Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Bài thực tập chuyên đề điều chế tương tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 120 trang )

BÀI THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ:
ĐIỀU CHẾ TƯƠNG TỰ

1


NỘI DUNG
Bài 1 Điều chế biên độ
Bài 2 Giải điều chế biên độ
Bài 3 Điều chế nửa băng (SSB)
Bài 4 Điều chế tần số
Bài 5 Giải điều chế tần số
Bài 6 Điều chế pha
Bài 7 Chuyển đổi tần số (FC)
Bài 8 Các bộ khuếch đại có lựa chọn (selective amplifiers)
Bài 9 Hệ thống truyền thông AM
Bài10 Hệ thống truyền thông FM

Phụ lục A: Nguyên lí hoạt động của máy phân tích phổ

2


BÀI 1 - ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ (AM)
1.1 MỤC ĐÍCH:
+ Kiểm tra các thông số của một tín hiệu đã được điều biên
+ Kiểm tra sự vận hành của một bộ điều chế biên độ (máy điều biên)
+ Thực hiện đo đạc các thuộc tính trên một máy điều biên
+ Phân tích phổ của tín hiệu đã điều biên
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1 Lý thuyết chung về kỹ thuật điều biên


Xét một tín hiệu sin vm(t) với tần số f (hình 1.1): Vm(t) = B.sin(2πft)
Và một tín hiệu sin khác Vc(t) với tần số F cao hơn: Vc(t) = A.sin(2πFt)

Hình 1.1 a) tín hiệu sóng mang b) tín hiệu điều chế c) tín hiệu đã điều chế
Tín hiệu vm(t) được gọi là tín hiệu điều chế (modulating signal), tín hiệu vc(t) gọi là
tín hiệu sóng mang.
Thay đổi biên độ của sóng mang vc(t) bằng cách cộng tín hiệu điều chế vm(t) vào
A, ta thu được tín hiệu điều biên vM(t), được mô tả bằng phương trình:
VM(t) = [A + k.B.sin(2πft)].sin(2πFt) = A[1+m.sin(2πft)].sin(2πFt)
Với k là hằng số tỉ lệ.
Phần trăm tín hiệu điều biên được định nghĩa là giá trị:
3


m=

k .B
.100
A

Đối chiếu với hình 1.1, chỉ số điều chế m có thể được tính bằng cách sau:
m=

H −h
.100%
H +h

1.2.2 Phổ của tín hiệu điều biên
Với các biến đổi lượng giác đơn giản, vM trở thành:
A

A
VM (t ) = A. sin( 2πFt ) + m. . cos[2π ( F − f ).t ] − m cos[2π ( F + f ).t ]
2
2

Từ đó chúng ta suy ra rằng một tín hiệu đã được điều chế biên độ gồm ba thành
phần sin:
A.sin(2πFt)
m.

A
cos[2π ( F − f ).t ]
2

A
m. . cos[2π ( F + f ).t ]
2

Sóng mang
Nửa băng dưới
Nửa băng trên

Hiệu quả đặc biệt là sự thể hiện của tín hiệu điều biên trong sơ đồ biên độ/tần số.
Hình 1.2 thể hiện các thành phần khác nhau của tín hiệu AM, trong sơ đồ biên độ/tần
số cũng như sơ đồ biên độ/thời gian.

4


Hình 1.2

1.2.3 Công suất của tín hiệu điều biên
Công suất tổng cộng của một tín hiệu AM là tổng của các phần liên quan đến sóng
mang và các nửa băng dưới và trên.
Xem xét một tín hiệu điều chế dạng sin và một trở tải R, các thành phần khác nhau
cung cấp các công suất như sau:
PC = A2/2.R

Công suất kết hợp của sóng mang.

PL = (m.A)2/8.R

Công suất kết hợp của nửa băng thấp

PH = (m.A)2/8.R

Công suất kết hợp của nửa băng cao
5


Có hai yếu tố quan trọng cần phải chú ý đến là:
+ Công suất kết hợp của sóng mang là cố định và không phụ thuộc vào sự điều
chế.
+ Công suất kết hợp của mỗi nửa băng phụ thuộc vào chỉ số điều chế, và đạt tối đa
là 25% công suất của sóng mang (tổng cọng 2 nửa băng là 50%).
1.2.4 Tín hiệu điều chế không phải dạng sin: Phổ
Xem xét một tín hiệu điều chế không phải là một sóng sin đơn giản mà là một tín
hiệu thông thường có phổ tần số nằm từ f1 đến f2. Với điều chế biên độ phổ này được
di chuyển đến trên và dưới sóng mang (hình 1.3)
Hiển nhiên là phổ của tín hiệu điều biên rộng hơn phổ của tín hiệu điều chế. Phổ
của tín hiệu điều biên Bw rộng gấp đôi của tín hiệu điều chế:

Bw = 2.f2

Hình 1.3
1.2.4 Cách thực hiện kỹ thuật điều chế biên độ
Các mạch được sử dụng để tạo ra điều chế biên độ phải biến đổi biên độ của môt
tín hiệu tần số cao (sóng mang) với hàm số là biên độ của một tín hiệu tần số thấp (tín
hiệu điều chế).

6


Trong một bộ phát AM, chúng ta nói:
+ Điều chế mức cao nếu sự điều chế được thực hiện trực tiếp trong tầng công suất
cuối cùng. Đây thường là một bộ khuếch đại trong lớp C.
+ Điều chế tần số thấp khi sự điều chế được thực hiện bởi các tầng trước bộ
khuếch đại công suất cuối cùng.
Các thiết bị bán dẫn có thể được sử dụng trong trường hợp công suất thấp hoặc sử
dụng các đến chân không trong trường hợp yêu cầu công suất cao.
Trong mạch được sử dụng cho các bài thực tập, điều chế biên độ được tạo ra bởi
một bộ khuếch đại vi sai, trong đó độ lợi (độ khuếch đại) được biến đổi bởi tín hiệu
điều chế. Mạch này được tích hợp vào IC LM1496, cũng có thể được sử dụng để tạo
ra điều chế biên độ với sóng mang nén, sẽ nghiên cứu trong một bài thực tập khác.
1.3 THỰC TẬP
Các thiết bị yêu cầu:
+ Modul T10A-T10B
+ Nguồn một chiều ± 12V
+ Dao động kí
1.3.1. Hoạt động của bộ điều chế

Hình 1.4 : Sơ đồ bộ điều chế


7


1. Thực hiện kết nối modul T10A và T10B theo hình 1.4. Cấp nguồn ±12V cho các
modul và thực hiện các thiết lập sau:
+ MÁY PHÁT CHỨC NĂNG: sin (J1), LEVEL khoảng 0.5V, FREQ khoảng
1kHz.
+ VCO2: LEVEL khoảng 1V, FREQ khoảng 450kHz.
+ BỘ CÂN BẰNG 1: CARRIER NULL
2. Nối dao động kí tới lối vào của bộ điều chế (điểm 2 và 1), quan sát tín hiệu điều
chế và sóng mang (hình 1.5a/b)
3. Chuyển đầu đo ở điểm 1 đến điểm 3 (lối ra của bộ điều chế), quan sát tín hiệu
điều biên (hình 1.5c). Chú ý là hình bao của tín hiệu đã điều chế tương ứng với
dạng của tín hiệu điều chế.
4. Thay đổi biên độ của tín hiệu điều chế và kiểm tra lần lượt 3 điều kiện sau: phần
trăm điều chế nhỏ hơn 100% (hình 1.5c), bằng 100% (hình 1.5d) và vượt quá
100% (tràn điều chế - overmodulation, hình 1.5e)
5. Thay đổi tần số và dạng sóng của tín hiệu điều chế và kiểm tra sự thay đổi tương
ứng của tín hiệu đã điều chế.
6. Thay đổi biên độ của tín hiệu điều chế và chú ý là tín hiệu đã điều chế có thể bị
bão hòa hay tràn điều chế

8


Hình 1.5: Các dạng sóng của bộ điều chế AM

9



1.3.2. Chỉ số điều chế
7. Thiết lập các modul như trong phần 1.
8. Dùng dao động kí để đo (hình 1.6)
+ Biên độ B của tín hiệu điều chế (điểm 2 của T10B)
+ Biên độ H và h của tín hiệu đã điều chế, và biên độ C của hình bao của tín hiệu
đã điều chế (điểm 3 của T10B)
9. Tính giá trị k của bộ điều chế, k=C/B. Giá trị này nhỏ hon 1 một chút.
10. Tính biên độ A của sóng mang:
A=

H +h
2

11. Tính chỉ số điều chế m (%):
m=

H −h
.100%
H +h

Hình 1.6: Tính chỉ số điều chế

10


1.3.3. Độ tuyến tính của bộ điều chế
12. Thiết lập các modul như trong phần 1
13. Đặt dao động kí trong chế độ X-Y (X=0.2V/div,Y=1V/div). Đưa tín hiệu điều
chế (điểm 2 của T10B) vào trục X, tín hiệu đã điều chế (điểm 3 của T10B) vào trục

Y.
14. Trên dao động kí sẽ xuất hiện một hình thang tương tự như hình 1.7a; Nó thể
hiện sự biến đổi của hình bao của tín hiệu đã điều chế như một hàm của biên độ tín
hiệu điều chế. Phương pháp hiển thị này chỉ ra sự không tuyến tính hay méo của
tín hiệu đã điều chế. Tăng biên độ của tín hiệu điều chế và xem sự bão hòa và tràn
điều chế của tín hiệu đã điều chế được thể hiện như thế nào (hình 1.7b).

Hình 1.7: Sự tuyến tính của bộ điều chế
1.3.4. Phổ của tín hiệu AM (chưa có máy phân tích phổ)
Phụ lục A giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phân tích phổ.
15. Thực hiện kết nối các modul T10A và T10B theo hình 1.8. Cấp nguồn một
chiều ±12V và thực hiện các thiết lập sau:
+ MÁY PHÁT CHỨC NĂNG: sin(J1), LEVEL khoảng 0.5V, FRQ khoảng 10kHz
+ VCO2: LEVEL khoảng 1V, FREQ khoảng 450kHz
+ VCO1: LEVEL khoảng 2V, SHIFFTER 1500kHz,FREQ khaongr 900kHz.

11


+ SWEEP: DEPTH vặn hết cỡ theo chiều kim đồng hồ
+ RF DETECTOR: LEVEL hết mức theo chiều kim đồng hồ
+ BALANDCED MODULATOR 1: CARIER NULL vặn hết cỡ theo chiều kim
đồng hồ hoặc chiều ngược lại, sao cho thu được một tín hiệu AM tại lối ra. OUT
LEVEL đặt tại vị trí trung gian.
+ BALANCED MODULATOR 2: CARIER NULL ở vị trí trung tâm, sao cho
mạch hoạt động nhự một bộ chuyển đổi tần số (bộ điều chế cân bằng với sóng mang
nén). OUT LEVEL ở vị trí trung gian.
+ CERAMIC FILTER vặn hết cỡ theo chiều kim đồng hồ
16. Đặt dao động ký trong chế độ X-Y (X=0.2V/div, Y=50mV/div). Nối máy phát
SWEEP (điểm 1 của T10A) đến trục X, và tín hiệu tách (điểm 3 của T10A) đến trục

Y.
17. Thay đổi tần số của sóng mang (VCO2) cho đến khi đao động ký hiển thị giống
như hình 1.9. Để nhận được dạng sóng tốt nhất hãy điều chỉnh: dộ lệch của máy phát
SWEEP (DEPTH); băng thông của bộ lọc tụ gốm (variable capacity); CARRIER
NULL của bộ điều chế cân bằng 2.
18. Dạng sóng quan sát được chính là phổ của tín hiệu AM, bao gồm sóng mang và
hai nửa băng.
19. Thay đổi tần số, biên độ và dạng sóng của tín hiệu điều chế và kiểm tra sự thay
đổi của phổ.

12


Hình 1.9: Phổ của tín hiệu AM

13


BÀI 2 - GIẢI ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ (AM)
2.1 MỤC ĐÍCH:
+ Hoạt động của bộ tách sóng hình bao
+ Sự méo của tín hiệu tách sóng: sự gợn sóng và méo do cắt chéo
+ Hiệu suất tách sóng
+ Hoạt động của bộ tách sóng AM đồng bộ
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1 Tách sóng hình bao
Việc tách tín hiệu điều chế từ một tín hiệu AM có thể thực hiện bằng cách sử dụng
một bộ tách sóng hình bao. Có thể thấy trong thực tế tín hiệu điều chế cấu thành hình
bao của dạng sóng tín hiệu AM (hình 2.1).
Bộ tách sóng hình bao đơn giản nhất bao gồm một bộ lọc RC nối vào sau một

diode (hình 2.2). Hoạt động của nó tương tự như một bộ chỉnh lưu nửa sóng, điện áp
lối ra bám theo giá trị lớn nhất của sóng mang. Bởi vì biên độ của sóng mang biến đổi,
bằng cách chọn các giá trị thích hợp cho R và C, lối ra của bộ tách sóng có thể tái tạo
một cách chính xác các biến đổi này.

Hình 2.1: Tín hiệu AM

Hình 2.2: Bộ tách sóng hình bao

2.2.2 Sự méo của tín hiệu tách sóng
Tín hiệu giải điều chế có hai loại méo tín hiệu:

14


+ Nếu hằng số thời gian RC quá nhỏ tương ứng so với chu kì sóng mang, hình bao
xấp xỉ dạng sóng bị ảnh hưởng bởi gợn sóng (ripple), sự ảnh hưởng càng rõ ràng hơn
với giá trị RC nhỏ (hình 2.3).
+ Nếu hằng số thời gian RC quá cao tương ứng với chu kì tín hiệu điều chế, tín
hiệu tách sóng sẽ bám theo hình bao, nhưng thỉnh thoảng sẽ bị ảnh hưởng bởi luật
giảm theo hàm mũ (méo do cắt chéo, hình 2.4)

Hình 2.3: Ripple

Hình 2.4: Méo do cắt chéo

2.2.3 Giá trị RC nhỏ nhất: tối thiểu hóa ripple
Mục đích của việc chọn giá trị RC là làm giảm biên độ của ripple đến mức cực
tiểu. Để đạt được kết quả này, hằng số thời gian RC phải lớn hơn rất nhiều so với chu
kì T của sóng mang, do đó để tránh sự phóng điện quá nhanh của C trong khoảng giữa

hai đỉnh tín hiệu AM ta phải có:
RC>>T
Hình 2.5 chỉ ra hai ví dụ của tín hiệu đã tách sóng, thu được với hai giá trị RC khác
nhau. Nhớ rằng giá trị của RC cũng không được lớn quá, vì nếu quá lớn nó cũng sẽ
gây méo.

15


Hình 2.5: Giảm ripple
2.2.4 Giá trị RC lớn nhất: méo do cắt chéo
Một điều kiện khác của việc lựa chọn giá trị RC thích hợp được thể hiện trong hình
2.6

Hình 2.6: Méo do cắt chéo
Nếu hằng số thời gian quá lớn, có thể xảy ra trường hợp như sau: từ thời điểm t1,
lối ra của bộ tách sóng không bám theo hình bao của tín hiệu điều biên AM nữa mà
tiếp tục hạ thấp theo luật phóng điện của C, nghĩa là không đúng theo mong đợi của
chúng ta nữa.
Do đó diode của bộ tách sóng sẽ bị khóa cho đến tận t2, khi lối ra của bộ tách sóng
đạt đến mức của hình bao. Trong khoảng thời gian t2-t1, lối ra cao hơn giá trị lớn nhật
của tín hiệu điều biên, và diode bị phân cực ngược.
Kiểu méo tín hiệu giải điều biên này được gọi là méo do cắt chéo (diagonal
cutting).
16


Giá trị cực đại của RC được tính sao cho tụ C phóng điện trên điện trở R lớn hơn
hoặc bằng hình bao của tín hiệu AM hạ thấp xuống.
R.C ≤


1
f max

(1 − m 2 )
.
m

với : m là chỉ số điều chế
fmax là tần số lớn nhất của tín hiệu điều chế
Chú ý rằng trong trường hợp m=1, điều kiện này không thể được thỏa mãn, và tín
hiệu tách sóng tất nhiên sẽ bị méo.
2.2.5 Hiệu suất tách sóng
Hiệu suất η của bộ tách sóng hình bao dùng diode được định nghĩa là tỉ số giữa
biên độ của tín hiệu lối ra bộ tách sóng với biên độ của hình bao của tín hiệu AM lối
vào. Giả thiết rằng tại tần số của sóng mang, dung kháng của tụ C [1/(2πFC)] nhỏ hơn
trở kháng R rất nhiều (giả thiết được kiểm tra nếu RC>>1/F để giảm ripple), hiệu suất
η thực tế phụ thuộc vào tỉ lệ giữa R và trở kháng vi sai (differential resistance) rd của
diode (hình 2.7)

Hình 2.7: Hiệu suất tách sóng
2.2.6 Sự cân nhắc cuối cùng trong lựa chọn RC trong bộ tách sóng hình bao
+ Để đạt được hiệu suất tách sóng cao, điện trở R phải lớn hơn rất nhiều so với trở
kháng vi sai của diode (R>>rd), để tối thiểu ripple trong tín hiệu tách sóng, tích RC
phải lớn hơn nhiều so với chu kì sóng mang T (T<+ Để tránh méo do cắt chéo tích RC phải nhỏ hơn hoặc bằng với một giá trị phụ
thuộc vào tần số sóng mang và chỉ số điều chế. Trong trường hợp tín hiệu điều chế có

17



tần số và biên độ biến đổi, giá trị cực đại của tần số cũng như chỉ số điều chế phải
được xem xét.
2.2.7 Bộ tách sóng AM đồng bộ
Trong bộ tách sóng AM đồng bộ, còn gọi là bộ tách sóng AM kết hợp, tín hiệu
điều biên được trộn với một sóng kết hợp, chính là tín hiệu sóng mang, và kết quả
được đưa qua một bộ lọc thông thấp để cho ra tín hiệu giải điều chế mong muốn. Hình
2.8 đưa ra một sơ đồ khối đơn giản của hệ thống giải điều chế này. Tín hiệu điều biên
vM có thể được thể hiện dưới dạng sau:
vM(t)=Vm(t).sin(2πFt)
Trong đó Vm(t)=A[1+m.sin(2πft)] là biên độ của hình bao của tín hiệu AM, và F là
tần số của sóng mang.

Hình 2.8: Sơ đồ khối của bộ tách sóng AM đồng bộ
Nếu tín hiệu AM được nhân với một tín hiệu không điều chế có cùng tần số và pha,
lối ra của bộ nhân là một tín hiệu tổng hợp v0(t) được biểu diễn như sau:
v0(t)=[AC.sin(2πFt)].[Vm(t).sin(2πFt)]=K0.Vm.[1+cos(2π.2Ft)]
Trong đó K0 được xem như độ lợi (độ khuếch đại) của mạch nhân.
Cho tín hiệu v0(t) qua một bộ lọc thông thấp để loại bỏ thành phần có tần số 2F, tín
hiệu kết quả Vout tương ứng với tín hiệu tách sóng AM:
Vout=K0.Vm(t)
Một hệ thống vòng bám pha (PLL) thường được sử dụng để tái tạo một tín hiệu ở
bộ thu mà đồng bộ chính xác với sóng mang của tín hiệu AM. Sơ đồ khối của một bộ
18


tách sóng hoàn chỉnh được thể hiện trong hình 2.9. Trong các ứng dụng yêu cầu chất
lượng cao, sử dụng bộ tách sóng AM đồng bộ thể hiện một số ưu điểm quan trọng so
với tách sóng hình bao:
+ Khả năng méo thấp và có thể giải điều chế tín hiệu AM với độ sâu điều chế cao

hơn, tín hiệu điều chế thay đổi nhanh (một ví dụ trong điều chế xung)
+ Khả năng tạo ra độ khuếch đại thay vì độ suy giảm của diode.

Hình 2.9: Sơ đồ khối bộ tách sóng AM kết hợp sử dụng PLL

2.3 THỰC TẬP
Các thiết bị cần thiết:
+ Các modul T10A, T10B, T10C
+ Nguồn 1 chiều ±12V
+ Dao động ký
2.3.1 Các dạng sóng của bộ tách sóng hình bao
Tín hiệu AM được tạo ra bởi modul T10A và T10B được sử dụng ở đây (xem các
bài tập thực tập trong phần 1)
1. Thực hiện nối các modul T10A, T10B, T10C như trong hình 2.10

19


2. Chỉ nối các jump sau trên T10C: J3, J5, J6, J8, J10 và J12. Nối lối ra của bộ
điều chế (điểm 3 của T10B) đến lối vào của bộ khuếch đại IF (điểm 12 của
T10C).
3. Cấp nguồn ±12V cho các modul T10A, T10B và thực hiện các thiết lập sau:
+ Máy phát chức năng: sin (J1), LEVEL khoảng 0.5V, FREQ khoảng 1kHz.
+ VCO2: LEVEL khoảng 200mV, FREQ khoảng 450kHz
+ BALANCED MODULATOR 1: CARRIER NULL vặn hết theo chiều kim
đồng hồ hoặc chiều ngược lại, để cho bộ điều chế trong trạng thái không cân
bằng và thu được một tín hiệu AM với sóng mang không nén tại lối ra. Điều
chỉnh OUT LEVEL để thu được tín hiệu AM ở lối ra với biên độ khoảng
15mVpp


Hình 2.10
4. Nối dao động ký vào điểm trước và điểm sau của bộ tách sóng diode (các điểm
15 và 17 của T10C) và quan sát tín hiệu AM và tín hiệu tách sóng (hình 2.11)
5. Kiểm tra xem tín hiệu tách sóng bám theo hình bao của tín hiệu AM
6. Chuyển jump J8 sang J9 và kiểm tra sự tách sóng hình bao âm. Sau đó trả jump
lại J8

20


2.3.2 Hiệu suất tách sóng (revelation efficiency)
7. Từ các dạng sóng được tách trong các phần trước, có thể tính được hiệu suất
tách sóng bằng tỉ lệ của biên độ tín hiệu tách sóng với biên độ của hình bao tín
hiệu AM (khảo sát trước diode). Giá trị tính được khoảng 0.8.
2.3.3 Ảnh hưởng của hằng số thời gian RC
8. Giá trị R và C được nối sau diode của bộ tách sóng là R7=22kΩ và C7=4.7nF.
Giữ nguyên dao động ký ở điểm 15 và 17 và giảm tần số của tín hiệu điều chế
xuống 10kHz. Chú ý đến sự méo do cắt chéo của tín hiệu tách sóng.
9. Giảm bớt độ sâu điều chế (giảm biên độ của tín hiệu điều chế) và kiểm tra xem
tín hiệu tách sóng có thể bám theo hình bao của tín hiệu AM
10. Lấy độ sâu điều chế khoảng 50%, thay đổi C7 (4.7nF) thành C6 (1nF). Độ méo
do cắt chéo giảm xuống, nhưng ripple trong tín hiệu tách sóng tăng lên. Tín
hiệu trên dao động ký tương tự như hình 2.3

Hình 2.11
2.3.4 Bộ tách AM đồng bộ

21



11. Thực hiện kết nối modul T10A và T10B như trong hình 2.12. Nối nguồn 1
chiều ±12V và thực hiện các thiết lập sau:
+ Máy phát chức năng: sin (J1), LEVEL khoảng 0.5V, FREQ khoảng 10kHz.
+ VCO2: LEVEL khoảng 1V, FREQ khoảng 450kHz
+ BALANCED MODULATOR 1: CARRIER NULL vặn hết theo chiều kim
đồng hồ hoặc chiều ngược lại, để thu được một tín hiệu AM tại lối ra. OUT
LEVEL để ở vị trí trung gian
+ BALANCED MODULATOR 2: CARRIER NULL đặt ở vị trí trung tâm, để
cho mạch hoạt động như một bộ chuyển đổi tần số (bộ điều chế cân bằng với
sóng mang nén); OUT LEVEL để ở vị trí trung gian
12. Nối dao động ký tới lối vào của bộ giải điều chế (điểm 16 của bộ điều chế cân
bằng 2) và tới lối ra (điểm 17). Dạng sóng tách được ở lối ra (hình 2.13) là tích
của tín hiệu AM và sóng mang mà trong thực tế được tái tạo ở bộ thu. Chú ý
rằng dạng sóng này bao gồm tần số gấp đôi sóng mang, trong đó dạng sóng của
tín hiệu điều chế đã được cộng vào.
13. Bộ lọc thông thấp loại bỏ thành phần tần số cao và tạo ra tín hiệu tách sóng
hoàn chỉnh. Vì bộ lọc có tần số cắt ở 3400Hz, tất cả các tần số cao hơn đều bị
suy giảm.
14. Tăng độ sâu điều chế của tín hiệu AM và kiểm tra để thấy rằng tín hiệu tách
sóng luôn bám theo hình bao. Không có méo do cắt chéo.

22


Hình 2.12

Hình 2.13
23



BÀI 3 - ĐIỀU CHẾ NỬA BĂNG (SSB)
3.1 MỤC ĐÍCH
+ Kiểm tra các thông số chính của điều chế nửa băng
+ Kiểm tra hoạt động của các bộ điều chế biên độ với sóng mang nén: bộ
điều chế cân bằng và vòng
+ Đo đáp ứng tần số của bộ loc ceramic
+ Kiểm tra việc sử dụng các bộ lọc để tạo ra nửa băng
+ Phân tích phôt của tín hiệu SSB
+ Kiểm tra hoạt động của các bộ giải điều chế nửa băng
3.2 GIỚI THIỆU
3.2.1 Các khía cạnh chính
Theo lý thuyết điều chế AM trong chương 1, quá trình điều chế tạo ra một sóng
mang và hai nửa băng.
vm(t) là tín hiệu điều chế:
vm(t)=B.sin(2πft)
và vc(t) là sóng mang:
vc(t)=A.sin(2πFt)
Tín hiệu đã điều chế VM(t) bao gồm ba thành phần:
A.sin(2πFt)

sóng mang

m.

A
cos[2π ( F − f )t ]
2

băng thấp


m.

A
cos[2π ( F + f )t ]
2

băng cao

Nếu tín hiệu điều chế không chỉ bao gồm một sóng sin mà là một tín hiệu thông
thường với phổ biến đổi từ f1 đến f2, với điều chế biên độ phổ này được dịch lên trên
và dưới sóng mang. (hình 3.1)

24


a) Phổ tần số của sóng mang và tín hiệu điều chế
b) Phổ tín hiệu AM
c) Băng trên
d) Băng dưới
Hình 3.1
Hiển nhiên là sóng mang không chứa thông tin gì, và nó giữ biên độ không đổi
cũng như tần số độc lập với tín hiệu điều chế.
Cũng hiển nhiên rằng băng này chính xác là một ảnh của băng kia: Biên độ cùng
biến thiên giống nhau theo m.A/2,, và tần số cùng khác tần số sóng mang một lượng f
như nhau.
Có thể thấy răng toàn bộ thông tin có thể được truyền mà chỉ dùng nửa băng: sóng
mang và nửa kia là thừa.

25



×