Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án mỹ thuật 6 bài cách vẽ theo mẫu (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.5 KB, 4 trang )

BÀI 4: VẼ THEO MẪU
Cách vẽ theo mẫu. Minh họa bằng bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu
( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- H/s hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu
- H/s biết vận dụng những hiểu biết của mình về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu
- Hình thành cho học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học
- H/s yêu quý và thích thú với phân môn vẽ theo mẫu
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu - thiết bị:
a. Giáo viên:
- Tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu
- Một số mẫu vật thật
- Hình sgk
b. Học sinh:
- Mẫu vẽ + đồ dùng học tập
2. Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy học:
* Tổ chức:
6A………………………
6B………………………
* Kiểm tra: Thế nào là đường tầm mắt và điểm tụ. NX xếp loại
* Khởi động giới thiệu vào bài mới:
GV cho HS quan sát 1 số mẫu vật : cái ca, lọ, chai, cốc

TaiLieu.VN

Page 1



- HS nhận xét và theo dõi GVGV vẽ trên bảng : Vẽ chi tiết cái quai trước và dừng
lại. Vẽ từng đồ vật trước và dừng lại
Giáo viên

Học sinh

- Vẽ gì trước?

- Vẽ quai ca trước

- Vẽ từng bộ phận , từng đồ vật như
thế có đúng không?Tại sao?

- Không, vì sẽ dẫn dến sai hình và
không đúng mẫu

GVKL: Vẽ từng chi tiết, từng bộ phận, từng vật mẫu trong mẫu vẽ như vậy không chính
xác. Do đó cần tìm hiểu cách vẽ theo mẫu để vẽ đúng và khoa học hơn.
Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

HOẠT ĐỘNG 1:

I) THẾ NÀO LÀ VẼ THEO MẪU

* Giáo viên cho h/s quan sát
H1 sgk

* H/s quan sát


- Hình vẽ đồ vật gì ?

- Cái ca

- Vì sao hình vẽ lại không
giống nhau?

- Vì ở vị trí khác nhau ta thấy cái ca có
hình dáng khác nhau.

- Em nhận xét gì về từng vị trí
của cái ca?

- Có vị trí thấy quai ca hoặc 1 phần hay
không nhìn thấy ( Miệng là đường thẳng,
( GV cầm cái ca minh hoạ như cong, hình e líp bầu dục)
hình vẽ)
KL: ở vị trí khác nhau-> ca đủ
bộ phận hay 1 phần hoặc
không nhìn thấy.
+ Thế nào là vẽ theo mẫu?

HOẠT ĐỘNG 2

+ Là vẽ lại mẫu bày trước mặt thông qua
nhận thức cảm xúc người vẽ cần diễn tả
được đặc điểm, cấu tao, hình dáng, đậm
nhạt, màu sắc của vật mẫu .


* GV treo tranh H1 sgk

CÁCH VẼ THEO MẪU

TaiLieu.VN

Page 2


- Muốn vẽ đúng mẫu ta cần
phải làm gì trước?

* Học sinh quan sát

- Có tác dụng ntn?

- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo, hình
dáng đậm nhạt.

- Vẽ chi tiết luôn được ngay
không?

1. Quan sát - nhận xét

- Tìm bố cục đẹp
2. Vẽ phác khung hình
- Vẽ từ bao quát đến chi tiết
+ Ước lượng tỉ lệ khung hình, so sánh
chiều cao và chiều ngang, khung hình có
thể là hình vuông, hình chữ nhật..

+ Vẽ phác khung hình cân đối lên khổ
giấy
3. Vẽ phác nét chính
- Ước lượng tỉ lệ các bộ phận
- Vẽ phác nét chính thẳng và mờ
4. Vẽ chi tiết
- Quan sát điều chỉnh tỉ lệ
- Dựa vao nét chính -> vẽ giống mẫu

+ GV giải thích đậm nhạt, vẽ
mẫu có đậm nhạt xa gần, tạo
cho mẫu có hình khối không
gian dù vẽ trên mặt phẳng
giấy.

5. Vẽ đậm nhạt
- Tìm hướng ánh sáng
- Phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc mẫu
- Nhìn mẫu và so sánh mức độ đậm nhạt
của các mảng. Đậm, đậm vừa, đậm nhạt
trung gian, và sáng
- Diễn tả bằng nét chì dày to, nhỏ đan xen
( Không di chì nhẵn bóng)
GV minh họa bằng bài hình hộp và hình
cầu

TaiLieu.VN

Page 3



HOẠT ĐỘNG 3:

III) BÀI TẬP
Vẽ hình hộp và hình cầu

HOẠT ĐỘNG 4:

IV) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Học sinh quan sát nhận xét

* GV đặt câu hỏi theo nội
dung bài học.
+ GV chẩn bị 1 số mẫu vẽ gọi
học sinh nhận xét về: Đặc
điểm, hình dáng, độ đậm nhạt
của mẫu

* H/s về nhà làm bài tập

+ GV bổ xung, động viên học
sinh
* Bài tập về nhà:
- Đọc trước bài chuẩn bị cho
giờ sau VTM tiếp.

TaiLieu.VN

Page 4




×