Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Công tác chủ nhiệm Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.67 KB, 6 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên tiểu học được mệnh danh là “ông thầy tổng thể”. Họ không những
phải giảng dạy tất cả các môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. không
giống các bậc học khác, công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học, người giáo viên cần
rất nhiều đến nghệ thuật sư phạm: Vừa dạy dỗ, dỗ có lẽ nhiều hơn. Theo đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi thì các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học chưa có khả năng tổ chức
được các hoạt động cho mình, các em dễ chán đối với những hoạt động cần nhiều
thời gian. Vì vậy rất cần đến vai trò tổ chức hướng dẫn của người lớn đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để giáo dục đựơc một con người toàn diện thì nhiệm vụ của người Giáo viên
chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhất là ở bậc tiểu học giáo viên cần
khơi dậy những hình ảnh tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng
với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Việc truyền thụ kiến thức được coi là
chủ yếu xong việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh cũng không kém phần quan
trọng.
Nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu nên người thầy lại càng có vai trò quan trọng và trọng trách càng
nặng nề hơn. Do vậy việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh cần
phải được quan tâm hơn nữa. Công việc này có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào
vai trò của người giáo viên chủ nhiệm.
Trước thực trạng khó khăn trên làm thế nào để giáo dục hạnh kiểm học sinh
được tốt hơn đó cũng là điều luôn trăn trở của mỗi thầy, cô giáo và của các bậc phụ
huynh.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, được sự chỉ dẫn của ban lãnh đạo
cũng như sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tôi đã xác định được: Giáo dục
không chỉ là nắm quản lý hành chính như tên, tuổi, số lượng, gia đình, trình độ học
sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn giáo dục nhân cách cho các em để các em trở
thành con người có ích cho xã hội. Điều đó một nhiệm vụ quan trọng đối với công
tác chủ nhiệm. Vì vậy tôi hết sức cố gắng tìm tòi học hỏi để đưa ra những biện pháp
thiết thực nhằm đạt được kết quả cao nhất trong công tác này.



Trang:1


PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ nội dung đổi mới về xã hội, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá về vị trí công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.
Như chúng ta đã biết công việc của người kỹ sư tâm hồn ngoài giảng dạy ra
còn có một công việc không kém phần quan trọng đó là công tác chủ nhiệm.
Sản phầm cuối cùng của quá trình dạy học đó là con người. Ngoài có trí thức
phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, con người cần phải có phẩm chất, đạo
đức tốt. Mục đích của công tác chủ nhiệm lớp là xây dựng được một tập thể đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau và cùng tiến bộ.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tội rút ra được cho mình 6 biện pháp
sau:
Biện pháp 1: Điều tra học lực của học sinh để bầu ra lớp trưởng, lớp phó và
các tổ trưởng:
- Khi nhận công tác chủ nhiệm giáo viên cần xem qua hạnh kiểm và học lực
của từng học sinh ở các năm học trước để nắm được tình hình và làm căn cứ để bầu
ra lớp trưởng, lớp phó và tổ trưởng, để giúp giáo viên quản lý lớp.
- Việc bầu lớp trưởng, lớp phó ở bậc tiểu học chỉ áp dụng trong thời gian từ
một đến ba tháng, có thể do giáo viên chỉ định hoặc do học sinh bầu nhưng cần dựa
vào 3 yếu tố sau: Hạnh kiểm, Năng lực và Học lực.
Lưu ý: Khi bầu lớp trưởng, lớp phó. Giáo viên chủ nhiệm không thể bầu ra
một em học sinh giỏi mà không gương mẫu, ích kỷ, hẹp hòi hay nhút nhát.
Lớp trưởng phụ trách chung
- Các lớp phó: Tuỳ theo tình hình cụ thể của lớp, Giáo viên chủ nhiệm có thể
cử 1 – 3 lớp phó( lớp phó văn nghệ, lao động, học tập).
- Học sinh trong lớp cần được chia thành các tổ học tập có trình độ mọi mặt

tương đương nhau. Trong lớp học sinh nên ngồi theo tổ. Mỗi tổ cần có tổ trưởng và
tổ phó. Mỗi tổ cũng có thể chia thành nhóm học tập và nhóm trưởng để điều khiển
các mặt hoạt động trong nhóm.
Quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng cán bộ tự quản:
- Nhiệm vụ của lớp trưởng
- Nhiệm vụ của từng lớp phó
- Nhiệm vụ của các tổ trưởng
- Nhiệm vụ của các tổ phó
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại
cán bộ:
- Sổ công tác của lớp trưởng
- Sổ công tác lớp phó
- Sổ công tác tổ trưởng
Trang 2


- Sổ công tác cờ đỏ
- Sổ nhật ký lớp và ghi biên bản của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản.
- Giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng các em về nhận thức, bồi dưỡng về nội
dung, đặc biệt là các phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm
phát huy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí.
Biện pháp 2: Cụ thể hoá quy định của trường thành quy định của lớp:
Giáo viên triển khai kế hoạch của trường để học sinh nắm, căn cứ vào đó để ra
lịch thi đua của lớp như: Vào lớp thuộc bài, giữ vệ sinh lớp học.
Ví dụ:
- Vào lớp nếu không thuộc bài:
+ Lần thứ nhất giáo viên nhắc nhở, động viên học sinh.
+ Lần thứ hai giáo viên gặp riêng học sinh để trao đổi, tìm hiểu lý do vì sao

em không thuộc bài để có cách giúp đỡ.
+ Lần thư ba giáo viên gặp phụ huynh trao đổi tìm hiểu lí do và đưa ra kế
hoạch để gia đình giúp đỡ học sinh học ở nhà.
Biện pháp 3: Xây dựng mạng lưới học tập tu dưỡng và hoạt động:
Tục ngữ có câu: “ Học thầy không tày học bạn ”.
Ngay từ đầu giáo viên chủ nhiệm cần xem xét và phân chia lớp thành những
nhóm nhỏ ( từ 2 đến 4 em ) và phân công nhóm trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
Giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin học tập của các nhóm theo tuần ở nhóm
trưởng và có cách xử lý kịp thời những tình huống xảy ra.
Ví dụ:
Phân đôi bạn học tập đến cuối tuần giáo viên theo dõi thấy học sinh tiến bộ
cần tuyên dương tinh thần của các em trước lớp để đôi bạn học tập khác noi gương.
Biện pháp 4: Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục học sinh về mọi mặt
( cần có 3 vấn đề sau ):
Vấn đề 1 là: Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện nhằm
xây dựng tập thể lớp vững mạnh để nâng cao thành tích học tập:
Chúng ta cần giáo dục tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, thông qua tập thể lớp
giáo viên chủ nhiệm đề ra những yêu cầu học tập, làm cho học sinh ý thức được
nhiệm vụ của mình, biết xác định thái độ học tập đúng đắn, trung thực và biết tự tìm
tòi ra phương pháp học tập tích cực, chủ động và sáng tạo qua mỗi tiết học như lắng
nghe giáo viên giảng bài, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Giáo dục đạo đức pháp luật và nhân văn cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh.
Tổ chức các hoạt động lao động.
Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

Trang 3


Vấn đề 2 là: Kết hợp với giáo viên bộ môn, với các lực lượng trong và ngoài

nhà trường để giáo dục các em.
Bàn bạc với các giáo viên bộ môn để thống nhất lên kế hoạch và giáo dục
hạnh kiểm đối với học sinh cá biệt và học sinh yếu để nhắc nhở học sinh thực hiện
tốt nội quy, quy định của trường lớp.
Kết hợp với các tổ chức đoàn, đội thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường.
Liên kết với chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội.
Vấn đề 3 là: Giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và học sinh:
Sau mỗi tháng, học kỳ, giáo viên cần liên hệ gặp gỡ cha mẹ học sinh để trao
đổi nhằm nắm được hoàn cảnh học sinh để đưa ra cách giải quyết kịp thời, tạo lòng
tin giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm
học; Cũng có thể liên hệ với phụ huynh bằng cách đến nhà hoặc điện thoại…
Biện pháp 5: Giáo dục học sinh cá biệt:
Trong mỗi lớp học đều có những học sinh cá biệt dưới các hình thức khác
nhau. Có em cá biệt về hành kiểm nhưng có em lại cá biệt về học tập. Nếu chúng ta
không có những biện pháp đúng đắn kịp thời để giáo dục các em thì hậu quả chắc
chắn sẽ xảy ra. Đối với những học sinh này thông thường thì người giáo viên phải
lấy tình thương để cảm hoá chứ không phải nội quy hay quy định.
Biện pháp 6: Thường xuyên bàn bạc với lớp về vấn đề chung của trường và
xã hội:
Biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ nói chuyện cởi mở với các em. Lắng nghe
những tâm tư tình cảm từ phía các em.
Vận động các em tham gia các hoạt động của trường như thi đua giữ vở sạch
viết chữ đẹp… biết quan tâm người tàn tật, biết giúp đỡ người gặp khó khăn. Qua
đó các em biết quan tâm đến người xung quanh và sống có lòng nhân ái hơn.

Trang 4



PHẦN III
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh cũng chính là giáo dục các em. Giáo viên
chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá
kết quả rèn luyện của bản thân mỗi em nói riêng, của cả lớp nói chung. Việc tổ chức
cho các em tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá chính là giúp các em tự
điều chỉnh thái độ hành vi của mình và rèn luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện
nhân cách.
Qua nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và đặc biệt là sự
chỉ đạo tận tình của ban lãnh đạo, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm
trên và áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời tham mưu với lãnh đạo
trừơng phổ biến kinh nghiệm cho tất cả giáo viên chủ nhiệm cùng thực hiện.
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, nhà trường đã rút ra được những
kết quả sau:
+ Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm thực hiện đầy đủ là 100%
+ Không còn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực tiên tiến, xuất sắc cao hơn năm trước.
+ Số học sinh cá biệt hầu như không còn.
+ Tỉ lệ đạt giải trong các đợt thi như viết chữ đẹp, đố vui học tập… cao hơn.

Cà Mau, ngày 20 tháng 12 năm 2009
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Oanh

Trang 5


Trang 6




×