Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐẢNG LÃNH đạo CÔNG tác giáo dục lý tưởng cachs mạng cho thanh niên miền bắc trong kháng chiến chống mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.96 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ THÙY NINH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO
DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO
THANH NIÊN MIỀN BẮC TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ THÙY NINH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO
DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO
THANH NIÊN MIỀN BẮC TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
CN. TRẦN THỊ CHIÊN

HÀ NỘI, 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
CN. Trần Thị Chiên - người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị đã
giảng dạy em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Với điều kiện hạn chế vì thời gian cũng như kiến thức của bản thân,
nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu xót, kính mong sự chỉ bảo của các
thầy cô cũng như là của các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Ninh



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: "Đảng lãnh đạo giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ (1954 1975)" được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo CN. Trần Thị
Chiên.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, không
trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Ninh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN ................ 7
1.1. Cơ sở lý luận chung ................................................................................. 7
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 7
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng cho thanh niên .................................................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 21
1.2.1. Vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ...... 21

1.2.2. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ....................................... 23
Chương 2. CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO
THANH NIÊN MIỀN BẮC (1954 – 1975) DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ......................................................................................................... 27
2.1. Chủ trương của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên..................................................................................................... 27
2.2. Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ... 31
2.2.1. Giai đoạn 1954 – 1964........................................................................ 31
2.2.2. Giai đoạn 1965 – 1975........................................................................ 40
2.3. Thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm .............................................. 54
2.3.1. Một số thành tựu................................................................................. 54
2.3.2. Một số hạn chế ................................................................................... 61
2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm ............................................................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................71


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh là một sự thử thách toàn diện đối với bất cứ một chế độ
chính trị nào, một quốc gia nào, tại thời điểm lịch sử nào trong lịch sử nhân
loại. Việt Nam - một đất nước với vị trí địa chính trị quan trọng, là địa bàn
chiến lược trong yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muốn chiếm lấy
để thực hiện mưu đồ thực dân bành chướng của chúng. Do vậy, lịch sử Việt
Nam là lịch sử của dựng nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh. Trong tiến trình lịch sử ấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước – cuộc chiến tranh giải phóng, là một trong ba chiến công vĩ đại nhất
của Đảng và dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX nhưng cũng là thử thách
nghiệt ngã nhất đối với dân tộc ta trong 30 năm tiến hành chiến tranh giải

phóng. Để góp phần lý giải những nguyên nhân trọng yếu dẫn tới chiến công
vĩ đại ấy, không thể không đề cập đến quá trình giáo dục, tổ chức và tập hợp
các lực lượng cách mạng của toàn dân tộc, trong đó chủ yếu là thế hệ thanh
niên – lực lượng xung kích, gương mẫu, sáng tạo, góp phần to lớn vào sự
nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
Thanh niên Việt Nam là một lực lượng xã hội đông đảo, có khả năng
cách mạng to lớn, luôn xung kích trong mọi khó khăn gian khổ. Thanh niên là
nguồn lực kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Đảng và Nhà nước
ta luôn thường xuyên quan tâm chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ. Bác Hồ
đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết”.
Lý tưởng cách mạng có vai trò to lớn, chi phối suy nghĩ và hành động
của thanh niên, định hướng và xây dựng niềm tin cho thanh niên vào sự lãnh
đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lý tưởng cách

1


mạng còn có khả năng phát huy mọi sức mạnh của yếu tố con người để thanh
niên vươn lên thực hiện mục tiêu và hoài bão cao cả của tuổi trẻ.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính
yêu, thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên miền Bắc nói riêng đã
đứng dậy đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong cuộc chiến đấu
đầy hy sinh gian khổ ấy, thanh niên miền Bắc không phân biệt thành phần,
giai cấp, với tất cả tình yêu quê hương đất nước, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ
đã hăng hái, phấn khởi, tình nguyện vào chiến trường miền Nam, Lào,
Campuchia chiến đấu, cùng chung một lý tưởng cách mạng sáng ngời là
chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Tinh thần
và nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ đã trở thành một trong những nhân tố
quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc vượt qua bao khó khăn thử

thách, tiến lên giành thắng lợi.
Ở hậu phương, phong trào thi đua với tiền phương mà nòng cốt là
thanh niên diễn ra sôi nổi, với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày
là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ” trở thành chỗ dựa vững chắc cho chiến trường
miền Nam, có vai trò quyết định thắng lợi của đất nước.
Để củng cố niềm tin cho quân đội xung kích cách mạng trong giai
đoạn mới khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
nhiều thách thức thì việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên càng có
vai trò quan trọng, là một trong những yêu cầu cấp thiết góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
Do vậy, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam trong quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền
Bắc trong kháng chiến chống Mỹ là một việc làm rất cần thiết. Bởi không chỉ
đánh giá những thành công của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thanh niên nói riêng và công tác giáo dục tư tưởng nói chung, mà

2


qua đó rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh niên có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hôm nay.
Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ
(1954 – 1975)” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một bộ phận
quan trọng của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng có vị trí đặc biệt quan
trọng đối với bất kỳ một chế độ chính trị xã hội nào. Công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng cho thanh niên đã từng đề cập trong các Văn kiện, Nghị

quyết của Đảng, của Trung ương Đoàn, trong sách báo và tạp chí. Có thể kể
tới như:
- Nguyễn Thanh Tâm (2002), “Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục lý tưởng
và đạo đức cách mạng cho thanh niên”, Tạp chí Thanh niên, số 5/2002.
- Lê Duẩn (1966), “Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”,
Nxb Thanh niên.
- Vũ Oanh (1996)“Mấy vấn đề xây dựng lý tưởng cho thanh niên hiện
nay”, tạp chí cộng sản, số 11, tháng 6, năm 1996.
- Phạm Văn Đồng (1969), “Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những
người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo”, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
- Quang Vinh (2000), “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên”,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Phạm Đình Nghiệp (2000), “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Việt Nam trong tình hình mới”, Nxb Thanh niên, Hà Nội…

3


Các tác giả trên đã đề cập và khẳng định vai trò của thanh niên, ngoài ra
không ít tác giả bước đầu đưa ra cách nhìn nhận và những giải pháp nhằm
nâng cao công tác giáo dục cho thanh niên đặc biệt là vấn đề giáo dục lý
tưởng cách mạng cho thanh niên. Nhìn chung các tác phẩm đã đề cập ít nhiều
đến công tác thanh niên nói chung và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
nói riêng.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
chi tiết và tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến
chống Mỹ (1954 -1975) – một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng của
dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng

cách mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ (19541975) của tác giả không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khẳng định vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đánh giá những thành công của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ 1954 1975.
Rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn góp phần
giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một cách có hệ thống khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản

4


Việt Nam về vai trò của thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).
Làm rõ quá trình lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thanh niên miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đánh giá kết quả từ đó rút ra một số kinh nghiệm về công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những quan điểm của Đảng và Bác Hồ về thanh niên, vai trò của thanh
niên, cũng như chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thanh niên miền Bắc trong kháng chống Mỹ thời kỳ 1954 - 1975
nhằm phát huy cao hơn nữa sức mạnh và nhiệt huyết của tuổi trẻ trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
Khóa luận được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
* Các phương pháp chuyên nghành
Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra
còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.

5


5.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu dựa vào các Văn kiện, Nghị quyết của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tài
liệu lưu trữ tại Trung ương Đoàn.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chương, 5tiết.

6


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm thanh niên
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thanh niên”,
tuy nhiên lại chưa có bất kỳ định nghĩa khoa học nào về khái niệm này được
giới nghiên cứu chấp nhận rộng rãi và coi như một khái niệm công cụ.Tùy
thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc nội dung đánh giá mà
người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên,
Về mặt sinh học các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác
định trong quá trình tiến hóa của cơ thể.
Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển
tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân
có trách nhiệm.
Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động
xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực.
Với các triết gia, văn nghệ sĩ, thanh niên được định nghĩa bằng cách so
sánh với hình tượng “thanh niên là mùa xuân của xã hội”, là “bình minh của
cuộc đời”.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm
truyền thống, tuổi thọ trung bình… mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi
thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất
tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì

7


có sự khác biệt, có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi.
Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên.

Liên Hợp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi
chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã
hội so với các nhóm lứa tuổi khác.
Ở Việt Nam, trong các văn bản pháp lý hiện hành, thuật ngữ “thanh niên”
cũng có phạm vi điều chỉnh không thống nhất.
Theo “chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010” do Thủ
tướng Chính phủ ký phê duyệt kèm theo quyết định số 70/2003/QD-TTCP
ngày 29/4/2003 thì thanh niên Việt Nam là công dân trong độ tuổi từ 15 đến
34. Tuy nhiên 2 năm sau, luật thanh niên (luật số 53/2005/QH11) được Quốc
hội khóa XI thông qua đã quy định tại Điều 1: “Thanh niên quy định trong
luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi” [24, tr.7].
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về thanh niên nhưng tựu trung lại:
Thanh niên là một nhóm người trong xã hội – nhân khẩu đặc thù,
với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 15 đến 30 tuổi, được gắn với một giai
cấp, dân tộc, mọi tầng lớp xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội và đặc điểm của từng quốc gia, từng dân tộc. Đây là lứa tuổi phát
triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, trí tuệ và phẩm chất, nhân cách của
một người công dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đức cuộc
sống [1, tr.8].
Như vậy, thanh niên là một giai đoạn mà trong đó con người có sự trưởng
thành về cả mặt sinh học cũng như mặt xã hội. Về mặt sinh học, giai đoạn này
bộ não con người phát triển khá hoàn thiện. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì
đây là giai đoạn con người chuyển biến từ đứa trẻ thành một người trưởng
thành với sự hoàn thiện cơ thể về mạt tâm sinh lý, tình cảm rất điển hình, đặc
biệt là trong độ tuổi dậy thì. Xét từ góc độ con người xã hội thì tuổi thanh

8


niên chính là độ tuổi trải qua quá trình xã hội hóa, chuẩn bị hành trang cho

cuộc đời mình: học việc, nghề nghiệp, lối sống… trên cơ sở định hình hệ giá
trị riêng cho mình, trở thành công dân thực thụ và đầy đủ quyền lợi và nghĩa
vụ do luật quy định.
Với những đặc điểm trên của thanh niên ta có thể thấy tính trẻ, năng động,
ưa thử nghiệm, dễ phạm sai lầm là đặc điểm chung của thanh niên ở mọi thời
đại, mọi quốc gia, dân tộc.
* Khái niệm lý tưởng
Từ điển xã hội học cho rằng: “Lý tưởng là những khát khao, nguyện
vọng, tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người ta hằng mong tới, là trạng
thái hoàn hảo nhất mà người t among muốn đạt tới” [29, tr.182].
Lý tưởng là mục đích cao đẹp mà con người lựa chọn hoặc xây dựng
nên từ những hình mẫu cụ thể trong hiện thực, nó có tác dụng lôi cuốn toàn
bộ cuộc sống của con người nhằm đạt được mục tiêu mà mình đang nhằm
tới. Bàn về lý tưởng có rất nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Chủ
nghĩa Mác – Lênin coi lý tưởng là sự phản ánh đặc thù hiện thực khách quan
vào ý thức của con người hoặc một nhóm xã hội dưới dạng một hình mẫu, mô
hình hoàn thiện. Nội dung của lý tưởng được quy định bởi các quan hệ sản
xuất thống trị trong xã hội. Lý tưởng là một bộ phận hợp thành của ý thức và
nhân cách.
Từ điển Tiếng việt, xuất bản năm 2000 có viết: “Lý tưởng là mục đích
cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người ta phấn đấu đạt tới” [25, tr.566].
Về bản chất, lý tưởng bao giờ cũng mang bản chất xã hội, cho dù chúng
tồn tại dưới nhiều hình thức lý tưởng cá nhân hay lý tưởng cộng đồng. Bản
chất xã hội quy định nội dung và phương thức thực hiện lý tưởng của cá nhân
hay tập đoàn đó. Trong xã hội có giai cấp, lý tưởng bị chi phối mạnh mẽ bởi
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Không có một lý tưởng nào phi giai cấp.

9



Chính trên mảnh đất của sự tồn tại giai cấp, các tập đoàn xã hội và từng cá
nhân hình thành lý tưởng của mình.
Lý tưởng có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Nếu tiếp cận
từ phương thức tồn tại cá nhân và xã hội con người; có lý tưởng cá nhân và lý
tưởng xã hội. Nếu tiếp cận từ lĩnh vực hoạt động có lý tưởng chính trị xã hội,
lý tưởng nghề nghiệp, lý tưởng đạo đức, lý tưởng thẩm mỹ. Nếu tiếp cận từ
hình thái chế độ xã hội thì có lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa. Từ điển học giải thích: “ Lý tưởng xã hội quan niệm phù hợp với
lợi ích kinh tế và chính trị của một tập đoàn xã hội nào đó về một chế độ hoàn
thiện nhất, chế độ đó là mục đích cuối cùng của những ước vọng và hoạt
động của tập đoàn xã hội ấy” [25, tr.684].
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đảng và Bác Hồ đã nhận ra sức
mạnh to lớn của dân tộc, trong đó có sự đóng góp của các thế hệ thanh niên
mà động lực to lớn đó chính là lý tưởng cách mạng đã thôi thúc lớp thanh
niên chiến đấu, hy sinh ví độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng chính
là cái đích mà người ta hướng tới. Lý tưởng chẳng khác nào ngôi sao dẫn
đường cho con người bước tới, chỉ hướng cho con người hành động. Lý tưởng
là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, thôi thúc
nguyện vọng tự trau dồi, tự tu dưỡng. Lý tưởng tạo cho con người niềm tin sắt
đá vào thắng lợi cuối cùng và một sức mạnh phi thường để hoàn thành các
mục tiêu đề ra. Lý tưởng trở thành niềm tin, một niềm tin khoa học trên cơ sở
phát triển của lịch sử xã hội chứ không phải ở niềm tin mù quáng. Đồng chí
Trường Chinh khẳng định: “Lý tưởng là cái gì cao quý, cái gì tốt đẹp mà
mình hằng mơ ước và có thể thành hiện thực được nhưng phải đấu tranh gian
khổ mới có”[23, tr. 10].
* Khái niệm lý tưởng cách mạng

10



Lý tưởng cách mạng là một nội dung cụ thể của lý tưởng nói chung. Nó
có đặc điểm là chỉ có ở những nhân cách đã và đang trưởng thành, có vai trò
chi phối mạnh mẽ các nội dung lý tưởng khác. Nó là cơ sở, động lực hoài bão
lớn trong thanh niên. Tuy nhiên, lý tưởng cách mạng không tự nhiên hình
thành mà là kết quả của một quá trình giáo dục có tính định hướng cao, thông
qua những môi trường cụ thể. Lý tưởng cách mạng mang tính tự giác, thể hiện
rõ nét vai trò quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân.
Lý tưởng cách mạng chính là mục tiêu phấn đấu của cách mạng và nó có
cấu trúc khá phức tạp. Nó là sự thống nhất của tri thức cách mạng, tình cảm
cách mạng và niềm tin cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần gặp gỡ với thanh niên đã nói: “…
Chúng ta không được phút nào quên lý tưởng của mình là phấn đấu cho Tổ
quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất
nước ta” [2, tr.20].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc IV đã viết:
Cách mạng Việt Nam là một quá trình cách mạng không ngừng từ
cách mạng độc lập dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và trong
quá trình cách mạng khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm
hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội [8, tr.500-501].
Điều 2, luật giáo dục (2005) viết: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam chính là lý tưởng của
Đảng, của Bác Hồ, của nhân dân và của dân tộc ta. Và nó cũng là một mục
tiêu nhất quán: Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã

11



hội công bằng văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng
là chủ nghĩa cộng sản.
Có thể nói, tùy từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn cách mạng, nội dung
cụ thể có thể khác nhau nhưng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
luôn là mục tiêu phấn đấu, lý tưởng cao cả của Đảng và dân tộc ta và cũng là
lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
* Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về thanh niên và công tác giáo dục
lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, Mác – Ăngghen đã
sớm nhận ra vai trò của thanh niên chính là tương lai của nhân loại. C.Mác
cho rằng “Tương lai của giai cấp công nhân và tương lai của nhân lọai hoàn
toàn phụ thuộc vào thế hệ công nhân đang lớn lên” [13, tr.263].
Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ hình thành với tư cách là một giai cấp khi
ý thức được địa vị và tương lai của mình. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội
nguồn của sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ
thể dân tộc.
Khi nói về vai trò của công tác giáo dục thanh niên Mác khẳng định: “Bộ
phận giác ngộ nhất của giai cấp công nhân, hiểu rõ nhất của giai cấp công
nhân, tức là tương lai của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục
thế hệ công nhân đang lớn lên”[14, tr.52]. Ngoài ra, Mác còn nhấn mạnh:
Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững
nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn. Tư tưởng của Mác là
phải tổ chức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững kỹ năng, kỹ
xảo, quá trình quản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện.

12



Ăngghen đã nêu rõ rằng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính
hiện thực cuộc sống đã và đang sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị.
Năm 1845, Ăngghen đã viết rằng, chính thanh niên Đức đòi hỏi phải
thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này. Nguyên tắc của giáo
dục thế hệ trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Chính Ăngghen
là người đầu tiên đưa ra quan niệm như: “Đội hậu bị của Đảng”, “Đội xung
kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế” để gắn liền với thanh niên.
Theo Mác và Ăngghen “Dù sao thì những người công nhân tiên tiến
nhất, cũng hoàn toàn nhận thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do
đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ
công nhân đang lớn lên” [15, tr.118].
Phát triển những sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen
trong điều kiện lịch sử mới Lênin coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu
của cách mạng”. Lênin khẳng định “Thanh niên là người xây dựng xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Ai nắm được thanh niên, người đó là chủ thế giới và theo
một nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó chính là
của thanh niên”[13, tr.151]. Vai trò của thanh niên được thể hiện tập trung,
nổi bật nhất trong vấn đề giáo dục đào tạo. Lênin nhần mạnh sự nghiệp cách
mạng là một quá trình lâu dài, nhiều thế hệ nối tiếp nhau hoàn thành, thế hệ
cách mạng của người đi trước chỉ là mở đường và hoàn thành nhiệm của giai
đoạn đầu. Những thế hệ sau có nhiệm vụ kế tục và hoàn thành tiếp tục sự
nghiệp của thế hệ đi trước.
Trong diễn văn tại Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Cộng sản Nga
ngày 2/10/1920, Lênin chỉ rõ:
Theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng, nhiệm vụ thực sự
sáng tạo ra xã hội cộng sản chính là thanh niên phải đảm nhiệm lấy.
Bởi vì, rõ ràng là thế hệ những người lao động được đào tạo trong

13



xã hội tư bản chủ nghĩa, thì giỏi lắm chỉ có thể giải quyết được
nhiệm vụ phá hủy nền móng của chế độ tư bản già cỗi dựa trên bóc
lột. Giỏi lắm thì họ cũng chỉ có tể giải quyết được nhiệm vụ xây
dựng một cơ chế xã hội có khả năng giúp cho giai cấp vô sản và các
giai cấp cần lao giữ lấy chính quyền trong tay và đặt nền móng vững
chắc, trên đó chỉ có những thế hệ khởi công trong những điều kiện
mới. trong một hoàn cảnh khi không còn bóc lột người nữa, mới có
thể xây dựng được [13, tr.229 – 230].
Như vậy, tương lai của chủ nghĩa cộng sản thuộc về thanh niên. Nếu
không lôi cuốn được toàn thể thanh niên vào sự nghiệp cách mạng mới thì
không xây dựng được xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của thanh niên và của đoàn
thanh niên theo Lênin: “Đoàn thanh niên và toàn thể thanh niên nói chung
muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải học chủ nghĩa cộng sản” [13,
tr.357].
Nói chuyện với đoàn viên thanh niên cộng sản, Lênin yêu cầu cần giáo
dục thanh niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập,
công tác, chiến đấu. Người nhấn mạnh:
Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có
thể làm tròn nhiệm vụ đó, khi đã nắm vững được tất cả những kiến thức
hiện đại, biết biến chủ nghĩa cộng sản từ những công thức, những lời
dạy, những phương pháp, chỉ thị, những cương lĩnh có sẵn và học thuộc
lòng thành cái thực tế sinh động, là cái kết hợp với công tác tư tưởng của
đồng chí” [12, tr.365].
Trong quá trình đấu tranh cách mạng giành, giữ và củng cố chính
quyền, cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản,
mỗi thế hệ có sứ mệnh riêng không thể thay thế được. Sứ mệnh lịch sử vinh
quang đó – tức là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chỉ có thể


14


và do thanh niên đảm nhiệm. Do vậy công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên cũng chính là nhằm phát huy sức mạnh của thanh niên trong
phong trào cách mạng đó. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thanh
niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một việc vô
cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người góp phần
hình thành những quan điểm của Hồ Chí Minh.
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng cho thanh niên
Kế thừa những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thanh niên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong
quá trình hoạt động cách mạng, Người đã thấy rõ đóng góp to lớn của tuổi trẻ
Việt Nam đối với sự trường tồn và phát triển của dân tộc, đồng thời khẳng
định:
Một là, vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc
vào sự giác ngộ và trách nhiệm của thanh niên.
Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lăng, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn
vất vả nhất trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Ngay khi đất nước chìm đắm trong đêm nô lệ, Nguyễn Ái Quốc đã có dự báo
thiên tài: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái
gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách gê gớm khi thời cơ
đến” [11, tr.18]. Ra đi tìm đường cứu nước Người mang theo lòng tin sâu sắc
vào thế hệ trẻ Việt Nam sẽ tiếp bước truyền thống cha anh. Trong tác phẩm:
“Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925, Người khẳng định: “Hỡi
Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già
cỗi của Người không dám hồi sinh” [21, tr. 133].


15


Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn của thanh niên Việt Nam đối
với vệnh mệnh của dân tộc. Người cho rằng, thanh niên là lớp người tiêu biểu
cho sức sống của dân tộc, thực dân Pháp đang dùng rựu cồn, thuốc phiện và
chính sách ngu dân hòng làm u mê, đần độn thế hệ trẻ chính là đang hủy diệt
dần đi sức sống của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Người kêu gọi: Muốn hồi
sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thanh niên Việt Nam có lý
tưởng cách mạng soi đường đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh, sẵn
sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cùng Đảng và dân tộc làm lên nhiều
chiến thắng vĩ đại. Đặc biệt, trong tiến trình phát triển của lịch sử ấy, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổi trẻ cũng như những tiềm
năng to lớn của họ trong xây dựng kiến thiết nước nhà. Năm 1947, Người
khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên”
[18, tr.185].
Hai là, thanh niên là lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi
mặt trận của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ở thanh niên vai trò là động lực chủ
yếu của cách mạng. Người luôn ý thức được rằng thanh niên chính là độ dự bị
của Đảng, của cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là sự
nghiệp của thế hệ kế tiếp nhau, trong đó thanh niên là người đóng vai trò là
người tiếp sức cho cách mạng va chỉ rõ: “Thanh niên là người tiếp sức mạnh
cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh
niên tương lai – tức là các cháu thiếu niên nhi đồng” [17, tr.181].
Tại Đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ II
(12 – 1961), Hồ Chí Minh đã nêu lên một cách cụ thể và hoàn chỉnh quan


16


điểm của Người về vai trò xung kích của thanh niên trong cách mạng. Theo
Người:
- Thanh niên là người tiếp sức mạnh cách mạng cho thế hệ thanh niên
lớp trước đồng thời là người dìu dắt, phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương
lai.
- Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế
và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…
- Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự
vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ Quốc. Trong mọi công việc
thanh niên luôn thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó,
thanh niên làm”.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thanh
niên, luôn nhìn nhận thanh niên như một chủ thể đang phát triển, đang nhập
cuộc và tiếp tục hoàn thiện. Từ vị trí, vai trò của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ
ra tầm quan trọng của việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên, phát
huy vai trò của thế hệ trẻ trong mọi thời kỳ cách mạng, đó là việc làm rất quan
trọng và cần thiết. Quan tâm giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau chính là thực hiện quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp cách mạng
của đất nước không ngừng phát triển. Song, đây là công việc hết sức công
phu, bền bỉ cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong xã hội và phải
giáo dục đầy đủ các mặt: đạo đức cách mạng, khoa học kỹ thuật, lao động và
sản xuất… Trong quá trình giáo dục và tự giáo dục ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng lên hàng đầu. Người khẳng định:
Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng
cao cả của mình là suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ Quốc
hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
thắng lợi hoàn toàn trên Tổ Quốc ta và trên thế giới. Một ngày nào


17


mà miền Nam chưa giải phóng, Tổ Quốc ta chưa thống nhất, nhân
dân ta chưa được sung sướng yên vui thì tất cả chúng ta vẫn phải
đem hết tinh thần và nghị lực mà phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp
cách mạng hoàn toàn thắng lợi [21, tr. 93].
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng của tất cả mọi người dân
Việt Nam yêu nước. Riêng đối với thanh niên, lý tưởng ấy gắn bó với thanh
niên từng giờ, từng phút.
Thật vậy, thanh niên bao giờ cũng sống với ước mơ hoài bão, tha thiết
hướng tới cái cao đẹp. Để không ngừng nâng cao lý tưởng cách mạng, Người
khẳng định cần giáo dục thanh niên tinh thần:
- Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng, không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất,
anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
- Tin tưởng sâu sắc vào trí tuệ của tập thể, của nhân dân, tăng cường đoàn
kết giúp đỡ nhau. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, kiên quyết chống chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do.
- Luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn giản dị chống kiêu căng, tự
mãn. Chống lãng phí xa hoa, thực hành tiết kiệm, tự phê bình và phê bình,
nghiêm chỉnh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự
để ngày càng cống hiến nhiều cho Tổ quốc và nhân dân.
- Thanh niên chúng ta là thế hệ anh hùng của thời đại anh hùng. Vì vậy,
phải không ngừng nâng cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng cống hiến hy sinh
vì lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.


18


* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Kế tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng. Ngay từ khi mới thành lập, qua các phong trào cách mạng của
Đảng ta đã thấy được thanh niên là một lực lượng cách mạng to lớn. Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930) đã thông qua Án
Nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động để tiến tới thành lập Đoàn thanh
niên. Nghị quyết cũng chỉ rõ: Đảng ta đặt vấn đề vận động thanh niên và coi
trọng công tác vận động thanh niên vì thanh niên Việt Nam trải qua cuộc đấu
tranh chống đế quốc và phong kiến đã tỏ ra là lực lượng to lớn, có khả năng
và tinh thần kiên quyết cách mạng, có truyền thống cách mạng rất anh dũng.
Nghị quết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã rút ra kết luận
rằng: Ngoài con đường cách mạng đấu tranh thì họ tuyệt nhiên không có
phương pháp nào mưu ra khỏi ách nô lệ và vì vậy, thanh niên lao động Đông
Dương là một lực lượng cách mạng to lớn, vị trí thanh niên trong các phong
trào cách mạng dân tộc giải phóng rất quan trọng.
Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng
10/1930 là văn kiện đầu tiên, hết sức quan trọng, đặt nền móng cho đường lối
chiến lược về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên của Đảng.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng đã tiếp tục đánh giá
đúng vị trí, vai trò của thanh niên và luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ. Đảng ta
khẳng định: “Dưới lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng, Đoàn thanh niên đã
xây dựng lên truyền thống vẻ vang. Thanh niên ta xứng đáng là con em anh
hùng của một dân tộc anh hùng. Tổ quốc, nhân dân và Đảng ta rất tự hào về
Đoàn và thế hệ trẻ nước ta” [3, tr.45].


19


Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã chỉ rõ cần quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo. Đại hội XI cũng đã nhấn mạnh:
Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn,
xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành
lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [10, tr.43].
Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh, trong khi hoạt động bí mật cũng như
lãnh đạo chính quyền, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Trung ương Đảng, Bộ
chính trị và Ban bí thư Đảng đã có nhiều lần có Nghị quyết, Chỉ thị về công
tác thanh niên. Trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa
VIII) đã có Nghị quyết về thanh niên, khẳng định:
Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước
vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đông thế giới hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay
không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng
thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là
một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng [6,
tr.539].
Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tiếp tục khẳng định vai trò của thanh
niên và trách nhiệm của Đảng đối với thanh niên. Nghị quyết chỉ rõ: Thanh
niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng

xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết

20


×