Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi ôn tập Địa Chất Công Trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.63 KB, 19 trang )

Địa Chất Công Trình

Câu hỏi ôn tập
Phần lý thuyết
1/ Địa chất công trình là gì? Nhiệm vụ, đối tượng và nội dung nghiên cứu của địa
chất công trình?
a/ Định nghĩa:
Địa chất công trình là một nhánh của địa chất chuyên nghiên cứu đới trên cùng của vỏ
trái đất để phục vụ cho công tác xây dựng. Cụ thể:
+Nghiên cứu đánh giá điều kiện xây dựng của đất nền
+ Nghiên cứu phạm vi phân bố và tác dụng của các hiện tượng địa chất công trình động
lực ( hiện tượng địa chất công trình tự nhiên và hiên tượng địa chất công trình)
+Nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất nền và lựa chọn các giải pháp móng phù hợp nhất.
b/ Nhiệm vụ:
+ So sánh lựa chọn vị trí địa điểm xây dựng
+ Đánh giá điều kiện địa chất công trình ở vị trí xây dựng được lựa chọn
+ Kiến nghị các biện pháp xử lí nền và các giải pháp móng tối ưu nhất cho các công trình
xây dựng.
+ Cho biết khả năng cung cấp vật liệu xây dựng tự nhiên tại địa phương phục vụ xây
dựng công trình.
c/ Đối tượng nghiên cứu:
+ Vỏ trái đất
+ Các loại đất đá có nguồn gốc khác nhau ở trên trái đất
+ Địa chất công trình nghiên cứu đất đá nhưng với độ sâu nghiên cứu nông hơn nhiều
+ Độ sâu phụ thuộc vào độ sâu của tải trọng tác dụng đến công trình.
d/ Nội dung nghiên cứu:
+Nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá, quy luật biến đổi cơ lý trong không gian và các
nhân tố ảnh hưởng.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2



Địa Chất Công Trình

+ Nghiên cứu nước dưới đất
+ Nghiên cứu địa chất công trình ( công trình động lực và công trình khu vực)
+ Nghiên cứu các phương pháp khảo sát địa chất công trình
+ Nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất đá
+ Nghiên cứu địa chất công trình xây dựng để lập quy hoạch các khu vực xây dựng các
công trình khác nhau như dân dụng công nghiệp, cầu đường, các công trình thủy lợi…
2/Giải thích và cho ví dụ các khái niệm về điều kiện địa chất công trình và vấn đề
địa chất công trình?
a/ Điều kiện địa chất công trình:
-Khái niệm: Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng
đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình. Hay nói cách khác điều kiện địa
chất công trình lãnh thổ được xây dựng tổng hợp các yếu tố sau:
+ Địa hình , địa mạo: Là hình dáng kích thước độ cao, mức độ phân cắt, xu hướng phát
triển, của địa hình.
+ Cấu trúc địa chất và các tính chất xây dựng của đất đá: Là sự phân bố tính chất
thành phần của đất đá, cường độ chịu lực thấm nét… và các biến động địa chất nhứ đứt
gãy, uốn nép hay nứt nẻ…
+ Địa chất thủy văn: Là sự phân bố về độ sâu , cao, độ chênh cao của mực nước dưới
đât và đặc điểm sự vận động của nước dưới đất là lưu lượng, gradient thủy lực, vận tốc.
+ Tính chất cơ lý của đất đá: Là nền cho các công trình xây dựng, làm môi trường xây
dụng, vật liệu xây dựng. Khi nghiên cứu tính chất của đất đá, làm sáng tỏ đặc điểm về
màu sắc thành phần, tính chất vật lý cơ học, của đất đá, đánh giá khả năng xây dựng đât
nền.
+ Các hiện tượng địa chất công trình động lực: Là các hiện tượng tác dụng lên công
trình trong quá trình thi công như động đất, núi lửa, phong hóa, sụp lún…
+ Vật liệu xây dựng địa phương: Là nghiên cứu thành phần, đánh giá thành phần tính
chất, trữ lượng, điều kiện khai thác ảnh hưởng đến hình dáng, kết cấu và tiến độ thi công.

+ Khai thác thi công: Quyết định mức độ thi công thuận lợi hay khó khăn, thông qua.
b/ Vấn đề địa chất công trình:
Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

-Khái niệm: Là vấn đề bất lợi về khả năng xây dựng và sử dụng công trình do điều kiện
địa chất công trình không đáp ững được yêu cầu làm việc bình thường của công trình.
3/ Đất đá là gì? Các đặc tính cơ bản của đất đá. Nguyên tắc phân loại đất đá trong
địa chất công trình?
a/ Đất đá?
-Khái niệm: Là những thể địa chất có nguồn gốc và điều kiện thành tạo xác định. Bao
gồm một hay nhiêu khoáng vật trong tự nhiên được sắp xếp theo quy luật, có thể lien kết
hoặc chỉ tiếp xúc đơn thuần giữa các hạt.
-Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật( một khoáng vật đá đơn khoáng, nhiều
khoáng vật  đá đa khoáng)
+Dựa vào nguồn gốc chia làm 3 nhóm: Đá magma, đá trầm tích, đá biến chất
-Đất là sản phẩm phong hóa từ đá bao gồm các nhóm vật liệu ( sét, bột, cát, sạn sỏi, dăm
cuội).
+ Sét: d<0.005 mm, d< 0.002 mm

+ Sạn – sỏi: d: 2-20 mm

+ Bột, bụi: d : 0.005 – 0.05 mm

+Dăm cuội: d>20 mm

+ Cát: d: 0.05 – 2 mm
b/ Các đặc tính cơ bản của đất đá:

+ Tính không đồng nhất

+ Tính không thuận nghịch

+ Tính phi tuyến

+ Tính dị hướng

c/ Nguyên tắc phân loại đất đá:
-Trong thực tế, khó có thể phân loại đất đá một cách tuyệt đối, vì không biết phải dựa vào
tiêu chuẩn nào.
- Chưa có một hệ thống phân loại đất đá nào được mọi người thừa nhận, thống nhất trong
địa chất công trình.
-Các nước khác nhau có thể có sự phân loại khác nhau
-Ngay trong cùng một nước, các ngành khác nhau có thể có cách phân loại khác nhau, tùy
theo mục đích sử dụng của ngành

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

-Tồn tại điều đó là do: các tính chất của đất đá chưa được nghiên cứu đầy đủ và với một
hệ thống phân loại đất đá thì khó thỏa mãn được những yêu cầu đa dạng của thực tiễn xây
dựng.
-Nguyên tắc phân loại đất đá:
+ Loạt thạch học ( đơn vị lớn nhất): là tập hợp nhiều phức hệ thạch học có cùng nguồn
gốc thành tạo.
+ Phức hệ thạch học: là tập hợp của nhiều kiểu thạch học có tương đồng về thành phần,
( sét, sét pha, cát pha), có cùng nguồn gốc thành tạo. Trong một số trường hợp cung tuổi

địa chất.
+ Kiểu thạch học(đơn vị nhỏ nhất): là một đơn vị đất đá có cùng thành phần kiến trúc cấu
tạo nhưng không nhất thiết cùng trạng thái vật lý.
- Tuy nhiên ngoài ba nguyên tắc trên, khi phân loại đất đá người ta còn dựa vào các
nguyên tắc sau:
+Kích thước hạt chiêm ưu thế trong đất
+Hàm lượng của nhóm hạt để chia các nhóm đất hạt thô thành các phụ nhóm
+Chỉ số dẻo để phân chia đất hạt mịn thành các phụ nhóm.
-Nội dung phân loại: Tuổi, nguồn gốc, tính chất cơ lý đất đá


Theo tuổi địa chất:

+ Trầm tích cổ
+ Trầm tích trẻ


Theo điều kiện vận chuyển trầm tích:

-Tàn tích: là sản phẩm phong hóa nằm ngay tại chỗ
-Sườn tích: là sản phẩm phong hóa được vận chuyển một đoạn ngắn nằm trên sườn dốc
-Bồi tích: là sản phẩm phong hóa do nguồn nước mang đi có thể đến những khoảng cách
rất xa, rồi lắng đọng lại, tùy theo vị trí điều kiejn bồi tích người ta phân biệt: trầm tích
song, trầm tích biển, trầm tích đầm lầy
-Trong thực tế còn có các loại hỗn hợp: sườn tàn tích, trầm tích song biển, trầm tích đầm
lầy biển, trầm tích song biển đầm lầy.
Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình



Theo tính chất cơ lý: Đất đá chia làm 5 loại: Đá cứng, nửa cứng, rời xốp, mềm
dính, đá có thành phần và trạng thái đặc biệt.

*Nguyên tắc phân loại đá magma:
+Dựa vào độ sâu tạo thành: - Đá magma xâm nhập
-Đá magma phun trào
+Dựa vào thành phần hóa học: -Đá magma axit,
-Đá magma trung tính
-Đá magma bazo
+Dựa vào tỷ lệ % khoáng vật sẫm màu trong đá:
*Nguyên tắc phân loại đá trầm tích:
+Dựa vào nguồn gốc thành tạo: -Đá trầm tích cơ học
-Đá trầm tích hóa học
-Đá trầm tích hữu cơ
*Nguyên tắc phân loại đá biến chất:
+Dựa vào các nhân tố tác động chủ yếu:- Biến chất tiếp xúc
-Biến chất động lực
-Biến chất khu vực
d/ Đá magma:
-

Tạo thành từ sự đông nguội của dung thể silicat nóng lỏng
Khi len vào trong vỏ trái đấtĐá magma xâm nhập
Khi phun trào ra ngoài mặt đất Đá magma phun trào
Được nhận diện chủ yếu bằng:

+ Cấu thể
+ Thành phần khoáng vật chủ yếu

+ Màu sắc


Cấu thể:

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình
-

Định theo kích thước trung bình của các hạt khoáng vật
Kích thước hạt xác định môi trường lúc đá đông nguội
Cấu thể của đá magma:

+ Hạt: Đông nguội chậm của magma
+ Vi hạt: Đông nguội tương đối nhanh
+ Thủy tinh: Đông nguội qua nhanh
+ Ban tinh: Kết quả cảu sự thay đổi môi trường đông nguội


Thành phần khoáng vật: bao gồm:

+Thạch anh

+Feldspar

+Olivin

+Pyroxen


+Mica

+Amphibol


-

Màu sắc:
Màu của đá magma bị chi phối chủ yếu bởi các khoáng vật tạo đá

e/ Đá trầm tích:


Được thành tạo từ sự hóa cứng hoặc xi măng hóa của các vật lieu trầm tích
Vật liệu trầm tích:

+ Mảnh vụn của khoáng và đá có trước phong hóa, bào mòn , xâm thực
+ Cốt bộ, xác bả, sinh vật
+ Các chất trầm tích tựa hóa học


Đặc điểm:

+ Có tính phân lớp
+ Có chứa hóa thạch
+ Sủi bọt với axit


Nguồn gốc thành tạo đá trầm tích:


+ Tích tụ khoãng vật và mảnh vụn đá rồi biến thành đá trầm tích( đá trầm tích lưu tính)
+ Tích tụ vật liệu nguồn gốc hữu cơ rồi biến thành đá trầm tích( đá trầm tích hữu cơ)

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

+ Sự lắng đọng của các chất hóa học đã kết tủa từ các dung dịch hóa học, tạo thành đá
trầm tích( đá trầm tích hóa học).
f/ Đá biến chất:
-

Đưọc tạo thành từ sự kết tinh ở trạng thái rắn các đá có trước.
Tác nhân gây biến chất chủ yếu là: nhiệt độ , áp suất
Cấu thể của đá biến chất:

+Biến chất tiếp xúc: cấu thể khối
+Biến chất khu vực: cấu tạo phiến, gneis
4/ Hãy nêu các chỉ tiêu đặc trưng vật lý của đất?
-Các chỉ tiêu đặc trung vật lý của đất là:
1. Khối lượng riêng
2. Khối lượng thể tích

7. Độ ẩm giới hạn
8. Độ bão hòa

3. Dung trọng tự nhiên


9. Độ rỗng

4. Dung trọng khô

10. Hệ số rỗng

5. Dung trọng đẩy nổi
6. Độ ẩm tự nhiên
1. - Khối lượng riêng: là khối lượng của một đơn vị thể tích hạt rắn
- Khối lượng riêng chỉ phụ thuốc và thành phần khoáng vật, không phụ thuộc vào độ
rỗng, độ ẩm, cũng như là kiến trúc cấu tạo của đất đá.
- Được xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng.
2.-Khối lượng thể tích: Là thông số quan trọng để tính toán thiết kế, xây dựng công
trình
- Khối lượng thể tích thay đổi theo thành phần khoáng vật, kiến trúc , cấu tạo, mà còn
thay đổi rất lớn theo độ ẩm của đát đá.
3.-Dung trọng tự nhiên:
- Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất đá ở trạng thái độ ẩm và có kết cấu tự nhiên.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

- Được xác định bằng phương pháp dao vòng, hoặc phương pháp cân thủy tĩnh.
4.- Dung trọng khô:
- Là khôi lượng của một đơn vị thể tích đất đá ở trạng thái khô( kể cả lỗ rỗng), và có kết
cấu tự nhiên.
- Giá trị của dung trọng khô càng lớn, đất càng chặt.
5.-Dung trọng đẩy nổi:

- Là khôi lượng của một đơn vị thể tích đất đá ở trạng thái bị đẩy nổi trong nước.
6.- Độ ẩm tự nhiên: Lượng nước chứa trong lỗ rỗng, khe nứt đất đá ở trạng thái tự nhiê.
- Là tỷ số giữa khối lượng nước chưa trong lỗ rỗng, khe nứt của đất đá và khối lượng đất
đá khô( sấy ở 100-105 C).
- Được xác định bằng pp sấy khô.
7.- Độ ẩm giới hạn:
- Độ ẩm ở các trạng thái giới hạn là độ ẩm giới hạn
+Độ ẩm giới hạn dẻo
+ Độ ẩm giới hạn chảy
-

Chỉ số dẻo: là khoảng độ ẩm trong đó đất thể hiện tinh dẻo. Nó là hiệu số giữa độ
ẩm giới hạn dẻo và độ ẩm giới hạn chảy, đăc trưng cho tính dẻo.

Chỉ số dẻo phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, nồng độ, tính chất các cation trao
đổi.
-

Độ sệt: Là chỉ tiêu đặc trưng cho trạng thái của đất mềm dính.

8.-Độ bão hòa: Được biểu hiện bằng % thể tích lỗ rỗng bị nước chiếm chỗ.
- Đất hơi ẩm: G <=0.05, Đất ẩm: 0.59.- Độ rỗng: Trong một đơn vị thể tích của đất đá , tổng thể của tất cả các lỗ rỗng gọi
là độ rỗng
- Độ rỗng phụ thuộc vào hình dạng kích thước, sự sắp xếp và mức độ không dồng
nhất của các hạt.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2



Địa Chất Công Trình

10.- Hệ số rỗng: Là tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích hạt rắn
5/ Anh(chị) hãy phát biểu nội dung của định luật nén chặt?
_ Nội dung định luật: Là sự thay đổi tương đối thể tích lỗ rỗng của đất đá, tỷ lệ thuận
vơi sự thay đổi áp lực.
6/Anh chị hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính biến dạng (nén lún) của
đất đá?Cho ví dụ của mỗi yếu tố ảnh hưởng?
_ Các yếu tố ảnh hưởng: Tùy theo từng loại đất đá, điều kiện tồn tại, tính chất và độ
lớn của áp lực nén, do đó các yếu tố ảnh hưởng đến tính biến dạng của đất đá khác
nhau.
+ Kích thước hạt
+ Thành phần khoáng vật
+ Trạng thái vật lý của đất đá
+ Độ bền của các mối liên kết kiến trúc
+ Mức độ bão hòa nước
+ Yếu tố nhân tạo
+ Trị số và đặc điểm của áp lực nén.
7/ Anh( chị) hãy phát biểu nội dung của định luật Culong, điều kiện đất loại cát,
loại sét?
_ Nội dung của định luật: Quan hệ giữa sức chống cắt và áp lực pháp tuyến ( p) trên mặt
phẳng cắt, được biểu diễn bởi phương trình Columb:

_ Trong đó: : :sức chống cắt
C: lực dính kết

: áp lực pháp tuyến
tg: hệ số ma sát trong

: góc ma sát


_ Sức chống cắt của đất loại cát là sức chống ma sát tỷ lệ thuận với áp lực pháp tuyến,
được biễu diễn bằng phương trình: .
_ Sức chống cắt của đất sét là hàm số bậc nhất và áp lực nén chặt pháp tuyến, được biễu
diễn bằng phương trình:
Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

_ Trong điều kiện bão hòa nước và sự nén chặt chưa đạt tới trạng thái cân bằng thủy tĩnh
thì phương trình có dạng:
*Đất loại cát:

*Đất loại sét:

8/ Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức chống cắt của đất đá?
(Tham khảo)
+ Kích thước hạt

+ Độ ẩm, độ chặt

+ Độ mài mòn

+Thành phần cation trao đổi ( Ca2+, Na+)

+ Thành phần hạt
+ Độ muối của đất và nước.
9/ Địa chất thủy văn là gì? Nêu nhiệm vụ, đối tượng, nội dung nghiên cứu của địa
chất thủy văn?

a/ Định nghĩa: Là ngành khoa học nghiên cứu sự hình thành, phân bố, chất lượng, trữ
lượng và động thái của nước dưới đất.
b/ Nhiệm vụ:
+ Giải quyết vấn đề cung cấp nước
+ Giải quyết vấn đề địa chất thủy văn trong việc thi công các công trình, khai thác mỏ.
+ Tìm nguồn nước khoáng , nước công nghiệp.
+ Tìm kiếm các mỏ khoáng sản có ích.
c/ Đối tượng nghiên cứu: Nước dưới đất
d/ Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu nguồn gốc hình thành nước dưới đất.
+ Nghiên cứu sự phân bố của nước dưới đất.
+ Nghiên cứu chất lượng, trữ lượng, nước dưới đất.
+ Nghiên cứu động thái nước dưới đất theo thời gian.
+ Nghiên cứu đưa ra các biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

10/Phân loại nước trong thiên nhiên?
_ Căn cứ vào vị trí tồn tại của nước trong thiên nhiên, người ta chia như sau:
+Nước trong khí quyển
+Nước trong thủy quyển
+Nước trong sinh quyển
+Nước trong thạch quyển
11/ Hãy nêu và phân tích các loại nguồn gốc nước dưới đất ?
_ Nguồn gốc nước dưới đất bao gồm:
+ Nguồn gốc thấm
+ Nguồn gốc ngưng tụ

+ Nguồn gốc magma
+ Nguồn gốc trầm tích
+ Nguồn gốc thủy phân.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

Nguồn gốc
thấm
_Nước
được
hình thành do:
Nước
mưa,
nước mặt thấm
xuống.

Nguồn gốc
ngưng tụ
_Nước
được
hình thành do:
Hơi nước trong
không
khí,
ngưng tụ trong
các lỗ rỗng và
khe nứt của đất

đá.

Nguồn gốc
magma
_Nước
được
hình thành do:
quá trình trầm
tích, nước chứa
trong các lỗ
rỗng, giữa các
hạt đất, được
lưu giữ trong
suốt quá trình
tồn tại.

Nguồn gốc trầm
tích
_ Nước được hình
thành do:
Hơi nước trong
các phun trào núi
lửa, ngưng tụ lại ở
vùn có nhiệt độ
thấp.

Nguồn gốc thủy
phân
_Nước được hình
thành do:

Sự phân giải và tách
ra từ các khoáng vật
chứa nước kết tinh,
như( thạch cao, ở
nhiệt độ cao, áp suất
lớn)

12/ Hãy nêu cơ sở phân loại các loại nước dưới đất?
_Căn cứ vào điều kiện phân bố, nước dưới đất được chia làm 5 loại:
+ Nước thổ dưỡng

+ Nước thượng tầng

+ Nước ngầm

+ Nước áp lực( nước acteji)

+ Nước khe nứt
13/ Phân tích các loại nước dưới đất?
a/ Nước thổ dưỡng:
_ Là nước nằm trong lớp thổ dưỡng, có quan hệ chặt chẽ với quá trình sinh trưởng của
thực vật, giàu chất hữu cơ và vi sinh vật.
_ Tồn tại dưới dạng : nước liên kết, nước mao dẫn, hơi nước.
_ Tạo nên độ ẩm của lớp thồ dưỡng, nhưng chỉ nước mao dẫn là giúp cho cây phát triển.
b/ Nước thượng tầng:
_Là nước nằm trong đới thiếu bão hòa nước( còn gọi là đới thông khí), trên lớp cách
nước, với diện phân bố hẹp.
_ Tồn tại dưới dạng: thường ở dạng thấu kính.
c/ Nước ngầm:


Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

_Là nước nằm trong đới bão hòa, trên lớp cách nước đầu tiên tính từ mặt đất, với diện
phân bố rộng, có mặt thoáng( không áp có thể có áp lực cục bộ).
_Nước ngầm được cung cấp chủ yếu từ: nước mưa nên miền cung cấp và miền phân bố
trùng nhau.
_Bề mặt của nước ngầm gọi là gương nước ngầm ( mặt nước ngầm).
_Tầng chứa nước này gọi là tầng chứa nước ngầm.
d/ Nước áp lực( nước acteji):
_ Là nước nằm trong tầng chứa nước, kẹp giữa hai tầng cách nước và có áp lực.
_Khi khoan thủng tầng cách nước phía trên, nước sẽ dâng lên hố khoan và sẽ phun ra
ngoài khi có điều kiện thuận lợi.
_Tầng chứa nước áp lực chia làm 3 miền: Miền cung cấp, miền phân bố, miền thoát nước
*Nước acteji có miền cung cấp và miền phân bố không trùng nhau.
Miền cung cấp

Miền phân bố

Miền thoát nước

_Nước acteji lộ ra hai bên bề
mặt đất.
_Tiếp nhận nguồn bổ sung từ
nước mưa.
_Miền này có tầng chứa nước
nông, có mặt thoáng, và mang
tính chất của nước ngầm.


_Nước acteji có thể dâng cao
hơn mái tầng chứa nước(đáy
tầng cách phía nước trên).
_ Không có mặt thoáng, mà có
mặt áp lực.

_Nước acteji thoát ra ngoài
dưới dạng mạch nước, thoát
và bổ sung vào các tầng
chứa nước khác.

e/ Nước khe nứt:
_Là nước tồn tại và vận động trong các khe nứt, hoặc trong hốc của đất đá.
_Dựa vào nguồn gốc, nước khe nứt được chia làm 3 loại:
+Khe nứt nguyên sinh: được hình thành trong quá trình thành tạo đất đá.
+Khe nứt kiến tạo: được hình thành do vận động kiến tạo.
+Khe nứt phong hóa: được hình thành do các tác nhân phong hóa.
f/ Côt nước áp lực , chiều sâu mặt áp lực, mực nước áp lực là gì?
_ Cột nước áp lực: Là khoảng cách từ mặt áp lực đến mái tầng chứa nước

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

_Chiều sâu mặt áp lực: Là khoảng cách từ mặt đất đến mặt áp lực( từ mặt đất đến mực
nước dâng lên trong các lỗ khoan).
_Mực nước áp lực: Là mực nước dâng lên trong lỗ khoan.
14/ Nêu tính chất hóa học của nước dưới đất?

_ Thành phần hóa học nước dưới đất tồn tại dưới dạng ion ( Na +, K+ ), phân tử ( O2, CO2),
keo (H2SiO3, Fe(OH)3).
_Ngoài ra trong nước còn có các chất hữu cơ, nguyên tố vi lượng…
15/ Anh(chị) hãy nêu và phân loại nước dưới đất dựa vào tổng độ khoáng hóa?
a/ Định nghĩa: Tổng lượng các chất hòa tan trong nước gọi là tổng độ khoáng hóa (mg/l,
g/l)
_Kí hiệu: M

b/ Phân loại nước dưới đất dựa vào tổng độ khoáng hóa:

16/ Anh(chị) hãy nêu và phân loại nước dưới đất dựa vào độ pH?
a/ Định nghĩa: Là biểu diễn nồng độ ion hydro có trong nước.
_Nếu pH=7: Nước có phản ứng trung tính
_Nếu pH<7: Nước có tính kiềm
_Nếu pH>7: Nước có phản ứng axit
b/ Phân loại nước dưới đất dựa vào độ
pH:

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

18/ Anh (chị) hãy nêu và phân loại nước dưới đất dựa vào độ cứng?
a/ Định nghĩa: Gây ra do các muối hòa tan của Ca và Mg.
b/ Các dạng độ cứng: độ cứng tổng cộng, tạm thời, vĩnh viễn.
Độ cứng tổng cộng
_Gây ra do: sự có mặt của
tất cả các muối Ca và Mg.
_Là toàn bộ hàm lượng ion

Ca2+ và Mg2+ trong nước.

Độ cứng tạm thời
_Gây ra do: sự hiện diện
của các muối.
_Là lượng ion Ca2+,Mg2+,
kết tủa khi đun sôi nước.

c/ Phân loại nước dưới đất theo

Độ cứng vĩnh viễn
_Gây ra do: sự có mặt của
các muối còn lại.
_ Là lượng ion Ca2+,Mg2+,
không kết tủa khi đun sôi
nước
độ cứng:

Câu 19: Phân biệt đới bão hòa và đới không bão hòa?
-Đới bão hòa là đới mà trong lỗ rỗng của đất đá chứa lấp đầy nước.
-Đới không bão hòa còn gọi là đới thông khí là đới mà một phần lỗ rỗng của đất đá
vẫn còn chứa khí.
Câu 20: Phân biệt tầng chứa nước và tầng cách nước?
-Tầng chứa nước thường đặc trưng cho các vùng bảo hòa nước bên dưới mặt đất là
nguồn có thể cung cấp một lượng nước có khả năng sử dụng được cho một giếng
nướchoặc sông/suối (ví dụ: cát và sạn hoặc đá gốc bị nứt nẻ là các môi trường có thể
tạo thành các tầng chứa nước tốt).
-Tầng cách nước là đới mà trong đó nó hạn chế dòng chảy của nước dưới đất từ một
tầng chứa nước tới một tầng chứa nước khác


Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

Câu 20: Phân biệt miền cung cấp và miền phân bố?
Câu 21: Phân biệt hiện tượng địa chất công trình tự nhiên và hiện tượng địa chất công
trình? Hãy liệt kê các hiện tượng địa chất có thể xảy ra ở thành phố hồ chí minh?
-Hiện tượng địa chất công trình tự nhiên : xảy ra do các tác nhân tự nhiên
-Hiện tượng địa chất công trình: xảy ra do hoạt động xây dựng của con người
Câu 22: Phân biệt điều kiện địa chất công trình và vấn đề địa chất công trình? Cho ví
dụ mỗi loại?(Câu 2)
Câu 23: Giữa điều kiện địa chất công trình và vấn đề địa chất công trình thì cái nào là
có trước?
-

Các công trình khác nhau nảy sinh các VD DCCT khác nhau:
Công trình nhà DD&CN: Ổn định của nền đất, cung cấp nước, nước chảy vào hố
móng.
Đối với công trình giao thông: Ổn định trượt của nền đường, biến dạng lún của
nền đường, ổn định của mái dốc đường đắp, đường đào.
Đối với công trình ngầm: Ổn định của đất đá xung quanh hầm; nước chảy vào
hầm; ảnh hưởng của nhiệt dộ, độ ẩm, khí độc, khí cháy trong hầm.

Phần Bài Tập Địa Chất Công Trình
Câu 1: Mẫu đất ở trạng thái tự nhiên có thể tích là 60,35 cm3, khối lượng đất là
125,55g. Sau khi sấy tuyệt đối cân lại được 108,55g. Xác định độ ẩm tự nhiên,dung
trọng khô?
Câu 2: Một mẫu đất có khối lượng trước khi sấy là 115,88g, thể tích là 60,35 cm 3.
Sau khi sấy cân được 91,67g, khối lượng riêng là 2,70g/cm 3. Xác định độ ẩm tự nhiên,

dung trọng tự nhiên, dung trọng khô, độ rỗng, độ bão hòa?
Câu 3: Mẫu đất mới có độ rỗng 35,36%, khối lượng rieng là 2,72g/cm3, độ bão hòa là
82,88%. Xác định hệ số rỗng, độ ẩm tự nhiên, dung trọng tự nhiên?
Câu 4: Mẫu đất có dung trọng tự nhiên 2,03g/cm3,độ ẩm tự nhiên 16,84%, khối lượng
riêng 2,70g/cm3. Xác định dung trọng khô, độ rỗng, hệ số rỗng, độ bão hòa?
Câu 5:Mẫu đất có khối lượng 2720kg/cm3, độ bão hòa 78,30%, độ ẩm tự nhiên
17,03%. Xác định hệ số rỗng, dung trọng đẩy nổi?

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

Câu 6: Mẫu đất có hệ số rỗng là 0,62, độ ẩm tự nhiên là 13,06%, khối lượng riêng là
2,65g/cm3. Xác định dung trọng khô, dung trọng tự nhiên?
Câu 7: Mẫu đất có độ ẩm tự nhiên 17,50%, độ ẩm giới hạn chảy là 33,56%, độ ẩm
giới hạn dẻo là 15,79%. Xác định tên và trạng thái của đất.
Câu 8:Mẫu đất có độ ẩm tự nhiên 74,35%, dung trọng tự nhiên là 1,45T/m 3,khối
lượng riêng là 2,63T/ m3, độ ẩm giới hạn chảy là 63,45%, độ ẩm giới hạn dẻo là
32,30%.Xác định tên và trạng thái của đất?
Câu 9: Mẫu đất có độ ẩm tự nhiên 23,78%, dung trọng tự nhiên 1,96g/ cm 3, %, khối
lượng rieng là 2,72g/cm3, độ ẩm giới hạn chảy là 34,87%, độ ẩm giới hạn dẻo
16,95%. Xác định chỉ số nén chặt(độ chặt tương đối của đất).
Câu 10: Một mẫu cát hạt mịn có dung trọng tự nhiên 2,07g/ cm3, độ ẩm tự nhiên
11,08%, khối lượng rieng là 2,66g/cm3. Xác định trạng thái của cát.
Câu 11: Mẫu đất có độ ẩm tự nhiên 25,56%, dung trọng tự nhiên 19,20 KN/m 3, khối
lượng riêng 27,10 KN/m3. Xác định dung trọng khô, độ rỗng, hệ số rỗng, độ bão hòa?
Câu 12(2đ): Mẫu đất rời có độ ẩm 22,5%, trọng lượng thể tích 18,6kN/m3, trọng
lượng riêng 27kN/m3. Trọng lượng thể tích khô ở trạng thái chặt nhất là 17,1kN/m3,
trạng thái xốp nhất là 12,4kN/m3. Xác định trạng thái của mẫu đất?

Câu 13(2đ): Chứng minh công thức: và
Mẫu đất ở trạng thái tự nhiên cân nặng119,4g, sau khi sấy khô hoàn toàn cân nặng
98g. Giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất lần lượt là 31% và 19%. Xác định tên và
trạng thái của đất.
Câu 14(2đ): Chứng minh công thức:
Hãy tính hệ số rỗng và độ rỗng của mẫu đất có thể tích 60 cm 3,sau khi sấy khô hoàn
toàn mẫu có khối lượng 89,9g. Tỷ trọng của đất là 2,72, cho g=10m/s2
Câu 15(1,5đ): Một lon đất ẩm có khối lượng 72,1g, sau khi sấy khô khối lượng còn
lại 46,5g. Khối lượng của lon là 10,8g. Xác định độ ẩm của mẫu đất.
Câu 16: Kết quả khảo sát nước dưới đất cho thấy, mực nước đo được tại giếng khoan
số 1 là 15m, tại giếng khoan 2 là 20m(cách mặt đất).Cao độ miếng giếng khoan xác
định tại G1 là 12m, G2 là 12.5m, khoảng cách giữa hai giếng khoan là 30m. Hãy xác
định, cao độ của mực nước và gradian thủy lực của nước dưới đất.

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

Câu 17: Để xác định hệ số thấm của một tầng chứa nước, có đáy cách nước nằm
ngang, dòng chả phẳng ổn định, người ta thường bô trí 2 hố khoan, trùng với chiều
dài đường thấm. Biết chiều dày tầng chứa nước tại hố khoan 1 là 20m, hố khoan 2 là
18.5m. Khoảng cách giữa hai hố khoan là 15m. Dùng chất chỉ thị màu thả vào 2 hố
khoan , thì thấy xuất hiện tại hố khoan 2. Hãy xác định hệ số thấm của tầng chứa
nước(biết hệ số rỗng e=0.68).
Phần bài tập địa chât thủy văn
Câu 1(1đ): Cho kết quả thí nghiệm một mẫu nước theo bảng sau:

Ion
Na+

Ca2+
Mg2+

Mg/l
174,8
104,0
18,0

ClSO42HCO3-

262,7
38,4
372,1

Mgdl/l

%Mgdl/l

Cho hàm lượng CO2 tự do: 72mg/l, độ pH=6,8
a/Tính và điền vào các cột còn lại của bảng
b/Viết công thức Courlov và gọi tên mẫu nước.

vd. Công tức tổng quát:

A
K .M . .T o . pH
C

Trong đó:
K: là ký hiệu chất khí trong nước (g/l).

M: tổng số khoáng hoá của nước (g/l).
A: Anion và nồng độ của nó (%đl).
C: Cation và nồng độ của nó (%đl) .
T: Nhiệt độ của nước (0C).
pH: Nồng độ pH của nước.
Khi gọi tên nước ta gọi anion trước rồi tới Cation và gọi các anion và các cation có
nồng độ lớn (trung hoà về điện).
-

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2


Địa Chất Công Trình

VD: Công thức Kurlov của một mẫu nước khoáng như sau:
2
0.02

CO

M 1.05

SO294 HCO163 0
T32 pH 7
Ca72 Mg17

Tên gọi là: Nước trung tính cacbonic, sunfat bicacbonat canxi magie, ở nhiệt độ
32 C
o


Câu 2: Kết quả khảo sát nước dưới đất ở một khu vực có cấu trúc địa chất thủy văn như
hình vẽ.Biết cao độ miệng giếng khoan tại G1 là 15m, bề dày lớp cách nước bên trên, bên
dưới tương ứng là 20m-5m,và của tầng chứa nước là 30m. Mực nước đo được trong G1
cách mặt đất là 17.5m
a/Xác định nước tồn tại trong tầng chứa nước thuộc loại nước dưới đất nào?
b/Xác định các yếu tố thủy lực của tầng chứa nước?

Nguyễn Phúc Đức 02DHCTN2



×