Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập THỰC vật dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.82 KB, 40 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THỰC VẬT DƯỢC
CÂU HỎI
Đối tượng: BSYHCT 6 năm (16 tiết LT)
Thời gian làm mỗi câu là 30 phút
PHẦN 1: 30 câu (1 à 30)
PHẦN 2: 34 câu (31 à 64)
PHẦN 1
1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm Carbohydrat? Phân loại và cho ví dụ các loại
Carbohydart?
2. Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo của tinh bột? Trình bày tên khoa học và tác dụng
chính của 2 dược liệu có chứa tinh bột: Cát căn, Sen?
3. Anh (chị) hãy trình bày tính chất của tinh bột? Trình bày tên khoa học và tác dụng
chính của 2 dược liệu có chứa tinh bột: Hoài sơn, Mạch nha?
4. Anh (chị) hãy trình bày phân bố và ứng dụng của tinh bột? Trình bày tên khoa học,
bộ phận dùng và tác dụng chính của 2 dược liệu có chứa tinh bột: Ý dĩ, Trạch tả?
5. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và vẽ công thức cấu tạo chung của glycosid tim?
Trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2
dược liệu có chứa glycosid tim: Trúc đào, Dương địa hoàng?
6. Anh (chị) hãy trình bày các phản ứng định tính glycosid tim trong dược liệu? Trình
bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược
liệu có chứa glycosid tim: Thông thiên, Sừng dê hoa vàng?
7. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và tính chất của saponin? Trình bày tên khoa
học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có chứa
saponin có tác dụng chữa ho đã học?
8. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và tác dụng chung của saponin? Trình bày tên
khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có
chứa saponin có tác dụng lợi tiểu đã học?


9. Anh (chị) hãy kể tên các dược liệu có chứa saponin? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có chứa saponin có


tác dụng bổ dưỡng đã học?
10. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, vẽ khung cơ bản của flavonoid? Trình bày tên
khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có
chứa flavonoid có tác dụng kháng khuẩn đã học?
11. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng chung của flavonoid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có chứa flavonoid
có tác dụng làm vững bền thành mạch đã học?
12. Anh (chị) hãy trình bày các phản ứng định tính flavonoid trong dược liệu? Trình
bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược
liệu có chứa flavonoid có tác dụng lợi tiểu đã học?
13. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, công thức chung và tác dụng của anthranoid?
Trình bày tên Việt Nam và tên khoa học các dược liệu có chứa anthranoid đã học?
14. Anh (chị) hãy trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và
tác dụng của 2 dược liệu có chứa anthranoid: Thảo quyết minh, Cốt khí củ?
15. Anh (chị) hãy trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và
tác dụng của 2 dược liệu có chứa anthranoid: Đại hoàng, Lô hội?
16. Anh (chị) hãy trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính và
tác dụng của 2 dược liệu có chứa anthranoid: Hà thủ ô đỏ, Ba kích?
17. Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa, tính chất chung và tác dụng của Tanin?
18. Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa và tính chất của alcaloid?
19. Anh (chị) hãy trình bày công dụng chung của alcaloid và kể tên một số dược liệu
có chứa alcaloid đã học?
20. Anh (chị) hãy trình bày tính chất lý học của alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác
dụng chữa lỵ đã học?
21. Anh (chị) hãy trình bày tính chất hóa học của alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác
dụng chữa giun sán đã học?



22. Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa của alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ phận
dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác dụng
lên hệ thần kinh trung ương đã học?
23. Anh (chị) hãy kể tên 10 dược liệu có chứa alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác
dụng lên hệ tim mạch đã học?
24. Anh (chị) hãy kể tên 10 dược liệu có chứa alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác
dụng an thần đã học?
25. Anh (chị) hãy kể tên 10 dược liệu có chứa alcaloid? Trình bày tên khoa học, bộ
phận dùng, thành phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu chứa alcaloid có tác
dụng chữa sốt rét đã học?
26. Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa, tính chất của tinh dầu? Kể tên các vị thuốc
chứa tinh dầu có tác dụng giải biểu đã học?
27. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của các dược liệu chứa tinh dầu? Kể tên các vị
thuốc chứa tinh dầu có tác dụng trừ hàn đã học?
28. Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa, tính chất của tinh dầu? Kể tên các vị thuốc
chứa tinh dầu có tác dụng hành khí, hoạt huyết đã học?
29. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của các dược liệu chứa tinh dầu? Kể tên các vị
thuốc chứa tinh dầu có tác dụng trừ thấp đã học?
30. Anh (chị) hãy trình bày các phương pháp điều chế tinh dầu? Trong y học cổ truyền
dược liệu có chứa tinh dầu thường gặp trong các nhóm thuốc nào?
PHẦN 2
31. Anh (chị) hãy trình bày lịch sử sử dụng tiếng Latin và kể tên Việt Nam kèm tên
tiếng Latin của 10 bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc?
32. Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của tiếng Latin và kể tên Việt Nam kèm tên
tiếng Latin của 10 họ thực vật có nhiều cây có thể dùng làm thuốc?
33. Anh (chị) hãy giải thích lý do tại sao các nhân viên y tế phải biết về tài nguyên cây
thuốc?



34. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm tài nguyên cây thuốc? Phân tích sự liên quan
giữa hai bộ phận cấu thành của tài nguyên cây thuốc với nhau và liên quan với các
ngành khoa học khác?
35. Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm liên quan đến bộ phận cấu thành thứ nhất
của tài nguyên cây thuốc (cây cỏ)? Cho ví dụ?
36. Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm liên quan đến bộ phận cấu thành thứ hai của
tài nguyên cây thuốc (tri thức sử dụng)? Cho ví dụ?
37. Anh (chị) hãy phân tích sự khác nhau giữa cây thuốc và cây trồng nông nghiệp?
38. Anh (chị) hãy trình bày về giá trị sử dụng của tài nguyên cây thuốc? Cho ví dụ 5
tên bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam và một số cây thuốc có thể sử dụng để điều trị
các bệnh đó?
39. Anh (chị) hãy trình bày về giá trị kinh tế của tài nguyên cây thuốc? Cho ví dụ về
cây thuốc góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương sinh sống (hoặc tại quê quán)?
40. Anh (chị) hãy trình bày về giá trị tiềm năng và giá trị văn hóa của tài nguyên cây
thuốc?
41. Anh (chị) hãy kể tên 5 trung tâm đa dạng sinh vật và cây thuốc trên thế giới? Cho
ví dụ đại diện các cây thuốc trong mỗi trung tâm đó?
42. Anh (chị) hãy phân tích điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội để phát triển tài
nguyên cây thuốc ở Việt Nam?
43. Anh (chị) hãy phân tích các nguyên nhân có thể dẫn đến nhầm lẫn dược liệu? Cho
ví dụ? Kể tên Việt Nam và tên khoa học của 3 dược liệu có thể bị thay thế khi dùng ở
Việt Nam?
44. Anh (chị) hãy trình bày các lý do cần bảo tồn tài nguyên cây thuốc?
45. Anh (chị) hãy trình bày các mối đe dọa đối với cây thuốc?
46. Anh (chị) hãy trình bày các mối đe dọa đối với trị thức sử dụng tài nguyên cây
thuốc?
47. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ)? Cho ví dụ tên 3
vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên mà anh (chị) biết?
48. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp bảo tồn chuyển vị (ex situ)?



49. Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền và
3 yếu tố quyết định để có thể hiện đại hóa thuốc YHCT?
50. Anh (chị) hãy trình bày các xu hướng hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền?
51. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP cây thuốc?
52. Anh (chị) hãy trình bày nguyên tắc chung của GACP đối với cây thuốc?
53. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt nội dung quy định về loài cần thu hái của thực
hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP)?
54. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt nội dung quy định về địa điểm thu hái của thực
hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP)?
55. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt nội dung quy định về người thu hái của thực hành
tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP)?
56. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt nguyên tắc chung cần tuân theo khi tiến hành thu
hái từng bộ phận của cây thuốc?
57. Anh (chị) hãy trình bày một số nguyên tắc trong làm khô dược liệu và 4 yếu tố
chính ảnh hưởng tới việc làm khô dược liệu?
58. Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật làm khô dược liệu ở không khí thường?
59. Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt các phương pháp làm khô dược liệu đặc biệt?
60. Anh (chị) hãy trình bày các phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu đã làm
trong phần thực hành?
61. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm gôm? Phân biệt gôm với nhựa?
62. Anh (chị) hãy trình bày ứng dụng của gôm và chất nhầy? Kể tên Việt Nam và tên
khoa học 3 dược liệu có chứa chất nhầy đã học?
63. Anh (chị) hãy phân loại Coumarin? Trình bày tên khoa học, bộ phận dùng, thành
phần hóa học chính và tác dụng của 2 dược liệu có chứa coumarin đã học?
64. Anh (chị) hãy trình bày tính chất của coumarin và tác dụng của các dược liệu có
chứa coumarin?



TRẢ LỜI
Câu 1-2-3-4
Định nghĩa, cấu tạo, phân loại, tính chất, phân bố, ví dụ về
Carbonhydrat
1.
-

-

-

-

-

-

-

Tinh bột
a. Định nghĩa
Carbonhydrat hay glucid là những nhóm hợn chất hữu cơ gồm:
monosaccharid, oligosaccharid, polysaccharid và những dẫn chất của chúng
b. Phân loại
Monosaccharid: là những đường đơn ( glucose, fructose,…), không cho
phản ứng thủy phân. Được tạo thành do quá trình quang hợp của cây cối, từ
đó sẽ tạo ra các chất khác. Là một trong 3 thành phần cấu tạo nên acid
nucleotid. Thường thấy ở hoa quả-> làm thuốc, nước giải khát, rượu vang
Oligosaccharid là những carbonhydrat khi thủy phân cho ra từ 2 đến 5
đường đơn. Có trong dịch tế bào dưới dạng disaccharid. Disaccharid thường

thấy ở củ (củ cải đường), thân (mía)
Polysaccharid và những chất giống đường: được cấu tạo bởi nhiều
monosaccharid. Ví dụ như tinh bột, cellulose, gôm, pectin, chất nhầy
c. Cấu tạo tinh bột
Được cấu tạo bởi 2 loại polysaccharid là amylose và amylopectin. Trong
mầm cây, tỷ lệ tinh bột chiếm 70- 80%.
Amylose: chiếm 20% tinh bột,tan trong nước nóng, tạo nên từ hàng ngàn
phân tử D-glucose, liên kết với nhau bằng liên kết 1,4-alpha-glycosid. Được
tạo thành bới phản ứng quang hợp CO2 và nước nhờ diệp lục trong thực vật
Amylopectin: chiếm 80% trong tinh bột, không tan trong nước mà chỉ
trương phồng lên. Về cấu tạo thì gồm có 2 phần là: phần mạch thẳng là các
D-glucose kết hợp vs nhau bởi liên kết 1,4-alpha-glycosid, còn chỗ phân
nhánh thì theo dây nói 1,6
d. Tính chất của tinh bột
Tinh bột khô háo nước dễ hút ẩm
Không tan trong nước lạnh.
Phần amylose tan trong nước nóng
Phần amylopectin chỉ phồng lên tạo thành dung dịch keo
Với iod cho màu xanh tím đặc trưng


-

-

-

2.
-


-

-

Khi đun tinh bột với nước ở nhiệt độ cao, tinh bột bị cắt nhỏ hơn tạo thành
dextrin, nếu có mặt acid thì tạo thành các D-glucose
e. Sự phân bố và ứng dụng của tinh bột
Tinh bột tập trung trong
o Củ
o Hạt
o Quả
Tinh bột dưới tác dụng của các enzym sẽ chuyển hỏa thành đường đơn rồi
theo dịch tế bào đến các bộ phận
Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để điều chế glucose, ethanol, làm tá
dược, thuốc thử,..

Dược liệu có chứa tinh bột
a. Cát căn
Chế biến từ củ sắn dây
Tên khoa học là Pueraria thomsonii Fabaceae
Trong rễ các loài Pueraria đều có chứa tinh bột
Tỉ lệ tinh bột từ 12-15% ( tươi)
Ngoài ra còn có các chất flavonoid
Theo y học cổ truyền thì đây là vị thuốc chữa sốt, nhức đầu, khát nước, kiết
lỵ, ban đỏ
b. Sen
Các bộ phận của cây sen
Tên khoa học: Nelumbo nucifera Nelumbonaceae
Thành phần hóa học chính là tinh bột
Hạt làm thuốc bổ tỳ, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, tiểu lỏng.

c. Hoài sơn
Thân và rễ đã chế biến của củ mài
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Dioscoreaceae
Thành phần chủ yếu là tinh bột và chất nhầy
Dùng làm thuốc bổ tỳ, bổ thận, lỵ mạn tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ
hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng
d. Mạch nha
Là hạt mầm phơi khô của cây đại mạch
Tên khoa học: Hordeum vulgare poaceae
Thành phần: chính là tinh bột, ngoài ra còn có protein, lipid, vitamin,
khoáng, enzym


-

-

-

-

Giúp tiêu hóa, ăn uống kém tiêu, thuốc lợi sữa, trẻ em đau bụng đi ngoài, lỵ,
viêm ruột
e. Ý dĩ
Là hạt của cây ý dĩ
Thành phần: ngoài tinh bột là thành phần cơ bản còn có 2 chất có hoạt tính
chống ung thư là coixenolid và α-monolinolein
Tác dụng: giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm
ruột, lỵ, thông tiểu,…
f. Trạch tả

Là thân rễ gọt vỏ phơi khô của cây trạch tả
Tinh bột và chất nhầy
Thuổ bổ tỳ bổ thận, lỵ mạn tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi trộm,
chóng mặt hoa mắt, đau lưng


Câu 5-6:
Trình bày khái niệm, ctct, phản ứng định tính của glycosid tim
Trình bày về các dược liệu chứa glycosid tim
Lá trúc đào
Hạt thông thiên
Sừng dê hoa vàng
Dương địa hoàng
1.
-

Về Glycosid tim
a. Khái niệm
Là những glycosid steriod thiên nhiên có tác dụng đặc biệt lên tim
ở liều điều trị có tác dụng cường tim, chậm và điều hòa nhịp tim
ở liều cao gây độc với tim, làm ngừng tim ở thì tâm trương
b. cấu tạo

Gồm 2 phần là
-

2.

Phần khung steroid (3 vòng 6 1 vòng 5)
Phần đường

c. Các phản ứng định tính
Phản ứng Bouchardart-Lieberman
Dịch chiết có glycosid tim trong cồn + anhydri dacetic + vài giọt H2SO4->
xuất hiện vòng tím đỏ rồi chuyển xanh lá ở giữa mặt phân cách 2 lớp chất
lỏng
Phản ứng Baljet cho màu đỏ cam
Phản ứn Legal: cho màu đỏ
Phản ứng Xanhthydrol cho màu đỏ
Phản ứng Keller- Kiliani cho vòng tím đỏ hoặc xanh nâu giữa 2 mặt phân
cách
Các dược liệu chứa glycosid tim

*Lá trúc đào:
-

17 loại glycosid tim là thành phần chính (0.5% trọgn lượng lá), đáng chú ý
là Ocleandrin, deacetyloleandrin, neriatin, adynerin


-

Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài kỳ tâm trương, tác dụng rất nhanh,
thông tiểu, tiêu phù

*Hạt thông thiên
-

Thevetin cường tim, kích thích cơ trơn bàng quang và ruột, thông tiểu

*Sừng dê hoa vàng ( hạt)

-

9-16% là glycosid tim trong đó divacosid chiếm 1%, hỗn họp 3 chất mà chủ
yếu là divacosid gọi là D. strophanthin làm thuốc chữa suy tim cấp và mãn

*Dương địa hoàng
-

Dương địa hoàng lông hoặc dương địa hoàng tía
Digitoxin, gitoxin và gitaloxin


1.
-

-

-

2.

Câu 7-8-9:
Trình bày khái niệm, tính chất, tác dụng chung của saponin
Kể tên các dược liệu chứa saponin
Kể tên, tên khoa học, thành phần hóa học, tác dụng của 2 dược liệu có
tác dụng
o Chữa ho
o Thông tiểu
o Bổ dưỡng
Saponin

a. Khái niệm
Là những hợp chất hữu cơ thiên nhiên, thường tồn tại dưới dạng glycosid.
Khi lắc mạng dịch chiết dược liệu trong nước cho nhiều bọt như xà phòng
bền sau 15’
Kết hợp với cholesterol tạo thành phức ít tan trong nước
Có tác dụng phá huyết
Có 2 loại saponin
o Saponin triterpenic và saponn steroid
b. Tính chất
Tan trong
o Nước nóng, sôi
o Cồn methylic nóng, sôi
o Ethylic nóng, sôi
o Khi nguội tạo kết tủa
Không tan trong cloroform, aceton, ether ethylic, ether dầu hỏa, benzen
Acid nitric hòa tan saponin và phân tích chúng thành nhựa màu vàng nhạt
Acid muxic, oxalic, sulfuric hòa tan saponin thành chất có màu vàng, chuyển
sang đỏ rồi sang xanh tím
Tác dụng với baryt cho hợp chất kết tủa, sau đó + acid sulfuric thì saponin
lại được phục hồi
Làm giảm sức căng mặt ngoài -> có nhiều bọt
Tác dụng nhũ hóa mạnh -> giải thích tính chất hòa tan máu và tác dụng lên
sự thấm tế bào
c. Tác dụng và công dụng
Long đờm chữa ho: viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn
Thông tiểu: rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn
Bổ dưỡng: nhân sâm, tam thất
Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus, chống ung thư
Dược liệu chứa Saponin
a. Thuốc chữa ho



*Cam thảo
-

Rễ cây cam thảo: Glycyrhiza glabra Fabaceae
Thành phần hóa học: glycyrhizin là 1 saponin thuộc nhóm olean, hàm lược
10- 14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận dưới đất, rất ngọt
Tác dụng: chữa ho, loét dạ dày và ruột

*Cát cánh
-

Rễ cây cát cánh: Plantycodon grandiforum Campanulaceae
Thành phần hóa học: hoạt chất chính là các saponin triterpenoid
Tác dụng: phá huyết mạnh, long đờm, tiêu đờm, hạ cholesterol máu, hạ
đường huyết, dịu thần kinh, giảm sốt
b. Thuốc thông tiểu

*Viễn chí
-

Rễ cây viễn chí: Polygala sibirica Polygalaceae
Thành phần hóa học: Presenegin thuộc loại saponin triterpenoid nhóm olean
Tác dụng: kích thích bài tiết niêm dịch ở khí quản, chữa ho, long đờm, kích
thích bài tiết nước bọt, bài tiết các tuyến ở da và thông tiểu, tiêu viêm, an
thần, nâng cao trí lực

*Bồ kết
-


Quả cây bồ kết: Glenditschia fera Casesalpiniaceae
Thành phần hóa học: saponin gồm boketosid và australoid và một số
flavonoid
Tác dụng: chữa bí tiểu, sâu răng, ho, tiêu đờm, quai bị, chốc đầu, lỵ
c. Thuốc bổ dưỡng

*Nhân sâm
-

Là rễ củ của cây nhân sâm: Panax ginseng Araliaceae
Thành phần hóa học: saponin triterpenoid tetrecylic
Tác dụng dược lực: kháng histamin, cholin, giảm cholesterol, chống stress,
tăng khả năng nhận biết và ghi nhớ
Công dụng: bồi bổ khi suy nhược, sau ốm nặng, làm việc quá sức, liệt
dương, lãnh dục, chống lão hóa, stress, chữa xơ vữa động mạch

*Tam thất


-

Rễ củ của cây tam thất: Panax notoginseng Araliaceae
Thành phần chính của tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran
Tác dụng: làm mất sự ứ huyết, cầm máu, giảm viêm, giảm đau, bồi bổ


Câu 10-11-12:
Trình bày khái niệm, ctct, tác dụng chung, phản ứng định tính
flavonoid

Trình bày tên khoa học, tác dụng, thành phần hó học của 2 dược liệu có
tác dụng
Kháng khuẩn
Vững bền thành mạch
Lợi tiểu
Flavonoid
a. Khái niệm
- Phần lớn những sắc tố màu vàng trong thực vật đều là dẫn xuất của
flavonoid
- 1 số chất màu xanh, đỏ, tím và một số không màu khác cũng thuộc nhóm
flavonoid
- Cấu tạo theo kiểu C6- C3: khung cơ bản gồm vòng benzen A và B nối
với một mạch 3C
- Trong đa số trường hợp thì mạch 3C đóng vòng với vòng benzen A tạo
thành dị vòng có oxy C
b. Công thức cấu tạo
o
o
o

1.

Các phản ứng định tính
Flavonoid phản ứng với cyanidin cho màu hồng
Tác dụng với kiềm cho mầu vàng đậm hơn
Nhỏ dung dịch SbCl5 trong CCl4 vào dung dịch có flavonoid cho màu
vàng cam
d. Tác dụng chung
Có khả năng dập tắt các gốc tự do, chống oxy hóa
c.


-

-


Ngăn ngừa các nguy cơ tai biến mạch, lão hóa, xơ vữa động mạch, tổn
thương do bức xạ, thoái hóa gan. chống độc, chống loét, chống viêm,
Dược liệu chứa flavonoid
a. Vững bền thành mạch
-

2.

*Diếp cá
Toàn cây dùng tươi
Thành phần hóa học
o Flavonoid: quercitrin, isoquercitrin
o Tinh dầu
Tác dụng: làm bền mao mạch, kháng virus, kháng viêm, thông tiểu
-

-

*Actisô
-

-

Lá cây actisô: Cynara scolymus Asteraceae

Thành phần hóa học:
o Cynarin
o Flavonoid: luteolin, cynarosid
o Chất nhầy, pectin
Tác dụng: tăng tiết mật, phục hồi tế bào gan, tăng chức năng chống độc của
gan, phòng ngữa xơ vữa động mạch, hạ cholesterol, thông tiểu
b. Kháng khuẩn

*Hoàng cầm
-

Rễ cây hoàng cầm
Thành phần hóa học: baicalin, baicalein, scutellrein, scurtellarin
Tác dụng: hạ nhiệt, kháng khuẩn, giảm triệu chứng của cao huyết áp, an thần

*Tô mộc
-

Gỗ phơi khô của cây gỗ vang
Thành phần hóa học: brazilin thuộc neoflavonoid
Tác dụng: kháng khuẩn, cải thiện tuần hoàn máu làm tạn sự ứ huyết, giảm
viêm, giảm đau


1.
-

Câu 13-14-15-16
Trình bày về anthranoid
Khái niệm

Ctct
Tác dụng
Trình bày tên khoa học, thành phần hóa học, tác dụng của
Thảo quyết minh
Cốt khí củ
Lô hội
Đại hoàng
Hà thủ ô đỏ
Ba kích
Anthranoid
a. Khái niệm
Là những sắc tố thuộc nhóm hydroxyquinon có trong nấm, địa y, thực vật
thượng đẳng, đôi khi có trong động vật
Tồn tại dưới 2 dạng là
o Glycosid: anthraglycosid hay anthracenoid, thủy phân cho agycol và
đường
o Tự do
b. Công thức cấu tạo chung

Tác dụng
Tăng nhu động ruột
Thông mật
Kháng nấm
Dược liệu
a. Thảo quyết minh
Hạt phơi khô của cây thảo quyết minh họ vang
Thành phần hóa học: chứa nhiều anthranoid như chrysophanol, rheum,
emodin
Tác dụng: chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, quáng gà, nhức đầu, giải biệt bổ thận
c.


2.
-


Cốt khí củ
Rễ phơi khô của cây cốt khí củ, họ rau răm
Thành phần hóa học: chứa các dẫn chất của anthranoid hàm lượng 0.1- 0.5%
(chrysophanon, emodn, physcion,…)
Tác dụng: nhuận tẩy, hạ đường huyết và cholesterol, kháng khuẩn, chữa
viêm gan, vàng da, tê thấp đau nhức gân xương
c. Lô hội
Dịch lá cô đặc của cây lô hội
Thành phàn hóa học: aloe emodin, barbaloin 15-30%
Tác dụng: bổ tiêu hóa, lợi mật ( liều nhỏ); nhuận (liều trung bình); xổ (liều
cao)
d. Đại hoàng
Rễ cây đại hoàng, họ rau răm
Thành phần hóa học: 3-5% anthranoid: chrysophanon, emodin, rhein,
physcion,…
Tác dụng: giảm tái hấp thu nước= cách tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột
o Liều nhỏ là thuốc bổ giúp tiêu bóa: 0.05-0.1g
o Liều vừa 0.1-0.15g là thuốc nhuận
o Cao là thuốc xổ
o Dùng lâu lại gây táo bón, không được dùng tươi
e. Hà thủ ô đỏ
Rễ củ phơi khô của hà thủ ô đỏ, họ rau răm
Thành phần hóa học: chrysophanon, emodin, physcion
Tác dụng: bổ gan, máu, dùng cho người râu tóc bạc sớm, lứng đau gối mỏi,
di tinh, đại tiện ra máu

f. Ba kích
Rễ cây ba kích, họ cà phê
Thành phần hóa học: dẫn chất anthranoid
Tác dụng: tăng nhu động ruột, giảm huyết áp, bổ dương, chức phân sinh dục
yếu, bổ gân cốt và trí não, chữa cao huyết áp
b.

-

-

-

-

-


1.
2.
-

-

3.
-

-

Câu 17:

Trình bày định nghĩa, tính chất chung, tác dụng của tanin
Định nghĩa
Là những polyphenol có trong thực vật
Vị chát
Dương tính với “thí nghiệm thuộc da”
Định lượng dựa vào mức độ hấp thụ trên bột da sống chuẩn
Tính chất chung
Cho kết tủa hoặc màu đặc biệt với các thuốc thử sau:
o Acseniat natri, asetungstat natri, molipdat natri
o Acetat kẽm, acetat Cu
o Clo feric
o Sulfat Fe
o …
Phân biệt tanin pyrogallic với tanin catechin bằng phản ứng Stiasny:
o 50ml tanin (0.4%) đung với 10ml Formol và 5ml HCl
 Tanin pyrogallic không kết tủa
 Tamin catechin cho một hợp chất kết tủa, không tan
Tác dụng
Có tính kháng khuẩn nên có vai trò bảo vệ cho cây
Tanin + protein => màng trên niêm mạc nên có tác dụng làm thuốc săn da
Kháng khuẩn nên dùng làm thuốc súc miệng hoặc chùng cho chỗ loét khi
nằm lâu
Chữa viêm ruột, tiêu chảy
Kết tủa với kim loại nặng và alcaloid nên dùng chữa ngộ độc tiêu hóa
Tác dụng đông máu nên dùng đắp vết thương để cầm máu, chữa trĩ, rõ hậu
môn


1.
-


-

Câu 18-19-20-21-22-23-24-25
Trình bày về alcaloid
Định nghĩa
Tính chất chung
Tính chất lý học, hóa học
Công dụng chung
Trình bày về 2 dược liệu chứa alcaloid có tác dụng
Chữa lỵ
An thần
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
Chữa giun sán
Chữa sốt rét
Tác dụng lên hệ tim mạch
Alcaloid
a. Định nghĩa
Là hchc
Có nitơ
Đa số dị vòng
Kiềm yếu
Phần lớn trong thực vật, đôi khi có trong động vật
Dược tính mạnh
Tác dụng với thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid
Có một số ngoại lệ
o Nicotin kiềm mạnh
o Arecaidin trong hạt cau có tính acid yếu
b. Lý tính
Các alcaloid có oxy thường ở thể rắn trong đk bthg,ngoại trừ arecolin,

pilocarpidin thể lỏng
Các alcaloid không oxy thường ở thể lỏng trong đk bthg trừ vài th ở thể rắn
Các alcaloid base không tan trong nước mà tan trong dung môi hữu cơ, muối
của chúng thì ngược lại, berberin nitrat không tan trong nước
Đa số k mùi, có đắng, số ít vị cay
Đa số không màu, số ít màu vàng (berberin, palmatin)
c. Hóa tính
Kiềm yếu, tác dụng acid tạo muối tương ứng
Muối của chúng vs acid hữu cơ thiên nhiên gặp ammoniac thì về alcaloid
dưới dạng base
Tác dụng với tt mayer = tủa trắng
Bouchardat= nâu


-

Dragendorff = đỏ gạch
Acid picric = tủa vàng
d. Công dụng chung
ức chế thần kinh TƯ: morphin, codein, scopolamon, reserpin
kích thích thần kinh TƯ: cafein, lobelin, strychnin
đối với thần kinh giao cảm
o kích thích: ephedrin, hordenin
o liệt giao cảm: yohimbin
o kích thích phó giao cảm: pilocarpin, eserin
o liệt phó giao cảm: hyocyamin, atropin


-


-

2.

gây tê tại chỗ: cocain
huyết áp
o tăng: hydrastin
o giảm: veratrum
o tim: ajmalin, quinidin chữa loại nhịp tim
diệt kst
o sán: arecolin
o sốn rét: emetin
o a míp: conexin
Dược liệu chứa alcaloid
a. Chữa lỵ

*Hoàng liên
-

Thân, rễ cây hoàng liên: Coptis sp Ranunculaceae
Thành phần hóa học: 5-8% alcaloid ( chủ yếu là Berberin)
Tác dụng: ức chế 1 số loại vi khuẩn nên dùng để điều trị các bệnh lỵ amip, lỵ
trực tràng, viêm dạ dầy và ruột, viêm tai giữa có mủ, đau mắt đỏ, nhiễm
khuẩn tụ cầu- liên cầu

*Hoàng đằng
-

Thân, rễ cây hoàng đằng: Fibraurea sp Menispermaceae
Thành phần hóa học: palmatin

Tác dụng: ức hế tụ cầu, liên cầu khuẩn nên dùng để chữa lỵ, tiêu chảy
b. Sốt rét

*Canhkina


-

Vỏ thân, cành, rễ cây canhkina: Cinchona sp. Ruiaceae
Thành phần hóa học: 4-12% alcaloid (~30 loại), quan trọng nhất là quinin
(mạnh hơn quinidin)
Tác dụng: diệt ký sinh trùng sốt rét, hạ sốt

*Vàng đắng
-

Thân rễ: Coscinium sp. Menispermaceae
Thành phần hóa học: berberin (1-3%), palmatin
Tác dụng: hạ nhiệt, chữa sốt rét, lỵ, ỉa chảy, đau mắt, chiết berberin
c. Giun sán

*Lựu
-

Vỏ rễ, thân, quả lựu: Punica granatum Punicaceae
Thành phần hóa học: 0.3-0.7% alcaloid, chủ yếu là pseudopelletierin và
isodopelletierin, tanin
Tác dụng: muối isodopelletierin có tác dụng tẩy sán nên dùng làm thuốc
chữa sán, ngâm để chữa đau răng, lỵ, bạch đới


*Cau
-

Hạt cau và vỏ cau: Areca catechu Arecaceae
Thành phần hóa học: arecolin ở dạng kết hợp với tanin
Tác dụng: chữa sán, phối hợp với hạt bí ngô. Vỏ chữa thủy thũng, tiểu tiện
khó
d. Tác dụng lên hệ thần kinh TƯ

*Thuốc phiện
-

Nhựa, quả, hạt, lá cây thuốc phiện: Papaver somniferum Papaveraceae
Thành phần hóa học: 20-30% alcaloid ( 40 loại)
Tác dụng: morphin tác dụng lên tktw nhát là vỏ não, ức chế trung tâm đau,
gây buồn ngủ, ức chế trung tâm ho ( kém hơn codein), giảm nhu động ruột,
giảm tiết dịch tiêu hóa

*Cà độc dược
-

Lá: Datura metel Solanaceae
Thành phần hóa học: scopolamin


-

Tác dụng: ức chế hệ thần kinh trung ương, thường dùng tỏng gây mê, chữa
động kinh, co giật trong parkinson. Chữa ho, hen xuyễn, giảm đau do viêm
loét dạ dày tá tràng, đau quặn ruột và các cơn đau thắt khác, chống say nóng,

buồn nôn khi đi tàu xe
e. Tác dụng lên hệ tim mạch

*Cựa khỏa mạch
-

Là hạch của cây nấm sống ký sinh trên lúa mạch đen ( nấm cựa gà)
Thành phần hóa học: 30 loại alcaloid, quan trọng nhất là ergin, ergobasin,
ecgotamin, ecgosin
Tác dụng
o Kích thích co thắt cơ trơn
o Co mạnh mạch nên dùng để cầm máu, giảm viêm, tăng huyết áp và ổn
định nhịp tim

*Ba gạc
-

Rễ cây bà gạc: Rauwolfia sp. Apocynaceae
Thành phần hóa học: 50 loại alcaloid, quan trọng nhất là reserpin, ajmalin,
raubasin
Tác dụng: hạ huyết áp, ức chế tktw gây an thần
o Ajmalin làm mất nhịp tim không đều dùng trong bệnh ngoại tâm thu,
tim nhanh loạn nhịp
o Raubasin làm giảm sức cản ở các đm nhỏ nên tăng cường máu đến mô
f. Thuốc an thần

*Sen
-

Nelumbo nucifera Nelumbonaceae

Thành phần hóa học: nuciferin là alcaloid chính
Tác dụng: lá sen an thần, hạ huyết áp nhẹ, tăng cường ức chế tb tk vỏ não
cảm giác- vận động và thể lưới thân não, chữa mất ngủ

*Bình vôi
-

Củ cây bình vôi: Stephania sp. Menispermaceae
Thành phần hóa học: rotundin là alcaloid chính
Tác dụng: an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp.


-

Câu 26-27-28-29-30
Trình bày về tinh dầu
Định nghĩa
Tính chất
Tác dụng
Điều chế
Các nhóm dược liệu chứa tinh dầu
a. Định nghĩa:
Là một hỗn hợp của nhiều thành phần
Thường có mùi thơm
Không tan trong nước
Tan trong dung môi hữu cơ
Điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước
b. Tính chất
Dễ bay hơi theo hơi nước
Tan trong cồn, dung môi hữu cơ

Không màu hoặc màu vàng, đặc biệt màu xanh, nâu ( quế), đỏ ( thym)
Mùi thơm đặc biệt
Cay, hắc
Không để lại vết trên giấy lọc khi bay hơi hết
c. Tác dụng
Tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật
Kháng khuẩn, diệt khuẩn
Kích thích thần kinh trung ương
Diệt ký sinh trùng
d. Phân bố

Thường gặp trong các nhóm dược liệu:
-

Thuốc giải biểu chữa cảm mạo phong hàn, phong nhiệt: quế, kinh giới, tía
tô, hành, tế tân, phòng phong, mùi, bạc hà, cúc hoa
Thuốc ôn lý trừ hàn: thảo quả, đại hồi, tiểu hồi, riềng, đinh hương, sa nhân,
quế nhục
Thuốc khai khiếu: xạ hương, xương bồ, mai hoa băng phiến
Thuốc hành khí: mộc hương, chỉ xác, thanh bì, hương phụ, trần bì, hậu phác
Thuốc hành huyết, bổ huyết: xuyên khung, đương quy
Thuốc trừ thấp: độc hoạt, thiên niên kiện, hậu phác, thảo quả, sa nhân
e. Các phương pháp điều chế
Phương pháp cất kéo hơi nước
Phương pháp ép


-

Phương pháp ướp bằng dầu mỡ

Phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ


-

-

-

-

-

Câu 57
Trình bày nguyên tắc chung khi làm khô dược liệu
4 yếu tố ảnh hưởng đến việc làm khô
1. Nguyên tắc trong làm khô dược liệu
Thực hiện hết sức sớm sau khi thu hái tránh làm giảm phẩm chất và hình
thức của dược liệu
Cần làm sao cho nước xuất hiện từ từ ra bên ngoài, các tế bào thảo mộc chỉ
được mất nước 1 các từ từ, dịch tế bào phải được cô đặc ngay trong từng tế
bào
Độ ẩm của phía ngoài cũng phải được bốc hơi từ từ. nước bốc hơi đi bao
nhiêu phải được thay thế bằng nước ở các tế bào phía trong ra, nêu không
phía ngoài sẽ khô trước trở thành 1 vỏ cứng không cho nước phía trong bốc
đi nữa
2. Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến việc làm khô
a. Tính chất dược liệu
Tùy thuộc dược liệu là lá, hoa, vỏ, rễ và thời tian thu hái dược liệu,… mà
lượng và nhiệt độ không khí thổi vào phải thay đổi vì lượng nước chứa trong

dược liệu là khác nhau
b. Độ ẩm của không khí trong thời gian làm khô
Không khí trên mặt dược liêu không được ẩm quá cũng không được khô quá
Thường thì độ ẩm của không khí vào lò là khoảng 35%, ra khỏi lò là khoảng
65%
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động trực tiếp đến độ ẩm
Tốt nhất là 50oC, nếu thấp hơn thì phải nâng từ từ
d. Tốc độ gió
Khi đã có các yếu tố trên thì ta có thể tính được lượng không khí cần thổi
vào 1 lượng dược liệu nhất định


×