Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Sông ngòi và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.76 KB, 43 trang )

HỘI THẢO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY - NINH BÌNH

ĐỀ TÀI: SÔNG NGÒI VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG
THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Người viết : Phạm Thị Thúy
Tổ

: Sử - Địa

Ninh Bình, tháng 8 năm 2015

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

4

1. Lí do chọn đề tài

4

2. Mục đích của đề tài

4



CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI

6

1.1 Định nghĩa sông ngòi

6

1.2 Hình thái sông ngòi

6

1.2.1 Hệ thống sông ngòi

6

1.2.2 Hình dạng lưới sông

7

1.2.3 Lưu vực sông

7

1.2.4 Lòng sông

8

1.2.5 Mặt cắt ngang sông


8

1.3 Các dòng chảy sông ngòi

9

1.4 Các đại lượng dòng chảy sông ngòi

10

1.5 Chế độ dòng chảy của sông ngòi

10

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

11

1.6.1 Hình thái sông ngòi và diện tích lưu vực

11

1.6.2 Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm

12

1.6.3 Địa thế, thực vật, hồ đầm

12


1.6.4 Các nhân tố kinh tế - xã hội và hoạt động của con người

13

1.7 Mối quan hệ giữa sông ngòi và các thành phần tự nhiên

13

1.7.1 Tác động của sông ngòi đến các thành phần tự nhiên

13

1.7.2 Tác động của các thành phần tự nhiên đến sông ngòi

14

1.8 Ảnh hưởng của sông ngòi đến sự phát triển kinh tế - xã hội

15

1.8.1 Sông ngòi miền núi

15

1.8.2 Sông ngòi đồng bằng

16

1.9 Một số sông lớn trên Trái Đất


16

1.9.1 Sông Nin

16

1.9.2 Sông A - ma - dôn

16
2


1.9.3 Sông Von - ga

17

1.9.4 Sông I - ê - nit - xây

17

1.10 Các đặc điểm cơ bản của sông ngòi Việt Nam

17

1.10.1 Đặc điểm chung

17

1.10.2 Sự phân hóa sông ngòi


19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

20

2.1 Phương pháp dạy học

20

2.1.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở

20

2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm

21

2.1.3 Phương pháp đóng vai

21

2.1.4 Phương pháp động não

22

2.1.5 E learning

23


2.1.6 Phương pháp thực địa

23

2.2 Phương tiện dạy học

24

2.2.1 Các bản đồ trong tập bản đồ Địa lí tự nhiên Đại cương, tập bản đồ
thế giới và các Châu lục, Atlat địa lí Việt Nam
24
2.2.2 Các sơ đồ, biểu đồ, lát cắt về sông ngòi

24

2.2.3 Các tranh ảnh, video về sông ngòi

25

CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI TRONG THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
26
3.1 Câu hỏi, bài tập gắn với Tập bản đồ và Atlat

26

3.2 Câu hỏi phân theo yêu cầu của câu hỏi (trình bày, chứng minh, giải 30
thích, phân tích, so sánh)
3.3 Câu hỏi, bài tập gắn với bảng số liệu


37

KẾT LUẬN

40

1. Những vấn đề quan trọng của đề tài

40

2. Một số đề xuất và kiến nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sông ngòi là một yếu tố quan trọng của tự nhiên, có tác động mạnh mẽ đến
tất cả các thành phần tự nhiên khác và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã
hội. Trong địa lí tự nhiên nói chung, địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng, nội dung
kiến thức sông ngòi chiếm một khối lượng kiến thức khá lớn và rất quan trọng
trong hệ thống kiến thức địa lí đồng thời đây là nội dung tương đối khó. Hiểu rõ
nội dung kiến thức của chuyên đề này, ta sẽ dễ dàng hiểu rõ hơn về đặc điểm các

thành phần tự nhiên khác.
Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được
các kiến thức cơ bản về học phần này, còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ
năng có liên quan, giải các bài tập về sông ngòi. Trong điều kiện trên toàn quốc
chưa có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh trường chuyên, lượng kiến thức cho
nội dung này được đề cập rất ít trong tài liệu sách giáo khoa. Vì vậy, việc học tập
và giảng dạy học phần này gây không ít khó khăn cho các thầy cô và học sinh
chuyên, đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi đó, nội dung sông
ngòi lại là một trong những nội dung có vị trí quan trọng, thường xuất hiện trong
các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Vì thế chuyên đề “Sông ngòi và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi
quốc gia” nhằm mục đích hệ thống hóa các nội dung kiến thức cơ bản về sông
ngòi, mối quan hệ của sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và ảnh hưởng của nó
đến sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống hóa các dạng bài tập liên quan. Chuyên
đề này cũng đề xuất một số các phương pháp, phương tiện nhằm giúp việc dạy và
học của giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức, kĩ năng
cơ bản trong học và làm bài tập về chuyên đề sông ngòi. Mục đích đề tài là giúp
người đọc hiểu sâu sắc hơn về sông ngòi, mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu
tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống hóa các dạng bài tập của nội dung này. Đây

4


có thể coi là nguồn tài liệu khá hữu ích đối với giáo viên và học sinh trong giảng
dạy và học tập môn Địa lí, đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trong đề tài cũng nêu một số phương pháp dạy học tích cực dựa trên hệ
thống tư liệu dạy học trực quan và phong phú nhằm giúp giáo viên có thể giảng
dạy nội dung này một cách tốt hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học, kích thích khả

năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.

5


CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SÔNG NGÒI
1.1 Định nghĩa sông ngòi
Hiểu biết về sông ngòi cũng khá phức tạp và trải qua một thời kì lịch sử lâu
dài. Thời Cổ đại, người ta thường quan niệm sông ngòi là nước; về sau để phân
biệt với các đối tượng khác trên lục địa, người ta thường gọi sông ngòi là nước
chảy. Gần đây, định nghĩa về sông ngòi chính xác dần lên. Trước hết là: “ Sông
ngòi là những dải trũng có độ dốc một chiều trong đó nước chảy thường xuyên
theo trọng lực”. Sau đó là: “Sông ngòi là những dòng chảy thường xuyên”. Cuối
cùng, để biểu thị cho các thành phần khác nhau của dòng chảy có thể nói: “ Sông
ngòi là tổng thể các dòng chảy thường xuyên”
1.2 Hình thái sông ngòi
Các đặc trưng hình thái của sông ngòi có ảnh hưởng nhất định đến đến
lượng dòng chảy cũng như chế độ nước sông. Do đó, để hiểu biết toàn diện về
sông ngòi không thể bỏ qua các đặc trưng hình thái.
1.2.1 Hệ thống sông ngòi
Nước rơi từ khí quyển hay nước tuyết và băng tan sau một thời gian chảy
tràn trên mặt đất dốc sẽ tập trung lại thành dòng chảy. Các dòng chảy nhỏ chảy vào
các dòng chảy lớn hơn… rồi cuối cùng chảy vào một dòng chảy lớn nhất để tiêu
nước vào một đối tượng nào đó: Hồ đầm, biển và đại dương… Các dòng chảy
trong phạm vi nào đó hợp thành hệ thống sông ngòi.
Trong mỗi hệ thống, dòng chảy lớn nhất được gọi là dòng chính. Các dòng
chảy nhỏ hơn chảy vào dòng chính gọi là các phụ lưu. Mỗi hệ thống có nhiều phụ
lưu và được người ta phân cấp theo các phương pháp khác nhau. Ngày nay theo
phương pháp mới, dòng chảy nào chỉ nhận được nước chảy tràn và nước suối gọi
là phụ lưu cấp 1. Phụ lưu cấp 1 đổ vào dòng chảy nào, dòng chảy đó gọi là phụ lưu

cấp 2…Cứ như vậy cho tới phụ lưu cuối cùng là dòng chảy đổ trực tiếp vào dòng
chính. Các phụ lưu thường tồn tại ở thượng lưu và trung lưu. Ngược lại, ở phía hạ
lưu, lại có những dòng chảy chia bớt nước cho dòng chính gọi là chi lưu. Đối với
các chi lưu, người ta cũng tiến hành phân cấp. Dòng chảy nào trực tiếp chảy ra từ
dòng chính gọi là chi lưu cấp 1, dòng chảy nào từ chi lưu cấp 1 chảy ra gọi là chi
6


lưu cấp 2…và cứ như vậy cho tới chi lưu cuối cùng. Số lượng chi lưu bao giờ cũng
ít hơn các phụ lưu. Ví dụ như, trong hệ thống sông Hồng: Sông Hồng là dòng
chính; các sông: Đà, Lô, Chảy… là các phụ lưu, các sông: Đáy, Trà Lí, Ninh Cơ…
là các chi lưu.
1.2.2 Hình dạng lưới sông
Hình dạng lưới sông là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi
lưu. Hình dạng lưới sông cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tập trung nước
và đặc điểm lũ trên sông. Có 3 dạng lưới sông cơ bản là:
- Dạng lông chim: Như sông Mekong, sông Ba…
- Dạng song song: Như sông Mã, sông Chu, …
- Dạng nan quạt: Như hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Các hệ thống sông ngòi thường tách biệt nhau, song cũng có khi kết hợp với
nhau để tạo thành một mạng lưới sông ngòi: Các hệ thống sông: Sông Hồng - Thái
Bình tạo thành mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ; các hệ thống sông Cửu Long - Đồng
Nai họp thành mạng lưới sông ngòi Nam Bộ
Sự phát triển của hệ thống sông ngòi, nhất là chiều dài dòng chảy, thường
được biểu thị qua mật độ sông ngòi. Đại lượng này được biểu thị bằng công thức
sau:
Trong đó: ∑l là tổng chiều dài các sông, F là diện tích lưu vực.
Nói chung, ở những nơi mưa nhiều, đất đá ít thấm, mật độ sông ngòi sẽ dày
đặc hơn. Mật độ sông ngòi ở nước ta vào khoảng 1km/1km 2. Mật độ sông ngòi
cũng ảnh hưởng quan trọng đến chế độ nước sông. Nơi có mật độ lớn, chế độ nước

thường ít khắc nghiệt hơn các nơi khác.
1.2.3 Lưu vực sông
Một phạm vi nhất định của bề mặt lục địa tập trung nước để cung cấp cho
sông ngòi gọi là lưu vực sông. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi chủ yếu là từ
bề mặt đất và một phần khác gọi là nước dưới đất. Do đó, lưu vực sông bao gồm
hai bộ phận: Lưu vực mặt và lưu vực ngầm. Hai lưu vực này cũng có khi không
trùng nhau, nhất là nơi có địa hình karst phát triển, nhưng người ta thường cho là
7


thống nhất và lấy lưu vực mặt làm cơ sở. Như vậy, lưu vực sông là một thể tích,
song thường được hiểu đơn giản là một diện tích. Ranh giới của các lưu vực sông
khác nhau là đường phân thủy. Đường phân thủy mặt có thể được xác định dễ dàng
theo các đỉnh núi, còn ở đồng bằng công việc này khó khăn hơn nhiều.
Lưu vực sông có tác dụng quan trọng tới dòng chảy sông ngòi:
+ Kích thước lưu vực ảnh hưởng trực tiếp tới lượng dòng chảy: Lưu vực
sông càng lớn, lưu lượng nước sẽ lớn theo; ngược lại lưu vực nhỏ, lưu lượng nước
sẽ nhỏ đi.
+ Diện tích lưu vực cũng có ảnh hưởng tới chế độ nước sông do tác dụng
điều tiết tự nhiên. Các lưu vực lớn thường bao gồm nhiều thành phần tự nhiên khác
nhau nên có tác dụng điều hòa dòng chảy hơn; còn các lưu vực nhỏ thường mang
những đặc trưng riêng biệt (vùng karst, vùng rừng…).
+ Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trình tập trung
nước và đặc điểm lũ: Lưu vực sông nhỏ và dài, tương ứng với dạng lưới sông hình
lông chim thường sản sinh lũ bộ phận hay lũ đơn. Ngược lại, lưu vực dạng tròn,
thường tương ứng với lưới sông hình nan quạt nên thường gây ra lũ toàn phần hay
lũ kép, kéo dài và có thể xảy ra lũ lụt ở hạ lưu.
1.2.4 Lòng sông
Là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có nước chảy thường xuyên.
Do lượng nước trong sông luôn thay đổi nên kích thước của lòng sông cũng thay

đổi theo. Lòng sông ứng với lượng nước nhỏ nhất về mùa cạn gọi là lòng nhỏ hay
lòng sông gốc; còn lòng mở rộng ứng với lượng nước lớn nhất trong mùa lũ gọi là
lòng lớn hay lòng cả. Lòng sông ứng với lượng nước bình thường nào đó gọi là
lòng sông hoạt động hay lòng thường xuyên.
Hình dạng của lòng sông cũng khá phức tạp. Lòng sông rất ít khi thẳng mà
thường uốn khúc quanh co.
1.2.5 Mặt cắt ngang sông
Mặt cắt ngang sông (hay tiết diện ngang) là phần của mặt phẳng thẳng góc
với dòng chảy, giới hạn bởi đáy, 2 bờ và mặt nước sông. Mặt cắt ngang cũng như
lòng sông, không cố định mà luôn thay đổi theo lượng nước trong sông. Do đó,
8


ứng với các lượng nước ta có các mặt cắt ngang: cực tiểu, cực đại, trung bình hay
tức thời nào đó.
Trong mặt cắt ngang, phần có nước chảy qua có tốc độ lớn hơn độ nhậy của
lưu tốc kế gọi là tiết diện hoạt động, phần còn lại là tiết diện tù. Tiết diện tù tăng
khi độ gồ ghề của đáy và bờ sông tăng lên. Ở các miền vĩ độ cao,về mùa đông lớp
nước trên mặt thường bị đóng băng, phần có nước chảy gọi là mặt cắt nước. Mặt
cắt sông thường có hình dạng không cân đối do các điều kiện: Địa chất, địa mạo và
thủy lực của dòng nước. Tại các khúc uốn, trắc diện ngang mất cân đối hoàn toàn.
Phía bờ lõm sâu và dốc đứng, còn phía bờ lồi lại nông và thoải hơn nhiều.
1.3 Các dòng chảy sông ngòi
Trong các đặc trưng của sông ngòi, quan trọng nhất là các đặc trưng thủy
văn. Các đặc trưng này được thể hiện qua các dòng chảy sông ngòi: Nước, cát bùn,
ion…Trong các dòng chảy này, dòng chảy nước là quan trọng nhất, quy định sự
tồn tại và phát triển của sông ngòi. Đây là dòng chảy biểu thị cho bản chất của
sông ngòi, đồng thời lại có ảnh hưởng lớn tới các dòng chảy khác.
- Dòng chảy nước: Dòng chảy nước thường được gọi là dòng chảy, bao gồm các
nhóm phân tử nước. Đây là dòng chảy cơ bản vì biểu thị cho sự tồn tại và phát

triển của sông ngòi và có vai trò quan trọng nhất trong tự nhiên cũng như đời sống
con người. Trong lớp vỏ địa lí, sông ngòi là khâu quan trọng nhất trong quá trình
tuần hoàn nước, đồng thời kéo theo các quá trình tuần hoàn khác: muối, nhiệt…
Trong nền kinh tế - xã hội, nước cung cấp cho tưới ruộng, nước cho công nghiệp
và năng lượng, là phương tiện giao thông thủy (đường sông), chăn nuôi thủy sản và
nước cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
- Dòng chảy ion: Là dòng chảy của các chất hòa tan, nhất là các ion trong nước
sông. Các chất này cũng khá phức tạp. Quan trọng nhất là các khoáng hòa tan. Các
chất này thường tồn tại ở dạng ion.
- Dòng chảy nhiệt: Là lượng nhiệt mà sông ngòi hấp thụ và vận chuyển ra khỏi
lưu vực. Nguồn gốc nhiệt của sông là Bức xạ Mặt Trời.
1.4 Các đại lượng dòng chảy sông ngòi
9


- Lưu lượng dòng chảy: Là thể tích nước sông chảy qua mặt cắt (trạm đo) trong
một đơn vị thời gian.
- Tổng lượng dòng chảy: Là lượng nước mà sông vận chuyển được qua các trạm
đo trong đơn vị thời gian là một năm.
- Modul dòng chảy: Là lượng nước chảy ra từ một đơn vị diện tích lưu vực
(km2) trong một khoảng đơn vị thời gian nhất định.
- Lớp dòng chảy: Là lớp nước mà tổng lượng dòng chảy sông ngòi được rải đều
trên bề mặt lưu vực.
- Hệ số dòng chảy: Là tỉ số giữa lớp dòng chảy và lớp mưa trong lưu vực.
1.5 Chế độ dòng chảy của sông ngòi
Lượng dòng chảy của sông ngòi luôn thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này
thường lặp lại trong các khoảng thời gian nhất định, gọi là chu kì thủy văn. Các
chu kì này không những phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng mà cả thiên văn và
hải văn nữa. Do đó, các chu kì này cũng khá phức tạp. Tùy theo khoảng thời gian
lặp lại, có các chu kì: Chu kì ngày, chu kì dài và chu kì năm.

Năm thủy văn có thời gian bằng năm lịch, tuy nhiên thời gian bắt đầu và kết
thúc lại khác nhau. Năm thủy văn bắt đầu vào đầu mùa lũ và kết thúc vào cuối mùa
cạn. Trong chu kì năm thủy văn, tùy theo lượng nước tập trung cung cấp cho sông
ngòi mà hình thành các mùa thủy văn khác nhau:
- Mùa lũ: Thời gian sông ngòi được cung cấp nhiều nước, trong đó chủ yếu là
nguồn nước trên mặt nên lúc đó sông đầy ắp nước, lòng sông mở rộng tới lòng cả
và có thể gây lụt lội. Mùa lũ thường xảy ra vào mùa hạ.
- Mùa cạn: Khi sông ngòi được cung cấp ít nước, cơ bản là nước ngầm sâu nên
lòng sông thu hẹp, trong lòng sông gốc, để lộ ra các soi, bãi ven sông. Mùa cạn
thường xảy ra vào mùa đông lạnh và khô, đặc biệt lắm mới xảy ra vào mùa hạ.
- Mùa kiệt: Là lúc sông được cung cấp rất ít nước và ổn định.
Sự tồn tại và phát triển của các mùa thủy văn là cơ sở để xác định các loại
chế độ nước sông:

10


- Chế độ nước sông đơn giản: Trong năm thủy văn nếu chỉ bao gồm một mùa lũ
và một mùa cạn kế tiếp nhau. Loại này khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước
ta.
- Chế độ nước phức tạp: Trong năm thủy văn nếu tồn tại hai (hay hơn nữa) mùa
lũ và hai (hay hơn nữa) mùa cạn xen kẽ nhau.
- Chế độ nước khá phức tạp: Chế độ nước đơn giản mà trong mùa cạn lại có
thêm một mùa lũ tiểu mãn.
Ngoài ra, đối với chế độ nước sông, cũng cần xác định cường độ lũ. Trước
hết, là xác định thời đoạn lũ, tức là số tháng trong mùa lũ, sau đó là lượng nước lũ.
Tiếp theo là xác định lượng nước trung bình của các tháng lũ và tháng lũ lớn nhất.
Đồng thời cũng xác định đặc điểm cạn với các đặc trưng: thời đoạn cạn, lượng
nước mùa cạn, lượng nước trung bình của các tháng cạn và tháng kiệt trong năm.
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Chế độ nước sông bao gồm chế độ nước, tốc độ dòng chảy, chế độ lũ… chịu
tác động của nhiều nhân tố tự nhiên và con người nhưng chủ yếu là nhân tố tự
nhiên.
1.6.1 Hình thái sông ngòi và diện tích lưu vực
- Hình thái sông ngòi: Ảnh hưởng lớn đến lưu lượng nước, khả năng điều hòa
dòng chảy, giảm lũ lụt:
+ Nếu diện tích lưu vực lớn: Điều hòa chế độ nước sông tốt
+ Nếu diện tích lưu vực nhỏ: Khó có khả năng điều hòa chế độ nước sông
do nó ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố mang tính địa phương như sự tập trung của
lượng mưa, mất thảm rừng, địa hình caxtơ
- Hình dạng lưới sông: Ảnh hưởng tới quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ:
+ Nếu lưu vực dài, mạng lưới hình lông chim (Hệ thống sông Cửu Long)
thường sinh ra các lũ bộ phận, lũ đơn, lũ lên chậm.
+ Nếu lưu vực có dạng tròn, mạng lưới hình nan quạt (Hệ thống sông Hồng)
thường xảy ra lũ toàn phần, lũ kép kéo dài có thể gây lụt lớn ở hạ lưu
+ Nếu lưu vực sông khác trên và mạng lưới song song: Lũ tương đối lớn

11


1.6.2 Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi ảnh hưởng tới lưu lượng
nước và chế dộ lũ.
- Lượng mưa: Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi ở vùng nhiệt đới
và xích đạo, những vùng thấp của khu vực ôn đới (Việt Nam). Chế độ nước của
sông ngòi khu vực này phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
VD: Ở Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, lượng mưa lớn tập trung theo mùa
nên có sông ngòi dày đặc, lượng nước lớn phân chia thành hai mùa lũ và cạn giống
chế độ mưa có một mùa mưa và một mùa khô.
- Băng tuyết: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi ở vùng ôn đới và địa

hình cao của khu vực nhiệt đới. Ở vùng này nhịp điệu sông ngòi phụ thuộc vào chế
độ băng tuyết tan. Lũ vào mùa xuân, mùa đông sông đóng băng
VD: Sông I - ê - nit - xây của Liên Bang Nga nằm ở vùng ôn đới lạnh, lũ lớn
vào mùa xuân gây lụt trên diện rộng.
- Nước ngầm: Ở những nơi đất đá thấm nước, dưới đất xuất hiện dòng chảy
ngầm theo địa hình, đến một lúc nào đó sẽ lộ ra trên mặt và cung cấp cho sông
ngòi dưới dạng suối ngầm. Như vậy, nước ngầm cung cấp nước cho sông ngòi chủ
yếu vào mùa khô làm cho sông có nước quanh năm.
1.6.3 Địa thế, thực vật, hồ đầm
- Địa thế: Ảnh hưởng tới tốc độ của dòng chảy. ở miền núi độ dốc lớn, nước
sông chảy xiết, nhiều thác ghềnh. Ở đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng
nước sông chảy chậm, điều hòa.
- Thực vật: Có vai trò điều hòa chế độ nước sông. Khi mưa xuống một phần
được giữ lại ở tán cây, một phần theo thân cây và rễ cây thấm xuống đất, một phần
chảy tràn trên mặt.
VD: Ở những nơi rừng đầu nguồn bị phá thường có lũ lớn.
- Hồ đầm: Ở những khu vực hồ đầm thông với mực nước sông, hồ đầm có vai
trò điều hòa chế độ nước sông:
+ Khi nước sông lớn: Nước sông chảy ra hồ
+ Khi nước sông cạn: Nước ở hồ chảy vào sông làm sông đỡ cạn
12


1.6.4 Các nhân tố kinh tế - xã hội và hoạt động của con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng phải tiến hành
sản xuất nên luôn luôn phải tác động đến môi trường địa lí, trong đó đặc biệt là
sông ngòi. Con người lấy nước sông để phục vụ cho sinh hoạt, cung cấp nước cho
ngành sản xuất công nghiệp, nhất là cho nông nghiệp. Vai trò của con người ngày
càng lớn lao vì dân số và nhu cầu về nước ngày càng lớn. Các tác động này có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sông ngòi.

- Hoạt động thủy lợi, thủy điện: Có tác động trực tiếp đến sông ngòi. Trong các
biện pháp thủy lợi, việc xây dựng các hệ thống thủy nông để lấy nước tưới ruộng là
quan trọng. Đồng thời trên các sông lớn nhỏ, con người đã xây dựng nhiều hồ chứa
để khai thác nguồn điện năng, điều tiết dòng chảy.
- Hoạt động lâm nghiệp: Lâm nghiệp được coi như biện pháp gián tiếp đối với
sông ngòi. Trong quá trình mở rộng phạm vi sản xuất và khai thác rừng, con người
có thể chặt phá bừa bãi làm giảm diện tích rừng, song ngược lại cũng có thể trồng
lại rừng khi cần thiết. Hoạt động này cũng có ảnh hưởng đến lượng dòng chảy.
1.7 Mối quan hệ giữa sông ngòi và các thành phần tự nhiên.
Sông ngòi không đứng độc lập, riêng rẽ mà thâm nhập, xen kẽ với các thành
phần tự nhiên khác nên nó có vai trò quan trọng trong lớp vỏ địa lí.
1.7.1 Tác động của sông ngòi đến các thành phần tự nhiên
a) Khí hậu
Nước sông góp phần cung cấp độ ẩm cho không khí (chủ yếu ở tầng đối
lưu). Tuy lượng hơi nước rất nhỏ xong có tác dụng lớn tạo ra độ ẩm sinh ra các
hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù. Trong quá trình tồn tại và biến
đổi, hơi nước còn cung cấp nhiệt độ cho không khí, góp phần tạo hiện tượng như
hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu.
b) Thạch quyển
Nước của sông ngòi có thể thẩm thấu vào lớp trên của thạch quyển, đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo nên các đá trầm tích, hình thành các mỏ khoáng sản
có nguồn gốc ngoại sinh.

13


Nước của sông ngòi có vai trò quan trọng trong quá trình phong hóa khoáng
vật tạo ra các dạng địa hình (như thung lũng sông, địa hình caxto, địa hình băng
hà..) và tạo ra một số phản ứng giúp tạo thành khoáng sản
c) Sinh vật

Sông ngòi là môi trường sống của nhiều loại động, thực vật, đóng vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất
Nước của sông ngòi cùng là một thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật,
góp phần tạo ra các phản ứng sinh hóa để cung cấp dinh dưỡng cho sự sống.
d) Thổ nhưỡng
Nước của sông ngòi là thành phần quan trọng của đất, nó là điều kiện để đất
có độ phì đặc trưng.
Sông ngòi tham gia vào các quá trình hình thành đất, đặc biệt là đất phù sa,
đất feralit.
1.7.2 Tác động của các thành phần tự nhiên tới sông ngòi
Trong tổng thể địa lí tự nhiên của lưu vực, sông ngòi có tác dụng tích cực tới
các thành phần tự nhiên khác; song các yếu tố này cũng tác động mạnh mẽ tới
dòng chảy sông ngòi.
a) Các nhân tố khí tượng
Đây là nhóm nhân tố quan trọng nhất, có tác dụng quyết định tới số lượng và
chế độ nước sông.
- Nước rơi:
+ Lượng nước rơi:Những nơi có lượng nước rơi phong phú, lượng dòng
chảy sẽ lớn và ngược lại.
+ Hình thức và cường độ nước rơi:
. Nước rơi ở thể lỏng (mưa) thì đường quá trình lưu lượng sẽ tương tự đường
quá trình mưa. Nước rơi ở thể xốp (tuyết) thì đường quá trình lưu lượng sẽ biến đổi
theo đường quá trình nhiệt trong năm.
. Với cùng một lượng mưa, song nếu cường độ nhỏ, thời gian mưa kéo dài,
lũ xảy ra không giống như khi có cường độ lớn, thời gian mưa ngắn và lũ tập trung
nhanh.
14


+ Chế độ nước rơi ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông: Nơi nào chế

độ nước rơi điều hòa thì chế độ nước sông điều hòa và ngược lại. Nơi nào có chế
độ mưa mùa, chế độ nước sông cũng theo mùa.
- Nhiệt độ không khí: Làm giảm độ ẩm tương đối và tăng cường cho quá trình
bốc hơi, đồng thời lại làm tuyết và băng tan để tăng lượng nước cho sông ngòi.
b) Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố.
- Độ dốc lớn làm tăng tốc độ dòng chảy, tăng cường quá trình tập trung lũ và
cường suất nước dâng.
- Mật độ và độ sâu chia cắt cũng có thể làm tăng lượng dòng chảy, tác dụng điều
tiết tự nhiên của lưu vực.
- Độ cao của lưu vực có thể làm tăng lượng dòng chảy khi chưa vượt qua cao độ
giới hạn
c, Thực vật
Thực vật có ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi, thể hiện ở nhiều mặt. Các
tầng và tán cây có thể chặn lại một lượng mưa để làm ướt lá, cành và thân cây, làm
bốc hơi một lượng mưa ban đầu. Rêu và địa y trên cành khô cũng thấm nước.
Ngoài ra, cây cối còn làm thoát hơi sinh lí, rễ cây làm cho đất tơi xốp nên lượng
nước ngấm trong rừng có thể lớn hơn ngoài đồi trọc 2,5 lần. Do nhiệt độ được điều
hòa nên lượng nước bốc hơi từ mặt đất trong rừng giảm. Có thể nói, rừng cây như
một “hồ” nổi điều tiết dòng chảy.
d, Hồ đầm
Cũng có tác dụng điều hòa dòng chảy. Hồ đầm trong lưu vực bao giờ cũng
tập trung một lượng nước quan trọng của lưu vực. Những sông ngòi có quan hệ
thủy văn với hồ, nước hồ sẽ cung cấp hay trao đổi nước cho sông ngòi.
1.8 Ảnh hưởng của sông ngòi đến sự phát triển kinh tế - xã hội
1.8.1 Sông ngòi miền núi
- Tích cực:
+ Thủy năng dồi dào thuận lợi phát triển thủy điện.
+ Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp.
15



+ Gắn liền với mục đích nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi, du lịch.
- Hạn chế:
+ Khó khăn cho phát triển giao thông vận tải đường sông.
+ Các thiên tai: Lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con
người.
1.8.2 Sông ngòi đồng bằng
- Tích cực:
+ Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, sản xuất và sinh hoạt.
+ Bồi đắp phù xa cho đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
+ Là môi trường để nuôi trồng thủy sản, du lịch, phát triển giao thông vận tải
đường sông.
- Hạn chế: Gây ngập úng, lụt lội
1.9 Một số sông lớn trên Trái Đất
1.9.1 Sông Nin
Sông Nin có diện tích lưu vực 2881000km 2 với chiều dài lớn nhất thế giới là
6685km, chảy theo hướng nam - bắc qua ba miền khí hậu khác nhau.
Sông Nin bắt nguồn từ hồ Víc - to - ri - a ở khu vực xích đạo có mưa quanh
năm, nên lưu lượng nước khá lớn. Tới Khắc - tum sông Nin nhận thêm nước từ
phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ
lên tới 90 000m3/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang
mạc và không nhận được một phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa
bốc hơi mạnh, đến gần biển lưu lượng nước giảm nhiều, nhưng ở Cai - rô (Ai Cập)
về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700m3/s.
1.9.2 Sông A - ma - dôn
Sông A - ma - dôn có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới 7170000km 2, với
chiều dài thứ nhì thế giới là 6437km, bắt nguồn từ dãy An - đét thuộc Pê - ru chảy
theo hướng tây - đông đổ ra Đại Tây Dương. Lưu vực sông nằm trong khu vực
xích đạo, mưa rào quanh năm, sông lại có tới 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích

đạo nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế
giới 220000 m3/s.
16


1.9.3 Sông Von - ga
Sông Von - ga có diện tích lưu vực là 1360000 km 2 với chiều dài 3531km,
chảy theo hướng bắc - nam, từ vùng ôn đới lạnh tới vùng khí hậu khô hạn; mùa hạ
tuy có mưa nhiều nhưng nhiệt độ cao, nước bôc hơi mạnh nên mực nước sông
không cao; mùa đông lạnh, nên nước sông đóng băng tới 150 ngày. Mùa xuân đến
băng, tuyết tan, lũ sớm khiến cho lưu lượng giữa mùa lũ và mùa cạn chênh lệch
nhau khá lớn.
1.9.4 Sông I - ê - nit - xây
Sông I - ê - nit - xây có diện tích lưu vực là 2580000 km 2 với chiều dài
4102km, là con sông chảy ở khu vực khí hậu ôn đới lạnh, mùa đông dài, nước
đóng băng, mùa xuân đến băng tan. Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng
tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa
tan nên đã chắn dòng nước lại, tràn lênh láng ra hai bờ gây lũ lụt lớn; có năm nước
sông I - ê - nit - xây tràn ra mỗi bên bờ tới 150km; sang mùa hạ nước rút, mùa thu
nước cạn.
1.10 Các đặc điểm cơ bản của sông ngòi Việt Nam
1.10.1 Đặc điểm chung
a, Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc.
+ Cả nước có 2360 sông suối lớn có chiều dài trên 10 km.
+ Mật độ trung bình 0,66km/km 2, dọc bờ biển cứ khoảng 20 km lại có một
cửa sông.
+ Phần lớn sông ngòi ở nước ta là các sông nhỏ, có chiều dài dưới 100km và
diện tích lưu vực dưới 500km2
- Nguyên nhân: Nước ta có lượng mưa lớn, địa hình đồi núi dốc, bị cắt xẻ mạnh,

lãnh thổ hẹp ngang, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây chảy ra
biển Đông.
b, Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Tổng lưu lượng nước trung bình trên các sông là 26,6 nghìn m 3/s, tương ứng
với 839 tỉ m3/năm, trong đó tới 60% là lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ.
17


Nguyên nhân: Lượng mưa lớn, một số sông lớn nhận nguồn nước từ bên ngoài
lãnh thổ.
- Tổng lượng phù sa là 200 triệu tấn/năm, ứng với trung bình 226 tấn/km2/năm.
Nguyên nhân: Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình chủ yếu là
đồi núi nên địa hình đồi núi có quá trình xâm thực mạnh làm hệ số bào mòn và
tổng lượng cát bùn lớn.
c, Thủy chế thay đổi theo mùa
- Chế độ dòng chảy thay đổi theo hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên
các con sông trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô của khí hậu.
+ Mùa lũ:
.Thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, chiếm từ 60% đến gần 90%, trung bình là
70-80% tổng lưu lượng nước cả năm.
Thời gian của mùa lũ và tháng đỉnh lũ có sự khác biệt giữa các hệ thống
sông và phù hợp với chế độ mưa tại lưu vực của các hệ thống sông đó.
. Mùa cạn trên các con sông ở nước ta thường kéo dài hơn mùa lũ. Mùa cạn
kéo dài trung bình 7-8 tháng với lưu lượng nước nhỏ, mực nước hạ thấp làm trơ ra
các bãi bồi và lòng sông. Tổng lưu lượng nước trong các tháng mùa cạn chỉ bằng
20-30% tổng lưu lượng nước cả năm
Nguyên nhân: Chế độ mưa thay đổi theo mùa và thất thường, hình thái mạng
lưới sông cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ nước sông.
- Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam luôn có những biến động bất thường.
Nguyên nhân: Do diễn biến phức tạp của chế độ mưa cũng như đặc điểm của

chế độ hải văn của các vùng cửa sông nên chế độ nước trên các sông ngòi Việt
Nam luôn có những biến động thất thường
d, Hướng chảy
- Hầu hết các sông đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam , hướng vòng cung
và đổ ra biển Đông
+ Hướng tây bắc - đông nam (Hệ thống sông Hồng, Sông Cửu Long)
+ Hướng vòng cung: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

18


- Một số sông ngòi miền Trung có hướng Tây - Đông , ngoài ra, còn có một số
hướng sông khác: Đông Bắc - Tây Nam như sông Đồng Nai.
- Tất cả các sông đều đổ nước ra biển Đông trừ sông Kì Cùng - Bằng Giang
Nguyên nhân: Do địa hình nước ta có hai hướng chính là hướng Tây Bắc Đông Nam , hướng vòng cung và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
1.10.2 Sự phân hóa sông ngòi
- Phân hóa thành 3 miền thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Phân hóa thành các hệ thống sông.

19


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
2.1 Phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan nhằm hướng đến
người học làm trung tâm. Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ HS chủ động
chiếm lĩnh tri thức và giải quyết các vấn đề có liên quan. Vì vậy, với các nội dung
Địa lý nói chung và phần sông ngòi nói riêng đặc biệt dành cho đối tượng học sinh
giỏi, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách triệt để và hiệu quả.

Dưới đây, xin giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
cho chuyên đề sông ngòi nhằm kích thích sự hứng thú, tư duy của học sinh, từ đó
nâng cao hiệu quả giờ học.
2.1.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đây là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn cho học sinh.
Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với
nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn. Đàm thoại gợi
mở là một phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các
trường, các cấp học. Giáo viên dựa vào những phản hồi thường xuyên của học sinh
để liên tiếp đưa ra những gợi ý hoặc tái hiện kiến thức nhằm đưa học sinh tới nội
dung cần đạt. Đối tượng học sinh giỏi là đối tượng có kiến thức chắc chắn, vững
vàng nên phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn.
Ví dụ: Khi giảng về các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, giáo viên
có thể sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề
này.
- B1: Giáo viên đưa ra câu hỏi lớn “Tại sao chế độ nước của các con sông trên
Trái Đất không giống nhau?”
- B2: Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý
Câu 1: Chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Câu 2: Các nhân tố đó ở những nơi khác nhau trên Trái Đất có giống nhau
không?
Câu 3: Sự kết hợp các nhân tố đó ở những nơi khác nhau trên Trái Đất có
giống nhau không.
Câu 4: Lấy ví dụ và phân tích ví dụ.
20


- B3: Học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi trên để tìm ra đáp án phù hợp hoàn
thành câu hỏi lớn. Sau đó giáo viên chuẩn kiến thức.
2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi
trường học tập (nghiên cứu, thảo luận...) theo các nhóm học sinh. Một trong những
lí do chính để sử dụng phương pháp này nhằm khuyến kích học sinh trao đổi và
biết cách làm hợp tác với người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh
nghiệm trong học tập. Phương pháp này giúp các em có khả năng tương tác với
người học khác, là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương
tiện để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian nhất định để các nhóm
làm việc, thảo luận và trình bày.
Ở phần sông ngòi đại cương, khi giảng dạy về mối quan hệ giữa sông ngòi
và các thành phần tự nhiên, tìm hiểu đặc điểm của các miền thủy văn thì phương
pháp thảo luận nhóm là phương pháp có hiệu quả nhất.
2.1.3 Phương pháp đóng vai
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích học
sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người
có địa vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Phương pháp này giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định
và tiếp cận quan điểm của người khác. Mặt khác khi tham gia đóng vai học sinh
phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng
tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo cho người học cảm xúc. Đó là cơ sở học sinh
quan tâm đến những vấn đề thực tế, đặc biệt đối với môn địa lí là môn khoa học xã
hội, gắn liền với thực tế cuộc sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũi với HS thì sử
dụng phương pháp đóng vai sẽ mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Khi giảng dạy về tác động của sông ngòi đến các thành phần tự nhiên
giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai. Các bước tiến hành như sau:
- B1: Giáo viên hỏi học sinh “Nếu em là bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường
em hãy phân tích những tác động của con người đến sông ngòi Việt Nam. Em có

21



giải pháp nào để hạn chế hiện tượng lũ lụt xảy ra ở vùng đồng bằng hạ lưu các
sông lớn?”
- B2: Giáo viên gọi học sinh trình bày ý kiến của mình
- B3: Giáo viên chuẩn kiến thức
2.1.4 Phương pháp động não
Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại
vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh:
+ Trả lời nhanh, đưa ra những đáp án chính xác trong khoảng thời gian
ngắn
+ Khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến.
+ Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định.
+ Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà không
quan tâm đến những hạn chế của cá nhân.
Cách sử dụng phương pháp động não như sau: Giáo viên đưa chủ đề cần tìm
hiểu lên bảng. Khích lệ học sinh phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các
ý nhỏ bổ sung cho chủ đề chính. Đối với mỗi ý kiến của học sinh, giáo viên có thể
ghi lại trên bảng thành sơ đồ. Phương pháp này có thể sử dụng để ôn tập, kiểm tra
về sự phân hóa sông ngòi, tác động của sông ngòi tới các thành phần tự nhiên, kinh
tế xã hội.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về đặc điểm của các sông lớn trên Trái Đất, giáo viên có
thể sử dụng phương pháp động não
- B1: Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: “Trong thời gian 2 phút em hãy cho biết
các đặc điểm cơ bản của hệ thống sông Nin?”
- B2: Giáo viên gọi học sinh trả lời nhanh, mỗi học sinh đưa ra một đáp án, giáo
viên ghi lại tất cả các đáp án đúng, đáp án sai.
- B3: Khi thời gian kết thúc, giáo viên tổng kết kiến thức và đưa ra đáp án cho
câu hỏi.
2.1.5 E learning

E - Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông. Với E - Learning, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở
22


đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và
sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính
và mạng Internet. Ở chuyên đề này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm các
thông tin trên mạng Internet về các sông lớn trên Trái Đất và các hệ thống sông
của Việt Nam, chủ động tìm kiếm công cụ học tập như hình ảnh, video để phục vụ
cho cả chuyên đề. Đây thực sự là phương pháp có khả năng giúp người học chủ
động tiếp cận với việc tự học, tự tìm tòi, nhất là không chỉ tìm ra tri thức mà còn
tìm ra cách thức tiếp cận tri thức. Phương thức học tập này mang tính tương tác
cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là không phải mọi học sinh đều có
máy tính cá nhân và không phải học sinh nào cũng có thể sử dụng máy tính kết nối
Internet để tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu một cách thành thục.
2.1.6 Phương pháp thực địa
Thực địa là một phương pháp dạy học truyền thống không thể thiếu trong
môn địa lí. Đây là một hình thức học mà chơi, chơi mà học, xóa đi sự nhàm chán
trong các giờ học trên lớp. Thực địa sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến
thức lí thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống, củng cố khắc sâu kiến thức, phát triển
tình yêu quê hương đất nước trong mỗi học sinh. Thông qua các chuyến đi thực tế,
sẽ giúp học sinh phát triển các kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân
tích, tổng hợp, kĩ năng thực địa, kĩ năng làm việc nhóm… Đặc biệt sông ngòi là
một yếu tố tự nhiên rất gần gũi với các em, là nơi các em sinh sống, học tập hàng
ngày nên sẽ rất thuận lợi để tiến hành thực địa mà không gây tốn kém về mặt kinh
tế. Tùy vào điều kiện của từng địa phương, từng trường học, tùy vào mục đích
giảng dạy mà giáo viên có thể lên kế hoạch thực địa cho học sinh sao cho phù hợp.

2.2 Phương tiện dạy học
Phương tiện thường được sử dụng để dạy và học trong chuyên đề sông ngòi
là các bản đồ tự nhiên (atlat, bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường), các sơ đồ, tranh
ảnh, video…Sau đây là một số phương tiện chính thường được sử dụng.

23


2.2.1 Các bản đồ trong tập bản đồ Địa lí tự nhiên Đại cương, tập bản đồ thế giới
và các Châu lục, Atlat địa lí Việt Nam
Tập bản đồ Địa lí tự nhiên Đại cương, Atlat địa lí Việt Nam là một phương
tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt
là trong thi học sinh giỏi quốc gia. Các bản đồ về sông ngòi trong Atlat phản ánh
rất đầy đủ, cụ thể về đặc điểm sông ngòi thế giới và Việt Nam. Khi giảng dạy
chuyên đề về sông ngòi đại cương có thể trực tiếp sử dụng các trang bản đồ lưu
vực sông và dòng biển (trang 30,31) của Tập bản đồ Địa lí tự nhiên Đại cương; bản
đồ Châu Phi (trang 10), bản đồ Châu Âu (trang 14), bản đồ Châu Mĩ (trang 18,)
bản đồ Đại Dương (trang 22), bản đồ Châu Á (trang 26) của tập bản đồ thế giới và
các Châu lục; bản đồ Các hệ thống sông (trang 10), bản đồ hình thể (trang 6 - 7),
Bản đồ các miền tự nhiên (trang 13, 14), Bản đồ các vùng kinh tế (trang 26, 27, 28,
29) của Atlat địa lí Việt Nam.
Tuy không thể hiện yếu tố sông ngòi nhưng các bản đồ hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, sinh vật vẫn có thể sử dụng khi học tập, nghiên cứu về sông
ngòi và sông ngòi Việt Nam. Bởi vì các yếu tố này đều có mối quan hệ chặt chẽ
với sông ngòi và chịu tác động của sông ngòi. Đối với những bài tập yêu câu phân
tích ảnh hưởng của sông ngòi tới các yếu tố khác hay giải thích về đặc điểm sông
ngòi thì nhất thiết phải sử dụng tới các bản đồ liên quan.
2.2.2 Các sơ đồ, biểu đồ về sông ngòi
Trong giảng dạy địa lý, sơ đồ, biểu đồ, lát cắt về sông ngòi là một phương tiện
trực quan cần thiết, bổ xung cho bản đồ tự nhiên, giúp học sinh hình thành được
khái niệm cụ thể, chính xác, nhận biết được đặc điểm về sông ngòi các khu vực

được nghiên cứu. Ngoài ra đây còn là một phương tiện quan trọng trong công các
nghiên cứu, khảo sát sông ngòi.
Trong tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương có Sơ đồ hệ thống sông, sơ đồ trắc
diện của sông có thể giúp học sinh hiểu rõ về hệ thống sông, lưu vực sông, lòng
sông và mặt cắt ngang của sông.

24


Trong Atlat Địa lí Việt Nam có biểu đồ tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống
sông, lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công có
thể giúp học sinh thấy rõ hơn đặc điểm của các hệ thống sông nước ta.
2.2.3 Các tranh ảnh, video về sông ngòi
Các tranh ảnh, video về sông ngòi là các phương tiện dạy học trực quan nhất
có thể cho học sinh thấy các hình ảnh thực tế về đặc điểm và hoạt động của các hệ
thống sông, mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của sông ngòi đối với các thành
phần tự nhiên khác và con người một cách hiệu quả nhất

CHƯƠNG 3:

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ SÔNG NGÒI TRONG THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

25


×