Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án TNXH 3 bài vệ sinh thần kinh (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.74 KB, 4 trang )

TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU :
 HS nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
 Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan
đến hệ thần kinh.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc
làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần
kinh.
* Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận / Làm việc nhóm.
-Động não “chúng em biết ”
II/ CHUẨN BỊ:
 Hình vẽ sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Hoạt động thần kinh
 Khi bị bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào?
 Khi viết chính tả, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.


3. Bài mới: Vệ sinh thần kinh
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ
sinh thần kinh.
- Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát s ơ đồ c ơ quan
thần kinh ở hình SGK/32, trả lời.
- Học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nh ằm nêu rõ nhân v ật trong


mỗi hình đang làm gì; việc làm đó có lợi hay có hại dối với cơ quan thần kinh.
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp
- Giáo viên chốt lại ý đúng:
+ Hình 1: “Một bạn đang ngủ” –có lợi vì khi ngủ, cơ quan th ần kinh đ ược ngh ỉ
ngơi.
+ Hình 2: “Các bạn đang chơi trên bãi biển”
- có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn.
- có hại vì nếu phơi nắng quá lâu, dễ bị ốm.
+ Hình 3: “Một bạn đang thức đến 11 giờ để đọc sách” – có h ại vì th ức quá
khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi.
+ Hình 4: “Chơi trò chơi điện tử”.
- Có lợi vì nếu chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.
- Có hại vì nêu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.
+ Hình 5: “Xem biểu diễn văn nghệ” – có lợi vì giúp giải trí, thần kinh thư giãn.


+ Hình 6: “Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi h ọc”- có lợi vì khi đ ược b ố
mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ emluôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che
chở … điều đó có lợi cho thần kinh.
+ Hình 7: “Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh” – không có lợi cho
thần kinh.
 Hoạt động 2: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với
cơ quan thần kinh.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi học sinh tập diễn đạt một vẻ mặt của người
có trạng thái tâm lý theo phiếu.
- Cử đại diện nhóm trình diễn .
- Các nhóm khác quan sát, đoán xem bạn mình đang th ể hiện trạng thái tâm lý
nào?
 Hoạt động 3: Kể tên một số loại thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể
sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

- HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 9/SGK /33: chỉ và nói tên những thức ăn,
đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- HS trình bày trước lớp.
- GV chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục không dùng các loại thức ăn có hại
cho sức khoẻ (ma tuý, rượu bia, thuốc lá …)
4. Củng cố- Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài.
- Chuẩn bị: Vệ sinh thần kinh (t.t): xem sgk.




×