Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

đảng bộ huyện tân kỳ (nghệ an) lãnh đạo giữ vững mạch máu giao thông ở địa đầu đường mòn hồ chí minh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1965 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.08 KB, 30 trang )

trờng đại học vinh

khoa giáo dục chính trị
=== ===

Nguyễn Văn Hạnh

Đảng bộ huyện Tân Kỳ (Nghệ An)
lãnh đạo giữ vững mạch máu giao
thông ở địa đầu đờng mòn Hồ Chí
Minh trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nớc (1965 - 1968)
khoá luận tốt nghiệp đại học
ngành s phạm giáo dục chính trị
Giáo viên hớng dẫn khoá luận
Thạc sỹ: Phan Quốc Huy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hạnh
Lớp: 43A1 - Giáo Dục Chính Trị

Vinh, 2006


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...

A. phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, đờng Trờng Sơn - đờng
Hồ Chí Minh là một trong những tuyến chi viện chiến lợc có vai trò quyết
định đa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Quyết định xây dựng tuyến chi viện chiến lợc đờng Hồ Chí Minh và
thực hiện thắng lợi quyết định này là một thành công kiệt xuất trong lãnh đạo


chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam, là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết tâm
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc của toàn dân, toàn quân ta, biểu
hiện tình đoàn kết Quốc tế đặc biệt Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
Đờng Hồ Chí Minh không phải là tuyến chi viện chiến lợc mà còn là
một căn cứ chiến lợc, một hớng chiến trờng trọng yếu, tiếp tuyến cho miền
Nam. Vì vậy trong suốt 16 năm (1959 - 1975) đờng Hồ Chí Minh luôn là
trọng điểm đánh phá, là chiến trờng thực nghiệm chiến lợc "Chiến tranh ngăn
chặn", "Chiến tranh điện tử","Chiến tranh hoá học"...[7,6] của đế quốc Mỹ.
Bằng những chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, thờng xuyên và chủ
yếu Mỹ sử dụng không quân đánh phá hết sức quyết liệt, với nhiều loại vũ khí,
thiết bị tối tân... Đế quốc Mỹ coi vấn đề cắt đứt tuyến chi viện đờng Hồ Chí
Minh là một biện pháp cực kỳ quan trọng hòng cô lập miền Nam, thực hiện
mu đồ xâm lợc, chia cắt lâu dài đất nớc ta.
Xác định mục tiêu cao cả, thiêng liêng nhất là giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc; trên cơ sở quán triệt sâu sắc đờng lối chính trị, đờng lối
quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Tân Kỳ đã vận dụng
sáng tạo quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, lấy t tởng tiến công làm
chủ đạo, lấy sức mạnh tổng hợp làm nền tảng, với tinh thần quyết đánh, quyết
thắng... đã vợt qua mọi thử thách, hy sinh, tổ chức thành công cuộc chiến đấu
chống chiến tranh ngăn chặn khốc liệt của đế quốc Mỹ, thực hiện thắng lợi sự
chi viện chiến lợc to lớn của hậu phơng đối với tiền tuyến lớn, cả chiến trờng
miền Nam và cả chiến trờng nớc bạn.
Lịch sử tuyến chi viện chiến lợc đờng mòn Hồ Chí Minh trên bộ, phản
ánh trình độ vận dụng sáng tạo khoa học và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Tân Kỳ để bảo vệ mạch máu giao thông cho tuyến đầu đờng chiến lợc
trên địa bàn huyện. Thực hiện chỉ đạo xuyên suốt: " Đánh địch mà đi, mở đờng mà tiến"[7;7] lấy xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng là khâu đột phá bao
2


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...

gồm: Đờng giao liên đi bộ, đờng vận tải ôtô, hệ thống bảo đảm kỹ thuật, hệ
thống kho tàng... tạo nên một lực lợng vật chất hùng mạnh, bảo đảm vận
chuyển thông suốt liên tục trong mọi tình huống, làm thất bại mọi âm mu
ngăn chặn bằng không quân của Mỹ.
Thắng lợi của tuyến chi viện chiến lợc Trờng Sơn - Đờng mòn Hồ Chí
Minh trong kháng chiến chống Mỹ có ý nghĩa chiến lợc to lớn. Thắng lợi đó
trớc hết thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc
hội, Chính phủ, Quân uỷ Trung ơng, Bộ quốc phòng. Tuy nhiên thắng lợi ấy
không tách rời sự lãnh đạo Đảng bộ huyện Tân Kỳ để bảo đảm mạch máu giao
thông ở địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nớc.
Những cống hiến lớn lao, hy sinh cao cả của bộ đội Trờng Sơn nói
chung, quân và dân Tân Kỳ nói riêng, thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam trong chiến đấu vì Độc lập - Tự do của dân tộc. Dới ma
bom bão đạn của đế quốc Mỹ, vợt qua mọi khó khăn gian khổ hy sinh tính
mạng, để bảo vệ mạch máu giao thông thông suốt, Đảng bộ huyện Tân Kỳ đã
lãnh đạo quân, dân góp phần đánh bại cuộc chiến tranh ngăn chặn của không
quân Mỹ, bảo vệ quê hơng, bảo vệ các con đờng tiếp tuyến nơi điểm đầu Km0
đờng Hồ Chí Minh.
Năm tháng đã qua đi, con đờng Trờng Sơn - đờng Hồ Chí Minh mãi mãi
ghi vào lịch sử dân tộc ta nh một "Con đờng huyền thoại",[7,9] một kỳ tích
của kháng chiến chống Mỹ cứu nớc vĩ đại trong thế kỷ XX. Có đợc kỳ tích đó
một điều cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Kỳ và tinh
thần dũng cảm kiên cờng của quân và dân toàn huyện chiến đấu hy sinh cho
tổ quốc vì miền Nam ruột thịt.
Với vinh hạnh là ngời con sinh ra trên mảnh đất Tân Kỳ anh hùng, tự
thấy thế hệ chúng tôi cần có trách nhiệm tìm hiểu nghiên cứu bớc tiếp những
chặng đờng đã qua mà thế hệ cha anh còn đang dang dở... Thôi thúc bản thân
chúng tôi cần có một công trình để nghiên cứu về Đảng bộ huyện Tân Kỳ,
tuyến đờng Hồ Chí Minh chiến lợc Bắc - Nam, khi đang ngồi trên ghế giảng

đờng trờng Đại Học Vinh, mong đợc góp phần công sức nhỏ bé của mình vào
sự nghiệp chung của Đất nớc, tỏ lòng biết ơn sâu nặng những anh hùng liệt sỹ
đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc, cho cuộc sống hoà bình
của chúng tôi hôm nay. Tôi mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài: "đảng bộ
huyện tân kỳ (Nghệ An) lãnh đạo giữ vững mạch máu giao thông ở địa
đầu đờng mòn hồ chí minh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nớc

(1965 - 1968)", làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
3


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tham khảo một số tài
liệu viết về Tân Kỳ, viết về con đờng Trờng Sơn - đờng mòn Hồ Chí Minh, các
văn bản sách báo, tạp chí... nói về quá trình sự hình thành lịch sử và lãnh đạo
của huyện Tân Kỳ trong việc chống lại các thế lực ngoại xâm, bảo vệ quê hơng nh: Tân Kỳ - truyền thống và làng xã, lịch sử đoàn 559 bộ đội Trờng Sơn đờng mòn Hồ Chí Minh, tổng kết chiến tranh địa phơng của Quân khu IV ...
nhng trong các tài liệu tổng kết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc cha
có một tài liệu nào chuyên sâu về cột mốc số 0 và những dấu ấn lịch sử của
nó, đặc biệt là đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ trên tuyến đờng vận
tải Hồ Chí Minh huyền thoại. Tổng kết của các địa phơng về chiến tranh cách
mạng phần nhiều còn bỏ ngỏ. Từ đó chúng tôi mạnh dạn khai thác sâu vấn đề
đóng góp của địa phơng Tân Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc
qua tuyến đờng mòn Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
a. Mục đích:
Đề tài nhằm làm rõ vai trò lãnh đạo Đảng bộ về truyền thống cách
mạng của quân và dân Tân Kỳ trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968). Và những đóng góp to lớn của địa phơng

qua tuyến đờng vận tải Bắc - Nam từ địa đầu của nó.
b. Nhiệm vụ:
Làm rõ vị trí chiến lợc của địa bàn huyện Tân Kỳ trong huyết mạch
giao thông quan trọng, địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh lịch sử.
Nêu bật đợc vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Kỳ và nỗ lực lớn
lao, tinh thần chiến đấu anh dũng hy sinh của quân và dân huyện nhà, nhằm
giữ vững mạch máu giao thông thông suốt chi viện cho tiền tuyến miền Nam
thời kỳ (1965 - 1968).
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên phơng pháp luận chủ nghĩa
Mác- Lênin, sử dụng phơng pháp lịch sử kết hợp với logic thống kê, so sánh
làm rõ vấn đề đặt ra.
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi dựa vào một số tài liệu lịch sử viết
về huyện Tân Kỳ, về đờng mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nớc (1965 - 1968).
5. ý nghĩa luận văn.
Luận văn góp phần làm phong phú thêm về truyền thống lịch sử Đảng
bộ huyện Tân Kỳ, để cho thế hệ chúng tôi hôm nay và mai sau nhìn nhận lại
chặng đờng vẻ vang của Đảng bộ huyện Tân Kỳ lãnh đạo quân và dân làm nên
những chiến công chói lọi trong những năm chống Mỹ cứu nớc.
4


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Luận văn đóng góp một phần t liệu tham khảo, nghiên cứu về Tân Kỳ
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà.
6. Kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, gồm có 2 chơng và danh mục các tài liệu
tham khảo:
Chơng I: Huyện Tân Kỳ (Nghệ An) mạch máu giao thông quan trọng ở

địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc
(1965 - 1968).
Chơng II: Đảng bộ huyện Tân Kỳ lãnh đạo giữ vững mạch máu giao
thông ở địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nớc ( 1965 - 1968).

5


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...

B. phần nội dung:

Chơng I:

Huyện Tân Kỳ (Nghệ An) mạch máu giao thông quan
trọng ở địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nớc ( 1965 - 1968).
1.1. Vài nét về địa lý và lịch sử, con ngời Tân Kỳ.
1.1.1. Vài nét về vị trí địa lý
Huyện Tân Kỳ là một huyện ra đời chậm nhất so với tất cả các huyện,
thành trong tỉnh Nghệ An. Năm 1963 mới có tên trên bản đồ Tổ quốc, nằm
phía Tây tỉnh Nghệ An nên huyện Tân Kỳ là một huyện vừa trung du vừa miền
núi, có vị trí hiểm trở phức tạp.
Phía Bắc: Giáp với huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp, ranh giới từ
cầu Mật trên đờng 15B chạy theo dãy lèn Tân Thịnh rồi dãy lèn Đán ( Hạ
Sơn).
Phía Nam: Giáp huyện Đô Lơng và huyện Anh Sơn, ranh giới chạy từ
đỉnh Truông Dong lên đến thợng nguồn đập Mộ Dạ rồi theo đờng phân thuỷ
chạy tới động đá Thợng Long.

Phía Đông và Đông Bắc: Giáp hai huyện Yên Thành và huyện Quỳnh
Lu, ranh giới đợc chia bởi dãy núi Bồ Bồ. Dãy núi này chạy từ Quỳnh Tam
(Quỳnh Lu) đến thôn Vĩnh Giang ( mút Truông Dong).
Phía Tây và Tây Nam: Giáp huyện Anh Sơn và huyện Quỳ Hợp, ranh
giới đợc phân là dãy Pù Loi. Dãy này chạy từ Pù Loi xuống đến lèn Pha Lồ,
cắt qua đờng trại Lạt - cây Chanh sang đồi Hoọng Bà, qua đồi Nho Học rồi
đến đồi Độc Lập ở xã Tiên Kỳ. Tới đây, Pù Loi vợt qua khe Loà chạy thẳng
theo con đờng lâm nghiệp dới chân Pù Hà cho mãi đến Khe Sân.
Nh vậy Tân Kỳ nằm từ kinh độ 10502/ đến 10505/ về phía Đông và từ
180 58/ đến 190 22 / vĩ độ Bắc.
Diện tích đất tự nhiên là 72.556,47 ha, phần lớn là diện tích rừng núi,
chỉ có một số cánh đồng hẹp lại bậc thang nằm ven sông con chạy theo hớng
Đông Bắc - Tây Nam của huyện. Vì vậy với vị trí đa dạng, địa hình núi non
hiểm trở tạo nên mảnh đất Tân Kỳ có nhiều dấu tích lịch sử, con ngời Tân Kỳ
hàng trăm năm lịch sử, hun đúc nên truyền thống cách mạng quý báu đấu
tranh chống lại mọi cuộc chiến tranh xâm lợc.
1.1.2. Lịch sử, con ngời Tân Kỳ.
Với một mảnh đất nằm phía Tây tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý hiểm trở,
phức tạp tạo nên mảnh đất Tân Kỳ những dấu tích lịch sử, cũng nh con ngời
sinh sống từ bao đời nay.
6


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, đã có con ngời sinh sống, nhiều
thời kỳ lịch sử đã đi qua còn để lại dấu vết trên đất Tân Kỳ, bên cạnh ngời
Kinh còn có ngời Thổ, ngời Thái cùng c trú. Ngay từ xa xa nhân dân Tân Kỳ
(ngời Kinh, ngời Thổ, ngời Thái) đã đoàn kết bên nhau chinh phục thiên
nhiên, chống thú dữ, khai hoang mở rộng đất đai và liên tục chống các thế lực
hắc ám để xây dựng bản làng, cuộc sống bảo vệ quê hơng đất nớc.

Ngợc dòng thời gian lịch sử, lần theo dấu vết hàng vạn năm của ngời xa. Năm 764 Tân Kỳ thuộc đất Hàm Hoan nhà Đờng (Trung Quốc), lúc này
Tân Kỳ nằm trong đất Hoan Châu (Diễn Châu).
Năm Quang Thuận thứ X (1469) Lê Thánh Tông định lại bản đồ thì Tân
Kỳ lại thuộc đất của Quỳnh Lu bây giờ. Lúc đó vua Lê Thánh Tông đã cử Lý
Nhật Quang làm tri châu Nghệ An, Lý Nhật Quang tiến hành khai hoang, mở
mang đất canh tác, mở rộng các con đờng giao thông (gọi là con đờng Thợng
Đạo) ở phía Tây miền núi Nghệ An, trong đó có con đờng đi qua đất Tân Kỳ
từ xã Giang Sơn (Đô Lơng) đến giáp đất huyện Nghĩa Đàn kéo dài đờng 19.5
sang Bãi Chành - Nh Xuân (tỉnh Thanh Hoá). Đây là con đờng quan trọng
xuyên qua rừng, núi để cho việc tiếp thu các thông tin vận chuyển lơng thực,
khí giới và đi lại của nhân dân Châu Lỵ (tỉnh Thanh Hoá) đến Hoa L (Cố Đô
tỉnh Ninh Bình).
Đến thời nghĩa quân Lam Sơn do anh hùng Lê Lợi chỉ huy đã từng hành
quân men theo sông Con qua các xã nh: Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa
Hoàn, Nghĩa Phúc rồi dừng chân tập kết bãi Lơi Lơi thuộc đất ba xã nh: Nghĩa
Hành, Hơng Sơn, Phú Sơn bây giờ. Tại vùng rừng núi Tân Kỳ, Lê Lợi thiết lập
hành dinh tạm thời đánh tan đạo quân của S Hựu Trang Trịnh Sơn (huyện Con
Cuông). Chính mảnh đất Tân Kỳ đã làm nên chiến công rạng rỡ phá tan quân
Minh, vì vậy nơi mảnh đất này còn in đậm dấu vết của nghĩa quân nh: Tập
Mã, bãi Lơi Lơi, Đồng Voi, núi Đồn, Khe Mài, đền Tả Ngạn ... Nh còn lu mãi
những ngày hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn trong lòng ngời dân Tân Kỳ.
Đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Việt Nam suy vong. Năm 1738
nổ ra khởi nghĩa Lê Duy Mật. Tại Tân Kỳ, Lê Duy Mật biến mảnh đất này
thành một căn cứ vững chắc, chống lại triều đình lấy lại ruộng đất chia cho
dân, nhng do lực lợng mỏng, thế yếu nên sớm thất bại.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lợc nớc ta. Gần 30 năm
(1858 - 1884) chúng mới bình định đợc, chế độ phong kiến đã đầu hàng dâng
nớc ta cho Pháp. Trớc hoàn cảnh đó một số sỹ phu yêu nớc, tiêu biểu có Tôn
Thất Thuyết đã đứng lên khởi nghĩa chống Pháp nhng không thành, đem vua
Hàm Nghi ra Thanh - Nghệ - Tĩnh làm căn cứ chống thực dân Pháp, xuống

7


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
chiếu Cần Vơng [4, 56]. Theo tiếng gọi, nhân dân Tân Kỳ đứng lên dới lá cờ
khởi nghĩa Cần Vơng, tại các xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp đã đứng
dậy đấu tranh chống Pháp, đồng thời mảnh đất này là nơi tạm trú của lực lợng
cách mạng tránh càn quét của thực dân Pháp để nuôi dỡng lực lợng.
Mặc dù khởi nghĩa Cần Vơng không thành công, sớm bị dập tắt nhng lòng
yêu nớc, tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu đến cùng để khôi phục giang sơn
của họ còn lu mãi trên những trang sử và đợc con cháu phát huy mạnh mẽ rạng
rỡ cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thế kỷ XX.
Sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn (1930 - 1945). Với sự ra đời
Đảng Cộng sản Việt Nam 3.2.1930 thì Tân Kỳ cha phải là khu vực hành
chính độc lập, dân số nhiều lắm cũng chỉ trên dới 10 vạn ngời, cha có tổ chức
tiền bối của Đảng Tân Việt, Thanh niên cách mạng đồng chí hội, cho đến khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Tân Kỳ cũng không có một tổ chức nào là cơ
sở Đảng, mặc dù Tân Kỳ ngoài diện nông thôn còn có hai đồn điền là Vực
Rồng và Đào Nguyên, cho đến ngày tàn của cao trào XôViết Nghệ Tĩnh ảnh
hởng cách mạng mới tới Tân Kỳ.
Vào tháng 2 năm 1931 khi huyện uỷ Nghĩa Đàn đợc thành lập thì tại
các làng Yên Hoà (xã Nghĩa Bình), làng Tri Chỉ, Tri Lễ (xã Nghĩa Đồng) mới
có tổ chức quần chúng của Đảng, lúc này cao trào 1930 - 1931 bị thực dân
Pháp dìm trong biển máu, nhng các đồng chí nòng cốt tổ chức cách mạng
vùng Cự Lâm vẫn rải truyền đơn cộng sản vận động quần chúng đấu tranh, mít
tinh, rớc cờ vàng phản đối thực dân Pháp đàn áp cách mạng.
Phong trào cách mạng ngày càng phát triển, các cơ sở Đảng đợc nhân
rộng, đến những năm 1936 - 1939 một số tổ chức quần chúng cách mạng ở
các làng xã Tân Kỳ nh: Tri Lễ, Tri Chỉ, Yên Hoà, Yên Thái, Phúc Sơn, Thợng
Kỳ, Cự Bột, Lai Hạp...

Cũng từ đó lập ra các hội nh: Hội tơng tế ái hữu, Hội hiếu, Hội hộ sản,
Hội truyền bá quốc ngữ. Và các phờng nh: Phờng cấy, phờng lợp nhà, phờng
làm rẫy vv...
Đến những năm 1939 - 1945 dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chỉ đạo của Nghị quyết Tỉnh uỷ Nghệ An tháng 8 năm 1938 nhân dân
Tân Kỳ đã lập một số phe hộ chống phe hào, đòi ruộng đất công quỹ, đòi cải
cách hơng thôn, chống sự nhũng nhiễu hách dịch của cai, phó Tổng, Hào lý...
nh các làng Tri Chỉ, Tri Lễ, Yên Thái, Làng Dũng, Làng Ga.
Năm 1945 khi không khí cách mạng khởi nghĩa sục sôi giành chính
quyền theo lời kêu gọi của mặt trận Việt Minh, Ngày 28 tháng 8 năm 1945

8


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
hàng ngàn quần chúng thuộc tổng Cự Lâm đã theo cờ đỏ sao vàng của Việt
Minh lên huyện Nghĩa Đàn giành chính quyền.
Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nớc Việt
Nam dân chủ cộng hoà, nhân dân Tân Kỳ trung thành với chế độ mới, xây
dựng nhà nớc quê hơng, ổn định đời sống.
Năm 1946 thực dân Pháp quay lại xâm lợc nớc ta, theo tiếng gọi của Hồ
Chí Minh, nhiều thanh niên Tân Kỳ đã tham gia vệ quốc đoàn, tham gia các
đơn vị bộ đội địa phơng chống Pháp. Trong suốt thời kỳ chống Pháp nhân dân
Tân Kỳ nô nức lên đờng tòng quân nhập ngũ, dân công, kẻ xe đạp, ngời gánh
bộ rầm rập đi không kể ngày đêm, không quản khó khăn gian khổ, không ngại
khí hậu mùa đông khắc nghiệt đã vợt núi băng ngàn, trèo đèo lội suối, đa lơng
thực và đạn dợc ra mặt trận, cốt sao cho bộ đội tiền tuyến ăn no, đủ đạn đánh
thắng giặc Pháp.
Tại địa phơng Tân Kỳ bà con cũng hăng hái bỏ ra hàng ngàn ngày công
để sửa chữa con đờng chiến lợc 15A, 15B để cho các đơn vị bộ đội, các đoàn

dân công nhanh chóng tạo thuận lợi để trẩy lên phía Tây, trẩy ra phía Bắc, trẩy
vào Nam, chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho các chiến dịch lịch sử, góp phần
làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu (7.5.1954).
Sau đại thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Giơnevơ đợc ký kết.
Đất nớc ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, vĩ tuyến 17 ranh giới tạm thời.
Miền Nam tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc bớc
vào xây dựng CNXH.
Nhân dân Tân Kỳ dới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Nghệ An đã bắt tay khôi
phục quê hơng, hàn gắn vết thơng chiến tranh. Đối với miền Nam ruột thịt từ
1955 Tân Kỳ đã ân cần đón tiếp cán bộ, bộ đội và đồng bào tập kết ra miền
Bắc tại Nông Trờng Sông Con, lo cho mọi ngời ổn định đời sống và việc làm.
Nhiều đợt đấu tranh của nhân dân ta đòi hòa bình thống nhất đất nớc, đòi lập
lại quan hệ bình thờng giữa hai miền, phản đối các cuộc tàn sát đẫm máu bà
con miền Nam của Mỹ - Ngụy mà nhân dân Tân Kỳ đã tích cực hởng ứng. Khi
bà con miền Nam cầm vũ khí đứng lên, trong lặng lẽ mà hiên ngang cao thợng, nhiều con em Tân Kỳ đã xung phong lên đờng vào Nam chiến đấu và
ngay trên đất Tân Kỳ bây giờ, một số đơn vị bộ đội đã tập luyện ở Tân Kỳ, đợc thành lập ở Tân Kỳ, tạm dừng chân ở Tân Kỳ đợc bà con đùm bọc cu mang
khi lên đờng vào Nam sát cánh cùng đồng bào miền Nam đấu tranh cho sự tồn
vong và vinh quang của Tổ quốc.
Chính thời điểm đó, huyện Tân Kỳ ra đời ngày 19 tháng 4 năm 1963. Từ
đây Tân Kỳ có tên trên bản đồ Tổ quốc, trong các khu vực hành chính, trên các
công văn giấy tờ của Nhà nớc. Từ đó có một địa danh mới: huyện Tân Kỳ.

9


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Nhìn lại chặng đờng lịch sử của dân tộc, không phải sự kiện trọng đại
nào diễn ra trong quá khứ cũng để lại dấu vết trên đất Tân Kỳ. Cha hề có lỵ sở
của Hoan Diễn (Nghệ An), cũng không phải là trung tâm của xứ Nghệ. Song
trong núi đá câm lặng, trong lòng đất sâu thẳm, các khu rừng âm u, trên các đờng mòn, bản vắng ... chỗ nào cũng đang còn thì thầm các kỳ tích lao động và

sáng tạo, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ của cha ông trong những ngày khai
thiên lập địa, trong những ngày chống giặc giữ nớc làm nên bản làng, làm nên
cuộc sống.
Nh vậy, trong những năm thập niên 60 của thế kỷ XX nhằm khai thác
và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật
chất và tiềm lực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc theo đờng lối của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III (1960) của Đảng, cùng với một số huyện khác trong tỉnh Nghệ An,
huyện Tân Kỳ đợc thành lập.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963 huyện Tân Kỳ ra đời, lúc đầu gồm có 13 xã
trong đó 10 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn cắt sang mà trớc Cách mạng tháng
Tám năm 1945 là đất của hai Tổng Cự Lâm và Hạ Su đó là các xã: Nghĩa
Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái, Nghĩa Phúc, Nghĩa Dũng, Nghĩa
Hợp, Tân Hợp, Tiên Đồng và Giai Xuân. Còn ba xã, thì hai xã thuộc đất của
Tổng Lãng Điền thuộc huyện Anh Sơn cắt sang gồm xã: Hơng Sơn, Phú Sơn,
đất còn lại thuộc đất của Tổng Vân Hội thuộc huyện Yên Thành là xã Kỳ Sơn.
Năm 1964 tách xã Tiên Đồng thành hai xã Tiên Kỳ và Đồng Văn .
Năm 1970 tách xã Giai Xuân thành hai xã Giai Xuân và Tân Xuân.
Năm 1972 huyện Tân Kỳ có 16 xã.
Tháng 5 năm 1988 tách xã Kỳ Sơn thành hai xã là Kỳ Sơn và Kỳ Tân,
đồng thời Quốc Hội công nhận trại Lạt vốn là đất của xã Kỳ Sơn.
Huyện Tân Kỳ còn có 3 nông trờng nh: Nông Trờng quốc doanh Sông
Con; Nông trờng quốc doanh Vực Rồng; Nông trờng thanh niên An Ngãi.
Đến năm 1996 trên cơ sở địa giới của ba nông trờng nói trên đã thành
lập ba xã mới là: xã Tân Phú, xã Tân Long, xã Tân An. Nh vậy huyện Tân Kỳ
đã có 21 đơn vị hành chính.
Diện tích đất của Tân Kỳ không nhiều, tổng diện tích đất tự nhiên là
72.556,47 ha; trong đó diện tích đất Nông nghiệp 12.745,38 ha; đất Lâm
nghiệp 15.641,71 ha; đất Chuyên dùng 3.134,35 ha; đất Thổ c 797,89 ha; đất

cha sử dụng 40.237,14 ha. Chủ yếu đất đỏ bazan.
Dân số huyện Tân Kỳ năm 1963 có khoảng 18.000 ngời, chủ yếu là
đồng bào dân tộc Thanh, Thái, Thổ và đồng bào ngời Kinh từ các huyện trong
tỉnh nh huyện Yên Thành; Diễn Châu; Quỳnh Lu ... lên để định c làm ăn hoặc
10


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
theo nghĩa quân Lê Duy Mật, theo các lãnh tụ phong trào Cần Vơng thời kỳ
chống Pháp hoặc làm phu cho các đồn điền ở lại lập nghiệp và sinh sống lâu
dài.
Vào những năm mới thành lập, thực hiện chủ trơng khai thác và phát
triển vùng miền núi phái Tây Bắc của Tỉnh, nhân dân ở các huyện trong Tỉnh
và các Tỉnh khác đến huyện Tân Kỳ để xây dựng các vùng kinh tế mới, xây
dựng các nông trờng, lâm trờng, trạm, trại nên dân số huyện Tân Kỳ tăng
nhanh và thành phần dân c cũng đa dạng hơn.Tính đến năm 2002 dân số Tân
Kỳ có 135.050 ngời, trong đó có 3/4 ngời Kinh và 1/4 ngời dân tộc thiểu số
nh dân tộc Thanh, dân tộc Thổ, dân tộc Thái sinh sống.
Vì vậy dù là huyện ra đời rất muộn so với các huyện trong Tỉnh Nghệ
An, nhng huyện Tân Kỳ vốn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, mang đậm
tính lịch sử của dân tộc Việt Nam. Với những giá trị truyền thống lịch sử quý
báu đó đã hun đúc tâm hồn và nghị lực của nhân dân Tân Kỳ đoàn kết một
lòng, chung lng đấu cật, đạp bằng gian khó, cỡi gió đi lên xây dựng quê hơng
Tân Kỳ ngày càng giàu đẹp.
1.2. Các con đờng huyết mạch giao thông quan trọng trên địa bàn
Tân Kỳ và địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh lịch sử
1.2.1. Các con đờng giao thông chiến lợc trên địa bàn Tân Kỳ.
Trên địa bàn huyện Tân Kỳ có rất nhiều con đờng giao thông quan
trọng, đặc biệt có con đờng chiến lợc nh: Đờng 15A, đờng 15B đã có từ lâu
đời trong lịch sử, ngay từ thời vua Lê Thái Tông (1041); nhà vua đã cử Lý

Nhật Quang làm tri châu Nghệ An; chính Lý Nhật Quang đã chủ trơng khai
phá, tu sửa, mở rộng con đờng thợng đạo. Con đờng chiến lợc này từ cuối xã
Giang Sơn (Đô Lơng) đi qua Tân Kỳ, cho đến mãi giáp huyện Nghĩa Đàn, rồi
theo đờng 19.5 lên Bãi Chành ra Nh Xuân, Nông Cống đến Long Linh ở Thọ
Xuân (tỉnh Thanh Hoá).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, Đảng và Nhà nớc ta đã
dùng các con đờng chiến lợc này vận tải, tiếp tế cho chiến trờng miền Nam,
các con đờng đã đợc tu sửa và xây dựng lại đảm bảo cho giao thông thuận lợi
hơn. Đây là các con đờng đều chạy về nối liền hợp nhau một điểm địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh nh:
Đờng chiến lợc 15A chạy qua các xã của huyện Tân Kỳ nh xã Nghĩa
Đồng, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, rồi qua các xã Kỳ Tân và Kỳ
Sơn; con đờng chiến lợc này có độ dài trong toàn huyện là 23 km.

11


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Đờng chiến lợc 15B chạy song song với con đờng quốc lộ 15A, đi qua
các xã trong huyện nh con đờng chiến lợc 15A có độ dài địa bàn huyện là 26
km.
Hai con đờng chiến lợc trên không những thuận lợi cho việc đi lại, mà
còn thuận lợi hơn so với các con đờng khác trên đất Tân Kỳ. Đa hàng hoá về
thị trấn Lạt, đồng thời hai con đờng này nối liền huyện Tân Kỳ với các huyện
khác trong Tỉnh nh: Nghĩa Đàn, Đô Lơng.
Đờng trại Lạt - Cây Chanh có chiều dài là 30km đi từ Thị trấn Lạt qua
xã Hơng Sơn, nông trờng An Ngãi lên xã Đồng Văn, Tiên Kỳ. Đờng này nối
liền huyện Anh Sơn, Con Cuông với Tân Kỳ.
Đờng Bến vệ Sông Con có độ dài 22km đi qua các xã nh: Nghĩa Phúc,
Nghĩa Hoàn, nông trờng Sông Con, Nghĩa Thái, Nghĩa Đồng, đờng này nối
liền từ thị trấn Thái Hoà (huyện Nghĩa Đàn) chạy xuống điểm đầu km0 ở thị

trấn Lạt (Tân Kỳ). Ngoài ra đờng sông duy nhất chỉ có con Sông Con với độ
dài 72km chảy trên đất Tân Kỳ, nhng sông này khúc cạn, khúc sâu, quanh co
khúc khuỷu nên vẫn chỉ thuyền bè nhẹ chở độ vài ba tấn mới đi lại đợc.
Tất cả các con đờng này có một điểm chung nhất đều chạy về hợp nhau
một điểm Km0 đờng mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nớc,
cũng trong thời kỳ đó đờng mòn Hồ Chí Minh ra đời và phát triển trở thành
con đờng chiến lợc cực kỳ quan trọng cho tuyến vận tải chiến lợc giải phóng
miền Nam thống nhất đất nớc.
1.2.2. Đờng mòn Hồ Chí Minh ra đời và dấu ấn lịch sử.
Con đờng 71 - tức đờng Trờng Sơn đờng Hồ Chí Minh mà Km0 nằm ở
ngã ba Lạt có vị trí chiến lợc cực kỳ quan trọng, đây là điểm đầu mạch máu
giao thông của đờng Hồ Chí Minh, có độ dài tại huyện Tân Kỳ là 21km, con
đờng này chạy qua các xã nh: Kỳ Sơn, Nghĩa Hành, sang Tỉnh Hà Tĩnh theo
dọc chiều dài Tổ quốc, ra đời trong hoàn cảnh lịch sử kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lợc nớc ta.
Năm 1954 Hiệp định Giơnevơ đợc ký kết, đất nớc ta tạm thời chia làm
hai miền, vĩ tuyến 17 giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc hoà bình tiến lên
xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, đấu tranh chống Mỹ đi đến thống nhất nớc nhà.
Trong hoàn cảnh đó, ở miền Nam đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp thực
hiện chính sách xâm lợc thực dân kiểu mới, mục đích là chia cắt đất nớc ta
lâu dài, nhằm thực hiện chiến lợc toàn cầu, đồng thời lập nên chính quyền tay
sai Ngô Đình Diệm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc nớc ta. Vì vậy,
BCHTW Đảng đi đến khẳng định đờng lối cách mạng Việt Nam lúc này có
12


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
nhiệm vụ giải phóng miền Nam ra khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nớc.

Nghị quyết còn chỉ rõ: "Con đờng phát triển cơ bản cách mạng miền
Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân theo tình hình cụ thể,
theo yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đờng đó lấy sức mạnh của quần
chúng nhân dân là chủ yếu, kết hợp với lực lợng vũ trang lật đổ chính quyền
thống trị của đế quốc và tay sai dựng nên chính quyền cách mạng".
Nghị quyết XV BCHTW Đảng (1959) nhanh chóng quán triệt xuống
các cấp Đảng bộ, phù hợp với nguyện vọng của quảng đại quần chúng nhân
dân, biến thành những phong trào vùng lên khởi nghĩa đồng loạt, đập tan từng
mảng bộ máy cai trị của địch và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. Các căn
cứ địa cách mạng chuyển biến sục sôi đó, đòi hỏi hậu phơng phải đáp ứng cao
nhất cho cuộc chiến tranh giải phóng. Vì vậy khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, ta
đã có một đờng dây thống nhất để đa đón cán bộ, chiến sỹ và chuyển tài liệu,
hàng hoá bí mật cần thiết. Đến khi cuộc cách mạng miền Nam đã chuyển sang
thế tấn công thì hình thức "Đờng dây thống nhất" không còn phù hợp nữa, mà
phải có một tuyến vận tải chiến lợc mới đủ sức đảm bảo khẩn trơng về mọi
nhu cầu chủ yếu ngày càng lớn.
Trong tình thế chiến lợc quân sự của ta lúc đó, nhất thiết phải xây dựng
đợc hệ thống đờng bộ từ Bắc vào Nam, thực hiện chiến lợc chi viện cho cách
mạng miền Nam, tổ chức đa đón cán bộ, chiến sỹ, công văn, tài liệu từ miền
Bắc vào miền Nam, từ miền Nam ra miền Bắc với phơng châm tuyệt đối an
toàn và bí mật.
Ngày 19 tháng 5 năm 1959 binh đoàn 559 đợc thành lập bắt đầu xây
dựng tuyến đờng xuyên Trờng Sơn, lấy điểm đầu tiên xuất phát của con đờng
là ngã ba thị trấn Lạt - huyện Tân Kỳ làm Km0.
Bộ Chính Trị và Thờng trực Tổng quân uỷ Trung ơng giao nhiệm vụ mở
tuyến chiến lợc Trờng Sơn đợc khởi hành lấy tên đờng Trờng Sơn - đờng Hồ
Chí Minh. Nh vậy đờng Trờng Sơn - đờng mòn Hồ Chí Minh ra đời ở hoàn
cảnh đó, con đờng đã đợc binh đoàn 559 mở rộng và phát triển đi dọc Đông và
Tây dãy Trờng Sơn, luồn lách qua hàng rào đồn bốt và sự đánh phá ngăn chặn
của Mỹ - ngụy với phơng châm: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không

tiếng"[15;30]. Đó là con đờng đi bộ và gùi thồ vận chuyển từ Bắc vào Nam
những thứ cần thiết dù chỉ một viên đạn, một lá th. Song con đờng nh vậy
không đủ đáp ứng nhu cầu chi viện ngày càng lớn cho tiền tuyến miền Nam.
Trong khi đó, vận tải trên biển phải ngừng hoạt động sau sự kiện Vũng Rô
( 1960), việc mở tuyến vận tải phía Đông Trờng Sơn cũng bị địch ngăn cản. Đ13


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
ợc sự đồng ý của Trung ơng Đảng nhân dân cách mạng Lào, bộ đội ta phối
hợp với quân dân bạn ở Trung và Hạ Lào đánh địch giải phóng vùng lãnh thổ
dọc hai bên đờng số 9 để mở đờng vận tải cơ giới và giao liên ở phía Tây Trờng Sơn, mở đờng trục dọc 128, điểm đầu nối đờng 12 ở Khăm Muộn xuyên
suốt Tây Trờng Sơn đất bạn Lào đến vùng giao nhau biên giới ba nớc Việt Lào - Cămpuchia.
Nhận thấy vai trò quan trọng và vị trí chiến lợc của đờng Hồ Chí Minh
đối với sự nghiệp cách mạng. Năm 1965, Bộ Chính trị đã quyết định tăng cờng
củng cố để con đờng này mạnh hơn mọi mặt, mở rộng con đờng vận tải cơ
giới, chi viện vật chất và binh lực cho các chiến trờng làm nên đại thắng mùa
xuân năm 1975.
Đờng Hồ Chí Minh - đờng cơ giới chiến lợc xuất phát từ điểm đầu tiên
huyện Tân Kỳ (thị trấn Lạt) là một sự kế tiếp truyền thống từ vùng đất đã từng
là nơi: "Trúc chẻ tro bay"," Sấm vang chớp giật" [9, 5], trong đánh giặc giữ nớc
của ông - cha ta. Nhân dân các dân tộc Tân Kỳ, tự hào về truyền thống vẻ vang
của quê hơng mình, đa sức mạnh của cả dân tộc vào cuộc chiến đấu chống kẻ
thù mới, làm nên chiến thắng vang dội đi vào lịch sử dân tộc.
Đờng Hồ Chí Minh sáng đỉnh Trờng Sơn: "Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc",con đờng ra đời bắt đầu từ đờng dây vận tải đoàn 559; bộ đội Trờng Sơn
chọn Tân Kỳ làm điểm đầu xuất phát đờng Hồ Chí Minh và phát triển suốt
dọc chiều dài đất nớc, trở thành con đờng mang tên Bác - đờng Hồ Chí Minh.
Trải qua 17 năm ra đời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, xây dựng
và trởng thành từ mốc số 0 tại ngã ba Lạt (Tân Kỳ) đến huyện Chơn Thạnh
(TP Hồ Chí Minh) với tổng chiều dài 16.000km, gồm 5 hệ thống trục dọc, 21
hệ thống trục ngang. Chính con đờng này trong kháng chiến chống Mỹ đã có

trên hai triệu lợt ngời vào ra với mệnh lệnh: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
chiến thắng" [9, 5], sức mạnh vật chất của hậu phơng đã mang đến cho tiền
tuyến trên 60 vạn tấn hàng, 4 triệu can xăng dầu, khí tải. Cũng chính trên con
đờng này đã biết bao đồng chí, đồng bào đã ngã xuống giữ vững mạch máu
giao thông thông suốt dới ma bom bão đạn của địch làm nên chiến công vẻ
vang dân tộc.
Có đợc thắng lợi đó, nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng nói chung, sự
lãnh đạo Đảng bộ huyện Tân Kỳ nói riêng để làm nên chiến thắng, đa Km0 đi
vào lịch sử huyện Tân Kỳ một trang chói lọi, một mốc son lớn của lịch sử Việt
Nam.

14


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...

Chơng 2

đảng bộ huyện tân kỳ lãnh đạo giữ vững mạch máu
giao thông ở địa đầu đờng mòn hồ chí minh trong
cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nớc ( 1965 - 1968).

2.1. âm mu của đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất và công tác chỉ đạo bảo đảm giao thông ở Nghệ An (1965 - 1968).
2.1.1. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với các trọng
điểm giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và huyện Tân Kỳ (1965 - 1968).
Sau 1954, đế quốc Mỹ đã trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Mỹ
hất cẳng Pháp tại Đông Dơng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới, dựng lên chính phủ bù nhìn độc tài tay sai Ngô Đình Diệm, ra sức củng
cố xây dựng chính quyền Nguỵ để thực hiện chiến lợc toàn cầu. Hàng loạt

chiến lợc chiến tranh kiểu mới của Mỹ qua các đời tổng thống đợc áp dụng tại
miền Nam Việt Nam nh: Chiến lợc "Chiến tranh đơn phơng" của tổng thống
Aixenhao; chiến lợc "Chiến tranh đặc biệt" của tổng thống Kennơđi.
Cuối 1964, hai cuộc chiến tranh kiểu mới của Mỹ lần lợt bị phá sản,
đẩy đế quốc Mỹ vào con đờng bế tắc, hy vọng cải thiện thế thua; chính quyền
Giôn xơn thực hiện chiến lợc"Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam gây
ra chiến tranh phá hoại miền Bắc XHCN bằng không quân và hải quân, Mỹ
dựng lên cái gọi "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" ngày 5 tháng 8 năm 1964. Mỹ đánh
phá ra miền Bắc XHCN với ba mục đích:
- Ngăn chặn mọi chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi viện từ
miền Bắc vào miền Nam.
- Phá huỷ tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc Việt Nam.
- Uy hiếp tinh thần làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nớc của nhân
dân ta [12,23].
Nằm trong âm mu chung đánh phá vào hậu phơng miền Bắc, địa bàn
tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng là một trong những trọng
điểm phá hoại tàn bạo của địch, và nơi bị địch phá đầu tiên trên miền Bắc.
Từ ngày 15 tháng 3 năm 1965 đến tháng 5 năm 1965 đế quốc Mỹ tập
trung ồ ạt đánh phá các mục tiêu quân sự là chính. Tại Nghệ An, địch tập kích
một số kho tàng, khu vực quân sự lớn phục vụ cho cuộc chiến tranh nhân dân
nhằm phá hoại tiềm lực quốc phòng của ta. Cùng ngày địch dùng 12 lần / tốp
46 lần / chiếc máy bay địch đánh xuống khu vực Cát Mộng (Nghĩa Đàn) ; 22
lần chiếc đánh cảng Bến Thuỷ.

15


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Ngày 19 tháng 3 năm 1965 có 54 lần / tốp 162 lần / chiếc đánh kho chợ

Sủi (Đô Lơng); doanh trại s đoàn 324, tiếp đó địch tập kích một số mục tiêu
quân sự khác trên các trục đờng giao thông vận tải chi viện chiến trờng.
Ngày 31 tháng 3 năm 1965, có 250 lần chiếc máy bay địch đánh sân
bay và cao điểm 200 Nghi Lộc.
Ngày 10 tháng 4 năm 1965 đến 27 tháng 5 năm 1965 máy bay địch
đánh Cầu Cấm, phà Bến Thuỷ, Cầu Bùng, cầu Hoàng Mai (quốc lộ 1A), đờng
49 (quốc lộ 46), khe Kiền ( quốc lộ 7 ).
Từ tháng 6 năm 1965 đến 31 tháng 3 năm 1968 Mỹ mở rộng đánh phá
các khu vực dân c và tập trung đánh phá giao thông vận tải.
Trong năm 1965, sau hai tháng đánh phá miền Bắc, không quân Mỹ
không cứu đợc tình thế ngày càng xấu đi của nguỵ quân ở miền Nam Việt
Nam, không làm suy yếu hậu phơng miền Bắc, chúng tăng cờng đánh phá cả
ban ngày lẫn ban đêm. Tại Nghệ An, địch mở rộng đánh phá các mục tiêu giao
thông vận tải. Từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1965 địch tập trung đánh
phá ác liệt trên các tuyến đờng.
Năm 1967, địch mở rộng đánh phá ác liệt vào các mục tiêu của 98 xã,
thị trấn đông dân c nh: Đô Lơng, Thanh Chơng, Nam Đàn, Diễn Châu, Nghĩa
Đàn, Tân Kỳ. Máy bay Mỹ tập trung đánh vào hầu hết các tuyến đờng giao
thông trong Tỉnh, hình thành những trọng điểm nh: Hoàng Mai, Cầu Giát, Yên
Lý, Cầu Cấm, Bến Thuỷ (quốc lộ 1A); Nghĩa Đàn, Bò Lăn, Sông Vòng, Bãi
Chành, Dốc Lụi ( quốc lộ 15 ); địch đánh vào các tuyến độc đạo hiểm yếu nh:
Rú Nguộc, eo Vực Rồng ... [12,26]
Sau khi đánh sập các cầu cống lớn, đến tháng 8 năm 1965 máy bay Mỹ
chuyển sang đánh các cầu cống nhỏ, bến vợt, bến đò. Từ tháng 10 năm 1967
địch đánh cả đờng thuỷ, trong năm 1966 tại nghệ An có đến 2.100 trận đánh
vào giao thông vận tải.
Từ ngày 1 tháng 4 năm 1968 đến 31 tháng 10 năm 1968 mặc dù sau
cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, Mỹ hạn chế ném bom nhng chúng tập trung
đánh phá ác liệt có trọng điểm hòng làm tê liệt yết hầu giao thông để ngăn
chặn sự chi viện của hậu phơng đối với miền Nam. Suốt thời kỳ chiến tranh

phá hoại địch tập trung 63% đánh phá giao thông vận tải, nhng cũng không
làm nhụt đợc ý chí quyết tâm thắng Mỹ của nhân dân ta.
Trên địa bàn huyện Tân Kỳ, cùng với các điểm giao thông quan trọng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, huyện Tân Kỳ có rất nhiều đờng giao thông quan
trọng nối liền với các đờng từ các tỉnh phía Bắc chạy vào, đó là các con đờng
15A, 15B, đờng bến vệ Sông Con chạy từ huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Nh
16


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Xuân Tỉnh Thanh Hoá... đi qua địa bàn huyện Tân Kỳ hợp nhau một điểm
Km0 ngã ba Lạt, gọi đây là điểm đầu đờng mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy Mỹ coi
đây là "Vùng cán xoong", nơi mạch máu giao thông địa đầu đờng Trờng Sơn,
Mỹ huy động hàng ngàn máy bay tập kích đánh cả ngày lẫn đêm, rải bom trên
các tuyến đờng giao thông quan trọng nối liền đờng chiến lợc Hồ Chí Minh,
quốc lộ 15A, quốc lộ 15B, đờng rẽ 50, hay các cầu, phà nối liền trên các tuyến
đờng nh: Phà Sen, Khe Thiềm, Khe Sâu. Mục đích phá huỷ đờng sá, cắt đứt
chi viện tuyến đờng phía Tây từ Bắc vào Nam.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 1965 - 1968 tại đất Tân
Kỳ, đế quốc Mỹ huy động máy bay thả hàng vạn tấn bom xuống các đoạn đờng, các cầu phà trọng yếu giao thông làm cho xe không vận chuyển hàng
hoá, quân trang, quân dụng và các vận chuyển khác ...Tập kết tại địa đầu đờng
mòn Hồ Chí Minh tiếp viện cho miền Nam đợc. Mỹ đánh phá bằng các thủ
đoạn phá huỷ đờng sá, cầu cống nh thả các loại bom bi, bom sát thơng, bom từ
trờng... Chúng dùng B52 rải thảm bom xuống 15 khu vực theo dọc đờng quốc
lộ từ xã Đức Thịnh đến xã Tây Hồ, Vực Rồng.
Mặc dù bị địch đánh phá ác liệt nhng dới sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Tân Kỳ, nhân dân Tân Kỳ không sợ hy sinh xơng máu của mình, với
tinh thần "Thà hy sinh tất cả..." bám trụ bảo vệ đờng cho xe thông suốt. Vì
miền Nam ruột thịt, bảo vệ cho xe qua các tuyến đờng, tuyến cầu, phà một
cách an toàn: "Xe cha qua nhà không tiếc". Với tinh thần "Thóc không thiếu

một cân, quân không thiếu một ngời" kịp thời chi viện cho chiến trờng miền
Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc.
2.1.2. Tỉnh uỷ Nghệ An chỉ đạo đảm bảo công tác giao thông toàn
Tỉnh (1965 - 1968).
Địch thực hiện âm mu "Bóp nghẹt" [15,122] đánh phá quyết liệt những
vùng hiểm yếu, hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phơng ra tiền tuyến. Trớc
tình hình đó, ngày 21 tháng 5 năm 1965 Ban Thờng vụ Tỉnh uỷ họp bàn việc
bảo đảm giao thông vận tải trong Tỉnh.
Sau khi nhận định tình hình mới, khẳng định vị trí của Tỉnh là địa bàn
trung chuyển giữa hậu phơng và tiền tuyến, lại là nơi hiểm yếu nên địch sẽ tập
trung hỏa lực đánh phá ác liệt hòng tiêu diệt, ngăn chăn sự chi viện của miền
Bắc đối với miền Nam, Ban Thờng vụ Tỉnh uỷ đã vạch ra nội dung chuyển hớng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác giao thông cho phù hợp với tình hình mới.
Nghị quyết chỉ rõ: "Từ nay cho đến khi sự nghiệp chống Mỹ cứu nớc hoàn
toàn thắng lợi, công tác đảm bảo giao thông vận tải, phục vụ tiền tuyến, phục
vụ sản xuất, chiến đấu ở địa phơng là nhiệm vụ trung tâm đột xuất số một của
17


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Đảng bộ và nhân dân toàn Tỉnh" [15,122]. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Tỉnh
đã phát động phong trào toàn dân làm giao thông vận tải, trong đó Ty giao
thông chủ trì, dân quân tự vệ làm nòng cốt.
- Kiện toàn tổ chức chỉ đạo đảm bảo giao thông các cấp từ Tỉnh xuống
huyện.
- Quân sự hoá trong tổ chức chỉ huy công tác đảm bảo giao thông vận
tải với lực lợng ba thứ quân (Chủ lực, chuyên môn của Tỉnh, dân quân tự vệ).
Tại các xã dọc những trục đờng tổ chức công binh dân quân, các huyện
tổ chức các đội chuyên trách giao thông, ở Tỉnh có lực lợng công nhân Ty giao
thông và bộ đội công binh. Ngoài ra còn tổ chức lực lợng thanh niên xung
phong tập trung cùng lực lợng công binh địa phơng xung kích ứng cứu đảm

bảo giao thông vận tải các điểm xung yếu trong Tỉnh.
Tháng 7 năm 1965, Tỉnh đã thành lập Tổng đội thanh niên xung phong
gồm 40 đại đội. Tiếp đó tổ chức 12C, 5B công binh đảm nhiệm một số điểm
vợt sông xung yếu nh: Hoàng Mai, Cầu Bùng, Bến Thuỷ, Khe Choáng, Khe
Kiền, Mờng Xén, Nam Đàn. Đồng thời tăng cờng sửa chữa các tuyến đờng
7A,15A, 15B, mở rộng một số trọng điểm: (Truông Bồn, Cổ Văn, Rú Trét), và
làm đờng tránh.
Năm 1966 thực hiện chủ trơng của Quân khu về tăng cờng phát huy vai
trò các địa phơng bảo đảm giao thông vận tải. Tỉnh tổ chức các cơ quan đảm
bảo giao thông từ xã lên Tỉnh, lấy cơ quan quân sự Tỉnh, Huyện và các Ty,
phòng làm tham mu cho cấp uỷ, đồng thời thống nhất việc tổ chức chỉ huy sử
dụng lực lợng. Ngoài ra Tỉnh phát triển thêm các lực lợng đảm bảo giao thông
công binh, thanh niên xung phong 14.800 ngời, xây dựng thêm đờng 50 Phà
Sen - Lạt làm đờng vòng tránh. Động viên sức mạnh toàn dân vào công tác
giao thông vận tải, Tỉnh phát động phong trào "Hòn đất, hòn đá chống Mỹ"
[12, 39], đảm bảo ứng cứu nhanh nhất giao thông vận tải thông suốt.
Từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 2 năm 1967 Tỉnh đã tổ chức hai chiến
dịch "hai chống, ba thông" [12 ,39], thu kết quả tốt, lực lợng xe qua các trọng
điểm tăng dần, hàng vào chiến trờng đều vợt chỉ tiêu đợc giao. Số xe qua lại
tháng 8 và tháng 9 năm 1967 tại phà ở Hoàng Mai bằng 1/3 lu lợng cả năm là
12.153 / 36.300 lần chiếc.
Tháng 5 năm 1968 Ban Thờng vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết về tình hình và
nhiệm vụ cấp bách, trong đó giao thông vận tải phải "Chuẩn bị mọi phơng
tiện, điều kiện đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trong mọi tình huống,
thực hiện quân sự hoá các lực lợng đảm bảo giao thông vận tải"[ 12,40].
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ huy giao thông vận tải do Chủ Tịch Tỉnh làm
chỉ huy trởng, chỉ huy Tỉnh đội, Công An giao thông làm chỉ huy phó, cùng
18



Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
với sự tham gia lực lợng cao xạ, các binh trạm giao thông của quân khu. Ban
Chỉ huy thống nhất tổ chức từ Tỉnh xuống xã, với tính quân sự hoá cao, xây
dựng các lực lợng công binh, dân quân thoát ly trên các trục đờng, khẩn trơng
mở các lớp tập huấn bồi dỡng kỹ thuật rà phá bom TN, đánh dấu bom cha nổ,
điều chỉnh thêm vận tải trên một số trục đờng, phát triển đa dạng các loại
hình, phơng tiện giao thông.
Nh vậy từ tháng 2 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, phong trào toàn dân làm
giao thông ngày càng phát huy cao độ. Nhờ việc chỉ đạo cụ thể, thống nhất đã tạo sự
phối hợp chặt chẽ giữa ngành giao thông với lực lợng vũ trang nhân dân. Thực hiện công
tác giao thông, khắc phục khó khăn, sáng tạo nhiều loại hình, biện pháp giữ vững giao
thông thông suốt đảm bảo công tác giao thông vận chuyển kịp thời cho chiến trờng
miền Nam.
2.2. Đảng bộ huyện Tân Kỳ lãnh đạo giữ vững mạch máu giao thông ở địa
đầu đờng mòn Hồ Chí Minh ( 1965 - 1968).
2.2.1. Vị trí công tác giao thông vận tải tuyến đờng Hồ Chí Minh trên địa
bàn huyện Tân Kỳ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc vĩ đại của dân tộc ta, giao thông vận
tải chiếm giữ một vị trí cực kỳ quan trọng, mạch máu nối liền hậu phơng lớn miền Bắc
với tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt những năm tháng chiến tranh, đây là một mặt trận
nóng bỏng. Trên mặt trận này, cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra rất quyết liệt.
Đánh phá giao thông, nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phơng lớn miền Bắc cho tiến
tuyến lớn miền Nam luôn là mục tiêu chiến lợc của không quân Mỹ. Vì thế suốt giai
đoạn chiến tranh phá hoại lần một 1965 - 1968, đế quốc Mỹ đã sử dụng một số lợng lớn
máy bay, dội xuống một khối lợng bom đạn khổng lồ mà phần lớn nhằm vào toàn bộ hệ
thống giao thông vận tải, trọng tâm đờng mòn Hồ Chí Minh, nơi Km0 trên địa bàn
huyện Tân Kỳ mà địch cho là: "Vùng cán Xoong".

Là tuyến đầu đờng mòn Hồ Chí Minh, điểm nối hậu phơng lớn miền
Bắc với miền Nam, bàn đạp xuất phát tiến công các mục tiêu chiến trờng miền

Nam, Tân Kỳ cũng nh toàn Tỉnh Nghệ An và cả Quân khu IV nơi tuyến đờng
Hồ Chí Minh chạy qua trở thành trọng điểm đánh phá ngăn chặn vô cùng giữ
dội, khốc liệt của không quân Mỹ, thành tuyến lửa thử thách ý chí, nghị lực,
sức mạnh của quân và dân ta.
Vì cả nớc và cùng cả nớc, quân và dân huyện Tân Kỳ đã phát huy cao độ Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, vợt qua muôn vàn gian khổ thử thách, hy sinh đánh thắng
không quân Mỹ. Với quyết tâm "Đánh địch mà đi, mở đờng mà tiến"; "Sống bám trụ
cầu đờng, chết kiên cờng dũng cảm"; [6,8]... quân và dân đã trụ bám kiên cờng ở vùng
tuyến lửa, quyết giữ mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh
mẽ của hậu phơng cho tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nớc.
Mặt trận đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn huyện
Tân Kỳ, địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ đi vào lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta nh bản anh hùng ca về sức mạnh của nghị lực lớn lao, trí thông
minh và lòng quả cảm của con ngời Tân Kỳ nói riêng và con ngời dân tộc Việt Nam nói
chung ở thời đại Hồ Chí Minh.
2.2.2.Đảng bộ huyện Tân Kỳ lãnh đạo chiến đấu bảo vệ mạch máu giao thông,
bảo vệ quê hơng ( 1965 - 1968)
Việc tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm mạch máu giao thông là biểu tợng của ý chí và
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của nhân dân Tân Kỳ trên tuyến đờng Hồ Chí Minh
điểm đầu Km0, là vùng đất giữ vị trí chiến lợc quan trọng, nơi hội tụ các yếu tố Thiên
thời - Địa lợi - Nhân hoà để mở đờng giao thông bí mật cho cuộc kháng chiến. Những
năm chống đế quốc Mỹ xâm lợc, với vị trí cầu nối giữa miền Bắc XHCN và tiền
tuyến lớn miền Nam, huyện Tân Kỳ vừa là tuyến đầu của miền Bắc vừa là hậu phơng trực tiếp của miền Nam, nơi khởi nguồn con đờng Hồ Chí Minh huyền thoại, nơi

19


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
tất cả các tuyến giao thông Bắc - Nam chạy vào. Bao nhiêu nhân tài, vật lực chi viện

cho chiến trờng (Kể cả cho cách mạng Lào và Cămpuchia), đều vận chuyển vào đờng
Hồ Chí Minh. Chính vì vậy địch tập trung đánh phá ác liệt nhất đến mức đợc mệnh
danh là vùng "đất lửa", nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong suốt quá trình đế
quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong những điều kiện ấy, bảo
đảm giao thông ở vùng Km0 tuyến đờng Hồ Chí Minh là biểu tợng sức mạnh, ý chí,
quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc của dân tộc ta.
Thật vậy hơn bất cứ nơi nào trên miền Bắc, Tỉnh Nghệ An nói chung và địa
bàn huyện Tân Kỳ nói riêng là nơi chịu sự đánh phá kéo dài và khốc liệt của máy bay
địch. Trên vùng đất này, địch sử dụng các loại vũ khí và phơng tiện chiến tranh hiện
đại nhất nh: Máy bay chiến lợc B52, bom Laze, bom từ trờng... Nếu trên miền Bắc tính
trung bình mỗi Km2 phải chịu đựng 6 tấn bom đạn, mỗi ngời dân phải chịu đựng
45,5Kg (Con số này vợt quá mật độ bom mà nớc Đức và Nhật phải chịu đựng trong
chiến tranh thế giới thứ hai) [6,12].
Trong điều kiện đánh phá ác liệt nh vậy, việc bảo đảm giao thông vận tải ở
vùng tuyến đờng Hồ Chí Minh trở nên khó khăn. Nh mạch máu trong cơ thể con ngời,
nếu giữ vững giao thông vận tải từ Bắc vào Nam thì cách mạng ở miền Nam phát triển
thuận lợi, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của cả dân tộc sẽ nhanh đi tới thắng lợi cuối
cùng. Tháng 10 năm 1965 trớc yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến,
Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ơng xác định: "Bảo đảm giao thông vận tải thông
suốt trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ trung tâm đột xuất của toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta" [6,13]. Nghị quyết Hội Nghị Trung ơng Đảng lần thứ 12 (1965)
chỉ rõ: "Vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những
chặng đờng chiến lợc quan trọng. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải khắc phục
mọi khó khăn để giữ vững những con đờng chi viện cho miền Nam" [6,13]. Cùng với các
Chỉ Thị, Nghị quyết, chuyên đề về giao thông vận tải; công tác tổ chức, xây dựng,
điều chỉnh lực lợng cũng nh tiến hành đồng bộ, tham gia chiến đấu bảo vệ các tuyến
đờng, khắc phục bom mìn, mở đờng, vận chuyển vũ khí, lơng thực, thực phẩm cho
đoàn 559 ở tuyến đờng mòn Hồ Chí Minh.
Chấp hành Nghị Quyết Trung ơng Đảng; Đảng bộ và Chính quyền huyện Tân
Kỳ phải có sự chỉ đạo đúng đắn, làm cho nhân dân thấu hiểu một cách đúng đắn

chủ trơng, chính sách của Đảng thành ý chí, quyết tâm đông đảo quần chúng. Đảng bộ
huyện Tân Kỳ đã chú trọng quán triệt sâu sắc nhiệm vụ trên giao cho đến từng cán bộ,
Đảng viên và từng ngời dân, làm cho mọi ngời hiểu rõ vai trò, vị trí của công tác bảo
đảm giao thông trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy suốt những năm
tháng bom đạn ác liệt quân và dân huyện Tân Kỳ chiến đấu, phát huy cao độ trí
thông minh và lòng dũng cảm, trụ bám kiên cờng những nơi địch đánh phá ác liệt, có
mặt kịp thời các đầu mối giao thông, quyết giữ vững mạch máu giao thông, giữ vững
nhịp độ vận chuyển chi viện chiến trờng; trong tinh thần đó phong trào đảm bảo giao
thông với khẩu hiệu "Nhờng nhà để hàng, nhờng làng để xe,"... đã xuất hiện những
chiến công của tập thể và cá nhân đi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ giải phóng
miền Nam.
Việc bảo đảm giao thông vận tải ở tuyến đầu đờng mòn Hồ Chí Minh trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, mặc dù kẻ địch dùng trăm phơng ngàn kế với đủ các
loại vũ khí và phơng tiện chiến tranh hiện đại nhất nhng chúng vẫn không ngăn cản
nổi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đây rõ là một thất bại chiến lợc của
địch, một thắng lợi có ý nghĩa chiến lợc của quân và dân huyện Tân Kỳ. Có đợc
thắng lợi đó, trớc hết phải nói đến sự chỉ đạo tập trung thống nhất, nhanh nhạy, kịp thời
của Trung ơng Đảng, Chính phủ và quân đội, sự năng động sáng tạo, lãnh đạo tài tình
của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể, nhân dân huyện Tân Kỳ hết lòng ủng hộ
chiến đấu dũng cảm kiên cờng trên quê hơng Tân Kỳ anh hùng.

20


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Với ý chí và tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ bảo vệ con đờng, bảo
vệ quê hơng trên đất Tân Kỳ. Đảng bộ huyện Tân Kỳ đã theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ
về các Chỉ thị, Nghị quyết: "Công tác đảm bảo giao thông vận tải phục vụ tiền
tuyến"... từ Tỉnh đến xã. Chấp hành các Nghị quyết của Tỉnh Nghệ An, Đảng bộ
huyện Tân Kỳ thấy rõ tầm quan trọng về vị trí chiến lợc giao thông vận tải, đặc biệt

tuyến đờng mòn Hồ Chí Minh; Tân Kỳ đã trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của
không quân Mỹ. Tuy nhiên Đảng bộ huyện Tân Kỳ cùng với quân và dân có tinh thần
quyết tâm cao độ, phát huy truyền thống đánh giặc có từ lâu đời, quân và dân Tân
Kỳ đã tổ chức lực lợng phòng tránh, đánh địch có hiệu quả. Đảm bảo giao thông thông
suốt, an toàn cho các đơn vị, kho tàng, hàng hoá đóng trên địa bàn, đảm bảo tính
mạng và tài sản cho nhân dân Tân Kỳ.
Chính vì vậy Tân Kỳ là một trong những địa bàn có tầm chiến lợc quan trọng
của Nghệ Tĩnh, mà còn của cả nớc. Với địa hình của mình Tân Kỳ đã hình thành nên
các cao điểm có giá trị về quân sự nh: Cao điểm lèn Rỏi, cao điểm 463 ở Phù Hà ...
Rừng núi âm u lại là nơi bắt đầu của con đờng Trờng Sơn nối liền hai miền
Nam - Bắc, nên nhiều đơn vị bộ đội đã trú quân, huấn luyện quân ở Tân Kỳ nh các s
đoàn 316, 324, 304, 321, ... Nhiều khí tài và phơng tiện kỹ thuật quân sự đã đợc cất
giữ ở Tân Kỳ, nơi tập kết các kho tàng của Quân khu IV và của bộ đội nh kho T4, kho
KX2, T5, T25 ... Là nơi đặt xởng sửa chữa rađa, tên lửa của Liên Xô (cũ) và các đơn vị
tên lửa, pháo phòng không làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Tây Nghệ An trong
những năm chiến đấu ác liệt. Và đây cũng là nơi tập kết của nhiều đoàn quân chủ
lực, nhiều đoàn xe cơ giới trớc khi vào miền Nam chiến đấu. Ngoài ra, đây cũng là
nơi đùm bọc, che chở trờng Quân Chính liên khu IV, Trờng s phạm cấp II miền núi
Nghệ Tĩnh, Trờng s phạm mẫu giáo Nghệ An, Trờng phổ thông tiểu học, Trung học
Vĩnh Linh và các Đại hội quyết thắng của Quân khu IV.
Sau ngày 15 tháng 8 năm 1964 chấp hành chỉ thị "T bằng C" [4,261] của Quân
khu IV và các mệnh lệnh khác của Tỉnh đội Nghệ An, các lực lợng vũ trang và bán vũ
trang, quân và dân Tân Kỳ đã sẵn sàng vào t thế chiến đấu cao. Trong cuộc chiến
quyết liệt này Đảng bộ, nhân dân và lực lợng vũ trang huyện Tân Kỳ đã xác định đợc
vị trí chiến lợc quan trọng của địa bàn huyện, nên đã xây dựng đợc quyết tâm: "Phải
đánh thắng giặc Mỹ ngay trên quê hơng mình". Trên cơ sở lực lợng đã đợc chuẩn bị từ
trớc, quân và dân toàn huyện đã đợc biên chế lại thành 13 trung đội trực chiến ở các xã,
hai đại đội và một trung đội tự vệ của các Nông - Lâm trờng quốc doanh, vũ khí cũng
đợc bổ sung cả về số lợng và chất lợng.
Dù rừng núi âm u, dân c tha thớt, song công tác bố phòng toàn dân vẫn khẩn trơng tăng cờng. Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã chỉ đạo, phát động toàn dân xây

dựng hệ thống phòng tránh đánh địch tơng đối liên hoàn trong suốt cả thời kỳ chiến
đấu. Kết quả đã xây dựng đợc 35 trạm báo động phòng không, đào đợc 195km hào
giao thông, 9390 hầm chữ A nơi công cộng, ở các gia đình và 4640 hầm cá nhân trên các
trục giao thông để chiến đấu chống lại sự oanh tạc của kẻ thù, Tân Kỳ đã xây dựng đợc
65 trận địa đánh máy bay của dân quân tự vệ và ba quận trọng điểm và phối hợp giúp
đỡ bộ đội xây dựng đợc 4 trận địa tên lửa, 25 trận địa pháo cao xạ từ 37 ly đến 100 ly
trên địa bàn của huyện.
Cuối năm 1965 đầu năm 1966 cùng với việc tăng cờng mở rộng địa bàn ném bom
ở miền Bắc, địch đã đánh phá ác liệt trên đất Tân Kỳ. Những trọng điểm có vị trí
chiến lợc nh: Km0 và phà Khai Sơn trên đờng chiến lợc Hồ Chí Minh, phà Sen, đờng
15A, 15B, ngã ba Lạt ... bị máy bay Mỹ đánh phá liên tục. Bình quân mỗi ngày địch
đánh phá bốn đến năm trận, từ 15 đến 20 lần chiếc, trút xuống hàng trăm tấn bom đạn
các loại. Nhân dân Tân Kỳ luôn phải sống trong bom đạn của chiến tranh, đờng giao
thông, trờng học, trạm xá bị đánh h hỏng nặng, biết bao ngời dân Tân Kỳ phải chết vì
bom đạn của kẻ thù, điều đó đã thúc đẩy quyết tâm chiến đấu của quân và dân Tân

21


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Kỳ.
Để chiến đấu bảo vệ các công trình, các bản làng, các con đờng giao thông vận
tải ... Đảng bộ huyện Tân Kỳ, cùng quân và dân thực hiện khẩu hiệu bất tử của anh
hùng Nguyễn Viết Xuân "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" [4,262]; học tập gơng chiến
đấu dũng cảm của tổ dân quân xã Diễn Hùng(huyện Diễn Châu), các trung đội dân
quân trực chiến đã anh dũng chiến đấu đánh máy bay Mỹ. Tinh thần chiến đấu của
họ đã đúc kết lại trong từng viên đạn, trong từng đờng ngắm vào máy bay của kẻ thù, với
sự cố gắng không sợ hy sinh của nhân dân Tân Kỳ đã đợc đền đáp.
Ngày 12 tháng 6 năm 1966 nhân dân xã Kỳ Sơn đã dùng súng trờng bắn rơi một
máy bay Mỹ, đợc Tỉnh uỷ và Tỉnh đội Nghệ An gửi điện khen. Chiến công này đã

cổ vũ rất lớn tinh thần chiến đấu của quân và dân Tân Kỳ tạo một phong trào thi đua
đánh Mỹ, lập thành tích sôi nổi trong toàn quân, dân. Chỉ sau mấy ngày, ngày 16
tháng 6 năm 1966 quân và dân xã Tiên Kỳ một xã đợc Lê Lợi phong lá cờ đầu trong cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn (xã Tiên Kỳ do Lê Lợi đặt), đã lập chiến công xuất sắc bắn rơi
máy bay Mỹ thứ hai trên địa bàn huyện bằng súng 12,7 ly. Chiến tranh càng mở rộng,
lực lợng bộ đội, xe pháo, kho tàng trên đất Tân Kỳ ngày càng nhiều.
Tại Km0 ở địa đầu đờng mòn Hồ Chí Minh ngày nào cũng có hàng trăm chiếc
xe dấu mình dới các dàn lá ngụy trang, tiếp nhận hàng hoá để chi viện cho miền Nam
Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc. Các trận địa tên lửa, rađa, các trận địa pháo
cao xạ xuất hiện và nhất từ khi quân chủng phòng không đặt trạm sửa chữa rađa, tên
lửa trên khu vực này thì máy bay địch càng đánh phá ác liệt hơn. Vì vậy quân và dân
Tân Kỳ cần phải tăng cờng hơn nữa trong việc chiến đấu chống lại sự đánh phá của máy
bay địch, không kể ngày đêm, thời tiết ma hay nắng các trung đội dân quân đều thờng xuyên trực chiến 24/ 24 giờ trong ngày, sẵn sàng nhả đạn khi máy bay địch kéo
đến bắn phá. Điều đó đã hạn chế đợc rất nhiều sự bắn phá của địch, bảo vệ đợc
những địa điểm quan trọng. Do các con đờng giao thông quan trọng chạy từ huyện
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp đi qua địa bàn huyện đều hội tụ một điểm tại con đờng đợc
xem địa đầu tuyến đờng Trờng Sơn - đờng mòn Hồ Chí Minh, nên giao thông vận tải
là một trong những mục tiêu đánh phá chủ yếu của đế quốc Mỹ ở huyện Tân Kỳ.
Đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận này là một nhiệm vụ quan trọng, đợc Đảng bộ
và nhân dân Tân Kỳ chú trọng đặc biệt. Chỉ hai tuyến đờng 15A và 15B chạy qua
địa bàn huyện Tân Kỳ có tới 14 cây cầu lớn, nhỏ và nhiều ngầm khe nh: Ngầm khe
Sâu, ngầm khe Thiềm, rồi đến Phà Sen .... Còn con đờng chiến lợc Hồ Chí Minh chạy
từ Lạt đến phà Khai Sơn cũng có đến 6 cầu lớn, nhỏ mà Tân Kỳ phải bảo vệ, với vị trí
chiến lợc nh thế, trong những năm chống Mỹ cứu nớc, đêm nào cũng nh đêm nào hàng
ngàn xe cơ giới, xe vận tải rầm rập chạy qua Tân Kỳ. Phát hiện ra tuyến đờng đó, đế
quốc Mỹ đã liên tục đánh phá ác liệt hơn, chúng dùng "Con ma thần sấm", máy bay F11,
máy bay B52 rải bom xuống các khu vực dân c dọc theo các tuyến đờng giao thông chiến
lợc. Vợt qua sự đánh phá ngăn chặn của đế quốc Mỹ, dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tân Kỳ,
quân và dân huyện nhà đã ngày đêm bám sát các con đờng, các cầu - phà kịp thời
khắc phục với khẩu hiệu: "Xe cha qua nhà không tiếc", "Cứu đờng nh cứu nhà", "Đứt đờng nh đứt ruột", nhanh chóng làm đờng lấp hố bom đảm bảo mạch máu giao thông đi

qua. Huyện vẫn thờng xuyên đợc giữ vững và đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu và
sản xuất trong bất kỳ tình huống nào. Tân Kỳ đã thành lập đợc 26 đội thanh niên xung
phong gồm các Nam - Nữ xung phong tình nguyện, luôn luôn túc trực các đoạn đờng
xung yếu để rà bom từ trờng, phá bom nổ chậm và sửa chữa mặt đờng, nền đờng khi
giặc phá. Với hơn 70km đờng quốc lộ chạy qua huyện Tân Kỳ (Đó là cha kể các con đờng tránh, đờng vòng), một đêm có biết bao nhiêu quả bom trút xuống, ấy thế mà trong
gần chục năm trời không đêm nào một đoàn xe tiến vào miền Nam lại phải dừng do các
đội thanh niên xung phong trễ nãi, ngại khó.
Không chỉ trên con đờng địa bàn huyện Tân Kỳ, mà suốt từ Km0 đờng Hồ

22


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Chí Minh chạy dọc theo chiều dài đất nớc từ Trị Thiên đến đồng bằng sông Cửu Long,
những ngời con Tân Kỳ còn sung vào các đội dân công dọc theo tuyến đờng ma bom
bão đạn, họ làm nhiệm vụ tải lơng, tải đạn, cáng thơng binh, thu dọn chiến trờng, sửa
chữa đờng, lấp hố bom cho các đoàn xe vào Nam thuận tiện.
Dới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Kỳ, nhân dân đồng lòng chung sức chi
viện cho chiến trờng miền Nam quyết tâm thắng Mỹ xâm lợc, ngời và của Tân Kỳ, từ
Tân Kỳ hết đoàn này đến đoàn khác lần lợt vào Nam chiến đấu và phục vụ chiến
đấu, góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ.
Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nớc ta, các Tớng lĩnh chỉ huy,
các binh chủng, các s đoàn, đại đoàn ... vào Tân Kỳ đã gặp gỡ uý lão, động viên các
đoàn quân trớc khi lên đờng vào tiền tuyến lớn, đang còn lu nhiều ấn tợng tốt đẹp,
nhiều kỷ niệm sâu sắc đối với cảnh vật Tân Kỳ, nhất là đối với cán bộ và nhân dân
Tân Kỳ về tấm lòng chở che, đùm bọc, về tinh thần đoàn kết chiến đấu ngoan cờng,
đặc biệt là mối tình sâu nặng đối với đất nớc, với chế độ mới: "Anh bộ đội cụ Hồ"
[4,264].

Ngay trong những ngày chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, xét

thành tích và tinh thần chiến đấu. Từ 1967 chính phủ đã tặng nhiều huân ch ơng chiến công hạng nhất cho quân và dân tự vệ huyện Tân Kỳ trong cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nớc:
+ Huân chơng quân công hạng ba cho lực lợng vũ trang Tân Kỳ.
+ Huân chơng chiến công hạng nhì cho dân quân xã Kỳ Sơn.
+ Huân chơng chiến công hạng ba cho dân quân tự vệ xã Kỳ Sơn.
+ Đồng chí thiếu tá Đặng Văn Đài ngời thị trấn Tân Kỳ, ngày 1 tháng 1 năm
1967 đã đợc chính phủ tặng danh hiệu " Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam"
( ngành Quân Giới).

+ Trên 100 con em Tân Kỳ đợc công nhận là dũng sỹ diệt Mỹ.

Nh vậy, với chỉ đạo của BCHTW Đảng, Quân uỷ TW, Tỉnh uỷ Nghệ An, Đảng
bộ huyện Tân Kỳ đã lãnh đạo quân và dân chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ, nhân dân Tân Kỳ đã tổ chức kịp thời phòng tránh địch trên địa bàn
huyện, đảm bảo cho giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn cho các cơ quan đơn vị,
kho tàng, hàng hoá đóng trên địa bàn huyện, đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân
dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, làm nghĩa vụ hậu phơng đáng tin cậy cho miền
Nam đóng góp vào chiến thắng chống đế quốc Mỹ xâm lợc của nhân dân ta.
2.3. Phát huy truyền thống quê hơng anh hùng, xây dựng huyện Tân Kỳ giàu
mạnh trong thời kỳ CNH, HĐH.
2.3.1. Những khó khăn thách thức và bớc chuyển mình của huyện Tân Kỳ về
kinh tế- xã hội sau chiến tranh ( 1975- 1985).
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc 1954 - 1975 đã làm cho Tân Kỳ bị đảo lộn
bao dự án về xây dựng kinh tế và xây dựng đời sống cho nhân dân. Chiến tranh đã
làm cho một số xóm làng bị tàn phá, một số đồng ruộng bị bom đạn của giặc cày xới
tung lên. Thời gian lao động trên đồng ruộng bị thu hẹp hoặc gián đoạn bởi các trận
đánh phá của giặc. Nhiều ngời phải nhập ngũ, vào đội thanh niên xung phong hoặc đi
dân quân phục vụ tiền tuyến nên số ngời lao động nông nghiệp bị giảm sút. Bao nhiêu
vấn đề đặt ra cho cả xã hội và riêng từng gia đình.
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nớc sạch bóng quân thù, cả nớc

thống nhất cùng đi lên CNXH, toàn dân phấn khởi, ngời Tân Kỳ đã bắt tay vào việc
hàn gắn vết thơng chiến tranh để xây dựng cuộc sống. Trong mời năm 1975 - 1985,
Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã phải đơng đầu với nhiều khó khăn to lớn; khó khăn
sâu xa mà nhiều ngời dễ thấy là dấu vết bền vững của nền sản xuất tiểu nông, cơ sở
vật chất còn nghèo nàn, giao lu kinh tế còn bó hẹp, lụt lội, hạn hán, sâu keo đe doạ thờng
xuyên. Đại bộ phận lao động ở Tân Kỳ tập trung vào nông nghiệp mà căn bản là độc
canh lơng thực với phơng thức phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, nên đời sống bấp bênh.

23


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Cũng nh các nơi khác, khó khăn nữa của Tân Kỳ phải chịu đựng một cuộc chiến
tranh phá hoại vô cùng ác liệt do đế quốc Mỹ gây ra.Trong một thời gian ngắn, cán bộ và
nhân dân Tân Kỳ không thể khắc phục hết hậu quả nặng nề và nghiêm trọng đó. Đợc
gọi là " An toàn khu"[4,269], song nơi ít nơi nhiều, cả 17 xã và một thị trấn đều bị
giặc Mỹ ném bom bắn phá.Chiến tranh đã phá huỷ hỏng nhà ở, phòng học, trạm xá,
nhiều ruộng đất ở Tân Kỳ còn loang lổ những hố bom. ấy là cha kể bao cầu cống, đờng sá, đập nớc và những công trình phúc lợi khác. Nhìn lại chặng đờng 1975 - 1985 thời
gian mời năm, những khó khăn khác trên bớc đờng phát triển lại tiếp tục diễn ra. Đảng bộ
và nhân dân huyện Tân Kỳ đã giải quyết đợc số mặt cơ bản, làm cho bộ mặt Tân
Kỳ có bớc chuyển mình thay đổi.
Về nông nghiệp: Chỉ sau một thời gian ngắn, Tân Kỳ lấp gần hết hố bom trên
những ruộng canh tác, nhanh chóng khôi phục và phần nào mở rộng thêm các tuyến đờng
giao thông, sửa lại và đào đắp thêm các công trình thuỷ lợi khác nh đập kẻ Vình ở Giai
Xuân, đập trờng Thọ ở Nghĩa Dũng, đập "Ba Đảm Đang" ở Nghĩa Đồng ...
Năm 1976, Tân Kỳ đợc mùa cả đông lẫn hè thu.Tổng sản lợng lơng thực đạt 9,585
tấn."Diện tích gieo trồng vợt xa so với năm trớc..."[4,270]. Nhng rồi khó khăn ập đến, hết
lụt rồi hạn kéo dài gần 200 ngày (cuối 1977 đầu 1978). Tuy nhiên giai đoạn này trong
quá trình lãnh đạo có khuynh hớng nóng vội, thiên về quy mô lớn, muốn đẩy mạnh tốc độ
cơ giới hoá nông nghiệp tập trung quá dài ngày một số lớn lao động thủ công trên các công

trình thuỷ lợi, gây lãng phí nhiều tiền của, gây khó dễ cho việc phân công lao động
và điều hành sản xuất ở các Hợp tác xã, lãnh đạo Tân Kỳ máy móc giáo điều trong việc
thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, mà cha đi từ thực tế chất đất, địa hình,
địa mạo, khí hậu, đặc điểm dân c,... của địa phơng mình. Khó khăn chủ quan và
khách quan cộng lại dẫn đến năm 1980, tổng sản lợng lơng thực giảm đáng kể, chỉ đạt
hơn 6,400 tấn trong khi bình quân hàng năm thờng đạt 11000 tấn.
Nhìn rõ những nhợc điểm trên, năm 1981 Tân kỳ "Tập trung sức đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp một cách toàn diện, trong đó nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hàng
đầu là sản xuất nhiều lơng thực, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn
huyện" [4,271], đến cuối năm lơng thực đạt 15,500 tấn. Đồng thời thực hiện chỉ thị 100
về khoán sản phẩm trong nông nghiệp của ban bí th Trung ơng Đảng, Tân Kỳ đã đề ra
các chủ trơng và biện pháp thích hợp, sát hợp với tình hình huyện mình nh sau: Điều
chỉnh lại quy mô các Hợp tác xã và các đồ sản xuất, cho rằng: "Kinh tế gia đình xã viên
còn đóng vai trò to lớn và cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết đời sống nhân dân"
[4,271], nên khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển. Dựa trên cơ sở đó, Đại hội
huyện Đảng bộ khoá XIII (1984) xác định: "Tân Kỳ là huyện trung du và miền núi,
đấy là huyện nông, lâm, công nghiệp và giao thông vận tải, trong đó nông, lâm
nghiệp là chính" [4,272]. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, Đại hội đề ra
ba mũi chủ yếu để giải quyết, thuỷ lợi, cải tạo giống cây trồng và sức kéo.
Về Lâm Nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 35,265 ha trong đó đất
có rừng trên 20.000 ha, còn lại là đất trống và đồi trọc. Năm 1985 Tân Kỳ đã đặt lên
hàng đầu nhiệm vụ bảo vệ rừng kiên quyết ngăn chặn đốt rừng, phá rừng bừa bãi, Tân
Kỳ cũng đã tiến hành điều tra phân vùng quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và tìm ra
một số biện pháp tối u để phát triển nghề rừng, trong đó có tăng một số vốn đầu t và
phơng tiện, kể cả nguồn lao động để ngành lâm nghiệp tăng năng suất lao động dới sự
hỗ trợ của chơng trình PAM. Tân Kỳ cũng đã thực hiện việc giao đất giao rừng ở cả 17
xã, 3 nông trờng và 1 thị trấn.
Về công nghiệp, thủ công nghiệp: Tân Kỳ mới bắt đầu hình thành, xây
dựng một nhà máy đờng Sông Con với sản lợng 100 tấn/ ngày, 21 máy xay xát và nghiền
thức ăn.

Về giao thông vận tải: Đờng ôtô chạy 120km, đờng xe bò lốp đi đợc 160 km, đờng xe cải tiến đi đợc 1200 km, đờng sông có 72 km. Nhìn mạng lới giao thông ở Tân

24


Nguyễn Văn HạnhĐảng bộ huyện Tân Kỳ...
Kỳ, chúng ta thấy các đờng liên xã, liên thôn với một số cầu cống tơng đối chắc chắn
trong địa mạo gồ ghề có nhiều khe suối, đều đã đợc sữa chữa và đắp thêm sau chiến
tranh, ắt không khỏi nghĩ đến công sức và tiền của mà nhân dân Tân Kỳ bỏ ra để
đi lại đợc dễ dàng và vận chuyển vô t, hàng hoá đợc thuận lợi.
Nh vậy, tuy gặp những khó khăn thực trạng kinh tế xã hội sau chiến tranh, nhng
với tự lực tự cờng gắng sức vơn lên, Tân Kỳ cũng có chuyển mình rõ nét về mọi mặt,
đặt nền tảng cơ sở cho việc phát huy thế mạnh kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, thời
kỳ đấy mạnh CNH, HĐH đất nớc.
2.3.2 Đờng Hồ Chí Minh và công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
huyện Tân Kỳ trong thời kỳ CNH, HĐH.
Thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nớc Tân Kỳ lâm vào cuộc khủng
hoảng kinh tế xã hội (1975 - 1985) cùng với khủng hoảng cả nớc về đờng lối phát triển.
Tân Kỳ xây dựng và phát triển với một thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
thấp kém, dân trí phát triển không đồng đều. Lại là một huyện thuần nông sản xuất
lệ thuộc vào thiên nhiên tự cung tự cấp, rừng bị tàn phá dữ dội. Trớc khó khăn đó Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) tiến hành đổi mới phát triển kinh tế một cách toàn
diện; dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Tân Kỳ tiến hành
đổi mới và phát triển kinh tế xã hội đi lên bắt đầu bằng việc tận dụng lợi thế về đất
đai đa dạng có thể bố trí một cơ cấu sản xuất nông nghiệp toàn diện từ trồng trọt chăn
nuôi, nghề rừng và chế biến Nông -Lâm sản. Lao động Tân Kỳ dồi dào lại đợc kết
tinh những kinh nghiệm, ngành, nghề truyền thống của mọi làng quê khi hội nhập với cơ
chế thị trờng và tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá thì cơ hội phát triển đợc nhân lên.
Cho đến những năm gần đây tốc độ tăng trởng về giá trị sản xuất tăng bình
quân trên 10%/ năm. Năm 2002 tốc độ tăng trởng là 13,8%. Tổng giá trị sản xuất đạt

726,4 tỷ đồng, giá trị sản xuất trên đầu ngời đạt 4,7 triệu đồng. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đúng hớng giảm đợc tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ thơng mại cơ sở hạ tầng phát triển, điện lới quốc gia đã toả sáng
21/21 xã, thị. Mạng lới giao thông phát triển mạng mẽ, ô tô đến đợc tất cả các xóm bản
trong huyện, trờng học, bệnh viện, trạm xá, trụ sở làm việc, các xã đợc kiên cố và ngói
hoá khang trang. Nhà máy đờng công suất 1250 tấn/ ngày, nhà máy phân vi sinh, các cơ
sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản đang tạo nên sinh khí mới cho
một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Văn háo - Giáo dục - Y tế - Thể
dục thể thao phát triển đều, khắp toàn huyện đã đợc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi,
đang phấn đấu đến 2007 đạt phổ cập THCS đúng độ tuổi. Nhiều thiết chế văn hoá
thể thao đợc xây dựng và phát triển, phong tục tập quán tốt đợc khơi dậy, tệ nạn xã hội
từng bớc đợc đẩy lùi. Không khí dân chủ đợc cởi mở trong đời sống nhân dân các dân
tộc đang là hơng sắc của một sự tiến bộ.
Hệ thống chính trị ngày càng đợc củng cố và đổi mới phơng thức hoạt động có
hiệu quả hớng về cơ sở, tất cả cho cơ sở. Tinh thần đoàn kết cộng sự thống nhất ý chí
và hành động trong hệ thống chính trị ngày càng tốt hơn tất cả đều hớng về mục tiêu
làm cho nhân dân Tân Kỳ giàu lên, dân yêu hơn và dân tin tởng Đảng hơn.
Cho đến nay Tân Kỳ ở tuổi 40 "Tứ thập niên bất hoặc" [ 14,5] Tân Kỳ đang
sung mãn về ý chí và nghị lực, cơ hội phát triển nhanh đang mở ra phía trớc. Trong 5
năm từ 1998 - 2003 có 350 Km huyện lộ đã đợc đầu t làm mới và nâng cấp, nhất là khi
con đờng Trờng Sơn mang tên Bác, đờng Hồ Chí Minh đợc thi công xây dựng chạy qua
đất Tân Kỳ đã hoàn thành(19/5/1995), Km0 đợc cắm mốc tại ngã ba thị trấn Tân Kỳ,
chiều dài trải trên địa bàn huyện của con đờng là 30 km, giao thông thuận lợi đang mở
ra cho Tân Kỳ những cơ hội để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời con đờng Hồ Chí
Minh còn là nơi điểm dừng hợp lý tạo ra một điểm dịch vụ, thơng mại, du lịch phát
triển; các cơ sở công nghiệp của Trung ơng, của Tỉnh nh chế biến bột giấy, chế biến
sữa, chế biến bột sắn, sản xuất nớc dứa cô đặc sẽ đa Tân Kỳ vào vùng nguyên liệu tạo

25



×