Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đảng bộ huyện Lâm Thao, Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng nông thôn mới (1991 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.7 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

----------

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ
LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI (1991-2011)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ VĂN TÚC

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Tiến sĩ Lê Văn Túc đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian qua. Đồng thời em chân thành cảm ơn tới Huyện ủy
Lâm Thao tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình sưu tầm
tài liệu.
Với những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên
Khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.


Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Công trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ sử học
Lê Văn Túc.
Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp này chưa công bố trong bất
kỳ công trình nào và cũng không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ một
tác giả nào. Các số liệu được sử dụng trong Khóa luận tốt nghiệp là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: Khái quát chung về Huyện Lâm Thao - Phú Thọ .................... 5
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư ............................................................ 5
1.2 Những kết quả bước đầu về kinh tế - xã hội trong quá trình thực
hiện công cuộc đổi mới (1986-1990) ............................................................ 11

Tiểu kết chương 1. ....................................................................................... 21
Chương 2: Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình
xây dựng Nông thôn mới (1991-2011) ....................................................... 23
2.1. Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình xây dựng
Nông thôn mới (1991-2000) ......................................................................... 23
2.1.1. Các đường lối của Đảng về xây dựng Nông thôn mới (1991-2000) 23
2.1.2. Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình xây
dựng Nông thôn mới (1991-2000) ................................................................ 31
2.2. Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình xây dựng
Nông thôn mới (2001-2011) ......................................................................... 36
2.2.1. Đường lối của Đảng về xây dựng Nông thôn mới (2001-2011) ....... 36
2.2.2. Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo quá trình xây
dựng Nông thôn mới (2001-2011) ................................................................ 45
2.2.3.Thành tựu và hạn chế .................................................................... 55
2.3. Một số giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng Nông thôn mới ở
Lâm Thao - Phú Thọ trong thời kỳ hiện nay ................................................. 58
Tiểu kết chương 2. ....................................................................................... 61
Kết luận....................................................................................................... 64
Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................... 66
Phụ lục ....................................................................................................... 69


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), lịch sử Việt
Nam đã bước sang một trang mới vô cùng vẻ vang. Nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên làm cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945
thành công, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa nhân
dân Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo công cuộc đổi mới

đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Để đạt được mục tiêu ấy thì trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
nói chung, việc lãnh đạo và xây dựng phát triển nông thôn mới là vấn đề được
đặc biệt quan tâm.
Lâm Thao là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ,
có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Sát di tích lịch sử văn hóa Đền
Hùng cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nối liền
các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, Lâm Thao nằm trong tam giác công
nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam nói chung ở huyện Lâm Thao
thuộc Tỉnh Phú Thọ nói riêng là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta, vì trong quá trình này đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cư dân ở nông thôn, tạo tiền đề giải quyết
hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta
phát triển văn minh, hiện đại.
Là công dân được sinh ra và lớn lên khi Đảng bắt đầu tiến hành lãnh đạo
1


đổi mới toàn diện đất nước, em chọn đề tài “Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú
Thọ lãnh đạo quá trình xây dựng Nông thôn mới (1991-2011)” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình nhằm nhận thức rõ thêm về sự phát triển tư duy nhận
thức cũng như sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa
phương. Đồng thời mong muốn đưa ra một số ý kiến nhận xét và rút ra bài học
kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây
dựng Nông thôn mới (1991-2011)" là hoàn toàn mới mẻ, chưa có một công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống.

Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đối với việc phát triển
nông nghiệp, nông thôn một cách chung chung cũng có một số tác giả tiến hành
nhưng tiêu biểu nhất là cuốn: "Lịch sử Đảng bộ Huyện Lâm Thao" (1940– 2002),
Lịch sử Đảng bộ Huyện Lâm Thao (2003 -2010), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Hà Nội năm 2003, chủ yếu liệt kê các sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện, các báo
cáo chính trị, các báo cáo kinh tế nông nghiệp nông thôn của Ủy ban nhân dân
huyện hàng năm; cuốn “Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ tập II (19681996)”, "Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ tập II (1997-2010)", Đảng
Bộ Tỉnh Phú Thọ (2010).

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu và giải quyết
một cách có hệ thống sự lãnh đạo nhân dân của Đảng bộ huyện về xây dựng
nông thôn mới từ năm 1991 đến năm 2011. Vì vậy tôi chọn đề tài trên có ý
nghĩa thực tiễn và lý luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích

2


- Làm rõ sự lãnh đạo nhân dân của Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú
Thọ trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 1991 đến năm 2011.
- Đưa ra các giải pháp để thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới của
huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp, xử lý các nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích một cách khách quan về sự lãnh đạo của Đảng
huyện Lâm Thao-Phú Thọ trong quá trình xây dựng Nông thôn mới từ năm
1991 đến năm 2011.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Lâm Thao -Phú Thọ trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
từ năm 1991 đến năm 2011.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong khóa luận chủ yếu là các văn kiện
Đại hội Đảng và chuyên khảo về lịch sử Đảng bộ, các báo cáo tổng kết kinh tế
hàng năm của huyện, tỉnh, các Nghị quyết của Huyện ủy và Tỉnh ủy…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong khóa luận bao gồm
các phương pháp: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp
thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích…
5. Đóng góp của Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận làm sáng tỏ sự lãnh đạo nhân dân của Đảng bộ huyện Lâm
Thao - Phú Thọ trong xây dựng nông thôn mới từ năm 1991 đến năm 2011.
3


Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
Khóa luận đã khai thác, xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Bố cục Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Lâm Thao - Phú Thọ.
Chương 2: Đảng bộ huyện Lâm Thao - Phú Thọ lãnh đạo quá trình xây
dựng Nông thôn mới (1991-2011).


4


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp
tỉnh Hòa Bình.
Lâm Thao là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, huyện lị là thị trấn Lâm
Thao. Huyện Lâm Thao tiếp giáp với Thành phố Việt Trì ở phía Đông, huyện
Phù Ninh ở phía Bắc và Đông Bắc, thị xã Phú Thọ phía Tây Bắc và huyện
Tam Nông ở phía Tây và Nam (ngăn cách bởi sông Hồng). Huyện Lâm Thao
rộng 9.754,59 hecta. Dân số: 101.422 người Lâm Thao có 14 đơn vị hành
chính trực thuộc:

Có 2 thị trấn:
 Lâm Thao

Có 12 xã:

 Hùng Sơn.

 Xuân Huy

 Bản Nguyên


 Thạch Sơn

 Vĩnh Lại

 Tiên Kiên

 Tứ Xã

 Sơn Vi

 Sơn Dương

 Hợp Hải

 Xuân Lũng

 Kinh Kệ

 Cao Xá

Trước đây, Phủ Lâm Thao gồm các huyện: Hạ Hoa (nay là Hạ Hòa),
Hoa Khê (nay là Cẩm Khê), Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao),Thanh Ba, vốn
thuộc tỉnh Sơn Tây, sau đưa sang tỉnh Phú Thọ. Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn
Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào

5


tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn
Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.

Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ,
huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu.
Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ – 21024’ độ vĩ
Bắc và 105014’ – 105021’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì
khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh,
phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía
Nam giáp huyện Tam Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.
Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với
đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các
tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy
khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2
với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra,
có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng
giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm
Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận.
Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm
năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…
* Địa hình: Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng
của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng.
Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30 – 40 mét so với mặt
biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc
của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn,
nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị
6


trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có
địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông

nghiệp cũng như bố trí xây dựng nông thôn mới trong huyện.
* Khí hậu và thủy văn
Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh
hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với hai mùa rõ rệt.
Mùa nóng: Mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao,
mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam.
Mùa lạnh: Mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt độ trung bình là
190C và lượng mưa là 66,2mm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oc, số giờ nắng trung bình là 135
giờ/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm;
độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cây
trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với rau màu thực phẩm ưu
nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên lượng bốc hơi hàng
năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh
hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.
Chế độ thủy văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm
muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh
hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy lợi.
* Tài nguyên đất
Đến năm 1997 diện tích đất của Lâm Thao chia theo các loại mục đích
sử dụng như sau: 9.769,11 hecta, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp
(chiếm 60,25%); có 3.691,11ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78%) và
191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

7


Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát
sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.

Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06% tổng diện tích, được chia
thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi;
đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua.
Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi
phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò
(đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông
Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… độ phì nhiêu,
dung tích hấp thụ của đất thấp.
Nhìn chung tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát
triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.
* Khoáng sản
Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ
lượng chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương. Tuy nhiên cũng có
một số loại tài nguyên khoáng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao
lanh ở Xuân Lũng, hiện đang khai thác. Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có
mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa được thăm dò đầy đủ và chưa được khai thác. Ở
Xuân Huy có mỏ sét khá tốt. Ngoài ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Kinh
Kệ, Xuân Lũng đều có nhiều sét để làm gạch. Lâm Thao có cát sông Hồng
khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh
Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải và Xuân Huy.
* Tài nguyên nước
Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông
Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước
chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông
nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác
8


nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số cơ sở sản
xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720

mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho
các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho
sản xuất nông nghiệp.
* Cảnh quan môi trường
Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng sông Thao chảy qua 8
xã và thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện,
ngã 3 sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng.
Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trên địa
bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ
các di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái.
1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2006 là 97.700 người, trong đó nữ chiếm
51,51% ; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân
số theo một tôn giáo không đáng kể.
Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở
lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là
52.662 người chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo
hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công
nghiệp – xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Lao động nông
lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ
chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước
được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động
có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

9


*Truyền thống phát triển kinh tế, văn hóa
Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền

thống canh tác lúa, rau, màu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương
quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn… Lâm Thao là địa phương
có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã
được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm
và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng
nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.
Lâm Thao là vùng Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền
Hùng, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời ; thời dựng nước người Việt Cổ
đã sớm định cư sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nước Văn Lang.
Qua các di tích khảo cổ ở Phùng Nguyên (Kinh Kệ), Gò Mun (Tứ Xã), và
nhiều địa phương khác trong huyện đã khẳng định từ 3.500 - 4000 năm trước
người Việt Cổ ở Lâm Thao đã biết trồng lúa nước.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trước những biến động của chiến
tranh, thời tiết khắc nghiệt, chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc,
chính sách phong hầu kiến ấp của các triều đại phong kiến và chính sách
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp…Các luồng di cư đến Lâm Thao
ngày càng đông.
Nhân dân Lâm Thao không chỉ anh dũng chống giặc ngoại xâm trong
suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử hào hùng
đầu tiên từ thời Vua Hùng dựng nước và sau này là cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà nhân dân Lâm Thao còn truyền
thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

10


Sống ở địa bàn vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, người dân nơi đây
qua bao đời đã cần cù cải tạo ruộng đồng, đồi nương, chế ngự thiên tai để

tạo ra những sản phẩm, những đặc sản đã đi vào ca dao truyền tụng trong
dân gian.
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986 - 1990)
1.2.1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới
* Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
Quan điểm của Đảng về vấn đề nông nghiệp nông thôn trước năm
1986, chủ yếu phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, tư liệu sản
xuất, vấn đề ruộng đất vốn là kinh tế nông nghiệp, theo quan điểm bao cấp
trên bảo sao dưới người dân làm theo như vậy.
Trong Đại hội V (1982), phát triển công nghiệp, coi nông nghiệp là
hàng đầu nhưng lại không có chương trình nào, bao cấp không có, kinh tế đất
nước khó khăn, đời sồng nhân dân vất vả. Trình độ văn hóa kém, dẫn đến tình
trạng vào những năm 1984 - 1985 có nhiều học sinh bỏ học. Người dân sống
chủ yếu bằng hạt gạo, hạt ngô, muối... chứ không sống bằng tiền, bằng
vàng,... kinh tế không có, làm không được nên quan điểm của Đảng lúc này
còn phiến diện, nặng tính mệnh lệnh, bao cấp.
Trong khi đó đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội vậy mà
kinh tế-xã hội không gắn liền với nhau. Chủ trương phát triển về kinh tế
không có gì liên quan đến xã hội, nghĩa là tách rời kinh tế và xã hội, mà chỉ
phát triển kinh tế, chưa chú ý đến con người. Kế hoạch hóa tập trung chủ yếu
làm thủy lợi, thủy nông trong khi đó đường, điện, trường học... không quan
tâm. Chủ trương về kinh tế chỉ phát triển kinh tế mà không chú ý gì đến xã
hội, con người.

11


Bắt đầu chuyển sang kinh tế thời kỳ đổi mới Đảng ta phải chú ý đến
vấn đề con người, chính là tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất để tăng

trưởng kinh tế xã hội. Vì vậy mà muốn phát triển kinh tế nông nghiệp trước
hết cần phải chú ý đến phát triển nông thôn.
Từ những năm 1945 đến trước 1990 chúng ta đã xây dựng phát triển
nông thôn có nhiều chính sách cải cách ruộng đất, hợp tác xã, điều chỉnh đất
đai nhưng nông thôn mới chưa hình thành theo quá trình phát triển kinh tế đất
nước vẫn còn sống trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu nhiều nơi vùng sâu
vùng xa còn du canh du cư, người nông dân không được giúp đỡ.
Muốn phát triển hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò người nông dân
ngày càng phải được nở rộng. Từ quan điểm trên năm 1986 đến 1990 muốn
tăng trưởng kinh tế phải đi liền tiến bộ xã hội, công bằng xã hội. Do đó Đảng
ta thấy rằng muốn phát triển kinh tế nông nghiệp thì phải chú ý đến nông dân
nông thôn.
Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những
kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từ thực
tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị ban chấp
hành Trung ương lần thứ 7 khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh
tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công
nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết
12


những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang
phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và

chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã
hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của
đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội,
phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân.
1.2.2. Những kết quả bước đầu về kinh tế - xã hội trong quá trình thực
hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V
(1982), đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Nằm trong bối
cảnh chung của đất nước, Lâm Thao cũng bị ảnh hưởng từ những năm 70.
làm cho sản xuất bị đình đốn, lạm phát trầm trọng, giá cả tăng vọt. Trên lĩnh
vực văn hóa, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Bên cạnh đó, các thế lực
thù địch tăng cường thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá cách
mạng nước ta.
Trước tình hình đất nước đang trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn thử
thách, Trung ương quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
để tìm ra hướng đi mới. Từ giữa năm 1986, thực hiện chỉ thị số 80 của Ban Bí
thư Trung ương, Đảng bộ huyện Phong Châu đã tiến hành Đại hội cấp cơ sở.
Quá trình Đại hội cấp cơ sở và góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội
VI của Đảng là quá trình Đảng bộ từng bước quán triệt các quan điểm đổi mới
của Trung ương, từ đó xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cụ thể của địa
phương trong tình hình mới.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng bộ
được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã nêu 4 bài học kinh nghiệm qua
thực tiễn của 10 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa; khẳng
13


định tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác

đinh: nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là ổn định tình hình mọi mặt kinh tế, tiếp tục xây dựng
tiền đề cần thiết cho việc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường tiếp theo. Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết
là đổi mới tư duy, về kinh tế, tập trung vào 3 vấn đề kinh tế quan trọng là: Bố
trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung sức người, sức
của, vào thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa. Xác định nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần; đổi mới cơ chế
quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế kế hoạch
hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bước vào năm 1986, mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn do vật tư thiếu, cung cấp không kịp thời vụ; vụ mùa bị vỡ
đê Sông Lô gây ngập úng 1/3 diện tích gieo cấy, nhưng Đảng bộ và nhân dân
trong huyện đã khắc phục khó khăn, tích cực triển khai ứng dụng các giống
lúa mới, ngô có năng suất cao, đồng thời tăng cường phân hóa học và thuốc
trừ sâu để chăm sóc bảo vệ cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng của toàn
Huyện là 16.188 héc ta, trong đó diện tích cấy lúa là 12.830,5 héc ta, đạt
94,3% kế hoạch; năng suất lúa cả năm đạt 26,36 tạ/ha. Huyện đã mở rộng
diện tích gây vụ đông và đi vào thâm canh cây lúa và cây màu. Cơ cấu mùa
vụ từng bước có chuyển biến, dần đưa sản xuất vụ đông trở thành vụ sản xuất
chính với 938,8 héc ta. Nhờ đó, tổng sản lượng thực quy thóc của huyện đạt
41.013,6 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 267 kg/năm.
Năm 1987, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh trong điều kiện các quan điểm
14


đổi mới của Đảng và cơ chế quản lý mới đã được khẳng định. Nhưng các
chính sách kinh tế chưa được bổ sung kịp thời và thiếu đồng bộ, vốn, vật tư,

nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiếp tục mất cân đối. Vụ chiêm xuân do thời
tiết diễn biến phức tạp, diện tích gieo cấy lúa bị hạn 2.500 héc ta. Trước tình
hình đó, Đảng bộ huyện đã tập trung vốn đầu tư cho thủy lợi, xây dựng trạm
bơm Vĩnh Lại, trạm bơm Tử Đà... để cung cấp nước tưới cho diện tích gieo
trồng và tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Trong mùa vụ, Huyện
đã triển khai phương thức thanh toán gọn, của tỉnh ủy Vĩnh Phú cho từng loại
cây con, ngành nghề... có tác dụng kích thích xã viên hăng hái sản xuất. Toàn
huyện gieo trồng được 20.782 héc ta, trong đó diện tích cấy lúa là 13.686 héc
ta, đạt 101,3% kế hoạch và bằng 106,6% năm 1986. Xã Tứ Xã, Sơn Vi, Vĩnh
Lại, Bản Nguyên vượt chỉ tiêu kế hoạch về diện tích lúa từ 15 héc ta đến 80
héc ta. Ngoài diện tích cấy lúa huyện còn có 1.173 héc ta ngô, 415,6 héc ta
khoai lang, 1.666 héc ta sắn, 1.302 héc ta rau xanh và 498 héc ta đỗ đậu các
loại. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 37.982 tấn.
Đối với cây công nghiệp, toàn huyện đã trồng được 1.323 héc ta lạc, sản
lượng 1.458 tấn; 101 héc ta đay, sản lượng 160 tấn; 187 héc ta chè cho thu hoạch
311 tấn búp tươi.
Để tiếp tục cải tiến chế độ khoán và cơ chế quản lý trong các hợp tác xã
nông nghiệp, ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW
về "Đổi mới về quản lý kinh tế trong các hợp tác xã nông nghiệp". Nghị quyết 10
(hay còn gọi là khoán 10) đề ra cơ chế khoán mới, xác định:"Hộ xã viên là đơn vị
kinh tế tự chủ. Ngày 21 tháng 4 năm 1988, Tỉnh ủy Vĩnh Phú cũng đề ra Nghị
quyết 10 về đổi mới quản lý trong hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết nêu rõ việc
tổ chức thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới trong nông nghiệp
phải có một kế hoạch đồng bộ và toàn diện. Thực hiện rộng rãi cơ chế khoán sản
phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp. Khoán sản phẩm thanh toán gọn dựa
15


trên cơ sở xác định mức ngày công và chi phí sản xuất, thanh toán bằng sản
phẩm, thay thế chế độ thành toán bằng công điểm..." [1; tr.358].

Sau khi tiếp thu nội dung Nghị quyết 10 do tỉnh tổ chức học tập, Huyện ủy
đã họp mở rộng đến cán bộ chủ chốt cơ sở và thông qua Nghị quyết 16-NQ/HU
để triển khai thực hiện trong phạm vi toàn huyện. Huyện đã tiến hành phân loại
hợp tác xã theo trình độ sản xuất hàng hóa và trình độ quản lý để có cơ sở khoán
cho thích hợp, nhằm tạo điều kiện cho hợp tác xã từng bước phát triển sản xuất
kinh doanh toàn diện. Theo yêu cầu của cơ sở, trước mắt huyện đã cho 3 hợp tác
xã chia tách thành các hợp tác xã nhỏ. Ở địa bàn Lâm Thao có hợp tác xã Tứ Xã
được tách thành 2 hợp tác xã. Cùng với việc phân loại hợp tác xã, huyện cũng tiến
hành phân loại hộ sản xuất để có cách khoán và giao đất hợp lý. Tuy nhiên do lúc
đầu nhận thức chưa đầy đủ theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị nên
huyện có những quy định chưa hợp lý, chưa phù hợp trong quá trình triển khai.
"Việc phân loại hợp tác xã chưa sát, phân loại hộ căn cứ vào nợ sản phẩm hay
không nợ sản phẩm để giao khoán ruộng khoán..." [1; tr.359].
Để giải quyết tình trạng đó, Huyện ủy đã giao cho phòng nông nghiệp
huyện hướng dẫn các hợp tác xã bổ sung, điều chỉnh cụ thể các nội dung cần giải
quyết. Việc giao đất khoán gồm đất bảo đảm nhu cầu cơ bản, ngoài đất ruộng, cân
đối cả đất màu, không tính bình quân khẩu theo diện tích. Các hộ xã viên có thể
trao đổi để bảo đảm liền vùng, liền khoảnh, tiện canh tác. Đất sản xuất hàng hóa,
giao cho hộ có khả năng sản xuất, theo 2 hình thức khoán thầu hoặc trên sổ khoán
của từng hộ. Trước cách khoán mới, lấy hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, ban quản lý
hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã
tổ chức cho cán bộ các hợp tác xã đi dự tập huấn, dự các lớp bồi dưỡng do tỉnh và
huyện mở; đồng thời xác định rõ chức năng nhiệm vụ, biên chế bộ máy quản lý
cho từng loại hình hợp tác xã. Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các
giống lúa, ngô mới có năng suất cao vào đồng ruộng, đồng thời động viên nhân
16


dân thâm canh, luân canh, tăng diện tích cây màu vụ đông; nên sản xuất nông
nghiệp của huyện bắt đầu có những chuyển biến khá hơn so với những năm trước.

Năm 1988, diện tích cây lương thực toàn huyện là 18.493 héc ta, năng suất lúa cả
năm đạt 25,31 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 45.343 tấn, vượt so
với năm 1987 là 7.361 tấn.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, Đại hội nhấn mạnh: Phải
xác định rõ mục tiêu cơ bản của bốn chương trình kinh tế - xã hội, giải quyết tốt
hơn nhu cầu lương thực, thực phẩm; ổn định đời sống nhân dân, tăng dần tích lũy.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực của chính quyền, củng
cố các đoàn thể, thực hiện dân chủ công khai đối với quần chúng lao động. Giữ
vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm trật tự trị an, làm lành mạnh các quan hệ xã
hội, tạo tiền đề cho bước phát triển của những năm sau. Phấn đấu đến năm 1990,
sản lượng lương thực quy thóc đạt từ 48 - 50 ngàn tấn; phát triển đàn trâu khoảng
7.500 con, đàn bò 12.500 con, đàn lợn 45.000 con...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa V, trên lĩnh vực nông
nghiệp đã có bước tăng trưởng. Năm 1989, huyện đã hoàn chỉnh các công trình
thủy nông và đưa trạm bơm điện Sơn Vi vào hoạt động phục vụ tưới tiêu. Một số
giống lúa có năng suất cao vào sản xuất như CR203, NN8, C180, C37, Mộc
tuyền... phù hợp với từng vùng trong huyện. Đối với cùng thâm canh lúa, huyện
đã chuyển được một phần diện tích từ 2 vụ lên 3 vụ.
Tuy vậy, năm 1989 toàn huyện có hơn 2.000 héc ta lúa bị ngập không cho
thu hoạch, nên tổng sản lượng lương thực đạt thấp. bình quân 2 năm 1989 - 1990
chỉ đạt 40.475 tấn/năm (năm 1989 là 43.272 tấn, năm 1990 đạt 37.087 tấn), giảm
789 tấn so với bình quân 2 năm 1987 - 1988 và chỉ bằng 87% mục tiêu của Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ V đề ra. Nhưng diện tích cây màu chủ lực như ngô,
khoai lang tăng khá. Năm 1989, diện tích ngô đạt 2.105 héc ta, trong đó ngô đông
là 1.592 héc ta là năm cao nhất so với trước. Vụ đông là 1.592 héc ta lầ năm cao
17


nhất so với trước. Vụ đông dần trở thành vụ sản xuất chính. Diện tích cây công
nghiệp tiếp tục được duy trì.

Khoán 10 đã tạo ra động lực mới, làm cho nông dân phấn khởi đầu tư
vào sản xuất. Tình trạng trả ruộng cho hợp tác xã như trước đây không còn.
Bình quân sản lượng lương thực 5 năm 1986 - 1990 so với 5 năm 1981 - 1985
tăng 12% (3.140 tấn).
Qua 2 năm thực hiện khoán 10 ở huyện đã nổi lên một số vấn đề đáng chú
ý, cần phải giải quyết. Đó là nhiều hợp tác xã giao ruộng khoán vẫn mang tính
bình quân manh mún, chưa giao ruộng theo khả năng lao động. Nhiều hợp tác xã
buông lỏng dịch vụ sản xuất, khoán trắng cho xã viên, sử dụng quỹ và tài sản chưa
có hiệu quả, xảy ra tình trạng thâm hụt và mất mát tài sản. Năm 1990, trong tổng
số 44 hợp tác xã thì chỉ có 15 hợp tác xã có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh
khá, 20 hợp tác xã trung bình, còn lại 9 hợp tác xã yếu. Sản xuất lương thực chưa
vững chắc, mục tiêu ổn định nhu cầu lương thực trên địa bàn chưa được đảm bảo,
mục tiêu tổng sản lượng lương thực không đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra.
Ngoài nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sản xuất thì cơ sở
vật chất đầu tư cho nông nghiệp còn nhỏ bé. Các công trình tưới tiêu lớn chưa
được khai thác triệt để. Việc đầu tư, thâm canh chưa đồng đều, hợp lý giữa các
vùng, sản xuất còn mang tính độc canh... Mặt khác, từ năm 1989 trở đi, Nhà nước
cho tự do lưu thông, lương thực được điều hòa trong phạm vi cả nước. Người
nông dân tính đến hiệu quả sản xuất nên đã chuyển sang trồng cây công nghiệp
ngắn ngày và trồng cây lâm nghiệp... Vì vậy diện tích cây lương thực bị thu hẹp.
Thời kỳ này đàn trâu bò tập thể đã chuyển nhượng cho xã viên theo đúng
hướng. Do đó tổng đàn trâu, bò đã tăng dần cả về số lượng và chất lượng. Đến
năm 1990, toàn huyện có 19.642 con trâu bò, 53.882 con lợn, vượt mục tiêu của
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V đề ra. Đàn lợn nái ở các hộ gia đình phát triển,
đủ cung cấp con giống cho chăn nuôi trên địa bàn huyện. về nuôi thả cá, huyện đã
18


hình thành được dịch vụ con giống, mở rộng nuôi cá thịt, hàng năm cung cấp cho
thị trường từ 450 - 500 tấn cá thịt.

Trong 2 năm 1989 - 1990, huyện chỉ đạo trồng mới 426 héc ta rừng tập
trung và 766,5 ngàn cây phân tán. Do kết hợp tốt giữa trồng rừng với giao đất,
giao rừng cho nông dân và khai thác tốt các nguồn vốn trồng cây lâm nghiệp nên
trồng rừng đã trở thành một ngành sản xuất có hiệu quả ở địa phương.
Đối với chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, huyện và các cơ sở khuyến
khích tập thể và cá nhân đầu tư phát triển, nên đến cuối năm 1988, toàn huyện có
44 tổ hợp sản xuất. Các tổ hợp đã sản xuất được một số mặt hàng như dệt xô màn,
khăn mặt, bìa cát tông, phèn chua... Một số tổ hợp hoạt động tốt như cơ khí Lâm
Thao, mộc Sơn Dương, mari Chu Hóa, gạch máy Tứ Xã, xô màn Sơn Vi... Điển
hình là hợp tác xã cơ khí Cao Mại có định hướng làm ăn tốt, ổn định đời sống của
xã viên.
Song nhìn chung, sản xuất hàng tiêu dùng của huyện vẫn phát triển
chậm, nhất là từ năm 1989. Do chuyển sang cơ chế vay vốn, xóa bỏ bao cấp
nên nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, giá thành sản phẩm cao, chất lượng
kém, sản phẩm không tiêu thụ được. Nếu như 2 năm 1987-1988, tổng giá trị
sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 74,7% kế hoạch thì hai năm
1989-1990 chỉ đạt 59,5% kế hoạch. Một số sản phẩm còn duy trì được là
gạch, ngói, vôi xây dựng, làng mộc, xay sát lương thực. Sản phẩm mới sản
xuất như bìa cát tông, phèn chua, bột cao lanh số lượng còn ít. Nghề truyền
thống có thị trường như màng cọ, ngói xi măng, cày bừa, nông cụ cầm tay...
bị sa sút. Ngoài nguyên nhân do chuyển đổi cơ chế nhanh, thị trường không
ổn định, hàng hóa tiêu dùng từ bên ngoài tràn ngập vào cạnh tranh, còn do
công tác quản lý của các cơ sở thiếu nhạy bén, không thích nghi kịp với quy
luật sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường. Mặt khác, tư tưởng bao cấp
còn nặng nề, dẫn đến không chủ động về nguồn vốn, tìm kiếm thị trường,
19


nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Trong chỉ đạo chưa
định hướng được các mặt hàng, ngành hàng mũi nhọn, tìm kiếm công nghệ

mới và thu hút thợ giỏi tay nghề cao để sản xuất. Để giải quyết tình trạng đó,
Huyện ủy quyết định cho rà soát lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp để có hướng giúp đỡ hoặc xử lý chuyển sang ngành nghề khác
hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do giá cả leo thang và lạm
phát cao, nên mặt hàng xuất khẩu của huyện không ổn định. Trong năm 1989,
nhiều hợp đồng kinh tế giữa Công ty xuất khẩu và các hợp tác xã bị phá vỡ. Hai
năm 1989 - 1990, thị trường các nước xã hội chủ nghĩa biến động, có mặt
hàng không còn thị trường nên kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người chỉ
còn 4,8 rúp đô la/năm, không đạt chỉ tiêu Đại hội V của huyện đề ra.
Hoạt động phân phối lưu thông, ngân hoàng, tài chính khắc phục mọi khó
khăn để đảm bảo cho các hoạt động của huyện luôn ổn định. Mặc dù tiền mặt
khan hiếm, huyện đã tích cực cân đối vốn, thu ngân sách và nông sản hàng hóa;
trả lương cho cán bộ công nhân viên và tự cấp cho các đối tượng chính sách. Năm
1987, tổng giá trị mua vào của huyện đạt 12,8% kế hoạch, với các mặt hàng chủ
yếu như 371,4 tấn thịt, 197,2 tấn đỗ các loại, 1.397 tấn muối, 67,3 tấn xà phòng,
146,2 tấn đường kính và 12,7 ngàn lít nước dầu. Từ quý 3 năm 1989, khi chuyển
sang hạch toán kinh doanh, thực hiện cơ chế một giá, nếu cửa hàng thực hiện hạch
toán độc lập, ngành thương nghiệp quốc doanh bắt đầu hoạt động khó khăn. Số
lượng chỉ đảm bảo cung cấp định lượng theo tem phiếu cho đối tượng cán bộ,
công nhân viên của huyện. Chỉ có một số cửa hàng làm ăn có hiệu quả là: cửa
hàng Đền Hùng, thực phẩm Chu Hóa... còn hầu hết các cửa hàng khác kinh doanh
thua lỗ, không thực hiện được việc nộp ngân sách cho Nhà nước, tài sản và tiền
vốn ngày càng hao hụt thất thoát lớn. Đối với hợp tác xã mua bán của huyện, tổng

20


doanh số mua vào và bán ra chỉ đạt trên 30% kế hoạch. Thời gian này sự chỉ đạo
đối với các hợp tác xã mua bán bị buông lỏng...

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 20/7/1990, Ban Thường vụ Huyện ủy
họp với lãnh đạo ngành quyết định sắp xếp lại hệ thống thương nghiệp quốc
doanh và hợp tác xã mua bán huyện theo hướng giải thể công ty thương nghiệp và
Ban quản lý hợp tác xã mua bán huyện. Huyện ủy quyết định cho thành lập 3 cửa
hàng trong đó có cửa hàng tổng hợp khu vực Cao Mại, thực hiện hạch toán kinh tế
độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Đối với ngành ngân hàng, tín dụng do chính sách lãi suất tiền gửi tiết kiệm
thay đổi nên dẫn đến căng thẳng tiền mặt, kéo theo nợ lương phụ cấp của cán bộ
công nhân viên chức và các đối tượng chính sách. Hoạt động tín dụng tăng, một số
cán bộ công nhân viên cũng có số nợ khá lớn. Ngân hàng huyện bị thua lỗ trong
hoạt động tín dụng vò nhiều đơn vị, cá nhân vay vốn không trả cả gốc lẫn lãi, để
lại hậu quả nghiêm trọng.
Thực hiện Nghị quyết 18 của Tỉnh ủy Vĩnh Phú sẽ củng cố cơ sở xã
phường, Huyện ủy đã tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở và
tiến hành điều chuyển, thay đổi cán bộ chính quyền, gắn với phân công cấp ủy và
thành lập các khu dân cư theo nhóm. Huyện đã sát nhập các trại trạm giống củng
cố công ty vật tư, thành lập 11 phòng, ban mặt trận thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.
Tiểu kết chương 1
Trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, huyện Lâm
Thao đã đạt được những thành tựu rất to lớn trên hầu hết các mặt, các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, nhưng xét riêng về khía cạnh phát triển thị trường,
huyện Lâm Thao vẫn đang ở trình độ rất thấp, các loại thị trường chưa đồng
bộ, nhiều thị trường còn rất sơ khai, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc. Thị trường
còn bị chia cắt. Điều tiết vĩ mô của Nhà nước còn nhiều bất cập, khu vực kinh
tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp, các nguồn
21


×