Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DẠY kỹ NĂNG NGHE HIỂU TIẾNG NGA CHO học SINH CHUYÊN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.73 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
____________________

Chuyên đề:

DẠY KỸ NĂNG NGHE HIỂU TIẾNG NGA
CHO HỌC SINH CHUYÊN THPT

Người thực hiện: Nhóm giáo viên tiếng Nga

Hòa bình, tháng 8 năm 2015

1


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU_________________________________________Trang 3
1. Lý do chọn đề tài _________________________________________Trang 3
2. Mục đích của đề tài________________________________________Trang 3
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu_______________________________Trang 4
4. Phương pháp nghiên cứu___________________________________Trang 4
B. PHẦN NỘI DUNG________________________________________ Trang 4
1. Cơ sở lý luận ______________________________________________ Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn-thực trạng dạy nghe môn Tiếng Nga ở
trường
THPT
Chuyên
Hoàng
Văn
Thụ______________________________________________ Trang 5


3.- Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nghe
đạt hiệu quả__Tang 5
3.1. Đối với giáo viên______________________________________
Trang 5
3.2. Đối với học sinh_______________________________________
Trang 6
3.3.
Trang 6

Tiến

trình

nghe_______________________________________

3.4.Trích giảng tiến trình một giờ học nghe___________________
Trang 7
3.5. Một số dạng bài tập luyện nghe__________________________Trang 11
4. Kết quả đạt được____________________________________________Trang 17
5. Bài học kinh nghiệp __________________________________________Trang 18
6. Kiến nghị và đề xuất _________________________________________Trang 18
C. PHẦN KẾT LUẬN __________________________________________Trang 19
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________________________Trang 20

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu,

nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xem đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho tương lai. Ngành Giáo dục - Đào tạo đã không ngừng đổi mới về nội dung và
phương pháp giảng dạy đối với các môn học nói chung và đặc biệt là môn ngoại ngữ nói
riêng. Muốn đạt được mục đích đó cần phải có định hướng tích cực trong dạy học để
giúp học sinh có một nền tảng vững chắc làm cơ sở cho sau này học cao hơn và giao
tiếp tốt bằng ngoại ngữ mà mình đã, đang nghiên cứu.
Cùng với các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, nét đổi mới nổi bật của nội
dung chương trình tiếng Nga là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến
môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học
tiếng Nga trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ
như nhiều năm trước đây. Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Nga cho học
sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe, hầu
hết các em rất yếu về kỹ năng này. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn
hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại
thông tin mà các em đã nghe.
Làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành
thục thông tin. Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu
trúc ngữ pháp của mình để nghe hiểu hiệu quả? - là những băn khoăn trăn trở của chúng
tôi. Do vậy trong quá trình dạy học, chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp tích cực,
đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự
suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Trong khuôn khổ của chuyên đề này, chúng tôi
xin được chia sẻ một số phương pháp "Dạy kỹ năng nghe hiểu tiếng Nga cho học
sinh chuyên trung học phổ thông".
2. Mục đích của đề tài
Là môn chuyên trong nhà trường phổ thông, do đó nội dung yêu cầu các kỹ năng
của môn tiếng Nga đối với học sinh tương đối nặng( đặc biệt đối với các Kỳ thi học sinh
giỏi Khu vực và Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia). Vậy làm thế nào để việc dạy – học môn
Tiếng Nga đạt kết quả cao, đặc biệt là nâng cao khả năng nghe cho học sinh. Điều đó
đòi hỏi rất nhiều vào sự đổi mới phương pháp dạy học của các thầy cô giáo và sự chăm

chỉ, hăng say, ham học hỏi của các em học sinh. Là giáo viên dạy môn tiếng Nga ở
trường THPT chuyên, chúng tôi đã nắm bắt được những ưu, nhược điểm của các em
trong quá trình học tập để cố gắng tìm ra những phương pháp dạy học hữu hiệu nhất
phù hợp với học sinh, giúp các em hiểu bài và khích lệ các em yêu thích môn Tiếng
Nga, nhất là nâng cao khả năng nghe và có thể vận dụng vào các hoạt động giao tiếp
thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và tự tin với các bài nghe trong các kỳ thi Học
sinh giỏi các cấp - đây cũng chính là mụng đích hướng tới của chúng tôi.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3


3.1. Phạm vi nghiên cứu
Việc dạy kỹ năng nghe cho học sinh trường THPT chuyên ( theo các cấp độ)
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh chuyên Nga các lớp 10, 11, 12
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi
nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
4.2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Lần lượt giáo viên trong
nhóm dạy thực hành, sau đó cả nhóm cùng tiến hành trao đổi, thảo
luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các tiết dạy.
4.3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể
nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe.
4.4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra
đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh
B. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
1.1.Mục đích dạy học:
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học
sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy

ngoại ngữ nói chung, tiếng Nga nói riêng là dạy học sinh khả năng
giao tiếp bằng tiếng Nga. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện
qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe tiếng Nga của
học sinh được hình thành qua quá trình học tập rèn luyện trong môi
trường Nga ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học
tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác
nhau.
1.2.Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết
dạy nghe.
1.2.1Giáo viên:Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo
viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ
học.
Để tiến hành một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần
thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỷ thuật dạy nghe phù hợp với
từng nội dung bài dạy.
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học
phục vụ dạy nghe.
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.
+ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
1.2.2. Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe
4


Phương pháp dạy nghe được quy định bởi nội dung dạy nghe,
nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận
dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật
dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể .
1.2.3. Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc

dạy nghe:
- Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn
ngoại ngữ nói chung và tiếng Nga nói riêng được coi là một phương
tiện thể hiện một phần nội dung chính của SGK. Hơn thế nữa, thiết bị
dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập.
1.2.2. Học sinh: Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách
học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri
thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng
mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên . Để tiết dạy nghe
được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc
nghe hiểu bằng tiếng Nga.
2. Cơ sở thực tiễn-thực trạng dạy nghe môn Tiếng Nga ở
trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ
2.1. Ưu điểm: Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan
ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã
biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng
cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Nga nhằm đáp ứng mục đích
chương trình.
2.1.1 Về phía giáo viên:
Đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng
, kỹ thuật dạy nghe và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy
nghe .
Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt
cho quá trình dạy nghe: băng đĩa hình máy cassette, máy chiếu.
2.1.2.Về phía học sinh:
Học sinh đã được quen dần với môn học nghe.
Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của
người bản ngữ. Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội

dung đơn giản, vừa phải thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo
viên sau khi nghe lần.
Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.
2.2. Tồn tại: Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Nga của học sinh còn
hạn chế.Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin
5


đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Nga. Một số em còn ngại nghe
và nói bằng tiếng Nga, còn sợ bị mắc lỗi. Học sinh chưa quen với tốc
độ đọc, nói trong băng của người Nga. Đồ dùng dạy học
phục vụ
cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu: đài casstte. Chất
lượng băng thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ, tiếng ồn nhiều.
3.- Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nghe
đạt hiệu quả
3.1. Đối với giáo viên
Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần lập kế
hoạch cho một tiết dạy nghe và thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu các kỹ nội dung tiết dạy để hoạch định giảng dạy
của mình cho tiết học. Việc nghiên cứu kỹ sẽ giúp cho giáo viên tổ
chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân
bố thời gian cho các bước, các hoạt đông một cách khoa học.
- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy: Mục đích, yêu cầu
của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau
tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu
của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết ( trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết
thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và
thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó.

- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe một cách linh hoạt
và phù hợp: Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên
căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các
giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn
trước khi nghe, giai đoạn trong khi nghe, giai đoạn luyện tập . Trong
mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng
giai đoạn đó. Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ
cho tiết dạy nghe: * Sử dụng máy cassett, máy vi tính: Trước khi thực
hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất
điện ; Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác. ; Xem xét sự cần thiết,
hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn.; Sử dụng
tranh minh hoạ( nếu cần).
- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. Giáo viên cần hoạch
định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt
động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học
sinh
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội
dung tiết dạy nghe. - Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ
động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội
dung bài dạy

6


- Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Hiệu quả của tiết
dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa
ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy việc làm này không chỉ
mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có
kết quả như vậy.
3.2. Đối với học sinh

Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng
cách:
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học
để học sinh có thời gian suy nghĩ , tư duy.
3.3. Tiến trình nghe
Trước khi nghe:
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh
bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan
sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp
nói với ai .
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ
bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe.Có
thể các em nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng
vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe.
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp
phải về phát âm hay cấu trúc mới.
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho họ sinh biết các em sẽ được
nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe ( điền
khuyết, chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi). Phần yêu cầu nhiệm vụ nên
phân ra theo các mức độ nhất định để đảm bảo yêu cầu đối với các
đối tượng học sinh cụ thể( trung bình, khá, giỏi)
- Trong khi nghe:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập, ở giai
đoan này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực
hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý
cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng. Giáo
viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần ( nếu nội dung khó có thể
cho các em nghe 4 lần ). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe
hiểu bao quát nội dung bài nghe. Lần thứ hai nghe thông tin chính xác
để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm.

Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay
lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác
giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý
chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập.
- Sau khi nghe:
7


- Giáo viên kiểm tra kết quả từng phần; tôn trong các kết quả
của các em( có thể có hơn một đáp án trong 1 câu hỏi), sau đó có thể
cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó
để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc
từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phải hiểu
nghĩa từng từ từng câu khi nghe. Cho học sinh nghe chuốt lại một lần
cuối cùng trước khi kết thúc.
3.4.Trích giảng tiến trình một giờ học nghe
T/g

Các bước

2м. Ồn định lớp

Hoạt động của thày

Hoạt động của trò

- Какое число сегодня?

- Сегодня...........


- Какая погода сегодня?
- Кто отсутствует?
3м. Kiểm tra bài ( Bước này có thể tùy vào nội dung

bài nghe để có thực hiện hay
không)
- Что вы знаете о Байкале?

35

Байкал - самое глубокое
озеро в мире. 336 рек
впадает в озеро, но вытекает
только из одной рекиАнгара
........

Làm
việc Bài tập 1.
với ngữ liệu - Phát bài cho hs;
mới/
thực
- Giải thích từ, cụm từ( nếu cần)
hành nghe
- Yêu cầu của bài: Nghe một đoạn
hội thoại và chọn phương án trả lời
( Học sinh được nghe 2-3 lần tùy
theo nội dung , mỗi lần cách nhau
5 giây)
Прослушайте
диалог

выполните задания к нему

- Học sinh cần đọc kỹ yêu cầu
của bài; dựa vào câu hỏi để
đoán nội dung
- Nghe và khoanh tròn
phương án trả lời theo nội
dung đoạn hội thoại

и - Học sinh nghe và chọn
phương án đúng theo nội dung
hội thoại.

1. Анна была вчера ______.
а.на дискотеке
б.на концерте

- Mỗi hs thực hiện một câu;
2,3 hs thực hiện một câu( nếu
các em có các đáp án khác
nhau)

в.на экскурсии
2. Пьер не был на экскурсии,
потому что ходил ______.

8


а. в театр

б. в банк
в. в кино
3. Анна ездила на экскурсию по
городу ______.
а. на трамвае
б. на такси
в. на автобусе
4. Во время экскурсии студенты
видели ______.
а. памятник Пушкину
б. памятник Екатерине
Второй
в. памятник Петру Первому
5. Пьер и Анна хотят поехать на
экскурсию по рекам и каналам
______.
а. через неделю
б. послезавтра
в. в воскресенье
- Sau khi nghe 2 lần, học sinh có 2
phút để hoàn thiện bài và trả lời
y/c bài hội thoại.
- Giáo viên cần tôn trọng kết quả
của các em; nếu cả lớp có cùng
một kết quả hay nhiều kết quả,
giáo viên cũng không nên đưa ra
nhận xét gì nhiều mà chỉ nên
khuyến khích động viên các em.
- Kiểm tra lại kết quả học sinh
nghe được bằng cách cùng nghe

lại.
Đ/a đúng:
1+в

2+б

3+в

4+в

5+а
- Giáo viên có thể đưa ra một số
9


câu hỏi nâng cao dành cho học - Học sinh trả lời theo những
sinh khá giỏi:
gì mình đã nghe được
Какие достапримечательности Дворцовую площадь
Анна видела на экскурсии?
памяник Петру Первому "
- Nhận xét câu trả lời và giới thiệu Медный всадник"
một số danh lam thắng cảnh ở Зимний дворец
thành phố Xanh-pê-tec- bua
......
Bài tập 2. Nghe bài khóa, trả lời
câu hỏi
Cho hs nghe 3 lần, mỗi lần cách
nhau 5 giây, sau khi nghe học sinh
có 5 -7 phút để hoàn thiện bài.

Gợi ý hs đến một số chi tiết trong
bài đọc về hồ Baikan.
Từ mới:
- Đọc kỹ câu hỏi để có thể dự
легенда
đoán một phần nội dung.
богатырь
выходить замуж
скала
птица-чайка
отдать кого? замуж за кого?
1. Куда Ангара впадает?
2. Что старик Байкал хотел?
3. От кого Ангара узнала, что
недалеко от Байкала живёт
красавец- Енисей?
4. За кого Байкал решил отдать
дочь замуж?
5. К кому Ангара убежала из
дома?
Hết giờ làm bài, giáo viên yêu cầu
hs trả lời câu hỏi.

- H/s đưa ra các kết quả cho
các câu hỏi theo nội dung
trong bài khóa.

- Giáo viên ghi lại các phương án
trả lời của hs, sau đó giúp các em
kiểm tra lại thông tin bằng cách

nghe lại bài khóa( đặc biệt là các
đoạn có liên quan đến câu hỏi)
Đáp án:
1. Ангара впадает в Енисей.
2. Старик Байкал хотел, чтобы
10


его дочь не выходила замуж.
3. Ангара узнала, что недалеко
от Байкала живёт красавецЕнисей от птицы-чайки.
4. Байкал решил отдать дочь
замуж за соседа Иркута.
5. Ангара убежала из дома к
Енисею.

5

Củng cố

- Yêu cầu nâng cao đối với học
sinh giỏi
Короко перескажите текст "
Легенда об Ангаре" своими
словами.
Bài tập này học sinh có thể thực
hiện ngay trên lớp nếu còn thời
gian, hoặc giao về nhà cho các em
thực hiện.
- Nhấn mạnh nội dung tiết học đạt

được.
- Y/c bài tập về nhà cho học sinh
+ Viết lại nội dung hội thoại
thành
độc
thoại.
+ Kể lại nội dung bài khóa theo
lời của mình

3.5. Một số dạng bài tập cơ bản
Chúng tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập cơ bản có thể áp dung cho học sinh ở các
cấp độ khác nhau của lớp 10, lớp 11, lớp 12
Задание 1. Слушайте фразы с правильной интонацией. Повторяйте
ИК1.
- Здравствуйте.
- Рад вас видеть.
- До свидания.
- Спасибо.
- Извините.
ИК2.
- Как дела?
- Как ваши дела?
- Как твои дела?
11


ИК3.
- Можно?
- Можно войти?
- Можно позвонить?

ИК4.
- А твои?
- А ваши?
Задание2. Прочитайте диалоги. Выпишите в тетрадь незнакомые слова и
конструкции. Поставьте в диалогах нужные типы ИК
1.
- Здравтсвуйте, Ирина!
- Здравствуйте, Михайл!
- Как ваши дела?
- Спасибо, хорошо. А ваши?
- Тоже хорошо.
- До свидания.
- До свидания.
2.
- Привет, Джон!
- Привет, Саша!
- Как дела?
- Нормально. А твои?
- Тоже.
- Пока.
- Пока.
3.
- Доброе утро, Стив!
- Доброе утро, Наташа! Рад вас видеть.
- Я тоже рада. Как ваши дела?
- Спасибо, всё в порядке. А ваши?
- Спасибо, всё хорошо.
- До свидания.
- До завтра.
12



4.
- Добрый день, Марта!
- Добрый день, Таня! Как твои дела?
- Нормально. А твои?
- Ничего.
- Рада тебя видеть.
- Я тоже.
- Пока.
- Пока.
5.
- Добрый день, Анна Ивановна!
- Добрый день, Сергей Петрович!
- Очень рад вас видеть.
- Я тоже рада. Как ваши дела?
- Тоже всё в порядке.
- До свидания.
- До сви дания.
6.
- Извините, можно войти?
- Пожалуйста.
7.
-Извините, можно позвонить?
- Пожалуйста.
8.
- Извините.
- Ничего.
9.
- Спасибо.

- Пожалуйста.
Задание 3. Прослушайте диалог 1. Востановите пропущенные слова или
словасочетания
- Здравствуйте, Зоя Петровна!
- Здравствуйте, Мишель.
13


- Зоя Петровна, у нас ______1. Последнее занятие у нас _____2. Мы просим
перенести его ______3.
- А почему?
- Занятие кончаются в 2 часа, ______4 мы должны поехать на экскурсию. Мы
можем ______5 или в среду.
- Хорошо, давайте в среду. Договорились?
- Договорились.
1

2

3

4

5

Задание 4. Прослушайте диалог 2. Востановите пропущенные слова или
словосочетания
- Алло!
- Галя, это ты? Здравствуй, это Максим.
- Здравствуй, Максим. Давно не звонил. Кажется, последний раз _____1.

- Да. Бал _____2. Как у тебя дела, Галя?
- Всё хорошо. А у тебя?
- Тоже всё ______3. Галя, давай встретимся ______4 . Когда ты можешь?
- На этой неделе не могу. Давай ______5
- Хорошо. Давай на следующей. Тогда созвонимся.
- Хорошо, всего хорошего, Максим.
- До свидания, Галя.
1

2

3

4

5

Задание 5. Прослушайте текст.
А. Отметьте знаком " " в " Да" или " Нет" в соответствии с содержанием
прослушанного
Да
1

Второе письмо Карлос пишет своим родителям.

2

Его русского друга, который живёт рядом, зовут Володя.

3


Карлос часто бывает на улицах, в музеях и в театрах Москвы.

4

Вчера Карлос был у Николая Ивановича и Елены Петровны.

5

Николай Иванович и Елена Петровна друзья Володи.

Нет

Б. Прослушайте текст ещё раз. Отметьте на вопросы по тексту
1. Почему первое письмо Карлоса было маленькое?
..........................................................................................................................................
14


2. Зачем Карлос приехал в Москву?
..........................................................................................................................................
3. Кто Володя по специальности? Где он учится сейчас?
..........................................................................................................................................
4. Что в Москве особенно нравится Карлосу?
..........................................................................................................................................
5. Кто Николай Иванович и его жена? Где они живут? Сколько у них детей?
..........................................................................................................................................
Задание 6. Прослушайте диалог и выполните занания к нему
1. У кого Джон был ?
А.у друга


Б.у врача

В.у декана

2. Как часто Джон будет заниматься в бассейне?
А. по утрам

Б. по субботам

В.по вечерам

3. Где Джон плавал в детстве?
А.в реке

Б. в озере

В. в море

4. Что Джон посоветовал Марии делать?
А. не ходить в бассейн
Б. пойти в бассейн в специальную группу
В. пойти в бассейн в общую группу
5. Куда Мария пойдёт?
А. в бассейн
Б. в спортзал
В. на стадион
Задание 7. Прослушайте текст и выполните задания к нему
1. Врач посоветовал больному ______.
А. принимать лекарство 3 раза в день

Б. поехать на море
В. поехать в деревню
2. Больной пришёл к врачу ______.
А. через неделю
Б. через месяц
В. через 3 дня
3. Когда больной опять пришёл к врачу, он чувствовал себя ______.
15


А. хуже
Б. так же, как раньше
В. лучше
4. Больной выполнил ______.
А. все советы врача
Б. один совет врача
В. некоторые советы врача
5. В деревне больной ______.
А. бросил курить
Б. начал курить
В. продолжал курить, как раньше
МАТЕРИАЛЫ ДЛЯ ПРОСЛУШИВАНИЯ
Задание 3.
Диалог
- Здравствуйте, Зоя Петровна!
- Здравствуйте, Мишель.
- Зоя Петровна, у нас просьба. Последнее занятие у нас в пятницу. Мы просим
перенести его на другой день.
- А почему?
- Занятие кончаются в 2 часа, а в 2.30 мы должны поехать на экскурсию. Мы

можем в понедельник или в среду.
- Хорошо, давайте в среду. Договорились?
- Договорились.
Задание 4.
- Алло!
- Галя, это ты? Здравствуй, это Максим.
- Здравствуй, Максим. Давно не звонил. Кажется, последний раз в апреле..
- Да. Был в командировке. Как у тебя дела, Галя?
- Всё хорошо. А у тебя?
- Тоже всё в порядке. Галя, давай встретимся на другой день . Когда ты можешь?
- На этой неделе не могу. Давай на следующей.
- Хорошо. Давай на следующей. Тогда созвонимся.
- Хорошо, всего хорошего, Максим.
16


- До свидания, Галя.
Задание 5.
Письмо Карлоса
Вечером Карлос сидит дома. Он пишет письмо. Он живёт в Москве недвано,
но пишет уже второе письмо. Его первое письмо было маленькое, потому что
тогда он ещё мало видел и плохо знал Москву.
Сейчас он пишет, как он живёт, как он учится, что он видел в Москве.
" Мои дорогие друзья!
Я уже писал, что я живу в Москве и учусь в университете на курсах
русского языка. Здесь я изучаю русский язык. Я уже немного говорю по-русски,
но понимаю ещё плохо. Я думаю, что я буду понимать хорошо, потому что я
делаю большие успехи.
У меня уже есть русские друзья. Они тоже студенты. Мы много говорим порусски. Я уже писал, что у меня есть друг Володя. Он живёт рядом. Он студентфизик. Он очень хороший. Мы часто работаем, отдыхаем вместе.
Москва- очень большой и красивый город. Здесь широкие улицы, площади,

новые проспекты, высокие светлые здания, интересные музеи, замечательные
театры. Здесь есть и старые улицы. Они мне особенно нравятся и я часто гуляю
там.
Вчера я и Володя долго гуляли. Раньше Володя уже говорил, что его дядя
живёт в Москве. Он инженер. Его зовут Николай Иванович. Его жена врач. Её
зовут Елена Петровна. Они живут на улице Горького. Вчера мы были там. Мы
ужинали и разговаривали. Мы говорили по-русски и немного по-английски.
Николай Иванович, Елена Петровна, их старший сын Юра и дочь Маша немного
говорят по-английски.
Теперь вы знаете, как я живу. Я живу хорошо: много работаю и прекрасно
провожу свободное время. Я очень хочу знать, как вы живёте. Пишите.
Ваш друг
Карлос "
Задание 6.
- Здравствуй, Мария!
- Привет, Джон! Откуда ты идёшь?
- Из поликлиники.
- Что с тобой? Ты заболел?
- Нет, мне нужна была справка для бассейна.
- Ты будешь ходить в бассейн?
- Да, в субботу у меня нет занятий в университете, поэтому по субботам я буду
плавать в университетском бассейне.
17


- Ты хорошо плаваешь?
- Да. В детстве я жил на берегу моря. Там я научился плавать.
- Здорово! Я бы тоже хотела ходить в бассейн, но я не умею плавать.
- Это ничего. В бассейне есть специальные групы для тех, кто только начинает
учиться плавать. В этих группах работают хорошие тренеры. Ты можешь

заниматься в такой группе.
- Спасибо, что сказал мне об этом. Я обязательно пойду в бассейн в группу для
начинающих.
- Уверен, что скоро ты научишься плавать. Удачи тебе!
- Спасибо! И тебе всего хорошего!
Задание 7.
Совет врача
Однажды к врачу пришёл один человек. Врач внимательно осмотрел его и
сказал, что лекарство не поможет ему. Врач посоветовал больному поехать на
месяц в деревню и хорошо отдохнуть.
Врач сказал, что во время отдыха нужно ложиться спать рано, пить молоко,
много гулять и купить только одну сигарету в день.
Больной сказал, что он сделает всё, как советует ему врач.
Через месяц этот человек опять пришёл к врачу. Врач спросил его, как его
дела, как его здоровье.
Человек ответил, что сейчас он чувствует себя лучше. Он очень хорошо
отдохнул. Весь месяц он ложился спать рано, пил молоко, много гулял, но ему
было трудно курить. Раньше он никогда не курил.
4. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đả đạt
được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những giải pháp này
phù hợp với học sinh chuyên Nga từ cấp độ làm quen thích nghi đến bồi dưỡng học sinh
giỏi. Các em có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để
mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực
hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học
tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không
còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những
nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của học sinh.
5. Bài hoc kinh nghiệm
Sau khi áp dụng thành công đề tài này chúng tôi đã gặt được

những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân
như sau:
- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và
phải sử dụng tiếng Nga như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo
18


khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu
tiếng Nga ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu, dể nhớ, dể thuộc.
- Phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử
dụng trong giao tiếp.
- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để
các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng
nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng
tiếng Nga, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe
và nói.
-Nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng với hình thức "
vừa chơi - vừa học",hướng dẫn các em tập nghe tiếng Nga qua đài,
tivi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh ....
Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh
mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác.
- Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài
nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp
cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe
- Sáng tạo những đồ
dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh ảnh, mô hình,
băng ...
- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các
phương pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy, ở giai
đoạn luyện tập sau khi nghe, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù

hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao.
6. Kiến nghị và đề xuất
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiển, mục đích dạy học cũng như
những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần
cho việc dạy tiếng Nga nói chung, dạy nghe nói riêng đạt chất lựơng
ngày càng cải thiện chúng tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
*Về phía cơ sở: - Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải
được luyện tập theo đăc trưng của phương pháp dạy học, vì vậy cần
phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên
cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào. (có thể
cho kết hợp với các phòng bộ môn khác) - Hệ thống điện cần phải
được tu sữa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sữ dụng. - Cần
cung cấp thêm đài, băng cassett. Bổ sung đĩa CD hằng năm vì chất
lượng âm thanh năm sau không đảm bảo.
* Về phía lãnh đạo cấp trên: Quan tâm hơn nữa tới việc phát triển các môn ngoại
ngữ trong trường phổ thông nói chung và môn tiếng Nga nói riêng.
* Về phía đồng nghiệp: Tăng cường trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nguồn
chung cho việc dạy.
C. PHẦN KẾT LUẬN
19


Ở bậc THPT nói chung và trường chuyên nói riêng, việc đưa tiết dạy
nghe vào chương trình là điều kiện tốt để học sinh có thể phát triển
một cách đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Kỹ năng nghe tuy là khó,
song nếu giáo viên biết dẫn dắt điều khiển và sử dụng linh hoạt các
thủ thuật , làm cho không khí lớp học thêm thú vị sôi nổi gây hứng thú
cho học sinh thì hiệu suất giảng dạy sẽ cao hơn . Trên đây là một số giải
pháp của chúng tôi về dạy kỹ năng nghe. Phương pháp dạy kỹ năng này
đã được đề cập tới nhiều, với lòng nhiệt tình, say mê, ham học hỏi

trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi mạnh dạn viết
chuyên đề này để cùng tháo gỡ, chia sẻ những vướng mắc với đồng
nghiệp trong sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học. Tôi rất mong sự
đóng góp của các đồng nghiệp để vấn đề dạy nghe tiếng Nga trong trường
THPT chuyên đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hòa Bình, ngày 10 tháng 8 năm 2015
Nhóm giáo viên tiếng Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Сборник упражнений для аудирования - Бак Тхи Ле Хонг - Ханойский
университет- факультет русского языка
2. Живём и учимся в России " Златоуст" - Санкт-Тетербург 2003
3. Слушаем живую русскую речь - Н. Б. Каранова- Русский язык 2012
4. Вьетнамская русистика - ХФИРЯП- Ханой 2013

21



×