Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.22 KB, 73 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN
CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG DẠY
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954
A/ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông
chuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ mục tiêu của trường chuyên là “…
phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học
tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo
giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước,
tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa
học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước” (Điều 2. Chương I. Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường
trung học phổ thông chuyên, Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TTBGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Có thể nói đây là công việc thường xuyên và cũng là sứ mệnh khó khăn,
cao cả của các trường THPT Chuyên. Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, các thầy
cô luôn tìm mọi cách để hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh giỏi trau dồi
thêm kiến thức để các em đạt kết quả cao nhất. Mỗi thầy cô giáo có một
phương pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh,
nhưng dù theo cách làm nào, hai việc mà các giáo viên chuyên phải làm là:
cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, chuyên sâu, đồng thời hướng
dẫn các em phương pháp ôn tập hiệu quả.
Là giáo viên dạy chuyên thường xuyên được tham gia Hội thảo khoa
học các trường THPT Chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ, tôi
thấy đây là một hoạt động bổ ích, như một diễn dàn để giáo viên các trường
chuyên trong khu vực gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhất là
trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Các chuyên đề của Hội
thảo qua các năm giúp các giáo viên dạy chuyên có một nguồn tài liệu tham
khảo quý, vô cùng phong phú trên cả hai phương diện: nội dung kiến thức và
phương pháp giảng dạy khi ôn luyện cho học sinh giỏi Quốc gia. Theo yêu cầu
của Hội thảo năm học 2015, nhóm giáo viên chúng tôi đã tập hợp tài liệu của tổ


chuyên môn, trình bày chuyên đề: Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn
luyện cho HSG Quốc gia khi giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945-1954 nhằm chia sẻ cho giáo viên và học sinh bộ môn lịch sử nói chung và


đặc biệt là giáo viên dạy đội tuyển và học sinh dự thi HSG Quốc gia môn lịch
sử nói riêng những vấn đề cơ bản về nội dung lịch sử quan trọng này.
Trong chương trình lịch sử Việt Nam thời kì hiện đại ở trường trung học
phổ thông, giai đoạn 1945-1954 là một chương rất trọng tâm và cơ bản đối với
chương trình lịch sử VN ở lớp 12. Chương học này bao gồm nhiều sự kiện,
nhiều vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, phần lớn các đề thi chọn Học sinh
giỏi, thi Tốt nghiệp THPT, thi Đại học đều đề cập đến. Nếu không nắm chắc
được giai đoạn Lịch sử này, học sinh sẽ khó có thể đạt được kết quả cao nhất
trong các kỳ thi.
Chuyên đề gồm 2 phần:
Phần I: Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu giai đoạn lịch sử Việt Nam
1945-1954 giáo viên cần cung cấp cho học sinh
Phần II: Phương pháp ôn tập
1. Hướng dẫn phương pháp ôn tập và cách làm bài thi
2. Phân loại đề thi và phương pháp giải đề
3. Thiết lập hệ thống câu hỏi gắn với chuyên đề
Chúng tôi rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp để
chuyên đề được hoàn thiện hơn và có tác dụng tích cực với giáo viên, HSGQG
môn Lịch sử khối Trung học phổ thông chuyên.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần I: Các vấn đề cơ bản và chuyên sâu giáo viên cần cung cấp cho học
sinh khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945-1954:
Chuyên đề hội thảo đưa ra là : “Lựa chọn các vấn đề trong giảng dạy
cho học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945-1954” tức là yêu
cầu giáo viên đưa ra các vấn đề giảng dạy mang tính chuyên sâu. Tuy nhiên,

kinh nghiệm giảng dạy và ôn tập cho học sinh của tổ chuyên môn chúng tôi là :
trước hết, giáo viên nhất thiết phải cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản
trong sách giáo khoa. Đó chính là nền tảng, là vốn quan trọng nhất giúp học sinh
tìm hiểu kiến thức các chuyên đề theo hướng tổng hợp, khái quát. Vì thế, tôi
thường nói với học sinh: trước khi nghĩ đến những điều cao siêu, lập luận logic
thì phải có kiến thức cơ bản.
Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945-1954, có những vấn đề cơ bản
sau đây giáo viên cần cung cấp cho học sinh:
A. Từ 2/9/1945 đến 19/12/1946: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân


I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám và những chủ trương,
biện pháp của Đảng, Nhà nước ta nhằm bảo vệ chính quyền, giữ gìn nền
độc lập dân tộc.
1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau CMT8 có những thuận lợi, khó khăn gì?
a. Tình hình thế giới có tác động đến Việt Nam.
b. Tình hình Việt Nam.
Thuận lợi.
Khó khăn.
2. Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng và bảo vệ
chính quyền giữ gìn độc lập dân tộc. Kết quả và ý nghĩa.
a. Giải quyết những khó khăn về đối nội.
Kinh tế
Tài chính
Văn hoá- Xã hội.
Chính quyền.
b. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ cách mạng.
*Chủ trương chung (HNTQ -T8/45):
*Từ 2/9/45- trước 6/3/46: hoà Tưởng, đánh Pháp.

+ Hoà với Tưởng:
- Chủ trương:
- Nguyên tắc:
- Biện pháp:
+ Chống Pháp ở Nam Bộ
* Từ 6/3/46- trước 19/12/46: Hoà Pháp đuổi Tưởng.
+ Hoàn cảnh
+ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)


+ Tạm ước Việt- Pháp 14/9/1946
II. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đường lối kháng chiến của Đảng
1. Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc (hay vì sao Đảng ta
phát động toàn quốc kháng chiến?)
2. Đường lối kháng chiến của Đảng.
a. Các văn kiện thể hiện đường lối kháng chiến.
b. Nội dung của các văn kiện.
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch (19/12/46)
- Hoàn cảnh ra đời (hoàn cảnh bùng nổ toàn quốc kháng chiến)
- Nội dung:
- Ý nghĩa:
*Bản chỉ thị " Toàn dân kháng chiến" của BTVTWĐ (22/12/46)
*Tác phẩm " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của TBT Trường Chinh.
c. Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng.
* Kháng chiến toàn dân:
* Kháng chiến toàn diện:
* Kháng chiến lâu dài:
* Tự lực cánh sinh:
*Tranh thủ sự đồng tỉnh ủng hộ của bạn bè quốc tế
B. Từ 1945- 1954, cách mạng Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ:

Kháng chiến và Kiến quốc
I. Từ ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ đến chiến thắng Việt Bắc
thu đông 1947.
1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị
a. Hoàn cảnh
b. Diễn biến


c. Kết quả, ý nghĩa
2. Chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
3. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
a. Hoàn cảnh.
b. Diễn biến
c. Kết quả, ý nghĩa
II. Giai đoạn 1948-1950: phát triển chiến tranh du kích, tích cực vươn
lên giành thế chủ động trên chiến trường.
1. Âm mưu và thủ đoạn của địch sau thất bại ở Việt Bắc.
2. Chủ trương và biện pháp của ta trong những năm 1948- đầu 1950.
a. Phát triển chiến tranh du kích vùng sau lưng địch.
b. Tích cực xây dựng, phát triển hậu phương về mọi mặt.
3. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
a. Hoàn cảnh
b. Chủ trương của Đảng.
c. Diễn biến.
d. Kết quả, ý nghĩa.
III. Từ sau chiến thắng biên giới thu đông 1950 đến trước thu đông
1953: giữ vững và phát huy thế chủ động trên chiến trường.
1. Âm mưu và thủ đoạn của Pháp và can thiệp Mỹ sau thất bại Biên giới.
2. Quân ta giữ vững và phát huy thế chủ động trên chiến trường.
Chủ trương

a. Từ cuối 1950 đến đầu 1951: Ta liên tiếp mở 3 chiến dịch đánh vào phòng
tuyến của địch ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
b. Chiến dịch phản kích Hoà Bình (T11/1951- T2/1952)
c. Từ thu đông 1952 đến trước thu đông 1953.


Chiến dịch Tây Bắc (T10-T12/1952)
Chiến dịch Thượng Lào (T4-T5/1953)
3. Củng cố và phát triển hậu phương về mọi mặt.
a. Đại hội toàn quốc lần II của Đảng (T2/1951)
- Hoàn cảnh:
- Nội dung:
- Ý nghĩa:
b. Chính trị
c. Kinh tế
d. Văn hoá- giáo dục- y tế
IV. Từ thu đông 1953-1954: ta phản công giành thắng lợi quyết định
1. Kế hoạch Nava.
a. Hoàn cảnh
b. Nội dung kế hoạch Nava
2. Chủ trương của Đảng.
3. Các cuộc tiến công của ta
4. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
a. Âm mưu của địch ở Điện Biên Phủ
b. Chủ trương của Đảng.
c. Diễn biến.
Đợt 1(13/3-17/3/1954)
Đợt 2 (20/3-26/4/1954)
Đợt 3 (1/5-7/5/1954)
d. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên

Phủ


V. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và
can thiệp Mỹ (1946-1954). Hội nghị Giơnevơ 1954. Mối quan hệ giữa Điện
Biên Phủ với hiệp định Giơnevơ.
1. Lý luận về đấu tranh ngoại giao
2. Hội nghị Giơnevơ.
a. Tác động của tình hình thế giới đối với hội nghị
b. Hoàn cảnh triệu tập hội nghị
c. Diễn biến và kết quả hội nghị
3. Ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ
4. Mối quan hệ giữa hiệp định Giơnevơ và chiến thắng Điện Biên Phủ.
VI. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược
1. Nguyên nhân thắng lợi.
2. Ý nghĩa
- Đối với dân tộc:
- Đối với quốc tế:
VII. Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp
1. Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh.
2. Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp
a. Chính trị (đảng, chính quyền, mặt trận)
Đối nội
Đối ngoại
b. Kinh tế
c. Văn hoá-giáo dục
d. Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp
---------------------------------------------------------------



Phần II: PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
A/ Hướng dẫn kỹ năng ôn tập và cách làm bài thi môn Lịch sử
I.
Hướng dẫn kỹ năng ôn tập
Có kế hoạch:
Xem xét điều gì nên làm truớc, điều gì nên làm sau, sắp xếp có thứ tự
sẽ giúp bạn tiết kiệm thời giờ và hiệu quả. Bạn hãy xác định lại mục
tiêu của mình: Bạn quyết tâm đạt giải mấy? Số điểm dự kiến là bao
nhiêu?
Sau đó bạn hãy chủ động lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới
mục tiêu đó. Bạn sẽ không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi
việc, nhưng luôn có thể làm xong những việc quan trọng nhất. Vì vậy,
mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cà mọi việc, ôn hết tất cả các
nội dung mà hãy lập ra một thời khóa biếu cho toàn bộ nội dung chương
trinh và kế hoạch ôn từng ngày.
2. Đúng phương pháp:
Nắm vững các kiến thức cơ bản:
 Ghi ra cuốn sổ tay những điều mới biết, những đánh giá hay về
một vấn đề hay sự kiện lịch sử nào đó
 Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
 Tìm ra những vấn đề trọng tâm và hệ thống những câu hỏi liên
quan đến vấn đề
Tìm ra cách học sử, nhớ sử một cách tốt nhất:
 Nhớ theo những sự kiện đáng nhớ của bản thân: ngày mình vào
lớp 10, ngày mình được mua cái xe đạp… Cố gắng tìm cách
gắn sự kiện của bản thân với một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ.
 Nhớ 1 được 2: Ngày 27/1/73 ký hiệp định Pari đảo lại:
21/7/1954 ký hiệp định Giơnevo; ngày 2/9 đọc bản tuyên ngôn
độc lập đảo lại: 9/2: cuộc khởi nghĩa Yên Bái

 Xem phim tư liệu: Hăy xem những cuốn phim tài liệu về Chiến
tranh ở Việt Nam, về chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử... và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác.
Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động. Những
thước phim sống động sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một
cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm
thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách.Tương tự với “giáo
trình” hấp dẫn ấy, bạn có thể học sử qua tranh ảnh...nêu có điều
kiện bạn hãy tới tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
1.

-

-

-

-


để khác sâu hơn các kiến thức mình đã học trên lớp.
 Hệ thống lại kiến thức trong đầu trước khi đi ngủ và buổi sáng
sớm trước khi làm các thủ tục vệ sinh cá nhân. Bạn hãy dành ít
nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khôi kiến thức đã
thu lượm được trong ngày. Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự
kiện, như hôm nay minh học chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch
ấy bắt đầu ngày 16 tháng 9; mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê...
Kết thúc chiến dịch ta tiêu diệt và bắt sống trên 11.500 tên, thu
trên 3000 tấn vũ khí, giải phóng thêm 4000km 2 đất đai và 35 vạn
dân... Chỉ với ít phút đó bạn có thể khác sâu kiến thức thêm một

lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức
của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm
kia, rồi ngày hôm kìa... Học sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi
và trải nghiệm với những phương pháp mới, bạn sẽ thấy say mê
hơn với môn sử.
- Ôn tập từ khái quát chi tiết:
 Chủ đềgiai đoạn chương Bài; hoặc có thể ôn tập theo các
vấn đề: Các hội nghị, các hiệp định, các tổ chức, các nhân vật….
 Dù ôn theo cách nào thì bạn hãy luôn tự đặt ra câu hỏi: trong giai
đoạn này, trong vấn đề này: sự kiện nào nổi bật? Gắn liền với
nhân vật lịch sử nào? Đánh dấu bước phát triển hay thụt lùi?
Thành công hay thất bại? So sánh với giai đoạn trước và gia đoạn
sau nó? Rút ra nguyên nhân thành công hay thất bại? Bài học
kinh nghiệm?
- Văn ôn- võ luyện:
 Thường xuyên tự kiểm tra bằng cách trình bày ra giấy (không sử
dụng tài liệu). Sau đó so sánh lại để biết mình thiếu ý gì (Nghe thì
mau quên, nhìn thì dễ nhớ nhưng nghịch sẽ thấu hiểu…)
 Không học tủ: dù những câu hỏi đã ra năm trước, năm sau sẽ
không lặp lại nhưng nội dung vẫn có thể được hỏi ở góc độ khác.
3. Loại bỏ áp lực, tránh thông tin nhiễu: Cận kề ngày thi tâm lý
của các sĩ tử rối như tơ vò. Việc ôn thi câng thẳng, áp lực đậu - rớt làm
nhiều bạn lúng lúng và mất phương hướng. Trong thời gian này, các
bạn đừng tự gây thêm áp lực với việc "đậu hay rớt” cũng như đừng
quan tâm đến tỉ lệ chọi, nghe ai nói rằng có vấn đề “lộ đề thi” hoặc nghe
nói hội đồng thi đó gác thi khó... Các bạn hãy xem những thông tin đó
như một kênh tông tin để tham khảo chứ đừng bận tâm, lo lắng mà hãy


tập trung ôn luyện thi tốt. Luôn tạo cho mình một tâm lý thoải mái (vì

bạn đã có đủ cố gắng) là bạn đã chiến thắng 50% trong ki thi này rồi.
4. Tự khích lệ bản thân: Bạn cần phải xác định mục tiêu cho bản
thân là “ học hết mình, thi hết sức” chứ đừng mang tư tưởng thi là phải
đỗ, đừng bao giờ nghĩ đến sức ép của gia đình và tạo ra sức ép cho bản
thân, không quá quan tâm đến những gì người khác đánh giá về mình.
Có như vậy, bạn mới tạo ra cho bản thân một tâm lý thoải mái trước khi
kỳ thi chính thức. Nếu bạn “bỏ lỡ” một ngày, làm nhiều việc mà không
có kết quả, bạn cũng đừng dừng lại. Hãy tha thứ cho bản thân và bắt
đầu tiếp tục tiến bước với ngày hôm nay. Tạo được tâm lý ổn định trước
kỳ thi là điều quan trọng nhất giúp bạn yên tâm ôn luyện và là sức mạnh
hỗ trợ cho bạn khi làm bài.
5. Nghiên cứu kỹ đề thi của những năm trước: Việc làm này không
phải nhằm mục tiêu học tủ. Điều các bạn cần quan tâm là học có trọng
tâm, học những yêu cầu chính của chương trình, của chuẩn kiến thức.
Nghiên cứ kỹ đề thi của những năm trước để giúp các bạn: một lần nữa
ôn luyện lại, thứ hai là giúp các bạn xem đáp án để biết cách làm bài,
biết mình làm được đề này được bao nhiêu điểm để từ đó khích lệ bản
thân, biết mình còn yếu chỗ nào để bù đắp kiến thức. Đồng thời việc
làm này cũng giúp các bạn làm quen với các dạng đề khác nhau để
không cảm thấy bỡ ngỡ khi gặp những câu hỏi khó trong đề thi.
6. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi:
 Không học ngay sau bữa ăn
 Tránh học liên tục 3-4h liền
 Sau 45 phút học nhất thiết phải đứng dậy vận động một chút
 Ngủ đủ, ngủ nhiều nhất về đêm, ngủ trưa khoảng 15 phút
 Ăn nhiều hơn và không được bỏ bữa nào.
7. Chống tình trạng bão hòa và Stress: Stress là tinh trạng phổ biến
của đông đảo thí sinh. Để tránh tình trạng này cần phải ngủ đủ giấc.
Tuy ngủ ít nhưng phải sâu. Tốt nhất là thư giãn trước khi ngủ. Tuyệt đối
không được sử dụng thuốc an thần, tránh mệt mắt bằng cách không đọc quá

chăm chú, thỉnh thoảng cho mắt nghỉ vài phút và ánh sáng đèn vừa
phải, đừng sáng quá. Gần ngày thi đa số học sinh không thể học được
nữa vì đã “bão hòa”. Để vừa yên tâm và tiếp tục hệ thống hóa, các bạn
nên đọc lại tất cả kiến thức. Lưu ý đọc lướt và chỉ xem kỹ trọng tâm.
B/ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI:
1. Nguyên tắc khi làm bài:


 Tập trung vào đề bài
 Đọc lướt 1 lần
 Đọc kĩ và phân tích đề, gạch chân dưới những từ khóa của đề:
Ví dụ: Tại sao nói, phong trào Đồng Khởi chuyển cách mạng
Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
 Xác định thời gian: 1960
 Xác định không gian: Miền Nam
 Xác định trọng tâm: Phong trào Đồng Khởi nhưng tập
trung vào phần kết quả, ý nghĩa.
 Viết sơ lược đề cương để không bỏ sót, không thiếu ý: Trong quá
trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật được
tính khái quát của vấn đề. Đó là các bạn cần phân tích đề bài, đề
hỏi điều gì thì trả lời cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược
trước khi bắt tay vào viết để tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc.
Cách này sẽ giúp cho bạn không bị mất ý lớn, không bỏ sót điều
quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất những chi tiết nhỏ (mất điểm
ít thôi). Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không
phải là làm văn (lập mở bài, thân bài, kết luận). Nháp được nội
dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết
nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch sử không cần quá
chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn mà phải nhằm vào thân
bài, vào nội dung, ăn điểm là nằm ở phần này. Lỗi thường gặp của

các bạn khi làm bài là: Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài. Câu
hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Điều này là không cần
thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm mà cách này sẽ hao tốn
rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận lợi” thi các
bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc
hỏi nội dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Giơnevơ,
Hiệp định Paris... chẳng hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền
dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày toàn bộ hiệp định. Đây
là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo
ý mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy
không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự trừ điểm của mình vào chỗ
khác.
 Dễ làm trước, khó làm sau
 Phân bố thời gian hợp lý:Ví dụ đề thi 180 phút
 30 phút xác định đề, viết đề cương sơ lược, đọc lại bài thi


 150 phút/10 điểm: vậy mỗi điểm 15 phút
 Tuân thủ nguyên tắc bộ môn khi làm bài: Lịch sử là một môn học
thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây là môn học rất quan trọng
nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết về lịch sử dân tộc và các
nước trên thế giới, hình thành nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn.
Quả thật không có môn học nào có ưu thế hơn môn Lịch sử về giáo dục
nhân cách cho con người. Tuy nhiên, để làm chủ và nắm vững tri thức
Lịch sử không dễ. Khoa học Lịch sử có những đặc điểm sau đây:
 Tính chính xác tuyệt đối. Bài làm sử không thể viết chung chung
mà phải có sự kiện, năm tháng, nhận định cụ thể, rõ ràng chính
xác. Trong lịch sử phải, trái, chính, tà là rõ ràng. Viết sai sự kiện,
năm tháng, nhận định là không được.
 Lịch sử thế giới và trong nước phát triển từ thấp tới cao theo quy

luật tiến hoá của lịch sử loài người. Khi học tập cần tuân thủ qui
luật nhận thức, phương pháp luận khoa học Lịch sử.
 Phải bảo đảm tính Đảng trong khoa học Lịch sử. Lịch sử là một
khoa học khách quan nhưng trong nhận thức lại mang nhiều yếu tổ
chủ quan tuỳ thuộc người học. Đối với chúng ta, tính Đảng và tính
khoa học là đồng nhất. Cần phải trên cơ sở nắm vững đường lối
cùa Đảng thi nhận thức Lịch sử mới đúng đắn được.
 Đảm bảo một bài thi biết và hiểu lịch sử nếu muốn đạt điểm cao:
Nếu đề thi yêu cầu trình bày, các bạn phải trả lời được câu hỏi: đó
là sự kiện gì? Nó diễn ra như thế nào: hoản cảnh, chủ trương, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa. Nếu đề thi yêu cầu giải thích tại sao như
vậy: thì hãy tóm tắt sự kiện trước rồi mới giải thích tại sao
 Phải triển khai như một bài văn theo kiểu sử: Mở bài gắn với sự
kiện cần phân tích, thân bài thể hiện được những yêu cầu của bài,
kết bài chính là nêu kết quả, ý nghĩa, hệ quả của sự kiện…
II. Cách làm bài thi môn sử đạt kết quả tốt:
Thứ nhất: Đi thẳng vào vấn đề mà câu hỏi đưa ra.
Thứ hai: Với học sinh khá hơn thì làm bài có tuần tự, đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôgic vấn đề của lịch sử mà chúng ta
không thể bỏ qua. Thí sinh làm bài với kiểu này thường có điểm cao hơn.
Thứ ba: Đối với một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải có nhận thức một
cách chính xác. Với loại câu hỏi này, không nên trả lời loanh quanh . Ví như, câu
hỏi của đề thi học sinh giỏi vừa qua: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyên

Câu hỏi này chỉ đòi hỏi học sinh trả lời sự kiện ra
đời của Đảng 1930, đánh dấu quá trinh chuyển từ tự phát sang tự giác của công
hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?


nhân Việt Nam. Học sinh không nhận thức được điều đó thì trả lời loanh quanh

là suốt từ quá trình công nhân Việt Nam ra đời, thậm chí còn phát triển sai là
phong trào công nhân Ba Son như vậy điểm rất thấp.
B. Phân loại các dạng đề thi, các dạng câu hỏi và phương pháp giải đề
I.
Phân loại các dạng đề thi
Giống như các bộ môn khác, môn lịch sử cũng có các dạng bài tập cơ bản
thường gặp trong các kì kiểm tra hay trong các kỳ thi. Mỗi dạng bài tập có
những đặc trưng và yên cầu riêng. Tuy nhiên có một thực tế là khi làm bài,
nhiều em không chú ý đến vấn đề này mà chỉ quan tâm đến những sự kiện lịch
sử được nêu ở trong đề bài dẫn đến lúng túng trong cách giải quyết vấn đề. Vì
vậy, chuyên đề này sẽ cung cấp cho các em một số các bài tập lịch sử chúng ta
thường gặp trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông và cách giải quyết
từng loại bài tập đó.
1. Dạng đề trình bày
1.1. Khái niệm: Trình bày là tái hiện những vấn đề, những sự kiện, hiện
tượng lịch sử đúng như nó đã tùng diễn ra.
Tức là ta trả lời câu hỏi sự kiện đó diễn ra như thế nào? Đây là loại bài phổ
biến nhất thường gặp sau các bài học và trong bài học lịch sử thường trình bày
khái quái hoặc là tóm tắt chứ không có điều kiện để trình bày chi tiết vì bản thân
bài sử trong sách giáo khoa được học đã là tóm tắt rồi. Còn hiện thực lịch sử nó
rất phong phú, đa dạng, đa chiều và chi tiết đến từng ngày giờ.
1.2. Các dạng trình bày thường gặp
Vì đây là loại bài phổ biến nên cũng có các dạng phong phú. Ví dụ trình
bày về các sự kiện lịch sử. Sự kiện đó có thể là một trận đánh, một cuộc cách
mạng, một cuộc cải cách hay một giai đoạn lịch sử hoặc trình bày một vấn đề
lịch sử nào đó.
Ví dụ:
Trình bày công cuộc cải tổ của Liên Xô từ 1985 - 1991. (tức là yêu cầu
chúng ta trình bày một sự kiện lịch sử).
Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đâú tranh tự

phát đến đấu tranh tự giác (tức là trình bày về một vấn đề lịch sử).
Thông thường khi trình bày một sự kiện lịch sử, chúng ta trình bày
những nội dung sau:
Trình bày hoàn cảnh lịch sử.
Một nguyên tắc khi trình bày một sự kiện lịch sử không thể tách rời hoàn
cảnh lịch sử, vì hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định nội dung của sự kiện. Sự kiện
lịch sử không còn ý nghĩa nếu mà ta đặt ngoài bối cảnh xuất hiện của nó.
Phần này ta trình bày những nét chính, những nét khái quát về tình hình
trong nước và tình hình thế giới tác động đến sự kiện đó.


Trình bày diễn biến: phải tuân thủ nguyên tắc biên niên (tức là sự kiện nào
có trước thì nói trước, sự kiện nào có sau thì nói sau) vì mỗi chuỗi sự kiện bao
giờ cũng có mối liên quan, chặt chẽ với nhau. Ngoài ra ta còn đảm bảo tính hệ
thống và tính chính xác.
Trình bày kết quả và ý nghĩa. Thường ta nêu ra những con số cụ thể hay
những nội dung chính của ý nghĩa. Và trong khi trình bày ý nghĩa, ta phải kết
hợp phân tích, đánh giá để thể hiện rõ lập trường của mình về vấn đề đó.
1.3. Một số lưu ý khi làm bài tập dạng trình bày:
+ Trình bày phải lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, mức độ khái quát đến
đâu thì phải tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của đề và thời gian làm bài
+ Người trình bày phải thể hiện quan điểm của mình ở mức độ nhất định.
Vì thế khi trình bày thường kết hợp phân tích và đánh giá. Phần này quyết định
độ sâu của bài làm. Nhiều người cho rằng thể loại bài trình bày này không thể
hiện sự phân hóa học sinh, nhưng thật ra không hẳn là như vậy vì một bài làm
trình bày tốt là bài làm chọn được những sự kiện tiêu biểu và có thể hiện được
đánh giá của mình vào bài làm. Điều đó cho thấy học sinh đó không chỉ dừng lại
ở việc biết lịch sử mà còn ở mức độ là học lịch sử.
+ Thực tế có một số đề dùng từ “trình bày”, có đề không nói từ này nhưng
thực chất vẫn là trình bày một vấn đề lịch sử.

Ví dụ: Có đề yêu cầu: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc sau 1945 và sự thành
lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
1.4. Bài tập thực hành
ĐỀ: Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu
tranh tự phát đến đấu tranh tự giác.
Hướng dẫn làm bài:
+ Xác định giai cấp công nhân ra đời từ bao giờ và có đặc điểm gì?
+ Thời gian họ vươn lên từ đấu tranh tự phát đến tự giác là trong khoảng
thời gian nào? Và đến mốc nào là công nhân hoàn thành quá trình này? Lưu ý là
ta cũng chọn những sự kiện tiêu biểu nào của phong trào công nhân để đưa vào
bài làm.
a) Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam
+ Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
(1897 đến trước 1914) đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam và giai
cấp công nhân ra đời.
+ Đặc điểm của giai cấp công nhân:
Có dặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như đại diện cho lực
lượng sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội, sống tập trung, có ý thức tổ chức kỉ luật
và tinh thần cách mạng triệt để.
Đặc điểm riêng: Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa.


Chịu 3 tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản nên nguyện vọng của
họ phù hợp với nguyện vọng quần chúng, lợi ích của họ phù hợp với lợi ích dân
tộc.
Họ có nguồn gốc từ nông dân nên họ dễ dàng thực hiện liên minh côngnông.
Trong thành phần, không có công nhân quý tộc, thuần nhất về ngôn ngữ
giúp họ đoàn kết trong đấu tranh.
Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam và ngay từ khi mới ra đời họ
mang trong mình truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và sớm chịu ảnh

hưởng của tư tưởng cách mạng vô sản nên có khả năng giương cao ngọn cờ cách
mạng.
b/ Quá trình công nhân vươn lên từ tự phát đến tự giác
Từ 1919-1925
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn lập ra công hội bí mật do Tôn Đức Thắng
đứng đầu.
+ Năm 1922, công nhân Bác Kì đấu tranh đòi chủ cho nghỉ ngày chủ nhật
có lương. Tiếp đó là cuộc bãi công ở các nhà máy dệt, rượu, xay xát Nam Định,
Hải Phòng, Hà Nội.
+ Tháng 8-1925, công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn chặn tàu Pháp chở
lính sang đàn áp phong trào của công nhân Trung Quốc đã đánh dấu bước
chuyển từ tự phát sang tự giác.
Nhận xét: Phong trào công nhân thời kì này diễn ra còn lẻ tẻ, chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài, nặng đấu tranh về kinh tế, còn mang tính tự phát giai cấp
công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Từ 1926-1929
+ 1926-1927, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu như
cuộc bãi công của 1000 công nhân Nhà máy sợi Nam Định. 500 công nhân đồn
điền cao su Cam Tiên, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cà phê Rayna...
+ 1928-1929 toàn quốc có 40 cuộc đấu tranh từ Bắc vào Nam, lớn nhất là ở
nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm Bến Thủy,
nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.
Nhận xét: Phong trào công nhân thời kì này có sự phát triền về lượng và
chất lượng. Phong trào phát triển vượt ra ngoài phạm vi một xưởng bắt đầu liên
kết được với nhiều địa phương. Tại nhiều nhà máy xí nghiệp có sự lãnh đạo đấu
tranh của các tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, khẩu hiệu đấu tranh đã kết hợp
mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị. Giai cấp công nhân trở thành một lực
lượng chính trị độc lập.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đặt ra nhu
cầu phải có một chính Đảng cách mạng đứng ra lãnh đạo. Đó cũng là nguyên



nhân dẫn đến sự tan vỡ của hai tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, dẫn tới sự ra
đời của ba tổ chức cộng sản cuối 1929. Cuối cùng 3 tổ chúc này đã được hợp
nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
c)Kết luận
Với sự ra đời của Đảng, giai cấp công nhân đã có bộ tham mưu lãnh đạo,
có cương lĩnh cách mạng cụ thể, với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân đã hoàn
thiện quá trình từ tự phát đến tự giác, bước lên vũ đài lịch sử đảm nhận lịch sử
vẻ vang của giai cấp mình.
2. Dạng đề phân tích
2.1. Khái niệm: Phân tích là dùng toàn bộ hiếu biết của mình để khám phá
bản chất sự kiện đó, để đánh giá tác động của nó đến lịch sử, khi phân tích phải
dùng lý lẽ, luận điểm chắc chắn, khoa học để suy xét.
Dạng phân tích thì yêu cầu sẽ cao hơn dạng trình bày, đòi hỏi học sinh
không chỉ biết sự kiện mà còn phải hiểu sự kiện đó. Biết vận dụng các kĩ năng
để phân tích. Vì vậy, khi phân tích nó thường đi liền với trình bày và so sánh.
2.2. Các dạng phân tích thường gặp
Phân tích nguyên nhân bùng nổ, nguyên nhân thành công, thất bại.
Ví dụ: Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945-1954).
Phân tích ý nghĩa lịch sử.
Ví dụ: Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam
Phân tích một vấn đề lịch sử.
Ví dụ: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
(1911-1930).
2.3. Một số vấn đề lưu ý khi làm bài phân tích.
+ Nắm chắc bản chất của sự kiện lịch sử hay vấn đề lịch sử, mối liên hệ
giữa các sự kiện lịch sử đó.

+ Phân tích theo đúng yêu cầu của đề bài, tránh lan man.
+ Phải có quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, tránh xuyên tạc, bóp méo
sự thật lịch sử.
+ Khi phân tích phải tìm ra các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, logic.
Phân tích thường đi liền với chứng minh để có tính thuyết phục cao.
2.4. Bài tập thực hành
ĐỀ: Phân tích nguyên nhân khiến cho chủ nghía phát xít thắng thế ở
Đức.
Hướng dẫn làm bài
Phân tích đề:
+ Dạng đề là phân tích.


+ Nội dung: Nguyên nhân chú nghĩa phát xít thắng thế ở Đức một cách dễ
dàng.
+ Phạm vi của đề: tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1919-1939), thời điểm chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện và lên nắm quyền ở
Đức.
+ Tìm ra những nguyên nhân (ý lớn) rồi sau đó phân lích. Và trong khi
phân tích ta đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
 Do truyền thống quân phiệt của nước Đức.
Thời Cận đại, công cuộc thống nhất Đức diễn ra chậm hơn so với các nước
khác. Cuộc thống nhất này do sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt bằng con
đường sắt và máu. Chính truyền thống quân phiệt ấy đã dung dưỡng cho mầm
mống chủ nghĩa phát xít nãy nở và phát triển.
 Bối cảnh lịch sử nước Đức sau chiến tranh là miếng đất màu mỡ nhất
cho chủ nghĩa phát hình thành và phát triển.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đức bị bại trận, bị thiệt hại nặng nề theo
hòa ước Véc-xai, đất nước lâm vảo khủng hoảng toàn diện. Năm 1929, đại
khủng hoảng kinh tế thế giới làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Đức, làm cho

nền kinh tế kiệt quệ, tình hình đó dẫn đến chính trị rối loạn.
 So sánh lực lượng giữa các giai cấp.
+ Đảng cộng sản: chưa đủ mạnh, chưa đủ sức để tập hợp lực lượng và lãnh
đạo quần chúng cách mạng. Điều này quyết định sự thất bại của phong trào
chống phát xít.
+ Đảng xã hội dân chủ: là lực lượng mạnh nhưng bất hợp tác với Đảng
cộng sản. Nên ở Đức không lập được một mặt trận thống nhất chống phát xít
khiến cho phát xít ngày càng thăng thế.
+ Đảng Quốc xã do Hit-le đứng đầu: được giới tư hản ủng hộ ra tranh cử.
Đảng này dùng những luận điệu, mị dân, đánh đúng tâm lý muốn phục thù của
người Đức với Hội nghị Véc-xai nên một chừng mực nào đó gây ảnh hưởng
trong quần chúng ở giai đoạn đầu.
 Các nước đế quốc đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở
Đức.
Sau khi Đức bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc
muổn sử dụng con bài Đức để tiêu diệt Liên xô. Chính sự nhượng bộ, dung
dường và thỏa hiệp của các nước lớn đã tạo điều kiện cho Hít-le nhanh chóng
phát xít hóa và hầu như không gặp trở ngại.
3. Dạng đề chứng minh
3.1. Khái niệm: Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề đã được khẳng
định từ trước, phải chứng minh nó là đúng, là có thật hoặc ngược lại.


Dạng đề này yêu cầu người viết không chỉ có kiến thức lịch sử phong phú
về vấn đề đó mà phải có khả năng lập luận chặt chẽ, logic thì bài làm mới có
tính thuyết phục.
3.2. Các dạng chứng minh
Chứng minh một nhận dinh trong một văn bản để khẳng định vấn đề đó.
Ví dụ: Đường lối của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện trường
kì kháng chiến, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chứng

minh rằng đường lối đó là đúng.
Chứng minh câu nói của một vĩ nhân.
Ví dụ: Chứng minh câu nói của Trần Hưng Đạo "Năm nay thế giặc
nhàn.”
Chứng minh một vấn đề có tính chất quy luật trong lịch sử.
Ví dụ: Chứng minh vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư
sản Pháp 1789.
Chứng minh phản đề.
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là vì
nó diễn ra trong một thời cơ bỏ ngỏ. Ý kiến của em như thế nào hãy chứng
minh.
3.3. Một số vấn đề lưu ý khi làm bài dạng bài chứng minh.
Khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó phải tìm được lý lẽ xác đáng,
chia thành các ý rõ ràng, đặc biệt là lựa chọn sự kiện để chứng minh, luận chứng
càng phong phú, tiêu biểu, xác thực thì bài làm càng có tính thuyết phục cao.
Khi chứng minh phải kết hợp với phân tích khái quát để làm rõ vấn đề.
3.4. Bài tập thực hành
ĐỀ: Chứng minh phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng
lớn, quyết liệt và có tính chất triệt để.
Hướng dẫn làm bài
+ Phạm vi đề: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ Tĩnh.
+ Nội dung: đề nêu 3 ý lớn
 Phong trào có qui mô rộng lớn:
 Phong trào diễn ra trong suốt từ 1930 đến cuối 1931 trên phạm vi
toàn quốc, bao trùm khắp ba miền (Bắc-Trung-Nam).
 Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng trong đó
chủ yếu là nông dân và công nhân. Công nhân: hàng trăm cuộc dấu
tranh lớn nhỏ trong hai năm: bãi công của 3000 công nhân đồn điền
Phú Riềng; 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. Riêng tháng 5

có 16 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra. Nông dân: Có hàng trăm
cuộc biểu tình của nông dân, tiêu biểu là 8000 nông dân huyện Hưng
Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930.


 Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.
 Quần chúng đã sử dụng những hình thức đấu tranh từ thấp lên cao:
mít tinh, biểu tình, bãi công đến phá đồn điền nhà lao, bao vây huyện
đường kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang, thành lập
các đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần chúng đấu tranh buộc bọn thống trị
phải chấp nhận những yêu sách của mình.
 Trong phong trào này đã xuất hiện một hình thức sơ khai của khởi
nghĩa từng phần, dùng bạo lực để làm tan rã bộ máy chính quyền kẻ
thù và thiết lập chính quyền cách mạng.
 Phong trào có tính cách mạng triệt để:
 Nó nhằm trúng hai kè thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc và
phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “ruộng đất dân
cày”.
 Trong phong trào này quần chúng thể hiện quyết tâm đánh đến cùng,
ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, dưới sức mạnh đấu tranh của
quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, chính
quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Xô viết. Đó là
chính quyền nhà nước cách mạng lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.
Kết luận:
+ Phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng lớn, quyết liệt và có
tính chất triệt để. Nó đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với phong
trào yêu nước trước đó.
+ Sở dĩ như vậy, là do lần đầu tiên phong trào được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Qua đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo
của giai cấp công nhân. Phong trào 1930-1931 đã để lại nhiều bài học kinh

nghiệm quí báu. Vì vậy nó có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1945
II.
Phân loại các dạng câu hỏi
Phân loại đề thi theo dạng câu hỏi có thể giúp học sinh trong những vấn đề
sau:
 Khi học ôn có thể tự mình dự đoán, sáng tạo được 1 số câu hỏi, nhờ
thế ít bị bất ngờ với một số dạng câu hỏi chưa gặp.
 Giúp phần nào trong việc giải đề thi. Đề thi đuợc biểu thị bằng nhiều
dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp đến gián tiếp. Đề thi có
thể đòi hỏi câu trả lời đơn thuần chỉ là một đoạn trong sách giáo
khoa, có thể câu trả lời là một tập hợp nhiều đoạn nhỏ, cùng có thể là
một suy luận của thí sinh. Vì thế ta có vô số đề và xoay quanh một
vấn đề có nhiều dạng đề. Ta có thể minh họa bằng một số câu hỏi
thường gặp sau đây:


1. Dạng trình bày đơn giản
Câu hỏi thường yêu cầu trình bày lại một đoạn trong sách giáo khoa. Câu
hỏi cũng rất đơn giản thường là nhắc lại tên một mục trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
a, Hãy trình bày "Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945)?
b, Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân
miền Nam Tết Mậu thân (1968). (Đề thi đại học - cao đẳng 2002; câu 3)
c, Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu
trong những năm 1947- 1949? (Đề thi đại học - cao đẳng 2010; câu I)
2. Dạng trình bày có chọn lọc:
Không yêu cầu trình bày toàn bộ diễn biến một sự kiện mà phải chọn lọc
theo đòi hỏi của đề.

Ví dụ: Hãy nêu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ
tháng 9.1939 đến 6.1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời
gian đó (đây cũng có thể gọi là dạng liên kết sẽ nói sau). (Đề đại học, cao đẳng
năm 2003; câu I)
3. Dạng “trình bày khái quát”
Cứ theo một số đáp án thì từ “khái quát” có nghĩa là rất tóm lược giống như
đại ý của một đoạn văn. Ở đây là đại ý của một diễn biến, của một sự kiện lịch
sử.
Ví dụ: Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định
Sơ hộ 6.3.1946, Hiệp định Giơnevơ (21.7.1954) và hiệp định Pari (27. 1. 1973).
Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân
tộc cơ bản của mỗi hiệp định trên (Đề đại học, cao đẳng câu 2)
4. Dạng “sự kiện lịch sử để chứng minh (làm sáng tỏ) một vấn đề”
Vận dụng yêu cầu
Ví dụ: dựa vào 3 sự kiện sau đây: Chiến thắng Việt Bắc thu đông(1947);
Chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) hãy làm
sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (Đề đại
học - Cao đẳng 2004, câu 2).
5. Dạng “ Phải xác định”
Thí sinh phải xác định được vấn đề (sự kiện) là gì, rồi sau đó mới trình bày
vấn đề đó.
Ví dụ 1: Trong thời kỳ từ 1954 - 1975 phong trào nào đánh dấu bước phát
triển của cách mạng ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ đó? (Đề Đại học cao đẳng năm
2009; câu 3)
Ví dụ 2: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào?


Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó. (Đề

đại học - cao đẳng 2010 ; câu IV a)
Ví dụ 3: Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã
buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm
tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc tiến công đó. (Đề đại học cao đẳng năm 2010: câu Vb)
6. Dạng “so sánh”
Phải tìm ra đặc điểm của 2 vấn đề cần so sánh
Ví dụ: Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì là độc
đáo khác với con đường truyền thống của những người đi trước? (Đề thi Đại học
An ninh, Đại học Cảnh sát năm 1997; câu 1)
7. Dạng “giải thích”
Cũng có thế nói đây là dạng “phải xác định vấn đề”.Ví dụ: thay vì ra đề là:
“ Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945”, đề lại ra là:
“Tại sao nói Cách mạng tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
và là một sự kiện có ý nghĩa thời đại? (Đề tuyển sinh Đại học Cần Thơ năm
1998; câu 1)
8. Dạng “ phân tích”:
Với dạng này chúng ta nêu 3 ví dụ để tham khảo:
Ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích những bài học kinh nghiệm của Cách mạng
tháng Tám (1945). (Đề tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2004, khối C; câu
1).
Đề thi có từ “phân tích", nhưng đáp án đơn giản là những đoạn có sẵn trong
sách giáo khoa (SGK đã phân tích sẵn).Vì thế chúng ta có thể đổi đề lại thành:
Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám (1945).
9. Dạng “liên kết"
Liên kết 2 sự kiện với nhau; Liên kết lịch sử thế giới với lịch Việt Nam...
Ví dụ: Trình bày tác động của 2 sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng
Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9.1939)
Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8.1945)|
10. Dạng tổng hợp

Đây là dạng đề khó vì nó bao trùm nhiều thời kỳ, chương, bài của chương
trình, thí sinh phái nắm vững chương trình. Ngoài ra thí sinh cũng cần phải biết
trình bày khái quát một thời kỳ, một giai đoạn:
Ví dụ: Câu hỏi: Từ khi có Đảng đến 1975, đường lối cách mạng bạo lực
của Đảng được thể hiện như thế nào?
III. Phương pháp giải đề
*Một vài cấu trúc thông thường của SGK sử 11,12


SGK Sử thường chia thành: phần, chương bồi, tiết mục, trong đó có thời kì,
giai đoạn, phong trào các sự kiện, biến cố khác...
* Ghi chú: một số trường hợp những từ sau đây thường có nghĩa tương
đương: Nguyên nhân, hoàn cảnh; điều kiện; tình hình; thời cơ...
*Áp dụng giải đề thi (Phương pháp giải đề thi)
- Trước tiên hãy đọc kỹ đề, lưu ý những từ quan trọng để có thể xác đinh
được dạng dề. Không nhớ bài, không thể làm được bài. Nhưng có nhiều trường
hợp nhớ bài nhưng không làm được bài hoặc làm sai, lạc đề. Đó là không quen
với các dạng đề, bị bất ngờ, lạ lùng trước những dạng đề, mang tính ẩn giấu. Vì
vậy ta hãy tập làm quen với nhiều dạng đề thông qua các ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Đề thi Đại học, Cao đẳng 2003; câu I: Hãy nêu những sự kiện
chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng năm 1941
và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian đó.
Nhận xét đề và hướng dẫn trả lời:
Đây là dạng đề TRÌNH BÀY CHỌN LỌC kết hợp với dạng đề “liên kết”.
Chọn lọc sự kiện chính?
Thế nào là sự kiện chính? Sự kiện chính tất phải có tính bao trùm linh
động, ảnh hưởng đến tình hình hơn các sự kiện khác. Đáp án sau đây để chúng
ta tham khảo:
Sự kiện chính: ở châu Âu
1/9/1939 Đức đánh chiếm Ba Lan (không cần mô tả điễn biến Đức đánh

chiếm Ba Lan)
3/9/1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm các nước Tây Âu trong đó có Pháp,
(không cần mô tả các trận đánh).
6/1940, chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
Cuối 1940 đầu 1941, Đức chiếm đóng Đông và Nam Âu và bán đảo
Bancăng.
6/1941, Phát xít Đức tấn công Liên Xô (không cần mô tả diễn biến Đức tấn
công Liên Xô).
* Ở Viễn Đông châu Á;
- Quân Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc.
- 1940 Pháp xít Nhật vào Đông Dương từng bước biến Viễn Đông thành
căn cứ và thuộc địa của chúng.
* Tác động đối với Việt Nam (phần liên kết với lịch sử Việt Nam)
- Sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã
thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị. Thẳng tay đàn áp
Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng, thực hiện chính sách
kinh tế chỉ huy. Vơ vét của cải, sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc.


- Thực dân Pháp đã nhanh chóng câu kết với Nhật áp bức nhân dân Đông
Dương. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với đế quốc phát xít Pháp –
Nhật là mâu thuẫn chủ yếu nhất. Giải phóng Đông Dương khỏi ách thống trị của
Pháp - Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất.
Ví dụ 2: Đề thi đại học, cao đẳng 2007; câu II: Quyền dân tộc cơ bản của
Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp
định Giơnevơ (21/7/1954) và Hiệp định Pari (27/1/197)? Khái quát quá trình đấu
tranh của nhân dân ta đã từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp
định trên.
Nhận xét đề và hướng dẫn trả lời:

Đây là dạng đề TRÌNH BÀY KHÁI QUÁT và so sánh. Mới đọc ta thấy đề
khá phức tạp. Truớc hết, phải nêu quyền dân tộc cơ bản ở mỗi hiệp đinh sau đó
phải khái quát quá trình đấu tranh, rồi sau mỗi quá trình đấu tranh phải kể quyền
dân tộc cơ bản giành được là gì để so sánh cho thấy sự phát triển đi lên qua từng
bước thu hồi quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia dân tộc.
Trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) Hồ Chí Minh đã khẳng định Việt
Nam đã trờ thành một quốc gia tự do, độc lập và toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do độc lập ấy.
Truớc khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, để đẩy mạnh
quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng về nước ngăn chặn một cuộc chiến tranh
quá sớm và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho một cuộc kháng chiến lâu
dài, chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ
(6/3/1945). Theo đó chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do,
có chính phủ, nghị viện quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên Hiệp
Pháp.
Hiệp định không được thực dân Pháp tôn trọng, họ nuôi hy vọng giành
thắng lợi bằng quân sự, xóa bỏ nền độc lập mà nhân dân ta mới giành được.
Nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ giành thắng
lợi trong các chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947; Biên giới 1950 và kết thúc
bằng chiến dịch Điện Biên Phủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954.
(Đây là phần khái quát quá trình đấu tranh 1946-1954 đưa đến Hiệp định
Giơnevơ).
Với Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) thực dân Pháp buộc phải công nhận
các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ. (đây là phần trả lời câu hỏi quyền dân tộc cơ bản được
ghi như thế nào?)
Ở Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp mới chỉ thừa nhận Việt Nam là một
quốc gia tự do, ở Hiệp định Giơnevơ, Pháp phải công nhận đầy đủ các quyền



dân tộc cơ bản của Việt Nam (đây là phần so sánh mức độ thắng lợi). Sau Hiệp
định Giơnevơ (1954) Mỹ tìm cách thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam, âm
mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhân dân Việt Nam lại phải tiến hành cuộc
chiến tranh chống Mĩ trải qua phong trào Đồng Khởi, tiến lên làm thất bại Chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”,
Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc lần 1 và 2, đưa đến Hiệp Định Paris chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình (Đây là phần khái quát quá trình đấu tranh 19541973 đưa đến hiệp định Pari (27/1/1973). Hiệp định Pari ghi rõ Hoa Kỳ và các
nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam (Quyền dân tộc cơ bản được ghi trong Hiệp định Pari).
Tuy cam kết như vậy nhưng Mĩ vẫn chưa từ bỏ chính sách thực dân mới,
vẫn nuôi ý đồ phá hoại Hiệp định. Nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống phá
hoại Hiệp định mở cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân l975 giải phóng hoàn
toàn miền Nam.
Cuối cùng ta giành thắng lợi hoàn toàn. Quyền dân tộc cơ bản của Việt
Nam được thực hiện trọn vẹn.
Ví dụ 3: Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940 và 1941, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đều triệu tập Hội nghị? Từ việc trình bày nội chính của các
Hội nghị, anh (chị) hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các Hội nghị để
cập tới là gì?
Nhận xét đề và hướng dẫn trả lời:
Đây là dạng đề TRÌNH BÀY nội dung chính và xác định. Đáp án sau đây
chúng ta có thể tham khảo:
Trong 3 năm 1939, 1940 và 1941, Ban chấp hành Trung ương Đảng đều
triệu tập hội nghị xuất phát từ những biến chuyển của tình hình thế giới và trong
nước (đòi hỏi Đảng phải đề ra những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược lâu dài).
+ Tháng 11-1939: Hội nghị BCH TW Đảng được triệu tập tại Bà Điểm
(Hóc Môn - Gia Định) đã phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai, tình hình thế giới và Đông Dương xác định mục tiêu chiến lược trước mắt

là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành lại độc lập dân tộc với việc đề ra sách lược
cụ thể.
+ Tháng 11-1940: Hội nghị BCH TW Đảng được triệu tập tại Đình Bảng
(Bắc Ninh) vào lúc xảy ra cuộc xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan, xứ ủy
Nam kỳ chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa  chủ trương mới:
Xác định kẻ thù chính (Pháp, Nhật), chuẩn bị về mặt lực lượng cũng như
thành lập các căn cứ địa để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc...


+ Tháng 5-1941: Hội nghị BCH TW Đảng được triệu tập tại Pác Bó (Cao
Bằng) với sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc với nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là
giải phóng dân tộc cũng như đề ra các nhiệm vụ cần làm ...
Vấn đề quan trọng được các hội nghị đề cập là phải đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây là việc thể hiện sự nhạy bén về chính trị và
năng lực lãnh đạo của Đảng.
C/ Thiết lập hệ thống câu hỏi về giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam
1945-1954
Từ thực tế nhiều năm ôn thi học sinh giỏi, đối với giai đoạn lịch sử cách
mạng Việt Nam 1945-1954, tổ chuyên môn của chúng tôi đã sưu tầm và biên
soạn một số dạng đề, câu hỏi vừa để củng cố vừa nâng cao kiến thức. Do số
lượng trang có hạn, tôi xin phép chỉ đưa ra một số câu hỏi mang tính chuyên
sâu, có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu sắc giai đoạn đoạn lịch sử Việt nam
1945-1954 và những hướng dẫn khái quát cách trả lời một số câu hỏi khó.
CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945- 1954
Câu hỏi 1.
Tình hình nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có
những thuận lợi và khó khăn gì?
Hướng dẫn trả lời
* Những thuận lợi:
– Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra

đời. Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm cộng
cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng,
được hưởng những thành quả của cách mạng, nên có quyết tâm bảo vệ chế
độ mới.
– Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dạn dày kinh nghiệm lãnh đạo, đã
trở thành đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc
đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ.
– Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng
cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân
chủ phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
* Những khó khăn:
– Giặc ngoại xâm và nội phản:
+ Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp
quân đội Nhật Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam.


×