Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Chuyên đề sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.13 KB, 35 trang )

Tổ chức Giáo dục
Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc

HÀ NỘI - 2009


Chuyên đề

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
VÀ HỘI NHẬP
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Bộ tài liệu nguồn theo các chuyên đề Giáo dục vì Sự phát triển bền vững dành cho
Trung tâm học tập cộng đồng - Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng
kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Văn phòng
UNESCO Hà Nội.

Bộ tài liệu được tổ chức biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, góp ý, chỉnh sửa và phê duyệt bởi Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ
Giáo dục và Đào tạo.

Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Văn Anh
Đào Duy Thụ

© Văn phòng UNESCO Hà Nội 2009
Xuất bản bởi Văn phòng UNESCO Hà Nội


Để biết thêm thông tin xin liên hệ:

Văn phòng UNESCO Hà Nội
Địa chỉ: 23 Cao Bá Quát, Hà Nội
ĐT: 04-37470275/6
Fax: 04-37470274
Email:

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục KCQ
Địa chỉ: 4 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội
ĐT: 04-38232562
Fax: 04-37332008

Giấy phép xuất bản số:
In tại: Công ty CP In Trần Hưng. Số lượng: 750 cuốn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10.2009.


Lời giới thiệu
Trong khuôn khổ của dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ
sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” do UNESCO tài
trợ, Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung
tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
tổ chức biên soạn Bộ tài liệu nguồn dành cho các Trung tâm Học tập Cộng đồng
(TTHTCĐ).
Mục đích của Bộ tài liệu nguồn nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ của các Trung
tâm nguồn, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, giáo viên/hướng dẫn viên (GV/
HDV) của các TTHTCĐ để biên soạn học liệu địa phương và tổ chức/hướng dẫn
thực hiện các chuyên đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững phù hợp với nhu cầu
và tình hình cụ thể của từng địa phương.

Bộ tài liệu nguồn bao gồm 20 chuyên đề thuộc 4 lĩnh vực của Giáo dục vì sự phát
triển bền vững, đó là: văn hoá - xã hội; sức khỏe; môi trường và kinh tế.
Mỗi chuyên đề bao gồm 1 - 3 bài. Mỗi bài không chỉ cung cấp thông tin, thông
điệp, khái niệm cơ bản, mà còn cung cấp cả thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
cải thiện thực trạng cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và quy định pháp luật có liên quan. Đặc biệt, các chuyên đề còn cung cấp các số
liệu, tư liệu, bài báo, câu chuyện/tình huống thực tế ... để giúp cán bộ, GV/HDV
tham khảo trong quá trình biên soạn học liệu địa phương hoặc sử dụng để minh
họa, tổ chức thảo luận trong quá trình giảng dạy tại TTHTCĐ.
Bộ tài liệu đã được biên soạn theo một quy trình khoa học và đã được thử nghiệm
tại 10 tỉnh ở ba miền (Bắc, Trung, Nam). Trong quá trình biên soạn và thử nghiệm,
Bộ tài liệu đã nhận được sự góp ý của các chuyên gia từ các Bộ, ban ngành đoàn
thể, các nhà khoa học, các cán bộ và giáo viên của các địa phương với mục đích
nhằm tăng cường tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của
Bộ tài liệu. Mặc dù vậy, Bộ tài liệu vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi
rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của các chuyên gia, của cán bộ, GV/HDV
và các học viên trong quá trình sử dụng Bộ tài liệu này.
Vụ Giáo dục Thường xuyên chân thành cảm ơn Văn phòng UNESCO Hà Nội đã giúp
đỡ về kỹ thuật và tài chính để biên soạn và in ấn Bộ tài liệu này. Xin chân thành
cảm ơn các chuyên gia của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tham gia biên soạn và
góp ý cho Bộ tài liệu. Cảm ơn các địa phương đã nhiệt tình tham gia thử nghiệm
và đóng góp ý kiến để hoàn thiện Bộ tài liệu này.

Hà Nội, tháng 7 năm 2009
Vụ Giáo dục Thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo


Mục lục
Bài Một: Một số vấn đề chung về bảo quản nông sản

I.
Một số khái niệm liên quan
II. Nguyên nhân tổn thất
III. Phân loại tổn thất

7
8
8
12

Bài Hai: Tổ chức sản xuất hàng hóa và hạch toán kinh tế
trong hộ nông dân
I.
Tổ chức sản xuất hàng hóa trong hộ nông dân
II. Hạch toán kinh tế trong hộ nông dân

14
15
18

Phụ lục 1: Tổ chức sản xuất các sản phẩm hàng hóa của hộ nông dân
Phụ lục 2: Hạch toán đối với sản xuất lúa
Phụ lục 3: Hạch toán với chăn nuôi lợn

22
24
26

Bài Ba: Nâng cao chất lượng và tạo thương hiệu cho sản phẩm
I.

Chất lượng sản phẩm của hộ nông dân khi tham gia thị trường
II. Tạo thương hiệu và quảng cáo sản phẩm

27
28
30


7

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững


I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Kinh tế thị trường

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó hệ thống thị trường là mở cho bất cứ ai muốn bán hoặc
mua sản phẩm. Kinh tế thị trường hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh và giá cả được xác định
thông qua bao nhiêu hàng hoá có sẵn có thể bán và ai là người sẵn sàng mua những hàng hóa
đó.

8

Các đặc điểm của kinh tế thị trường:
• Đặc điểm nổi bật của kinh tế thị trường là sự phân bổ nguồn lực và sản phẩm sản xuất ra
được quyết định bởi cá nhân người sản xuất.
• Ba vấn đề cơ bản được đặt ra với kinh tế thị trường đó là:
+ Sản xuất cái gì?

+ Sản xuất như thế nào?
+ Sản xuất cho ai?
• Thị trường là cơ sở phân phối tài nguyên, nhân lực, vật lực.
• Hệ thống thị trường là hệ thống kinh tế mở, sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường là tự
do.
+ Mỗi thực thể (cá nhân con người, đơn vị kinh tế) có lợi ích kinh tế riêng và là chủ thể của
thị trường, tham gia vào hoạt động của thị trường và cạnh tranh lẫn nhau.
+ Vận hành kinh tế dựa trên các tín hiệu từ thị trường (tín hiệu giá cả, cung ứng, nhu cầu),
sự lưu thông được điều tiết từ thị trường.
+ Cơ chế hoạt động chịu sự tác động của các quy luật thị trường cơ bản như quy luật giá
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
+ Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Quy luật giá trị
yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết.
+ Quy luật cạnh tranh là quy luật khá đặc thù của nền kinh tế thị trường. Quy luật này
diễn ra trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tác nhân trong mọi giai đoạn
phát triển.
• Ưu điểm của kinh tế thị trường là các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản
xuất cho ai được giải quyết rất hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng
hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến
khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả
hơn, thì cũng có lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất và do đó các nguồn lực
sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế
sản xuất kém hiệu quả sẽ có lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức
cạnh tranh kém sẽ bị phá sản, đào thải.

2. Thị trường
2.1. Một số quan niệm về “Thị trường”
• Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu (định nghĩa phổ biến)
• Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và chuyển nhượng.

• Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa người mua và người bán.
• Thị trường là biểu hiện sự phân công lao động xã hội (theo các quan điểm kinh điển)


2.2. Nhận thức về thị trường đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh
doanh
• Theo nghĩa rộng, thị trường là hệ thống phức hợp điều khiển các hoạt động trao đổi với sự
can thiệp của một tập hợp các tác nhân.
• Theo nghĩa hẹp, thị trường là tập hợp những khách hàng hiện có và sẽ có của cá nhân và
tổ chức kinh doanh.
Lưu ý:

+ Khách hàng bán
+ Khách hàng mua
+ Thuật ngữ “Trao đổi tự nguyện”

Với nông dân: Thị trường là tập hợp những khách hàng (theo nghĩa rộng) hiện có và sẽ có thực
hiện các hành vi trao đổi tạo điều kiện phát triển sản xuất nông sản của hộ nông dân.
Ví dụ, các chợ bán buôn, bán lẻ nông sản ở nông thôn cũng là các thị trường. Tại đó người bán
(có thể là nông dân, những người thu gom ...) mang nông sản của mình tới để tìm người mua
(người tiêu dùng, nhà chế biến, người mua buôn, người thu gom)
Cấu trúc của thị trường có thể khái quát như sau:

Khái quát cấu trúc của thị trường

Thông tin

Giống

Các nhà

cung ứng

Các nhà
chuyển giao

Công nghệ

Vật tư
Hộ nông dân

Kỹ thuật

Thị trường
đầu ra

Người tiêu
dùng

Nhà máy
chế biến

Người đi buôn

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Thị trường
đầu vào

9



2.3 Đặc điểm của thị trường nông sản
Hiểu rõ đặc điểm của thị trường sẽ giúp cho nông dân lựa chọn và ra quyết định đúng đắn trong
trong sản xuất kinh doanh của họ. Người nông dân cần phải biết khách hàng mua sản phẩm của
họ là ai? Khách hàng có nhu cầu gì? Cần bán vào thời điểm nào? v.v…)
Ai tham gia vào thị trường nông sản?
• Các hộ nông dân trang trại sản xuất hàng hóa
• Những người thu gom buôn bán nông sản
• Những người thương nhân, đại lý phân phối
• Nhà máy và cơ sở chế biến nông sản
• Các nhà xuất nhập khẩu
• Các cơ sở kinh doanh, cung ứng vật tư nông nghiệp
• Các tổ chức tài chính
• Các tổ chức chuyển giao kỹ thuật thông tin
• Người tiêu dùng nông sản
• Các tổ chức khác ...
• ...

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Thị trường người tiêu dùng hàng nông sản có đặc điểm gì?

10

Người tiêu dùng là người mua nông sản để tiêu dùng đáp ứng những lợi ích cá nhân của họ. Thị
trường người tiêu dùng nông sản có đặc điểm sau:
• Số lượng người mua phân tán.
• Nhu cầu đa dạng, phong phú.
• Lượng mua 1 lần ít. Người mua thường không phải là các nhà chuyên nghiệp.
• Động cơ mua bị chi phối bởi nhiều yếu tố (kinh tế, tâm lý, văn hoá, xã hội ...) tuân theo

quy luật cầu. Nhu cầu của một loại hàng hóa phụ thuộc vào thu nhập (thu nhập cao sẽ có
xu thế mua nhiều hơn), giá cả (giá thấp sẽ có xu thế mua nhiều hơn), tâm lý (ví dụ có tâm
lý mua nhiều hàng hóa và tích trữ vào những dịp gần Tết …
Thị trường khách hàng là các tổ chức có đặc điểm gì?
Đó là các nhà máy chế biến, người buôn, người thu gom, các nhà xuất khẩu. Họ mua để sản xuất
ra sản phẩm khác hoặc mang đi bán lại kiếm lời ... Đặc điểm của họ là:
• Số lượng người mua ít, nhưng mua với số lượng lớn.
• Người mua thường tập trung theo vùng địa lý.
• Người mua là những người chuyên nghiệp.
• Cái họ mua thường được chuẩn mức theo những quy định nhất định. (rất quan trọng)
• Cũng chịu nhiều chi phối trong quá trình trao đổi.

II. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Nhận thức về toàn cầu hoá
“Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và
phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và các khu vực. Đó là kết quả của sự phát triển cao độ
của quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động quốc tế”.


2. Những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế






Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học và
công nghệ.
Thể chế kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia.

Vai trò của các định chế tài chính kinh tế quốc tế (các quy định của các tổ chức
kinh tế trong khu vực và quốc tế như của ASEAN, WTO ...)
Chiến tranh lạnh đã kết thúc, đây cũng là một động lực thúc đẩy toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các doanh nghiệp của một quốc gia tham gia một cách chủ
động, tích cực vào nền kinh tế thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế chuyển đổi (trong đó có Việt Nam) là quá trình thực
hiện tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Từ đó
đem lại nhiều cơ hội kinh tế như hàng hoá xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút
được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác đi liền với cạnh tranh quốc
tế gay gắt và tăng dần hiệu quả kinh tế theo quy mô.

3. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế (Nghị quyết 07 của BCT-Đại hội Đảng IX)
Chủ động hội nhập.
Là sự nghiệp toàn dân.
Vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh.
Lộ trình hội nhập hợp lý.
Không tách rời nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

III. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NÔNG
NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
1. Cơ hội











Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Nông
sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức thuế quan thấp nhất.
Tăng xuất khẩu.
Công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn.
Có nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp khác.
Có cơ hội để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và phương pháp sản xuất tiên tiến một cách
nhanh chóng. Nông dân có nhiều khả năng tiếp cận với những thành tựu mới về công nghệ
sinh học của các nước phát triển từ đó có thể nâng cao nhanh chóng sản lượng và năng
suất cây trồng vật nuôi.
Nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh.
Tạo điều kiện thu hút đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn.
Có các chế tài và cơ chế để giải quyết các tranh chấp thương mại.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững







11



2. Thách thức


-









Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững



12

Kinh tế hộ nông dân phần lớn còn nhỏ bé cả về nguồn lực và quy mô sản xuất. Việt Nam
hiện có hơn 13 triệu hộ sống ở khu vực nông thôn với hơn 12 triệu hộ làm nông nghiệp.
Bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động, 0,7 ha đất nông nghiệp, có hơn 70 triệu thửa đất lớn
nhỏ. Ruộng đất manh mún đã và đang là trở ngại lớn đối với sản xuất hàng hóa, đối với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Các quyết định trong sản xuất của hộ nông dân vẫn mang nặng tính tự phát, chạy theo
phong trào, chưa chú ý tới nhu cầu của thị trường. Hậu quả là sản phẩm không tiêu thụ
được, bị mất giá, thậm chí phải đổ đi.
Bà con nông dân hiện nay thiếu trầm trọng thông tin thị trường, giá cả, hoạt động xúc tiến
thương mại … - là yếu tố có nghĩa cực kì quan trọng đối sản xuất hàng hóa trong cơ chế

thị trường.
Chất lượng, uy tín của nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,
đặc biệt chưa đáp ứng các quy định của các tổ chức quốc tế và quốc gia về tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm. Trong sản xuất, trong bảo quản, chế biến nông sản, nhiều hộ nông dân
còn quá lạm dụng phân hoá học, lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, các chất kích thích
tăng trưởng, các chất bảo quản, các chất phụ gia v.v…
Lao động nông nghiệp phần lớn không được đào tạo về chuyên môn và có trình độ văn hoá
hạn chế. Đa số họ chủ yếu làm theo kinh nghiệm “cha truyền, con nối”.
Các hộ nông dân hiện nay chưa chú ý hạch toán kinh tế, tính toán lỗ lãi, mà chủ yếu “lấy
công làm lãi” do thiếu hiểu biết và thiếu kĩ năng cần thiết.
Nhiều hộ gia đình chưa chú ý hoặc không dám đầu tư để thâm canh tăng năng xuất do
thiếu hiểu biết hoặc do không có vốn.
v.v...

Những thách thức trên đã và đang gây ra nhiều trở ngại cho hộ nông dân Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để hội nhập, nông nghiệp Việt Nam và hộ nông dân Việt
Nam cần khắc phục các hạn chế trên, cụ thể:
• Cần quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa để tạo ra được một khối lượng nông sản lớn,
giá thành hạ, nâng cao hiệu quả kinh tế.
• Cần giảm tình trạng manh mún đất đai (đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng) bằng việc
thực hiện chương trình dồn điền, đổi thửa để tạo ra các thửa ruộng lớn giúp cho việc thực
hiện sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
• Tạo sự liên kết, liên doanh hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu
quả của sản xuất (tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm)
• Cần đảm bảo chất lượng nông sản, đúng quy cách, phẩm chất để có thể cạnh tranh được
với hàng hóa của các nước khác và mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước khác, đặc biệt
mở rộng sang thị trường các nước phát triển.
• Cần phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho nông dân
và đặc biệt cần phải thường xuyên cập nhật thông tin, chuyển giao khoa học kĩ thuật kịp
thời cho bà con nông dân với nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp và hấp dẫn, với sự

giúp đỡ của công nghệ thông tin, Internet v.v…


NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới - xu thế phát triển tất yếu, đã và đang tạo nhiều
cơ hội to lớn cho nông nghiệp và nông dân phát triển sản xuất, nhưng đồng thời cũng đặt ra
không ít thách thức đối với bà con nông dân hiện nay và đối với sản xuất nông nghiệp trong thời
gian tới.
Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế giới đòi hỏi phải tổ chức sản xuất hàng hoá, phải tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế giới đòi hỏi người nông dân phải chú ý tới chất lượng và
tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế giới đòi hỏi người nông dân phải năng động, sáng tạo, phải
có trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, phải thường xuyên cập nhật kiến thức, khoa học và
công nghệ mới, phải nhạy cảm với thông tin thị trường, phải biết hạch toán kinh tế, phải có đầu
tư và phải liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ v.v...

13


14

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững


Muốn phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững trong kinh tế thị trường và Hội nhập, các hộ
nông dân không thể tổ chức sản xuất kiểu tự cung, tự cấp như hiện nay, mà cần phải biết tổ chức

sản xuất hàng hoá và cần phải biết hạch toán kinh tế.

I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG HỘ NÔNG DÂN
Để tổ chức sản xuất có hiệu quả, hộ nông dân cần phải:
• Nghiên cứu nhu cầu của thị trường;
• Phân tích các điều kiện đảm bảo sản xuất (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, rủi
ro có thể xẩy ra);
• Đa dạng hoá mẫu mã, cách đóng gói, biết quảng cáo và biết xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm của mình;
• Định giá cả hợp lí;
• Liên doanh, hợp tác;







Quan điểm của sản xuất hàng hóa là sản xuất để bán
Hộ nông dân cần hiểu rõ: Thị trường của họ là ai? Ai là khách hàng hiện tại và tiềm năng
của mình? Sản phẩm của mình sẽ bán ở thị trường nào? Thị trường này khách hàng yêu
cầu về chủng loại, sản phẩm, chất lượng như thế nào? …
+ Nắm vững yêu cầu: loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian ... để thực
hiện các hoạt động trao đổi.
+ Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường giúp xác định hướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy mô sản
xuất của từng loại sản phẩm nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần lưu ý
+ Vai trò của các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
+ Quy hoạch của vùng.

+ Chính sách vĩ mô của nhà nước trong phát triển sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng,
mỗi địa phương.

2. Phân tích các điều kiện để tổ chức sản xuất của hộ nông dân
Để làm rõ khả năng và lợi thế trước khi quyết định sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân cần căn
cứ vào một số thông tin sau đây:
Điều




kiện tự nhiên:
Khí hậu, thời tiết.
Nguồn nước, thuỷ văn.
Địa hình, tính chất đất đai

Những yếu tố về điều kiện tự nhiên sẽ là những căn cứ rất quan trọng để quyết định trồng cây
gì, nuôi con gì cho phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh. Đây cũng là những vấn đề
quan trọng mà hộ nông dân cần phải quan tâm vì đối tượng sản xuất của hộ là cây trồng, vật
nuôi chịu ảnh hưởng rất nhiều của các các yếu tố tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên đó được coi là đặc thù của mỗi vùng, cũng có thể coi là một lợi thế nếu như
các hộ nông dân biết lựa chọn các sản phẩm đặc trưng nhất của vùng để sản xuất, như vậy sẽ
tạo ra được tính cạnh tranh cao.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

1. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường

15



Điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện cần thiết nếu thiếu nó sẽ không thể triển khai sản
xuất được.
Điều kiện sản xuất trong hộ nông dân
• Nguồn lực đất đai của nông hộ.
• Nguồn lực lao động của nông hộ.
• Nguồn lực vốn của nông hộ.
• Trình độ năng lực kinh tế, kĩ thuật của nông hộ.
Các điều kiện bên ngoài hộ nông dân
- Cơ sở hạ tầng chung (đường xá, công trình thuỷ lợi, điện ...).
- Các điều kiện về văn hoá xã hội.
Các điểm mạnh, điểm yếu của hộ:
• Đâu là điểm mạnh để phát huy?
• Đâu là điểm yếu để giảm thiểu?
• Trình độ sản xuất của hộ đang ở đâu?
• Cơ hội và rủi ro có thể có để có thể tận dụng, phát huy và đề phòng?
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ giúp hộ lựa chọn phương hướng sản
xuất hàng hóa thích hợp như Chọn cây gì, con gì để sản xuất, chăn nuôi? Nên chuyên canh hay
phát triển tổng hợp? Tỷ lệ các ngành, các loại cây trồng, vật nuôi nên như thế nào cho thích hợp?
Quy mô như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất?
Có thể tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bảng ma trận dưới đây:

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Cơ hội

16

Thách thức


Điểm mạnh

- Lao động cần cù
- Lao động còn dôi dư
- Mong muốn có việc làm thêm thu nhập

- Có tinh thần học hỏi, tiếp thu công
nghệ mới
- Quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm
giầu

Điểm yếu

- Chưa quen sản xuất hàng hoá
- Sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém,
không đảm bảo quy cách.
- Thiếu vốn để phát triển sản xuất
- .....

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún
- Trang thiết bị còn thô sơ, trình độ quản
lí kinh tế, kĩ thuật còn bất cập
- Quy trình kĩ thuật sản xuất chưa
nghiêm ngặt.
- ......

3. Tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hóa của hộ nông dân
3.1.Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị
trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ bán

hàng, xúc tiến bán hàng ... nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. (Hoặc tiêu thụ sản phẩm là
bán cái thị trường cần)
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là bán hàng và thu được tiền bán hàng hoặc được quyền thu
tiền bán hàng.
3.2. Những trở ngại chính của nông dân hiện nay trong tiêu thụ sản phẩm là gì?
• Sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường.











Sản phẩm chất lượng kém.
Cung cầu sản phẩm không gặp nhau.
Sản phẩm chưa thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Định giá chưa hợp lý.
Tổ chức lưu thông kém.
Xúc tiến thương mại, khuyếch trương kém.
Chính sách vĩ mô của nhà nước với hàng hóa nông sản chưa phù hợp, chưa khuyến khích
v.v...

3.3 Làm thế nào để nông dân tiêu thụ được nông sản?
a. Nông dân cần sản xuất ra sản phẩm hàng hóa phù hợp với lợi ích của khách hàng. Người nông
dân cần xác định rõ
• Khách hàng cần mua nông sản với mục đích gì?

• Số lượng, chất lượng, giá cả, thời điểm ... mà khách hàng yêu cầu như thế nào?
• Quan trọng nhất là cần phải khách hàng cụ thể là ai?
+ Người tiêu dùng tại địa phương, vùng phụ cận, do nông dân trực tiếp tiêu thụ, hoặc do
những nhà bán lẻ nhỏ
+ Những người thu gom
+ Những nhà buôn lớn
+ Những cơ sở chế biến, nhà máy chế biến nông sản
+ Những người kinh doanh, xuất nhập khẩu ...

b. Chuẩn bị sản phẩm để tiêu thụ
• Chuẩn bị nguồn hàng: Xác định số lượng từng loại sản phẩm, cơ cấu sản phẩm thu hoạch
trong từng kỳ, vụ thu hoạch.
+ Phân loại sản phẩm.
+ Phân loại chất lượng.
+ Phân loại theo kích cỡ.
+ Phân loại theo độ sạch ...
Việc phân loại nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của từng loại khách hàng.
• Bảo quản, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm trước tiêu thụ
+ Xác định hình thức, kỹ thuật bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm nhằm giảm hao
hụt sau thu hoạch.
+ Thực hiện các biện pháp bảo quản phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn, kéo dài thời
gian dự trữ ...
+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để giữ gìn sản phẩm, hình thức tươi đẹp của sản
phẩm.
+ Bao gói với những bao bì phù hợp, thương hiệu ... đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
c. Quảng cáo sản phẩm
Để khách hàng chú ý, thích mua và sử dụng nông sản của mình, cần tạo ra sự khác biệt của sản
phẩm so với các sản phẩm cùng loại khi tham gia thị trường. Để tạo sự khác biệt cần:
• Hoàn thiện sản phẩm để tạo sự khác biệt.
• Xây dựng thương hiệu.

• Khác biệt về bao gói.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Mỗi một loại khách hàng họ sẽ có yêu cầu cụ thể về số lượng, chất lượng, giá cả ...

17





Khác biệt trong dịch vụ.
Khác biệt trong thanh toán ...

d. Định giá bán hợp lý
Đây là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh doanh.
Nguyên tắc khi lập giá:
• Bù đắp chi phí bỏ ra để có sản phẩm đó.
• Được người mua chấp nhận.
• Đạt được mục tiêu trong sản xuất kinh doanh.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Để định giá cần tuân theo trình tự sau:
• Xem xét các yêu cầu của khách hàng
• Xác định chi phí sản xuất (cần ghi chép lại toàn bộ chi phí trong sản xuất của hộ)
• Khảo sát giá cả thị trường
• Lựa chọn cách tính giá (ví dụ, có thể tính giá theo phương pháp chi phí như sau: Giá bán
= Chi phí bình quân /1đv sản phẩm + lãi dự kiến)

• Quyết định giá cuối cùng: Để quyết định giá người nông dâ n cần xem xét cụ thể một số
vấn đề sau:
+ Chất lượng sản phẩm của hộ.
+ Tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa trên thị trường.
+ Bản chất của hoạt động mua (mua lẻ, mua buôn).
+ Thời vụ sản phẩm.
+ Quan hệ với khách hàng.
+ Phản ứng của các nông dân khác trong địa phương ...

18

e. Liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân để hình thành các tổ chức kinh tế tập thể, tạo sức mạnh
khi tham gia thị trường. Mặt khác hợp tác chặt chẽ với các trung gian để ổn định tiêu thụ
• Liên kết chặt chẽ giữa các nhóm hộ trong tiêu thụ .
• Phát huy vai trò của HTX trong tiêu thụ nông sản.
• Hợp đồng kinh tế với các trung gian tiêu thụ (cơ sở bán buôn, cơ sở chế biến, người XNK
...) để ổn định tiêu thụ.

II. HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG HỘ NÔNG DÂN
1. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Để hạch toán đúng và đầy đủ cần phải nắm chắc các loại chi phí trong sản xuất kinh doanh của
hộ nông dân. Có rất nhiều chi phí cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để không bỏ
sót, cần phải phân loại các chi phí đó theo các tiêu chí khác nhau.
Theo đặc điểm có:
• Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
• Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi.
Theo tính chất có:
• Chi phí vật chất.






Hao phí lao động.
Chi phí dịch vụ.

Theo nguồn gốc có:
• Chi phí mua ngoài (hộ phải bỏ tiền ra mua).
• Chi phí của nhà (hộ không mất tiền mua).
1.1 Hạch toán chi phí sản xuất ngành trồng trọt
Chi phí vật chất
• Giống
• Phân chuồng
• Phân hoá học (N, P, K, NPK ...)
• Thuốc BVTV
• Khấu hao TSCĐ
• Chi khác
Hao phí lao động
• Lao động gia đình
• Lao động thuê ngoài
Chi phí dịch vụ:
• Làm đất
• Thuỷ lợi
• Bảo vệ đồng ruộng
• Thu hoạch
• Vận chuyển
• ..

Tính được giá thành sản phẩm: ZSP =


Tổng chi phí giá trị sản phẩm phụ

1.2 Hạch toán chi phí sản xuất ngành chăn nuôi
Nội dung hạch toán chi phí:
Chi phí vật chất:
• Giống
• Thức ăn tinh
• Thức ăn xanh
• Chi phí thuốc thú y
• Khấu hao chuồng trại
• Chi khác ...
Hao phí lao động:
• Lao động gia đình
• Lao động thuê ngoài

Khối lượng SP chính

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Tổng chi phí.

19


Chi phí dịch vụ:
• Dịch vụ thú y
• Dịch vụ giết mổ
• Dịch vụ khác
Tổng chi phí
Tính giá theo sản phẩm ngành chăn nuôi (một số công thức cụ thể)

Giá thành 1kg sữa =

Tổng chi phí giá trị sản phẩm phụ
Qs + (B x K)

Qs: Sản lượng sữa vắt trong năm
B: Tổng lượng bê con sinh ra trong năm
K: Hệ số quy đổi giữa bê con và sữa (hiện nay K = 4)

Giá thành 1 con bê con = Trọng lượng bê x 4 x giá thành 1kg sữa
Giá thành 1kg thịt hơi =

Tổng chi phí trong kỳ + giá giống giá trị SP phụ
Tổng lượng thịt hơi trong kỳ

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

2. Hạch toán kết quả sản xuất và thu nhập của hộ

20

Kết quả sản xuất được thể hiện qua các chỉ tiêu
• Tổng sản lượng
• Tổng giá trị sản xuất từng loại sản phẩm
• Tổng chi phí
• Tổng thu
Hạch toán thu nhập của từng ngành sản xuất kinh doanh trong hộ:
Nguyên tắc tính chỉ tiêu thu nhập: Thu nhập của ngành là phần còn lại của tổng thu sau khi đã
trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra từ mua ngoài vào ngành đó.
Những thông tin cần có:

• Khối lượng sản phẩm (chính + phụ) thu được trong kỳ sản xuất
• Chi phí bằng tiền các khoản mà hộ bỏ ra cho sản xuất kinh doanh ngành đó
• Giá cả thị trường sản phẩm đó
• Chi phí cơ hội (OC)

OC = TVC x Lãi suất/ tháng x Số tháng trong kỳ sản xuất /2
TVC: là toàn bộ khoản tiền mà hộ bỏ ra chi tiêu cho sản xuất của ngành đó trong kỳ
Tổng thu = ( Khối lượng SP chính x PSPC) + (thu từ sản phẩm phụ) = A

+ B: Toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra
+ D: Tổng chi phí = B + OC
+ Thu nhập E = A (B+OC)


Ý nghĩa:
• Giúp ta đánh giá hiệu quả của ngành sản xuất đó trong hộ
• Tính được giá hoà vốn, năng suất hoà vốn để xem xét kết quả kinh doanh của ngành đó
như thế nào.
Phoà vốn =

NShoà vốn =

Tổng chi phí thực

Nếu Phoà vốn = Pthị trường

Năng suất thực

Phoà vốn < Pthị trường


: (có lãi)

Phoà vốn > Pthị trường

: (lỗ)

Tổng chi phí thực
Pthị trường

Nếu: NSthực tế = NShoà vốn

: hoà vốn

:

hoà vốn

NSthực tế > NShoà vốn

:

có lãi

NSthực tế < NS

:

bị lỗ vốn

hòa vốn


Hạch toán thu nhập của hộ:
Chỉ tiêu:

NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Tổ chức sản xuất hàng hoá và hạch toán kinh tế là xu thế tất yếu đối với hộ nông dân trước yêu
cầu của kinh tế thị trường và hội nhập.
Để tổ chức sản xuất có hiệu quả, hộ nông dân cần phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường; cần
phân tích các điều kiện đảm bảo sản xuất để thấy rõ được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức, rủi ro có thể xẩy ra; cần phải biết định giá cả hợp lí; cần phải biết liên doanh, hợp tác
và đặc biệt cần phải biết đa dạng hoá mẫu mã, cách đóng gói, biết quảng cáo và biết xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm của mình (Buôn có bạn, bán có phường” v.v… )
Để sản xuất có hiệu quả, có lãi, hộ nông dân phải biết hạch toán kinh tế, cần phải biết tính toán
các loại chi phí cần thiết cho sản xuất, cần phải biết hạch toán kết quả sản xuất và thu nhập của
hộ.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Thực kiếm của hộ (được đánh giá qua các chỉ tiêu sau):
Tổng thu nhập ròng = Tổng thu từ NN của hộ - Tổng chi phí khả biến từ NN
Thực thu từ NN
= Tổng thu nhập ròng chi phí bất biến
Thực kiếm từ NN
= Thực thu từ NN trả lãi vay
Thực kiếm của hộ
= Thực kiếm từ NN + thu từ các hoạt động khác.

21



Phụ lục 1
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM
HÀNG HOÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN
1. Sản xuất hàng hoá ngành trồng trọt
Xác định quy mô sản xuất của từng cây trồng liên quan đến diện tích, cơ cấu diện tích gieo
trồng.
Xây dựng và thực hiện hệ thống luân canh cây trồng hợp lí. (bố trí quy hoạch các diện tích luân
canh cây trồng)
Một số loại luân canh chủ yếu của nông dân Việt Nam :
• Luân canh ở vùng lúa
• Luân canh ở vùng mầu, cây công nghiệp.
• Luân canh ở vùng rau.

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Xây dựng và thực hiện hệ thống canh tác hợp lý:

22

Thực chất là hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt được xác định cho từng khâu của từng
loại cây trồng với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật cụ thể phù hợp với đặc điểm sinh học và yêu
cầu kỹ thuật của từng loại cây trồng. Hệ thống canh tác gồm nhiều khâu:
• Làm đất
• Giống cây trồng
• Tưới nước
• Bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh
• Thu hoạch sản phẩm
• Bảo quản, chế biến nếu có.
Xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất trồng trọt là toàn bộ công việc từ đầu đến cuối của một chu kỳ sản xuất từng

loại cây trồng trong những điều kiện sản xuất nhất định, với những tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật
cụ thể nhằm đạt kết quả nhất định về số lượng và chất lượng sản phẩm.

2. Sản xuất hàng hóa ngành chăn nuôi
Xác định phương hướng chăn nuôi: (có những hướng chính sau)
• Chăn nuôi sinh sản, lấy giống.
• Chăn nuôi lấy thịt.
• Chăn nuôi lấy sữa, kết hợp giống.
• Chăn nuôi lấy trứng (gia cầm, thuỷ cầm).
• Chăn nuôi sinh vật cảnh.
• ...
Xác định cơ cấu đàn vật nuôi:
• Xác định tỷ lệ các nhóm vật nuôi (cái, đực, lớn, nhỏ) trong đàn so với tổng số vật nuôi của
đàn.




Mục đích để khai thác tốt điều kiện sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của thị trường,
tổ chức tốt quá trình sản xuất.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chu chuyển đàn vật nuôi
• Chu chuyển đàn vật nuôi là sự di chuyển hay thay đổi thành phần các nhóm vật nuôi (cái,
đực, lớn, nhỏ) của đàn trong một thời gian nhất định.
• Mục đích để xác định nhu cầu thức ăn, lao động, vật tư kỹ thuật cho chăn nuôi gia súc trong
từng thời gian cụ thể.
Tổ chức sản xuất và cung ứng thức ăn
• Xác định nhu cầu thức ăn (tuỳ loại).
• Phần thức ăn của gia đình tự có.
• Phần mua ngoài.

• Phân lượng khẩu phần và cho ăn.
Tổ chức khâu giống vật nuôi.
Tổ chức chuồng trại và trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
Tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc.
Tổ chức nuôi dưỡng theo quy trình sản xuất chăn nuôi.

Các thủ tục vay vốn nhìn chung thuận tiện và nhanh gọn. Các thủ tục có thể có những yêu cầu
khác nhau với mỗi ngân hàng, nhưng nói chung đều gồm một số giấy tờ chính như sau:
• Giấy đề nghị vay vốn
• Hồ sơ pháp lý: CMT, hộ khẩu, giấy tờ cá nhân có liên quan
• Bản thuyết minh mục đích sử dụng vốn vay: có thể là một bản đề án, dự án phát triển sản
xuất.
• Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo. Một số ngân hàng có thể cho vay bằng hình thức tín chấp
thông qua các tổ chức chính quyền và xã hội như Ủy ban nhân dân, Hội nông dân, Hội phụ
nữ …

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Trong quá trình tổ chức sản xuất, yếu tố vốn là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho hộ thực
hiện việc đầu tư cho tư liệu sản xuất, xây dựng chuồng trại, trả công lao động. Bên cạnh nguồn
vốn tự có của nông hộ và nguồn huy động của anh em, họ hàng bạn bè, các hộ có thể tiếp cận
nguồn vốn vay chính thống của các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn,
Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Á
châu và các tổ chức tín dụng khác.

23


Phụ lục 2
HẠCH TOÁN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA

Dưới đây là một số chỉ tiêu và cách tính toán đối với sản xuất lúa. Có thể tính toán kêt quả và
hiệu quả sản xuất lúa theo 2 cách:
• Cách 1: Tính toán trên 1 đơn vị diện tích, sau đó tính chung cho tổng diện tích trồng lúa
của hộ
• Cách 2: Tính toán trên toàn bộ diện tích trồng lúa của hộ.
Các chỉ tiêu bao gồm:
• Năng suất
• Diện tích
• Sản lượng lúa
• Giá bán
• Giá trị sản lượng lúa (Tổng thu)
• Chi phí vật chất
• Hao phí lao động
• Chi phí dịch vụ
• Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Hao phí lao động + Chi phí dịch vụ

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

Giá thành =

24






Tổng chi phí
Tổng sản lượng


Thu nhập hỗn hợp
Lợi nhuận
Thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động
Tỷ trọng thu nhập từ lúa/tổng thu nhập nông hộ


Chi phí sản xuất lúa trên 1 đơn vị diện tích

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Giá trị

1 Chi phí vật chất
- Giống
- Phân chuồng
- Đạm
- Lân
- Kali
- NPK
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi khác
2. Hao phí lao động
- Lao động gia đình
- Lao động thuê

3. Chi phí dịch vụ
- Làm đất
- Thuê máy tuốt
- Vận chuyển
- Phun thuốc
- Chi khác
Tổng chi phí

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

- Thủy lợi

25


Phụ lục 3
HẠCH TOÁN VỚI CHĂN NUÔI LỢN
Cách hạch toán đối với chăn nuôi có thể được hạch toán theo trọng lượng lợn hơi hoặc trọng
lượng móc hàm. Khi đó giá bán sẽ được tính tương ứng theo giá bán lợn hơi hoặc giá bán lợn
móc hàm (tính theo giá thị trường thời điểm bán).
Hạch toán chi phí sản xuất đối với chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu
1 Chi phí vật chất
- Giống
- Chi phí thức ăn tinh
+ Cám gạo
+ Cám tổng hợp
+ Gạo
+ Ngô

- Chi phí thức ăn thô xanh
- Khấu hao chuồng trại
- Chi phí thuốc thú y
- Chi khác
2. Hao phí lao động
- Lao động gia đình

Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững

- Lao động thuê

26

3. Chi phí dịch vụ
- Dịch vụ thú y
- Dịch vụ khác
Tổng chi phí

ĐVT

Số lượng

Giá trị


×