Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Câu 16 TRIỆU CHỨNG, CHẨN đoán, BIỆN CHỨNG, điều TRỊ RONG KINH THỂ KHÍ hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 5 trang )

Rong kinh nguyên nhân đa số do mạch Nhâm và mạch Xung bị suy yếu,
huyết hải không giữ huyết lại được gây nên bệnh.
Câu 16: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, BIỆN CHỨNG, ĐIỀU TRỊ RONG
KINH THỂ KHÍ HƯ
1. Triệu chứng: Bao gồm triệu chứng kinh ra nhiều, kéo dài, máu kinh ra loãng, nhạt
màu, cộng với các triệu chứng của khí hư: Người mệt mỏi, đuối sức, ngại nói, đoản
khí, ăn uống kém, chất lưỡi nhượt, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm nhược.
2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Tỳ khí hư, mạch Xung, Nhâm, Bào cung hư.
- Chẩn đoán nguyên nhân:
+ Nội nhân: Do suy tư quá mức khiến Tỳ vị mất điều hòa.
+ Ngoại nhân: Phong, hàn.
+ Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống không điều độ, lao nhọc quá sức
- Chẩn đoán bệnh danh: Rong kinh thể khí hư.
3. Biện chứng:
Do lao động quá sức hoặc do ăn uống không điều độ làm Tỳ khí bị tổn hại. Khí hư
không chủ quản được huyết gây rong kinh.
Do khí hư nhược không ôn cố được biểu mà sinh ra hàn chứng. Phong, hàn thừa
lúc cơ thể suy yếu xâm nhập vào trong bào cung làm tổn thương hai mạch Nhâm và
Xung, gây ra rong kinh.
Do khí hư nên người mệt mỏi, đuối sức và ngại nói, ăn uống thì kém, và vì ăn
uống kém nên huyết không được sinh ra cho nên kinh nguyệt ra loãng và nhạt màu,
mạch thì trầm nhược.
4. Điều trị:
*Pháp điều trị: Bổ khí điều kinh, thăng đề cố kinh.
*Phương điều trị:
- Phương dược: Cử nguyên tiễn gia A giao, Ngải diệp
Đảng sâm 16g

Cam thảo 4g



Hoàng kỳ 16g

A giao nướng 12g

Bạch truật 12g

Ngải diệp sao đen 16g

Thăng ma 12g
Sắc uống ngày 01 thang.


Phân tích phương thuốc: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Thăng ma để
bổ Tỳ khí, thăng khí, khí được vững thì kinh nguyệt khắc được điều hòa. Thêm A
giao, Ngải diệp để làm vững chân âm, lại có tác dụng làm ấm Bào cung mà nhiếp
huyết.
- Châm cứu:
Châm bổ Túc tam lý, Tam âm giao, Khí hải, Tâm du, Tỳ du.
Câu 17: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, BIỆN CHỨNG, ĐIỀU TRỊ RONG
KINH THỂ HUYẾT NHIỆT
1. Triệu chứng: Bao gồm triệu chứng kinh ra nhiều, kéo dài, máu kinh sẫm màu, có
máu cục, kèm theo đau vùng hạ vị và thắt lưng, cộng với các triệu chứng của huyết
nhiệt: người buồn bực, miệng khát, môi khô, mặt đỏ, lưỡi khô, mạch thì huyền hay
hoạt sác.
2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Can, Bào cung, Xung Nhâm nhiệt thinh.
- Chẩn đoán nguyên nhân:
+ Nội nhân: Tình chí không thoải mái, Can bị uất lại mà hóa nhiệt

+ Ngoại nhân: Cảm phải nhiệt tà
+ Bất nội ngoại nhân: Ăn nhiều thức ăn cay nóng.
- Chẩn đoán bệnh danh: Rong kinh thể huyết nhiệt
3. Biện chứng:
Do cơ thể vốn sẵn có nhiệt thịnh, lại thêm tình chí không thoải mái, Can bị uất hóa
thành hỏa, hoặc cảm phải nhiệt tà, hoặc ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng, làm nhiệt ứ
đọng ở trong, hỏa nhiệt ở bên trong thịnh lên, nhiệt làm tổn thương mach Xung,
Nhâm, khiến cho huyết đi bậy, chảy xuống, gây ra rong kinh.
4. Điều trị:
*Pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết, nếu là uất nhiệt thì nên thăng dương tiết
nhiệt. (Tránh các thuốc hàn lương thanh nhiệt gây ngưng kết mà làm nhiệt càng uất
lại).
*Phương điều trị:
- Phương dược: Thanh nhiệt có kinh thang
Sinh địa 16g

Huyết dư thán 10g

Hoàng cầm 10g

Ngải diệp sao đen 16g


Địa cốt bì 8g

Mẫu lệ 10g

Chi tử sao đen 10g

Quy bản 12g


Ngó sen 10g

A giao 12g

Cam thảo 3g
Sắc uống ngày 01 thang.
Phân tích phương thuốc: Các vị thuốc Sinh địa, Hoàng cầm để thanh nhiệt lương
huyết; các vị thuốc Địa cốt bì, Chi tử sao đen vừa để thanh nhiệt lại vừa tả Can hỏa;
Ngó sen, Huyết dư than là để thanh nhiệt mà chỉ huyết; Mẫu lệ dùng để cố kinh chỉ
huyết; Quy bản, A giao để tư âm dưỡng huyết; Ngải diệp sao đen để hoạt huyết, hóa
ứ mà điều kinh, chỉ huyết; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
- Châm cứu:
Châm tả Khúc trì, Thái xung, Tam âm giao, Hành gian, Thông lý.
Câu 18: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, BIỆN CHỨNG, ĐIỀU TRỊ RONG
KINH THỂ HUYẾT Ứ
1. Triệu chứng: Sau đặt vòng tránh thai bị viêm nhiễm, hoặc do sang chấn, ứ huyết
gây rong kinh, kinh ra nhiều, mầu đỏ đen, có cục, hành kinh thì bụng đau hoặc khi
hành kinh bụng dưới trướng đau, lưỡi tím tối hoặc có vết ứ huyết, mạch Sáp có lực.
2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Bào cung, Mạch Xung.
- Chẩn đoán nguyên nhân:
+ Nội nhân: Tinh thần hay uất ức làm khí uất không thúc đẩy được huyết gây
huyết ứ.
+ Bất nội ngoại nhân: Sau đặt vòng gây huyết ứ, sang chấn.
- Chẩn đoán bệnh danh: Rong kinh thể huyết ứ.
3. Biện chứng:
Do thường hay uất ức, giận dữ làm khí bị uất kết khiến huyết bị ứ trệ hoặc sau khi
sinh huyết còn dư không ra hết, hoặc do sau đặt vòng gây viêm nhiễm, hoặc do sang

chấn mà gây huyết ứ lại, các nguyên nhân trên làm huyết hôi ngăn trở ở trong, không
ra được, ứ huyết tụ lại bên trong, ứ trở ở mạch Xung Nhâm, huyết mới không được
sinh, huyết không quy kinh được gây ra kinh nguyệt ra nhiều.
4. Điều trị:
*Pháp điều trị: Khứ ứ chỉ huyết.


*Phương điều trị:
- Phương dược: Tứ vật thất tiếu tán gia giảm
Xuyên khung 8g

Bồ hoàng 10g

Đương quy 16g

Ngũ Linh chi 10g

Sinh địa 16g

Cam thảo 4g

Xích thược 12g
Sắc uống ngày 01 thang.
Phân tích phương thuốc: Bài tứ vật dùng Xích thược thay Bạch thược để hoạt huyết
mạnh hơn, đồng thời Tứ vật cũng có tác dụng bổ huyết; Bồ hoàng, Ngũ linh chi để
tiêu ứ mà chỉ huyết; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
- Châm cứu:
Châm tả Hợp cốc, Thái xung, Hành gian, Thần môn, Tam âm giao, Huyết hải.
Câu 19: TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, BIỆN CHỨNG, ĐIỀU TRỊ RONG
KINH THỂ CAN THẬN ÂM HƯ

1. Triệu chứng: Kinh nguyệt kéo dài, kèm theo các triệu chứng của Can Thận âm hư
như: Lưng gối đau mỏi, lòng bàn tay bàn chân nóng, đạo hãn, đầu váng ù tai, lưỡi đỏ
không có rêu, mạch tế sác.
2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ, kinh lạc: Can Thận âm hư.
- Chẩn đoán nguyên nhân:
+ Nội nhân: Bẩm thụ tiên thiên bất túc.
+ Bất nội ngoại nhân: Phòng dục quá độ, sinh đẻ nhiều, nạo hút nhiều, lập gia
đình sớm làm tổn thương Bào cùng và hai mạch Xung Nhâm.
- Chẩn đoán bệnh danh: Rong kinh thể Can Thận âm hư.
3. Biện chứng:
Do sinh đẻ gây mất huyết hoặc do phòng dục quá độ làm tinh huyết hao tổn, mạch
Xung Nhâm không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh.
Hoặc do bẩm sinh thận khí đã yếu, từ lúc còn thiếu nữ thận khí đã yếu, đến tuổi
thành niên thận khí hao suy hoặc do lập gia đình sớm, sinh đẻ nhiều, sinh hoạt tình
dục không điều độ làm cho thận khí bị tổn thương, hao tổn tinh huyết, khiến cho thận
âm bị hư tổn, âm hư, nội nhiệt, nhiệt phục ở mạch Xung, Nhâm, làm cho huyết đi
bậy, gây nên rong kinh.


4. Điều trị:
*Pháp điều trị: Bổ dưỡng Can Thận âm, điều kinh.
*Phương điều trị:
- Phương dược: Lục vị gia A giao, Ngải diệp
Thục địa 16g

Trạch tả 12g

Hoài sơn 16g


Phục linh 12G

Sơn thù 12g

A giao nướng 12g

Đan bì 8g

Ngải diệp sao đen16g

Sắc uống ngày 01 thang.
- Châm cứu:
Châm bổ Can du, Thận du



×