LỜI CẢM ƠN!
Qua quá trình học tập phấn đấu và rèn luyện tại Học viện TTN Việt Nam,
được sự quan tâm giúp đõ dạy bảo tận tình của Ban giám đóc học viện, phòng
quản lý đào tạo, cô giáo chủ nhiệm,các thầy cô các khoa phòng toàn học viện
đã truyền đạt những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm quý báu về lý luận chính
trị và nghiệp vụ Đoàn-Hội-Đội cho học viên nói chung và bản thân em nói
riêng.
Với những tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn, em xin gưi lời cảm ơn
chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong Học Viện, đặc biệt là cô giáo
Thạc sỹ An Thị Mai đã trực tiếp quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình và đóng góp những ý kiến hết sức quý báu giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong BCH, BTV huyện Lạc Thủy
đã cung cấp những tài liệu,những số liệu chính xác, cụ thể để giúp em hoàn
thành tiểu luận này được thuyết phục hơn.
Do điều kiện thời gian, kiến thức, trình độ có hạn nên tiểu luận này em
không thể nghiên cưú sâu công tác đào tạo đội ngũ các bộ trong giai đoạn
hiện nay, mà chỉ dừng lại ỏ các kiến nghị giải phap trước mắt, còn nhiều vấn
đề cần có thời gian nghiên cứu thêm.
Qua đó tiểu luận không thể tránh khỏi được những thiếu sót, chưa hoàn
chỉnh. Rất mong cac thầy cô, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến chỉ bảo để
em ngày một tiến bộ và tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
BÙI CHÍ THỨC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước trải qua mấy ngàn năm văn hiến với lịch sử dựng nước và giữ
nước. Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
toàn dân thực hiện hơn 20 năm qua đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc cả về
nhận thức lý luận và thực tiễn trong mặt kinh tế - xã hội của đất nước, đã đưa
đât nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển ngay càng vững
chắc và ổn định. Tiếp tục sư nghiệp đỏi mới, xây dựng nước ta giàu mạnh với
mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là
sự nghiệp to lớn của Đảng, toàn dân. Là lực lượng xung kích cách mạng to
lớn của Đảng, thanh niên ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công
cuộc đổi mới đất nước.
Đánh giá vai trò của thanh niên, Mác chỉ cho chúng ta rằng, những người
công nhân tiên tiến hoàn toàn hiểu rõ răng tương lai là của giai cấp họ và do
đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào viêc giáo dục thế hệ
trẻ. Mác nói “Thanh niên là cội nguồn của sự sống của mỗi dân tộc, giai
cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc”.
Đề cập về công tác cán bộ, Bác Hồ đã khẳng định”Cán bộ là cái ngốc
của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém". Người cán bộ tốt ngang tầm thì việc xây dựng đường lối chính
sách sẽ đúng đắn và đây chính là điều kiện tất yếu để đưa cách mạng thắng
lợi, nếu không có cán bộ tốt thì đường lối chính sách có đúng đắn đến đâu
cũng khó mà trở thành hiện thực, và ở đâu đội ngũ cán bộ có đủ đạo đức,
phẩm chất, năng lực thì ở đó có phong trào tốt. Mọi quyền lợi chính đáng của
quần chúng được đáp ứng, ở đâu chất lượng đội ngũ cán bộ kém thì ở đó có
nhiều vấn đề tiêu cực xã hội nảy sinh, tình hình chính trị xã hội bất an. Đảng
ta đã khẳng định: Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển kinh tế là
2
nhiệm vụ trọng, tâm xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng
Đảng thì công tác cán bộ là then chốt.
-sau hơn 20 năm Đất nước ta bước vào công cuộc đỏi mới đã đạt được
những thành quả quan trọng góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát
triển. Công cuộc CNH-HĐH Đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin
tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên
trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới cho phong trào
Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn noí riêng đặt ra những tiêu chuẩn,
tiêu chí mới với cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
Hiện nay, chưa có các quy định riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Đoàn thanh niên mà các tổ chức đoàn các cấp bộ Đoàn chủ yếu dựa
vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện công tác đào tạo bồi
dưỡng mang tính vận dụng là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán bộ Đoàn nói
riêng chưa thật sự nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của
Đảng. Nội dung đào tạo còn lạc hậu , máy móc không hiệu quả, hệ thống
trường đào tạo cán bộ Đoàn còn nhiều biến đổi.
Do yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ Đoàn xuất phát
từ thực trạng của công tác đào tạo cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập,
phải đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ĐTN cần có những chính sách, nội dung đào
tạo cụ thể hiệu quả cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Vì lý do này
mà tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa
Bình với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở
huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình từ năm 2009 đến năm 2011. Từ đó, đề xuất
3
những giải pháp nâng cao chất lượng đào tao, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở
trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở
trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở huyện Lạc Thủy.
4. Khách thể nghiên cứu
- Đội ngũ cán bộ Đoàn huyện Lạc Thủy.
- Các cơ quan trung tâm, trung tâm đào tạo cán bộ Đoàn cấp cơ sở.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền liên quan đến công tác Đoàn.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
- Thời gian: từ năm 2010 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp duy vật – biện chứng.
- Phương pháp logic – lịch sử.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá rút ra kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
4
7. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận
gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay .
- Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp
cơ sở trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
- Chương 3: Các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện
Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có vị trí
quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc phát triển phong trào TTN và
xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội. Là những người hình thành các chủ
trương đồng thời tạo lập một quan hệ của Đoàn với các cơ quan nhà nước và
các tổ chức chính trị xã hội khác.
Từ quan niệm này ta có thể hiểu khái niệm về cán bộ Đoàn một cách cụ
thể như sau:
Trước hết cán bộ Đoàn thanh niên phải là cán bộ chính trị - xã hội hay
nói cách khác là cán bộ vừa hoạt động chính trị vừa hoạt động xã hội. Vì đối
tượng thanh niên trong xã hội rất phong phú mà ĐTN là tổ chức tiên tiến nhất
của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng, đồng thời ĐTN cũng lãnh đạo
nhiều tổ chức xã hội khác của TTN
Cán bộ Đoàn phải là những người trẻ tuổi hoặc là những người có
“cái đầu trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao
nên tuổi của cán bộ Đoàn không quá xa so với tuổi ĐVTN; ( trừ một số ít
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi cán bộ
Đoàn cách biệt so với tuổi ĐVTN sẽ giảm tính " xông pha ", " lăn lộn "
nhạy bén trong hoạt động.
Cán bộ ĐTN là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị, hiểu biết
thanh niên và có kỹ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động
thanh niên, có uy tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết
viết, biết lắng nghe và biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động TTN.
6
Cán bộ Đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do đặc
thù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiêp vụ,
cán bộ Đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kỹ năng nghiệp
vụ và phương pháp công tác TTN.
1.1.1.2 Công tác cán bộ Đoàn.
Công tác cán bộ Đoàn: Là bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ
của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào TTN trong giai đoạn mới, nhân tố
quyết định sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn – Hội – Đội, đồng thời
tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ mới. Công
tác cán bộ Đoàn là một hệ thống bao gồm các nội dung:
- Công tác đánh giá cán bộ.
- Công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ.
- Công tác luân chuyển, điều động cán bộ.
- Công tác chính sách cán bộ.
Mục tiêu chung của công tác cán bộ Đoàn được đề cập đến trong Nghị
quyết số 02 NQ/TWĐTN ngày 17-9-2003 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung
ương Đoàn khóa VIII về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới là: “Nâng
cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ
Đoàn. Với việc tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ nhằm tạo sự chuyển
biến mới trong công tác Đoàn và phong trào TTN. Góp phần tạo nguồn cán
bộ cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân”.
1.1.1.3. Công tác đào tạo cán bộ Đoàn
Theo từ điển tiếng Việt:
- Công tác có nghĩa là công việc của Nhà nước của đoàn thể.
- Đào tạo là trang thiết bị kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó người
học chưa có (trong đào tạo cán bộ, thì đó là trang bị những kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp).
7
Công tác đào tạo cán bộ Đoàn là công việc của ĐTN trong công tác
cung cấp trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến thức, kỹ năng,
quan điểm, lập trường, tư tưởng, đạo đức đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi
của cán bộ Đoàn TNCS và tổ chức ĐTN.
Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ nói chung là lực lượng chủ chốt
của cách mạng, là tài sản quý báu của đất nước theo tư tưởng “ hiền tài là
nguyên khí quốc gia” của dân tộc ta. Nhưng trong thực tế không phải
người người đều tốt, mọi việc đều hay, đều đúng, không ít trường hợp
“trắng – đen, vàng – thau” lẫn lộn, kẻ gian xảo lại quá khéo léo tinh vi
che đậy những suy nghĩ, hành vi chưa đúng của mình, người chính trực lại
thật thà, bộc trực dễ làm mất lòng người khác… Thực tế muôn vàn phức
tạp đó làm cho người lãnh đạo dễ bị nhầm lẫn, khó có thể xác định người
tốt, kẻ xấu mà bố trí sử dụng vào công việc cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “Dụng nhân như dụng mộc”. Có nhiều cách thức kinh nghiệm
khác nhau khi bố trí sử dụng con người. Những ai đã từng trải nghiệm, lăn
lộn với cuộc sống, từng công tác, tiếp xúc, va chạm với nhiều hạng
người.. thường tích lũy những kinh nghiệm hay về nhìn nhận con người.
Từ đó sẽ tìm ra được phương pháp hợp lý, bố trí sử dụng cán bộ.
1.1.1.4 Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn
- Bồi dưỡng là tiếp tục trang bị kiến thức, kỹ năng để cán bộ làm
việc tốt hơn, hiệu quả hơn trong môi trường luôn thay đổi.
- Công tác bồi dưỡng cán bộ Đoàn là việc tiếp tục trang bị kiến thức,
kỹ năng chuyên môn công tác nghiệp vụ Đoàn phục vụ công tác.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về xây dựng
đội ngũ cán bộ.
1.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa và phát triển
sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, cổ học tinh hoa và tổng kết sâu sắc từ thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Qua kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức chính
8
xác, sự đúng đắn của đường lối chính sách tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lượng
đội ngũ cán bộ và trình độ cán bộ.
Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”, Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân
chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Lựa chọn cán bộ mới chỉ là khâu trong công tác cán bộ. Lựa chọn tốt
nhưng cần phải có giải pháp đào tạo, huấn luyện tích cực thì cán bộ mới có đủ
phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính
trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, chọn cán bộ chưa đủ mà phải huấn luyện
cán bộ. Để huấn luyện gì? Huấn luyện như thế nào? Là vấn đề cần được xem
xét đúng mức. Để huấn luyện cán bộ cần tập trung vào bốn vấn đề cơ bản, đó
là: huấn luyện lí luận; đặc biệt là dạy lí luận Mác-Lênin; huấn luyện công tác;
huấn luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn.
Khi đề cập đến những vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng
định, đào tạo, huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì “ cán
bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công
tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì
hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Huấn luyện chính sách là làm cho vốn có giá trị và
nguồn vốn không bao giờ cạn cho các tổ chức đoàn thể.
Tóm lại: Những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
mang tính chất toàn diện: Từ tuyển chọn, huấn luyện đào tạo đến sử dụng cán
bộ, đây là một quá trình công tác khép kín có tính lôgic, biện chứng cao. Tư
tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một cách triệt để và nó càng được nâng
cao hơn trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ.
Một là: Công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị
của Đảng.
Vận dụng chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán
bộ. Đảng ta xác định mỗi giai đoạn, mỗi kì cách mạng đều cần có một đội ngũ
9
cán bộ thích hợp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm
vụ từng giai đoạn, từng thời kì.
Giữa đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ
biện chứng. Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đường lối tổ chức và
cán bộ. Như vậy, đường lối chính trị đúng hay sai có tác dụng quyết định đến
việc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Ngược lại cán bộ tốt hay kém
sẽ ảnh hưởng đến việc xác định đường lối, nhiệm vụ chính trị.
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải trên cơ sở giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Quán triệt quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ
cán bộ là vấn đề có tính nguyên tắc. Bất cứ giai cấp nào, chế độ xã hội nào
cũng có đường lối cán bộ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ trung
thành và có khả năng thực hiện thắng lợi, lợi ích lý tưởng của giai cấp mình.
Quan điểm giai cấp thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các
loại cán bộ, trọng dụng mọi khâu nhân tài của đất nước, không kể người đó ở
trong Đảng hay ở ngoài Đảng, thuộc dân tộc, tôn giáo nào, người Việt Nam ở
trong nước hay ở nước ngoài. Không định kiến với những người trong quá
khứ có sai lầm nay đã hối cải và sửa chữa.
Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức và đổi
mới cơ chế chính sách.
Đảng ta khẳng định: tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người
mạnh khiến cả tổ chức mạnh.
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”
Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm
lo xây dựng tổ chức. Xây dựng tổ chức phải đi đôi với xây dựng con người và
xây dựng con người phải gắn liền với xây dựng tổ chức. Một tổ chức trong
sạch, lành mạnh tạo nên môi trường rèn luyện, đào tạo cán bộ trưởng thành và
phát triển tốt. Một tổ chức yếu kém có thể làm hư hỏng cán bộ.
10
Quan điểm này của Đảng còn thể hiện ở chỗ, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị
mà xây dựng tổ chức, xác định cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn cán bộ. Căn cứ vào đó
mới lựa chọn, bố trí cán bộ cho phù hợp. Làm sao cán bộ luôn luôn thích ứng với
tổ chức, làm điều kiện cho sự phát triển của cả tổ chức và cán bộ.
Bốn là: Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của quần
chúng. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào hoạt động cách mạng
của quần chúng để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ.
Cán bộ và phong trào của quần chúng cách mạng có mối quan hệ biện
chứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cách
mạng của quần chúng mới có hiệu quả. Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng
cao bản lĩnh chính trị phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực của cán bộ
không chỉ qua lí thuyết, trường lớp, mà trước hết, quan trọng hơn hết là phải
qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng.
Năm là: Đảng lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và quản lí đội ngũ
cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ
thống chính trị, tôn trọng pháp luật và điều lệ của tổ chức quần chúng.
Đảng ta là Đảng cầm quyền vì vậy Đảng phải trực tiếp nắm bắt vấn đề
cán bộ, bao gồm cả việc định ra đường lối chính sách cán bộ và quyết định
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân
dân. Chuẩn bị cán bộ cho cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực, đảm bảo
thực hiện có kết quả đường lối chính sách của Nhà nước và của Đảng. Đảng
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp,
coi đấy là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo.
1.1.2.3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ
cán bộ Đoàn
*Cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt
Nam. Đoàn lấy mục đích, lí tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm mục đích
cho chính mình. Lấy là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim
chỉ nam cho xây dựng cơ sở lí luận và hành động thực tiễn của mình. Đoàn lấy
11
lập trường của giai cấp công nhân làm lập trường của mình trong đấu tranh cách
mạng. Đoàn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - lãnh tụ chính
trị của mình.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đảng ta xác định Đoàn là lực
lượng cách mạng hùng hậu nhất. Là đội quân xung kích, đội dự bị tin cậy của
Đảng. Đảng tin tưởng tuyệt đối vào lực lượng cách mạng trẻ là ĐTN. Là đội
ngũ cán bộ trẻ, có trình độ kiến thức, sức khoẻ, xung kích đi đầu thực hiện
mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đảng ta khẳng định: Cán bộ Đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xây
dựng Đoàn vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng.
Cán bộ Đoàn là nguồn bổ sung cho cán bộ Đảng, Nhà nước và các tổ chức
khác. Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán
bộ ĐTN trong các thời kì cách mạng và nhất là trong công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng nay cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng, Nhà nước.
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ Đoàn theo
phân cấp của Trung ương Đảng. Đồng thời có sự tham gia của BTV Đoàn.
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính dân chủ, công khai, chú trọng về tiêu
chuẩn và chất lượng trong công tác cán bộ của Đoàn
*Cán bộ Đoàn trong TTN.
Cán bộ Đoàn, Người “thủ lĩnh” của ĐVTN, là người định ra chủ trương,
nghị quyết hoạt động đồng thời cũng là người chỉ đạo tổ chức các hoạt động
nhằm thực hiện các chủ trương, nghị quyết đó. Là người vừa lãnh đạo, tổ
chức quản lí, vừa giáo dục, thuyết phục và là người bạn, đồng nghiệp tin cậy
của TTN. Để được lớp trẻ tin yêu, và quý mến, cán bộ Đoàn cần phải bảo đảm
một số yêu cầu sau:
- Cán bộ ĐTN phải được xuất thân từ phong trào, được quần chúng thanh
niên bầu ra phải có tín nhiệm trong ĐVTN.
12
- Cán bộ Đoàn là người đại diện cho các cấp bộ Đoàn, cho ĐVTN bày tỏ
thái độ, lí tưởng, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc, là người bảo
vệ mọi quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được có việc làm thu
nhập, quyền tự do bình đẳng trước pháp luật…
- Cán bộ Đoàn là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp TTN vào tổ chức.
Là người có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết TTN, đưa
họ vào tổ chức để giáo dục. Giúp TTN phát huy được mọi tài năng, năng lực
của mình, phát hiện các tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trên mọi lĩnh vực.
Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng thanh niên như:
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội phụ nữ trẻ,
Gia đình trẻ,…
*Cán bộ Đoàn trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Là đội ngũ cán bộ tiếp thu nhanh, tuyên truyền, quảng bá, và định hướng
tư tưởng quần chúng TTN về tư duy đổi mối, sự nghiệp đổi mới đất nước của
Đảng, Nhà nước đến đoàn viên, TTN một cách chính xác, nhanh chóng và
rộng rãi nhất.
Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới
đất nước, là người cán bộ trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức nhanh.
Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trình độ và tay
nghề cao, là lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không
những sản phẩm vật chất mà còn sản phẩm văn hoá, chính trị và tinh thần.
Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng
hậu nhất, tinh nhuệ nhất: Đã có trên 90% Bí thư ĐTN tham gia quản lí, điều
hành đất nước; Đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị, hệ thống quản lí
của địa phương. Nhiệm vụ của Đoàn nói chung và của người cán bộ Đoàn nói
riêng, là tổ chức, quản lí và giáo dục ĐVTN. Đây cũng là một công việc giúp
Đảng, Nhà nước quản lí đào tạo con người, đó cũng là quản lí đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước.
13
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Những quy định chung của Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công
chức, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay
Đến nay, theo quy định của luật cán bộ, công chức tiêu chuẩn chung đối
với công chức bao gồm:
- Phải là công dân Việt Nam, mang một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Luật quốc tịch năm 2008 đã có sửa đổi và cho phép công dân Việt Nam được
mang nhiều quốc tịch. Nhưng hoạt động công vụ là một hoạt động nhân danh
quyền lực nhà nước, thực thi và thừa hành pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhân
dân, của xã hội và quốc gia. Công chức phải có nghĩa vụ trung thành với thể chế
chính trị, với Nhà nước. Vì vậy, nhất thiết công chức Việt Nam tham gia vào
công vụ phải là công dân Việt Nam và chỉ mang một quốc tịch là quốc tịch Việt
Nam. Luật không cho phép vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang thêm quốc
tịch của nước khác. Thông lệ và tình hình chung ở các nước khác cũng vậy,
người đăng ký tuyển dụng vào công chức chỉ được phép mang một quốc tịch của
nước đó.
- Đạt độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên. Đây cũng là thời điểm mới
trong tuyển dụng công chức. Trước đây, pháp luật quy định tuổi đăng ký dự
tuyển công chức là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi, một số trường hợp tuổi dự tuyển có
thể cao hơn nhưng không quá 45 tuổi. Quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyền
lợi cho những người tham gia vào công chức khi đến tuổi được nghỉ chế độ
trong điều kiện chế độ bảo hiểm xã hội trước đây còn những hạn chế. Những
quy định như vậy đã hạn chế cơ hội của công dân, không tạo điều kiện thu hút
được người có tai năng ở khu vực tự tham gia vào công vụ. Do đó, Luật cán bộ,
công chức chỉ quy định tuổi tuyển dụng ở mức sàn – là từ đủ 18 tuổi trở lên – mà
không khống chế độ tuổi tuyển dụng ở mức trần, miễn là còn trong độ tuổi lao
động. Điều này có nghĩa là nếu còn trong độ tuổi lao động – dưới 55 tuổi với nữ
và dưới 60 tuổi với nam – mọi công dân có đủ điều kiện quy định đều có cơ hội
tham gia vào công vụ.
14
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung nói trên, căn cứ vào từng nghành, từng lĩnh
vực của hoạt động công vụ, người dự tuyển vào công chức phải đạt được tiêu
chuẩn cụ thể tương ứng với mỗi vị trí công tác. Luật cán bộ, công chức cũng quy
định một số trường hợp không được đăng ký dự tuyển vào công chức.
-
Điều 25. Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ luật quy định:
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ,
chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.
1.2.2 Yêu cầu về chất lượng cán bộ Đoàn cơ sở trong thời kỳ mới
*Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và
tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
- Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày mà
còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cường độ lao động cao, làm
việc trong các điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt.
- Phải có sự vững chãi về tinh thần: đây là điều kiện có những ý nghĩ
đúng, hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại lệ thuộc vào người khác. Nó
là cơ sở của niềm tin, của định hướng, tính ổn định, tính chủ động.
- Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm: đây là để cảm nhận
phong phú về cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt được tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của TTN và quy luật tình cảm riêng của từng đối tượng.
*Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp vứi
đòi hỏi của thanh niên và xã hội giao cho:
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợp
cao vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây là
con người trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Do vậy người cán bộ Đoàn
không chỉ có kĩ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải ham hiểu các kiến thức
về một số chuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lí, giáo dục,
chuyên môn, pháp luật.
15
- Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn là sự hòa quyện giữa tri
thức lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệm bản thân,
chỉ có như thế người cán bộ Đoàn mới vừa đảm bảo được tính chung, vừa đúng
với tính, cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính thực tế.
*Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức
cách mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn:
Phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định con đường đổi mới đất
nước. Lí tưởng cách mạng của người cán bộ Đoàn phải được xây dựng trên
nền tảng lí luận và phương pháp luận Mác xít. Người cán bộ Đoàn cần phải
có năng lực về thẩm mĩ và phát triển năng lực thẩm mĩ tương ứng với yêu cầu
nhiệm vụ được giao, đó là sự hiểu biết về cái đẹp, sự đam mê về cái đẹp hòa
quyện với đam mê công việc, nhạy bén với các giá trị thẩm mĩ trong các vấn
đề chính trị - xã hội.
* Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích hoạt động xã hội.
Lao động của người cán bộ Đoàn rất khác với của cán bộ các tổ chức,
các ngành nghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao.
Nếu không có sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt
động như một viên chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt
qua được những khó khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động.
- Cán bộ Đoàn là người được ĐVTN tín nhiệm lựa chọn và họ vui vẻ, tự
nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó.
- Cán bộ Đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình, kế hoạch
khuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyện
vọng của thanh niên địa phương, đơn vị. Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ
tự tìm việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo đem lại những hiệu
quả thiết thực cho công tác TTN, thực sự là ngọn cờ tập hợp thanh niên ở địa
phương đơn vị.
* Nắm vững đặc điểm tâm lí của thanh niên:
16
Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên là đặc trưng có
tính “nghề nghiệp” của người cán bộ Đoàn. Nó là sắc thái rất riêng để phân
biệt cán bộ Đoàn với cán bộ và các tổ chức khác.
*Có chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế - xã hội, có khả năng đảm bảo
được cuộc sống của bản thân và gia đình ổn định.
Đây là đặc trưng của người cán bộ Đoàn trong thời kì xây dựng đất nước.
Cần phải có chuyên môn để được luân chuyển thuận lợi. Cần có nghề hiểu
biết về kinh tế kĩ thuật để tổ chức đưa thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội.
*Trình độ học vấn phải phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có
những tri thức cơ bản về chính trị, văn hoá, pháp luật, về đường lối đổi mới
của Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kĩ thuật hiện đại,
thông dụng
Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời đại, của
đất nước trong thời kì CNH, HĐH đất nước. Không có vốn tri thức phong phú
thì không thể tiếp xúc được với thanh niên, không thể tổ chức các hoạt động
sáng tạo, hấp dẫn để thu hút, tập hợp, đoàn kết thanh niên.
*Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực nhân ái:
Công cuộc đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện
đại tất yếu dẫn đến sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có
hiệu quả và chất lượng cao. Tuổi trẻ đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung
thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của quần chúng, sống nhân
ái, vị tha, thương yêu, chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.
1.2.3 Những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong
giai đoạn hiện nay.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là một nội dung quan trọng,
thường xuyên được các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện với quan điểm: vừa
chú trọng chất lượng, vừa mở rộng phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo về số
lượng để đảm đương nhiêm vụ theo yêu cầu.
17
Trong những năm qua công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở đã được đổi
mới về nội dung và chú trọng hơn về nghiệp vụ công tác Đoàn đáp ứng được
thực tiễn tại các địa phương, đã góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo
nguồn cán bộ cho Đảng và Nhà nước. Song bên cạnh những mặt đã đạt được
vẫn còn tồn tại những hạn chế, nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đoàn vẫn còn nhiều bất cập, nặng về bồi dưỡng hơn là đào tạo, nội dung đào
tạo bồi dưỡng chưa chuyên sâu, chưa toàn diện, chỉ giải quyết được những
yêu cầu trước mắt mà chưa đáp ứng được mục tiêu căn cơ, lâu dài; một số bộ
phận cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng chưa được phát huy tốt, vẫn còn
lúng túng trong tổ chức lao động, chưa chủ động sáng tạo trong công việc.
Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới đất
nước, xuất phát từ tính chất yêu cầu mới của thanh niên và công tác ĐTN
trong sự nghiệp CNH, HĐH do nhận thức của thanh niên càng ngày càng phát
triển, hệ thống tổ chức thanh niên và phong trào thanh niên càng đa dạng
phong phú, đặt ra những yêu cầu mới cho người cán bộ ĐTN. Nội dung đào
tạo cần phải cụ thể hóa theo yêu cầu đòi hỏi ĐVTN của tổ chức Đoàn và yêu
cầu của toàn xã hội. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng, trong đó cần
tập trung nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Chủ nghĩa Mac - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, phương pháp luận công tác thanh niên, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ công tác TTN. Đào tạo
thực tế, thông qua thực tiễn. Xây dựng chính sách cho cán bộ Đoàn tự đào tạo
và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ lý luận cách mạng. Xây dựng
tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội để có một lý tưởng sống cao đẹp,
có quyết tâm, ý chí sãn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó phải nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tiếp thu những tri thức
khoa học tiên tiến, khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn và thực sự xung kích
đi đầu trên mọi mặt trận.
18
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
ĐOÀN CƠ SỞ HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH
2.1. Đặc điểm chung của huyện Lạc Thủy.
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lạc Thủy
*Vị trí địa lý, đặc điểm tụ nhiên của huyện Lạc Thủy.
Lạc thủy là một nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình, có ranh giới phía
Đông giáp với huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm( tỉnh Hà Nam), phía
Tây giáp huyện Yên Thủy, phía Bắc giáp huyện Kim Bôi, phía Nam giáp
huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan ( Ninh Bình).
Diên tích của huyện 293km2 (chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh), dân số
trung bình49,460 người (chiếm 62% dân số cả tỉnh), mật độ khá thưa,chỉ đạt
169 người/1km2. Huyện Lạc Thủy có 13 xã và 2 thị trấn, với địa hình mang
tính chất đăc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Nhìn tổng thể địa
hình huyện có xu hướng thấp dần từ phía Bắc xuống Đông Nam, tương đối
phức tạp với nhiều đồ núi và đá vôi, xen kẽ la hệ thống sông suối.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đảng bộ, nhân dân huyện
Lạc Thủy đã đạt được những thành tựu to lớn, từ đó đời sống của nhân dân có
nhiều thay đổi. Những thành tựu đạt được đó có sự đóng góp của tuổi trẻ huyện
nhà, Đảng và nhân dân huyện Lạc Thủy đánh giá cao về những cống hiến trong
xây dựng và trưởng thành của những thế hệ thanh niên trong xã.
* Tình hình kinh tế – chính trị.
Trước, nền kinh tế huyện lạc thủy còn mang nặng tính tự cung tự cấp,
nền sản xuất kinh tế còn nhiều lạc hậu. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới
(1986),theo đà phát triển chung của nền kinh tế đất nước, bộ mặt nông thôn
huyện có nhiều thay đổi khởi sắc, các ngành nghề sản xuất bước đầu phát
triển, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nền kinh tế của huyện từ chỗ
chậm phát triển đã đạt được mưc tăng trưởng khá. Góp phần giúp cho tình
hình chính trị huyenj nhà được ôn định. Đó là tiền đề cho Lạc Thủy trở thành
19
huyện phát triển của tỉnh vào năm 2020.Từ xây dựng khá đồng bộ để phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nhân dân chính từ đó đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế phát triển cũng góp phần làm cho tình
hình chính trị ổn định.
* Về an ninh trật tự xã hội.
Thường xuyên quán triệt cho mọi cán bộ, chiến sĩ nắm vững quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên về CTDV
trong thời kỳ mới, đặc biệt đối với địa bàn: vùng xa dân cư, vùng nông thôn.
Thường xuyên nâng cao cảnh giác, củng cố và xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, đảm bảo về số lượng và chất lượng, hàng năm tổ chức huấn luyện
đảm bảo kế hoạch, chất lượng, lực lượng dự bị động viên được thường xuyên
kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Tổ chức huấn luyện và diễn tập kết hợp quốc
phòng với kinh tế, an ninh trật tự đạt hiệu quả cao, hàng năm thực hiện chỉ
tiêu tuyển quân, giao quân hoàn thành chỉ tiêu giao.
An ninh chính trị được giữ vững và ổn định. Không xảy ra điểm nóng,
lực lượng công an tại các xã, thị trấn được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu. Phong
trào an ninh tổ chức được phát động rộng khắp trên toàn huyện. Phát động
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, chấp hành tốt pháp luật. Đồng
thời đấu tranh chống tội phạm. Xây dựng quy ước, hương ước, thành lập tổ an
ninh, tổ tự quản tại khu dân cư.
Công tác thi hành án dân sự được thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng quy
định của phát luật.
* Tình hình văn hóa - xã hội.
- Giáo dục- Đào tạo: Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm chỉ
đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo. Quy mô giáo dục, số lượng học sinh ở các
bậc học, cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông ( gồm cả công lập, dân
lập, bổ túc văn hoá) Đều phát triển và tăng nhanh.
Trình độ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học cũng nâng cao, đáp
ứng cho sự nghiệp giáo dục trong thời kì CNH, HĐH đất nước, chất lượng
giáo dục ngày được nâng cao, số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá,
20
học lực khá, giỏi số học sinh đoạt giải các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh cấp
quốc gia năm sau cao hơn năm trước, cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị
phục vụ cho việc giảng dạy và học luôn được quan tâm xây dựng và đầu tư.
Công tác xã hội hoá có nhiều chuyển biến tích cực. Bằng các hoạt động tích
cực của hội đồng giáo dục. Hội khuyến học … từ huyện đến cơ sở, trình độ
dân trí nhân dân không ngừng được nâng lên.
- Về y tế - Dân số- Gia đình và trẻ em: Về việc chăm lo sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, được quan tâm thường xuyên. Đội ngũ cán bộ Y tế từ trung tâm
y tế huyện, đến các xã, được tăng cường. Mạng lưới y tế huyện xuống xã hoạt
động hiệu quả.Các chương trình y tế quốc gia như phòng chống sốt rét, bướu
cổ, phong, lao, dự án phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình … Đạt được kết quả cao.
- Về văn hoá - Thể thao: Phong trào văn nghệ thể dục thể thao được phát
triển rộng khắp. Hằng năm đều tổ chức các giải: Cầu lông, bóng đá, bóng bàn,
điền kinh… tạo nên phong trào sôi nổi rèn luyện sức khoẻ và chọn lựa vận
động viên tham gia các giải của tỉnh.
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hoá, khu văn hoá, cơ
quan văn hoá, gia đình văn hoá đựơc tuyên truyền sâu rộng, tạo không khí thi
đua làm thay đổi bộ mặt văn hoá ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
- Về công tác xã hội : Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo cụ thể với nhiều
chương trình nội dung, việc thực hiên chính sách với người nghỉ hưu, chế độ,
các gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, người có
hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, đã được quan tâm giải quyết kịp thời, thường
xuyên
Thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển đi lên của
kinh tế, văn hoá, xã hội trong huyện được củng cố và tăng thêm niềm tin
trong nhân dân, đặc biệt là của thanh niên với Đảng, với Cách mạng.
Với những thành tựu dã đạt được trên các lĩnh vực trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong những năm qua, an ninh chính trị
được giữ vững trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nền kinh tế tăng trưởng
21
với tỉ lệ cao từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.
2.1.2 Đặc điểm công tác Đoàn và phong trào Thanh niên huyện Lạc
Thủy, tỉnh Hòa Bình.
* Công tác Đoàn:
Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của lực lượng thanh niên trong cả
nước, 82 năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên, các
thế hệ thanh niên Lạc Thủy luôn phát huy truyền thống yêu nước, không ngại
hy sinh gian khổ, xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ và xây dựng
quê hương. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thế hệ trẻ Lạc Thủy tiếp tục phát
huy tài năng sức trẻ, lập lên nhưng thành tích mới trong học tập, lao động
sáng tạo, xây dựng và bảo vệ quê hương với tinh thần “ đâu cần thanh niên
có, đâu khó có thanh niên”
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 03 BCH Trung ương Đoàn
khóa IX về “ nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn”; “ Công tác cán bộ
Đoàn trong thời kỳ mới”; Cuộc vận động “xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững
mạnh” BTV huyện Đoàn Lạc Thủy đã xây dựng kế hoạch số 60 –
KH/HĐTN, ngày 5/6/2009 về triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH
Trung ương Đoàn khóa IX về “ nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn”;
Kế hoạch số: 58 – KH/HĐTN, ngày 28/4/2009 về việc triển khai thực hiện
chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới; Hướng dẫn số 24 –
HD/HĐTN, ngày 7/8//2009 về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chương
trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới, Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, đội
ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên được nâng lên, công tác thu hút tập hợp đoàn kết
thanh niên được quan tâm. Trong năm BTV huyện Đoàn đã chỉ đạo các đơn vị
tổ chức Đại hội, kiện toàn được 57 chi đoàn đúng nhiệm kỳ, mở 11 lớp nhận
thức về Đoàn cho 276 thanh niên ưu tú, kết nạp được 236 đoàn viên mới đạt
100% chỉ tiêu đề ra. Hiện nay tổng số đoàn viên toàn huyện là 3.268 đồng chí.
22
- Cơ cấu tổ chức: BCH huyện đoàn Lạc Thủy gồm 27 đồng chí, trong đó có
12 đồng chí có trình độ Đại học, 15 đồng chí có trình độ Cao đẳng, trung cấp.
Toàn huyện 270 chi Đoàn cơ sở( trong đó có 178 chi đoàn khu dân cư, 42
chi đoàn nhà trường, 01 chi đoàn công an, 12 chi đoàn cơ quan,37 chi đoàn
khối doanh nghiệp) với 7.378 đoàn viên.Có 01 ủy ban Hội LHTN với 23 chi
hội thanh niên với 578 hội viên. Đạt tỉ lệ thu hút 38,7%. Phát triển 212 đoàn
viên mới. Phân loại cơ sở đạt 100% cơ sở Đoàn trong sạch.
- Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ trẻ, sôi nổi, nhiệt tình và có trách nhiệm cao.
Huyện Đoàn đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề phong phú, tổ chức
được 8 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn và bí thư chi đoàn; Tổ chức 150
đoàn viên đi học lớp cảm tình Đảng. Hàng năm giới thiệu cho Đảng ủy huyện
kết nạp từ 40 đến 48 đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Kiện toàn, thay 07 đồng chí phó bí thư Đoàn.
Qua đó phần nào ta thấy được kết quả của Đoàn cơ sở huyện Lạc Thủy
tương đối tốt; tỉ lệ thanh niên được tập hợp là 86,7%, trong đó số lượng Đoàn
viên chiếm 66%, hàng năm số lượng đoàn viên mới được kết nạp luôn có xu
hướng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác phát triển Đoàn, việc kiểm tra,
đánh giá đối vối chi Đoàn cơ sở được quan tâm, chú trọng.
Tổng số ủy viên Hội LHTN là 35. Trình độ chính trị: trung cấp chính trị 28
đồng chí.
*Phong trào thanh niên.
Thanh niên huyện Lạc Thủy là lực lượng đông đảo, đội quân xung kích
cách mạng đi đầu, thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng của huyện nhà, năng động sáng tạo, không cam chịu đói
nghèo, lạc hậu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực
lao động, vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sư nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Ngay từ đầu năm BTV huyện Đoàn Lạc Thủy đã chủ động xây dựng
kế hoạch chỉ đạo các chi đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn, đổi mới
nội dung, hình thức theo hướng thiết thực có hiệu quả.
23
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của đất nước những tiến bộ khoa
học kỹ thuật và thông tin hiện đại thanh niên Việt Nam nói chung và thanh
niên huyện Lạc Thủy nói riêng , không ngừng học tập tiến quân vào khoa học
công nghệ với các hình thức tổ chức hội thi: “luyện tay nghề”, “ thi thợ giỏi”
đã thu hút được nhiều ĐVTN đại diện cho các cơ sở tham gia và đạt được
nhiều thành quả đáng khả thi. Ngoài ra lực lượng ĐVTN đã tập trung thúc
hiện phong trào “lập thân lập nghiệp”, “ xây dựng mô hình thanh niên làm
trang trại và mô hình trang trại trẻ phát triển kinh tế xã hội”.
Trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước để chuẩn bị cơ sở vật chất
xây dựng CNXH với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền tuổi trẻ
huyện Lạc Thủy luôn phát huy phát triển và sáng tạo những truyền thống quý
báu mà thế hệ đi trước để lại, tuổi trẻ huyện Lạc Thủy với ý trí nghị lực, tự
cường, lập thân lập nghiệp đã được phát huy vai trò xung kích đi đầu trên tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần thực hiện thắng lợi có hiệu quả
các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn, góp
phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.
Song bên cạnh đó, một số thanh niên chưa tích cực tham gia vào các tổ
chức hoạt động phong trào của Đoàn, sống ỷ lại, trông chờ, xa ngã vào các tệ
nạn xã hội.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại
huyện Lạc Thủy từ năm 2010 đến năm 2012
2.2.1. Công tác đào tạo
Xuất phát từ tình hình nhận thức của ĐVTN ngày càng cao, nhu cầu
thanh niên có nhiều thay đổi. Đòi hỏi người cán bộ Đoàn phải không ngừng
hoàn thiện, có đủ năng lực đáp ứng được với phát triển về trình độ của đối
tượng vận động
Công tác cán bộ Đoàn được cấp ủy, chính quyền quan tâm nên đội ngũ
cán bộ Đoàn ngày càng được trẻ hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày
càng được nâng lên.
24
Nhìn chung công tác đào tạo đã được đổi mới về nội dung và chú trọng
hơn về nghiệp vụ công tác Đoàn đáp ứng được thực tiễn tại các địa phương
đơn vị. Trình độ cán bộ Đoàn hiên nay đã được nâng cao hơn rất nhiều so với
những năm trước đây. Hầu như cán bộ Đoàn cơ sở đã học hết trung học phổ
thông trở lên, có đồng chí đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và một số đồng chí
đang học tai các lớp tại chức, sơ cấp chính trị. Tuy nhiên đối với đội ngũ cán
bộ Đoàn huyện Lạc Thủy cũng đang gặp không ít những vấn đề khó khăn và
phải quan tâm để giải quyết. Hầu hết cán bộ Đoàn chủ chốt ở cơ sở được rèn
luyện và phát triển ở các chi Đoàn nên còn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng và phương pháp gặp nhiều vấn đề khó khăn trong chỉ đạo hoạt
động. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu
đặc ra ngân sách chi cho đào tạo còn hạn chế, đời sống của người cán bộ
Đoàn còn nhiều khó khăn. Đây là vấn đề quan tâm và cần giải quyết.
*Nội dung đào tạo:
- Về đối tượng: Tất cả các cán bộ Đoàn, từ cấp chi đoàn trở lên, kể kả cán bộ
Đoàn chuyên trách, cán bộ Đoàn đương nhiệm hoặc cán bộ Đoàn kế thừa đều cần
được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được phân công.
- Về nội dung: Người cán bộ Đoàn cần được đào tạo một cách toàn diện với
những nội dung phù hợp với vị trí công tác, với đặc thù của khu vực, đối tượng,
phù hợp với điều kiện tổ chức của đơn vị. Cụ thể là những nội dung sau:
+ Lí luận cơ bản bao gồm lí luận chính trị và lí luận công tác thanh vận.
Trang bị những kiến thức mang tính nền tảng, những quan điểm về công tác
thanh niên, tạo tiền đề để người cán bộ Đoàn có thể nâng cao bản lĩnh và nhận
thức chính trị, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình.
+ Nghiệp vụ- kĩ năng công tác Đoàn cả về phong trào và công tác xây
dựng Đoàn. Hướng dẫn cách thức xây dựng nội dung, triển khai tổ chức các
hoạt động; nghiệp vụ công tác tổ chức- xây dựng Đoàn; kĩ năng sinh hoạt
thanh niên... Nội dung này sẽ giúp ích cho người cán bộ Đoàn trong quá trình
tác nghệp nên cần được hướng dẫn thật cụ thể, rõ ràng.
25