Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các phương pháp làm tăng trưởng vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.27 KB, 26 trang )

Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
LỚP CÔNG NGHỆ SINH HỌC K29

SERMINA

CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN
TĂNG TRƯỞNG
VẬT NUÔI

Sinh viên thực hiện:
Hồ Ngọc Hân
Bùi Nguyên Lý
Nguyễn Hồng Phong
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
Trần Thị Anh Thảo
Lê Minh Thông
Nguyễn Thị Minh Thư

Giáo viên hướng dẩn
PSG. TS. Trần Thị Dân

11-2006
-1-


Sermina



Công nghệ sinh học chăn nuôi

MỤC LỤC
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 3
2/ SƠ LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TĂNG TRƯỞNG VẬT
NUÔI............................................................................................................................. 3
2.1/ Phương pháp lai tạo giống ................................................................................... 3
2.1.1/ Giới thiệu ....................................................................................................
2.1.2/ Nội dung .....................................................................................................
2.1.2.1/ Cơ sở lý luận của lai giống – ưu thế lai .............................................
2.1.2.2/ Các phương pháp tiến hành lai giống ................................................
2.1.3/ Ưu điểm và nhược điểm .............................................................................
2.2/ Phương pháp tối ưu hóa thức ăn .......................................................................... 6
2.2.1/ Giới thiệu ....................................................................................................
2.2.2/ Một số sản phẩm thương mại thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của lợn
2.2.3/ Nhược điểm ................................................................................................
2.3/ Các hormone và những chất có tác động giống hormone ……………………..10
2.3.1/ Giới thiệu ....................................................................................................
2.3.2/ Những cách đưa hormone vào cơ thể thú ..................................................
2.3.3/ Nhóm hormone tác động lên sự đồng hóa .................................................
2.3.4/ Các hormone tăng trao đổi chất, tăng dị hóa..............................................
2.3.5/ Giới thiệu phương pháp sử dụng kích thích tố tăng trưởng .......................
2.3.5.1/ Cơ chế tác động của GH lên sự sinh trưởng của thú .........................
2.3.5.2/ Phương thức sản xuất.........................................................................
2.3.5.3/ Cách sử dụng .....................................................................................
2.3.5.4/ Ưu Nhược điểm .................................................................................
2.4/ Phương pháp sử dụng kháng sinh………………………………….……………14
2.4.1/ Giới thiệu ....................................................................................................
2.4.2/ Cơ chế tác động .........................................................................................

2.4.3/ Một số nghiên cứu ......................................................................................
2.4.4/ Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh ........................................................
2.5/ Phương pháp sử dụng kháng thể……………………………………………….17
2.5.1/ Miễn dịch trung hòa somatostatin ..............................................................
2.5.2/ Dùng kháng thể để tăng hoạt tính của GH .................................................
2.5.3/ Kháng thể liên kết thụ thể GH như một chất tương đồng thụ thể. ............
2.5.4/ Tác động trên trục IGF ...............................................................................
2.6/ Công nghệ di truyền trong cải thiện sức tăng trưởng………………………….18
2.6.1/ Giới thiệu ....................................................................................................
2.6.2/ Nội dung .....................................................................................................
2.6.3/ Kết Luận .....................................................................................................
3/ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA rbST (RECOMBINANT
BOVINE SOMATOTROPIN) LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, ĐẶC TÍNH QUẦY THỊT
VÀ HỆ THỐNG NỘI TIẾT CỦA BÒ CÁI TƠ THÀNH THỤC……………………19
3.1/ Giới thiệu.............................................................................................................
3.2/ Vật liệu và phương pháp .....................................................................................
3.3/ Kết quả ................................................................................................................
4/ KẾT LUẬN………………………………………………………………………..25

-2-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về protein lên cao đã đặt ngành chăn nuôi
trước nhiều thử thách phải cải thiện sức sản xuất của đàn thú không chỉ về số lượng mà còn
về chất lượng. Với sự hình thành và phát triển lâu đời cộng với các thành tựu nghiên cứu

khoa học mang tính đột phá trong sinh học phân tử, đặc biệt là công nghệ di truyền, nhà chăn
nuôi ngày càng tiếp cận được nhiều tri thức, phương pháp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất,
nâng cao tỉ lệ nạc/mỡ, lượng sữa, sức tăng trưởng với các đặc điểm ưu việt phù hợp với thị
hiếu và do đó nâng cao thu nhập là hoàn toàn có thể.
Trong chăn nuôi, trước đây người ta cải thiện tăng trưởng bằng dinh duỡng và chọn
lọc. Những năm đầu thế kỷ 20, khi khoa học bắt đầu phát triển còn phát sinh thêm phương
pháp dùng kháng sinh và hormon. Gần đây công nghệ gen và kháng thể được áp dụng và đã
đạt được kết quả khá khả quan. Các phương pháp trên đều giúp tăng sức tăng trưởng của thú
và đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Tuy nhiên mỗi phương pháp cũng có những ưu
nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ phân tích từng phương pháp để có thể lựa chọ phương pháp
tốt nhất để phát triển đàn gia súc của mình.
2/ SƠ LƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TĂNG TRƯỞNG
VẬT NUÔI
2.1/ Phương pháp lai tạo giống
2.1.1/ Giới thiệu
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc
2 quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể này có thể là hai dòng, hai giống
hoặc hai loài khác nhau. Do vậy, đời con không còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa
hai dòng, giống khởi đầu là bố mẹ của chúng.
Ví dụ: đực Yorkshire x cái Móng Cái cho F1: Yorkshire- Móng Cái.
Hầu hết, các giống vật nuôi được sử dụng trong chăn nuôi đều là các con lai tạo ra
bằng các phương pháp lai khác nhau với mục đích tạo ra các tổ hợp gen mới, làm phong phú
thêm đặc tính di truyền ở con lai. Tùy vào mục đích của nhà tạo giống mà có các phương
pháp thực hiện khác nhau.
Có thể chia ra 3 mục đích chủ yếu ứng với 3 phương pháp lai tạo:
• Sử dụng ưu thế lai làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm (lai kinh tế).
-3-


Sermina


Công nghệ sinh học chăn nuôi

• Tạo giống mới có tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất lượng (lai tạo
giống).
• Sức làm việc cao, chịu đựng tốt, sống tốt (lai xa).
2.1.2/ Nội dung
2.1.2.1/ Cơ sở lý luận của lai giống – ưu thế lai
• Khái niệm ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và năng suất cao
hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ chúng.
• Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Cơ sở di truyền của ưu thế lai là sự dị hợp tử ở con lai. Người ta đã nêu ra 3 giả thuyết
để giải thích hiện tượng ưu thế lai như sau:
9 Thuyết trội (Dominance)
Do quần thể vật nuôi đã trải qua một quá trình chọn lọc, phần lớn các gen có lợi là các
gen trội. Con lai có thể tập hợp được nhiều gen trội hơn bố mẹ nó. Vídụ:
Bố: AabbCCddEEff x Mẹ aaBBccDDeeFF → Con AaBbCcDdEeF
9 Thuyết siêu trội (Overdominance)
Do các cặp alen dị hợp tử có tác động lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử, nghĩa là: Aa
> AA > aa
9 Thuyết át gen
Do lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong đó tác động tương hỗ giữa
các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai.
• Công thức tính ưu thế lai
H (%) =[ ½ (AB + BA) – ½ (A + B) ] / [ ½ (A + B) ]
Trong đó:
H: ưu thế lai (tính bằng %)
AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố mẹ A, mẹ B.
BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố mẹ B, mẹ A.

A: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A.
B: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B.
• Các yếu tố ảnh hưởng ưu thế lai:
Nguồn gốc di truyền của bố mẹ.
Tính trạng xem xét.
-4-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Công thức giao phối.
Điều kiện nuôi dưỡng.
2.1.2.2/ Các phương pháp tiến hành lai giống
• Lai kinh tế: cho giao phối giữa đực và cái khác giống hoặc khác dòng để tạo ra
con lai có sức sản xuất cao dùng vào mục đích thưiơng phẩm.
Ví dụ: cho lợn đực Đại Bạch phối giống với lợn nái Móng Cái, con lai F1 sử dụng để
nuôi lấy thịt.
Lai kinh tế gồm có:
9 Lai kinh tế đơn giản: lai chỉ có 2 giống tham gia, F1 dùng để nuôi thương
phẩm, không làm giống.
Ví dụ: lợn Landrace x lợn Móng Cái
9 Lai kinh tế phức tạp: lai có từ 3 giống trở lên, tất cả con lai dùng để nuôi
thương phẩm, không làm giống.
• Lai luân chuyển: là bước phát triển của lai kinh tế. Trong tiến trình lai, các thế hệ
cái lai được lựa chọn và sử dụng cho giao phối luân phiên với đực giống của các giống tham
gia trong công thức lai.
• Lai cải tiến (lai pha máu): dùng đực giống của một giống (giống đi cải tiến) một
lần để bổ khuyết một vài đặc tính nào đó của giống khác (giống được cải tiến). Con lai vẫn

giữ nguyên các đặc tính đã có của phẩm giống và được bổ sung thêm đặc tính cần có của
giống đi cải tiến.
Ví dụ: giống lợn Pietrain (Bỉ) x lợn Á Đông
• Lai cải tạo (lai cấp tiến): giống xấu lai với giống cao sản. Ở các thế hệ tiếp theo
tiếp tục cho con lai lai với giống cao sản. Khi đạt yêu cầu ở 1 thế hệ lai nhất định (F3), cho
các con trong cùng thế hệ này tự giao phối để cố định các đặc điểm tốt.
Mục đích: làm thay đổi căn bản các đặc tính bất lợi cuả giống cần cải tạo bằng các đặc
tính ưu việt của giống đi cải tạo.
Ví dụ: bò Vàng x bò Holstein cho nhiều sữa
• Lai tổ hợp (lai gây thành): sử dụng nhiều giống, mỗi giống có những đặc tính tốt
riêng nhằm gây tạo giống mới kết hợp đặc điểm tốt của những giống ban đầu.
Tiến trình lai:
_ cho các giống lai kinh tế với nhau.
_ cho tự giao trong thế hệ con lai.
-5-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

_ hoàn chỉnh kết cấu của giống.
• Lai xa (lai khác loài): lai giữa bố và mẹ khác loài để tạo con lai có ưu thế lai
mạnh mẽ hơn.
Ví dụ: Ngựa x lừa → con la.
Ngan x vịt → con mula.
2.1.3/ Ưu điểm và nhược điểm
• Ưu điểm:
Tạo ưu thế lai.
Trong lai luân chuyển luôn tạo ra được những tổ hợp gen mới để giữ hoặc tăng cường

ưu thế lai. Lợi dụng được ưu thế lai của các giống tham gia kể cả của các con cái lai.
Tăng tác động cộng gộp.
Tần số kiểu gen đồng hợp tử giảm và tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên ở thế hệ sau.
Con lai kết hợp được đặc tính di truyền của các giống, dòng khởi đầu.
Hạn chế giao phối cận huyết.
Con lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và chống đõ bệnh tật cao hơn, đồng
thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sản phẩm.
• Nhươc điểm:
Tốn nhiều thời gian.
Đòi hỏi nhiều thú.
Trong lai luân chuyển, cần nhiều đực giống thuần chủng khác nhau, đây là điều mà
không phải cơ sở chăn nuôi nào cũng có thể đáp ứng được.
Con lai bất thụ (lai xa).
Không sử dụng liên tục dòng đực chuyên hoá (lai luân chuyển).
2.2/ Phương pháp tối ưu hóa thức ăn
2.2.1/ Giới thiệu
Trong chăn nuôi, thức ăn cũng có một vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự thành
công về mặt kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, sử dụng nguồn thức
ăn như thế nào là hợp lí, kinh tế và hiệu quả. Do đó người chăn nuôi cần phải biết lựa chọn
thức ăn cho gia súc để đem lại lợi nhuận cao nhất.
Chúng ta có 3 nhóm thức ăn chính:
• Thức ăn có nguồn gốc thực vật: ngô, cám gạo, sắn, khoai lang, thức ăn thực vật
chứa hàm lượng protein cao (các loại đậu và khô dầu của chúng).
-6-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi


• Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa hàm lượng protein có giá trị dinh dưỡng
cao: bột cá, bột thịt, bột máu, bột xương thịt.
• Thức ăn bổ sung: các loại vitamin, khoáng đa lượng, khoáng vi lương, axit amin
tổng hợp, chất kháng sinh, men vi sinh vật.
Các loại thức ăn được lựa chọn sao cho phù hợp nhất đối với cơ thể vật nuôi. Thức ăn
đó phải đảm bảo đấy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn:


Nước trong dinh dưỡng động vật

Vai trò tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong thức ăn
Vai trò vận chuyển vật chất
Nước còn tham gia vào những phản ứng hoá học
Điều hoà áp suấp thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể
Có tác dụng giữ thể hình con vật ổn định
Làm giảm tác dụng ma sát
Tham gia tích cực trong quá trình điều tiềt thân nhiệt
Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi


Vai trò sinh vật học của protein

Tham gia cấu trúc tế bào
Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học: enzym, hormone
Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định
Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu
Cấu tạo nên chất thông tin di truyền
Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản



Vai trò chất béo trong dinh dưỡng động vật

Là nguồn cung cấp năng lượng cao nên khi bổ sung thêm vào thức ăn sẽ nâng cao khả
năng sinh trưởng.Khi đưa chất béo vào cơ thể cần lưu ý bổ sung thêm vitamin E giúp cho cơ
thể chống lại sự oxy hoá chất béo sinh các peroxyt có hại.
Là dung môi để hoà tan các vitamin và sắc tố
Làm tăng khẩu vị thức ăn, làm giảm độ bụi của thức ăn
Có tác dụng bôi trơn khi thú nuốt thức ăn
Cung cấp một số acid béo thiết yếu
Chất béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
-7-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Từ chất béo cơ thể cũng có thể chuyển hoá thành chất khác và cùng tham gia tạo
thành sản phẩm động vật
Xây dựng khẩu phần thức ăn cho vật nuôi:
B1: Xác định khối lượng các loại thức ăn bổ sung: khoáng vi lượng, premix
vitamin…
B2: Ấn định khối lượng thức ăn giàu năng lượng có tỉ lệ thấp trong khẩu phần như
cám, gạo, bột sắn…
B3: Ấn định khối lượng thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật: ấn định bột cá
loại có 53% protein là 5 kg
B4:
Trên cơ sở thức ăn đã ấn định, ta tính toán khối lương thức ăn giàu protein có nguồn
gốc thực vật và thức ăn tinh có tỉ lẹ cao trong khẩu phần để đáp ứng nhu cấu năng lượng và

protein cho gia súc
Theo khối lương ấn định ở bước 1,2,3 ta thấy 100 kg thức ăn hỗn hợp đã có:


Cám lụa 10kg, chứa 1,3kg protein



Sắn 20kg, chứa 0,58kg protein



Bột cá loại 2: 5kg chứa 2,65kg proyein



Premix khoáng 1,5kg



Premix vitamin 0,5kg

B5:Tính yóan giá trị dinh dưỡng cúa khẩu phần dự kiến

2.2.2/ Một số sản phẩm thương mại thể bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của lợn
• YEA – SACC1026
Yea – Sacc là sản phẩm của hãng Bayer – Sài gòn chứa sinh khối tế bào men dòng
Sacchacomyces cereviae ở dạng bột. Những tế bào này còn sống (còn gọi là sản phẩm men
sống).
Công dụng của Yea – Sacc:

9 Lợn tăng trọng nhanh.
9 Tăng khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn.
9 Làm giảm tác dụng của độc tố aflatoxin.
Liều lượng dùng: Trộn 1kg/tấn thức ăn cho lợn.
• Chế phẩm YCW (Yeast Cell Wall)
Được cung cấp bởi công ty ITOCHU của Nhật.
-8-


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Kết quả phân tích chế phẩm YCW:
Diễn giải

Đơn vị

Kết qủa

Ghi chú

Ẩm độ

%

8,0

Tối đa


Tro

%

4,0

Tối đa

Protein thô

%

24,5

Mx6,25

Carbohydrate

%

45,0

Tối thiểu

Tổng số vi

/g

7500


Tối đa

sinh vật
Coliforms

Không có

Công dụng của YCW:
9 Tăng kích thích miễn dịch.
9 Bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.
9 Hạn chế tress cho thú.
9 Cải thiện hệ số chuyển biến thức ăn của thú.
Cách dùng trên heo:
9 Trước cai sữa : 2kg/tấn thức ăn.
9 Sau cai sữa: 2kg/tấn thức ăn.
9 Heo thịt: 1kg/tấn thức ăn.
9 Heo nái: 1kg/tấn thức ăn.
Một số thí nghiệm đã cho thấy sử dụng YCW là đã giảm được khoảng 4-9% chi phí
thức ăn cho 1kg tăng trọng.
2.2.3/ Nhược điểm
Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn để kích thích tăng trọng thì cũng có điều bất lợi: thức
ăn dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin. Độc tố được phát hiện năm 1960 ở Anh do Aspergillus
flavus và Aspergillus pparasitius sinh ra là loại độc tố có khả năng gây độc cho cơ thể động
vật ở thể cấp tính lẫn mãn tính.
Nếu ở cấp độ mãn tính: giảm sinh trưởng và phát tiển, gây hại gan.
Nếu nhiễm độc kéo dài: gây ung thư, quái thai.
Khi vào cơ thể độc tố có thể theo máu đi khắp cơ thể và gây chảy máu, đường tiêu
hoá, tuyến thận não…
-9-



Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

2.3/Các hormone và những chất có tác động giống hormone
2.3.1/ Giới thiệu

Những chất này tác động, đìều tiết hoạt động của cơ thể cùng với hệ thần kinh. Các
hormone thải tiết ra từ các tuyến nội tiết có các hoạt động khác nhau. Khi sử dụng vào chăn
nuôi người ta thường chú ý đến hai hướng tác động căn bản sau :
Hướng thứ nhất là tác động lên trao đổi chất, xúc tiến quá trình sinh trưởng tăng trọng
và tăng năng suất sản phẩm.
Hướng thứ hai là tác động lên hệ thống sinh sản như quá trình động dục, rụng trứng,
thúc đẻ.
2.3.2/ Những cách đưa hormone vào cơ thể thú
Cung cấp qua thức ăn vào ống tiêu hóa rồi hấp thu vào cơ thể.
Đối với các hormone dễ bị phân giải bởi enzime tiêu hóa thì đưa vào cơ thể bằng cách
chích bắp hoặc cấy dưới da (tốn công nhưng có tác dụng tốt).
các hormone sinh dục đi vào cơ thể thú qua đường mũi.
2.3.3/ Nhóm hormone tác động lên sự đồng hóa
Hormone sinh dục và những chất có tác động giống như hormone sinh dục
Những hormone có tác động thúc đẩy sự đồng hóa tích luỹ protein và chất béo là
những hormone sinh dục: oestrogen, progesteron, testosteron. Những hormone có tác động
lên đồng hóa, giữ lại nước, carbonhydate và chất khoáng đó là hormone của tuyến thượng
thận. thú đực có cơ thể phát triển mạnh là nhờ có hormone sinh dục andosteron; đihydroandosteron; và testosterone.
Một số loại hormone tổng hợp (hexoestron; dietyl-stilbestrol) có cấu trúc khác với các
hormon trong tự nhiên nhưng nó cũng có những tác động nâng cao sự đồng hóa, tích lũy chất
dinh dưỡng trong cơ thể.( Đối với gà trống và bê đực khi cho ăn thêm hoặc cấy dưới da hai
loại hormone trên thì đều dẫn tới sự tăng trọng nhanh do có sự tích lũy mỡ nhiều). Tuy

nhiên, khi thí nghiệm trên chuột thì người ta nhận thấy hai chất này gây ra ung thư nên hiện
nay thế giới đã cấm sử dụng.
Những thí nghiệm gần đây người ta nhận thấy khi sử dụng hormone tự nhiên gồm ba
loại trộn chung oestogen, gestagen, và androgen thì kết quả thu được sẽ cao hơn.
Một số chất cũng có tác dụng giống như hormone của tuyến thượng thận là : natrisalicilat có tác dụng kích thích sự tăng trọng tích lũy vì nó có khả năng kích thích tuyến
thượng thận tiết ra hormone ACTH. Ngoài ra còn có dexamethazone đưa vào thức ăn giúp
- 10 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

heo tăng trọng nhanh do tăng cường sự tích trữ nước điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng
thịt. Hơn nữa nếu tồn dư chất này trong sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu
dùng.
Những steroid đồng hóa được sử dụng nhằm tăng năng suất sinh trưởng, làm cho tăng
trọng nhanh lên từ 15-20%, hiệu quả lợi dụng thức ăn tăng từ 10-15%. Trong đó tốt nhất là
norandrosteron và trebolon-acetate. Những chất này không gây ảnh hưởng xấu đến người
tiêu thụ.
Các hợp chất beta-agonist : là các dẫn xuất tổng hợp của catecholamine (adrenalin)
Trước đây chúng được dùng như là thuốc điều trị bệnh hen suyễn trên người. Khi dùng trên
thú với liều lượng cao hơn sẽ dẫn tới sự chuyển hướng các chất dinh dưỡng từ mô mỡ về cơ,
tổng hợp dưỡng chất trong tế bào, làm tăng sự tổng hợp protein thay vì mỡ điều này làm cho
tỉ lệ nạc trong quầy thịt tăng lên và giảm tỉ lệ mỡ. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều
loại thuộc nhóm beta-agonist (clenbutarone, salbutanone, mabuterone..) nhưng chỉ có duy
nhất một chất đó là ractopamine là được cơ quan FDA của Mỹ cấp phép sử dụng.
2.3.4/ Các hormone tăng trao đổi chất, tăng dị hóa
Những hormone này thường do tuyến giáp trạng tiết ra mà điển hình là thyroxin, có
tác dụng làm tăng trao đổi chất, tăng hô hấp tế bào do đó sinh ra nhiều nhiệt lượng cho cơ thể

chống lại sự tích trữ mỡ.
Một chất khác có tác dụng tương tự là casein-iod. Người ta sử dụng chất này để kích
thích sự tiết sữa, đẻ trứng ở gia cầm ở thời điểm năng suất cho sữa, đẻ trứng giảm nhằm mục
đích kéo dài thêm chu kỳ sản xuất.
Qua phần trình bày ở trên chúng ta có thể nhận thấy được tác dụng của các loại
hormone đối với quá trình sinh trưởng phát triển của thú. Do vậy, một số hộ, cơ sở chăn nuôi
đã sử dụng hormone với liều lượng cao để nhằm mục đích đạt năng suất cao nhất điều này
gây ra những tác hại cho người tiêu dùng một khi còn tồn dư hormone trong sản phẩm thịt,
trứng, sữa…. Sau đây là một số tác hại của việc tồn dư hormone trong sản phẩm :
Tại Mỹ những chất kích tố trên được sử dụng hợp pháp cho đến năm 1979. Sau đó
người ta phát hiện thịt sản xuất có chất diethylstilbestrone có liên quan đến một số bệnh ung
thư trên người. Những người mẹ điều trị hormone này trong thời gian mang thai có nguy cơ
ung thư cơ quan sinh dục bào thai nữ rất cao. Năm 1980 tại Italia, người ta phát hiện ra sự
tồn dư của chất này trong thịt bê đóng hộp cho trẻ con ăn đã gây ra một vụ bê bối lớn. Các
trường hợp đàn ông có vú to như phụ nữ, người đồng tính thường được quan sát thấy ở
- 11 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

những trẻ em trong vùng được qui là tại có diethylstilbestrone trong thức ăn của trẻ khi
chúng còn nhỏ.
Tác động gây độc cấp tính của các beta-agonist đã được đề cập đến rất nhiều vụ ngộ
độc trên người sau khi tiêu thụ gan, kể cả thịt có nhiễm chất clenbuterone, một dạng betaagonist. Các triệu chứng ngộ độc như run cơ, tim nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có
thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày.
2.3.5/ Giới thiệu phương pháp sử dụng kích thích tố tăng trưởng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thông thường của thú GH đóng vai trò quan
trọng. GH là 1 loại hormone do tuyến yên tiết ra. Nó ảnh hưởng lên sự biến dưỡng của mô và

xương thông qua IGF-I. Dựa vào các đặc tính của GH mà người ta sử dụng GH nhằm làm
tăng năng suất ở thú.
2.3.5.1/ Cơ chế tác động của GH lên sự sinh trưởng của thú

Khi có yếu tố tác động lên hệ thần kinh, nó sẽ phóng thích GHRH. GHRH tác động
lên tuyến yên giúp phóng thích GH.
GH sau khi được phóng thích sẽ liên kết với thụ thể GH trên gan. Sau khi GH gắn vào
thụ thể trên gan nó sẽ kích thích gan tạo IGF-I. Ngoài ra GH còn tác động lên các mô cơ
nhằm làm tăng tổng hợp IGF-I giúp dự trữ glucose ở các mô cơ này .
GH tác động trực tiếp mô mỡ tăng sử dụng acid béo và tác động gián tiếp lên gan.
- 12 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

IGF-I họat động như một yếu tố tăng trưởng của hệ nội tiết được gan tạo ra và phóng
thích vào máu, theo máu đến các cơ. IGF-I có tính chất như insulin trong việc ngăn chặn sự
thoái hoá, thêm vào đó nó còn kích thích sự tổng hợp protein trong cơ, tổng hợp DNA, tăng
trưởng của tế vào và vận chuyển glucose.
Vai trò chính của IGF-I trong cơ là kích thích sự tiếp nhận axit amine từ máu và tổng
hợp protein. IGF-I khi đến cơ sẽ kích thích phosphatidyl inositol 3(PI3)-kinase hoạt động
giúp hấp thu glucose cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp protein. Ngoài ra, IGF-I
kích thích sự tiếp nhận của sulfur ( cần thiết cho sự tổng hợp sulfate sụn).
Thông qua sản phẩm IGF-I của gan, GH sẽ gián tiếp điều phối sự tăng trưởng của mô
xương, mô cơ và các cơ quan.
Để trung hoà lượng GH do tuyến yên tiết ra, từ gan sẽ xuất hiện thông tin phản hồi ức
chế hoạt động của tuyến yên và sự phóng thích GHRH. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một
thông tin kích thích hệ thần kinh tíết GHIH (Growth hormone inhibiting hormone) ức chế sự

phân tiết GH từ tuyến yên.
2.3.5.2/ Phương thức sản xuất
Hiện nay người ta đã tạo nhiều hormone và các chế phẩm hormone nhằm làm tăng
khả năng cho sữa và thịt trong chăn nuôi như: Sản xuất rbGH (recombinant bovine
somatotropin) bằng cách chuyển gen cho vi khuẩn.(tế bào cho, tế bào nhận?)
Dùng phương pháp chuyển gen trên thú nhằm làm tăng khả năng tạo GH của thú, tuy
nhiên đến nay việc chuyển gen ở thú vẫn còn hạn chế.
- 13 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

2.3.5.3/ Cách sử dụng
Người ta có thể sử dụng hormone và các chế phẩm hormone bằng cách: tiêm vào bắp,
tiêm dưới da.
2.3.5.4/ Ưu Nhược điểm
• Ưu điểm
Làm tăng năng suất cho thịt và sữa.
Phục hồi đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể ở thú cắt bỏ tuyến yên.
• Nhược điểm
Làm tăng lượng IGF-I do đó ảnh hưởng đến các mô đường tiêu hóa và các mô khác.
Liên quan đến sự phát triển của ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn bò như:viêm vú, đau chân, toan huyết nhẹ, giảm
albumine huyết thanh và vô sinh.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng các sản phẩm gia súc có tồn dư hormone khi sử
dụng GH.
2.4/ Phương pháp sử dụng kháng sinh
2.4.1/ Giới thiệu

Kháng sinh được nhắc đến như là một trong những chất cải thiện tăng
trưởng vào năm 1946 (Moore et al., 1946). Từ đó nó được dùng để tăng lợi
nhuận trong chăn nuôi do những lơi ích sau:
Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm.
Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng
với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu
phần ăn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc,
làm cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vi
trùng.
Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.4.2/ Cơ chế tác động
Cơ chế tác động của kháng sinh lên sự tăng trưởng hiện vẫn chưa được
làm rõ và mới chỉ được giải thích sơ lược dựa vào các giả thuyết sau:
- 14 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Kiểm soát bệnh tật: Kháng sinh có tác dụng ngăn chặn hoặc kìm hãm
hoạt động của vi sinh vật và chính tác động kìm hãm này giúp cho chất dinh
dưỡng thay vì cung cấp cho hoạt động của hệ miễn dịch thì dùng vào việc khác
và làm tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gia súc.
Tiết kiệm chất dinh dưỡng: Khi gia súc được ăn thức ăn có kháng
sinh, quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa của gia súc thay đổi theo chiều
hướng giảm các loài vi sinh vật cạnh tranh chất dinh dưỡng (chủ yếu là các
vitamin và axit amin) với vật chủ và tăng số lượng loài vi sinh vật có khả năng

tạo ra một số chất dinh dưỡng mà vật chủ cần.
Ảnh hưởng đến trao đổi chất: Theo thuyết này, bổ sung kháng sinh
liều thấp làm tăng cường quá trình trao đổi chất và một số chức năng của cơ
thể. Nhưng một số loại kháng sinh, dược phẩm không được hấp thu trong
đường tiêu hoá nên những ảnh hưởng này không đáng kể.
Ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn và nước uống: Một số
loại kháng sinh và dược phẩm khi bổ sung vào thức ăn có tác dụng làm tăng
khả năng thu nhận thức ăn và tăng lượng nước uống vào hàng ngày ở vật nuôi.
Tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng:Thuyết này
cho rằng, thành ruột non của những gia súc, gia cầm ăn thức ăn có kháng sinh
trở nên mỏng hơn và do đó làm tăng khả năng tiêu hoá, hấp thu một số chất
dinh dưỡng.
Do mỗi loại kháng sinh có những đặc tính riêng nên kiểu tác động của
chúng cũng rất đặc thù. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng sinh
trong thức ăn chỉ có tác dụng rõ rệt khi gia súc được nuôi trong điều kiện vệ
sinh kém, ô nhiễm (chất độc hại và mầm bệnh) và bị nhiều stress.
2.4.3/ Một số nghiên cứu
Fan(1995) và Prickett(1992) chứng minh rằng: ở heo sự đáp ứng mạnh
(sốt, hôn mê, biếng ăn) do tiêm nội độc tố và do kí sinh trùng làm giảm IGF-1
trong huyết thanh. Khi cho thú ăn khẩu phần có kháng sinh thì nhận thấy có sự
gia tăng lượng IGF-1 trong huyết thanh.
Trong thí nghiện của Weber và ctv (2000), việc sử dụng ASP-250 bổ sung
vào khẩu phần ăn cho heo con thì cũng nhận thấy có sự cải thiện tăng trưởng, và cả

- 15 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi


IGF-1 trong huyết thanh nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa những kiểu gen khác
nhau.
Stutz và cộng sự (Stutz et al 1983b; Stutz và Lawton 1984) nhận thấy:
bacitracin nồng độ 55 ppm làm cải thiện tăng trọng 5.4–6.9 % và cải thiện hiệu quả
chuyển hóa thức ăn 3.2–4.5 % trên gia cầm.
Bonomi et al (1973), quan sát thấy gà mái được cung cấp bambermycin 3.5g/t
trong một năm sản xuất trứng nhiều hơn 5.8 %, dùng ít thức ăn hơn 6.56 %, và tăng
trọng hơn 5.19 %.
Moeller (1976) tổng kết 13 thí nghiệm trên heo đang lớn ăn 1–8 g/t
bambermycin. tăng trọng hăng ngày tăng1.5, 2.9, 3.8 và 4.3 %
Flavomycin làm gia tăng protein và mỡ sữa (Hamann, 1983; Kraszewski et al,
1991; Behrens et al, 1993), do tăng dòng protein từ dạ cỏ và cải thiện acid amin hấp
thu ở ruột non (Behrens et al, 1993 ).

Các loại kháng sinh được sử dụng ở Úc

2.4.4/ Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh liều thấp trong chăn nuôi (sử dụng không
đúng cách trong điều trị, phòng bệnh và dùng trong thức ăn chăn nuôi như chất
kích thích sinh trưởng) đã dẫn đến một hậu quả rất nghiêm trọng là làm tăng
hiện tượng kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn gây bệnh trên người và vật
nuôi. Có ý kiến cho rằng, việc sử dụng kháng sinh liều thấp trong chăn nuôi đã
biến vật nuôi thành nơi để một số loài vi khuẩn học cách vô hiệu hoá tác dụng
của các loại kháng sinh.
- 16 -


Sermina


Công nghệ sinh học chăn nuôi

Một số kết quả nghiên cứu ở Mỹ năm 1992 (Robyn, 2002) cho thấy, một
số loại kháng sinh dùng trong thức ăn chăn nuôi hiện tác dụng rất ít trong điều
trị một số bệnh nhiễm trùng ở vật nuôi.
Do vậy ngày 23/7/2003, Uỷ ban an toàn thực phẩm EU chính thức khẳng định việc
ban bố lệnh cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh như chất kích thich sinh trưởng trong TA
chăn nuôi và lệnh cấm này đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Và hiện nay lệnh cấm sử
dụng một số loại kháng sinh trong chăn nuôi đã được ban hành ở nhiều nước.
2.5/ Phương pháp sử dụng kháng thể
2.5.1/ Miễn dịch trung hòa somatostatin
Somatostatin ức chế phân tiết GH từ tuyến yên. Như thế, ức chế somatostatin có thể
làm tăng tiết GH. Nghiên cứu ban đầu trên cừu vào năm 1983 cho thấy đã cải thiện tăng
trọng bò (Spencer và ctv). Tuy nhiên kết quả của những thí nghiệm sau này lại không như
thế. Kể cả kết quả và tác dụng trên sản lượng sữa ở cừu hoặc dê cũng không thống nhất. Sự
khác biệt đó có thể do hàm lượng kháng thể mặc dù người ta chưa tìm ra mối quan hệ giữ
hàm lượng kháng thể và tác dụng sinh học của kháng thể ; ngoài ra somatostatin còn đảm
nhận vai trò điều hòa một số hormon và ảnh hưởng sự hấp thu chất dinh dưỡng cũng như lưu
lượng dưỡng chất ở bộ máy tiêu hóa.
2.5.2/ Dùng kháng thể để tăng hoạt tính của GH
Hoạt tính của GH tăng lên mà không bị trung hòa bởi kháng thể. Một thí nghiệm cho
thấy hoạt tính của GH người (hGH) có thể tăng bằng cách đưa GH vào phức hợp kháng thể
đơn dòng trước khi tiêm vào cơ thể thú. Tuy nhiên lựa chọn kháng thể thích hợp và chi phí
cao là vấn dề phải giải quyết. Ngoài ra , tăng thời gian bán rã và thời gian mà phức hợp kết
dính thụ thể là hướng phải giải quyết.
2.5.3/ Kháng thể liên kết thụ thể GH như một chất tương đồng thụ thể.
Prolactin là hormon cần thiết cho sự tạo sữa. Khi thụ thể prolactin ở tuyến vú gắn với
kháng thể kháng thụ thể prolactin thì thụ thể này bị ức chế hoặc được kích thích tùy theo liều
kháng thể, từ đó ẳnh hưởng khả năng tạo sữa của tuyến vú. Hiện tượng này có thể được ứng
dụng vào GH. Tuy nhiên vấn đề cần giải quyết là vị trí gắn của kháng thể vào thụ thể.

2.5.4/ Tác động trên trục IGF
IGF-1 được xem là chất trung gian trong tác dụng của GH, và hoạt tính của IGF-1 lại
tùy thuộc các protein liên kết IGFBP. Như thế cần tác động lên IGFBP để vận chuyển IGF-1
bằng cách tạo kháng thể gắn lên IGFBP kế bên chổ gắn với IGF.
- 17 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

2.6/ Công nghệ di truyền trong cải thiện sức tăng trưởng
2.6.1/ Giới thiệu
Nếu thế kỷ 20 chứng kiến các thành tựu vược bậc trong sinh học cơ bản cũng như ứng
dụng thì thế kỷ 21 là thế kỷ công nghệ sinh học với sự phát triển đột phá các ứng dụng sinh
học trong nhiều mặt của đời sống mà trọng tâm là sinh học phân tử với công nghệ di truyền
là hạt nhân. Sau các ứng dụng trên thực vật và vi sinh vật, động vật đã trở thành tiêu điểm
quan trọng khi mà các thành tựu, công bố trên đối tượng này xuất hiện ngày càng nhiều.
Việc ứng dụng công nghệ di tryền đã, đang và sẽ tạo ra nhiều tác động to lớn. Tuy nhiên,
hiện tại chỉ là bước khởi đầu. Hiện công nghệ di truyền đã có những mục tiêu và các kỹ thuật
cụ thể để cải thiện sức sản xuất của đàn thú.
2.6.2/ Nội dung
¾

Một ví dụ cụ thể là công nghệ di truyền có thể khắc phục sự thiếu thốn của các

acid amin nhất định.
Protein được tổng hợp dựa trên 20 loại acid amin khác nhau. Trong số đó, có một số
acid amin thiết yếu cần thiết cho khẩu phần của thú mà thú không thể tự tổng hợp được.
Trong đó có cystein và methionine – 2 acid amin chứa sulphur là các nhân tố giới hạn trong

khẩu phần đối với sự tăng trưởng và sức sản xuất của thú. Nguyên nhân là trong quá trình
phân giải thức ăn (có nhiều cystein và methionine) các vi sinh vật dạ cỏ đã tổng hợp lại
protein của chúng dựa trên các acid amin này gây ra tình trạng thiếu 2 acid amin trên. Trong
trường hợp này công nghệ di truyền có thể can thiệp theo 3 hướng: biến đổi thú nuôi, cải
biến thực vật (thức ăn của thú) và biến đổi các vi sinh vật trong dạ cỏ:
• Biến đổi thú nuôi:
Động vật hữu nhủ phải mất một một thời gian dài để thực hiện quá trình sinh tổng hợp
biến đổi sulphur vô cơ thành cystein của chúng. Mặt khác, ở thú nhai lại có rất nhiều H2S
trong ruột vì sự tiêu hoá protein thực vật bởi vi khuẩn trong dạ cỏ. Vấn đề của chúng ta là
phải rút ngắn thời gian chuyển hóa trong cơ thể thú.

- 18 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Con đường tổng hợp cysteine trong vi khuẩn:

Hướng giải quyết là chuyển hai gene mã hóa hai enyme của quá trình trên vào cơ thể
thú và cho biểu hiện. Sự biểu hiện của hai gene này xuất hiện trong ruột non với sự kiểm soát
bởi promoter metallotheonine. Chuột chuyển gen trong khẩu phần ăn không có cysteine, chỉ
bổ sung thêm Na2S , nhưng không có dấu hiệu của việc thiếu cysteine như rụng lông và giảm
cân nặng. Đã tiến hành thử nghiệm trên cừu nhưng không hoàn hảo.
• Biến đổi trên thực vật (thức ăn của thú)
Có một số protein có thể được bảo vệ về phương diện hoá học để ngăn chặn sự tiêu
hoá của dạ cỏ. Do đó chúng có thể thoát khỏi dạ cỏ và đi vào ruột non. Một số thực vật biến
đổi di truyền có khả năng tạo ra những protein được bảo vệ trong dạ cỏ và có sự cân bằng
acid amin tốt.

Ví dụ: Vicilin, một protein điển hình trong hạt, bị thủy giải hoàn toàn sau 8h trong dạ
cỏ và không có chứa acid amin sulphur. Ngược lại ovalbumin hoàn toàn kháng được với sự
thủy phân trong dạ cỏ nhưng lại có lượng acid amin sulphur thấp hơn so với SFA8
(sunflower albumin). Gene SFA8 đã được chuyển vào trong đậu Hà Lan, đậu Lupin và các
loại cây họ đậu khác. Protein chuyển gene đã được tạo ra chiếm trên 2% protein hạt. Acid
amin chứa sulphur được nâng từ 4% lên 40% thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của thú để cải
thiện sức sản xuất. Gene SFA8 cũng được biểu hiện ở lá để đáp ứng cho động vật ăn lá, ăn
cỏ.
• Biến đổi vi sinh vật:
Để tạo ra 1 sự cân bằng thích hợp hơn đối với các acid amin thiết yếu, bao gồm cả các
acid amin sulfur như threonin, isoleucine, leucine. Gene mã hoá protein tự nhiên - SFA8 và
casein được đưa vào bên trong vi sinh vật dạ cỏ để giải quyết vấn đề này. MB1 – một protein
nhân tạo giàu acid amin thiết yếu methionine, threonine, lycine, leucine (chiếm 57% tổng
lượng protein) đã có thể biểu hiện ở mức độ cao trong E.coli.
- 19 -


Sermina

¾

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Những con đường khác tác động lên sức sản xuất của thú và giá trị sản phẩm:

Biến đổi thú: Chuyển gen hormone tăng trưởng - việc này chỉ hiệu quả đối với cá.
Thực vật: Biến đổi thực vật có thể tiêu hoá được bằng cách giảm bớt chất lignin (chất
gỗ) bằng cách phá vỡ con đường sinh tổng hợp lignin.
Vi khuẩn:
• Sản xuất hormone tăng trưởng thú ( somatotrophin bò và lợn).

• Biến đổi vi khuẩn dạ cỏ để tiêu thụ cellulose tốt hơn.
• Biến đổi vi khuẩn dạ cỏ để giải độc hoá học từ thức ăn đưa vào.
2.6.3/ Kết Luận
Ứng dụng kỹ thuật di truyền trên động vật, thực vật và vi sinh vật phải có sự phù hợp,
tương thích đối với hệ thống thú sản xuất.
Tác động gián tiếp lên sức sản xuất của thú.
Vẫn còn sự giới hạn, e ngại của xã hội đối với việc ứng dụng kĩ thuật di truyền trên
thú để cải thiện sức sản xuất.
3/ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA rbST (RECOMBINANT BOVINE
SOMATOTROPIN) LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, ĐẶC TÍNH QUẦY THỊT VÀ HỆ
THỐNG NỘI TIẾT CỦA BÒ CÁI TƠ THÀNH THỤC
3.1/ Giới thiệu
Mục dích của thí nghiệm này là kiểm tra ảnh hưởng của somatotropin ngoại bào lên
biểu hiện tăng trưởng, tính chất quầy thịt, và hàm lượng somatotropin (ST), IGF-I, insulin,
glucagon, acid béo tự do (FFA), và glucose trong huyết thanh của bò cái tơ Simmental đã
thành thục.
3.2/ Vật liệu và phương pháp
¾

Thú và giai đoạn trước thí nghiệm: 42 con bò cái tơ Simmental của Đức, con

của 6 con bò đực, được mua lúc 54±2 ngày tuổi với trọng lượng là 84,6 ± 3,5 kg. Chúng
được nuôi theo phương pháp tiêu chuẩn (Schwarz et al., 1985a). Trong suốt giai đoạn 112
ngày nuôi, bò có trung bình tăng trọng là 1048 ± 32 g và đạt được trọng lượng là 202 ± 5.8
kg. Sau đó chúng được nuôi thích nghi trong vòng 71 ngày để dùng trong thí nghiệm. Một
chuồng chia ra làm nhiều ô, một ô được chia ra làm 6 ngăn. Mỗi ngăn được trang bị hệ thống
cho ăn tự động cho phép tính toán lượng thức ăn (Schwarz et al.,1985b). Suốt giai đoạn
- 20 -



Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

chuẩn bị, bắp được ủ xilô được dùng để cho ăn để kích thích sự thèm ăn. Thành phần thức ăn
bao gồm: 58,3% bột đậu nành, 26,7% lúa mạch, 6,7% bắp, và 8,3% khoáng và vi lượng. Luc
này ADG khoảng 1183 ± 38 g.
¾

Nghiệm thức: 3 nhóm, mỗi nhóm 12 con chọn từ 42 con đã được nuôi thích

nghi. Tiến hành tiêm rbST với liều như sau: 320 mg (nhóm 2), 640 mg (nhóm 3) và tiêm liều
trấn an cho nhóm 1 để làm đối chứng. Liều lượng này là không đổi trong suốt quá trình thí
nghiệm. liều lượng khoảng 80 pg.kg BW-l.d-1 ở nhóm 2 và khoảng 160 pg.kg BW-l-d-l ở
nhóm 3 lúc bắt đầu thí nghiệm. Lúc kết thục thí nghiệm, thì liều lượng tính cho mỗi Kg thú
thay đổi, cụ thể như sau: 44 và 88 pg.kg BW-l.d-I ở nhóm 2 và 3. rbSt được tiêm vào hốc
háng 2 tuần 1 lần. Bắt đầu tiêm khi trọng lượng trung bình của thú là 286 ± 2,5 kg và kết
thúc 1 tuần trước khi giết thịt. Bò được cân sau mỗi lần tiêm.
¾

Cấu tạo và đặc diểm quầy thịt: việc cho ăn dừng lại khi trọng lượng bò đạt 520

± 3,2 kg. Bò được cân sau khi thức ăn thải ra hơn 24 giờ. Đo trọng lượng quầy thịt, tỷ lệ
quầy thịt ([trọng lượng quầy thịt/trọng lương giết thit] x 100)); trọng lượng cơ, mỡ; trọng
lương các cơ quan (gan, thận, lách, tuỵến yên) và trọng lượng thân sau. Thân sau (tính từ
xương sườn thứ 8 và 9) được xác định từ tổng các phần cắt sau: chân, thịt phía trên chân,
mông, thịt thăng, và xương bành chè. PH của cơ cũng được đo sau khi chết 1 và 24 giờ.
¾

Phân tích mẩu và hornon: trước khi cho ăn, mẩu máu được lấy từ tỉnh mạch cổ


(nhờ vào ống gắn sẳn từ trước). Lấy mẩu 2 tuần 1 lần lúc chưa tiền hành tiêm rbST (16 tuần
đầu). Sau khi tiêm thì lấy mẩu lúc 7 và 14 ngày sau mỗi lần tiêm. Đem ly tân ở 40C, huyết
thanh được trích và trử ở -200C cho đến khi được phân tích. Mẩu huyết thanh được phân tích
lượng ST, IGF-I, insulin và glucagon dùng kỷ thuật RIA:
5 πg insulin và glucagon bò (Novo Comp., Copenhagen, Denmark) được đánh dấu
với 500 π Ci

125

I trong ống có phủ iod. Kháng thể kháng insulin và glucagon bò được lấy

từ chuột Lang được cố định trong ống với nồng độ: 20 pg/ống trong phảng ứng với insulin
và 50 pg/ống trong phản ứng với glucagon.
ST (rbST lot 170B, Eli Lilly, Greenfield, IN) được đánh đấu với chloramine T và 500
πCi

125

I. Kháng thể thu nhận từ thỏ kháng ST tuyến yên (USDA-bGH-B-I), cho 1 đường

chuẩn trong khoảng từ 0.1 tới 2 ng/ống.
Phân tích IGF-1 cần phải loại bỏ các protein liên kết (IGFBP). Vì thế, mẩu và đối
chứng ( IGF-I/87/518 nhân tạo, National Institute for Biological Standards and Control,
U.K.) được ly trích bằng acid/ethanol (Daughaday et al., 1980). IGF-I ( 5 πg IGF-I tái tổ
- 21 -


Sermina


Công nghệ sinh học chăn nuôi

hợp, Monsanto, St.Louis, MO) được gắn với lactoperoxidase và 500 πCi 125I. Kháng thể đặc
biệt kháng IGF-I (cung cấp bởi P.Gluckman, Auckland, New Zealand) cho 1 đường chuẩn
trong khoảng từ 21 tới 2,088 ng/mL.
Glucose huyết tương được xác định bằng đo độ phát quang sử dụng kit phân tích
enzyme thương mại (GOD-PAP trinder, Sigma Diagnostics, Deisenhofen, FRG). Acid béo tự
do được phân tích bằng kit thương mại dựa trên phản ứng enzyme với phân tích sự phát
quang.
3.3/ Kết quả
¾ Biểu hiện tăng trưởng và đặc điểm quầy thịt
Xử lý rbST có su hướng làm tăng AGD 9% và 11% ở nhóm 2 và 3 (nhóm 1 và 3 khác
biệt với P<0.08). trong lượng bò hơi cao ở thú có xử lý.

Trọng lượng bò các giai đoạn tăng trưởng, ADG

Trọng lượng quầy thịt và tỷ lệ quầy thịt không thay đổi khi xử lý rbST. Vóc thú giảm
nhẹ nhưng % thịt thân sau tăng (P<0.05) ở nhóm 3. % nạc tăng ở 2 nhóm có xử lý và tỷ lệ
mỡ giảm 7.4% ở nhóm 3 và 3.7% ở nhóm 2 so với đối chứng .

Thành phần của quầy thịt

PH của cơ sau khi giết thịt không bị ảnh hưởng.

- 22 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi


pH của cơ

Cả 2 biến số thay đổi có ý nghĩa ở nhóm 3 so với đối chứng. Ngược lại nhóm 2 thấp
hơn nhưng không có ý nghĩa thông kê. Trong lượng các cơ quan:

Trọng lượng các cơ quan

Trọng lượng gan tăng có ý nghĩa ở 2 nhóm có xử lý. Trọng lượng lách không đổi.
Trọng lượng thận và tuyến yên của nhóm 3 cao có ý nghĩa so với nhóm 1.
¾ Sự đáp ứng của chuyển hóa và nội tiết.

Lượng hormon và các chất chuyển hóa theo các thời kỳ.
- 23 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Bắt đầu xử lý rbST làm gia tăng ST bởi vì lượng St trong huyết tương trước khi tiêm
của nhóm đối chứng cao hơn 2 nhóm kia. Lượng St tăng lên sau 70 ngày sau khi tiêm và
giảm dần ở cuối giai đoạn thí nghiệm.
Có sự gia tăng rõ rệt của IGF-1 do tiêm rbST. Lượng IGF-1 của nhóm 2 cao gần 2 lần
và nhóm 3 cao gần 3 lần so với đối chứng mặc dù lượng IGF-1 của nhóm đối chứng cao hơn
có ý nghĩa so với 2 nhóm kia trước khi tiêm. Nồng độ IGF-1 tăng ngay lập tức sau khi tiêm
và nồng độ IGF-1 trong mẩu lấy 7 ngày sau khi tiêm cao hơn mẩu lấy 14 ngày sau khi tiêm.

Ngày xử lý


Ngày xử lý

Kết quả của somatotropin (ST) và IGF-I trong huyết thanh ở các nhóm; các thời kỳ của các nhóm được so sánh

Nồng độ insulin cao ở 2 nhóm có tiêm rbST so với đối chứng mặc dù nồng độ ở đối
chứng cũng tăng. Nồng độ insulin cao có ý nghĩa ở gian đoạn đầu thí nghiệm và nồng độ
nhóm 2 và 3 không khác biệt về phương diện thống kê. Sự biến động nồng dộ insulin giống
với sự biến động nồng độ IGF-1(tăng cao sau 7 ngày) khi tiêm rbST.
Sự tích lũy glucagon giảm đều ở 3 nhóm và sự khác biệt không đáng kể.
- 24 -


Sermina

Công nghệ sinh học chăn nuôi

Ngày xử lý

Ngày xử lý

.

Kết quả của insulin và glucagon trong huyết thanh ở các nhóm. Các thời kỳ của các nhóm

Nồng độ FFA tăng ở cả 3 nhóm nhưng nhóm có tiêm rbST thì tăng cao hơn đối
chứng. Nồng độ nhóm 3 cao có ý nghĩa so với đối chứng còn nhóm 2 thì không khác biệt so
với đối chứng. Nồng độ glucose tăng có ý nghĩa ở nhóm 3 trong giai đoan đầu thí nghiệm
nhưng khoảng tăng nhỏ.
4/ KẾT LUẬN
Tuy có nhiều phương pháp khác nhau giúp cải thiện sức sản xuất và tăng trưởng thú,

nhưng tựu trung lại, các phương pháp đều tác động lên cơ chế điều hòa của trục hormon tăng
3sung, người ta còn thêm các chế phẩm như steroid, hormon, kháng sinh, probiotic cũng có
liên quan đến các phương pháp khác. Phương pháp lai giống được áp dụng từ lâu nhưng tốn
thời gian và thú thí nghiệm. Phương pháp này chỉ mới phát huy hiệu quả nhờ có các tiến bộ
về chọn lọc phân tử (MAS). Phương pháp sử dụng hormon và kháng sinh, tuy cho hiệu quả
khá cao nhưng bộc lộ nhiều nguy cơ về sự an toàn cho sinh sản thú, sức khỏe của người tiêu
dùng và hiện đang bị cấm sử dụng ở một số nước Tây Âu, Canada. Phương pháp kháng thể
- 25 -


×