BÀI TẬP VỀ NHÀ ( SỐ 1 )
1/ Chuyển đổi các câu đơn thành câu ghép:
a) Trời tối sầm lại. Gió thổi ào ào.
b) Cậu bé ra khỏi cổng trường đợi mẹ. Mẹ cậu vẫn chưa đến.
c) Người mẹ làm việc quần quật. Đứa con chỉ ăn với chơi.
d) Người đứng dưới bến đã đông. Thuyền vẫn chưa sang.
2/ Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa?
a) đàn gà mới nở - hoa nở - nở nụ cười
b) vàng ươm - vàng xuộm - vàng tươi
c) ngôi nhà - xây ngà - vào nhà
3/ Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa:
a) đường làng , lọ đường , đường biển
b) dòng nước trôi , bánh trôi , cá trôi
c) tỏ thái độ , tỏ lòng , sáng tỏ
4/ Tìm bộ phận chủ ngữ trong câu:
a) Vành nón chị rất thô.
b) Sương thấy mình tan chảy.
5/ Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có dùng biện pháp đảo ngữ?
a) Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.
b) Đằng xa trong mưa mờ,đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
( SỐ 2 )
1/ Xác định chức năng ngữ pháp( làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ) của đại từ “ tôi” trong từng
câu dưới đây:
a) Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại.
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
b)Đây là quyển sách của tôi.
c) Cả nhà rất yêu quí tôi.
d)Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi.
2/ Ghép tiếng ở dòng (1) với tiếng ở dòng (2) để tạo thành 10 từ phức thường dùng:
(1) nam , nữ
(2) sinh , giới , công , nhi , trang , tính
3/ Đặt câu nói về việc học tập và rèn luyện của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu dưới
đây:
a) Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b)Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( hoặc trạng ngữ chỉ mục đích)
c) Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ phương tiện.
4/ Tìm 2 câu tục ngữ nói về việc học tập và giải thích nghĩa của từng câu .
5/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh sắc thiên nhiên. Những tháng ngày mùa thu, và nhất là mùa xuân, trời
mát dịu, bên mỗi bước chân ta thoang thoảng hương thơm nhiều loại hoa rừng. Cho đến khi những cơn
mưa đầu mùa đổ xuống, bầu trời vẫn trong, không mấy khi bị mây vần u ám. Những cơn mưa rừng
càng làm cho rừng thêm mát mẻ, xanh tươi. Các đồi gianh vươn lên và cỏ mọc bò ra lan mặt suối, như
choàng cho rừng chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời xuyên qua kẽ lá, sưởi ấm những con suối
trong vắt, thì thầm, và các đàn chim đua hót, các đàn công thi múa.
a) Trong đoạn văn trên, câu văn nào sử dụng cả biện pháp nhân hóa và so sánh.
b) Nêu tác dụng của các biện pháp đó trong việc miêu tả cảnh vật.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
( SỐ 3)
Bài 1: Cho 3 nhóm từ sau:
Em hãy cho biết trong 3 nhóm ấy:
a) đánh cờ , đánh giặc , đánh trống
- Nhóm nào là từ đồng nghĩa?
b) trong veo , trong vắt , trong xanh
- Nhóm nào là từ đồng âm?
c) thi đậu , xôi đậu , chim đậu trên cành
- Nhóm nào là từ nhiều nghĩa?
Bài 2: Đặt câu
a) Một câu theo kiểu Ai làm gì ? Có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
b) Một câu theo kiểu Ai thế nào? Có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
c) Một câu theo kiểu Ai là gì ? Có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
d) Một câu theo kiểu Ai là gì ? Có danh từ làm bộ phận vị ngữ.
Bài 3: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, hô ngữ trong hai câu sau:
a) Ngày mai, chúng ta phải đi học sớm để làm trực nhật, Hồng ạ.
b) Minh ơi, bây giờ ngoài đồng, người ta đã trảy lá kè rồi.
Bài 4: Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: lạnh, um tùm.
Bài 5:
“ Cánh cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm cây đa giữa đồng.
Con đò lá trút qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.
Hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc tới trong đoạn thơ trên. Hình ảnh đó gợi cho em những suy
nghĩ gì?
Bài 6: Tập làm văn:
Em hãy kể lại một việc làm tốt thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng.9 khoảng 25 dòng)
BÀI TẬP VỀ NHÀ Ngày 23/1/2011
Bài 1: Dựa vào các từ gốc sau đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: nhỏ, mềm , khỏe, xinh, tươi,vui.
Bài 2: Hãy đổi các câu kể sau thành câu cảm:
a) Tú rất mê sách.
b) Trời sáng.
c) Đường lên dốc rất trơn.
d) Nước về đồng rồi
Bài 3: Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các vế trong câu ghép sau:
Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đóm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
Bài 4: Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ láy hay từ ghép? Vì sao?
Bài 5:
“ Mặt trời càng lên tỏ
Bay vút tận trời xanh
Bông lúa chín thêm vàng
Chiền chiện cao tiếng hót
Sương treo đầu ngọn cỏ
Tiếng chim nghe thánh thót
Sương lại càng long lanh
Văng vẳng khắp cánh đồng.
Cảnh đẹp trên được diễn tả bằng những màu sắc, âm thanh và hình ảnh nào?
Bài 6: Tìm 2 câu thành ngữ hoặc tục ngữ, trong câu có cặp từ trái nghĩa.
Bài 7: Tập làm văn
Em hãy viết một bài văn nói về việc bảo vệ môi trường. ( khoảng 25 dòng)
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Ngày 24/2/2011
Câu1: Tìm định ngữ trong các câu sau:
Câu2: Tìm bổ ngữ trong các câu sau:
a) Bạn Hùng có chiếc nơ đỏ.
a) Bạn Lan hát rất hay.
b) Ánh nắng vàng óng chiếu xuống sân trường.
b) Mẹ tôi là người nội trợ giỏi.
Câu3: Xếp các từ sau thành 3 nhóm chủ đề và đặt tên cho mỗi nhóm:
Thực hành , bài học , ông bá , bạn bè , chung thủy , anh Bốn , luyện tập , thân thiết , đầm ấm , lí
thuyết , nhường nhịn , bài tập , hòa thuận , bầu bạn , năng lực , khăng khít.
Câu4: Cho đoạn văn sau:
Ôi, em Huy! Tiếng kêu sửng sốt của thầy giáo làm tôi giật mình. Em tôi rụt rè bước vào lớp học.
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A- Câu thứ nhất:
B- Câu thứ hai và câu thứ ba:
a. Đó là câu bình thường.
a. Đó là hai câu đơn bình thường.
b. Đó là câu rút gọn.
b. Đó là những câu rút gọn.
c. Đó là câu đặc biệt.
c. Đó là những câu không thể xác định được chủ ngữ,vị ngữ.
Câu 5: Hãy tìm biện pháp nghệ thuật của 4 câu thơ sau được tác giả sử dụng để miêu tả rừng mơ
Hương Sơn: “ Rừng mơ ôm lấy núi
Gió chiều đông gờn gợn
Mây trắng đọng thành hoa
Hương bay gần bay xa”
Câu 6: Em đã làm được những gì để hưởng ứng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
nhà trường đề ra vào đầu năm học. ( Bài viết khoảng 25 dòng)
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Ngày 25/2/2011
Câu 1: Những tính từ được in đậm giữ chức vụ gì trong các câu sau:
a) Hoa nhài thơm thoang thoảng.
b) Bạn Linh có chiếc cặp mới tinh.
c) Anh chiến sĩ trẻ bắn rất giỏi.
d) Hồng có chiếc áo rất đẹp.
Câu 2: Chỉ ra các bộ phận song song trong các câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu:
a) Ngày tháng đi qua thật chậm mà cũng thật nhanh. c) Tôi và nó cùng ca, hát,nhảy múa .
b) Lớp 5A,và lớp 5B hôm nay lao động.
d) Con ngụa bỗng nhảy chồm lên và hí vang.
Câu 3: Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây:
a) Trên trời mây trắng trôi lững lờ. c) Vì có nhiều mây trắng trôi lững lờ nên trời nhất định không
mưa.
b) Trên trời có đám mây trắng.
d) Trời trong xanh, nây trắng lững lờ trôi.
Câu 4: Câu tục ngữ sau khuyên ta điều gì?
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 5: Trong bài vă “ Anh vẫn hành quân” nhà thơ Trần Hữu Thung có viết:
“ Anh vẫn hành quân
Trời lại mưa lâm thâm
Lưng đèo qua bãi suối
Gió xoay chiều rét dữ
Xắc ngang đầu anh gối
Bên cầu em thấy chứ
Súng kề tay anh cầm
Anh vẫn hành quân.”
Đọc hai khổ thơ trên em cảm nhận được điều gì về hình ảnh anh bộ đội trên đường hành quân.
Câu 6: Tập làm văn:
Ơ quê hương em có những cảnh vật đã để lại trong em những kỉ niệm sâu sắc nhất. Hãy tả lại một cảnh
vật mà em yêu thích nhất. Nêu cảm nhận của em về cảnh vật đó. ( Bài văn khoảng 25 dòng)