005 là 18%, năm 2006 là
8%.
Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của người lao động trong công
ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Số lượng lao động có trình độ trên ĐH
từ lúc không có vào năm 2003 thì sau 3 năm đến năm 2006 số lao động có trình
độ trên ĐH là 2 người. Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm,
sau 3 năm hoạt động tăng 16% từ 59% năm 2003 tăng lên 75% vào năm 2006.
Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nâng
cao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty. Số lao động có
trình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 41% năm 2003 xuống còn 23,9%
vào năm 2006, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòng
bảo vệ, lái xe… Về số lao động chuyên ngành ngoại thương, ngoại ngữ liên tục
tăng qua các năm tăng 10% từ năm 2003(16%) đến năm 2006(26%). Tuy nhiên
tăng 10% là hơi ít vì với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu các hoạt
động liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu thì chuyên ngành ngoại thương và
ngoại ngữ là rất cần thiết.
1.3.2 Đặc điểm về công nghệ và thiết bị.

Tuy mới hợp nhất nhưng công ty có được cơ sở vật chất khá đầy đủ hầu hết
11


người lao động thuộc bộ phận kinh doanh trong công ty đều được trang bị máy
tính cá nhân nối mạng, máy in và điện thoại bàn, các máy điện thoại trong công
ty đều nối với nhau để thuận tiện cho việc liên lạc giữa các phòng ban. Hiện tại
công ty chỉ 2 máy Fax và 1 máy photocopy. Do là công ty thương mại nên các
trang thiết bị để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm còn hạn chế chỉ có một xưởng
sản xuất kinh doanh chỉ nhỏ với 11 máy sản xuất chỉ. Để phục vụ cho nhu cầu
may mẫu thiết kế công ty đã trang bị cho Trung tâm thiết kế mẫu 7 thiết bị máy
may, 11 thiết bị máy may chuyên dùng và 3 thiết bị khác là máy cắt vải, bộ bàn
là hơi và bàn cắt.
1.3.3 Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn.
Vốn của công ty gồm có: vốn của Tổng công ty giao lần đầu, Vốn được
Tổng công ty bổ sung, Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Quy chế
tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2003- 2006)
Stt

1
2
3
4

Năm
Vốn
Vốn CSH
vốn vay tín dung
Vốn lưu động

Vốn cố định
Tổng nguồn vốn

2003
triệu
%

2004
triệu
%

2005
triệu
%

2006
triệu
%

đồng

đồng

đồng

đồng

24.829
130.786
151.046

4.569
155.615

15,96
84,04
97,06
2,94
100

26.903
192.861
215.490
4.229
219.719

12,24
87,76
98,08
1,92
100

25.330 17,46 45.137 21,06
119.773 82,54 169.231 78,94
140.987 97,16 207.595 96,84
4.116
2,84
6.773
3,16
145.103 100 214.368 100


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăng
nhưng không đều qua các năm, năm 2004 và năm 2006 nguồn vốn của công ty
tăng đột biến, tăng gần gấp 2 lần so với nguồn vốn năm trước đó do nhu cầu
phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn CSH của công ty tăng
đều qua các năm, sau 3 năm nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 5,1% từ năm
2003(15,96%) đến năm 2006(21,06%). Điều đó chứng tỏ công ty đã chủ động
hơn về nguồn vốn. Tuy nhiên vốn vay của công ty đã giảm sau 3 năm đã giảm
5,1% từ năm 2003(84,04) đến năm 2006(78,94%). Vốn vay giảm do năm 2006
tình hình tài chính trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, dẫn
12


đến lãi suất vay cao do đó Tổng công ty Dệt May đã giao thêm vốn cho công ty
để chủ động hơn trong kinh doanh.
Nguồn vốn lưu động tăng giảm không đều nhau, mức độ tăng giảm giữa
các năm chênh lệch nhau rất ít, chứng tỏ tốc độ quay vòng của vốn là tương đối
ổn định qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2006, vốn cố định của công ty đã
tăng chiếm 3,16% tổng nguồn vốn so với các năm trước dó, bởi vì năm 2006
công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng được
nữa.

13


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh rất nhiều các ngành, nghề, lĩnh vực quy

định trong Giấy phép đăng ký kinh doanh cụ thể gồm các mặt sau:
Công nghiệp dệt may: kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,
phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may,
sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, vải,hàng may mặc,
dệt kim, chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm.
Kinh doanh nguyên liệu bông xơ, kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục
vụ cho sản xuẩt kinh doanh và nghiên cứu khoa học.
Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may(gồm các chủng loại bông xơ, sợi,vải, hàng
may mặc, dệt kim,chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu),
thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm. Hàng công
nghệ thực phẩm, Nông, lâm, hải sản, Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, các mặt
hàng tiêu dùng khác,Trang thiết bị văn phòng, Thiết bị tạo mẫu thời
trang,Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su.
Dịch vụ: Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ
ngành dệt may, Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh, Tư vấn, Thiết kế quy trình
công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy, lắp đặt hệ thống
điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy. Sản xuất kinh doanh,
sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Thực
hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đào
tạo nghề may công nghiệp. Uỷ thác mua bán xăng dầu. Kinh doanh kho vận, kho
ngoại quan, Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ
hành trong nước.
Kinh doanh thương mại: Kinh doanh hàng công nghệ phẩm:Nông, lâm, hải

14


sản,Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, Các mặt hàng công nghệ tiêu dùng khác,
Thiết bị phụ tùng ngành dệt may, Trang thiết bị văn phòng, Văn phòng phẩm,
Thiết bị tạo mẫu thời trang, Phương tiện vận tải, Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa,

cao su, Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại, Phụ tùng, máy móc, thiết
bị phục vụ công nghiệp, Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục
vụ các công tác thí nghiệm, Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu.
Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh( kiốt, trung tâm thương
mại), Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe, Mua bán hàng dệt may thời trang,
thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, nông ,lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiết
bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệp
tiêu dùng khác, Cho thuê nhà xưởng, Dịch vụ cho thuê nhà ở.
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của công ty qua các năm
(2003-2006)
ĐVT: tỷ VNĐ
Stt
1
2
3
4
5

Năm

2003

DT
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Uỷ thác
Nội địa
Tổng DT

2004


2005

2006

Trị giá
109,3

%
26,3

Trị giá
123,1

%
20,3

Trị giá
105,1

%
23,4

Trị giá
%
124,8 16,42

207,2

2

49,8

6
382,2

1
63,0

2
239,2

2
53,3

400

52,63

0,579
98,23

9
0,14
23,6

4
0,96
99,90

5

0,16
16,4

5
0,13
104,2

1
0,03
23,2

0,29
234,9

0,04
30,91

415,30

5
100

606,2

8
100

8
448,7


4
100

1
760

100

9
6
8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh thu của công ty qua các năm liên tục
tăng năm 2006 tăng mạnh nhất đạt 760 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, năm 2005 DT của
công ty giảm so với năm 2004 là 157,48 tỷ VNĐ do tình hình giá nguyên phụ liệu
và giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động. Kim ngạch XNK của công ty đều
tăng. Kim ngạch XK năm 2006 tăng 19,68 tỷ VNĐ so với năm 2005, kim ngạch
15


NK năm 2006 tăng 160,75 tỷ VNĐ so với năm 2005. Nhìn chung qua các năm thì
kim ngạch NK của công ty đều lớn hơn kim ngạch XK, kinh doanh uỷ thác của
công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Doanh thu từ kinh doanh nội địa tăng tương đối cao từ
98,23 tỷ VNĐ năm 2003 tăng lên 234,91 tỷ VNĐ vào năm 2006 do thị trường
trong nước đã phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
2.2 Sản phẩm và thị trường kinh doanh của công ty.
2.2.1 Đối với thị trường xuất khẩu.
Công ty có tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 9,0 triệu USD/ năm.
Hiện tại, thị trường XK của công ty đã mở rộng và đã tạo được nhiều khách
hàng mới góp phần nâng cao tổng kim ngạch XK của công ty. Công ty XK rất

nhiều mặt hàng như hàng may mặc: zacket, sơmi, quần… Hàng dệt: dệt kim,
khăn bông, hàng thủ công, hàng len…
Bảng 4: Cơ cấu sản phẩm theo thị trường xuất khẩu của công ty qua các
năm (2003-2006).
Năm
Stt

1000
SP/tt

1
2

2003
USD

Hàng

may

mặc/Mỹ+ EU
Hàng
dệt/Mỹ,Nhật
Hàng

2004
%

1000
USD


2005
%

1000
USD

2006
%

1000
USD

%

9.659 67,78 10.359 66,72 7.539 56,73 3.693 47,20
4.474 31,40 5.013 32,29 5.530 41,61 3.046 38,93

XK

3 khác/Nhật,

117

0,82

153

0,99


220

14.250

100

15.525

100

13.289

1,66 1.085 13,87

Canađa, Anh
Tổng trị giá
4

XK

100

7.824

100

(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty năm 2003-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trị giá xuất khẩu các mặt hàng của công
ty ở các thị trường qua các năm tăng giảm không đều nhau. Thị trường XK


16


chính của công ty là Mỹ và EU với hàng may mặc chiếm tỷ trọng chính, tiếp
đến là mặt hàng dệt với thị trường XK chính là Nhật Bản. Ngoài ra, công ty
còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác như vải Thái Lan, màn tuyn Canađa…
năm 2006 trị giá XK mặt hàng khác tăng cao hơn so với các năm trước trên
10 lần, đồng thời thị trường của công ty cũng không ngừng được mở rộng.
2.2.2 Đối với thị trường nhập khẩu.
Về thị trường nhập khẩu tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân là 27,0
triệu USD/ năm. Công ty đã nhập khẩu bông xơ từ Châu Phi, Mỹ, Australia,
Uzebekistan. Nhập khẩu thiết bị máy móc cho ngành dệt may và các ngành
công nghiệp. Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các ngành công
nghiệp khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho
ngành xây dựng…Nhập khẩu hoá chất thuốc nhuộm từ singapore, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan.
Năm
Stt
SP/ tt
Nguyên

2003
1000
USD

phụ

2004
1000


%

USD

%

2005
1000
USD

%

2006
1000

%

USD

liệu

1 Dệt May/Mỹ, Trung 14.240 63
Quốc, Nhật

9.357

57 11.485 92

20.347


69

7.007

43

9.169

31

Máy, thiết bị Dệt
2 May/Mỹ,Đức,Trung
Quốc, Bỉ

8.364

37

1.000

8

3 Tổng trị giá NK
22.604 100 16.364 100 12.485 100 29.516 100
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu theo thị trường của công ty
qua các năm( 2003-2006)
(Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu của công ty năm 2003- 2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thị trường NK chủ yếu của công ty vẫn là
những bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nhật, Trung Quốc… Mặt hàng mà công
ty nhập khẩu đều là những mặt hàng mà thị trường Việt Nam không có khả năng

17


cung cấp đủ hoặc có nhưng không đảm bảo về chất lượng. Tổng trị giá NK
không ngừng tăng năm 2006 đạt 29.516.000 USD chứng tỏ công ty đã có được
nhiều đơn hàng hơn. Hình thức XK chủ yếu của công ty là qua hình thức gia
công, vì thế công ty chỉ sử dụng một phần nhỏ nguồn nguyên phụ liệu từ trong
nước. Bởi vậy, trong cơ cấu mặt hàng NK thì nguyên phụ liệu là mặt hàng
công ty NK là chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật… năm 2006 trị
giá NK nguyên phụ liệu giảm 23% so với năm 2005 bởi vì khi lập kế hoạch
công ty đã dự định giá nguyên phụ liệu sẽ tăng hơn nữa, nên công ty đã NK vào
để dự trữ cho sản xuất kinh doanh của các kỳ kinh doanh tiếp theo. Trong
những năm gần đây, do nhu cầu về đổi mới trang thiết bị, maý móc cho ngành
Dệt May của các Doanh nghiệp trong nước, nên công ty đã tăng giá trị NK máy
móc, thiết bị cho ngành Dệt May để bán cho các Doanh nghiệp, năm 2006 trị giá
NK máy móc, thiết bị là 9169000USD tăng hơn so với năm 2005.
2.3 Hoạt động Marketing của công ty.
2.3.1 Kế hoạch Marketing của công ty.
Công ty thường xuyên cử cán bộ tham gia các hội chợ, triển lãm ở trong và
ngoài nước để có cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng và ký kết các hợp đồng.
Công ty thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về bông, xơ, tơ… mời các
doanh nghiệp tham gia để tăng thêm thương hiệu cho công ty. Ngoài ra, công ty
còn thực hiện các hoạt dộng quảng cáo bằng cách đưa ra các catalogue cho từng
phòng mỗi khi có mặt hàng mới kinh doanh. Sau đó, công ty cử người đi giới
thiệu, chào hàng. Để phục vụ cho việc tạo ra những mẫu thiết kế mới, theo đơn
đặt hàng của các phòng hoặc công ty tự thiết kế thì vai trò của Trung tâm thiết
kế mẫu là rất quan trọng.
2.3.2 Mạng lưới kênh phân phối của công ty.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển, nhận hàng và thực hiện các giao dịch
thương mại với khách hàng, công ty đã có 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí

Minh và Hải Phòng. Tuy nhiên việc quản lý và kiểm soát rất phức tạp nhưng
công ty đã từng bước khắc phục được tình trạng này.
18


Công ty có hệ thống riêng các cửa hàng chuyên giới thiệu và bán sản phẩm
của công ty. Ngoài ra, công ty còn đặt các gian hàng ở các siêu thị và do chính
nhân viên của công ty trực tiếp bán.
2.3.3 Chính sách giá của công ty.
Công ty đang sử dụng chính sách giá cạnh tranh, vì trên thị trường hiện nay
công ty đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước.
Mặt khác, công ty cũng đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường và có uy tín
với người tiêu dùng. Vì vậy, công ty sử dụng chính sách giá này rất hợp lý vì
vừa có thể giữ lại được thị trường hiện có và vừa có thể mở rộng được thị trường
của công ty. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng chủ yếu của công ty như mặt
hàng may mặc thì giá cả được công ty sử dụng rất khác nhau. Để khuyến khích
khách hàng mua nhiều và tạo mối quan hệ bạn hàng truyền thống công ty có các
chính sách giá linh hoạt bằng cách giảm giá hoặc chiết khấu…
2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm (2003-2006)
ĐVT: tỷ đồng
Tăng
Stt

Chỉ tiêu

2004

Tăng


2005

2006

1 Tổng doanh thu
588
Tổng chi phí cho
2
583,77
hoạt động SXKD

427,6

760

3 Tổng lợi nhuận
4,23
Hiệu quả hoạt
4
1.007
động KD

4,20

5,01

-0,03

99,30


1,010

1,007

0,003

1,003 -0,003

423,4

2005/2004
2006/2005
+/%
+/%
-160,4 72,72 332,4 177,74

754,99 -160,37 72,53 331,69 178,358
0,71

119,29
99,71

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng doanh thu qua các năm có xu hướng
tăng năm 2006 tăng 332,4 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2005, tuy tình hình thị
trường có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
19



tăng 1,003% so với năm 2004. Tổng lợi nhuận trong của công ty năm 2006 bằng
118,29% so với năm 2005 nhưng hiệu quả kinh doanh chỉ đạt 99,71 so với năm
2005, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dùng vốn hiện tại của công ty chưa linh hoạt.
Công ty nên có kế hoạch sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao.
2.4.2 Chỉ tiêu doanh thu.
Biểu đồ 1: BIẾU ĐỒ DOANH THU 2000-2006
(ĐVT: tỷ VNĐ)
800
700
600
500
400
300
200
100
0
Năm
2000

Năm
2001

Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004


Năm
2005

Năm
2006

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2000-2006)
Qua biểu đồ trên ta thấy: Năm 2000 đến năm 2004 doanh thu của toàn
công ty hầu như liên tục tăng. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì doanh thu giảm
xuống, sở dĩ doanh thu năm 2005 giảm là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân khách quan
Năm 2005 là năm tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều
biến động phức tạp: Gía nguyên liệu như bông, xơ, tơ sợi, hoá chất… luôn biến
động ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và gây rủi ro lớn trong kinh doanh. Gía
xăng dầu tăng 3 lần trong năm làm cho chi phí vận tải tăng mạnh làm giảm sức
cạnh tranh của toàn công ty. Viêt Nam vẫn bị áp dụng hạn ngạch trong khi thế
giới đã bỏ hạn ngạch ngành dệt may. Hạn ngạch vào thị trường Mỹ luôn thay
đổi về cơ chế và hình thức nên các doanh nghiệp rất khó lường trước được. Sản
phẩm dệt may luôn chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị trong ngành và

20


tư nhân hay một loạt các khó khăn khác như tỷ giá các đồng tiền mạnh luôn biến
động ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu; doanh thu lớn, vốn lưu động ít
hoạt động chủ yếu bằng vay vốn ngân hàng; Lãi xuất ngân hàng cho vay tăng
liên tục ảnh hưởng tới giá thành hàng hoá và công ty Xuất nhập khẩu dệt may là
đơn vị kinh doanh không có sản xuất nên không chủ động trong việc thực hiện
đơn hàng của khách.

Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan
Năm 2005 công ty đã có sản phẩm đưa ra thị trường nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu và chưa thu hút được lượng khách hàng lớn, vì nguồn khai
thác không được ổn định và chắc chắn nên việc chuẩn bị chào hàng gặp nhiều
khó khăn. Công ty luôn ở trong tình trạng khó khăn về vốn để kinh doanh. Chi
phí quản lý bán hàng và hành chính vẫn còn cao. Vay vốn ngân hàng lớn nên
trong kinh doanh lãi không cao. Công ty có biện pháp mới trong việc tính lương
theo công việc nhưng vẫn chưa sát nên chưa khuyến khích được những CBCNV
làm tốt và đạt doanh thu cao.Việc bố trí cán bộ trong công việc chưa hợp lý nên
phần nào hạn chế đến kết quả kinh doanh. Trong công ty thiếu trầm trọng cán bộ
xúc tiến bán hàng và một số cán bộ chưa có ý thức trong công việc, không tuân
theo sự điều hành của lãnh đạo, có sức ỳ lớn, không tự tìm việc, ỷ lại, đợi lãnh
đạo phân việc, khi giao việc thì tị nạnh. Đặc biệt một số cán bộ trẻ thường đi
muộn về sớm, lạm dụng thời gian trong giờ làm việc riêng và chưa có ý thức tiết
kiệm.
Đến năm 2006 tuy mới hợp nhất nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty, công ty đã đạt được doanh thu lớn 760 tỷ VNĐ
hơn doanh thu đạt được trong những năm trước.

21


2.4.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
( ĐVT: tỷ đồng)
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005

2006
1 Tổng chi phí
tỷ đồng 483,77
423,4
754,99
2 Tổng lợi nhuận
tỷ đồng
4,23
4,2
5,01
3 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
%
0,87
0,99
0,66
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2004 cứ 1000 đồng chi phí thu được 870 đồng lợi nhuận. Năm 2005
tăng lên 120 đồng lợi nhuận. Năm 2006 con số này đã giảm cứ 1000 đồng chi
phí thu được 660 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí mà giảm thì
công ty kinh doanh chưa đạt kết quả tốt, nên có chính sách điều chỉnh kịp thời
cho phù hợp.
2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng sức lao động.
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng sức lao động của công ty qua các năm(2004-2006)
Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị


2004

2005

2006

1

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

588

427,6

760

2

Tổng lợi nhuận

Tỷ đồng

4,23

4,20

5,06


3

Quỹ lương

Tỷ đồng

4,35

4,5

7,01

4

Số lao động

người

128

130

190

5

Thu nhập trung bình/ tháng

Triệu đồng


2,83

2,88

3,07

6

Lợi nhuận/ người

triệu đồng

33,05

32,31

26,63

( Nguồn: Tổng hợp bản cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Qua các năm lợi nhuận/người có chiếu hướng
giảm. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng sức lao động của công ty chưa thực sự
đạt hiệu quả cao. Bởi vì, người lao động còn có tâm lý ỷ lại không chủ động
trong việc tìm kiếm đơn hàng. Mặc dù tổng lợi nhuận qua các năm tăng, nhưng
tốc độ tăng của số lao động nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận đơn cử năm
2006 tổng lợi nhuận bằng 121% năm 2005 tăng 21%. Đối với số lao động năm
2006 bằng 147% năm 2005 tăng 47%. Chính vì vậy, công ty nên có kế hoạch
điều chỉnh kịp thời về tình hình lao động để ổn định doanh thu và lợi nhuận cho
22



công ty.
2.5 Đánh giá chung
2.5.1 Những điểm mạnh của công ty.
2.5.1.1 Về cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị.
Công ty từ lúc chỉ có 5 phòng ban chức năng, cho đến thời điểm hiện tại số
phòng ban trong công ty đã tăng lên, kịp thời đáp ứng với tình hình thực tế kinh
doanh. Do công ty có thêm nhiều mặt hàng kinh doanh, nên số lượng các phòng
kinh doanh tăng lên để đảm nhận những chức năng, công việc riêng. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi để hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu đặt ra đối với từng mặt
hàng kinh doanh của công ty.
2.5.1.2 Về công tác khai thác thị trường.
* Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu: Hoạt động này được lãnh đạo
công ty rất quan tâm.Năm 2006 ngoài việc tập trung khai thác thị trường truyền
thống, mặt hàng truyền thống công ty còn tập trung khai thác thị trường mới.
Lãnh đạo công ty đã xác định tăng cường kinh doanh các đơn hàng xuất trực
tiếp (FOB) để nâng hiệu quả kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Thông qua
các chương trình xúc tiến xuất khẩu công ty đã ký được nhiều đơn hàng xuất
(FOB), tạo mối quan hệ tốt với các bạn hàng nước ngoài là cơ sở tốt cho các
năm tiếp theo. Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến phát triển xuất khẩu các mặt
hàng khác như cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ… mhằm tăng kim ngạch xuất
khẩu và cân đối ngoại tệ cho khâu nhập khẩu.
* Đối với hoạt động kinh doanh nội địa: Để khai thác thị trường nội địa
công ty đã nghiên cứu nhu cầu thị trường nội địa, nên đã phát triển bộ phận mẫu
thành Trung tâm thiết kế mẫu có nhiệm vụ: Nghiên cứu nhu cầu thị trường để
thiết kế, sản xuất để tiêu thụ trên thị trường nội địa, tham gia các hội chợ, trong
thời gian qua sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận. Qua đó xây dựng
thương hiệu VINATEXIMEX của công ty. Sang năm 2007 công ty sẽ tập trung
chỉ đạo và phát triển công tác này. Bên cạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường nội
địa công ty còn tăng cường khai thác, mở rộng thị trường nội địa xây dựng bạn
23



hàng chiến lược và ổn định với phương châm phục vụ chu đáo,tận tình,giá cả và
dịch vụ cạnh tranh nên được khách hàng tin tưởng. Thực hiện tốt và có hiệu quả
chương trình cung ứng nguyên phụ liệu để lấy sản phẩm ra tiêu thụ với các đơn
vị trong Tập đoàn, qua đó vừa giảm bớt các khó khăn trong khâu tiêu thụ của
đơn vị.
2.5.1.3 Về nguồn vốn.
Nguồn vốn trong công ty qua các năm không ngừng tăng lên, hiệu quả sử
dụng vốn cũng tăng lên. Trước tình hình thực tế hiện nay, không một doanh
nghiệp nào đứng tại chỗ mà có thể tồn tại được. Thị trường ngày càng mở rộng
hơn, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn… Do vậy, doanh nghiệp
cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách linh hoạt.
2.5.1.4 Về các phong trào thi đua.
Vượt qua nhiều khó khăn, dưới sự chỉ đạo của đảng uỷ, Ban lãnh đạo và
Ban chấp hành công đoàn công ty, toàn thể CBCNV trong công ty đã hưởng ứng
phong trào thi đua lao đồng giỏi, chủ động, năng động khai thác thị trường.
Hàng tháng, hàng quý Hội đồng thi đua công ty đều tổ chức phân loại bình xét
và phân loại chất lượng lao động để động viên kịp thời các cá nhân đơn vị có
hoạt động hiệu quả. Trong công ty có rất nhiều phong trào thi đua như: Phong
trào thi đua học tập nâng cao trình độ được quan tâm để đáp ứng yêu cầu phát
triển của công ty. Năm 2006 công ty đã cử cán bộ tham gia các lớp học tập nâng
cao trình độ nghiệp vụ về thuế, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, lý luận
chính trị cao cấp… tạo điều kiện cho CBCNV theo hoc đại học chuyên ngành,
ngoại ngữ. Công ty đã xây dựng đầy đủ quy chế, quy định về phòng cháy chữa
cháy, an toàn lao động, và an ninh trật tự. Vận động CBCNV thực hiện tốt các
quy trình quy phạm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy… Trong năm
qua công ty đản bảo an toàn tuyệt đối giữ gìn vệ sinh môi trường. Công ty cũng
làm rất tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, từ thiện. Công ty phát huy tốt truyền
thống, nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ Chính quyền, Công đoàn phối

hợp với Đoàn thanh niên tổ chức họp mặt tặng quà CBCNV là con em gia đình
24


thương binh liệt sỹ. Tham gia tích cực ủng hộ cho địa bàn trên địa phương,
hưởng ứng ủng hộ đồng bào lũ lụt với tổng số tiền ủng hộ là11.140.000 đồng
Bên cạnh việc tổ chức tốt công tác và phong trào thi đua sôi nổi trong
công ty một yếu tố cũng không kém phần quan trọng tạo nên thành công của
công ty là công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, giao nhận hàng hoá, hoạ sỹ thiết kế và công nhân có tay nghề cao.
2.5.2 Những điểm yếu và khó khăn của công ty.
2.5.2.1 Về lao động.
Khi hợp nhất hai công ty tâm lý CBCNV cũng bị tác động không nhỏ ảnh
hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty nói chung do văn hoá và phong cách
làm việc có sự khác nhau cần có thời gian để hoà nhập. Với chức năng, nhiệm
vụ chính của công ty là kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu thì nhu cầu lao
động có trình độ chuyên môn cao về ngoại thương, ngoại ngữ là rất lớn. Tuy
nhiên, tỷ lệ lao động có chuyên môn về hai ngành này còn thấp so với yêu cầu.
Hơn nữa, lao động có trình độ chuyên môn về hai ngành này lại phần lớn ở độ
tuổi xấp xỉ 50 và trên 50 tuổi. CBCNV được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu
cầu công việc. Phần đông CBCNV được đào tạo và có thời gian dài làm việc
trong thời kỳ bao cấp nên trình độ, năng lực và tính năng động trong cơ chế thị
trường còn hạn chế.
2.5.2.2 Về trang thiết bị máy móc.
Công ty không trực tiếp sản xuất sản phẩm, nên khi có đơn hàng nhiều
công ty không chủ động được việc sản xuất, có thời gian công ty không tìm
được nhà máy sản xuất. Do đó, có nhiều đơn hàng buộc phải từ chối nếu không
thoả thuận được về thời gian giao hàng hợp lý. Năm 2005 công ty bị 1 đơn hàng
giao chậm hàng cho đối tác Mỹ.


25


×