Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐẠT

NGHIÊN CỨU MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI,
PROTEIN THÔ VÀ XƠ THÍCH HỢP TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI THỎ THỊT NEW ZEALAND GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
TRÊN CƠ SỞ NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐẠT

NGHIÊN CỨU MỨC NĂNG LƢỢNG TRAO ĐỔI,
PROTEIN THÔ VÀ XƠ THÍCH HỢP TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI THỎ THỊT NEW ZEALAND GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG
TRÊN CƠ SỞ NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số : 62.62.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch
TS. Trần Hiệp

HÀ NỘI – 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Đạt

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc
sự ủng hộ, động viên giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân, tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch và TS. Trần
Hiệp đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
chủ nhiệm Khoa, tập thể giảng viên Khoa Chăn nuôi, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa,
cán bộ Phòng thí nghiệm trung tâm - Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể khoa Kỹ thuật nông nghiệp

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc, đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân đã động viên tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tác giả

Nguyễn Văn Đạt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng


vii

Danh mục các hình

ix

Trích yếu luận án

x

Thesis abstract

xii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3


1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Những đóng góp mới của luận án

4

1.5

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4
6

2.1

Đặc điểm tiêu hóa ở thỏ

6

2.1.1


Cấu tạo và hoạt động của đƣờng tiêu hóa

6

2.1.2

Quá trình tiêu hóa các chất dinh dƣỡng

8

2.1.3

Nhu cầu dinh dƣỡng của thỏ

12

2.2

Đặc điểm sinh trƣởng ở thỏ

23

2.2.1

Đặc điểm sinh trƣởng

23

2.2.2


Một số yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng thịt thỏ

25

2.3

Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn xanh nuôi thỏ

30

2.3.1

Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

30

2.3.2

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

33

2.3.3

Tóm tắt và định hƣớng nghiên cứu

36

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


38

3.1

Đối tƣợng nghiên cứu

38

3.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

38

3.3

Nội dung nghiên cứu

38

iii


3.3.1

Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ nông hộ tại miền Bắc Việt Nam

38

3.3.2


Xác định thành phần và giá trị dinh dƣỡng thức ăn

40

3.3.3

Đánh giá ảnh hƣởng của mật độ năng lƣợng, protein và xơ trong khẩu
phần đến sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn

40

3.3.4

Xác định mức năng lƣợng, protein và xơ tối ƣu trong khẩu phần

40

3.4

Phƣơng pháp nghiên cứu

41

3.4.1

Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ

41


3.4.2

Xác định thành phần và giá trị dinh dƣỡng thức ăn

41

3.4.3

Đánh giá ảnh hƣởng của mật độ năng lƣợng, protein và xơ đến sinh

3.4.4

trƣởng và chuyển hóa thức ăn

46

Xác định mức năng lƣợng, protein và xơ tối ƣu trong khẩu phần ăn của thỏ

49

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

53

4.1

Hiện trạng chăn nuôi thỏ

53


4.1.1

Diễn biến số lƣợng thỏ tại các vùng sinh thái

53

4.1.2

Hiện trạng chăn nuôi thỏ nông hộ tại các vùng nghiên cứu

55

4.2

Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng thức ăn

62

4.2.1

Thức ăn xanh giàu xơ và thóc

62

4.2.2

Thức ăn xanh giàu protein và thức ăn hỗn hợp

66


4.3

Ảnh hƣởng của mật độ năng lƣợng, protein và xơ đến sinh trƣởng và
chuyển hóa thức ăn của thỏ

4.3.1

71

Ảnh hƣởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng thức ăn thô
xanh giàu protein

4.3.2

72

Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với mật độ năng lƣợng, protein và xơ của
khẩu phần

82

4.4

Mức năng lƣợng, protein và xơ tối ƣu trong khẩu phần ăn của thỏ

90

4.4.1

Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng, protein, xơ và tƣơng tác của chúng đến

thu nhận chuyển hóa thức ăn và sinh trƣởng của thỏ

90

4.4.2

Mức năng lƣợng thích hợp trong khẩu phần của thỏ

92

4.4.3

Hàm lƣợng protein thích hợp trong khẩu phần của thỏ

94

4.4.4

Hàm lƣợng xơ thích hợp trong khẩu phần của thỏ

96

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

99

5.1

99


Kết luận

iv


5.2

Đề nghị

100

Danh mục các công trình đã công bố

101

Tài liệu tham khảo

102

Phụ lục

119

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh


Nội dung

ADF
ADG
ADL
Ash

Acid detergent fiber
Average daily gain
Acid detergent lignin

Xơ không tan bởi chất tẩy axít
Tăng khối lƣợng bình quân hàng ngày
Lignin
Khoáng tổng số

CF
CP
Cv%
DM
DE

Crude fiber
Crude protein
Coefficient of variation
Dry matter
Digestible energy

Xơ thô

Protein thô
Hệ số biến động
Chất khô
Năng lƣợng tiêu hóa

DCP
EE
GE
FCR
KL
ME
MPE
NDF
NE
NRC
OM
P
R2
R2adj
RPE
SD
SEM
SE
TDN
TLTH
VFA

Digestible crude protein
Ether extract
Gross energy

Feed conversion ratio

Protein tiêu hóa
Mỡ thô
Năng lƣợng thô
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Khối lƣợng
Năng lƣợng trao đổi
Sai số chuẩn đoán trung bình
Xơ không tan bởi chất tẩy trung tính
Năng lƣợng thuần
Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (Mỹ)
Chất hữu cơ
Mức ý nghĩa sai khác thống kê
Hệ số xác định
Hệ số xác định hiệu chỉnh
Sai số chuẩn đoán tƣơng đối
Độ lệch chuẩn
Sai số chuẩn của các giá trị trung bình
Sai số chuẩn
Tổng chất dinh dƣỡng tiêu hóa
Tỷ lệ tiêu hóa
Axít béo bay hơi

Metabolism energy
Mean prediction error
Neutral detergent fiber
Net energy
National Research Council
Organic matter


Relative prediction error
Standard deviation
Standard error of mean
Standard error
Total digestible nutrient
Volatile fatty acid

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của các thành phần chất xơ

10

2.2

Nhu cầu năng lƣợng cơ bản của thỏ theo khối lƣợng cơ thể

14


2.3

Mức năng lƣợng trong khẩu phần thỏ sinh trƣởng thỏ sinh sản

16

2.4

Nhu cầu dinh dƣỡng của thỏ

16

2.5

Mức protein thô trong khẩu phần của các loại thỏ

17

2.6

Thành phần chất xơ trong khẩu phần của thỏ sinh trƣởng và thỏ sinh sản

19

2.7

Thành phần xơ trong khẩu phần của thỏ nuôi theo phƣơng thức chăn nuôi
quy mô vừa và nhỏ

2.8


22

Thành phần hóa học của một số loại rau, phụ phẩm và ngọn lá sử dụng
làm thức ăn cho thỏ

33

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên các loại thức ăn xanh giàu xơ

42

3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên các loại thức ăn xanh giàu protein

45

3.3

Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm

47

3.4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm thăm dò ảnh hƣởng của hàm lƣợng năng lƣợng,
protein và xơ đến sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn


47

3.5

Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm

50

4.1

Diễn biến số lƣợng thỏ tại các vùng sinh thái qua các năm

54

4.2

Quy mô chăn nuôi thỏ tại các hộ điều tra

56

4.3

Cơ cấu giống thỏ tại các hộ điều tra

56

4.4

Nguồn thức ăn và chuồng trại chăn nuôi thỏ nông hộ


57

4.5

Hiện trạng sử dụng một số loại thức ăn trong chăn nuôi thỏ nông hộ

59

4.6

Bộ phận và mùa vụ sử dụng các loại thức ăn xanh

61

4.7

Thành phần hóa học của thức ăn xanh giàu xơ và thóc

63

4.8

Lƣợng vật chất khô và chất dinh dƣỡng thu nhận của một số loại thức ăn
xanh giàu xơ và thóc

64

4.9


Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến một số loại thức ăn xanh giàu xơ và thóc

65

4.10

Tăng khối lƣợng, hệ số chuyển hóa thức ăn xanh giàu xơ và thóc

66

4.11

Thành phần hóa học của thức ăn xanh giàu protein và thức ăn hỗn hợp

67

4.12

Lƣợng thu nhận một số loại thức ăn xanh giàu protein và thức ăn hỗn hợp

68

vii


4.13

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến một số loại thức ăn xanh giàu protein và thức ăn
hỗn hợp


4.14

69

Tăng khối lƣợng của thỏ và hiệu quả chuyển hóa của thức ăn xanh giàu
protein và thức ăn hỗn hợp

70

4.15

Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm

72

4.16

Ảnh hƣởng của tỷ lệ cỏ lông para và lá chè đại trong khẩu phần đến
lƣợng thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ

4.17

Ảnh hƣởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến thu nhận và
tiêu hoá thức ăn của thỏ New Zealand

4.18

80

Ảnh hƣởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến thành phần cơ

thể và thân thịt của thỏ New Zealand

4.22

78

Ảnh hƣởng của mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại đến thành
phần cơ thể và thành phần thân thịt của thỏ

4.21

77

Ảnh hƣởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến tăng khối
lƣợng và chuyển hoá thức ăn của thỏ New Zealand

4.20

74

Ảnh hƣởng của mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại đến tăng khối
lƣợng và chuyển hoá thức ăn của thỏ

4.19

73

81

Biến động mật độ năng lƣợng, protein và xơ trong khẩu phần thu nhận

của thỏ thí nghiệm

83

4.23

Thu nhận dinh dƣỡng, tăng khối lƣợng và chuyển hoá thức ăn

84

4.24

Phƣơng trình hồi quy giữa tăng khối lƣợng và hệ số chuyển hoá thức ăn
của thỏ với mật độ ME, CP và ADF trong khẩu phần

4.25

Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa năng lƣợng, protein và xơ đến năng suất, hiệu
quả chăn nuôi

4.26

91

Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng đến thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn,
tăng khối lƣợng, chuyển hóa thức ăn, và khả năng cho thịt của thỏ

4.27

93


Ảnh hƣởng của mức protein thô đến thu nhận thức ăn, tăng khối lƣợng,
chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ

4.28

85

95

Ảnh hƣởng của mức xơ đến thu nhận thức ăn, tăng khối lƣợng, chuyển
hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ

viii

97


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ lƣợc cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ

6


2.2

Ảnh hƣởng của năng lƣợng và xơ đến lƣợng thu nhận chất khô

13

2.3

Quá trình sử dụng năng lƣợng ở thỏ

15

2.4

Ảnh hƣởng của thành phần NDF trong khẩu phần đến khối lƣợng của
manh tràng

20

2.5

Đồ thị sinh trƣởng của thỏ

23

2.6

Đồ thị sinh trƣởng của thỏ theo hàm Gompertz


25

3.1

Sơ đồ triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án

39

4.1

Xu hƣớng thay đổi tốc độ sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi
tăng tỷ lệ thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần

4.2

Hồi quy giữa tăng khối lƣợng (ADG) và hệ số chuyển hoá thức ăn
(FCR) với mật độ năng lƣợng (ME) của khẩu phần

4.3

86

Hồi quy giữa tăng khối lƣợng (ADG) và hệ số chuyển hoá thức ăn
(FCR) với hàm lƣợng protein của khẩu phần

4.4

81

88


Hồi quy giữa tăng khối lƣợng (ADG) và hệ số chuyển hoá thức ăn
(FCR) với hàm lƣợng ADF của khẩu phần

ix

89


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Họ và tên NCS: Nguyễn Văn Đạt
Tên đề tài:“Nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu
phần nuôi thỏ thịt New Zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có”.
Chuyên ngành : Chăn nuôi

Mã số : 62.62.01.05

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng chăn nuôi thỏ tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng của các loại thức ăn thô xanh phổ biến dùng
trong chăn nuôi thỏ.
- Mô hình hoá đƣợc động thái đáp ứng của thỏ tăng khối lƣợng (ADG),
chuyển hóa thức ăn (FCR)) với thành phần dinh dƣỡng cơ bản (năng lƣợng trao
đổi (ME), protein thô (CP) và xơ (ADF) trong khẩu phần để thăm dò đƣợc mức
dinh dƣỡng thích hợp.
- Xác định đƣợc hàm lƣợng các thành phần dinh dƣỡng cơ bản ME, CP và
ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ đực New Zealand sinh trƣởng khi sử
dụng nguồn thức ăn thô xanh.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural Appraisal) và
điều tra nông hộ theo phiếu điều tra bán cấu trúc đƣợc áp dụng để thu thập các
thông tin về chăn nuôi thỏ tại một số tỉnh đại diện các vùng sinh thái ở miền Bắc
(Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình).
- Các loại thức ăn xanh phổ biến (rau muống, rau lang, chè đại, cỏ voi, cỏ
setaria và cỏ lông para) đƣợc xác định thành phần hóa học và giá trị năng lƣợng
thông qua các thí nghiệm tiêu hóa (02 thí nghiệm).
- Các (05) thí nghiệm nuôi thỏ New Zealand sinh trƣởng đƣợc tiến hành với
các khẩu phần có thành phần biến động lớn về ME, CP và ADF. ADG và FCR
của thỏ đƣợc theo dõi và mô hình hoá động thái đáp ứng theo thành phần dinh
dƣỡng cơ bản (ME, CP và ADF) của khẩu phần.

x


- Một thí nghiệm nuôi dƣỡng thỏ quy mô lớn đƣợc tiến hành với 27 khẩu
phần ăn có chứa các mức ME, CP và ADF dao động xung quanh mức dinh
dƣỡng thích hợp từ kết quả chẩn đoán từ các phƣơng trình đáp ứng của thỏ đối
với các chất dinh dƣỡng (Nutrient - Response Models) nhằm xác định hàm lƣợng
ME, CP và ADF tối ƣu trong chất khô của khẩu phần.
3. Kết quả chính đạt đƣợc và kết luận
- Sơ bộ đánh giá đƣợc hiện trạng chăn nuôi thỏ trên các phƣơng diện quy mô
nuôi, cơ cấu giống, nguồn thức ăn sử dụng... tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Đã đánh giá đƣợc thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của một số
loại thức ăn thô xanh phổ biến dùng để nuôi thỏ; từ đó kết luận cỏ setaria và chè
đại là những loại thức ăn xanh tốt cho thỏ.
- Đã mô tả đƣợc động thái đáp ứng ADG và FCR của thỏ theo mật độ ME,
CP và ADF của khẩu phần dƣới dạng các phƣơng trình hồi quy phi tuyến.
- Đã xác định đƣợc mật độ ME, hàm lƣợng CP và ADF tối ƣu trong khẩu

phần nuôi thỏ đực New Zealand sinh trƣởng tƣơng ứng là 2135 - 2350 kcal
ME/kg DM, 16,6% CP và 22,2% ADF trong DM.
Các kết quả nghiên cứu nói trên là mới, cung cấp đƣợc cơ sở khoa học cho
việc xây dựng khẩu phần nuôi thỏ đực New Zealand sinh trƣởng ở Việt Nam.
Đây sẽ là những khuyến cáo quan trọng cho việc phát triển chăn nuôi thỏ bền
vững trên cơ sở khai thác các nguồn thức ăn thô xanh tại chỗ của các địa phƣơng.

xi


THESIS ABSTRACT

PhD student: NGUYEN VAN DAT
Thesis title:"Determination of appropriate levels of metabolizable energy,
crude protein and fiber in diets of growing New Zealand rabbits fed on
available green forages"
Specialisation: Animal Science

Code : 62.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA)
1. Research Objectives
- To evaluate the status quo of rabbit production in some provinces in
northern Vietnam.
- To evaluate the quality of the some green forages commonly used in
rabbit production.
- To develop “Nutrient-Response Models” describing pattern of response in
terms of average daily gain (ADG) and feed conversion ratio (FCR) to basic
nutritional components of the metabolism energy (ME), crude protein (CP), acid

detergent fiber (ADF) to predict their appropriate levels.
- To determine appropriate levels of ME, CP and ADF in the diet of
growing male New Zealand rabbits fed on green forages.
2. Research Methods
- Rapid Rural Appraisal and household surveys using semi-structured
questionnaire were applied to collect information on rabbit production in some
provinces representing the North of Vietnam (Bac Giang, Vinh Phuc, Ninh Binh).
- Two digestion experiments were conducted to identify chemical
composition and energy value of some green forages (water spinach vine, sweet
potato vine, gigantea leaves, elephant grass, setaria grass, and para grass).
- Five feeding trials were conducted with large ranges ofdietary
metabolizable ME, CP and ADF. ADG and FCR of the rabbits were monitored
and regressed against ME, CP and ADF to develop nutrient - response models.

xii


- A large feeding experiment was conducted with 27 diets formulated based
on the suitable levels of ME, CP and ADF predicted from previous Nutrient Response Models in order to validate/determine their optimum levels in dietary
dry matter.
3. Main findings and conclusions
- An overview of rabbit production in terms of scale, breed structure, feed
sources... in 3 northern provinces of Vietnam was provided.
- Chemical composition, digestibility, and nutritional value of some
common forages for rabbit feeding were determined with a conclusion that
setaria grass and gigantea tea were good green forages for rabbits.
- Responses of growing rabbits (ADG and FCR) to the diet’s nutrients (ME,
CP and ADF) were modelled in terms of nonlinear regression equations.
- It was found that the optimal levels of ME, CP, and ADF in the diet for
growing male New Zealand rabbits were 2135 - 2350 kcal ME/kg DM, 16,6%

CP and 22,2% ADF in DM.
The above findings are new, providing a scientific basis for formulating
suitable diets for growing male New Zealand in Vietnam. The findings of this
study would also be important recommendations for sustainable rabbit
production exploiting local green forage resources.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thỏ là loại gia súc ăn đƣợc hầu hết các loại rau củ quả và cỏ, kể cả các
loại phụ phẩm cây trồng, do đó ít cạnh tranh thức ăn với các gia súc, gia cầm
khác và với con ngƣời. Thỏ là loài vật dễ nuôi, mắn đẻ (mỗi năm đẻ 5 - 7 lứa,
mỗi lứa 6 - 8 con); vì vậy thỏ là vật nuôi đƣợc ngƣời nông dân (đặc biệt là nông
dân có khó khăn về điều kiện kinh tế) ƣa chuộng nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình. Trong thời gian gần đây ở nƣớc ta chăn nuôi thỏ đã phát triển nhanh, nhập
nhiều giống thỏ ngoại nhằm góp phần tăng nhanh quy mô, năng suất, chất
lƣợng đàn thỏ.
Trên thế giới, nhiều quốc gia chăn nuôi thỏ phát triển mạnh, đặc biệt là
các nƣớc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Thỏ đƣợc chăn nuôi theo quy mô công
nghiệp, phần lớn sử dụng các thức ăn hỗn hợp đƣợc phối trộn dựa trên khuyến
cáo của nhiều công trình nghiên cứu về dinh dƣỡng và thức ăn cho thỏ (NRC,
1977, 1991; Lebas, 2004; De Blas and Wiseman, 2010). Tuy nhiên, việc sử
dụng thức ăn công nghiệp không tận dụng đƣợc các nguồn thức ăn thô xanh sẵn
có để giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chủ trƣơng đẩy mạnh phát
triển các loài gia súc ăn cỏ (trong đó có thỏ) nhằm giảm thiểu cạnh tranh về
lƣơng thực trong xu thế giá ngũ cốc trên thế giới ngày càng tăng cao, ảnh hƣởng
tiêu cực đến chăn nuôi lợn và gia cầm. Hiện nay, các giống thỏ ngoại đã đƣợc

nhập để cải thiện năng suất chăn nuôi thỏ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về khẩu
phần ăn và các phƣơng thức chăn nuôi bền vững đối với các giống thỏ ngoại
đƣợc nhập nội trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu
sâu. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là một giải pháp dinh dƣỡng tốt về mặt
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, ở nƣớc ta khi phần lớn
chăn nuôi thỏ ở quy mô nông hộ, việc sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh
nhƣ ở nƣớc ngoài là không phù hợp về mặt kinh tế và sinh thái, không khai thác
đƣợc tiềm năng các nguồn thức ăn thô xanh có thể sản xuất tại chỗ. Chính vì vậy,
để đảm bảo cho chăn nuôi thỏ mang tính kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trƣờng
bền vững thì nghiên cứu chuyên sâu về sử dụng các loại khẩu phần thức ăn thô
xanh nuôi thỏ thịt nhập nội là rất cần thiết.
Hiện nay, các nghiên cứu về dinh dƣỡng của thỏ ở nƣớc ta chỉ dừng lại ở
1


việc thử nghiệm hoặc thay thế một loại thức ăn nào đó trong khẩu phần ăn của
thỏ (Đinh Văn Bình, 2003; Tran Hoang Chat et al., 2005; Lê Thị Lan Phƣơng và
Lê Đức Ngoan, 2008; Nguyen Thi Duong Huyen et al., 2010; Dƣ Thanh Hằng và
Lê Trần Tịnh Quyên, 2012; Nguyen Thi Kim Dong et al., 2008; Nguyễn Xuân
Trạch và cs., 2012a; Nguyễn Thị Kim Đông (2009a, 2009b); Nguyễn Thị Hồng
Nhân và cs. (2011); Nguyễn Văn Thu (2011); Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn
Văn Thu (2014a, 2014b).…). Đã có một số nghiên cứu ở trong nƣớc về việc sử
dụng các loại thức ăn xanh giàu protein bổ sung vào khẩu phần của thỏ nhập nội.
Kết quả bƣớc đầu cho thấy, các loại thức ăn xanh giàu protein có khả năng làm
tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi thỏ nhập nội. Tuy nhiên, thành phần hóa
học và giá trị dinh dƣỡng của các loại thức ăn, khai thác và sử dụng tại chỗ (thức
ăn thô xanh, thô khô, củ quả...) rất không ổn định. Giá trị của chúng thay đổi rất rõ
rệt theo mùa vụ, vùng miền, thời gian thu hoạch. Các nghiên cứu trên chƣa chỉ ra
đƣợc khẩu phần tối ƣu cho thỏ khi nguồn thức ăn thay đổi. Chƣa có nghiên cứu
nào xác định thành phần dinh dƣỡng thích hợp trong khẩu phần dựa trên khả năng

đáp ứng của thỏ khi sử dụng các nguồn thức ăn thô xanh địa phƣơng.
Để giải quyết đƣợc vấn đề nêu trên, một số câu hỏi cần đƣợc trả lời trong
nghiên cứu này gồm:
- Hiện trạng chăn nuôi thỏ hiện nay nhƣ thế nào? Thức ăn dùng cho thỏ
là thức ăn hỗn hợp hay chủ yếu vẫn là thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông
nghiệp? Cơ cấu giống thỏ và phƣơng thức chăn nuôi nhƣ thế nào?
- Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của các loại thức ăn xanh phổ biến
nuôi thỏ ở miền Bắc Việt Nam nhƣ thế nào?
- Có thể mô hình hóa đƣợc đáp ứng của thỏ tăng khối lƣợng (ADG),
chuyển hóa thức ăn (FCR) theo các thành phần dinh dƣỡng chính ME, CP và
ADF trong chất khô của khẩu phần để dự đoán đƣợc năng suất của thỏ theo
thành phần khẩu phần hay ngƣợc lại ƣớc tính đƣợc mức tối ƣu các thành phần
dinh dƣỡng trong khẩu phần đƣợc không?
- Khi sử dụng khẩu phần đƣợc phối hợp chủ yếu từ các loại thức ăn xanh thì
mức ME, CP và ADF trong khẩu phần ăn của thỏ bao nhiêu là phù hợp nhất?
Việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi trên là cần thiết vì nó sẽ giúp ngƣời
chăn nuôi có thể phối hợp khẩu phần cho thỏ trong mọi tình huống thức ăn
khác nhau.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đƣợc hiện trạng chăn nuôi thỏ (quy mô, cơ cấu, thức ăn sử
dụng...) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng của các loại thức ăn thô xanh phổ biến dùng
trong chăn nuôi thỏ thông qua thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa.
- Mô hình hoá đƣợc động thái đáp ứng của thỏ ADG, FCR với các thành
phần dinh dƣỡng cơ bản ME, CP và ADF trong khẩu phần.
- Xác định đƣợc hàm lƣợng các thành phần dinh dƣỡng cơ bản ME, CP và

ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trƣởng khi sử dụng
nguồn thức ăn thô xanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu
- Điều tra đánh giá hiện trạng chăn nuôi thỏ (quy mô, cơ cấu, thức ăn sử
dụng...).
- Thí nghiệm đánh giá chất lƣợng của các loại thức ăn thô xanh phổ biến
dùng trong chăn nuôi thỏ.
- Thí nghiệm xây dựng mô hình mô tả động thái đáp ứng ADG, FCR của thỏ
đực New Zealand sinh trƣởng (1,5 - 4 tháng tuổi) với các thành phần dinh dƣỡng
chính trong khẩu phần ME, CP và ADF.
- Thí nghiệm xác định hàm lƣợng các thành phần dinh dƣỡng chính ME, CP
và ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trƣởng.
1.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.3.2.1. Điều tra
- Thu thập số liệu chăn nuôi thỏ của các vùng trong cả nƣớc từ năm 2010
đến năm 2014.
- Điều tra trực tiếp tại 3 tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc) trong
năm 2012.
1.3.2.2. Thí nghiệm
- Địa điểm: Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
- Thời gian: 4 năm (2011 -2014).

3


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án đã có những đóng góp mới sau đây:
- Đánh giá đƣợc đƣợc tình hình diễn biến số lƣợng thỏ nuôi trong cả nƣớc

và hiện trạng chăn nuôi thỏ tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (Ninh Bình, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang), qua đó cho thấy thỏ New Zealand đã đƣợc nuôi rộng rãi nhƣng
thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn thô xanh.
- Xác định đƣợc thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dƣỡng của một số loại thức ăn xanh giàu protein (rau muống, rau lang, chè
đại) và giàu xơ (cỏ voi, cỏ setaria, cỏ lông para), đồng thời chỉ ra đƣợc chè đại
và cỏ setaria là các loại thức ăn tốt cho thỏ.
- Xây dựng đƣợc phƣơng trình mô tả đƣờng cong đáp ứng với dinh
dƣỡng (nutrient - reponse models) của thỏ, qua đó mô hình hóa đƣợc sự phụ
thuộc giữa mức tăng khối lƣợng (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
vào mật độ năng lƣợng (ME), protein thô (CP), xơ không tan bởi chất tẩy axít
(ADF) trong chất khô (DM) của khẩu phần.
- Xác định đƣợc mức ME, CP và ADF tốt nhất trong khẩu phần ăn của
thỏ New Zealand tƣơng ứng là 2135 - 2350 kcal/kg DM, 16,6% và 22,2%
trong DM khi sử dụng thức ăn thô xanh nuôi thỏ.
1.5.

NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. nghĩa khoa học
Những kết quả mới từ luận án này (thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa,
giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thô xanh; các mức ME, CP và ADF tối ƣu trong
khẩu phần) là nền tảng khoa học cho việc xây dựng bảng thành phần và giá trị
dinh dƣỡng của các loại thức ăn để làm cơ sở cho việc phối hợp đƣợc khẩu phần
ăn cho thỏ.
Các phƣơng trình mô hình hóa đáp ứng với dinh dƣỡng (nutrient-reponse
models) của thỏ đã xây dựng cho phép dự đoán đƣợc tốc độ tăng khối lƣợng và
hiệu quả chuyển hóa thức của thỏ dựa vào mức ME, CP và ADF trong khẩu phần.
Các kết quả trên của đề tài luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây
dựng khẩu phần tối ƣu nuôi thỏ New Zealand sinh trƣởng dựa vào các nguồn

thức ăn thô xanh khác nhau.
Các kết quả của đề tài luận án cũng có giá trị nhƣ tài liệu khoa học để

4


các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, giáo viên, sinh viên
tham khảo.
1.5.2. nghĩa thực tiễn
Những kết quả mới của đề tài luận án là những khuyến cáo quan trọng cho
việc phát triển chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai
thác các nguồn thức ăn xanh sẵn có. Những kết quả này không những là tài liệu
tham khảo quý cho các nhà khoa học, mà còn giúp các doanh nghiệp, ngƣời chăn
nuôi có thể xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho thỏ trong mọi trƣờng hợp sử
dụng các nguồn thức ăn xanh đa dạng khác nhau, thay vì chỉ giới thiệu một vài tổ
hợp thức ăn cụ thể.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thức ăn thô xanh, việc tìm hiểu
hoạt động tiêu hóa của thỏ và các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng các
nguồn thức ăn thô xanh và khả năng đáp ứng của thỏ đối với các loại khẩu
phần này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho nghiên cứu. Đồng thời, cần
phải biết đƣợc các nghiên cứu chuyên sâu từ trƣớc tới nay về nhu cầu dinh
dƣỡng của thỏ trên thế giới đã góp phần nhƣ thế nào trong việc xác định giá
trị dinh dƣỡng tối ƣu trong khẩu phần khi sử dụng nguồn thức ăn thô xanh
trong nghiên cứu này. Phần này nhằm cung cấp một tổng quan về đặc điểm
tiêu hóa và sinh trƣởng của thỏ; đặc biệt là tình hình nghiên cứu về khẩu

phần nuôi thỏ trên nền thức ăn thô xanh, từ đó đề ra định hƣớng cho việc
thiết kế đề tài luận án.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THỎ
2.1.1. Cấu tạo và hoạt động của đƣờng tiêu hóa
Thỏ là động vật dạ dày đơn, nhƣng khác loại động vật dạ dày đơn khác
là quá trình tiêu hóa có sự tham gia của vi sinh vật ở manh tràng. Cấu tạo bộ
máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ đƣợc mô tả ở hình 2.1.

Nguồn: Lebas (1979)

Hình 2.1. Sơ lƣợc cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ
6


Quá trình tiêu hóa có thể tóm tắt nhƣ sau: Thức ăn đƣợc nghiền nát,
trộn kỹ với nƣớc bọt ở khoang miệng, theo thực quản đẩy xuống dạ dày.Tại
đây có quá trình tiêu hóa protein nhờ enzyme pepsine, nhƣng không có quá
trình tiêu hóa tinh bột và lipit cũng nhƣ chất xơ. Ở ruột non, phần lớn các
chất dinh dƣỡng đƣợc tiêu hóa nhờ tác dụng của các enzyme tiêu hóa có
trong dịch ruột. Những chất không đƣợc tiêu hóa ở ruột non sẽ đƣợc đẩy
xuống ruột già. Ở đây có nhiều mẩu thức ăn kích thƣớc to nhỏ khác nhau,
những mảnh thức ăn xơ kích thƣớc lớn hơn không tiêu hóa đƣợc đẩy các
mẩu thức ăn nhỏ hơn có khả năng tiêu hóa ngƣợc trở lại vào manh tràng.
Manh tràng có chức năng dự trữ và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật.
Manh tràng tạo ra hai loại phân là phân mềm và phân thƣờng. Sự tạo ra
phân mềm là đặc điểm khác biệt của thỏ so với các loài gia súc khác (Đinh Văn
Bình và cs., 2007).
Một trong những đặc điểm của hệ thống tiêu hóa của thỏ là dạ dày co giãn
tốt nhƣng co bóp yếu. Các chất dinh dƣỡng đƣợc phân giải nhờ các enzyme
tiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ đƣợc hấp thụ chủ yếu qua ruột non, các chất dễ

tiêu hóa nhƣ hydrat cacbon dễ tan đã đƣợc hấp thu. Nhƣ vậy, thỏ sẽ không mất
năng lƣợng để lên men chúng. Manh tràng thỏ là đoạn đầu của ruột già có kích
thƣớc rất lớn, là bộ phận chính tiêu hóa chất xơ (rau cỏ, lá cây,…) nhờ có hệ vi
sinh vật cộng sinh. Mặt khác, thỏ có có thể thu lại một lƣợng đáng kể các chất
dinh dƣỡng đó qua việc ăn lại phân mềm (Đinh Văn Bình và cs., 2007; De Blas
and Wiseman, 2010).
Hiện tƣợng thỏ ăn lại phân mềm là quá trình sinh lý bình thƣờng, trong
phân mềm chứa nhiều nƣớc, protein và vitamin vì vậy, nâng cao khả năng tiêu
hóa thức ăn và mức độ sử dụng các chất dinh dƣỡng. Phân mềm đƣợc thỏ ăn
ngay sau khi thải ra. Dựa vào đặc tính ăn phân này ngƣời ta còn gọi thỏ là loại
“nhai lại giả” (Đinh Văn Bình và cs., 2007; De Blas and Wiseman, 2010).Tuy
nhiên, khi khẩu phần có hàm lƣợng xơ thấp, phân mềm tạo ra quá nhiều, hệ vi
sinh vật có hại trong đó sẽ có điều kiện phát triển, từ đó gây nhiều bệnh cho
đƣờng tiêu hóa của thỏ. Chính vì vậy hàm lƣợng xơ trong khẩu phần ăn đóng vai
trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của thỏ (Lebas, 2004; De Blas and
Wiseman, 2010).

7


2.1.2. Quá trình tiêu hóa các chất dinh dƣỡng
2.1.2.1. Tiêu hóa protein
Dịch tụy chứa những enzyme tiêu hoá protein (trypsin, chymotrypsin) đƣợc
hoàn thiện vào khoảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của chúng phụ thuộc chủ yếu
vào sự phát triển của tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng bởi khẩu phần
(Corring et al., 1972).
Tỷ lệ tiêu hóa protein của thỏ trƣởng thành có mối liên hệ với nguồn
protein, tức là tỉ lệ tiêu hóa protein của các khẩu phần khác nhau phụ thuộc
vào nguyên liệu phối hợp thức ăn trong khẩu phần hơn là thành phần hóa học
của chúng (Fraga et al.,1984). Những protein có mối liên kết với xơ, đặc biệt là

thức ăn thô xanh, thì tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn, nhƣng vẫn cao hơn ở những loài
dạ dày đơn khác (Maertens and De Goote, 1984)
Kết quả nghiên cứu của Gidenne and Lebas (1987) cho thấy chỉ có 35%
protein của cỏ linh lăng khô đƣợc tiêu hóa ở ruột non, còn lại đƣợc tiêu hóa ở
manh tràng. Nhƣ vậy manh tràng có vai trò quan trọng trong tiêu hóa của thỏ,
nhất là protein có nguồn gốc từ cỏ.
Sản phẩm chính cuối cùng của sự chuyển hoá nitơ trong manh tràng là
NH3, đó là nguồn nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. NH 3
trong manh tràng còn có nguồn gốc từ urê máu (khoảng 25% NH 3 trong manh
tràng) và sự phân giải protein của thức ăn. Ngoài ra, một phần nitơ có nguồn
gốc nội sinh, góp phần làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật (Forsythe and
Parker, 1985).
Nồng độ NH3 trong manh tràng ở trong khoảng 6 - 8,5 mg/100ml chất
chứa, lƣợng này dƣờng nhƣ đủ cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật
(Carabaño et al., 1988). King (1971) cho thấy năng lƣợng là yếu tố giới hạn có
ảnh hƣởng đến sự phát triển tối ƣu của vi sinh vật trong manh tràng nhiều hơn
là nitơ. Trong các trƣờng hợp mà NH 3 trong manh tràng có thể là yếu tố giới
hạn cho sự phát triển của vi sinh vật thì nguồn urê cung cấp cũng không đáp
ứng đƣợc nhu cầu bởi vì urê đƣợc thủy phân và hấp thu nhƣ NH 3 trƣớc khi
đến manh tràng dẫn đến gia tăng nitơ trong nƣớc tiểu (Lebas et al., 1984).
2.1.2.2. Tiêu hóa chất xơ
Thông thƣờng ở động vật ăn cỏ, chất xơ chỉ có thể tiêu hóa bằng quá trình
lên men của hệ vi sinh vật đƣờng ruột. Đối với các loài gia súc nhai lại thì quá

8


trình lên men chất xơ bởi hệ vi sinh vật xảy ra ở đoạn đầu của đƣờng tiêu hóa là
dạ cỏ. Sản phẩm của quá trình lên men tạo ra các axít béo bay hơi và một lƣợng
xác các vi sinh vật. Xác các vi sinh vật này sẽ đƣợc tiêu hóa và hấp thu trực tiếp

tại phần cuối dạ dày và ở ruột non, cung cấp một phần nhu cầu các axít amin cho
cơ thể gia súc. Quá trình lên men chất xơ và sự hấp thu các chất dinh dƣỡng sau
quá trình lên men ở thỏ lại có sự khác biệt rõ rệt: Sự tiêu hóa xơ ở manh tràng thỏ
là do vi sinh vật. Thời gian tiêu hóa xơ ở manh tràng phụ thuộc vào cấu trúc và
thành phần xơ có trong thức ăn. Nhƣ vậy, quá trình tiêu hóa chất xơ diễn ra chủ
yếu ở đoạn cuối của đƣờng tiêu hóa là manh tràng. Ngoài ra, một phần nhỏ chất
xơ còn đƣợc tiêu hóa tại phần trên đƣờng tiêu hóa (dạ dày, ruột non, hồi tràng)
trƣớc khi chuyển đến manh tràng (Yu et al., 1987).
Tỷ lệ tiêu hóa chất xơ ở hồi tràng của thỏ ƣớc tính dao động trong khoảng
từ 7% - 19% (Yu et al., 1987), từ 5 - 43% đối với NDF (Gidenne and
Ruckebusch, 1989) và từ 0% - 37% đối với polysaccharide phi tinh bột (Gidenne,
1992; Carabaño et al., 2001). Theo Gómez-Conde et al. (2007, 2009) sự tồn tại
của các vi sinh vật có trong phân mềm mà thỏ thu nhận hàng ngày là nguyên
nhân tạo ra hoạt động phân giải chất xơ ở phần trên của đƣờng tiêu hóa. Quá
trình phân giải chất xơ trong manh tràng thỏ chịu ảnh hƣởng bởi hoạt động của
hệ vi sinh vật, thời gian lƣu giữ chất chứa, thành phần và cấu trúc hóa học của
chất xơ. Hoạt động của hệ vi sinh vật trong manh tràng thỏ thƣờng đƣợc đánh giá
thông qua nồng độ axít béo bay hơi tạo ra, sự tổng hợp nitơ của vi sinh vật và
hoạt động phân giải chất xơ. Theo De Blas et al. (1999), số lƣợng vi sinh vật có
trong manh tràng của thỏ là từ 1010 - 1012/g chất chứa. Các vi sinh vật này tiết ra
các enzyme tiêu hóa chất xơ khẩu phần, trong đó hoạt động của các enzyme phân
giải pectin và hemicellulose là cao hơn so với enzyme phân giải cellulose
(Marounek et al., 1995; Jehl and Gidenne, 1996 ; Falcão e Cunha et al., 2004).
Nghiên cứu của Gidenne (1993) cho biết, quá trình lƣu giữ chất chứa tiêu hóa
trong manh tràng của thỏ để tạo ra phân mềm mất khoảng 10 giờ. Vì thời gian
lƣu giữ chất chứa tiêu hóa trong manh tràng ngắn nên hoạt động của enzyme
phân giải cellulose ở thỏ là tƣơng đối thấp (Marounek et al., 1995), nhƣng hoạt
động của các enzyme phân giải các dẫn xuất polysaccharide phi tinh bột hòa tan
trong nƣớc và oligosaccharide lại cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tiêu hóa trung bình
pectin trong manh tràng thỏ là 72%, dao động trong khoảng từ 61% - 84% tùy

từng loại thức ăn (Fraga et al.,1991). Sự dao động về tỷ lệ tiêu hóa pectin ở thỏ

9


phần lớn phụ thuộc vào kích cỡ mảnh thức ăn, các thành phần pectin (Gidenne,
1992). Vi sinh vật manh tràng thỏ tiết ra các enzyme tiêu hóa xơ có trong thức
ăn, khả năng tiêu hóa pectin và hemicellulose tốt hơn cellulose (Gidenne, 1992).
Theo Gidenne et al. (2010a, 2010b), chất xơ là một trong những thành phần
chiếm tỷ lệ chính trong khẩu phần ăn của thỏ, có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá
trình tiêu hóa với vai trò là cơ chất quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động bình
thƣờng của hệ sinh vi sinh vật đƣờng ruột, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tiêu
hóa, hấp thu đƣờng ruột, từ đó gây ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng sinh
trƣởng và phát triển ở thỏ (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của các thành phần chất xơ
Thành phần xơ

n

Trung bình, %

Khoảng dao động, %

127

34

3-71

7


58

30-85

Hemicellulose

127

46

0-82

Cellulose

52

27

1-59

Lignin

34

11

8-25

NDF

Axít uronic

Nguồn: Gidenne et al. (2010a)

Nguồn gốc chất xơ có ảnh hƣởng rõ rệt đến khả năng tiêu hóa và hoạt
động của hệ vi sinh vật ở manh tràng. Sự kém đa dạng về nguồn gốc chất xơ
trong khẩu phần có ảnh hƣởng không tốt đến quá trình lên men ở manh tràng và
tình trạng sức khỏe của thỏ (Gidenne et al., 1998). Vì vậy, việc bổ sung chất xơ
trong khẩu phần ăn cho thỏ cần quan tâm đến những điểm sau: (l) lƣợng
lignocellulose (ADF) (chất xơ tiêu hóa thấp) tối thiểu; (2) chất lƣợng
lignocellulose và tỷ lệ lignin/cellulose; (3) số lƣợng chất xơ dễ tiêu hóa (pectin +
hemicellulose) so với lignocellulose; (4) số lƣợng và chất lƣợng tinh bột trong
khẩu phần, đặc biệt trong giai đoạn cai sữa. Theo De Blas et al. (1999) và Mateos
and De Blas (1998), hàm lƣợng xơ thô tối ƣu đối với thỏ sinh sản và thỏ vỗ béo
lần lƣợt là 13,5% và 14,5%, trong đó hàm lƣợng NDF, ADF và ADL trung bình
lần lƣợt là 31,5% - 33,5%; 16,0% - 17,5% và 4,0% - 5,3%. Ngoài ra, các tác giả
này còn cho rằng tỷ lệ xơ có kích cỡ lớn (>0,315 mm) phù hợp trong tổng lƣợng
xơ của khẩu phần là 25%.
Nguồn năng lƣợng cung cấp từ xơ thƣờng thấp trong khẩu phần (ít hơn
5% tổng năng lƣợng tiêu hoá của khẩu phần). Tuy nhiên, tiêu hóa xơ trong

10


×