Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn nâng cao chất lượng giảng dạy môn hình học lớp 7 thông qua rèn luyện kỹ năng vẽ hình và đo đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.05 KB, 15 trang )

Trường THCS Mỹ Hội

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:

2

1. Có lý luận

2

2. Có thực tiển

2

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

2

III. Giới hạn của đề tài

3

IV. Kế hoạch thực hiện

3

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:


4

1. Cơ sở thứ nhất là

4

2. Cơ sở thứ hai là

4

3. Cơ sở thứ ba là

4

II. Cơ sở thực tiễn

5

III. Thực trạng và mâu thuẩn

5

IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề

6

V. Hiệu quả áp dụng

12


KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác

13

II. Khả năng áp dụng

13

III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

13

IV. Đề xuất , kiến nghị

14

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 1


Trường THCS Mỹ Hội

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài:
1.Có lý luận:
Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS là nhiệm vụ hàng
đầu và cũng là mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên. Là một giáo viên giảng dạy
môn toán tại trường THCS Mỹ Hội, tôi luôn trăn trở một điều là làm thế nào để

nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn toán.
Ở trường THCS dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong đó
giải toán là hình thức chủ yếu. Do vậy việc dạy học sinh giải bài tập toán trong
các tiết luyện tập là rất quan trọng.
Mặt khác dạy toán theo yêu cầu của huớng đổi mới phương pháp là rất chú
trọng đến thực hành.Thực hành toán học không chỉ là thực hiện các bài tập thực
hành mà quan trọng là luyện tập rèn kỹ năng gồm kỹ năng vẽ hình, kỹ năng suy
luận logic, vận dụng toán học vào thực tế…
2. Có thực tiễn:
Qua nhiều năm giảng và tiếp xúc với học sinh tôi thấy có nhiều em học
sinh sợ môn toán, yếu môn hình học. Qua tìm hiểu và tham khảo ý kiến nhiều
đồng nghiệp tôi thấy có lẽ một trong các nguyên nhân làm cho học sinh sợ,học
chưa tốt môn hình học là trong giảng dạy nhiều thầy cô giáo quá chú ý việc nắm
khái niệm,định lý,chứng minh,suy diễn chặt chẽ còn việc vẽ hình biến đổi
hình,gấp ghép hình,đo đạc và liên hệ thực tế thì sao nhãng ít chú ý rèn luyện.
Đứng trước thực trạng trên với tinh thần yêu thích môn toán bản thân chọn
đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn hình học lớp 7 thông qua rèn
luyện kỹ năng vẽ hình và đo đạt”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Làm cho học sinh nắm được một cách chính xác,vững chắc và có hệ thống
những kiến thức và kỹ năng vẽ hình.Rèn cho học sinh có năng lực vận dụng
những kiến thức đó vào những tình huống khác nhau vào việc học tập các môn
học khác.
Phát triển ở học sinh khả năng tiếp thu môn toán,đồng thời phát hiện và bồi
dưỡng những học sinh có năng khiếu toán.
Giáo dục cho học sinh về đạo đức thẩm mỹ của người học sinh.
Khi dạy môn hình học giáo viên dóng vai trò là một đạo
diễn, thiết kế
chương trình cho học sinh thực hiện.


Người viết: Trần Thị Tới

Trang 2


Trường THCS Mỹ Hội

Hệ thống bài tập chọn lọc, tinh giản nhưng vẫn đủ dạng và bổ sung các bài
tập mở, bài tập vận dụng toán học vào thực tế (không nhất thiết phải chọn các
bài tập khó trong tiết dạy).
Học sinh được tự phát hiện kiến thức mới, tự giải quyết vấn đề,tự tiếp cận
kiến thức qua sự hoạt động đích thực của bản thân.
Học sinh được tranh luận trực tiếp với học sinh, với giáo viên, được tự
kiểm tra đánh giá làm cơ sở để giáo viên tự điều chỉnh quá trình dạy học của
mình.
Giúp cho học sinh có cái nhìn đúng đắn về việc học bộ môn toán.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực bằng cách dùng phương pháp
phân tích đi lên, bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề…
Đề tài được thực hiện trong các giờ luyện tập và ôn tập trên lớp.Đánh giá
hiệu quả của đề tài thông qua tỉ lệ học sinh hiểu bài và kết quả các bài kiểm tra,
bài thi cuối học kỳ.
III. Giới hạn của đề tài
Đề tài được áp dụng đối với học sinh lớp 7a3 của trường THCS Mỹ Hội.
Đề tài được thực hiện trong một lớp học 7a3 của trường THCS Mỹ Hội
trong năm học 2011-2012.
IV. Kế hoạch thực hiện:
Hình thành và phát triển kỹ năng vẽ hình là một quá trình thực hiện liên
tục và chặt chẽ.Với học sinh lớp 7 được bắt đầu từ các bài toán đơn giản dưới
dạng vẽ theo cách diễn đạt bằng lời,đọc hình vẽ,vẽ theo số liệu cho trước… tiến
dần đến kỹ năng phân tích hình vẽ để vẽ thêm đường phụ trong các bài toán khó

và đi đến các dạng bài cụ thể.

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 3


Trường THCS Mỹ Hội

B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Cơ sở thứ nhất là:
Môn toán có vị trí rất quan trọng trong nhà trường THCS vì nócó khả
năng to lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường phổ thông.
Môn toán có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển các năng lực và
phẩm chất trí tuệ. Môn toán có khả năng đóng góp tích cực vào việc giáo dục
cho học sinh tư tưởng, đạo đức trong cuộc sống và lao động: xây dựng cơ sở của
thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, rèn luyện
nhiều đức tính quý báo như: lao động có kỷ luật,kiên trì, tự lực, yêu thích chính
xác, ham chuộng chân lý. Nó còn có khả năng góp phần giáo dục cho năng lực
cảm thụ cái đẹp, cái đẹp trong lao động sáng tạo, cái đẹp của những ứng dụng
phong phú của toán học, cái đẹp của những lời giải hay…
Toán học là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tập tốt các môn học khác,
giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Dù chúng ta phục vụ
cho nghành nào trong công tác nào thì các kiến thức và phương pháp toán học
cũng cần cho bản thân chúng ta.
2. Cơ sở thứ hai là:
Về mặt lý thuyết:
Rèn luyện thành kỹ năng là lặp đi lặp lại những hành động nhất định nhằm
hình thành và cũng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết được thực hiện một cách

có tổ chức, có kế hoạch. Vì thế qua các tiết học hình học, học sinh được nâng
cao tính độc lập sáng tạo, hiểu bài sâu hơn, chắc hơn, năng lực tư duy và phẩm
chất trí tuệ phát triển tốt hơn. Các bài tập toán hình học cũng có thể là một định
lý giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết của mình. Luyện tập toán còn có tác
dụng hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập và niềm tin,
hình thành phẩm chất người lao động mới. Qua việc học sinh giải bài tập toán
mà đánh giá được mức độ, kết quả dạy của giáo viên, kết quả học của học sinh.
3. Cơ sở thứ ba là:
Dựa vào tâm sinh lý, lứa tuổi của học sinh,các em ở độ tuổi từ 11 tuổi đến
14 tuổi đang bắt đầu tập làm người lớn nên rất tích cực tham gia vào các hình
thức học tập sáng tạo, độc lập, đó là tiền đề cho sự tự giác, tự khám phá, phát
hiện và giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Khi dạy tiết hình học thì phải là tiết dạy cho học sinh cách suy nghĩ giải
toán.

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 4


Trường THCS Mỹ Hội

Trong tiết học hình học nên chọn số lượng bài tập vừa đủ để khắc sâu các
kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải
toán.
Nên sắp xếp bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau; những bài
giải chi tiết và những bài giải vắn tắt.
Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán,cùng với học sinh
nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi
tự mình tìm được chìa khoá của lời giải.

Trong tiết hình học thường xuất hiện những sai lầm của học sinh, giáo viên
có thể không chữa ngay lỗi của học sinh mà đưa ra cho tập thể lớp thảo luận,
xem đó như là những tình huống tốt để phát huy tính tích cực của học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn:
Sự thiếu quan tâm rèn luyện các thao tác vẽ hình làm giảm đi khả năng tưn
duy,trí tưởng tượng không gian của các em,nó dẫn tách toán học ra khỏi thực
tế.Làm cho học sinh không hứng thu khi hịc bộ môn.
Hình học là môn học đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú có tính trừu tượng
cao.Vì vậy để cho học sinh dễ tiếp thu môn học cần làm cho học sinh có tính
trực quan sinh động.Nếu làm tốt kỹ năng vẽ hình cắt ghép,biến đổi hình…sẽ làm
cho học sinh thấy được tính thực tế trực quan của hình học.Đây là thế mạnh hình
ảnh mà môn học có được.
Các kỹ năng vẽ hình ,cắt,ghép,biến đổi hình,sử dụng các dụng cụ đo
đạt,cách giải quyết bài tập thực hành trên thực tế.Chính là những kỹ năng toán
học được vận dụng thường xuyên trong đời sống và trong các nghành sản
xuất,khoa học kỹ thuật sau này.
Đây là ý nghĩa thực tiển quan trọng mà học sinh cần được rèn luyện ngay
từ bậc phổ thông.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
Trong thực tế nhiều năm trực tiếp đứng lớp bản thân nhận thấy một số em
học sinh còn xem nhẹ việc vẽ hình, trong giờ học chỉ chờ có hình vẽ sẵn, ít chịu
suy nghĩ, tìm tòi cách vẽ.
Giáo viên cũng có khó khăn như bài tập toán đa dạng, phong phú, nếu
không có đủ thời gian và phương pháp lựa chọn thích hợp thì dễ bị phiến diện,
bài tập dễ quá hoặc khó quá, không đủ thời gian làm, dễ gây cho học sinh tâm lý
sợ toán và chán nản. Từ đó chỉ chú ý vào thủ thuật giải mà quên rèn luyện kỹ
năng vẽ hình.
Thực tế có nhiều học sinh tính toán,chứng minh tốt nhưng vẽ hình chưa đạt.

Người viết: Trần Thị Tới


Trang 5


Trường THCS Mỹ Hội

IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Để nâng cao hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng vẽ hình và phát huy được
tác dụng của nó bản thân đã thực hiện các biện pháp sau đây:
Giáo viên phải giáo dục cho học sinh ý thức học tập, mục đích và ý nghĩa
của việc học.
Giáo viên phải chia nhỏ yêu cầu đó thành các dạng bài tập riêng nhằm khắc
sâu kiến thức, phương pháp và kỹ năng làm bài. Đối với những học sinh quên
kiến thức cũ liên quan đến bài học, khả năng tiếp thu chậm đòi hỏi giáo viên cần
kiên trì, bền bỉ bám sát học sinh, bổ sung kiến thức và giải đáp những vướng
mắc, khó khăn của học trò. Các bài tập đưa ra từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp và phù hợp với trình độ nhận thức chung của học sinh. Vì chỉ khi các
em hiểu bài, làm được bài thì mới hứng thú học tập.
Đầu tư thời gian thích hợp cho việc soạn bài, cần chuẩn bị kỹ hệ thống câu
hỏi và bài tập nhằm gieo tình huống, hướng dẫn từng bước cách giải quyết vấn
đề phù hợp từng loại đối tượng học sinh, dự kiến những khó khăn, trở ngại,
những cái bẫy mà học sinh cần vượt qua.
Muốn vậy giáo viên cần nắm vững tiết dạy gồm kiến thức mới nào được bổ
sung, kỹ năng nào cần rèn luyện, bài tập nào khó, bài tập nào trọng tâm có thể
phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Giáo viên còn phải nắm được kiến thức,
kỹ năng cụ thể đã có sẵn ở học sinh với mức độ nào, từ đó xây dựng một hệ
thống bài tập từ dễ đến khó, chọn các thể loại bài tập ứng với từng phần lý
thuyết cần kiểm tra, loại bài tập cần rèn luyện kỹ năng, loại bài tập vận dụng
toán học vào thực tế, loại bài tập mở với mức độ vừa phải, thích hợp trình độ
học sinh, giúp các em tự tin ở mình, không sao chép lời giải có sẵn.

Giáo viên cần tạo cho học sinh động cơ ham muốn khám phá cách giải
mới, một phát hiện mới… Đây là biện pháp cần thiết tạo nên tính tích cực, chủ
động sáng tạo trong học tập.
Muốn vậy giáo viên có thể lật ngược vấn đề, xét tính tương tự, giải quyết
một mâu thuẫn của bài toán hoặc xuất phát một nhu cầu thực tế của xã hội…
Giáo viên cần tạo cho học sinh biết mở rộng bài toán, tìm mối liên hệ với các bài
toán khác, học sinh biết ra các đề toán tuơng tự.
Để thực hiện biện pháp này cần dành một số thời gian thích đáng cho học
sinh suy nghĩ, thảo luận với nhau theo nhóm, học sinh có thể tự do tranh luận
với nhau hoặc tranh luận trực tiếp với giáo viên về một vấn đề cần giải quyết,
một ý tưởng mới…trong khuôn khổ cho phép.

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 6


Trường THCS Mỹ Hội

Để cho học sinh tích cực tư duy hơn nữa, tôi còn chấm bài cho học sinh
trong tiết luyện tập. Với các bài tập ngắn, học sinh làm bài trong thời gian
khoảng 5 phút, tôi chấm bài một số em, qua đó đánh giá được sự tiến bộ, mức
độ nhận thức, năng lực tư duy của học sinh.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào một kiến thức cơ bản nhất, một
quy tắc tính toán, một quy tắc suy luận, phân loại…của tiết dạy. Một trong
những biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tư duy là dùng phương pháp
phân tích đi lên khi dạy học sinh chứng minh hình học. Với hệ thống câu hỏi hỏi
chọn lọc và bằng phương pháp vấn đáp, gợi mở tôi hướng dẫn để học sinh tự
nêu ra được sơ đồ chứng minh đi từ giả thiết đến kết luận.
Trong những tiết dạy mà lượng kiến thức nhiều, học sinh chỉ cần ghi lại sơ

đồ đó rồi về nhà tự trình bày lời giải. Sau khi giải mỗi bài toán tôi khuyến khích
học sinh giải bằng các cách khác tập cho học sinh tóm tắt lời giải thành từng
bước theo sơ đồ của quá trình tư duy (dựa vào sơ đồ phân tích đi lên) để học
sinh dễ nhớ, chỉ ra phần mấu chốt quan trọng của bài toán, học sinh nhận dạng
được bài toán và xếp nó vào hệ thống bài tập đã học.
Tác dộng đế cả ba đối tượng học sinh bằng các câu hỏi và bài tập hợp lý
sao cho tất cả học sinh trong lớp đều tích cực suy nghĩ, tích cực rả lời. Chú ý
chọn lọc để nội dung được tinh giản và kết hợp phương pháp sáng tạo sao cho
học sinh không cảm thấy nặng nề khi học hình học. Trong quá trình dạy cần
khắc phục ngay những chỗ sai sót,những chỗ học sinh thường mắc lỗi khi nói
khi viết.
Với đặc điểm vừa ôn vừa luyện, học sinh được nêu được các định lý, quy
tắc…đã học được áp dụng trong lời giải. Việc đánh giá cho điểm học sinh cần
đúng mức, tôn trọng ý kiến nhận xét giữa các học sinh với nhau.
Phần sửa bài tập về nhà cho một vài học sinh lên bảng trình bày, học sinh
cả lớp nhận xét lời giải của bạn, tự tổng kết ưu khuyết điểm. Giáo viên đưa ra
bài giải mẫu và các bài tập mới, có thể là loại bài tương tự sách giáo khoa cho
đối tượng học sinh trung bình, bài tập mở cho học sinh khá giỏi, bài tập tổng
hợp cả ba đối tượng, hết sức chú trọng kỹ năng vẽ hình, kỹ năng suy luận logic,
thuật toán…
Phần củng cố cần cho học sinh tự nêu ra được kiến thức cơ bản, kỹ năng
cần rèn luyện, phương pháp giải toán trong tiết học. Những bài tập cho về nhà
cần chọn lựa cẩn thận, số lượng bài tập hạn chế sao cho đủ dạng và học sinh đủ
thời gian làm bài. Giáo viên nên dành ít phút cho việc hướng dẫn về nhà.

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 7



Trường THCS Mỹ Hội

Dưới đây là một số bài minh hoạ cho việc áp dụng một số các biện pháp
trên.
Dạng 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời.
Đối tượng học sinh đầu lớp 7.
Mục đích: rèn luyện học sinh thói quen phải đọc kỹ đầu bài. Biết gắn đầu bài
với các kiến thức đã học từ đó chuyển thành các thao tác tư duy để vẽ được
hình, giải quyết được bài toán dựng hình.
Bài tập minh hoạ:
Bài tập 1:
a. Vẽ hai đường thẳng a, b cắt nhau tại O
b. Vẽ đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b tại O
GV hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài.
a. (Thao tác tư duy):
2 đường thẳng a, b
Có O là điểm chung của hai đường thẳng
a
O

b
b. Thao tác tư duy
2 đường thẳng a, b
Có O là điểm chung của hai đường thẳng
Hai đường thẳng vuông góc tại O
GV hướng dẫn học sinh dùng thước Êke để vẽ
b
a
O


Người viết: Trần Thị Tới

Trang 8


Trường THCS Mỹ Hội

Bài tập 2:Vẽ cặp góc so le trong xAB, yBA có số đo đều bằng 1200
a. Thao tác tư duy
- Hai góc xAB, yBA có số đo bằng 1200
- Hai góc xAB, yBA so le trong
- Có cạnh AB chung
b.Cách vẽ:
Vẽ đoạn thẳng AB, từ A vẽ góc BAx bằng 1200 , từ B vẽ góc ABy bằng 1200
Sử dụng thước đo góc để đo góc.
x

A
1200
1200

B
y
Dạng 2: Xem hình vẽ và trả lời câu hỏi
Mục đích: Rèn cho học sinh cách đọc hình vẽ, từ các dấu hiệu, kí hiệu trên hình
giứp học sinh liên hệ với các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
Các ví dụ minh hoạ:
Bài 1: Xem hình trả lời các câu hỏi:
A


B

D
E

F

C

a. Điểm E nằm giữa hai điểm nào?
- Kiến thức liên hệ:
Tiên đề: Trong ba điểm thẳng hàng có một
và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Trả lời: Điểm E nằm giữa B và C
Điểm E nằm giữa F và D
b. Điểm B nằm giữa hai điểm nào?
c. Điểm D nằm giữa hai điểm nào?

Bài tập 2: Xem hình trả lời câu hỏi:
Chỉ ra các cặp góc so le trong?
Chỉ ra các cặp góc đồng vị?
Chỉ ra các cặp góc trong cùng phía?

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 9


Trường THCS Mỹ Hội


Dạng 3: Vẽ hình theo dữ liệu cho trước và vẽ hình bằng dụng cụ
Mục đích: Rèn luyện các thao tác vẽ hình cơ bản, thực hiện các bài toán dựng
hình cơ bản:
Đặt đoạn thẳng trên một tia.
Đặt góc trên một nửa phẳng.
Vẽ tia phân giác một góc.
Vẽ đường trung trực 1 đoạn thẳng
Vẽ tam giác khi biết các yếu tố về cạnh góc(theo các bài toán dựng hình
cơ bản)
Một số ví dụ minh hoạ:
C
Bài 1: Vẽ góc ABC bằng 900
Thao tác tư duy:
Vẽ cạnh AB
Vẽ cạnh BC sao có góc ABC bằng 900
B

A

Bài 2: Vẽ tam giác MNP biết góc M = 600 , MP = 5cm, MN = 3cm
N

x

3cm

600
M
Bài
3:


y
5cm

P

Thao tác vẽ:
B1: Vẽ tia Mx bất kỳ
B2: Trên nữa mặt phẳng bờ chứa tia Mx
xác định tia My sao cho góc xMy bằng
600
B3: Trên tia Mx xác định điểm P sao cho
MP = 5cm. Trên tia My xác định điểm N
sao cho MN = 3cm.
B4: Vẽ đoạn thẳng NP

Cho đoạn thẳng AB = 5 cm. Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Thao tác vẽ:
Cách 1:
- Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm
- Dùng thước có chia khoảng tìm trung điểm I của đoạn AB sao cho
IB=IA=AB/2
d
- Dùng thước êke để vẽ
đường thẳng vuông góc với đoạn AB
Cách
2: của
ta cóđoạn
thể dùng
- Đường thẳng đó chính là đường trung

trực
thẳngthước
AB thẳng và
compa để vẽ đường trung trực của đoạn
thẳng.
- Vẽ đoạn thẳng AB
- Vẽ hai cung tròn tâm A, B có bán
kính lớn hơn AB/2, hai cung tròn cắt
B
A
I
nhau tại hai điểm
- Dùng thước thẳng vẽ đường thẳng đi
Người viết: Trần Thị Tới
Trang
10
qua hai điểm cắt nhau của hai
cung
tròn tâm A, B.


Trường THCS Mỹ Hội

Bài 4: Cho góc nhọn xOy. Vẽ tia phân giác của góc đó?
Đối với bài này ta có nhiều cách vẽ với các dụng cụ có trên tay chúng ta
Cách 1: Dùng thước đo góc
Vẽ góc xOy
Dùng thước đo góc đo góc, vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy vào tạo với
hai Ox, Oy hai góc bằng nhau.
Cách 2: Dùng thước hai lề

Vẽ góc xOy
Dùng thước hai lề vẽ các đường thẳng song song với hai cạnh Ox, Oy
phía trong góc.
Vẽ tia phân giác đi qua giao điểm hai đường thẳng đó
Cách 3: Dùng thước thẳng và compa
Vẽ góc xOy
Dùng compa vẽ cung tròn tâm O bán kính bất kỳ sao cho cùng tròn cắt hai
cạnh của góc tại hai điểm A, B.
Giữ compa với bán kính như thế vẽ hai cung tròn có tâm là hai điểm A, B.
Nối O với giao điểm của hai cung tròn tâm A, B chính là tia phân giác của
góc xOy.
x

z
O

y

Bài 4: Vẽ hai đường thẳng xx’, yy’ sao cho xx’// yy’.
Thao tác tư duy
Người viết: Trần Thị Tới

Trang 11


Trường THCS Mỹ Hội
-

-


Vẽ đường thẳng xx’
Lấy điểm A bất kỳ nằm ngoài đường thẳng xx’
Dùng góc nhọn 600 (hoặc 300 ) của êke để cặp góc so le trong (hoặc cặp
góc đồng vị) bằng nhau.
Đường thẳng yy’ đi qua A và tạo với xx’ cặp góc so le trong ( hoặc cặp
góc đồng vị) bằng nhau là đường thẳng song song với xx’

-

A
A

.

.

y

x

y’

x’
x

x’

Trên đây là những ví dụ cụ thể về giải pháp rèn luyện kỹ năng vẽ hình
thông qua các tiết luyện tập.
V. Hiệu quả áp dụng:

Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào các tiết hình học ôi thấy học sinh
có ý thức học nghiêm túc hơn, hào hứng hơn với tiết hình học, từ đó các em yêu
thích hơn đối với môn toán. Quan trọng hơn cả đó là sự chuyển biến cả về số
lượng, chất lượng. Học sinh đã biết trình bày lời giải rõ ràng, mạch lạc, lập luận
chặc chẽ, đầy đủ, vẽ hình chính xác.
Số lượng học sinh giỏi tăng lên rõ rệt so với đầu năm.

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

SL

TL(%)

SL

TL(%)

SL

Yếu

TL(%) SL

TL(%)


ĐN

32

5

15,6

11

34,4

10

31,3

6

18,8

CN

32

9

28,1

15


46,9

8

25,0

0

0

C. KẾT LUẬN:
Người viết: Trần Thị Tới

Trang 12


Trường THCS Mỹ Hội

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Là giáo viên phải bám sát học sinh, tìm hiểu thông tin ngược từ phía học
sinh để có phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất. Thực tế cho thấy, có những vấn
đề chủ quan giáo viên cho là đơn giản thì đối với nhiều học sinh tiếp thu lại rất
khó khăn. Giáo viên cần kiên trì, bền bỉ, gần gũi học sinh, nhiệt tình giảng dạy.
Từ đó cảm hoá được học trò, các em sẽ mạnh dạn trao đổi ý kiến với giáo viên,
hứng thú, tích cực học tập hơn và kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
Một số phương pháp rèn kỹ năng vẽ hình môn hình học 7 giúp học sinh say
mê học toán hơn,tạo lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình ham mê học và
chất lượng bộ môn tiến bộ rõ rệt.
Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết

dạy cách suy nghĩ giải toán.
Đừng đưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng
bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các
năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.
Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.
Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán,cùng với học sinh
nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi
tự mình tìm được chìa khoá của lời giải.
II. Khả năng áp dụng:
Đề tài này có thể áp dụng cho học sinh khối trung học cơ sở, đặc biệt là học
sinh khối 7.
III. Bài học kinh nghiệm:
Một số phương pháp rèn kỹ năng vẽ hình môn hình học 7 giúp học sinh say
mê học toán hơn,tạo lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình ham mê học và
chất lượng bộ môn tiến bộ rõ rệt.
Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết
dạy cách suy nghĩ giải toán.
Đừng đưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng
bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các
năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.
Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.
Hãy để cho học sinh có thời gian làm quen với bài toán,cùng với học sinh
nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi
tự mình tìm được chìa khoá của lời giải.
Hướng phát triển
Người viết: Trần Thị Tới

Trang 13



Trường THCS Mỹ Hội

Sáng kiến được thực hiện trong lớp 7A 3 năm học 2011-2012, bản thân sẽ
thực hiện tiếp trên các lớp 7 phân công giảng dạy.
IV. Đề xuất, kiến nghị:
Để dạy một tiết hình học có hiệu quả giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau:
Chuẩn bị kỹ bài soạn,đọc và giải các bài tập trong sách giáo khoa,sách bài
tập để có sự phân loại bài tập theo tiêu chuẩn sau:
Phân loại theo mức độ phát triển năng lực tư duy.
Phân loại theo đối tượng học sinh.
Tạo ra cho học sinh một động cơ ham muốn khám phá một cách giải mới,
một phát hiện mới…
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực bằng phương pháp phân tích đi
lên,bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề…
Tác dộng đến cả ba đối tượng học sinh sao cho học sinh suy nghĩ nhiều
hơn,thảo luận nhiều hơn nhưng nội dung vừa đủ để tiết học diễn ra nhẹ nhàng
thoải mái.
Đối với học sinh:
Tự giác, chủ động, tích cực học tập theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên cần hệ thống, phân loại bài tập thành từng dạng. Mỗi dạng hình
thành phương pháp giải và rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh. Giáo viên
xây dựng từ kiến thức cũ đến kiến thức mới, từ cụ thể đến tổng quát, từ đơn giản
đến phức tạp, đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức chung của học sinh.
Người thầy cần chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học
sinh. Từ đó các em có khả năng nhìn nhận bao quát, toàn diện, định hướng giải
toán đúng đắn và nắm kiến thức sâu sắc. Làm như vậy chúng ta đã góp phần
nâng cao chất lượng trong nhà trường THCS.
Đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tôi rất
mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
*Tài liệu tham khảo:

Sách giáo khoa toán 7 BGD xuất bản năm 2011.
Hội nghị tập huấn toán học phổ thông năm 2010.
Sách bài tập toán 7 BGD năm 2011.
Mỹ Hội, ngày 08 tháng 03 năm 2012
Người viết

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
Người viết: Trần Thị Tới

Trang 14


Trường THCS Mỹ Hội

Người viết: Trần Thị Tới

Trang 15



×