Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về CON NGƯỜI TRONG văn học VIỆT NAM từ CÁCH MẠNG THÁNG tám năm 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.6 KB, 48 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề
I. Đối tượng trung tâm của văn học nghệ thuật
II. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học VN từ CM

Trang
2
5
5
5
6
11

tháng Tám 1945 đến năm 1975
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ CM tháng Tám năm 1945

11

đến năm 1975
II. Đặc điểm cơ bản của văn học VN từ CM tháng Tám năm 1945 đến năm

13

1975
III. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ CM tháng

15



Tám năm 1945 đến năm 1975
Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam

27

từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ

27

XX
II. Đặc điểm cơ bản của văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
III. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ năm 1975

29
32

đến hết thế kỉ XX
Đề tham khảo dành cho học sinh giỏi
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

42
47
48

Chuyên đề
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

MỞ ĐẦU
1


I. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Văn học là nhân học – khoa học về con người. Ở bất kì thời đại nào, con
người cũng là đối tượng trung tâm trong sự phản ánh của văn học. Mọi phân tích,
khám phá trong văn chương cuối cùng cũng quy tụ vào sự lí giải về con người.
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác cuả mỗi nhà văn, trong
sáng tác của mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học là nội dung cơ
bản của nghiên cứu văn học, cũng là một phạm trù quan trọng trong thi pháp học.
Thành quả của những nghiên cứu ấy sẽ giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá nhân
vật văn học cũng như việc khám phá tư tưởng của nhà văn có căn cứ khoa học, có
sự chính xác và mang tính hệ thống.
Văn học Việt Nam thời kì từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay đã trải
qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường, do
nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ khác nhau, do những yêu cầu, đòi hỏi xã hội đặt ra
với văn chương khác nhau nên quan niệm nghệ thuật về con người ít nhiều cũng có
sự khác biệt. Chính sự đổi mới trong quan niệm về con người là một nhân tố quan
trọng thúc đẩy nền văn học vận động, là cơ sở quan trọng để phân chia các giai
đoạn, thời kì văn học.
Trong giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường phổ thông, trọng tâm của đọc hiểu
văn bản văn học là tìm hiểu hình tượng nghệ thuật. Có hình tượng thiên nhiên, hình
tượng loài vật, đồ vật, hình tượng con người,… Song tất cả đều được tìm hiểu
khám phá trong mối liên hệ với con người. Những năm gần đây, việc đổi mới trong
thi cử đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy bao quát, hệ thống, có khả năng
phân tích nhân vật, tác phẩm trong sự đối chiếu, so sánh, nhiều dạng đề so sánh
văn học được đưa vào trong thi cử, kiểm tra đánh giá. Hệ thống hóa quan niệm
nghệ thuật trong cả một chặng đường gần một thế kỉ văn học hiện đại là một việc
làm cần thiết, có tính ứng dụng cao trong học tập và giảng dạy Ngữ văn ở phổ

thông, nhất là cấp phổ thông trung học. Nó cũng đặc biệt có ý nghĩa với giáo viên
các trường THPT chuyên trong việc bồi dưỡng các chuyên đề cho học sinh giỏi.
2


Với ý nghĩa ấy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
nay”.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong lí luận, phê bình văn
học hiện đại không phải là nội dung mới mẻ. Đã có nhiều bài báo nghiên cứu quan
niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Lê Minh Khuê,… đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay được in trong các
sách bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên Ngữ văn. Cũng có cả những cuốn chuyên
luận về đề tài này được xuất bản như Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945
– 1975 của Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học
Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết,…
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi tiến hành
tìm hiểu đề tài quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học từ 1945 đến nay
một cách hệ thống, đi sâu vào những vấn đề liên quan gần gũi với việc giảng dạy
phần văn học hiện đại ở trường trung học phổ thông.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của một nhà văn,
một chặng đường văn học đã là một việc làm hết sức công phu. Tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người trong cả một thời kì văn học gần 70 năm mà trong
đó có nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường nhỏ quả là đề tài rộng lớn và đòi cần sự
nghiên cứu công phu gấp nhiều hơn nữa. Nó đòi hỏi người viết không chỉ phải có
vốn kiến thức tác phẩm cực kì sâu rộng mà còn phải có năng lực phân tích, tổng
hợp, khái quát vấn đề sắc bén.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng căn cứ vào đặc trưng một đề tài tham dự

hội thảo trao đổi chuyên môn giữa các trường THPT chuyên, chúng tôi không có
tham vọng giải quyết vấn đề trọn vẹn, thấu đáo như các nhà nghiên cứu chuyên
sâu. Ở đây, xin kế thừa thành quả nghiên cứu của người đi trước, cùng với một số
kết luận mới mẻ mà bản thân rút ra được trong quá trình giảng dạy và tự học, tự
3


bồi dưỡng đề hoàn thành đề tài. Khối lượng tác phẩm văn học ra đời từ năm 1945
đến nay là rất lớn, đó là cơ sở tư liệu nghiên cứu để rút ra những kết luận khoa học,
song chúng tôi chỉ xin đi sâu vào tư liệu là tác phẩm được giảng dạy trong nhà
trường và tác phẩm của các nhà văn gần gũi với trường phổ thông. Thêm nữa thời
điểm “đến nay” cũng chỉ xin dừng ở mốc hết thế kỉ XX. Văn học hơn mười năm
đầu thế kỉ XXI còn là một hiện tượng hết sức phức tạp, chưa được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường nên với kiến thức còn hạn hẹp của giáo viên phổ thông,
chúng tôi xin phép chưa đề cập đến trong phạm vi đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ
năm 1975 đến hết thế kỉ XX

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
I. ĐỐI TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT


Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù ra đời
từ xa xưa và vẫn luôn đồng hành với cuộc sống con người. “Ở đâu có cuộc sống, ở
4


đó có thơ ca” (Biê-lin-xki). Và “con người, về bản chất, là nghệ sĩ. Ở đâu, họ cũng
mong muốn mang cái đẹp vào cuộc sống của mình” (M. Goóc-ki). Văn học sẽ tồn
tại đến chừng nào sự sống con người còn tồ n tại bởi sứ mệnh cao cả của nó chính
là phát hiện cái đẹp trong cuộc sống và đưa cái đẹp từ cuộc sống vào trong nghệ thuật.

Giống như các hình thái ý thức xã hội khác, văn học cũng có đối tượng nghiên
cứu đặc thù. Các nhà duy vật từ A-rix-tôt, qua Đơ-ni Đi-đơ-rô đến Séc-nư-sép-xki,
Biê-lin-xki, C.Mác, Ăng-ghen, Lê-nin đều khẳng định: Đối tượng của nghệ thuật
nằm trong hiện thực khách quan, và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ.
Thuộc về thế giới khách quan, đối tượng phản ánh của văn học rất đa dạng và
phong phú, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và đời sống nội tâm của con người. Đó có
thể là thế giới thần linh, ma quỷ, là một hình ảnh thiên nhiên, một hình tượng thuộc
thế giới loài vật, cây cỏ, đồ vật hay là những con người với những tính cách, số
phận cụ thể,… Tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là câu chuyện tưởng
tượng về thế giới loài vật thân quen nơi đồng ruộng ở vùng ven đô mà nhà văn gắn
bó từ thời thơ ấu, đằng sau đó là những bài học nhân sinh giản dị mà sâu sắc, thấm
thía, là lí tưởng của nhà văn về một “thế giới đại đồng” cho con người, nơi ấy chỉ
có công bằng, không có áp bức, không có chiến tranh. Bài thơ “Sóng” của Xuân
Quỳnh là những khám phá mới mẻ về đặc tính và bản chất của những con sóng
biển, cũng là hành trình khám phá những bí ẩn trong tâm hồn người phụ nữ đang
yêu. Văn học dù phản ánh đối tượng nào trong hiện thực khách quan thì cũng luôn
đặt nó trong mối liên hệ với con người. Hiện thực trong văn chương là “hiện thực
trong mối quan hệ thẩm mĩ với con người”. Điều đó cũng có nghĩa, con người là
trung tâm chú ý, là đối tượng chủ yếu, nổi bật của nghệ thuật.
Nhà văn, nhà phê bình văn học Nga Mác-xim Gooc-ki có nêu một định nghĩa

nổi tiếng, phản ánh đúng được bản chất quan trọng của văn học: “Văn học là nhân
học”. Văn học tái hiện muôn mặt đời sống con người, từ đời sống xã hội đến đời
sống riêng tư, từ quan hệ đẳng cấp đến quan hệ giới tính, từ đời sống vật chất đến
tâm hồn, từ tâm lí, phong tục tập quán đến tín ngưỡng, thói quen, thị hiếu thẩm mĩ,
… Văn học là tấm gương soi muôn mặt của đời sống con người. Nhà văn Nguyễn
5


Minh Châu cũng đồng quan điểm khi khẳng định: “Văn học và đời sống là những
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Là “khoa học về con người”, lấy
con người làm đối tượng trung tâm, song không giống như sinh lí học nghiên cứu
mặt sinh học với đặc điểm về cấu trúc cơ thể, cơ chế hoạt động của các cơ quan, bộ
phận trên cơ thể người, văn học nghệ thuật quan tâm trước hết tới bản chất xã hội
của con người, nghiên cứu con người trong “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Con người trong văn chương là con người cụ thể - lịch sử, hiện lên trong không
gian và thời gian nhất định. Đó là con người với những tính cách riêng biệt độc
đáo, những số phận cụ thể.
Lựa chọn con người làm đối tượng trung tâm, luôn khám phá hiện thực trong
mối liên hệ với con người, đó chính là đặc thù của đối tượng nghệ thuật.
II. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC

Trong nghiên cứu văn học xưa nay, người ta quan tâm nhiều đến thi pháp học.
Đó là bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc
sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng, là khoa học về hình
thức nghệ thuật. Cùng với việc nghiên cứu đặc điểm về thể loại, kiểu tác giả, ngôn
ngữ, các yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật,… trong văn chương thì nghiên
cứu quan niệm nghệ thuật về con người được xem là một phạm trù rất quan trọng
của thi pháp học.
*Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: Quan niệm nghệ thuật về con

người “là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm
trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong
cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy
nghệ thuật.” [2, tr.275].
Giáo sư Trần Đình Sử trong giáo trình về Thi pháp học đã cho rằng: “Quan
niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh
giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong
tác phẩm của mình”. [8,tr.15] Đó là “sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã
6


được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện
con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng
nhân vật trong đó.” Một cách đơn giản, quan niệm nghệ thuật về con người được
hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của
nhà văn.
Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học, tuy nhiên, trước
nay người ta chỉ chú ý xem nhân vật mang những phẩm chất gì ? Tính cách nhân vật như thế
nào ? Ngoại hình được khắc hoạ ra sao, tâm lý nhân vật có gì đặc sắc ? Ngôn ngữ nhân vật có được
cá tính hoá hay không ? v.v. Sau đó, đem so nhân vật với thực tại để xem nhà văn nói được
cái gì chưa ai nói, miêu tả có giống với các nguyên mẫu thực tế hay không, vốn sống
nhà văn giàu có nhường nào,… Và tiêu chuẩn đánh giá ở đây là hiện thực sống động. Sự chú
trọng đến hình tượng khách thể của con người như vậy là cần thiết, song xem nhẹ việc tìm hiểu
quan niệm của nhà văn về con người, tức là các nguyên tắc lý giải, cảm thụ của nhà văn về hình
tượng sẽ dẫn đến việc giản đơn hoá bản chất của sáng tác văn học, xem nhẹ vai trò sáng tạo tư
tưởng của nhà văn, rút gọn tiêu chuẩn tính chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay
không giống so với hiện thực.
Quan niệm nghệ thuật về con người mở ra một hướng khác, nó hướng người ta
khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể nhà văn, ngay
cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng có thật. Tuy nhiên,

quan niệm nghệ thuật không phải là bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào về con người, mà là cách
cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc
miêu tả con người. Mà chỉ ở trong giới hạn đó mới có khác biệt với các quan niệm thông
thường và mới có tính sáng tạo.
*Đặc điểm của quan niệm nghệ thuật về con người
Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm có ý
thức của người nghệ sĩ, kết tinh tài năng, tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Do
vậy, quan niệm nghệ thuật về con người mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân người
nghệ sĩ, gắn liền với thế giới quan nghệ sĩ trong sáng tác. Chẳng hạn, chúng ta có
thể nhận thấy sự khác biệt trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác
7


của Nam Cao so với Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố, trong sáng tác của Nguyễn
Thi so với Nguyễn Trung Thành hay Nguyễn Minh Châu,…
Văn học gắn liền với cuộc sống, thời đại nào văn học ấy. Quan niệm nghệ
thuật về con người cũng mang dấu ấn thời đại, gắn liền với sự vận động của lịch
sử. Cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người của nhà văn đều là
sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng tác. Cho nên, ở mỗi
thời kì, giai đoạn văn học khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có
sự khác nhau. Dễ thấy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại
khác xa với quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học hiện đại. Quan niệm
nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn chống Pháp cũng khác ít nhiều so
với giai đoạn chống Mỹ, và khác với con người trong văn học giai đoạn đổi mới.
Là một hình thái ý thức xã hội, văn học tác động qua lại với các hình thái ý
thức khác như chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học. Quan niệm nghệ thuật về con
người cũng là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng. Cho nên dù quan niệm con người trong mỗi
thời có thể đa dạng, nhưng vẫn mang dấu ấn của quan niệm thống trị trong thời ấy. Chẳng hạn,
thời trung đại phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo của Chúa trời; từ thời
Phục hưng đến Khai sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự nhiên – con người trần

thế, con người tự làm chủ bản thân mình. Từ thế kỷ XIX thì con người được xem là sản phẩm
vừa của tự nhiên vừa của xã hội, nhưng do hoàn cảnh xã hội quy định. Con người trong văn
học trung đại Việt Nam ít nhiều bị chi phối bởi tư tưởng trung quân. Con người trong văn học
cách mạng chịu sự chi phối bởi tư tưởng mác xít.v.v.
Do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm
nghệ thuật trong các thể loại văn học khác nhau cũng có sự khác nhau.
Đó là những điểm cơ bản cần biết trước khi đi sâu vào tìm hiểu các biểu hiện của quan
niệm nghệ thuật về con người.
* Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành nhân tố vận động của nghệ
thuật. Và khi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người
của nhà văn thay đổi thì văn học cũng được đổi mới. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định
8


“một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới”. Có người còn nhấn
mạnh hơn: “Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật
“. Nhưng ở đây cần phân biệt : con người mới xuất hiện trong thực tế là một việc, mà sự suy
nghĩ mới về con người ấy lại là một chuyện khác. Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh
những con người mới, nhưng còn có một khía cạnh khác nữa là đổi mới cách giải thích và cảm
nhận về những con người ấy cũng làm cho văn học đổi thay căn bản. Trong lịch sử văn học,
việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến. Shakespeare,
Racine hầu như chẳng sáng tạo, hư cấu ra cốt truyện và nhân vật nào mới. Cốt truyện và nhân
vật của họ đều vay mượn trong truyền thuyết, lịch sử hoặc huyền thoại, nhưng cách giải thích
và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết,
nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng
tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu có thể có, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn
vốn có của một hiện tượng văn học. Những tác phẩm minh hoạ, sử dụng nhân vật như những

con cờ trên ván cờ tư tưởng, tất nhiên rất xem nhẹ việc khám phá về con người. Tác giả của
chúng bằng lòng với một quan niệm thông dụng nào đó, cho nên nội dung nhân văn trong sáng
tác của họ thường nghèo nàn. Nghệ sĩ đích thực là người suy nghĩ về con người, cho con người,
nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá quan niệm nghệ thuật
về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
* Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người
Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả, biểu hiện tập trung nhất
quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. Theo tác giả Trần Đình Sử trong Dẫn luận Thi
pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người được biểu hiện qua các phương diện cơ bản như
sau:
Trước hết là cách xưng hô, gọi tên nhân vật của nhà văn. Các tác giả Khái Hưng, Nhất
Linh gọi nhân vật bằng “chàng, nàng” thể hiện một quan niệm khác với cách gọi “hắn, y, thị”
của Nam Cao, và gọi “anh, chị, ông” trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Mà người ta không thể tuỳ
tiện thay đổi nếu không thay đổi luôn cả cách cảm thụ cuộc sống tương ứng với cách xưng hô
9


ấy trong văn học.
Cách miêu tả chân dung, số phận nhân vật cũng là một biểu hiện của quan niệm về con
người. Miêu tả chân dung con người như Từ Hải của Nguyễn Du, quan phủ trong Tắt đèn
(Ngô Tất Tố), Thị Nở trong Chí Phèo (Nam Cao) đều gợi lên những quan niệm về con người
chứ không phải giản đơn là đặc điểm riêng cá biệt của nhân vật hoặc là đặc điểm chủng loại của
các nhân vật đó.
Quan niệm về con người của nhà văn còn bộc lộ qua hành động được lặp đi lặp lại của
nhân vật , thái độ của nhân vật đối với sự sống, cái chết, qua các chi tiết nghệ thuật,
ngôn ngữ ,… Song chúng chỉ biểu hiện trong tính hệ thống, trong sự lặp lại có quy luật, có sự
liên hệ chi phối lẫn nhau.
Tóm lại:
− Lịch sử của văn học nhân loại là lịch sử luôn luôn đổi thay quan niệm nghệ
thuật về con người.

− Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then chốt nhất của một
chỉnh thể nghệ thuật, chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh
thể ấy.
− Sự đổi mới và đa dạng của văn học trước hết là đổi mới và đa dạng trong quan
niệm nghệ thuật về con người.
− Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp ta thâm nhập vào cơ chế tư
duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức (thể loại, phong
cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mọi yếu tố hình thức văn học, phân
biệt với nội dung cụ thể mà mỗi tác phẩm biểu hiện.
Chương 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NĂM 1975
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

10


Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta,
chấm dứt gần một thế kỉ bị thực dân Pháp đô hộ, lật đổ chế độ phong kiến, xây
dựng nhà nước độc lập, dân chủ. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Vừa mới ra đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt.
Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, ở phía Bắc, hai mươi vạn quân
Tưởng Giới Thạch kéo vào Việt Nam. Ở miền Nam, quân đội Anh giúp thực dân
Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Dựa vào thế lực của quân đội nước
ngoài, các lực lượng phản cách mạng trong nước lần lượt ngóc đầu dậy chống phá
chính quyền cách mạng.
Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ còn phải đối

mặt với hàng loạt khó khăn: Chính phủ mới ra đời chưa được nước nào trên thế
giới công nhận. Nền kinh tế kiệt quệ, tài chính cạn kiệt, kho bạc nhà nước hầu như
trống rỗng. Trong giáo dục thì có tới 90% dân số mù chữ. Chính quyền cách mạng
ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, rồi liên tiếp gây hấn ở
nhiều nơi, vi phạm các bản Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 kí với Việt Nam.
Trước những yêu sách ngày càng không thể chấp nhận được của thực dân Pháp,
đúng 20h ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bác Hồ phát lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến. Toàn thể dân tộc Việt Nam chính thức bước vào cuộc trường kì chín năm
chống thực dân Pháp lần thứ hai.
Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi, “được ghi vào lịch sử dân
tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX, và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá vào thành trì của hệ thống nô
dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn). Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí
kết, đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc
hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam bị đế quốc Mĩ và các lực
lượng tay sai thống trị.
11


Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 1954 đến 1964
đạt được nhiều thành tựu. Từ năm 1965, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam, vừa phải chiến đấu chống
các cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mĩ. Cùng với những thành tựu
đáng kể, trong công tác lãnh đạo, ta còn có những sai lầm, đặc biệt ở lĩnh vực cải
cách ruộng đất. Thái độ chủ quan, nóng vội dẫn đến gò ép, vi phạm nguyên tắc tự
nguyện đã gây bức xúc trong nhân dân, tạo kẽ hở để kẻ thù lợi dụng phá hoại, chia
rẽ nhân dân với chính quyền, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Ở miền Nam, đế quốc Mĩ thay chân Pháp. Chúng lập ra chính phủ bù nhìn do
Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, liên tiếp thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt

(1961 – 1965), Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968), Việt Nam hóa chiến tranh (1969
– 1973) hòng nhanh chóng tiêu diệt chính quyền cách mạng, bình định toàn cõi
Việt Nam. Quân dân miền Nam và nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo sáng suốt,
tài tình của Đảng Cộng sản đã từng bước đánh bại âm mưu của kẻ thù. Chiến dịch
Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi, miền Nam được giải phóng,
đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 1975 là lịch sử của ba mươi năm đấu tranh
cách mạng nhiều hi sinh, gian khổ, có những tổn thất, mất mát không gì đo đếm
được nhưng cũng là những trang sử hào hùng, chói lọi. Đó là minh chứng hùng
hồn nói lên sức sống mãnh liệt, khát vọng hòa bình và tinh thần yêu nước quật khởi
của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc nhỏ bé đã anh dũng đứng lên chiến đấu và
chiến thắng hai nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới ở thế kỉ hai mươi, sự thật
ấy đã làm sáng tỏ chân lí: Khi một dân tộc đoàn kết, thống nhất ý chí, dám đấu
tranh và hi sinh cho lí tưởng cao đẹp, dân tộc ấy sẽ chiến thắng. Thành quả của
cách mạng Việt Nam “là một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến
công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính
thời đại sâu sắc” (Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng tại ĐH đại biểu lần thứ IV).
12


II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, văn học có cội nguồn là đời sống
và là sự phản ánh đời sống. Hoàn cảnh lịch sử ba mươi năm đấu tranh cách mạng
đã tác động sâu sắc đến đời sống văn học, làm cho bộ mặt nền văn học cách mạng
có những thay đổi quan trọng.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập, Đảng đứng ra lãnh đạo công khai mọi mặt đời sống xã hội. Văn

học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là nền văn học
của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng
Cộng sản nên có tính thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và kiểu nhà văn.
Ngay sau khi đất nước giành độc lập, Hội Văn hóa cứu quốc đã tổ chức Đại hội lần
thứ nhất (tháng 9/1945), tiếp đó là Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất diễn ra
tại Hà Nội vào tháng 11/1946. Theo ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn nghệ
sĩ đã hướng vào cuộc sống xây dựng và chiến đấu của dân tộc. Trào lưu văn học
cách mạng đóng vai trò chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển nền văn học mới của dân tộc.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, văn nghệ sĩ cũng lên đường ra trận tham gia chiến dịch. Họ
theo sát bước chân người lính xung kích, dân công, thanh niên xung phong ra hỏa
tuyến, theo người công nhân vào nhà máy, theo người nông dân ra cánh đồng.
Cuộc sống chiến đấu của dân tộc và sự dấn thân vào thực tế của nhà văn đã cho ra
đời nhiều tác phẩm giàu tính hiện thực và tính chiến đấu. Văn hóa nghệ thuật thực
sự là một mặt trận mà anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Các nhà văn
đã quán triệt tinh thần khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Kháng chiến hóa văn
hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
Nhìn đại thể, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có ba đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó
sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Nội dung và đề tài phản ánh của văn

13


học theo sát các sự kiện, diễn biến của cách mạng, đáp ứng nhu cầu phục vụ kịp
thời các nhiệm vụ cách mạng.
Thứ hai, nền văn học hướng về đại chúng. Đại chúng vừa là đối tượng phản
ánh, vừa là công chúng, vừa là lực lượng sáng tác chủ yếu của văn học. Hướng về
đại chúng nên văn học cũng tìm đến những hình thức thể hiện giản dị, trong sáng,

đậm chất dân tộc.
Thứ ba, nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh, văn học không thể là tiếng
nói riêng của cá nhân mà phải nói lên tiếng nói chung của dân tộc và thời đại.
Nhân vật trung tâm của văn học tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số
phận mình với đất nước, nhân dân. Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng
lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan cách mạng.
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 chia thành ba chặng đường nhỏ: Chặng
đường từ 1945 đến 1954 gắn với cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.
Tiếp theo là chặng đường từ 1955 đến 1964, gắn với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ, thống nhất đất nước ở miền Nam.
Cuối cùng là chặng đường từ 1965 đến 1975 – chặng cuối của công cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Không khí khẩn trương, sôi nổi, ác liệt của
cuộc kháng chiến tác động mạnh mẽ vào văn học, thổi bùng lên hơn bao giờ hết
trong văn chương tiếng hát ngợi ca lòng yêu nước và bầu nhiệt huyết sục sôi của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhìn chung, nền văn học ba mươi năm đấu tranh cách mạng đã phản ánh được
hiện thực đất nước trong một thời kì đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng hết sức vẻ
vang của dân tộc ta, thực sự là tấm gương phản chiếu những phương diện cơ bản
nhất của tâm hồn dân tộc. Văn học đã nuôi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tinh
thần dân tộc, góp phần quan trọng vào việc động viên, cổ vũ chiến đấu. Văn học
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong
của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”
14


III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

1. Hình tượng con người trong văn học chống Pháp và chống Mĩ trên đại thể

là “đại đồng tiểu dị” – bên cạnh những đặc điểm chung cũng có đôi chút khác biệt.
Con người trong văn học chặng đường chống Pháp 1945 – 1954 là con
người tập thể, con người quần chúng. Họ xuất thân từ các thành phần giai cấp khác
nhau, đến từ các miền quê khác nhau lần đầu được giác ngộ lí tưởng cách mạng,
thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng. Với tấm lòng trong sáng, vô tư, với tinh thần
sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng, họ từ giã gia đình, quê hương ra đi, tham dự vào các
biến cố lịch sử, tự nguyện ghé vai gánh vác trách nhiệm với lịch sử, với dân tộc.
Đó có thể là những người lính nông dân tiếp nối truyền thống các nghĩa sĩ Cần
Giuộc khi xưa“vì dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Từ những miền
quê nghèo trên khắp mọi miền đất nước, họ tụ hội về đây dưới ngọn cờ đại nghĩa,
sẵn sàng hi sinh thân mình cho lí tưởng hòa bình dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc,
của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
(Đồng chí, 1948 – Chính Hữu)
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một, hai”
[…] Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái nhà tranh, tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
15


(Nhớ, 1948 – Hồng Nguyên)

Không cầu kì, không cần trau chuốt, hoa mĩ nhiều trong những sáng tác thơ ca
thời kì chống Pháp, chỉ riêng tấm lòng trong sáng vì nước quên thân, tinh thần
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của hình tượng tập thể những người lính nông
dân cũng đã đủ làm xúc động trái tim bao thế hệ.
Lẽ sống giản dị mà vô cùng cao cả ấy không chỉ có ở người lính nông dân, ta
còn thấy ở tập thể người lính xuất thân từ những trí thức thành thị:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Câu thơ mang phong vị cổ điển, trong khẩu khí toát lên khí chất ngang tàng
của người tráng sĩ xưa ra trận coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Có khác là ở chỗ,
người tráng sĩ xưa ra trận vì lí tưởng trung quân; còn người chiến sĩ nay ra đi theo
tiếng gọi sông núi, vì lí tưởng “trung với nước, hiếu với dân”
Tâm lí con người trong văn học chống Pháp là tâm lí tập thể, ít có những dằn
vặt, suy tư, giằng xé nội tâm. Tâm hồn họ trong sáng, giản đơn, dứt khoát, toàn tâm
vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể.
Con người trong văn học chặng đường chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa
xã hội 1955 – 1975 là “con người trong sự thống nhất riêng – chung”, con người
kết tinh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Đó là con người xả thân, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cao đẹp
của cả dân tộc – lí tưởng hòa bình, độc lập, thống nhất tổ quốc. Trong tiểu thuyết
Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu cũng từng suy ngẫm về sự khác biệt giữa
hai thế hệ cầm súng xưa và nay – giai đoạn chống Pháp và chống Mĩ: “Có cái gì
khác nhau trong vẻ đẹp của lớp người cầm súng trước đây và lớp người hôm nay?
Ngày xưa, những người lính nông dân cầm súng để chiến đấu cho tổ quốc, đồng
thời cho mảnh vườn và mái nhà của mình. Hôm nay […] họ từ giã gia đình,
trường học và từ giã một cuộc sống tương lai đẹp đẽ hết sức đảm bảo đã bắt đầu
được xây cho họ. Vậy thì trong cuộc trường chinh hôm nay, họ đang chiến đấu cho
16



cái gì? Họ từ bỏ cả trái hạnh phúc đang ửng hồng trong vườn nhà mình để chiến
đấu cho mục đích gì?” Từ những năm 1965, rất nhiều thanh niên miền Bắc đã tự
nguyện gác bỏ giấc mơ học đường, xếp vào ba lô những ước mơ đẹp đẽ nhất để
vào Nam chiến đấu vì lí tưởng hòa bình, thống nhất tổ quốc. Đó là sự hi sinh lớn
lao nhưng hoàn toàn chân thành, tự nguyện. Việt, Chiến (Những đứa con trong gia
đình, Nguyễn Thi), Khuê, Lữ, Cận (Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu) là
những thanh niên đều ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi, sống cùng thời đại, cùng
chung lí tưởng. Họ đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ từ tuổi thơ đi
thẳng tới chiến trường, vẫn còn những nét hồn nhiên ngây thơ trong cuộc sống
hàng ngày nhưng lại cực kì nghiêm túc trong tư cách người chiến sĩ gánh vác trên
vai trách nhiệm với tổ quốc, với nhân dân. Nói như nhân vật Khuê trong Dấu chân
người lính: “Lớp tuổi chúng mình chưa kịp bước vào đời thì thằng giặc Mĩ đã đến
gọi chúng mình ngay trước cửa trường học”.
Hình tượng nhân vật trong văn học chống Mĩ tiêu biểu cho quan niệm nghệ
thuật về con người trong văn học cách mạng của cả giai đoạn 1945 – 1975 mà
chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.
2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong nền văn học cách mạng từ 1945
đến 1975 có sự vận động qua các chặng đường, song trên đại thể có những đặc
điểm chung cơ bản như sau:
- Hình tượng nhân vật trung tâm là người chiến sĩ – anh hùng trên mặt trận
vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân du kích,
thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến,… Trong những năm miền Bắc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, văn học còn tập trung viết về những con người mới xã hội
chủ nghĩa, những người anh hùng trên mặt trận lao động sản xuất. Họ gánh vác
trên vai những nhiệm vụ nặng nề mà cao cả của dân tộc, mang trong mình những
phẩm chất cao đẹp, kết tinh vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của cộng đồng.
- Điểm khác biệt cơ bản của con người trong văn học chống Pháp và chống
Mĩ so với con người trong các giai đoạn văn học trước đó và trong văn học đổi mới
là con người mang đậm tính sử thi. GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Xu

17


hướng sử thi hóa là chủ đạo, chi phối từ tiểu thuyết, thi ca đến kịch bản sân khấu”.
Đó là nét riêng của văn học 1945 đến 1975.
+ Trong nền văn học mang đậm tính sử thi, nhân vật được phản ánh chủ yếu
trong mối quan hệ với cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Con người chủ yếu được
khám phá ở phương diện con người đại diện cho cái chung với việc thực hiện bổn
phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Họ nêu luôn cao ý thức chính trị, sống với lẽ
sống lớn và tình cảm lớn. Nhân vật luôn có ý thức nhân danh cộng đồng mà suy
nghĩ và hành động, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh. Chị Út Tịch (Người mẹ cầm
súng, Nguyễn Thi) anh hùng Núp (Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc), chị Sứ
(Hòn Đất, Anh Đức), chính ủy Kinh, các chiến sĩ trẻ như tiểu đội trưởng Khuê,
Lữ, Cận (Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu), chú bé Lượm, người con gái
Việt Nam, người chiến sĩ Điện Biên – những “Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”
trong thơ Tố Hữu,… chính là hiện thân của dân tộc và thời đại trong thế kỉ anh
hùng. Họ là những anh hùng bởi cả cuộc đời đã hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh
tính mạng và một phần xương máu của mình, tạm cất đi bao ước mơ và khao khát
của tuổi trẻ để làm tròn bổn phận người công dân với tổ quốc, với dân tộc.
Con người, nhất là ở chặng đường chống Pháp, ít được xem xét ở phương diện
con người cá nhân – cá thể, con người trong các mối quan hệ riêng tư trong cuộc
sống hàng ngày (vốn là đặc điểm của văn học những năm đầu thế kỉ). Cái tôi cá thể
thậm chí còn bị phủ định cực đoan, nói như Hoài Thanh: “Đoàn thể tái tạo chúng
tôi trong bầu không khí của giang sơn. Chúng tôi – những nạn nhân của thời đại
chữ Tôi, hay muốn gọi là tội nhân cũng được, thấy rằng đời sống cá nhân không có
ý nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể.” Nhân vật không thể hiện những cá
tính riêng, không có những nhu cầu, đòi hỏi cho riêng mình. Cái riêng tư, đời
thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và
tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Ngay cả tình cảm riêng tư nhất là tình yêu
lứa đôi cũng không tách rời với những “tình cảm lớn”. Nguyễn Đình Thi với người

yêu “Chia tay trong đêm Hà Nội” đã có cử chỉ thân mật: “Anh ôm chặt em và ôm
18


cả khẩu súng trường bên vai em”. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu cũng không
ngần ngại thổ lộ với người bạn gái:
Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
(Bài ca xuân 1961)
+ Trong sử thi, nhân vật người anh hùng kết tinh cho vẻ đẹp, sức mạnh, phẩm
chất cao cả của cộng đồng ở thời đại mà tác phẩm ra đời. Trong văn học cách
mạng cũng vậy, nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng và đạo đức chung
của dân tộc, đại diện cho tinh hoa, khí phách của toàn dân tộc, gắn bó số phận
mình với số phận đất nước. Nhân vật ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa
tuổi luôn được nhìn nhận, khám phá và miêu tả trong cuộc sống chiến đấu của cả
dân tộc. Chính ngọn lửa hai cuộc chiến tranh đã soi tỏ khuôn mặt các thế hệ anh
hùng của dân tộc Việt Nam. Họ chính là hiện thân đẹp đẽ của dân tộc và thời đại.
Nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh
Châu, như mọi cô gái Việt Nam khác, có một tình yêu thủy chung, một niềm tin
mãnh liệt vào tương lai. Sống giữa sự tàn phá của chiến tranh, bao năm cô vẫn chờ
đợi người con trai chưa hề gặp mặt, chưa hứa hẹn một điều gì, bởi vì trong lòng
cô “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai
nhạt, không hề đứt”. Chỉ là câu nói đùa nhưng người đọc thấy được cách Nguyệt
hành xử rất phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc, sống có trước có sau, trọn

vẹn nghĩa tình: “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư” .
Trong văn học cách mạng có kiểu nhân vật gắn thù nhà với nợ nước. Con
người gắng vượt lên những đau khổ mất mát riêng tư để phấn đấu vì lợi ích dân
19


tộc. Vận mệnh cá nhân luôn gắn liền với số phận của cả cộng đồng. Lịch sử gia
đình người nông dân Nam Bộ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi có những trang đau thương, lại có những trang vô cùng chói lọi. Đó
cũng là đặc trưng của lịch sử dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử. “Giá
như chúng ta minh họa lịch sử dân tộc thì có trang nào, dòng nào không phải vẽ
một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu?” (Nguyễn Trung Thành, Đường
chúng ta đi). Ông nội Việt là du kích, bị Tây bắn chết hồi chín năm. Ba Việt tham
gia công tác chi bộ, bị Tây chặt đầu. Má cũng bị giặc bắn chết khi cùng bà con lên
Mỏ Cày đấu tranh,… Tình yêu nước và khát vọng diệt thù của hai chị em Việt và
Chiến bắt nguồn từ mối thù nhà và từ tình yêu sâu nặng với gia đình, với quê
hương. Ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi, họ đã xung phong tòng quân giết giặc với
quyết tâm sắt đá: “Đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì
tao mất, vậy à!” (nhân vật Chiến).
Nợ nước không chỉ gắn với thù nhà, ở nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành, món nợ ấy còn gắn với mối thù cho quê hương. “Cả rừng
xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Những cánh rừng xanh
tươi biểu trưng cho sự sống đang trở thành đối tượng tiêu diệt của kẻ thù. Như xà
nu, cuộc đời Tnú cũng chịu bao đau thương do kẻ thù gây ra. Lúc nhỏ đi làm liên
lạc cho cán bộ, lưng Tnú ngang dọc những vết dao tra tấn của kẻ thù. Lớn lên, lập
gia đình, anh trải qua giờ phút đau thương tột cùng khi phải bất lực tận mắt chứng
kiến cái chết thê thảm của vợ con. Đôi bàn tay Tnú cũng hóa thành mười ngọn
đuốc sống. Mười ngọn lửa ấy đã châm bùng lên khối căm hờn vốn âm ỉ chất chứa
trong lòng mỗi người dân Xô Man, biến thời khắc đau thương trở thành thời khắc
nổi dậy hào hùng trong lịch sử ngôi làng. Biến đau thương, căm thù thành hành

động, anh từ giã quê hương làng bản ra đi kháng chiến, tham gia lực lượng quân
đội giải phóng. Đôi bàn tay đau thương ấy đã biến thành đôi bàn tay căm thù, bàn
tay giết giặc. Anh chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước, cũng là để giữ cho cánh rừng
xà nu mãi một màu xanh bất tận.
20


Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng phấn đấu hi sinh vì độc lập dân tộc, vì
chủ nghĩa xã hội chính là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con người thời đại. Mô
hình nhân cách người anh hùng trong văn học cách mạng, nói như GS Nguyễn
Đăng Mạnh là phải đủ “yêu, căm, chiến, lạc”. Trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng,
nhà văn Chu Lai cũng thừa nhận quan niệm nghệ thuật một thời về con người: “Có
một thời, giá trị nhân phẩm con người không phụ thuộc vào những khuyết tật lặt
vặt, những cá tính khó xài, những khôn ngoan lọc lõi, mà chỉ phụ thuộc vào
chuyện anh có dám hết mình thủy chung với cách mạng, với bạn bè, có dám xả
thân ăn thua đủ với kẻ thù đang ở thế mạnh không. Đó là hạt nhân của nhân cách,
của lòng cao thượng và vị tha.” Tiêu chuẩn định giá con người ấy đã chi phối cách
xây dựng hình tượng người anh hùng của cả một giai đoạn văn học. Con người ít
được xem xét ở phương diện con người cá nhân, con người đời tư thế sự trong
những mối quan hệ phồn tạp đan xen, con người nhân bản với cả những tốt – xấu,
thiện – ác, cao cả - thấp hèn,… Hình tượng do vậy mà cũng thiếu đi tính chân thực.
Người anh hùng trong văn học cách mạng luôn đặt tình cảm cách mạng lên
trên lợi ích cá nhân. Trong những hoàn cảnh cấp bách, họ thậm chí “lạnh lùng” hi
sinh tình cảm cá nhân, gia đình cho lợi ích dân tộc mà không phải dằn vặt, day dứt,
đau khổ nhiều. Ta nhớ hình ảnh chị Út Tịch trong tác phẩm Người mẹ cầm súng
của Nguyễn Thi với những câu nói đầy khẩu khí của người phụ nữ miền Nam anh
hùng: “- Đánh Tây sướng bằng tiên chớ cực gì!” và “Còn cái lai quần cũng
đánh”. Vợ chồng chị đi công tác cách mạng vắng nhà như cơm bữa. Đàn con của
anh chị từ nhỏ đã sống tự lập, thừa kế phẩm chất và lí tưởng anh hùng từ cha mẹ.
Chị Út có thai đến tháng thứ bảy vẫn nhất định đòi theo chồng đi đánh bót Đường

Trâu bởi chị suy nghĩ thật đơn giản và mạch lạc rằng: “Xưa nay có ai đánh giặc
mà chờ sanh xong mới đánh?” Trước ngày hành động, anh chị đã cho bốn đứa con
nhỏ tản cư. Thế nhưng lúc chuẩn bị xông vào bót “một ý nghĩ vụt đến trong Út, ý
nghĩ mà người mẹ cầm súng nào cũng phải nghĩ tới. Đó là con! Chỉ một tiếng gọn
như vậy, nhưng lại đọng bao tình sâu nặng. Út nói với chồng: - Bữa nay mình sẽ
giựt được một cây súng, một thùng đạn, nhưng mấy đứa nhỏ nhà mình tản cư
21


trong kia chắc nó bắt nó chặt đầu mất. Tịch suy nghĩ rất lung. Nhưng nó phản vận
rồi, lúc này không cướp thời cơ mà đánh là bỏ luôn, Tịch nói: - Em đang có thai,
còn gà mái thì còn gà giò. Cứ đánh!” Sẵn sàng đánh đổi tính mạng của bốn đứa
con để hoàn thành nhiệm vụ với cách mạng với suy nghĩ chị Út đang có thai, “còn
gà mái thì còn gà giò”, quyết định chóng vánh của anh Tịch xét trong quan hệ với
cộng đồng là cao cả, nhưng xét trong quan hệ cá nhân, gia đình, ta thấy có gì đó
chưa thật thỏa đáng.
Cũng là con người thời đại đặt tình cảm với cách mạng lên trên tình cảm cá
nhân, nhưng ở nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng diễn
biến tâm lí và tính cách lại không giản đơn như thế. Suốt diễn biến của vở kịch,
nhà văn miêu tả sự chuyển biến lô gic trong con người Thơm: từ nhẹ dạ cả tin, từ
con người thờ ơ với cách mạng, cô nhận thức được lẽ phải và đứng hẳn về phía
cách mạng. Thơm đã bộc lộ rõ bản lĩnh “dòng máu cụ Phương” – một gia đình giàu
truyền thống cách mạng, thể hiện trí tuệ, sự gan dạ để bảo vệ cách mạng. Khi buộc
phải lựa chọn giữa tình cảm riêng tư (phản lại người chồng Việt gian) với đại nghĩa
cách mạng, cô đã quyết định bảo vệ đại nghĩa và chính nghĩa. Với Bắc Sơn, nhà
văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ đặt ra và giải quyết được vấn đề lớn của cách
mạng (vấn đề quan hệ giữa cách mạng và quần chúng) mà còn thể hiện được tài
năng trong việc khắc họa tính cách, tâm lí nhân vật.
+ Con người trong văn học chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã
hội tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự gắn bó với tập thể, với cộng đồng, với

cách mạng và kháng chiến. Trước khi hòa mình vào tập thể, họ thường có hoàn
cảnh eo le, bế tắc, có số phận bất hạnh. Nhưng khi hòa vào cuộc đời chung, họ cảm
thấy tự tin và trưởng thành, lại tìm thấy hạnh phúc. Họ tìm thấy sự đổi đời, sự hồi
sinh nhờ cách mạng.
Nhân vật trữ tình trong thơ Chế Lan Viên cũng không giấu giếm niềm vui khi
giác ngộ ra chân lí cách mạng:
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy nghìn núi trăm sông diễm lệ
22


(Chim lượn trăm vòng)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu)
Về với nhân dân, với Chế Lan Viên, là tìm về với bến đậu bình yên trong tâm
hồn, về với cội nguồn sức sống, về với mạch nguồn sáng tạo không bao giờ vơi
cạn. Cách mạng không chỉ tái sinh cuộc đời mà còn làm hồi sinh một hồn thơ đã có
lúc tưởng như bế tắc.
Đọc những trang văn ở phần đầu của truyện ngắn Vợ chồng A phủ (Tô Hoài),
người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho số phận cô Mị. Người con gái miền
núi trẻ trung, đầy bản lĩnh, yêu đời và phơi phới xuân tình ấy cuối cùng cùng phải
rơi vào kiếp sống nô lệ, vùi chôn cả tuổi thanh xuân với bao khát vọng trong những
tháng ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Còn A Phủ, cái mầm sống
khỏe đã vượt qua được sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên, sống tự do giữa đất trời
khi rơi vào tay bọn thống trị xảo quyệt cũng trở thành người nô lệ ngoan ngoãn. Cả
Mị và A Phủ không từng nghĩ sẽ tự giải thoát cho mình khỏi kiếp sống nô lệ, kiếp
sống bị “vật hóa” ấy. Cho đến một ngày sự đè nén áp bức bị đẩy đến cùng cực, họ

mới tự phát liều lĩnh giải thoát cho mình. Mị và A Phủ lưu lạc đến Phiềng Sa, gặp
cán bộ và được giác ngộ cách mạng, họ đã trở thành những người du kích tiêu biểu
ở vùng giải phóng. Cuộc đời của Mị và A Phủ đã được cách mạng hồi sinh.
Những năm 1958 – 1960, hưởng ứng cuộc vận động chính trị của Đảng và
Nhà nước kêu gọi thanh niên miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng vùng kinh tế mới,
nhà văn Nguyễn Khải cho ra đời truyện ngắn Mùa lạc. Cuộc đời cô Đào trước khi
lên nông trường Điện Biên gặp nhiều điều đau buồn. Chồng chết sớm, đứa con
cũng bỏ cô mà đi. Đào phải bôn ba kiếm sống với nỗi đau chưa tắt, với cô quạnh
bao trùm: “đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai,
Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà, vịt…” Số phận bất hạnh, bơ vơ,
23


lạc lõng giữa cuộc đời đã tạo nên ở chị trạng thái tinh thần “muốn chết, nhưng đời
còn dài nên phải sống”. Đào lên nông trường “với tâm lí con chim bay mãi cũng
mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó,
thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã chịu”. Ở nông trường, Đào
hăng hái lao động bởi cô hiểu chỉ có lao động mới tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
Số phận của Đào dần dần thay đổi. Cô đã tìm lại được chút niềm vui trong lao
động, với những bạn bè xung quanh. Cuối cùng, hạnh phúc cũng mỉm cười với cô
khi ở nơi đây, cô gặp được người đàn ông yêu thương mình thật lòng. Mảnh đất xa
lạ giờ gắn bó máu thịt, trái tim khô cằn giờ trở nên êm dịu, mát lành. Cách mạng và
cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa đã mang lại cho con người niềm vui sống.
Cách mạng không chỉ làm thay đổi chế độ xã hội. Cách mạng còn có sức
mạnh cải tạo cuộc sống, mang lại sự hồi sinh cho tâm hồn con người.
+ Người anh hùng trong văn học cách mạng là biểu tượng đẹp đẽ của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Con người được tô đậm những nét phi thường và
được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa. Đó là những con người có chí lớn,
quyết tâm lớn và có đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách, lập nên những
chiến công phi thường. Lời văn vì thế thường mang giọng điệu ngợi ca với chất trữ

tình ấm áp, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. Đây là lời của nhân vật
Trần Văn nói với Loan trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy
Tưởng: “Tôi không băn khoăn rằng tôi sẽ sống hay chết trong cuộc chiến đấu này.
Điều quan trọng là mình có mặt. Sống, chúng ta sẽ được trông thấy thủ đô ngàn
năm không còn bóng giặc; chết, chúng ta sẽ có cái tự hào của một thế hệ đã hi
sinh lần cuối cùng cho tự do của tổ quốc.” Tác phẩm viết về Hà Nội những ngày
đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng được sáng tác năm 1958, khi
cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi. Nhân vật nói với người khác mà như nói
với chính mình, như một lời thề thiêng liêng với Tổ quốc trong thời khắc sinh tử.
Câu nói trang trọng, xúc động, hào hùng mà tô đậm được cái nét phi thường của
con người trong hoàn cảnh không bình thường của đất nước.
24


Cũng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Đình Thi đã viết
những câu thơ tráng lệ về tượng đài người lính, cũng là tượng đài của cả dân tộc:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
(Đất nước)
+ Con người trong văn học cách mạng thường “nhất phiến, đơn trị”. Thường
hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, không có những đấu tranh nội tâm day dứt, ám
ảnh. Nhân vật “thường là những mô hình giản đơn được miêu tả theo nguyên tắc
đồng nhất một chiều. Biểu hiện bên ngoài phù hợp với bản chất bên trong, số phận
là hệ quả của tính cách, các điểm nhìn định giá thống nhất trong hệ quy chiếu cộng
đồng.” [6, tr.37].
Chiến tranh đặt ra vấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi ứng xử
phải nhìn theo quan điểm “địch – ta”, sự thống nhất muôn người như một trở thành
nguyên tắc tối thượng. Cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng. Con người

được nhận thức và đánh giá chủ yếu theo tiêu chí giai cấp. Từ những mối quan hệ
xã hội chung nhất đến cái bản ngã cá nhân đều được nhìn nhận theo một số chuẩn
mực chung, như “cái có thể biết trước”. Theo M. Bakhtin ở loại nhân vật sử thi,
con người luôn luôn “khoác bộ áo xã hội”, luôn “trùng khít với địa vị xã hội của
mình”.
Do cái nhìn sử thi hóa về con người mà văn học có những hạn chế. “Các tác
phẩm viết về chiến tranh, nhân vật thường có khuynh hướng một chiều, thường là
tốt quá, thiếu chân thực. [..] Vì ý thức cổ động kháng chiến một phần, một phần
khác có phải do quan niệm sơ lược về người anh hùng.” (Nguyễn Minh Châu)
+ Nhân vật ít được cá tính hóa, do đó mờ nhạt. Chân dung ngoại hình, đời
sống nội tâm nhân vật cũng ít được chú trọng khắc họa như một phương tiện để
làm nổi bật cá tính nhân vật. Miêu tả ngoại hình Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu,
nhà văn Nguyễn Trung Thành chỉ chú trọng khắc họa đôi bàn tay: đôi bàn tay
25


×