Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy dệt nhuộm Khatoco - Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 127 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là
chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công
nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công
nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt
là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao
của Việt Nam.
Để phát triển bền vững chúng ta cần có những giải pháp, trong đó có giải
pháp kỹ thuật nhằm hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản
xuất thải ra môi trường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo
vệ môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và xử lý nước
thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng với
nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất
cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng
chưa đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn.
Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn phục vụ cho các công
đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước thải tương ứng bình quân 12-300
m
3
/tấn vải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm
và nấu tẩy . Nước tẩy giặt có pH: 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD=1000-
3000 mg/l), độ màu (10000 Pt-Co), hàm lượng SS có thể bằng 2000 mg/l.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Điều này cho thấy ngành Dệt nhuộm đang đứng trước nguy cơ làm suy


thoái môi trường, ảnh hưởng không những đến cuộc sống hiện tại mà cả cho thế
hệ tương lai. Chính vì vậy, trong phạm vi hẹp của luận văn em chọn đề tài:
“Nghiên cứu mô hình phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà
máy dệt nhuộm Khatoco – Khánh Hòa”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu mô hình, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà
máy dệt Khatoco – Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 6982-2001, đảm
bảo các điều kiện mặt bằng, kinh tế.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Trong quá trình thực hiện đồ án có sử dụng một số phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra khảo sát
 Phương pháp tổng hợp tài liệu
 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải
 Phương pháp thực nghiệm
 Lựa chọn các phương pháp tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải
thích hợp, tính toán kinh tế.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ
KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
– CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành quan trọng và có từ lâu đời vì
nó gắn liền với nhu cầu cơ bản của loài người là may mặc. Ngành công nghiệp
này chiếm vò trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho
ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Ở nước ta
hiện nay đã sản xuất được trên 2000 triệu m
3
vải/năm. Công nghệ dệt sợi nhuộm,

in hoa ngày càng phát triển và hiện đại thì lượng nước thải ra cũng rất lớn. Ngành
dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại
hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn
nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã,
màu sắc, chủng loại khác nhau. Do đó, nước thải ngành dệt nhuộm rất đa dạng và
phức tạp. Nước thải nhuộm thì không ổn đònh và đa dạng thay đổi trong từng nhà
máy.
Một cách tổng quát, ngành công nghiêp dệt nhuộm được chia ra làm các loại sau:
 Dệt và nhuộm vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc
thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặ thuốc nhuộm trực tiếp được sử dụng ở hầu hết các
nhà máy dệt (Công ty dệt may Gia Đònh, Công ty dệt Sài Gòn,…)
 Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polyester): thuốc nhuộm phân tán (Công ty
dệt Thành Công, Công ty dệt Sài Gòn,…)
 Dệt và nhuộm vải Peco: thuốc nhuộm hoàn nguyên và phân tán (Công ty
dệt Sài Gòn)
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
 Ươm tơ và dệt lụa: Đây là dạng công nghiệp mới được phát triển ở nước ta
với nguyên liệu chủ yếu là ở trong nước.
Tuy nhiên, khâu nhuộm hoàn tất chưa đồng bộ với khâu dệt nên chất lượng
vải chưa cao. Ngoài ra, thiết bò đang sử dụng thuộc lọai cũ kó, lạc hậu số lượng
máy thủ công và cơ khí chiếm tỉ lệ lớn; do đó, lượng chất thải tạo ra rất nhiều và
gây ảnh hưởng đến môi trường. Gần đây các ngành công nghiệp đã có sự chuyển
biến về công nghệ, thiết bò nhưng cơ bản vẫn chưa giải quyết được tình trạng ô
nhiễm môi trường.
2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT
2.2.1. Đặc tính nguyên liệu dệt - nhuộm
a. Nguyên liệu dệt:
Nguyên liệu dệt trực tiếp là các loại sợi. Nhìn chung các loại vải đều được
dệt từ 3 loại sợi sau:

 Sợi cotton: được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền
trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axit, cần phải xử lí kỹ trước
khi loại bỏ tạp chất.
 Sợi pha PECO (Polyester và cotton ) là sợi hóa học dạng cao phân tử được
tạo thành từ quá trình tổng hợp hữu cơ, hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt sơ,
sợi này bền với axit nhưng kém bền với kiềm.
 Sợi cotton 100%, PE %, sợi pha 65% PE và 35% cotton …
b. Nguyên liệu nhuộm và in hoa:
Các phẩm nhuộm được sử dụng bao gồm:
 Phẩm nhuộm phân tán: là dạng phẩm không tan trong nước, nhưng ở dạng
phân tán trong dung dòch và có thể phân tán trên sợi, mạch phân tử thường nhỏ,
có nhiều họ khác nhau: anthraquinon, nitroanilamin … được dùng để nhuộm sơ
poliamide, poliester, axêtat …
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
 Phẩm trực tiếp: Dùng để nhuộm vải cotton trong môi trường kiềm, thường
là muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ: R – SO
3
Na, kém bền với ánh sáng và
khi giặt giũ.
 Phẩm nhuộm axit: đa số những hợp chất sulfo chứa một hay nhiều nhóm
SO
3
H và một vài dẫn xuất chứa nhóm COOH dùng nhuộm trực tiếp các loại tơ sợi
chứa nhóm bazơ như: len, tơ, poliamide …
 Phẩm nhuộm hoạt tính: có công thức tổng quát là S – F – T = X, trong đó F
là phân tử mang màu, S là nhóm tan trong nước (SO
3
Na, COONa), T là gốc mang
phản ứng (có thể là nhóm clo hay vinyl), X là nhóm có khả năng phản ứng …

Thuốc sẽ phản ứng sơ trực tiếp và sản phẩm phụ là HCl, nên cần nhuộm trong
môi trường kiềm yếu.
 Phẩm hoàn nguyên: bao gồm các họ màu khác nhau như indigo, dẫn xuất
anthraquinon, phẩm sunfua … dùng để nhuộm chỉ, sợi bông, visco và sợi tổng hợp.
 Ngoài ra để mặt hàng bền và đẹp thích hợp với nhu cầu, ngoài phẩm
nhuộm cón sử dụng các chất phụ trợ khác như: chất thấm, chất tải, chất giặt, chất
điện ly (Na
2
SO
4
), chất điều chỉnh pH (CH
3
COOH, Na
2
CO
3
, NaOH), chất hồ chóng
mốc, hồ mềm, hồ láng, chất chống loang màu…
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 5

×