Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi ôn tập an toàn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.78 KB, 19 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Khái niệm và tính chất của công tác BHLĐ?
2. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động trong công tác BHLĐ?
3. Nghĩa vụ và quyền của người lao động trong công tác bảo hộ lao động?
4. Những quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao

động?
5. Giới thiệu các yếu tố vi khí hậu? Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu?
6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến sinh lý con người? Biện pháp

phòng chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất?
7. Định nghĩa, phân loại và nêu tác hại của bụi? Các biện pháp phòng chống bụi

trong sản xuất?
8. Giới thiệu về thiết bị che chắn an toàn và cơ cấu phòng ngừa?
9. Giới thiệu về các cơ cấu điều khiển, phanh hãm; tín hiệu an toàn và biển báo

phòng ngừa?
10. Kỹ thuật an toàn khi thiết kế máy?
11. Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt?
12. Kỹ thuật an toàn khi đúc?
13. Kỹ thuật an toàn khi rèn dập?
14. Kỹ thuật an toàn khi hàn?
15. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp sửa chữa máy, thử máy?
16. Các quy tắc chung để bảo đảm an toàn điện?
17. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện?
18. Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất?
19. Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất?



1. Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ
chức, hành chính, KT, XH, KHKT nhằm mục đích:
 Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình SX;
 Cải thiện ĐKLĐ, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau;
 Ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và

cơ sở vật chất.
⇒ tăng năng suất lao động .
BHL Đ mang các tính chất sau: Tính pháp lý,tính KHKT,tính quần chúng.
-Tính pháp lý :
+Các quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hóa thành chính sách, pháp
luật, tiêu chuẩn Nhà nước;
+ Mọi ngành, mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện
-Tính KHKT:
+Mọi hoạt động BHLĐ đều được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học;
+Công tác khảo sát, nghiên cứu, phân tích đánh giá điều kiện lao động, ảnh
hưởng của các yếu tố đến người lao động, đề ra các giải pháp… là hoạt động
mang tính KHKT
- Tính quần chúng:
+Tất cả mọi người (người sử dụng lao động và người lao động) đều là đối tượng
bảo vệ;
+Tất cả mọi người đều phải tham gia công tác BHLĐ.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ (điều 138):
-Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc,
phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy
định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ
kiểm tra, đo lường.



- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,
nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc đã được công bố, áp dụng.
-Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề
ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều
kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
- Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết
bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và
thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động có quyền:
-Buộc người LĐ tuân thủ quy định ATVSLĐ;
-Khen thưởng, xử phạt vi phạm ATVSLĐ;
-Khiếu nại với cơ quan nhà nước về quyết định của thanh tra ATVSLĐ;

3. Người lao động có nghĩa vụ sau đây (điều 138):
-Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các
thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
-Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và
khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Người lao động có các quyền sau đây:
-Yêu cầu NSDLĐ đảm bảo ĐKLV an toàn, vệ sinh, trang bị phương tiện, huấn
luyện, thực hiện biện pháp ATVSLĐ;



-Từ chối hoặc từ bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ tai nạn đe dọa nghiêm
trọng tính mạng;
-Khiếu nại hoặc tố cáo vi phạm quy đinh, cam kết về ATLĐ, VSLĐ của người
SDLĐ

4. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:
Chương VII điều 104 - 116 BLLĐ: quy định số giờ làm việc bình thường
không được vượt quá trong một ngày, trong một tuần và thời gian làm việc đối
với công việc độc hại;
Chương 2, Nghị định 45/2013/NĐ-CP
Điều 3: Thời gian được tính vào thời gian làm việc được hưởng lương.
Điều 4: Làm thêm giờ
Điều 5: Nghỉ ngơi trong giờ làm việc.
Điều 6: Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm.
Điều 7: Các tính số ngày nghỉ hàng năm trong trường hợp làm không đủ năm.
Điều 8: Nghỉ tết Âm lịch.
Thời gian làm việc nghỉ ngơi:
- Thời gian làm việc không quá 8h trong 1ngày hoặc 48h trong 1 tuần;
- Thời gian làm thêm giờ ≤ 4h/ngày , ≤200h/năm (độc hại: ≤ 3h/ngày , ≤
9h/tuần)
-

Người làm công tác nặng nhọc, độc hại được rút ngắn thời gian làm việc 1 –
2h/ ngày;

-

Thời gian làm việc ban đêm: 22h - 6h.

-


Làm việc 8h liên tục được nghỉ giữa ca 30ph;

-

Làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45ph;

-

Được nghỉ ít nhất 12h khi làm việc ca tiếp theo;

-

Trong 1 tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24h liên tục) ;


-

Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm theo quy định.

-

LĐ nữ được nghỉ lao động 6 tháng khi sinh con.

5. Khái niệm:
 Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một khoảng không gian

hẹp gồm: nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc chuyển động của không khí, bức
xạ nhiệt.
 Có thể chia ra 3 loại vi khí hậu:

-

Vi khí hậu tương đối ổn định (~20kcal/m3h)

-

Vi khí hậu nóng ( > 20kcal/m3.h)

-

Vi khí hậu lạnh ( < 20kcal/m3.h)

Các yếu tố vi khí hậu
a) Nhiệt độ không khí:
 Nhiệt độ không khí tăng cao ⇒ mệt mỏi, giảm khả năng lao động, tăng nhịp

tim, tăng bài tiết mồ hôi, mất nhiều muối khoáng, giảm khả năng tiêu hóa…
 Khi nhiệt độ cao hơn ngưỡng cho phép ⇒ sinh ra biến đổi sinh lý và gây

bệnh.
 Các rối loạn bệnh lý thường gặp: say nắng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,

đau thắt lưng…
 Quy định: ≤ 30oC (mùa hè) và không quá nhiệt độ cho phép 3 ÷ 5oC (trường

hợp đặc biệt không quá 40oC ).
 Nhiệt độ thấp: mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm, lượng tiêu thụ oxy

tăng …
 Vi khí hậu lạnh ⇒ tê cứng chân tay, bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp,


cảm lạnh…
b) Độ ẩm:
 Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước tính bằng g/m3 không khí.


 Độ ẩm cực đại ở một nhiệt độ là lượng hơi nước tính bằng g/m3 không khí ở

trạng thái bão hòa tại nhiệt độ đó.
 Độ ẩm tương đối: tỉ số giữa độ ẩm tương đối và độ ẩm cực đại tính bằng %.
 Độ ẩm cao ⇒ lượng oxy hô hấp giảm, kéo theo mệt mỏi, uể oải; tăng khả

năng trơn trượt, tăng khả năng dẫn điện của vật liệu hút ẩm ⇒ tai nạn;
 Độ ẩm thấp ⇒ không khí hanh khô làm da khô cứng, nứt nẻ, giảm độ linh

hoạt tay chân.
 Độ ẩm tương đối thích hợp: 75 – 85%.

Vận tốc chuyển động không khí:
 Vượt quá 5m/s ⇒ gây kích thích bất lợi cho cơ thể;
 Cho phép không quá 3m/s

Bức xạ nhiệt: dạng sóng điện từ: tia hồng ngoại, tia ánh sáng thường (0,4 ÷
0,76 µm), tia tử ngoại.


Khi nhiệt độ vật thể trên 500oC bức xạ tia hồng ngoại, trên 1800oC → tia tử
ngoại.




Ở các xưởng đúc, rèn, cán E = 5 ÷ 10 Cal/m2.phút



Cường độ bức xạ cho phép 1 Cal/m2.phút



Tia hồng ngoại chủ yếu làm tăng nhiệt độ nơi bị chiếu sáng, loại có bước
sóng ngắn ~3 µm có thể gây bỏng da.



Tia tử ngoại gây bỏng da, phá hủy giác mạc, làm giảm thị lực, gây đau đầu,
chóng mặt, ung thu da …

Nhiệt độ hiệu quả tương đương (thqtđ): là nhiệt độ của không khí bão hòa nước
có ϕ = 100%, v = 0 m/s gây ra cảm giác nhiệt giống như bởi không khí có nhiệt
độ (t), độ ẩm (ϕ), vận tốc (v) đang khảo sát.
 Xác định theo giản đồ thực nghiệm.
 Đối với người Việt Nam thqtđ = 23 – 27oC (mùa hè) ; thqtđ = 20 – 25oC (mùa

đông) ;


 Thang nhiệt độ hiệu quả tương đương

Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu
a) Biện pháp kỹ thuật:

 Áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa
 Thông gió, điều hòa không khí
 Cách ly nguồn nhiệt ở nơi lao động

b) Biện pháp vệ sinh y tế:
 Quy định chế độ lao động phù hợp
 Khám sức khỏe khi tuyển lao động, khám định kỳ để phát hiện bệnh

c)Biện pháp tổ chức:
 Tổ chức lao động, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ bồi dưỡng ăn uống thích hợp


 Trang bị phương tiện BHLĐ (áo quần chống nóng, chống lạnh, khẩu trang,

kính mắt …)

6. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý con người
a) Ảnh hưởng của tiếng ồn:
 Gây mệt mỏi đối với thính giác (cường độ tối thiểu gây mệt mỏi phụ thuộc

tần số).
 Gây đau tai, mất trạng thái cân bằng, mất ngủ
 Gây loét dạ dày, tăng huyết áp
 Gây bệnh điếc nghề nghiệp

b) Ảnh hưởng của rung động:
 Gây mệt mỏi thần kinh, gây cảm giác uể oải, thờ ơ, làm mất thăng bằng …

Gây đau khớp, rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và trung ương
Biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động

a) Làm giảm hay triệt tiêu tiếng ồn ngay từ nguồn:
 Thay đổi tính đàn hồi, khối lượng → thay đổi tần số dao động tránh cộng

hưởng.
 Thay thế bằng vật liệu hấp thụ rung động tốt: chất dẻo, textolit, fibrolit…
 Sử dụng các bộ phận giảm rung (lò xo, đệm cao su…)
 Phủ bề mặt chi tiết bằng các vật liệu hấp thụ rung động tốt (cao su, chất dẻo,

matit…)
 Áp dụng tự động hóa, điều khiển từ xa
 Bố trí thời gian làm việc hợp lý

Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền:
 Tăng khả năng hấp thụ, phản xạ sóng âm bằng vật liệu hút âm hoặc các tấm

chắn có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ âm tốt.


 Sử dụng buồng tiêu âm, ống tiêu âm, tấm tiêu âm.

c) Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân:
 Sử dụng dụng cụ bịt tai, che tai, bao ốp tai
 Sử dụng bao tay có đệm đàn hồi, dày có đế chống rung

7. Khái niệm & phân loại
a) Khái niệm: bụi là tập hợp các hạt thể rắn hoặc thể khí, hơi tồn tại lâu trong

không khí.
b) Phân loại:
 Theo kích thước: bụi bay (0,001 – 0,1 µm→ khói, 0,1 – 10 µm → mù ), bụi


lắng > 10µm.
 Theo tác hại: bụi gây nhiểm độc (Pb, Hg, benzen..) ; bụi gây dị ứng ; bụi gây

ung thư (nhựa đường, hợp chất Brôm…) bụi gây xơ phổi (bụi silic, bụi
amiăng…)
Tác hại của bụi
a) Bụi ảnh hưởng đến đến chức năng da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa.
b) Gây bệnh nghề nghiệp:
 Bệnh phổi nhiễm bụi


 Bệnh nhiễm bụi silic (silicose)
 Bệnh nhiễm bụi amiăng (asbestose), nhiễm bụi boxit (aluminose)…
 Bệnh đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi

crôm)
 Bệnh ngoài da (viêm da, nổi mụn, lỡ loét …)
 Bệnh về mắt (viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt…)
 Bệnh đường tiêu hóa (tổn thương niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa)

Các biện pháp phòng (N19/9)chống bụi
a) Biện pháp kỹ thuật:
 Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất
 Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất
 Thay đổi công nghệ sản xuất
 Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi.

b) Biện pháp y học:
 Khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh sớm, kịp thời điều trị

 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mặt nạ, khẩu trang…)

8. Thiết bị che chắn an toàn
 Thiết bị ngăn cách người lao động với vùng nguy hiểm (vùng có phóng xạ,

bức xạ);


Thiết bị cách ly các bộ phận chuyển động quay hoặc chuyển động có thể
gây nguy hiểm cho người lao động

 Các loại thiết bị che chắn: TB che chắn tạm thời, TB che chắn cố định.

Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên
quan đến an toàn của người lao động.


 Hệ thống tự phục hồi khả năng làm việc (ly hợp ma sát, rơ le nhiệt, lò xo,

van an toàn kiểu đối trọng hoặc lò xo …)
 Hệ thống phục hồi bằng thay thế mới (cầu chì, chốt cắt, then cắt, tấm đệm …

thường là bộ phận yếu nhất cảu hệ thống)
 Hệ thống phục hồi bằng tay (rơle đóng ngắt điện, cầu dao điện,…)

9. Cơ cấu điều khiển và phanh hãm:
 Cơ cấu điều khiển phải làm việc tin cậy, dễ phân biệt, thuận tiện thao tác (núm
quay Φ<20mm →M <1.5Nm, Ftaygạt < 120N, núm “khởi động” → màu đen hoặc
xanh thụt sâu vào thân hộp 3 mm, núm “ngừng máy” → màu đỏ, lồi lên 3 – 5
mm…)

 Cơ cấu phanh hãm: gọn nhẹ, tác dụng nhanh, không bị trượt, kẹt, không tự đóng
mở khi không có sự điều khiển.
 Khóa liên động (cơ cấu loại trừ khả năng gây nguy hiểm khi vận hành sai nguyên
tắc): ví dụ chưa đóng cửa hoặc kẹp chặt phôi trên máy tiện tự động thì máy chưa
hoạt động được.
 Điều khiển từ xa: đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm, giảm nhẹ điều kiện
lao động nặng nhọc hoặc độc hại…
Tín hiệu an toàn (tín hiệu báo hiệu nguy cơ hỏng hóc hoặc gặp trục trặc khi vặn
hành máy → để người lao động đề phòng, xử lý).
 Tín hiệu bằng ánh sáng: thay đổi màu sắc, trạng thái: đỏ, tắt (điện : màu đỏ
→nguy hiểm, xanh → an toàn; nhiệt độ cao: đèn sáng đỏ …)
 Tín hiệu âm thanh: chuông, còi báo hiệu…
Biển báo phòng ngừa ( báo hiệu cho người lao động biết nơi nguy hiểm)
 Bảng báo hiệu: “Nguy hiểm chết người”, “STOP”…
 Bảng cấm: “Khu vực điện áp cao, cấm đến gần”, “Cấm đóng điện, đang sửa
chữa”, “Cấm hút thuốc”, “Cấm lửa”…
 Bảng hướng dẫn: khu vực làm việc, hướng dẫn đóng mở thiết bị…


10. Kỹ thuật an toàn khi thiết kế máy
 Máy thiết kế phải phù hợp với thể lực và đặc điểm người sử dụng
 Đảm bảo tư thế làm việc thoải mái, tránh các tư thế gò bó, gây mệt mỏi
 Hình thức, kết cấu máy, màu sơn… phù hợp với tâm sinh lý con người
 Các bộ phận máy phải dễ quan sát, dễ kiểm tra, bảo dưỡng
 Có cơ cấu bao che, phanh hãm, cơ cấu an toàn, tín hiệu điều khiển, tín hiệu an
toàn…
15. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa
 Phải có kế hoạch và được phép của đốc công mới tiến hành;
 Thợ sữa chữa phải qua đào tạo chuyên môn phù hợp
 Chuẩn bị trước khi tiến hành sửa chữa: ngắt nguồn điện, treo biển “Cấm mở máy”,

tháo dây đai khỏi bộ truyền, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng;
 Không được sử dụng vì kèo, tường, cột để neo, kích kéo …
 Khi sửa chữa trên cao phải lắp đặt giàn giáo, sàn làm việc chắc chắn và có tay
vịn…
 Khi sử dụng dụng cụ khí nén phải kiểm tra đầu nối, van đóng mở tránh rò rỉ khí
 Lắp đặt đầy đủ các bộ phận che chắn trước lúc vận hành thử
 Thử máy: chạy không tải → chạy non tải → chạy đủ tải → chạy quá tải an toàn.
11. Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt
 Chuẩn bị trước khi gia công:
 Phải nắm vững cách vận hành máy trước lúc sử dụng
 Mang đầy đủ trang bị bảo hộ: quần áo, giày bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ
 Kiểm tra máy trước khi vận hành: hệ thống điện, tiếp đất, hoạt động của các bộ
truyền, cơ cấu phanh hãm, cơ cấu an toàn…
 Khi tiện:


 Phải tiến hành gá đặt và kẹp chặt chi tiết gia công đúng kỹ thuật
 Trong quá trình tiện tránh để phoi đùn ra quá dài
 Không dùng dũa để rà các cạnh sắc
 Phải dừng máy khi đo và kiểm tra
 Khi phay:
 Các đầu vít trên bàn máy phay, đầu phân độ phải được che chắn tốt
 Chi tiết gia công phải được kẹp chặt trên bàn máy
 Trong quá trình máy hoạt động không đưa tay vào khu vụ trên bàm máy
 Khi khoan:
 Phải kẹp chặt mũi khoan và kiểm tra độ đồng tâm của mũi khoan với trục chính
 Chọn chế độ gia công phù hợp
 Chi tiết gia công phải kẹp chặt trên bàn máy, tuyệt đối không dùng tay giữ
 Khi mài:
 Chọn đúng loại đá mài, kiểm tra độ cân bằng và thử độ bền của đá trước khi mài,

đá mài bị mòn phải thay đá mới;
 Lắp đá mài đúng kỹ thuật;
 Phải có bộ phân che chắn, khi mài không được đứng ở phía đá mài vỡ, bụi bắn ra
có thể văng tới
 Phải có hệ thống hút bụi.
 Khi bào:
 Kiểm tra bộ phận khống chế khoảng chạy của dao bào, các bộ phận bao che
 Gá đặt dao, phôi chắc chắn
 Không đi lại hoặc đứng trước đầu bào khi máy đang hoạt động
 Không tiến hành gá lắp, hiệu chỉnh, đo kiểm khi máy đang hoạt động

12. Kỹ thuật an toàn khi đúc kim loại
 Có biện pháp phòng chống nhiễm bụi (bụi cát, bụi phấn chì) khi làm khuôn;


 Áp dụng các biện pháp chống nóng khi nấu rót kim loại: che chắn bức xạ nhiệt;
có hệ thống hút khí thải ra ngoài; quạt chống nóng …
 Mặc quần áo bảo hộ, đi giày chống cháy, đeo găng tay và kính màu bảo vệ mắt
 Không cầm trực tiếp vào các đầu dụng cụ tiếp xúc với lửa, kim loại lỏng;
 Không làm nguội dụng cụ (que gạt xỉ, đục lò) bằng cách nhúng vào nước.
 Các dụng cụ nấu luyện, khiêng rót kim loại phải kiểm tra trước khi tiến hành nấu
luyện
 Đảm bảo đủ lượng nước uống, sử dụng nước cháo pha muối loãng chống mất
nước…

13. Kỹ thuật an toàn khi gia công áp lực
 Dụng cụ phải đảm bảo an toàn khi sử dụng: cán búa bằng gỗ dẻo, thớ dọc, không
có mắt, vết nứt; lắp chặt búa với cán… mũi đột, ve chặt phải đủ độ dài cần thiết
(>150 mm) hoặc có kẹp chặt chắc chắn
 Phải cơ khí hóa việc di chuyển và giữ phôi lớn khi gia công;

 Khoảng cách giữa các đe phải đảm bảo các đường quai búa không giao nhau, mặt
đe nhẵn không được nghiêng >2o;
 Đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ lò nung đến đe (>1,5m)
 Không bố trí đường vận chuyển cắt ngang giữa cửa lò và đe;
 Khi sử dụng búa máy không được đập trục tiếp búa lên đe, sau khi điều khiển phải
nhấc chân ra khỏi bàn đạp;
 Khi vận hành máy đột, không sử dụng một tay điều khiển các cơ cấu yêu cầu hai
tay, khôn g dùng tay cấp phôi khi đột, dập tự động
14. Kỹ thuật an toàn khi hàn và cắt kim loại
 Khi hàn hồ quang, hàn khí phải sử dụng mặt nạ hàn, mang quần áo, di giày bảo hộ
tránh bỏng do bắn tóe kim loại khi hàn…
 Vị trí hàn phải cách xa những vật dễ bắt cháy, dễ nổ…
 Máy hàn phải để nơi khô ráo tánh chạm, chập điện, điện áp không tải phải <80V
 Khi thay đổi đấu dây để thay đổi điện áp, dòng điện hàn… phải ngắt cầu dao


 Không để nhiều bình khí oxy trong một khu vực, khi vận chuyển bình phải tránh
va chạm, tránh phát sinh tia lửa…
 Khi hàn khí mở van oxy trước, mở van C2H2 sau; khi kết thúc đóng van C2H2
trước, đóng van oxy sau;
16. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
a) Quy tắc chung:
 Nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về kỹ thuật điện, nắm rõ quy phạm về an
toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật
 Phải che chắn bộ phận mạng điện có thể gây chạm điện khi tiếp xúc
 Khi làm việc có khả năng tiếp xúc với mạng điện cần treo cao, trong phòng kín
phải có 2 người trở lên
 Chọn đúng điện áp sử dụng, tiếp đất hoặc nối dây trung tính đúng quy định
 Sử dụng các thiết bị an toàn khi dùng điện
 Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện

 Thao tác vận hành đóng ngắt điện đúng quy trình
b.Các biện pháp kỹ thuật an toàn:
 Các thiết bị phải đảm bảo cách điện tốt: tối thiểu →1.000Ω/1V (khi U <1.000V),
quy định 0.5M Ω/V (khi U<500V)
 Nơi có điện nguy hiểm →bao che, rào chắn, biển báo, khóa liên động… đèp
phòng vô tình chạm phải
 Sử dụng điện áp thấp, biến áp cách ly, máy cắt điện an toàn.
Đảm bảo hành lang bảo vệ đường dây cao áp (cả hai bên và theo chiều cao
 Các tủ điện, cầu dao, biến trở… phải có hộp cách ly, nối dây tiếp đất an toàn, bên
ngoài ghi rõ điện áp sử dụng
 Khi đóng mở cầu dao điện phải đi ủng cách điện, tay ướt hoặc nhiễm mồ hôi tuyệt
đối không được đóng mở điện;
 Chỗ đứng của công nhân phải có bục gỗ chắc chắn;
 Tất cả thiết bị phải tiếp đất an toàn.
c) Bảo vệ chống sét:


 Sét: hiện tượng phóng điện giữa các đám mây giông → đất, đám mây → đám
mây ⇒U→1.000.000V, I →200 – 300kA
 Số ngày giông trung bình: 44 – 61,6 ngày/năm
 Mật độ sét trung bình: 3,3 – 6,47 lần/km2.năm
 Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp:
 Dùng cột thu lôi:

Hệ thống lưới thu lôi (hoặc mái nhà):


Lưới thu lôi

Cọc tiếp địa R<4Ω






Bảo vệ chống sét lan truyền:
Đặt ngầm các đoạn cáp điện, đường ống dẫn khi nối vào công trình;
Nối đất các kết cấu kim loại, vỏ cáp, dây trung tính
Đặ các khe hở phóng điện ở đầu vào các thiết bị điện.

18. Các biện pháp phòng tránh và cấp cứu
 Đề phòng bằng biện pháp kỹ thuật:
 Cấm để thức ăn, thức uống gần nơi sx;
 Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, có nhãn rõ ràng;
 Bố trí các bộ phận tỏa hơi độc tách biệt và cuối hướng gió;
 Lắp đặt hệ thống hút bụi, hơi độc tại chỗ;
 Tự động hóa quá trình sx;
 Biện pháp phòng hộ cá nhân: quần áo,găng tay, ủng, khẩu trang, mặt nạ…
 Biện pháp vệ sinh – y tế:
 Xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường;
 Kiểm tra sức khỏe định kỳ;
 Bồi dưỡng bằng hiện vật.
 19. Phòng và chống cháy, nổ
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp kỹ thuật


. Biện pháp hành chính
 “Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân” (Pháp lệnh PCCC);
 “Trong các cơ quan xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, việc PCCC là

nghĩa vụ của toàn thể CBVC và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy”
(Pháp lệnh PCCC);
 Các quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ quy định về
PCCC (điều 192, 194 Bộ Luật HS)
Biện pháp kỹ thuật
a) Nguyên lý chung và các giải pháp:
 Nguyên lý chung:
 Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu
 Phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài
 Các giải pháp:
 Hạn chế khối lượng chất cháy (hoặc chất oxy hóa) đến mức tối thiểu cho phép;
 Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất oxy hóa khi chúng chưa tham gia vào
QTSX; các kho chứa phải riêng biệt và cách xa nơi phát nhiệt; có tường bao quanh
các bể chứa, kho chứa;
 Trang bị phương tiện PCCC
 Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất nguy hiểm cao về cháy nổ;
 Thiết bị phải kín, tránh thoát hơi và khí ra khu vực sản xuất;
 Dùng thêm chất phụ gia trơ, chất ức chế cháy, chất chống nổ → giảm khả năng
cháy, nổ.
b) Các chất và phương tiện chữa cháy:
 Nước: giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi mạnh (không dùng khi cháy K, Na, Ca);
 Bụi nước: giảm nhiệt độ, cản trở sự khuếch tán của oxy vào vùng cháy.
 3.2. Biện pháp kỹ thuật
 Bọt chữa cháy: sản phẩm tạo ra khi trộn Al2(SO4)3 và NaHCO3 →chữa cháy xăng
dầu hay các chất lỏng khác.
Al2(SO4)3 +6H2O → 2Al(OH)3↓+3H2SO4
H2SO4 + 2NaHCO3 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
⇒ Tạo bọt ngăn cách vùng cháy với không khí bên ngoài, ngăn oxy khuếch tán vào vùng
cháy.
 3.2. Biện pháp kỹ thuật

 Bột chữa cháy: chất chữa cháy rắn →chữa cháy kim loại, chất rắn, chất lỏng.
Bột khô: 95%CaCO3 + 1%graphit + 1%xà phòng→chữa cháy kim loại kiềm.
 Các chất halogen (CH3Br, CCl4): thấm ướt vào chất cháy →kim hãm tốc độ cháy
→ rất hiệu quả khi chữa cháy bông, vải, sợi…
 3.2. Biện pháp kỹ thuật
 Xe chữa cháy chuyên dụng:
 Xe chữa cháy (lượng nước 400 – 5.000 lít)
 Xe thông tin, ánh sáng
 Xe phun bọt hóa học (200 lít)












Xe hút khói…
Phương tiện báo và chữa cháy tự động:
Báo cháy: Phát hiện cháy và báo về trung tâm chỉ huy chữa cháy;
CCTĐ: Tự động phun chất chữa cháy vào vùng cháy
Trang bị chữa cháy tại chỗ:
Bình bọt hóa học
Bình CO2
Bơm nước, vòi chữa cháy
Cát, xẻng, thùng, xô đựng nước, câu liêm…




×