Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

HỆ THỐNG hóa KIẾN THỨC và một số DẠNG câu hỏi,bài tập PHẦN SÔNG NGÒI TRONG bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 58 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VIII

CHUYÊN ĐỀ
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI,
BÀI TẬP PHẦN SÔNG NGÒI TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................Error: Reference source not found
1. LÍ DO LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ....................................................................4
2. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ..................................................................................4
3. GIỚI HẠN NỘI DUNG.......................................................................................5
4. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ.................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................6
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG....6
I. DÒNG CHẢY TRÊN MẶT................................................................................6
1. Khái niệm.............................................................................................................5
2. Hình thái sông ngòi..............................................................................................6
3. Một số sông lớn trên Trái Đất............................................................................9
II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY VÀ
CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG........................................................................................10
2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy.........................................10
2.1.1. Độ dốc lòng sông..........................................................................................10
2.1.2. Chiều rộng lòng sông...................................................................................10
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông..............................................10
2.2.1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm...........................................................10
2.2.2. Địa thế, thực vật và hồ đầm.......................Error: Reference source not found
2.2.3. Lưu vực sông..............................................Error: Reference source not found


III. PHÂN LOẠI SÔNG........................................................................................12
3.1. Dựa vào nguồn cung cấp nước....................Error: Reference source not found
3.2. Dựa vào chế độ nước sông...........................Error: Reference source not found
CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ........................Error: Reference source not found
2


I. CÂU HỎI, BÀI TẬP SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG Error: Reference source not
found
1.1. Yêu cầu đối với các câu hỏi đại cương.......Error: Reference source not found
1.2. Một số câu hỏi theo các cấp tư duy............Error: Reference source not found
1.2.1 Câu hỏi lí thuyết..........................................Error: Reference source not found
1.2.2 Câu hỏi vận dụng........................................Error: Reference source not found
II. CÂU HỎI, BÀI TẬP LIÊN HỆ SÔNG NGÒI VIỆT NAM..........................25
2.1. Định hướng câu hỏi........................................................................................25
2.2. Một số dạng câu hỏi theo các cấp tư duy......................................................25
2.2.1 Câu hỏi lí thuyết............................................................................................25
2.2.2 Câu hỏi vận dụng........................................Error: Reference source not found
2.2.3 Câu hỏi sử dụng bảng số liệu.....................Error: Reference source not found
KẾT LUẬN..........................................................Error: Reference source not found
1. Những vấn đề quan trọng của đề tài.............Error: Reference source not found
2. Đề xuất kiến nghị............................................Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...……..58

3


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Trong giảng dạy địa lí tự nhiên đại cương, thủy quyển là một nội dung được
nhắc đến nhiều với vòng tuần hoàn nước, nước ngầm, hồ đầm, các nhân tố ảnh
hưởng tới chế độ nước sông, sóng, thủy triều… Trong đó, nước chảy thành dòng
hay cụ thể hơn là sông ngòi là một nội dung kiến thức trọng tâm. Đặc biệt khi đây
là một yếu tố tự nhiên quan trọng của tự nhiên Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể thấy các kiến thức về sông ngòi chưa được chú trọng đầu
tư, các dạng bài tập, các câu hỏi vận dụng chưa được khai thác sâu. Liên hệ tới
kiến thức tự nhiên Việt Nam lượng bài tập của sông ngòi còn khiêm tốn so với các
thành phần tự nhiên khác.
Do đó, tác giả lựa chọn chuyên đề: Hệ thống hóa kiến thức và một số dạng
câu hỏi, bài tập phần sông ngòi trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, để chia
sẻ kinh nghiệm giảng dạy trong chương Thủy quyển đại cương và liên hệ sông
ngòi Việt Nam.
2. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề tập trung vào các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa kiến thức phần sông ngòi đại cương.
- Đưa ra một số dạng câu hỏi, bài tập sông ngòi đại cương và Việt Nam
trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.

4


3. GIỚI HẠN NỘI DUNG
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Đưa ra một số dạng bài tập trong phần kiến thức sông ngòi đại cương.
- Liên hệ các dạng câu hỏi, bài tập về kiến thức sông ngòi Việt Nam.
4. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau:
Chương I: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG
Chương II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG
I. DÒNG CHẢY TRÊN MẶT
1. Khái niệm
Sông ngòi là những dòng nước có kích thước tương đối lớn có nguồn cung
cấp nước là nước mưa, nước băng tuyết tan trong phạm vi lưu vực của nó chảy
trong lòng song do chính nó tạo nên.
2. Hình thái sông ngòi
- Hệ thống sông là một tập hợp các sông ở một lãnh thổ nhất định, hợp với
nhau và mang nước ra khỏi lãnh thổ dưới dạng một dòng chảy chung. Trong đó:
+ Dòng chính là dòng chảy lớn nhất
+ Phụ lưu là những dòng nước nhỏ hơn và cung cấp nước cho dòng chính.
+ Còn chi lưu là những dòng nước để tiêu nước cho dòng chính.
- Hình dạng lưới sông: là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi
lưu. Hình dạng lưới sông cũng có ảnh hưởng nhất định đến quy định tập trung
nước và đặc điểm lũ trên sông.
Có 3 dạng lưới sông cơ bản:
+ Dạng lông chim
+ Dạng nan quạt

6


+ Dạng song song


Ngoài ra còn có dạng hình cành cây:

7


- Lưu vực sông: Là lãnh thổ trên đó sông nhận được một lượng nước nuôi
dưỡng. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu từ bề mặt đất và một phần do nước
ngầm nên lưu vực sông gồm 2 bộ phận: lưu vực nước trên mặt và lưu vực nước
ngầm. Hình dạng và kích thước của lưu vực sông ảnh hưởng đến lượng dòng chảy
và quá trình tập trung nước của sông:
Ví dụ: Lưu vực sông rộng, có hình lông chim thường có chế độ nước điều
hòa hơn. Lưu vực sông ngắn, có hình nam quạt thì lũ tập trung và đột ngột hơn.
- Lòng sông: là bộ phận thấp nhất của thung lũng sông. Trong đó có nước chảy
thường xuyên. Lòng sông thường rất ít khi thẳng và thường uốn khúc quanh co.
- Nguồn và cửa sông:
+ Nguồn: là nơi bắt đầu của dòng sông.
+ Cửa sông: là nơi sông đổ nước vào nơi khác, có thể là dòng sông khác, hồ,
biển, đại đương. Có 2 loại cửa sông chính là cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu.
- Lưu lượng dòng chảy: Là thể tích nước sông chảy qua một mặt cắt nào đó
trong một đơn vị thời gian là 1 năm.
- Dòng chảy cát bùn (hàm lượng phù sa): là dòng chảy bao gồm các vật chất
rắn như cuội, cát, sỏi… (dòng chảy rắn). Lượng cát bùn trong sông ngòi luôn biến
đổi theo thời gian. Mùa lũ thường mang nhiều cát bùn, mùa cạn ít hơn.
Hiện tượng quan trọng của dòng chảy cát bùn là lũ bùn. Điều kiện xảy ra lũ
bùn là khi lớp vỏ phong hóa dày, mưa với cường độ lớn, lớp phủ thực vật còn ít và
địa hình dốc.

8



3. Một số sông lớn trên Trái Đất
Tiêu chí
Nơi bắt
nguồn
Diện tích
lưu vực

Sông Nin

Nguồn
cung cấp
nước

S. Von-ga

S. I-ê-nít-xây

Từ hồ Vic-to-ri-a ở Từ dãy An-đét Từ vùng ôn Chảy ở khu
khu vực xích đạo thuộc Pê-ru
đới lạnh
vực khí hậu ôn
có mưa quanh năm
đới lạnh
2.881.000 km2

Chiều dài 6.685 km
Hướng
chảy

S. A-ma-zôn


7.170.000 km2

1.360.000 km2

2.580.000 km2

6.437 km

3.531 km

4.102 km

Chảy theo hướng Chảy
theo Chảy
theo Chảy
theo
nam – bắc, qua 3 hướng tây - hướng bắc - hướng nam –
miền khí hậu khác đông
nam
bắc
nhau
Chủ yếu là nước Nước mưa
mưa khi tới Khắctum nhận nước từ
phụ lưu sông Nin
Xanh ở khu vực
cận xích đạo

Nước mưa và Nước băng tan
nước

băng
tuyết tan

II. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY
VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
9


2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy
2.1.1. Độ dốc lòng sông
Nước sông chảy mạnh hay chậm là phụ thuộc vào độ dốc của lòng sông (độ
chênh của mặt nước), độ chênh của mặt nước sông càng nhiều thì tốc độ dòng chảy
càng mạnh và ngược lại. Thông thường, phần thượng lưu chảy mạnh hơn phần
trung lưu còn hạ lưu có tốc độ chảy chậm nhất.
2.1.2. Chiều rộng lòng sông
Nước sông chảy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào bề ngang của lòng sông
rộng hay hẹp. Ở khúc sông rộng, nước sông thường chảy chậm. Ở khúc sông hẹp,
nước sông chảy nhanh hơn.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
2.2.1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Sông ngòi chảy ở miền khí hậu nóng (đặc biệt là xích đạo) hoặc những nơi địa
hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ
nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó.
- Ở những vùng đất đá, thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể
trong việc điều hòa chế độ nước sông.
- Ở những miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước
sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ lên cao băng
tuyết tan, sông được tiếp nhiều nước. Do đó, thường có lũ lên cao vào mùa xuân.
Còn mùa đông mực nước trên sống thấp hơn bị đóng băng tại chỗ.
2.2.2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

10


- Địa thế: ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của
địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông. Vì vậy nước lũ
lên nhanh hơn khu vực đồng bằng.
- Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại
ở tán cây, lượng còn lại rơi xuống mặt đất một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại,
một phần len lỏi qua các rễ cây, thấm dần xuống đất tạo nên những mạch nước
ngầm. Vì vậy, thực vật có tác dụng tăng cường lượng nước ngầm, giảm nước chảy
trên mặt sau những đợt mưa nên có tác dụng điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước
sông thông qua việc cung cấp nước cho sông vào mùa cạn và chia nước choh sông
vào mùa lũ. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm, khi nước xuống, thì
nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn.
2.2.3. Lưu vực sông
- Những lưu vực sông nhỏ lại thuộc khu vực gió mùa, khu vực ôn đới lục
địa, cận nhiệt Địa Trung Hải thường có lũ lớn, dữ dội vì các phụ lưu đều nhận
nước vào thời gian giống nhau.
- Còn những lưu vực sông dài, chảy qua nhiều miền khí hậu sẽ có chế độ lũ
dâng từ từ do các phụ lưu nhận được nước ở thời gian khác nhau.

III. PHÂN LOẠI SÔNG
3.1. Dựa vào nguồn cung cấp nước

11


- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan: đây là sông ngòi thuộc
các miền vĩ độ cao và cao độ lớn. Có thể phân loại thành: sông Hàn đới, sông Cực

đới, sông Trung Á.
- Sông có nguồn cung cấp nước bởi mưa: các sông ngòi này chủ yếu tồn tại
trong các vĩ độ thấp và một phần ở vĩ độ trung bình. Tùy theo đặc điểm mưa mà
chia ra: sông Tây Âu, sông Nam Âu…
- Sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp: Đó là các sông thuộc vĩ độ trung
bình. Ở đây sông được cung cấp do mưa, tuyết và cả băng tan. Tùy theo nguồn gốc
cung cấp nước mà chia ra: sông Đông Âu, sông An-panh, sông Pác-đê…
3.2. Dựa vào chế độ nước sông
- Sông có chế độ nước đơn giản: đó là các con sông có một mùa lũ và một
mùa cạn trong năm thủy văn. Tùy vào nguồn cung cấp nước có thể chia thành các
kiểu như: chế độ băng, chế độ ôn đới hải dương, chế độ mưa nhiệt đới, chế độ mưa
tuyết núi, chế độ tuyết đồng bằng.
- Sông ngòi có chế độ nước phức tạp từ nguồn: là các sông có nhiều nguồn
cung cấp nước khác nhau hay có khi chỉ có một nguồn cung cấp nước nhưng phức
tạp, có thể chia thành: chế độ tuyết chuyển tiếp, chế độ tuyết tan và mưa,…
- Sông có chế độ nước phức tạp thay đổi: là những sông có chế độ phức tạp nhưng
chủ yếu là ở hạ lưu. Ở thượng lưu, sông chỉ nhận được một nguồn cung cấp nước với chế
độ nước đơn giản. Nhưng càng về phía hạ lưu do nhận thêm nước từ các phụ lưu nên chế
độ nước trở nên phức tạp. Đó thường là sông lớn chảy qua nhiều miền khác nhau. Có thể
chia thành các kiểu chính là: chế động băng và mưa, chế độ mưa và tuyết.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
I. CÂU HỎI, BÀI TẬP SÔNG NGÒI ĐẠI CƯƠNG
12


1.1. Yêu cầu đối với các câu hỏi đại cương
- Học sinh cần nắm vững các kiến thức đại cương để vận dụng linh hoạt
trong các dạng câu hỏi.
- Tập trung vào các dạng bài đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức: So sánh,

giải thích, phân tích.
- Khuyến khích học sinh sử dụng Tập bản đồ Thế giới và các Châu lục
1.2. Một số câu hỏi theo các cấp tư duy
1.2.1 Câu hỏi lí thuyết
Câu 1: Tốc độ dòng chảy của sông ngòi chịu ảnh hưởng của những
nhân tố nào?
Định hướng trả lời:
- Dạng câu hỏi trình bày kiến thức đã học.
- Trình bày về các nhân tố tác động đến tốc độ dòng chảy sông ngòi: độ
dốc lòng sông và chiều rộng lòng sông.
Gợi ý trả lời:
- Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy mạnh hay chậm là phụ thuộc vào độ
dốc của lòng sông (độ chênh của mặt nước), độ chênh của mặt nước sông càng
nhiều thì tốc độ dòng chảy càng mạnh và ngược lại. Thông thường, phần thượng
lưu chảy mạnh hơn phần trung lưu còn hạ lưu có tốc độ chảy chậm nhất.
- Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào
bề ngang của lòng sông rộng hay hẹp. Ở khúc sông rộng, nước sông thường chảy
chậm. Ở khúc sông hẹp, nước sông chảy nhanh hơn.
13


Câu 2: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Định hướng trả lời:
- Dạng câu hỏi trình bày kiến thức đã học.
- Trình bày các nhân tố có tác động đến chế độ nước sông: chế độ mưa, băng
tuyết, nước ngầm; địa thể, thực vật và hồ đầm, lưu vực sông.
Gợi ý trả lời
* Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm:
- Sông ngòi chảy ở miền khí hậu nóng (đặc biệt là xích đạo) hoặc những nơi
địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa

nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm
của nơi đó.
- Ở những vùng đất đá, thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể
trong việc điều hòa chế độ nước sông.
- Ở những miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước
sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ lên cao băng
tuyết tan, sông được tiếp nhiều nước. Do đó, thường có lũ lên cao vào mùa xuân.
Còn mùa đông mực nước trên sống thấp hơn bị đóng băng tại chỗ.
* Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của
địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông. Vì vậy nước lũ
lên nhanh hơn khu vực đồng bằng.

14


- Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại
ở tán cây, lượng còn lại rơi xuống mặt đất một phần bị lớp thảm thực vật giữ lại,
một phần len lỏi qua các rễ cây, thấm dần xuống đất tạo nên những mạch nước
ngầm. Vì vậy, thực vật có tác dụng tăng cường lượng nước ngầm, giảm nước chảy
trên mặt sau những đợt mưa nên có tác dụng điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước
sông thông qua việc cung cấp nước cho sông vào mùa cạn và chia nước choh sông
vào mùa lũ. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm, khi nước xuống, thì
nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn.
* Lưu vực sông
- Những lưu vực sông nhỏ lại thuộc khu vực gió mùa, khu vực ôn đới lục
địa, cận nhiệt Địa Trung Hải thường có lũ lớn, dữ dội vì các phụ lưu đều nhận
nước vào thời gian giống nhau.
- Còn những lưu vực sông dài, chảy qua nhiều miền khí hậu sẽ có chế độ lũ

dâng từ từ do các phụ lưu nhận được nước ở thời gian khác nhau.

1.2.2 Câu hỏi vận dụng
Câu 3: Chứng minh địa hình có ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước
sông và mực nước ngầm?
Định hướng trả lời:
15


- Câu hỏi chứng minh, đưa ra các bằng chứng để sáng tỏ vấn đề.
- Những bằng chứng chứng minh:
+ Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa: mối quan hệ giữa độ cao địa hình và
độ ẩm không khí, giữa hai sườn đón gió và khuất gió.
+ Địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình có ảnh hưởng
đến sự tập trung lũ.
+ Địa hình ảnh hưởng đến mực nước ngầm: độ đốc địa hình và sự thấm
nước xuống bề mặt đất.
Gợi ý trả lời:
- Địa hình có ảnh hưởng đến lượng mưa:
+ Cùng một sườn đón gió, càng lên càng nhiệt độ càng giảm, càng mưa
nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa
ít, khô ráo.
- Địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông: Độ dốc địa hình càng lớn, nước
mưa tập trung nhành vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh
- Địa hình ảnh hưởng đến mực nước ngầm: Độ dốc địa hình có tác dụng tăng
cường hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa:
+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít -> mực nước ngầm thấp.
+ Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn, mực nước ngầm cao.


16


Câu 4: Hãy cho biết điểm giống nhau của ba con sông Ô-bi, Lê-na, I-ê-nitxây (Liên bang Nga). Vì sao những dòng sông này thường gây lũ vào mùa xuân?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi so sánh tìm điểm giống nhau của ba con sông. Giải thích chế độ
nước sông gây lũ vào mùa xuân.
- So sánh tìm điểm giống: nguồn cung cấp nước, hướng chảy, độ dài sông,
nơi đổ nước, giá trị sông ngòi…
- Giải thích chế độ gây lũ vào mùa xuân: So sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa
các mùa và hướng chảy các con sông.
Gợi ý trả lời:
* Điểm giống nhau:
- Đặc điểm:
+ Cùng bắt nguồn trên những dãy núi cao ở phía nam.
+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan; Thường gây lũ vào mùa xuân.
+ Chảy theo hướng Nam – Bắc và đổ vào Bắc Băng Dương
+ Chảy qua hai đới khí hậu là ôn đới và hàn đới
- Giá trị sông ngòi: không có giá trị giao thông nhưng có giá trị lớn về mặt
thủy điện.
* Giải thích: vì sao những dòng sông này thường gây lũ vào mùa xuân:
- Do ba dòng sông này thường đóng băng vào mùa đông do ảnh hưởng của
chế độ nhiệt hạ thấp.
17


- Vào mùa xuân ở thượng(phía nam) các sông băng tuyết tan trong khi hạ
lưu vẫn còn đóng băng. Do đó nước về hạ lưu không thể thoát ra biển kịp nên nước
tràn ra hai bên bờ sông gây lũ lụt
Câu 5: Hãy cho biết sự khác biệt giữa sông ngòi ở miền núi và sông ngòi

ở miền đồng bằng. Tại sao lại có sự khác biệt đó?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi so sánh tìm điểm khác nhau của sông ngòi giữa miền núi và sông
ngòi, giải thích sự khác biệt đó.
- Tìm các điểm tiêu chí khác nhau của sông ngòi: tốc độ dòng chảy, chế độ
nước, quá trình xâm thực – bồi tụ… và hoàn thành nội dung của các tiêu chí đó.
- Giải thích sự khác nhau đó: đặc điểm địa hình, địa chất, chế độ mưa,…
Gợi ý trả lời:
* Những điểm khác biệt giữa sông ngòi miền núi và đồng bằng:
- Sông ngòi miền núi:
+ Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình nên: lòng sông hẹp, độ dốc sông lớn,
nhiều ghềnh thác, nước chảy mạnh và siết hơn tùy thuộc vào độ dốc.
+ Chế độ nước: nước sông lên nhanh và xuống rất nhanh.
+ Quá trình xâm thực diễn ra mạnh
- Sông ngòi đồng bằng:
+ Địa hình đồng bằng bằng phẳng nên: lòng sông rộng, độ dốc nhỏ hơn, uốn
khúc quanh co, nước chảy chậm hơn.
18


+ Chế độ nước: nước sông lên nhanh, xuống chậm hơn.
+ Quá trình bồi tụ diễn ra mạnh.
* Giải thích:
- Do đặc điểm địa hình: miền núi có địa hình cao, dốc và hiểm trở. Miền
đồng bằng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng
- Do địa chất: đất đá ở miền núi rắn chắc, khó thấm nước. Đồng bằng đất đá
vụn bở, dễ thấm nước.
- Do chiều rộng, độ dốc của lòng sông và lớp phủ thực vật ở miền núi và
miền đồng bằng khác nhau.
- Do chế độ mưa và nguồn nước cung cấp cho sông ngòi ở các miền địa hình

đó khác nhau.
Câu 6: Vì sao sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển
nhưng khu vực này vẫn có những con sông lớn?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi giải thích, tìm các nhân tố tác động đến sự phát triển của sông ngòi
Tây Nam Á và Trung Á.
- Nhân tố chính tác động đến sự kém phát triển: khí hậu.
- Nhân tố khiến vẫn có sông lớn: Do nguồn cung cấp nước dồi dào.
Gợi ý trả lời:
- Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có khí hậu lục địa khô hạn, rất ít mưa nên
sông ngòi khó phát triển: sông chủ yếu là sông nhỏ, lưu lượng không đáng kể, một

19


số sông được gọi là sông chết (sông hoàn toàn không có nước, chỉ trơ lòng sông
đầy cát hoặc sỏi đá) trong hoang mạc.
- Nhưng ở khu vực này vẫn có một số sông lớn đó là các sông Xưa Đa-ri-a
và A-mu Đa-ri-a. Hai sông này có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan từ trên
các núi cao nên có lưu lượng khá lớn, nhưng càng về phía hạ lưu, lưu lượng nước
giảm đáng kể.
Câu 7: Vì sao ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng nam
– bắc thường có vùng đầm lầy ở cửa sông?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi giải thích, tìm các nhân tố tác động đến sự hình thành vùng đầm
lầy ở cửa sông của những con sông chảy hướng nam – bắc.
- Nhân tố chính: Do ảnh hưởng của khí hậu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
mùa và sự chênh lệch nhiệt độ giữa thượng nguồn và hạ lưu các con sông
Gợi ý trả lời:
Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng nam – bắc thường có

vùng đầm lầy ở cửa sông vì:
- Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên sông ở vùng này thường có hiện tượng
đóng băng vào mùa đông
- Đến Mùa xuân, nhiệt độ tăng lên do đó:
+ Băng tan ở thượng nguồn (phía nam) tan trước, cung cấp lượng nước lớn
cho sông ngòi.

20


+ Phần hạ lưu vào đầu xuân băng chưa kịp tan, tạo nên đê chắn nước làm
ngập vùng cửa sông, kết hợp với hình thái định hình và sinh vật hình thành vùng
đầm lầy.
Câu 8: Giải thích tại sao hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc
nhưng vẫn có nhiều nước?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi giải thích, tìm các nhân tố tác động đến lưu lượng nước của hạ lưu
sông Nin.
- Nhân tố tác động đến lưu lượng nước sông Nin: chế độ mưa của nguồn
cung cấp nước, phụ lưu…
Gợi ý trả lời:
Do sông Nin có đầu nguồn cung cấp nước và lượng nước nhận vào từ phụ
lưu rất lớn:
- Sông bắt nguồn từ hồ Vic-to-ri-a ở khu vực Xích đạo có mưa quanh năm
nên lượng nước khá lớn.
- Khi sông chảy tới Khắc-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu sông Nin
Xanh ở khu vực cận Xích đạo, lưu lượng nước trở nên rất lớn (mùa lũ lên tới
90.000 m3/s).
- Do vậy, đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc
và không nhận được nước từ phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc

hơi mạnh nhưng lưu lượng nước mùa cạn vẫn còn rất lớn.
Câu 9: Vì sao sông A-ma-zôn có lưu lượng nước lớn và đầy nước quanh năm?
21


Định hướng trả lời:
- Câu hỏi giải thích, tìm các nhân tố tác động đến lưu lượng và tổng lượng
nước của sông A-ma-zôn.
- Các nhân tố chính: đặc điểm khí hậu, diện tích lưu vực, số lượng phụ lưu…
Gợi ý trả lời
Sông A-ma-zôn là sông có lưu lượng nước trung bình lớn nhất trên thế giới
220.000 m3/năm, đầy nước quanh năm là do:
- Đây là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
- Nằm trong khu vực xích đạo, mưa lớn quanh năm.
- Sông có hơn 500 phụ lưu nằm hai bên đường xích đạo nên mùa nào cũng
được cung cấp một lượng nước lớn.

Câu 10: Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên thế giới.
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi phân tích: trình bày và giải thích tác động của địa hình đến chế độ
nước sông.
- Đưa ra các yếu tố của địa hình tác động đến chế độ nước sông: độ cao, độ
đốc, vật chất cấu tạo địa hình có tác động như thế nào.
22


Gợi ý trả lời:
* Trong các nhân tố bề mặt, địa hình giữ vai trò quan trọng nhất, có thể tác
động đến dòng chảy nước qua nhiều yếu tố: độ dốc lưu vực, mật độ và độ sau chia
cắt.

* Các tác động:
- Độ cao địa hình:
+ Miền núi nước ống chảy nhanh do địa hình dốc, sau mỗi trận mưa lớn,
nước dồn về các sông, suối gây lũ
+ Đồng bằng nước sông chảy chậm do địa hình khá bằng phẳng.
- Hướng sườn: Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít nên chế độ
nước sông ở hai sườn khác nhau
- Cấu tạo địa hình:
+ Ở miền núi phần lớn đất đá ít thấm nước nên chế độ nước sông ở đây
không điều hòa.
+ Đồng bằng phần lớn được phù sa bồi đắp, có tầng đất dày nên tấm nước
nhiều; có nhiều hồ đàm nên giúp điều hòa chế độ nước sông.
Câu 11: Phân tích tác động của sông ngòi đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi phân tích: trình bày ảnh hưởng của sông ngòi và giải thích sự tác
động đó đến phát triển KT – XH.
- Phân tích theo hướng thuận lợi và khó khăn của sông ngòi tác đông tới sự
phát triển KT – XH.
23


Gợi ý trả lời:
* Thuận lợi:
- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất các ngành kinh tế, đặc biệt
là nông nghiệp.
- Ở vùng đồng bằng:
+ Tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy
hải sản, phát triển du lịch…
+ Bồi đắp phù sa bồi tụ đồng bằng.
- Ở vùng đồi núi: sông ngòi có nguồn thủy năng dồi dào, thuận lợi để xây

dựng các nhà máy thủy điện.
* Khó khăn:
- Hiện tượng ngập lụt thường xảy ra mở miền đồng bằng.
- Gây ra các hiện tượng lũ, lũ quét, sạt lở ở miền núi.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP LIÊN HỆ SÔNG NGÒI VIỆT NAM
2.1. Định hướng câu hỏi
- Câu hỏi tập trung vào các dạng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và Phân tích
bảng số liệu
- Các dạng sử dụng chính dành cho Học sinh giỏi: trình bày, chứng minh, so
sánh, giải thích, phân tích.
24


2.2. Một số dạng câu hỏi theo các cấp tư duy
2.2.1 Câu hỏi lí thuyết
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Trình bày
đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích?
Định hướng trả lời:
- Câu hỏi trình bày kiến thức đã học: đặc điểm sông ngòi Việt Nam và giải
thích đặc điểm đó dựa trên Atlat ĐLVN.
- Đặc điểm sông ngòi VN: mạng lưới sông dày đặc, sông nhiều nước, giàu
phù sa, chế độ nước theo mùa và thất thường
- Giải thích nguyên nhân theo từng tiêu chí: ảnh hưởng của lượng mưa, địa
hình, địa chất…
Gợi ý trả lời:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: chỉ tính những con sông dài trên 10km thi cả
nước có 2360 con sông (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đồng Nai…). Đi dọc
bờ biển cứ 20km lại gặp một cửa sông. Mật độ sông là 0,6 km/km 2.
Sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ do lãnh thổ hẹp ngang (các sông ở

duyên hải miền Trung: sông Hiếu, sông Con, sông Trà Khúc…)
->Nguyên nhân là do nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi
núi và bị cắt xẻ mạnh, độ dốc lên do đó mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước của tất cả sông
ngòi chảy trên lãnh thổ là 839 tỉ m3/năm. Trong đó có 60% lượng nước được cung
25


×