Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Qúa trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.15 KB, 11 trang )

Phần I: Đặt vấn đề
a)Vai trò tác dụng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Khi nói đến CNH, HĐH là nói đến quá trình dịch chuyển cơ cấu nền
kinh tế cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật
và công nghệ tiên tiến để đạt đợc năng suất cao nhất và là cái quyết định
cho sự tồn tại của một chế độ xã hội, cách tiếp cận này cũng phù hợp với
định nghĩa CNH, HĐH do Đại hội VII đề ra.Để có một nền công nghiệp
phát triển vững mạnh, đó là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta.
Vì vậy mỗi ngời dân của đất nớc Việt Nam đều muốn góp phần nhỏ bé của
mình vào công cuộc CNH,HĐH đất nớc.
b) Quan niệm về công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng
Nghị quyết đại hội lần thứ VII ban chấp hành trung ơng đảng đã cụ
thể hoá thành phần quan điểm chỉ đạo quá trình CNH, HĐH đất nớc nh sau:


CNH, HĐH phải theo định hớng XHCN. Định hớng XHCN ở

quá trình này đợc xác định bởi 4 nhân tố sau:
- Mục tiêu trớc mắt cũng nh lâu dài CNH, HĐH là vì lợi ích vật chất
và tinh thần của nhân dân, gắn tăng trởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
XH.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại cho một XH
trong đố nhân dân làm chủ.
- CNH, HĐH đợc tiến hành nhanh dới sự lãnh đạo của đảng, của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều hành và quản lý
quá trình đó là nhà nớc của dân, do dân và vì dân.
- Phát triển một nền kinh tế nhièu thành phần, trong đó kinh tế quốc
doanh là chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền tảng.


Quan điểm thứ hai. Là giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở



rộng hợp tác quốc tế đa phơng hoá, đa dạng hoá quan hệ với nớc ngoài
kết hợpkinh tế với quốc phòng an ninh, xây dựng nền kinh tế hớng mạnh

1


SX đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nớc có hiệu
quả.Quan điểm này đòi hỏi quá trình CNH, HĐH phải đợc tiến hành
trong điều kiện kinh tế mở, trong điều kiện đa phơng hoá, đa dạng hoá
quan hệ với nớc ngoài hớng mạnh và xuất khẩu


Quan điểm thứ ba. CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân của

mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nớc là chủ toạ đợc vận hành
theo thị trờng có sự quản lý của nhà nớc. Mặt khác, cần thấy rằng để
CNH, HĐH thắng lợi, phải phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nớc, làm cho
nó thực sự giữ vai trò chủ đạo cả về tiềm lực kinh tế, năng suất lao động,
hiệu quả kinh tế XH thực sự có vai trò hớng dẫn, chi phối nền kinh tế đất
nớc


Quan điểm thứ t là: Công cuộc CNH, HĐH phải lồng việc phát

huy nguồn lực con ngời làm yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững, muốn vậy trong mọi chủ trơng, chính sách phải nhằm giải
phóng mọi tiềm năng của con ngời, phải thờng xuyên quan tâm bồi dỡng
trí lực, thể lực, có chính sách sử dụng nhân tài. Tăng trởng kinh tế phải
gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục, thực

hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trờng.


Quan điểm thứ năm là: Coi khoa học công nghệ là nền tảng

của CNH, HĐH kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến
tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở nhiều khâu quyết định. Quan điểm này
đặt ra yêu cầu trong điều kiện quốc tế và sự phát triển của khoa học công
nghệ hiện nay. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, u
tiên cho loại công nghệ tốn ít vốn, tạo nhiều việc làm.


Quan điểm thứ sáu là: CNH, HĐH phải lấy hiệu quả KT- XH

làm tiêu chuẩn cơ bản. Để nâng cao hiệu quả kinh tế XH cần:
- Đầu t chiều sâu để khai thác tối đa năng lực SX hiện có.

2


- Trong phát triển mới, cần u tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiến
tiến, thu hồi vốn nhanh. Đồng thời chỉ xây dựng những công trình lớn thật
cần thiết và có hiệu quả.
- Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực các địa bàn trọng
điểm. Đồng thời quan tâm đáp ứng những nhu cầu phát triển thiết yếu của
mọi vùng trong nớc có chính sách hỗ trợ khó khăn.
- Việc xác định các phơng án phát triển, lựa chọn dự án đầu t và công nghệ
phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế XH quyết định.
c) Lịch sử phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hoá
ở nớc ta công cuộc CNH đất nớc đã đợc khởi đầu từ sau đại hội III

(1960) của đảng. Chủ trơng CNH của Đảng đã đợc định hớng thực hiện qua
các kế hoạch dài hạn 5 năm. Trong CNH do nôn nóng muốn đẩy mạnh quá
mức việc xây dựng công nghiệp nặng nh u tiên phát triển công nghiệp nặng,
muốn hiện đại hoá nhanh nhng nền kinh tế của ta vốn nhỏ bé, phân tán lạc
hậu mà lại đầu t nhiều vốn kỹ thuật, sức lực xây dựng lớn nhiều cơ sở công
nghiệp nặng nhiều công trình công cộng trong khi đất nớc còn nhiều khó
khăn to lớn cha đủ những tiền đề cần thiết. Chính những sai lầm trên đã dẫn
tới hậu quả mất cân đối lớn trong nền kinh tế, SX phát triển chậm, thu nhập
quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó
khăn nảy sinh nhiều tệ nạn XH.

3


Phần II: Nội dung công nghiệp hoá -hiện đại hoá
ở Việt Nam
1.Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Những nớc có nền khoa học công nghệ tiên tiến CNH, HĐH thờng
gắn liền với những sáng chế phát minh của chính nó hoặc của thời đại. Vì
vậy quá trình CNH thờng kéo dài hàng trăm năm theo đà của sự phát triển
khoa học kỹ thuật. Ngày nay các nớc đi sau tình hình đã đổi khác. Để giải
quyết một vấn đề trong công nghiệp hoá có rất nhiều giải pháp hay công
nghệ đã sẵn sàng đem ra sử dụng. Vấn đề ở đây là phải nắm bắt kịp thời
những công nghệ hiện đại nhất phù hợp với hoàn cảnh của đất nớc. Do đó
CNH gắn với HĐH là một khả năng, một nhu cầu của các nớc đi sau.
Tuy nhiên để thực hiện CNH, HĐH đất nớc cần phải nhận thức vấn
đề sau một cách đúng đắn cụ thể.
- Cùng với việc tiếp nhận công nghệ hiện đại cần phải chú ý đến đẩy
mạnh cả công nghệ truyền thống trong nớc. Không chỉ áp dụng các công
nghệ tiên tiến mà còn phải biết tận dụng và hiện đại hoá công nghệ truyền

thống. Đối với khu vực công nghệ truyền thống và cơ khí truyền thống thì
khuyến khích chủ yếu bằng chính sách kinh tế. Khuyến khích mọi sự thâm
nhập của công nghệ hiện đại, hiện đại hoá từng bớc công nghệ truyền thống
và công nghệ cơ khí thông thờng. Còn về mặt đầu t của nhà nớc để phát
triển tiềm lực khoa học và định hớng cho các hoạt động nghiên cứu triển
khai chủ yếu là phải tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao nh điện tử,
tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác và tự động hoá...
Để tạo điều kiện cần thiết cho việc đi thẳng, đi nhanh vào lĩnh vực có công
nghệ cao. Không tự hạn chế trong các điều kiện tiền đề hiện có, công nghệ
cao có nhiệm vụ.
Về mặt quản lý KT- XH nếu không áp dụng rộng rãi các thành tựu
của tin học và điện tử thì không thể nâng cao đợc trình độ quản lý lên ngang
tầm thời đại. Những biểu hiện của nền kinh tế đã hiện đại hoá đợc qui định

4


bởi mức sống cao do cách mạng công nghệ, trình độ chuyên môn cao trong
SX và năng suất lao động cao. Hiện đại hoá kinh tế còn biểu hiện ở sự ra
tăng của vốn với những qui mô tích luỹ và đầu t hiện đại, sự tham gia rộng
rãi vào thị trờng trên cơ sở một kết cấu hạ tầng hiện đại về giao thông vận
tải và thông tin liên lạc. HĐH nền kinh tế càng không tách rời bộ máy hành
chính quản lý hữu hiệu, một học vấn càng nâng cao của ngời lao động, một
sự phổ cập rộng rãi các tri thức khoa học và đổi mới công nghệ.
Bên cạnh HĐH nền kinh tế còn là quá trình HĐH xã hội và chính trị,
đây là quá trình hoàn thiện cơ cấu XH, chuyên môn hoá các chức năng của
cơ chế XH, thực hiện cuộc cách mạng tri thức thông qua việc phát triển
thông tin, tăng chi phí cho giáo dục, đảm bảo sự ổn định chính trị, tập trung
quyền lực vào nhà nớc để tiến hành cải cách và đổi mới một cách triệt để.
II) Các nội dung cơ bản của công nghiệp hoá hiện đại hoá

Đại hội đã nhận định đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nớc ta là
cả một thời kỳ dài khó khăn traỉ qua nhiều chặng xác định, và chúng ta ở
chặng đờng đầu tiên. Nhiệm vụ mục tiêu của chặng đờng quá độ đầu tiên là
Trong 5 năm trớc mắt (1986- 1990) cần tập trung sức ngời, sức của thực
hiện bằng đợc những mục tiêu của 3 chơng trình kinh tế: Lơng thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung của 3 chơng trình kinh tế là sự cụ
thể hoá nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đờng đầu tiên.
Đờng lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội VI đã thực sự đi vào cuộc
sống, đã đạt đợc những thành quả bớc đầu rất quan trọng. Trớc tiên là trong
lĩnh vực KTXH. Đời sống nhân dân đã dần dần ổn định, sản lợng lơng thực
đã đáp ứng đợc nhu cầu của cả nớc, hàng hoá thị trờng đa dạng, lu thông tơng đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trờng, phần
bao cấp của nhà nớc về vốn, tiền lơng... giảm đáng kể. Lạm phát đợc kiềm
chế một bớc, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh
doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
Trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt dợc, đại hội lần thứ VII
(1991) của Đảng đã đề ra chủ trơng kế thừa, phát huy những u điểm đã đạt đợc,
5


khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong quá trình đổi mới đề ra từ
đại hội VI, tiếp tục đa sự nghiệp đổi mới của đất nớc tiến lên.
Phơng hớng và mục tiêu chính mà đại hội VII đã vạch ra là: Đẩy
lùi và kiểm soát đợc lạm phát ổn định phát triển nâng cao hiệu quả
SX, ổn định từng bớc cải thiện đời sống nhân dân và bớc đầu có tích luỹ
nội bộ nền kinh tế.
Từ những quan điểm và chủ trơng đổi mới trên, Đảng và Nhà nớc đã
cụ thể hóa bằng cơ chế và thành các chính sách, biện pháp thực hiện, đáng
kể nhất đó là: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách
kinh tế đối ngoại và thu hút vốn đầu t nớc ngoài, chính sách tài chính - tiền
tệ kiềm chế lạm phát, chuyển cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao

cấp sang cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc.
III) Các điều kiện cần thiết để tiến hành CNH-HĐH
1. Vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nớc ta:
Để đạt mục tiêu từ nay đến năm 2000 phải tăng gấp đôi GDP bình
quân đầu ngời thì chúng ta phải có tốc độ tăng trởng trên 9%/năm. Muốn có
1% tăng trởng chúng ta phải đầu t từ 25%-30% GDP, với giá trị tuyệt đối
phải có khoảng 60 tỷ USD, trong đó vốn trong nớc là chủ yếu. Vậy chúng ta
phải làm gì và phải làm nh thế nào để có vốn?.
2. Lựa chọn công nghệ thích nghi nh thế nào để nớc ta không bị tụt
hậu về công nghệ sản phẩm của ta cạnh tranh đợc với sản phẩm thế giới
(trong lúc đầu t nớc ngoài vào nớc ta thờng mang theo công nghệ trung
bình, thậm chí công nghệ lạc hậu, cũ kỹ).
3. Cần phải có sự lựa chọn các ngành u tiên, mũi nhọn dựa trên các
tiêu chuẩn nhất định để có chính sách u tiên, u đãi phát triển, nhất là chọn
một số sản phẩm xuất khẩu chứ không chỉ dựa vào 1, 2 sản phẩm duy nhất
trong các ngành công nghiệp, ngành nào cần u tiên, xếp thứ tự u tiên nh thế
nào?

6


4. Vấn đề cơ cấu sở hữu trong công nghiệp, giải quyết đúng đắn mỗi
quan hệ giữa quốc doanh và dân doanh, giữa quốc hữu và t hữu, cần làm rõ
ngành nào, lĩnh vực nào, ở đâu cần phát triển quốc doanh; ngành nào, lĩnh
vực nào, ở đâu phải để cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Trong
công nghiệp ta dự kiến loại doanh nghiệp thì để lại sở hữu Nhà nớc, loại
nào thì cổ phần hóa...
5. Vấn đề tổ chức và cán bộ:
a, Vấn đề tổ chức:
Về tổ chức quản lý phải đồng thời giải đáp đợc các vấn đề sau đây:

- Tổ chức quản lý tài sản và vốn của Nhà nớc trong các doanh nghiệp
Nhà nớc nh thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng của nó.
- Để cho các doanh nghiệp đợc tự do kinh doanh theo pháp luật của
Nhà nớc cần phải xóa bỏ chế độ chủ quản, cấp chủ quản. Nhng vấn đề tồn
tại lớn là giải quyết mối quan hệ giữa tự do kinh doanh với sự can thiệp của
Nhà nớc, sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nớc đến đâu thì có tác dụng ngăn
ngừa, vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển.
b, Vấn đề cán bộ:
Cán bộ quyết định tất cả là một nguyên lý luôn luôn đúng và đúng với
mọi trờng hợp. Không có đội ngũ viên chức Nhà nớc giỏi có phẩm chất thì
không có nền hành chính quốc gia vững mạnh.
6. Vấn đề lao động:
Số lợng lao động có xu hớng tăng chậm hơn so với tiền công. Tiền
công ngày càng đắt hơn, do vậy lợi thế lao động rẻ ở nớc ta ngày càng giảm
đi. Vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, nhng không thể di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra
thành thị mà phải tìm cách chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ và nâng cao
đợc năng suất lao động trong nông nghiệp cũng nh công nghiệp.

7


7. Vấn đề thị trờng:
Xu thế thị trờng ngày càng mở rộng khi chúng ta gia nhập ASEAN,
khi bình thờng hóa quan hệ giữa ta với Mỹ...
Những vấn đề đặt ra là làm thế nào để sản phẩm của ta chen đợc vào
thị trờng đó. Hiện nay, trừ dầu lửa và gạo, u thế sản phẩm của ta trên thị trờng còn yếu do chất lợng giá cả không phù hợp. Nhiều ngành hàng ở tình
trạng gia công, "lấy công làm lãi" nh ngành da, giầy, may mặc...
Chiến lợc "hớng mạnh vào sản xuất để xuất khẩu" nhng xuất cái gì,
xuất ra đâu, làm gì để có cái mà xuất, đó là những câu hỏi mà nhiều ngành

cha có câu trả lời.

8


Phần III: Kết luận
CNH-HĐH là một sự nghiệp vĩ đại, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân
phải nỗ lực phấn đấu để cho vài ba chục năm tới để có thể biến nớc ta
về cơ bản trở thành một nớc công nghiệp trên phơng diện quốc tế. Để
tạo đà cất cánh cho giai đoạn phát triển này cả dân tộc ta đang bắt tay
vào sự nghiệp trồng ngời với quy mô lớn, chất lợng cao. Con ngời đợc
đào tạo có tri thức và đợc nhân lên bởi lòng yêu nớc, đoàn kết trong
từng cộng đồng và cả dân tộc là sức mạnh nh sóng thần của Việt Nam.
Chỉ có đào tạo và huy động mọi nguồn lực trí tuệ của nhân dân, đoàn
kết dân tộc mới giữ vững và xây dựng Việt Nam hng thịnh, bền vững.
Ngoài ra, dới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp thu đổi mới và mở cửa,
thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phơng hóa, đa dạng
hóa cũng nh thúc đẩy quá trình hội nhập thế giới là điều kiện không
thể thiếu đợc nhằm tạo ra môi trờng quốc tế thuận lợi đảm bảo cho sự
triển khai sự nghiệp CNH-HĐH đất nớc đợc thực hiện thắng lợi.
b) kết quả CNH hđh trong giai đoạn vừa qua
Tiếp tục những quan điểm, chủ trơng, chính sách đổi mới, đại hội
Đảng lần thứ VII (6/1991) đã xác định rõ mục tiêu, phơng hớng nội dung
của phát triển kinh tế - xã hội và của công nghiệp hóa. Đại hội đã chỉ rõ:
"Để thực hiện mục tiêu dân giàu nớc mạnh theo con đờng XHCN, điều
quan trọng nhất là phải cải tiến căn bản tình trạng kinh tế - xã hội kém phát
triển... phát triển lực lợng sản xuất, công nghiệp hóa đất nớc theo hớng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung
tâm nhằm từng bớc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. Không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân" (1)

"Mục tiêu tổng quát của chiến lợc đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng,
ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vợt qua tình trạng nớc nghèo và
(1)

Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

9


kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an
ninh, tạo điều kiện cho đất nớc phát triển nhanh vào đầu thế kỷ 21"(2)
Đại hội VII cũng xác định mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (19911995) là: "Đẩy lùi và kiểm soát đợc lạm phát, ổn định, phát triển và nâng
cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bớc cải thiện đời sống
nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế"(3)
Quá trình đổi mới đã tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội, thành tựu CNH trong các năm 1991,1992,1993 cao hơn, có chất lợng
hơn, đi vào thực chất so với nhiều năm trớc đây. Lạm phát tiếp tục đợc kiềm
chế: chỉ số giá bán lẻ tăng bình quân tháng của năm 19911 4,4%;
1992:1,3%; 9 tháng đầu năm 1993: 0,5%. Chênh lệch giá trị nhập và xuất
giảm đáng kể.
Sự phát triển của công nghiệp trong những năm đổi mới, không chỉ thể
hiện ở tốc độ tăng trởng mà quan trọng hơn là ở việc chú trọng hơn tới đổi
mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp ở sự
chuyển dịch cơ cấu theo hớng sản xuất gắn với thị trờng trong và ngoài nớc, phát triển nhanh các ngành có lợi thế so sánh, các ngành tác động tích
cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc tế, khuyến khích phát
triển các thành phần kinh tế và đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh
doanh. Ngành dầu khí có sự phát triển vợt bậc. Ngành than bớc vào thị trờng thế giới với khối lợng xuất khẩu vợt 1,6 triệu tấn. Ngành sản xuất điện
phát triển mạnh.
Thúc đẩy quá trình thay đổi và phát triển cơ cấu kinh tế từ giản đơn,
lạc hậu trì trệ kém hiệu quả dần dần tiến tới một cơ cấu có nhiều ngành,

nhiều thành phần.Trong những năm đầu của quá trình đổi mới của CNH đã
mang sắc thái mới, đã có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung và bớc đầu đồng
bộ hóa, cụ thể hóa bằng cơ chế và chính sách. Do vậy CNH đã đợc tiến
hành phù hợp hơn với hoàn cảnh quốc tế và điều kiện, khả năng trong nớc,
(2)
(3)

Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

10


các tiềm tàng, nguồn lực của đất nớc bớc đầu đợc khơi dậy, kinh tế phát
triển thực chất hơn.
- Tạo ra nguồn lao động và đội ngũ lao động dồi dào có trình độ dân
trí đợc nâng cao, tỷ trọng lao động có trình độ nghề nghiệp, kỹ thuật ngày
càng cao.
Có đạt đợc những thành tích và kết quả đó vào bối cảnh cụ thể của đất
nớc: Điểm xuất phát ban đầu thấp, chiến tranh kéo dài nhiều năm và để lại
hậu quả nặng nề, diễn biến tình hình quốc tế phức tạp, có đột biến và bất
lợi... mới thấy hết những thành tựu của CNH mà chúng ta đã đạt đợc là to
lớn và có ý nghĩa. Tuy nhiên Quá trình CNH XHCN ở nớc ta hơn 30 năm
qua còn nhiều tồn tại, nhợc điểm. Những tồn tại chủ yếu là:
- Quá trình CNH diễn ra quá chậm
- Phân công lao động xã hội phát triển chậm chạp. Cơ cấu kinh tế thiếu
năng động, hiệu quả thấp, chứa đựng nhiều bất hợp lý, nhiều mặt mất cân
đối nghiêm trọng. Cha kết hợp tốt cơ cấu ngành với cơ cấu thành phần và cơ
cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ trong một trạng thái đồng bộ năng động
có hiệu quả để thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã

hội.
- Trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ thấp kém, mất cân đối, đổi mới
chậm.
- Sự nghiệp CNH phải đơng đầu với nhiều khó khăn do sai lầm trớc
đây để lại và do thách thức mới đa tới. Đó làtỷ lệ thất nghiệp còn cao, đời
sống thấp, tỷ lệ tích lũy và đầu t thấp, sản xuất kinh doanh đang gặp khó
khăn về vốn và thị trờng
Với sự nỗ lực của toàn đảng toàn dân ta đến nay nền kinh tế nớc ta đã
chấm dứt đợc tình trạng suy thoái và trên đà phát triển toàn diện.

11



×