Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.68 KB, 116 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


NGUYỄN XUÂN ÁNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

TP.HCM - Năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


NGUYỄN XUÂN ÁNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học:


PGS,TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

TP.HCM - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Xuân Ánh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân,
bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Tài chínhMarketing đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS.Trần Nguyễn Ngọc
Anh Thư người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, các
cá nhân, tổ chức có quan hệ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ, cung
cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thu
thập các thông tin, tài liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu,
tranh thủ nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong
nhận được thông tin đóng góp quý báu từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2014
Nguyễn Xuân Ánh

ii


PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................3
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................3
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................4
CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM ...... ........................................................................................................ 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠO VIỆC LÀM ..............................5
1.2.LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM .....6
1.2.1 Khái niệm về việc làm ..........................................................................................6
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa tạo việc làm ............................................................................8
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của chương trình cho vay giải quyết việc làm .........................9
T
3
1

1.3. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM .....................................................................................................14
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng ...........................................................................14
1.3.2. Hiệu quả tín dụng giải quyết việc làm .................................................................14
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM ..... ........................................................................................................ 16
1.4.1. Các chỉ tiêu định lượng ........................................................................................16
1.4.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay GQVL đối với NHCSXH .....................16
1.4.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay GQVL đối với người vay ........................19
1.4.2. Các chỉ tiêu định tính ...........................................................................................19
1.5. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ SỬ DỤNG

iii


VỐN VAY GQVL .........................................................................................................22
1.5.1. Các nhân tố thuộc về NHCSXH ..........................................................................22
1.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài ........................................................23
1.5.2.1 Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên............................................................23
1.5.2.2 Nhóm các nhân tố về kinh tế- xã hội .................................................................24
1.5.3 Các nhân tố thuộc về chủ thể vay .........................................................................25
1.6. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC .............................................................................................................26
B
0

1.6.1. Tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu trên thế giới ........................................26
1.6.2. Tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu trong nước ..........................................28
B
1


B
2

1.7. KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO HIỆU
30
QUẢ TÍN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY TẠO VIỆC LÀM ..........................
1.7.1. Kinh nghiệm cho vay tạo việc làm trên thế giới (Ngân hàng Grameen
30
Bangladesh) ...................................................................................................
1.7.2. Kinh nghiệm cho vay tạo việc làm trong nước ....................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY GIẢI QUYẾT
32
VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ...........
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ..32
2.1.1. Sự ra đời và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
32
Quảng Trị .......................................................................................................
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................33
2.2. TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
34
QUẢNG TRỊ ..................................................................................................................
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GQVL CỦA NGÂN
36
HÀNG CSXH QUẢNG TRỊ THỜI GIAN QUA ..........................................................
2.3.1 Dưới gốc độ Ngân hàng ........................................................................................36
2.3.1.1. Doanh số cho vay ..............................................................................................36

iv



2.3.1.2. Dư nợ cho vay ...................................................................................................37
2.3.1.3. Số khách hàng vay vốn và mức vốn bình quân/khách hàng .............................38
2.3.1.4. Tỷ lệ hoàn trả vốn và tỷ lệ mất vốn ..................................................................41
2.3.1.5. Tình hình nợ xấu ...............................................................................................43
2.3.2 Dưới gốc độ người đi vay .....................................................................................45
2.3.2.1. Tình hình sử dụng vốn vay của các cơ sở SXKD .............................................45
2.3.2.2. Tình hình sử dụng vốn vay của nhóm đối tượng hộ gia đình ...........................52
2.3.3 Các chỉ tiêu định tính ..............................................................................................59
2.3.3.1 Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế ...................................................................59
2.3.3.2 Nâng cao chất lượng lao động từ việc sử dụng nguồn vốn................................60
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
60
VỐN VAY
2.4.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng CSXH ...............................................................60
2.4.1.1 Về sản phẩm tín dụng ........................................................................................60
2.4.1.2 Về cách thức phục vụ .........................................................................................63
2.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài .........................................................64
2.4.2.1 Các nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên ......................................................64
2.4.2.2 Các nhóm nhân tố thuộc về kinh tế-xã hội ........................................................66
2.4.3 Các nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất ..................................................................71
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.................................................................................................72
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNHNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................................................................74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH
74

SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ.............................................................................
3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Giải quyết việc làm tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị ..............................................74

v


3.1.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Giải quyết việc làm tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị ..............................................75
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG TRỊ ..................................................................................................................76
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị ..............76
3.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư để bổ sung nguồn vốn cho vay ..........................77
3.2.3. Phối hợp chặt chẻ với các tổ chức chính trị- xã hội làm công tác ủy thác...........78
3.2.4 Tăng cường công tác định hướng và đào tạo nghề cho người lao động ...............79
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi đến với người
dân, đến với đối tượng cần vay vốn ...............................................................................80
3.2.6 Hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các ngành nghề .........................80
3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và tăng cường công tác kiểm tra sau
vay vốn……… .............................................................................................. 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................83
3.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................83
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................85
3.2.1. Đối với NHCSXH Việt Nam ..............................................................................85
3.2.3. Đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị ......................................................................85
3.2.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị ............................................................................85

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp……..12

Sơ đồ 1.2 : Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác…………….14

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay năm 2013 ............................................... 36
Biểu đồ 2.2: Tỷ suất sử dụng sức lao động trước và sau vay vốn ...................... 59

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.0 Tình hình dư nợ các chương trình qua các năm 2010-2013 ............................ 35
Bảng 3.1 Doanh số cho vay GQVL của NHCSXH tỉnh Quảng Trị........................... 39
Bảng 3.2 Dư nợ cho vay giải quyết việc làm qua các năm ...................................... 40
Bảng 3.3 Số khách hàng vay vốn và mức vay bình quân ........................................ 41
Bảng 3.4 Hiệu quả hoạt động cho vay GQVL ....................................................... 42
Bảng 3.5 Tình hình nợ xấu ................................................................................. 42
Bảng 3.6 Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của NHCSXH cho các cơ sở
SXKD ............................................................................................................. 45
Bảng 3.7 Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay vốn của các cơ sở sản
xuất kinh doanh ................................................................................................ 46
Bảng 3.8 Mục đích sử dụng vốn vay tạo việc làm của các cơ sở SXKD.................... 47
Bảng 3.9 Biến động diện tích nhà xưởng & máy móc thiết bị trước và sau vay vốn ... 48
Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng vốn vay tạo việc làm phân theo địa bàn của các cơ sở
SXKD ............................................................................................................. 49
Bảng 3.11 Hiệu quả sử dụng vốn vay tạo việc làm phân theo ngành nghề kinh doanh
của các cơ sở SXKD ......................................................................................... 51

Bảng 3.12 Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của NHCSXH cho các hộ gia
đình ................................................................................................................ 53
Bảng 3.13 Nhu cầu và mức độ đáp ứng thời hạn vay của NHCSXH cho các hộ gia
đình….. . ........................................................................................................ 54
Bảng 3.14 Hiệu quả sử dụng vốn vay GQVL phân theo lĩnh vực hoạt động .............. 55
Bảng 3.15 Thời gian lao động bình quân năm của các hộ sau khi vay vốn GQVL ...... 58
Bảng 3.16 Đánh giá của các cơ sở SXKD về sản phẩm tín dụng của NHCXH ........... 61
Bảng 3.17 Đánh giá của hộ gia đình về sản phẩm tín dụng của ngân hàng ................ 62
Bảng 3.18 Đánh giá của cơ sở SXKD về cách thức phục vụ của ngân hàng .............. 63
Bảng 3.19 Đánh giá của hộ gia đình về cách thức phục vụ của ngân hàng ................ 64

viii


Bảng 3.20 Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của tỉnh Quảng Trị năm 2013 ......... 65
Bảng 3.21 Tình hình dân số, lao động Quảng Trị từ 2010-2013............................... 67
Bảng 3.22 Cơ cấu lao động trong các ngành tại tỉnh Quảng Trị ............................... 68
Bảng 3.23 Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ...................... 70
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ thể sản xuất đến hiệu quả sử
dụng vốn vay tạo việc làm ................................................................................. 71
Bảng 3.25 Phân tích nguyên nhân nợ xấu qua các năm .......................................... 72

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

NHCSXH:


Ngân hàng Chính sách xã hội

-

NHTM:

Ngân hàng thương mại

-

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

-

CT-XH:

Chính trị- xã hội

-

GQVL:

Giải quyết việc làm

-

SXKD:


Sản xuất kinh doanh

-

CSXH:

Chính sách xã hội

-

XĐGN:

Xóa đói giảm nghèo

-

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-

NQH:

Nợ quá hạn

-

PGD:


Phòng giao dịch

-

HSSV:

Học sinh sinh viên

-

UBND

Uỷ ban nhân dân

x


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc làm là vấn đề có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến đời sống của mỗi người
dân nói riêng và cả xã hội nói chung, do vậy vấn đề việc làm luôn được Nhà nước và xã
hội quan tâm. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế, việc phân hoá giàu nghèo đang diễn
ra ngày càng sâu sắc, đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách để giải quyết vấn đề
này mới đảm bảo sự phát triển xã hội ổn định.
Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời như là một công cụ quan trọng có tính quyết
định trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội trên địa bàn với công cụ hỗ trợ
vốn tín dụng ưu đãi cho vay giải quyết việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ
thất nghiệp góp phần phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế, hiệu quả từ nguồn vốn
Quỹ quốc gia về việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là vấn đề cần quan
tâm, nghiên cứu, để nâng cao hiệu quả như tên gọi của chương trình “Quỹ quốc gia về
việc làm”.

Luận văn đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải
quyết việc làm. Trên cơ sở phân tích số liệu, thu thập ý kiến của các khách
hàng vay vốn đồng thời đánh giá thực trạng công tác cho vay và phân tích, nêu rỏ
được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn
vay giải quyết việc làm tại địa phương. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đến
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị,
UBND các cấp, các ban ngành liên quan có cơ chế quản lý, cho vay và sử dụng vốn vay
phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay giải quyết
việc làm góp phần vào mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo một các bền vững, đảm
bảo an sinh xã hội.

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề việc làm luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm. Cùng với tiến trình
phát triển kinh tế, việc phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng sâu sắc, đòi hỏi
Chính phủ phải có những chính sách để giải quyết vấn đề này mới đảm bảo sự phát
triển xã hội ổn định. Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, Nhà nước phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, xoá đói
giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong những năm qua Nhà nước ta luôn chú trọng công tác tạo việc làm cho
người lao động bằng các chương trình như xuất khẩu lao động, hỗ trợ vốn vay, phát
triển công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc
biệt chương trình hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là một chương trình
lớn mang lại hiệu quả cao, hàng năm thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động.
Kể từ khi Chính phủ có Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương
hướng và biện pháp giải quyết việc làm, mỗi năm cả nước có hàng triệu hộ gia đình
và các cơ sở SXKD được tiếp cận vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm. Nhờ có

nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp, hộ vay đã đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm
việc làm cho lao động trong hộ và cho nhiều lao động trong vùng.
Tại tỉnh Quảng Trị, chỉ tính trong 3 năm gần đây mỗi năm chương trình đã cho
vay khoảng 74.656 triệu đồng với 2.200 dự án được vay vốn, thu hút, tạo việc làm
mới cho khoảng 3.732 lao động. Vốn vay được đầu tư sản xuất như nuôi baba, ếch,
trồng tiêu, cao su, sản xuất mộc, cơ khí, thêu ren, xay xát, phát triển mô hình kinh tế
trang trại mang lại hiệu quả cao... Nếu tính bình quân mỗi dự án giải quyết cho
khoảng 1-2 lao động thì mỗi năm toàn tỉnh tạo việc làm cho hàng ngàn lao động,
ngoài ra chương trình còn góp phần phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Tuy nhiên
bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình còn bộc lộ những hạn chế. Theo số
liệu báo cáo từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ nợ quá hạn chương trình
cho vay GQVL năm 2013 là 2,31%/ tổng dư nợ, trong khi đó nợ quá hạn tính chung
của tất cả các chương trình cho vay tại ngân hàng chỉ chiếm 0,58%. Nợ quá hạn cao
là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan như gặp rủi ro trong chăn

1


nuôi, trồng trọt vì dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt. Nguyên nhân chủ quan như chưa có kỹ
thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nên hiệu quả mang lại không cao, một số chủ dự án
chây lì không trả nợ vì lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất vay vốn tại các
NHTM trên địa bàn. Để chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia GQVL (120) thực sự
là đòn bẩy tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Trị, giải quyết việc
làm cho lao động đồng thời bảo toàn nguồn vốn của Quỹ cần có những giải pháp hữu
hiệu. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Trị”
làm luận văn thạc sỹ của mình.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động một mặt góp phần phát
triển kinh tế đất nước, mặt khác nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội

do không có việc làm gây ra là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm. Chính vì thế
trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như:
Nguyễn Thị Kim Ngân (2007), Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập.
Đặng Như Lợi (2009), Giải quyết việc làm góp phần bảo đảm ổn định xã hội
và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nguyễn Đại Đồng (2007), “Quỹ quốc gia giải quyết việc làm sau 15 năm
thực hiện”, Tạp chí thông tin NHCSXH, chuyên đề năm 2007
PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà (2003), Những giải pháp chủ yếu để tạo việc
làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học kinh tế Huế.
Trương Công Lân (2007), Nâng cao hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng
Chính sách xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thành phố Huế. Luận văn thạc sỹ
kinh tế Trường Đại học Kinh tế Huế.
Lương Ánh (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã Bảo Lộc- tỉnh Lâm Đồng,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Huế.
Về vấn đề giải quyết việc làm tại địa bàn tỉnh Quảng Trị có bài viết “Giải
pháp giải quyết việc làm ở Quảng Trị” trên trang thông tin điện tử Bộ Lao độngthương binh & xã hội của tác giả Nguyễn Đức Quốc.

2


Nhìn chung, qua nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề giải
quyết việc làm và tín dụng ưu đãi, đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của vốn vay GQVL
và hiệu quả sử dụng vốn từ người vay vốn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị là khía cạnh
mới mà đề tài của tôi đi sâu nghiên cứu.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Đánh giá thực trạng cho vay tạo việc làm của chương trình và phân tích
hiệu quả của việc sử dụng vốn vay giải quyết việc làm của các đối tượng hưởng lợi

tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết
việc làm tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào
nghiên cứu và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay
giải quyết việc làm và hiệu quả của việc sử dụng vốn của hai nhóm chính là các hộ
gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh có vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Quảng Trị và tập trung điều tra tại 3 huyện là
Gio Linh, Đông Hà và Cam Lộ.
Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp lấy từ 2011-2013
+ Số liệu sơ cấp điều tra năm 2014
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được nghiên cứu bởi phương pháp định tính
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động cho vay đồng thời phân tích đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi trong vấn đề tạo việc làm tại địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn:

3


Qua nghiên cứu xác định được một số yếu tố có thể cải thiện đồng thời tham
mưu lãnh đạo Ngân hàng có phương án phối hợp với chính quyền địa phương, các
Ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt chính sách cho vay vốn hỗ trợ việc làm.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiển về việc làm và giải quyết việc làm.
Chương II: Thực trạng, kết quả, hiệu quả của chương trình cho vay giải
quyết việc tại NHCSXH Tỉnh Quảng Trị.
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình
cho vay giải quyết việc tại NHCSXH Tỉnh Quảng Trị.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠO VIỆC LÀM
Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động một mặt góp phần phát
triển kinh tế đất nước, mặt khác nhằm giảm thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội do
không có việc làm gây ra là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm. Chính vì thế trong
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như bài viết
“Giải quyết việc làm góp phần ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững” của tác
giả Đặng Như Lợi đã đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm, đồng thời
thống kê được các chính sách và con số giải quyết việc làm từ 2006 đến nay, đó là:
+ Tạo hành lang pháp lý, bảo đảm môi trường thu hút đầu tư, kinh doanh,
phát triển kinh tế tạo thêm chỗ làm việc;
+ Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các dự án
cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm.
+ Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động
và chuyên gia).
Từ những đánh giá trên tác giả đã đưa ra các biện pháp giải quyết việc làm
góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên tác
giả chưa đi sâu để đánh giá hiệu quả của chương trình cho vay tạo việc làm từ Quỹ

quốc gia để hổ trợ việc làm.
Hướng nghiên cứu về vấn đề tạo việc làm còn có nhiều tác giả. Trong đó tác
giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH với bài viết “Giải quyết việc
làm trong thời kỳ hội nhập” đã đánh giá được những kết quả đạt được trong thời
gian qua của Chính phủ bằng các biện pháp: đào tạo nghề cho người lao động; xuất
khẩu lao động; vay vốn ưu đãi tạo việc làm; tạo ra các sàn giao dịch và trung tâm
giới thiệu việc làm. Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được những mặt hạn chế đồng
thời đề ra 6 giải pháp để tạo việc làm đó là:
+ Một là, hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo thể chế xã hội chủ
nghĩa; tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương
5


nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động- việc làm;
+ Hai là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước đầu tư
cho phát triển;
+ Ba là, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong giải quyết việc làm và phát
triển thị trường lao động;
+ Bốn là, hoàn thiện và phát triển thị trường lao động;
+ Năm là, nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và
trình độ chuyên môn kỷ thuật;
+ Sáu là, hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Về vấn đề giải quyết việc làm tại địa bàn tỉnh Quảng Trị có bài viết “Giải
pháp giải quyết việc làm ở Quảng Trị” trên trang thông tin điện tử Bộ Lao độngthương binh & xã hội của tác giả Nguyễn Đức Quốc, đã nêu ra những mặt khó khăn
trong công tác giải quyết việc làm như: ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ của tỉnh chưa phát triển nên ít có lợi thế để tạo việc làm cho
người lao động, mặt khác điều kiện thiên nhiên không thuận lợi đã ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Từ những nhận định đó tác giả đã đưa
ra một số giải pháp để tạo việc làm như sau:
+ Tham mưu đề xuất bổ sung một số cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất tạo việc làm mới và việc làm ổn định.
+ Có cơ chế khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm và lập nghiệp.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách cho vay vốn
hỗ trợ việc làm.
+ Tăng cường hiệu quả các dự án vay vốn; khuyến khích cho vay các dự án
quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy hải sản; sản xuất tiểu
thủ công nghiệp; trang trại sử dụng nhiều lao động...
Qua nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc
làm và tín dụng ưu đãi, nhìn chung các tác giả chưa nghiên cứu sâu ảnh hưởng của
vốn vay GQVL từ Ngân hàng CSXH và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của
chương trình cho vay GQVL.
1.2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM
1.2.1 Khái niệm về việc làm
6


Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với
nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp
cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình làm việc
này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của
người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng
sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội. Quá
trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá
trình người lao động làm việc. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng
sức lao động trong công việc (hay là việc làm, chỗ làm việc).
Theo Bộ luật Lao động thì: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".
Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái
niệm việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Trước đây người ta cho

rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì
mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi
là không có việc làm ổn định. Với những quan niệm đó nên họ cố gắng xin vào làm
việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không
tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm
bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành
động lao động của họ được Nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu
nhập cao cho họ là được.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, theo mức độ sử dụng thời gian,
việc làm có hai loại:
+ Việc làm đầy đủ: với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người
đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân
và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số người có
việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã
hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều người lao
động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu

7


nhập cũng thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm
và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ.
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: mức độ sử dụng thời
gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao
động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo Luật định (Việt Nam hiện nay qui
định 8 giờ một ngày, 40 giờ/tuần) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không
thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động.
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn
tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.
+ Thiếu việc làm: thiếu việc làm là tình trạng người lao động không sử dụng hết

quĩ thời gian lao động của mình, thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu.
Theo Tổ chức Lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu việc làm
được biểu hiện dưới hai dạng sau:
-Thiếu việc làm vô hình: là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian,
thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao
động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động
thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.
-Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian
ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm
việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều
kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao
động. Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức
xúc và quan trọng, mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao
động và toàn xã hội .
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa tạo việc làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp
giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm và giải quyết
việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, mang mục đích
ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội .
Mục đích của tạo việc làm là nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn

8


lực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Về mặt xã hội tạo việc làm
nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển
kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Không có việc làm là một trong
những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút ...
Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là các thanh niên, là hạn chế
các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh

tế xã hội đòi hỏi. Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các
nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần,
ổn định và nâng cao đời sống của người lao động. Việc làm hiện nay gắn chặt với
thu nhập. Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một
thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Hiện nay nhiều người lao động được trả công
rất rẻ mạt, tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm
việc không cao, ỷ lại ngại đi xa các thành phố, thị xã. Một mặt thất nghiệp nhiều ở
thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn. Bởi
vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm
gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động.
Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham
gia vào quá trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ
bản cho sự tồn tại và phát triển của con người.
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của chương trình cho vay giải quyết việc làm
T
5
1

T
5
1

T
5
1

Trong tiến trình CNH- HĐH để xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt,
chúng ta phải biết huy động mọi nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, tiếp
thu nền khoa học kỷ thuật tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, trong đó
phát huy nguồn lực lao động dồi dào của đất nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối

với hoàn cảnh Việt Nam. Chính vì thế ngày 04/11/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã ra Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện
pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.
Mục tiêu của chương trình vay vốn GQVL thông qua NHCSXH:
-

Tạo việc làm mới, tăng thời gian làm việc.

-

Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

-

Ổn định xã hội.

9


-

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

-

Phát huy nguồn lực lao động to lớn của đất nước, góp phần phát triển
kinh tế của đất nước.

Đối tượng được vay vốn chương trình 120:
- Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng quân nhân, hộ

gia đình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ chức hội đoàn thể, hội
quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm.
- Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng
cho người tàn tật (gọi chung là cơ sở SXKD), có dự án tạo chổ việc làm mới, thu
hút thêm lao động.
Trong các đối tượng trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm được vay vốn.
Nội dung sử dụng vốn vay:
- Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thủy hải sản; để
mở rộng và nâng cao năng lực SXKD;
- Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây con giống; các chi phí chăm sóc cây
trồng, vật nuôi đến khi thu hoạch.
Điều kiện để được vay vốn:
* Đối với hộ gia đình:
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình
ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận .
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
* Đối với cơ sở sãn xuất, kinh doanh:
- Phải có dự án vay vốn khả thi phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm mới, thu hút lao động vào là việc ổn định;
- Dự án phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan
thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận;
- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm
cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của

10


NHCSXH.

Mức vốn cho vay:
- Đối với hộ gia đình mức cho vay không quá 20 triệu đồng, ít nhất phải tạo
ra 1 chổ làm việc mới hoặc tăng thêm làm việc tương ứng với 1 lao động;
- Đối với dự án có nhiều hộ vay vốn, mức vay phụ thuộc vào số hộ thực hiện
dự án nhưng mức vay của mỗi hộ tối đa không quá 20 triệu đồng;
- Đối với dự án của cơ sở SXKD mức vay không quá 20 triệu đồng/ lao động
thu hút mới và mức vay tối đa không quá 500 triệu/dự án.
Thời hạn vay:
Tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, cây trồng
hoặc vật nuôi mà bên cho vay phê duyệt thời hạn vay.
Tại NHCSXH quy định thời hạn vay theo các nhóm đối tượng SXKD theo các
mức cụ thể như sau:
- Thời hạn vay dưới 12 tháng áp dụng đối với: chăn nuôi gia súc, gia cầm;
trồng cây lương thực, hoa màu; dịch vụ kinh doanh nhỏ.
- Thời hạn vay từ 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối: với trồng cây công
nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng; nuôi thủy
hải sản, con đặc sản; chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt; sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).
- Thời hạn vay từ 24 đến 36 tháng áp dụng đối với chăn nuôi đại gia súc sinh
sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng; đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất,
phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng đánh bắt thủy, hải
sản; chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp;
- Thời hạn vay từ 36 đến 60 tháng áp dụng đối với: trồng mới cây ăn quả, cây
nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
Lãi suất cho vay:
Hiện nay nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được
NHCSXH quy định mức lãi suất là 0,65%/ tháng, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất
trong hạn (0,845%/tháng). Mức lãi suất này được đánh giá là rất phù hợp với trình độ
tính toán làm ăn của hộ vay tại NHCSXH, mang tính ưu đãi hỗ trợ là chủ yếu. Trong
khi đó lãi suất cho vay trong hạn tại các NHTM hiện nay từ 0,9- 1,2%/ tháng.

Phương thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn
Có hai phương thức cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Tương
11


ứng với hai phương thức cho vay là hai quy trình thủ tục vay vốn.
a. Cho vay trực tiếp
Đối với các dự án phát triển các ngành nghề như chế biến, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp... thuộc các cơ sở SXKD (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh),
NHCSXH thực hiện hướng dẫn làm hồ sơ và cho vay trực tiếp. Các dự án này có
đặc điểm là nhu cầu món vay lớn, tạo ra nhiều chổ làm việc mới cho cơ sở. Theo
quy định của chương trình, cứ tạo thêm một việc làm mới sẽ được vay tối đa 20
triệu đồng và mức vay không quá 500 triệu đồng/dự án. Đối với các dự án từ trên 30
triệu đồng phải có tài sản đảm bảo theo quy định. Hầu hết các dự án này tập trung
chủ yếu ở khu vực thành thị. Về trình độ, chủ dự án SXKD có trình độ học vấn cao
hơn các dự án hộ gia đình, hoặc có nghề nghiệp ổn định điều này có thể khẳng định
những dự án này sẽ được tính toán kỷ, tính hiệu quả sẽ cao hơn.
Quy trình, thủ tục vay vốn từ NHCSXH được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: NHCSXH trực tiếp hướng dẫn và phát hồ sơ cho Chủ dự án
Bước 2: Chủ dự án lập dự án xin vay (theo mẫu có sẵn) và nộp ngân hàng.
Bước 3: NHCSXH tiếp nhận dự án, tổ chức đi thẩm định tại nơi thực hiện dự án.
Bước 4: NHCSXH tham mưu cho Phó chủ tịch UBND tỉnh (đối với các dự
án có mức vay từ 100 triệu đồng trở lên) hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã,
thành phố (đối với các dự án có mức vay đến 100 triệu đồng) ra quyết định phê
duyệt cho vay.
NHCSXH nơi cho vay

(4)
UBND cấp huyện, tỉnh


(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

Khách hàng vay vốn
120

Sơ đồ 1.1: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp
Bước 5: NHCSXH và chủ dự án tiến hành làm thủ tục thế chấp tài sản đảm
12


×