Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CO GIẬT TRẺ EM (CHỨNG KINH PHONG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.21 KB, 2 trang )

CO GIẬT TRẺ EM (CHỨNG KINH PHONG)
- Gọi là chứng Kinh phong, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thuộc diện cấp cứu.
- Y học cổ truyền chia làm 2 loại: Cấp kinh phong và mạn kinh phong.
- Co giật nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi, cần được xử trí nhanh chóng nhằm phòng các biến
chứng ngừng thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn: Cắt đứt cơn co giật, hạ sốt bằng mọi phương pháp.
- Cần điều trị nguyên nhân gây ra bệnh.
- Châm cứu cắt co giật: Châm tả Nhân trung, Nội quan, Thái xung, Dũng tuyền. Kích thích vừa
phải, lưu kim 30’.
- Châm cứu hạ sốt: Thập tuyên, Khúc trì, Hợp cốc.
I.Cấp kinh phong: Bệnh thuộc nhiệt chứng, thực chứng
1.Kinh phong do ngoại cảm (ngoại phong): Co giật nhưng không hôn mê, sốt cao, co giật, hội
chứng não cấp, viêm màng não, viêm não thời kỳ đầu.
*Triệu chứng: Bệnh phát nhanh, có biến chứng, sốt cao, phiền khát, có khi nôn mửa, đột nhiên
chân tay co quắp, gáy cứng, tinh thần không minh mẫn.
*Pháp: Sơ phong chỉ kinh.
*Phương dược: “Ngân kiều tám” gia giảm
Kim ngân hoa 16
Liên kiều 12
Đậu xị 12
Ngưu bàng tử 8
Kinh giới 12
Cát cánh 8
Bạc hà 8
Trúc diệp 16
Cam thảo 4
- Nếu có nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhớt, dính, thì gia thêm Hương nhu 12, Hoắc hương 8, Xương bồ
4
*Châm cứu:
2.Kinh phong do thực nhiệt (nội phong): Hôn mê, co giật do sốt cao, gặp ở thời kỳ toàn phát của
các hội chứng nhiễm độc não, viêm não, viêm màng não.
*Triệu chứng: Sốt cao, hôn mê, co giật, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.


*Pháp: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, bình can tức phong (thanh nhiệt tức phong)
*Phương dược: “Thanh ôn bại độc ẩm” gia giảm
Thạc cao 40
Tri mẫu 8
Trúc diệp 16
Sừng châu 12
Sinh địa 12
Huyền sâm 12
Hoàng liên 8
Hoàng cầm 8
Đan bì 8
Chi tử 8
Liên kiều 12
Xích thược 8
Cam thảo 4
- Nếu có ứ đọng dịch tiết thì gia: Xương bồ 8, Bán hạ 8, Trần bì 6,Trúc lịch 30ml.
- Nếu trụy mạch gia: Sâm phụ long cốt mẫu thang: Nhân sâm 4, Phụ tử chế 4, Long cốt 8, Mẫu lệ 8.
- Táo bón gia: Đại hoàng 8
*Châm cứu:
3.Kinh phong do thấp nhiệt: Do chúng độc não, các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Lỵ
trực khuẩn,... gây sốt cao, mất nước điện giải, co giật, hôn mê.


*Triệu chứng: Sốt cao, hôn mê, co giật, phiền táo, bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng, hoặc như
nước rủa thịt, mùi thối, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt sác.
*Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.
*Phương dược:
“Hoàng liên giải độc thang” gia giảm
Nếu trụy mạch gia: Sâm phụ long cốt mẫu thang: Nhân sâm 4, Phụ tử chế 4, Long cốt 8, Mẫu lệ 8.
*Châm cứu:

II.Mạn kinh phong:
4.Kinh phong do Tỳ hư: Hay gặp ở lao màng não, rối loạn điện giải như hạ canxi máu
*Triệu chứng: Tinh thần không tỉnh táo, thi thoảng co giật, sắc mặt hơi vàng, mắt hơi phù, chân
tay lạnh, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu.
*Pháp: Ôn trung kiện tỳ, tức phong
*Phương dược: “Lý trung thang” gia giảm
Đảng sâm 12
Bạch truật 12
Can khương 5
Cam thảo 4
- Nếu giảm Canxi máu gia: Long cốt 12, Mẫu lệ 12, Ô tặc cốt 12
- Nếu co giật gia: Câu đằng 12, Thiên ma 8, Bạch thược 8



×