Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chiêu thị và Quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.36 KB, 26 trang )

TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Lời mở đầu
Xã hội ngày nay ngày một phát triển, kèm theo qui luật đào thải của tự nhiên,
những nhân tố không đủ sức “tồn tại” sẽ bị loại bỏ và dần biến mất. Đối với các yếu tố
trong nền kinh tế cũng vậy,cùng với những “ cuộc đua” không ngừng nghĩ trong nền kinh
tế thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn cũng như thương hiệu ra đời
với những sản phẩm ngày một hiện đại hơn, “tinh vi” hơn. Vậy, phải làm sao để sản
phẩm của công ty bạn không bị hòa lẫn, nhạt nhòa trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt
này? Làm sao để người tiêu dùng, những khách hàng mục tiêu nhớ, tin và mua sản phẩm
của công ty bạn? Giải pháp hiện thời đó là chiêu thị(một trong 4 yếu tố của
Marketing_mix). Vậy tại sao Chiêu thị lại quan trọng như thế ? Hãy cùng chúng tôi tìm
hiểu về đề tài sau đây: Chiêu thị và Quảng cáo.

Trang | 1


TÌNH HUỐNG SỐ 6

I.

GVHD: Nguyễn Minh Kim

CHIÊU THỊ
1.1. Khái niệm

Chiêu thị là tập hợp các biện pháp và nghệ thuật nhằm thông tin cho khách hàng (hiện có
và tiềm năng) biết về sản phẩm hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp, đồng thời thu hút
họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.


1.2. Các loại hình chính yếu của chiêu thị
o Quảng cáo (advertising)
o Bán hàng cá nhân (Personal Sales)
o Khuyến mại (sales promotion)
o Quan hệ công chúng/ Giao tế (PR - Public Relations)
1.3. Tầm quan trọng của những loại hình chính yếu của chiêu thị
1.3.1.

Quảng cáo (advertising)
a. Khái niệm
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm,

dịch vụ, công ty hay ý tưởng, là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua
hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán
hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
b. Tầm quan trọng của quảng cáo
Quảng cáo không chỉ là để nhắc doanh nghiệp tôi đang tồn tại và phát triển đây,
mà còn tạo được cảm hứng cho việc mua hàng giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối
với sản phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần. Mặc dù những thương hiệu rất thành
công ở Việt nam và trên khắp thế giới nhưng những công ty tập đoàn lớn vẫn chi những
khoản tiền khổng lồ cho quảng cáo.
Trang | 2


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Thông tin nhanh chóng cho thị trường về đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Tùy
vào chu kì sống của sản phẩm mà tầm quan trọng của quảng cáo sẽ thể hiện khác nhau:

 Quảng cáo đóng vai trò là người giới thiệu hay quảng bá khi doanh nghiệp
tung sản phẩm mới ra thị trường nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể
giới thiệu cho thị trường biết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của
một sản phẩm, về tính ưu việt hay lợi ích của sản phẩm và trên những thông
tin đó khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm của công ty.
 Quảng cáo đóng vai trò là người thuyết phục trong giai đoạn cạnh tranh nhằm
tạo ra sự khác biệt, tạo sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng
mua ngay.
 Quảng cáo đóng vai trò là người nhắc nhở trong giai đoạn trưởng thành( bão
hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên,
nhắc họ nhớ đến mua nó đầu tiên và nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu.
Quảng cáo có tầm quan trọng đặc biệt trong việc gây dựng thương hiệu của công
ty, không có thương hiệu nào trở nên nổi tiếng nếu không có quảng cáo, dù bằng cách
này hay cách khác. Trên vai trò quảng bá sản phẩm, quảng cáo hiệu quả sẽ giúp doanh
nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình.Và trong thị trường cạnh tranh khốc
liệt như hiện nay một công ty không có thương hiệu thì rất khó thành công.
Một khi thương hiệu đã được nhiều người biết đến, quảng cáo có vai trò truyền tải
hình ảnh về thương hiệu tới người tiêu dùng hay định vị hình ảnh thương hiệu đó. Chỉ
cần xem mẫu quảng cáo, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là của Heineken với thông
điệp không đổi, làm toát lên ý nghĩa trọn vẹn về đẳng cấp của thương hiệu này: Chỉ có
thể là Heineken. Hay Coca cola hiện là một thương hiệu đắt giá nhất thế giới, 12 liền giữ
vị trí số 1 trên bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu của Interbrand (2001-2012),
giá trị thương hiệu năm 2012 của công ty là 77,839 triệu đôla (nguồn: Interbrand), mặc
dù mùi vị sản phẩm không thay đổi trong suốt hơn 100 năm nhưng để đạt được thành
Trang | 3


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim


công rực rỡ ấy thì không yếu tố nào khác chính là quảng cáo và marketing tuyệt vời của
công ty.
Góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm
đến sản phẩm là chính. Không giống như bán hàng cá nhân, khi doanh nghiệp quảng cáo
rộng khắp trên các phương tiện truyền thông nếu khách hàng thấy có nhu cầu thì họ sẽ tự
tìm mua sản phẩm dựa trên những thông quảng cáo.
1.3.2.

Bán hàng cá nhân (Personal Sales)

a. Khái niệm
Bán hàng cá nhân là hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giới thiệu
sản phẩm, thuyết phục khách hàng quan tâm, mua sắm sản phẩm của DN (tác động dài
hạn).
b. Tầm quan trọng của bán hàng cá nhân
Giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua người bán hàng
trực tiếp, vì vậy mọi quyết định mua hầu như phụ thuộc 100% vào người bán hàng của
công ty, nếu người bán hàng giỏi sẽ giúp công ty tăng doanh thu.
Bán hàng cá nhân giúp doanh nghiệp trình bày đầy đủ tất cả những thuộc tính của
sản phẩm, phân biệt những thuộc tính của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh thông qua
người bán hàng trực tiếp, và đặc ddiemr này không có ở quảng cáo Giúp doanh nghiệp
nhận thông tin chính xác từ việc phản hồi sản phẩm.
Giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm từ đó đánh giá lại sản phẩm để có
các phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Tối đa hóa số sản phẩm bán trên
các mối quan hệ xây dựng được của người bán hàng.
Tạo hình ảnh tốt cho công ty vì sự hiện diện của nhân viên bán hàng, hình ảnh cá
nhân của nhân viên bán hàng ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của công ty, một nhân viên bán
Trang | 4



TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

hàng có vẻ ngoài lịch sự cộng với kỹ năng bán hàng giỏi và sản phẩm chất lượng thì sẽ
tăng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong mắt khách hàng.
Xoa diệu sự bất mãn của khách hàng. Khi có sự cố xảy ra với sản phẩm nếu người
bán hàng biết cánh xử lý kịp thời thì sẽ xoa dịu được sự bất mãn của khách hàng, lấy lại
uy tin của công ty.
1.3.3.

Khuyến mại (sales promotion)

a. Khái niệm
Khuyến mại là những kích thích hay giá trị tăng thêm của sản phẩm nhắm vào lực
lượng bán hàng, hệ thống phân phối và người tiêu dùng cuối cùng để tạo ra sự tiêu thụ
nhanh cho sản phẩm.
Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005 ( điều 88): “Khuyến mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ bằng cách dành cho những khách hàng những lợi ích nhất định”.
b. Tầm quan trọng của khuyến mại
b.1. Kích thích tiêu dùng sản phẩm hiện co
Trước đây, nhà sản xuất các nhãn hiệu mạnh có vai trò quan trọng trên thị trường
còn người bán lẻ chỉ có vai trò là người phân phối thụ động. Các nhà sản xuất sản phẩm
tiêu dùng sử dụng mạnh quảng cáo và khuyến mại nhắm vào người tiêu dùng để tạo áp
lực với những nhà bán lẻ. Gần đây, vai trò đã gần thay đổi, người bán lẻ đóng vai trò
quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ. Họ thường yêu cầu các quyền lợi khuyến mại từ
các công ty để tiêu thụ các sản phẩm mới, sản phẩm khó tiêu thị. Sự lớn mạnh của các
nhà bán lẻ và nhất là xu hướng hợp nhất các hệ thống bán lẻ tạo ra các tập đoàn bán lẻ

lớn: Big C, Co-op Mart, Lottemart, Metro,…
b.2.

Khuyến khích người tiêu dùng trung thành với nhãn hiệu

Trang | 5


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng giảm sự trung thành với các nhãn hiệu.
Họ thường quyết định mua hàng trên cơ sở: giá cả, giá trị thực của sản phẩm, tiện ích. Họ
hay thay đổi qua lại những nhãn hiệu mà họ cho rằng tương đương nhau, và họ sẽ mua
sản phẩm nào có khuyến mại.
b.3.

Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với khuyến mại

Họ có khuynh hướng tiết kiệm tiền và thời gian. Tại nơi mua hàng có nhiều hay
quá nhiều lựa chọn, họ thường có khuynh hướng mua sản phẩm có khuyến mại.
b.4.

Kích thích tiêu dùng thử và mua sản phẩm mới

Thị trường ngày càng trở nên bão hòa với các sản phẩm mới.Các nhãn hiệu mới
thường không có lợi thế rõ rệt so với các sản phẩm khác, vì vậy, khó mà quảng cáo. Vì
vậy, các công ty tăng cường sử dụng khuyến mại để kích thích người tiêu dùng thử các
nhãn hiệu mới.

1.3.4.

Quan hệ công chúng/ Giao tế (PR - Public Relations)

a. Khái niệm

Rex Harlow, một người truyền bá PR đầu tiên đãt hu thập được hơn 500 định
nghĩa về PR từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa đặc trưng:
o “ PR là một hoạt động nhằm mụcđích tăng cường khả năng giao tiếp,
truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữacác tổ chức hoặc cá nhân với
một hoặc nhiều nhóm người được mệnh danh là công chúng.”
(Theo cuốn Bách khoa Toàn thư Thế giới)
o “PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và
duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”
Viện Quan hệ Công chúng Anh ( IPR- Institute of Public Relations )

Trang | 6


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Tóm lại, quan hệ công chúng là một trong những công cụ hữu ích để doanh nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra của doanh
nghiệp.
Quan hệ công chúng nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau bao gồm khách hàng,
người bán hàng, các nhà đầu tư, các phương tiện truyền thông, chínhquyền địa phương,
cơ quan Nhà nước v.v...
Do đó doanh nghiệp phải có những hoạt động đóng góp vào sự phát triển của cộng

đồng. Có thể nói các mối quan hệ với công chúng bao gồm tấtcả các hoạt động truyền
thông ngoài quảng cáo và bán hàng trực tiếp.
b. Tầm quan trọng của PR

PR là công cụ hữu hiệu được sử dụng để xây dựng và quảng bá thương hiệu cho
DN và sản phẩm của DN thông qua các chiến dịch thu phục nhân tâm của khách hàng.
Có thể nói, xây dựng được một thương hiệu mạnh là điều mà bất cứ một DN nào cũng
khát khao làm được.
Thương hiệu Microsoft có trị giá 65 tỷ đô la Mỹ có khả năng cạnh tranh với bất kỳ
sản phẩm cùng loại nào trên thị trường,được xây dựng chủ yếu thông qua các hoạt động
PR. Hay thương hiệu Linux(phần mềm), Segway (loại xe Superscooter), Red Bull (nước
tăng lực), Zara (nhà bán lẻ thời trang) là những thương hiệu nổi tiếng có giá trị hàng trăm
triệu USD hoàn toàn được xây dựng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các
thông điệp của giới truyền thông, các thông cáo báo chí...
Ngoài ra, PR giúp DN chiêu mộ người tài về làm việc cho DN mình vì nhân lực
giỏi có xu hướng muốn xin vào làm các DN có uy tín và có tiếng trong nước.
Thêm vào đó,PR cũng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì thương hiệu bền
vững cho DN. Khi sản phẩm đến giai đoạn cuối của vòng đời, các DN thường quảng bá,
tuyên truyền làm sống lại sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Cách tiếp cận này đặt
nền móng khá vững chắc cho sản phẩm đã đi vào thời kì thoái trào, nhanh chóng lấy lại
được niềm tin của khách hàng và củng cố uy tín chothương hiệu của DN, và do vậy tăng
thêm tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Trang | 7


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, theo đúng mong

muốn hay kế hoạch đề ra của DN. Đôi khi,DN phải đối mặt với nhữngkhủng hoảng
không lường trước được. Những lúcnhư vậy thì PR sẽ là công cụ hữu hiệu để giải quyết
tốt nhất những vấn đề khi sản phẩm gặp khó khăn, trấn an dư luận, xóa bỏ những quan
điểm không tốt của người tiêu dùng về sản phẩm vànhư vậyduy trì được khả năng cạnh
tranh của DN và sản phẩm của DN.
Tóm lại, PR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng thương
hiệu,quảng bá sản phẩm, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giải quyết khủng
hoảng, tạo chỗ đứng, duy trì và nâng cao vị thế của DN.
c. Hoạt động PR của các công ty đa quốc gia

 Honda Việt Nam
Đi đầu trong các hoạt động ATGT, đóng góp xã hội thì Honda Việt Nam với
phương châm kinh doanh luôn gắn với an toàn xã hội vì thế ngay từ khi mới thành lập
Honda Việt Nam đã nỗ lực hết mình vì sự an toàn của người đi xe nói riêng và của cộng
đồng nói chung. Suốt 10 năm qua, Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các
hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông (ATGT) và hướng dẫn lái xe an toàn. Ngay
sau khi khánh thành nhà máy, Honda Việt Nam đã xây dựng trung tâm lái xe an toàn với
hệ thống thiết bị đào tạo, hướng dẫn hiện đại và đã đào tạo được hơn 12.000 học viên.
Chỉ riêng chương trình “Tôi yêu VN” trong năm 2005 đã thu hút được hơn 7.000 người
dân tham gia và hang trăm ngàn người xem. Bên cạnh đó, trong 10 năm qua, Honda Việt
Nam cũng đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực, như hỗ trợ
phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao và từ thiện với tổng ngân sách lên tới
gần trục triệu USD. Qua các chương trình này các mẫu xe mới nhất của Honda được ra
mắt người dân, đây cũng là phương thức quảng bá thương hiệu đẳng cấp của Honda.
 Unilever
Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng
nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện,
Trang | 8



TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng. Hoặc các công
ty thường thực hiện các chương trình trao học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học.
II.

THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO
2.1.
Khái niệm
Theo truyền thống : “Thông điệp quảng cáo là một thông báo bằng ngôn từ/ hình

ảnh/ âm thanh (hoặc sự kết hợp các yếu tố đó) nhắm mục đích bán được hàng/ cung cấp
được dịch vụ/ quảng bá được sự kiện.”
Theo hiện đại : “Thông điệp quảng cáo là một thông báo nhằm định vị được 1 cái
tên, nơi( sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu) trong tâm trí khách hàng.”
2.2.

Phân loại
o Sản phẩm giống nhau và thông điệp giống nhau

Phương pháp này sử dụng khi 1 công ty đa quốc gia có ý định bán cùng 1 sản
phẩm khắp thế giới và tin tưởng rằng phương pháp chiêu thị giống nhau có thể sử dụng ở
tất cả thị trường . Ví dụ, A.T Cross sử dụng chiến lược này bởi vì dụng cụ văn phòng
phẩm không cần phải sửa đổi cho phù hợp với thị trường địa phương, nên 1 thông điệp
chung có thể được sử dụng .
o Sản phẩm giống nhau và thông điệp khác nhau
Chiến lược này được sử dụng khi sản phẩm thỏa mãn 1 nhu cầu khác ở 1 thị
trường khác. Ví dụ: ở USA nhiều công ty xe hơi chào hàng sự sang trọng và những tiện

lợi của sản phẩm của họ , nhưng ở các quốc gia khác những xe hơi cùng loại được chiêu
thị trên nền tảng sự hiệu quả của nhiên liệu và khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
o Sản phẩm được cải biến nhưng cùng thông điệp
Chiến lược này được sử dụng khi thị trường đòi hỏi 1 phiên bản mới của sản phẩm
nhưng nhu cầu của người tiêu dùng là giống nhau. Ví dụ: máy sấy quần áo dù cho vào từ
trên hay bên cạnh chúng đều cung cấp cùng 1 chức năng và đáp ứng như nhau nhu cầu
của người tiêu dùng . Tương tự như vậy, ở nhiều quốc gia, vị của thức ăn khác so với các
Trang | 9


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

thức ăn được bán tại Mỹ. Vì vậy, trong khi sản phẩm được thay đổi thông điệp chiêu thị
vẫn giống nhau bởi vì nhu cầu của người mua là như nhau.
o Cải biến sản phẩm và thông điệp
Khi sản phẩm sử dụng và các thói quen mua sắm của người tiêu dùng là khác so
với các thói quen ở thị trường trong nước của các công ty đa quốc gia, cả sản phẩm và
thông điệp chiêu thị sẽ được cải biến . Ví dụ: các công ty thức ăn sáng làm từ ngũ cốc
như Kellogg’s và General Mills đang phát triển những phiên bản mới của các sản phẩm
của các sản phẩm nổi tiếng của họ để bán ở thị trường Châu Âu. Tuy nhiên từ khi nhiều
người Châu Âu không ăn sáng bằng thức ăn làm từ ngũ cốc nữa, chiến dịch chiêu thị
được hướng tới việc thay đổi thói quen ăn hơn là bắt người tiêu dùng trung thành với sản
phẩm.
2.3.

Bí quyết cho một thông điệp quảng cáo hay

Cho dù bạn là một chuyên gia quảng cáo chuyên nghiệp hay nghiệp dư, việc rèn

luyện và củng cố các kỹ năng biên tập đều quan trọng, bởi điều đó sẽ đảm bảo rằng các
nội dung quảng cáo của bạn chứa đựng nhiều thông tin giá trị. Một lời quảng cáo hay sẽ
giúp người đọc hiểu các chào hàng của bạn, hơn nữa sẽ hiểu được họ sẽ phải đáp lại như
thế nào.

• Biết rõ các khách hàng của bạn
Ai là đối tượng mà các chiến dịch tiếp thị của bạn đang hướng tới? Hãy phác họa
bức tranh về các khách hàng chủ yếu của bạn. Hãy nghĩ về một ngày làm việc của họ.
Nghĩ về những nhu cầu của họ. Đối với họ, điều gì là quan trọng nhất? Tình cảm của họ
dành cho ai và cái gì? Họ bao nhiêu tuổi? Họ đã mua sản phẩm/dịch vụ nào từ công ty
của bạn trong quá khứ và tại sao?.

• Nắm chắc câu trả lời

Trang | 10


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Bạn cần biết rõ câu trả lời cho các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng nên mua sản
phẩm/dịch vụ của bạn? Họ tìm thấy trong đó những lợi ích gì? Tại sao sản phẩm của bạn
lại đáng chú ý hơn những mặt hàng tương tự? Những điểm khác biệt chủ yếu là gì?

• Một lời đề xuất bán hàng cụ thể
Lời đề xuất bán hàng của bạn càng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng
có nhiều cơ hội nhận được các phản hồi tích cực. Các chuyên gia quảng cáo cho rằng lời
đề xuất bán hàng phải có giá trị như một sự xúc tiến kinh doanh mà các đối thủ cạnh
tranh không thể thực hiện được, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Điều quan trọng

là lời đề xuất phải đủ mạnh mẽ để lôi kéo các khách hàng mới đến với sản phẩm/dịch vụ
của bạn.

• Thiết lập một mục tiêu
Mục tiêu chiến dịch quảng cáo của bạn là gì? Bạn sẽ hành động như thế nào để
khiến mọi người đến với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Bạn cần phải trả lời
câu hỏi này trước khi đặt bút viết đoạn văn quảng cáo. Nếu câu trả lời không rõ ràng với
chính bạn, nó cũng sẽ không thể rõ ràng đối với người đọc.

• Sử dụng một dòng tiêu đề lôi cuốn
Đối với các chiến dịch tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị bằng thư điện tử, dòng tiêu đề
chính là những gì thu hút mọi người đến với quảng cáo của bạn. Bạn cần phải thuyết
phục người đọc rằng họ nhất định phải mở e-mail, hay bức thư quảng cáo của bạn. Nội
dung tiêu đề nên liên quan tới người đọc. Những từ ngữ thích hợp khác cho một tiêu đề
hấp dẫn nên là cái gì đó mới mẻ, độc đáo hoặc mang tính giới thiệu. Đồng thời, bạn nên
giữ cho dòng tiêu đề không dài quá 50 ký tự (tốt nhất là từ 20 đến 30 ký tự), bao gồm cả
các dấu cách.

• Viết một đầu đề hấp dẫn

Trang | 11


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Dòng tiêu đề có tác dụng để người đọc mở thư quảng cáo của bạn, và sau đó đầu
đề sẽ đưa họ vào phần nội dung. Bạn nên sử dụng một vài thuật ngữ thông dụng với
thông điệp rõ ràng là: “Có cái gì trong đó cho tôi?”. Một câu hỏi dành cho bản thân bạn

là: Nếu các khách hàng chỉ đọc duy nhất đầu đề thì sao? Họ có biết đủ các thông tin về
bạn và về những gì bạn đưa ra? Bạn nên thử viết từ 5 đến 10 dòng tiêu đề và từ 5 đến 10
đầu đề khác nhau, từ đó lựa chọn ra cái nào hiệu quả nhất. Mách bạn một mẹo nhỏ: dòng
tiêu đề và đầu đề sẽ dễ viết hơn sau khi bạn đã viết xong toàn bộ nội dung quảng cáo.

• Tránh những từ ngữ không dứt khoát
Khi viết các tiêu đề, đầu đề, đề mục và nội dung quảng cáo, bạn cũng đừng sử
dụng những từ ngữ kiểu ra lệnh trực tiếp, các từ viết tắt hay từ có tính ám chỉ. Đó là
những từ như “có thể”, “có lẽ”, “hy vọng”, “mong muốn”, “cố gắng”, “tuy nhiên”, “có
thể”, “dường như” và “nỗ lực”. Thay vào đó, bạn cần sử dụng các từ như “sẽ” và “chắc
chắn” để miêu tả những gì mà sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ làm được cho khách hàng.
Thể bị động sẽ làm suy yếu nội dung thông điệp của bạn, vì vậy bạn cần tránh xa
dạng này. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn nhận ra sự khác biệt: “Công ty chúng tôi
được lựa chọn để nhận một phần thưởng” và “Công ty chúng tôi đã nhận một phần
thưởng”, “10 mẫu thiết kế mới được tạo ra” và “Chúng tôi đã tạo ra 10 mẫu thiết kế
mới”.

• Trích dẫn lời của khách hàng cũ
Bạn có một nhận xét tốt từ một khách hàng nào đó về sản phẩm/dịch vụ trong lá
thư quảng cáo? Một trích dẫn vắn tắt và thuyết phục có thể bổ sung thêm độ tín nhiệm
cho chiến dịch tiếp thị của bạn, nhưng thông tin về khách hàng mà bạn trích dẫn phải rõ
ràng và xác thực. Việc đưa vào bản quảng cáo tên của họ, nơi sinh sống hay thậm chí là
một bức ảnh, nếu nó thích hợp với quảng cáo của bạn, luôn là một cách hiệu quả để
truyền tải giá trị dịch vụ của bạn.

• Giữ cho bản quảng cáo của bạn được sạch đẹp và súc tích
Trang | 12


TÌNH HUỐNG SỐ 6


GVHD: Nguyễn Minh Kim

Sau khi viết xong lần phác thảo đầu tiên của bản quảng cáo, hãy đọc to lên. Bạn
cũng nên để một ai khác đọc lại để xem liệu họ có hiểu thông điệp và lời kêu gọi hành
động không. Trong khi biên tập, hãy cắt bỏ những từ ngữ không cần thiết và các ý kiến
lặp lại. Bạn hãy xem liệu có thể giảm được 30% đến 50% nội dung ban đầu hay không.
Ngoài ra, những dấu gạch đầu dòng đẹp mắt và các phụ đề a, b, c,... sẽ khiến mọi người
đọc dễ chịu hơn và việc cảm nhận cũng dễ dàng hơn - bởi vì phần lớn người đọc sẽ lướt
qua trang quảng cáo trước khi quyết định có tiếp tục đọc chi tiết hơn hay không.
Tóm lại, một nội dung quảng cáo hấp dẫn là điều hoàn toàn trong tầm tay bạn.
Việc nắm vững những yếu tố trên khi bắt tay vào viết một bản quảng cáo sẽ cải thiện
đáng kể tính hiệu quả của quảng cáo, giúp cho mọi người hiểu nội dung thông tin và
khiến họ phản hồi với chiến dịch tiếp thị của bạn. Hãy dành chút thời gian suy nghĩ và
phân tích các lời khuyên này trước khi đặt bút xuống viết lời quảng cáo, và bạn sẽ có
được một bản quảng cáo hoàn chỉnh, truyền tải rõ ràng các thông điệp kinh doanh.
2.4.

Một số ví dụ thực tế
2.4.1.

Một số quảng cáo thành công

Nói cho cùng dù là quảng cáo trên tivi hay quảng cáo báo chí, điều quan trọng là
bạn phải kết hợp được các yếu tố để đạt mục đích cuối cùng là thu hút sự chú ý và dành
được thiện cảm của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng chính là ban giám khảo cuối cùng đánh giá sự thành công của
một quảng cáo. Dưới đây chỉ là một số nhỏ trong nhiều tiêu chí đánh giá thành công của
một quảng cáo.
Tính sáng tạo

Có thể nói, quảng cáo là mảnh đất cho những ai muốn thử sức và phát huy tính
sáng tạo. Sở thích của khán giả là vô cùng đa dạng, thường xuyên thay đổi, và ngày một
yêu cầu cao hơn. Vì vậy, nếu không sáng tạo, nỗ lực tìm tòi những cách quảng cáo mới
lạ, thì bạn sẽ phải bỏ cuộc trước đối thủ khác. Rập khuôn là điều không thể chấp nhận
trong quảng cáo.
Hãy tránh cảnh những bà nội trợ cười toe toét, ngu ngốc chỉ vào chiếc tủ lạnh đang mở.
Nếu chỉ đi theo những gì sẵn có thì không thể thu được kết quả mong muốn. Sau một thời
Trang | 13


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

gian quảng cáo nhàm chán OMO đã tung ra thị trường mẫu quảng cáo mới. Một cô gái bị
bay mất chiếc mũ, sau một hành trình phiêu lưu chiếc mũ vấy đầy vết bẩn. Nhưng nhờ
OMO, chiếc mũ lại trắng sạch như mới. Có thể nói quảng cáo này rất thành công vì tính
sáng tạo và kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa âm thanh và hình ảnh, thu hút lượng người xem
khá lớn. Nhân đà thành công, hãng này tiếp tục tung ra thị trường mẫu quảng cáo tương
tự với hình ảnh bà nội trợ bị rơi mất chiếc áo đang phơi trên tầng thượng. Song quảng cáo
này thực sự là có nhiều khiếm khuyết. Nhạc nền không hay, nhiều chỗ vô lý, không hợp
với lôgíc hành động, như ông già “để bác thử xem” ném chiếc áo nhẹ tênh lên trên tầng
thượng, cách mình ít nhất đến 3,4 mét, hay một cô gái đang qua đường, đầy xe cộ như
vậy lại còn chú ý và nhặt một cái áo bẩn thỉu giữa đường. Bởi vậy mới nói sáng tạo đòi
hỏi sự tìm tòi, không rập khuôn những cái người khác đã làm.
Hãy sáng tạo như một công ty du lịch Do Thái, khi quảng cáo cho địa điểm du lịch đã
không đi theo lối mòn của các công ty du lịch khác, mà đưa ra 10 lời cảnh báo nguy hiểm
đối với du khách trên tờ rơi : - Chú ý bị đầy bụng vì thức ăn ở đây ngon tuyệt vời.- Chú ý
bị cháy nắng, đen da vì bãi biển ở đây vô cùng đẹp.- Chú ý đừng ở dưới nước lâu và quên
không ngoi lên thở vì sinh vật dưới biển ở đây khiến bạn phải mê mẩn, kinh ngạc.- Chú ý

đừng mang quá ít phim vì cảnh vật ở đây sinh động chụp không hết.- Chú ý đừng leo núi
nhiều, bạn sẽ mệt vì nơi đây sơn thủy hữu tình, đã leo lên thì không muốn xuống.- Chú ý
bạn sẽ say đắm trong tình yêu mà quên ngày về vì nơi đây dành riêng cho những người
đang đi hưởng tuần trăng mật.- Chú ý đừng mua quá nhiều thứ mà xách không nổi vì giá
cả nơi đây rất rẻ.- Chú ý đừng để các khách sạn sang trọng chiều chuộng bạn sinh hư vì
phục vụ nơi đây chu đáo đến từng ly từng tý.- Chú ý bạn sẽ kết bạn với tất cả dân vùng
này vì họ rất tốt và rất hiếu khách.- Chú ý đừng ham vui quá mà không muốn quay về
nhà.Kết quả là lượng du khách đến đây đã tăng vọt vì ai cũng muốn đến nơi “nguy hiểm”
kia để tận hưởng những sự “đe dọa rập rình” đó.
Tính độc đáo
Trong hàng loạt mẫu quảng cáo hấp dẫn, làm sao để quảng cáo của bạn nổi bật,
đặc trưng và chỉ cần xem qua là nhận ra ngay? Không gì khác hơn là tính độc đáo. Tính
Trang | 14


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

độc đáo thể hiện đặc trưng riêng, bản sắc riêng của doanh nghiệp. Ai chẳng nhận ra hãng
Dove khi xem một loạt seri quảng cáo với hình ảnh các cô gái trẻ trung tâm sự về cách
chăm sóc sắc đẹp của mình. Tuy những quảng cáo này không tránh khỏi những “hạt sạn”,
song đạt được mức độ nhận thức trong tâm lý người tiêu dùng như vậy hẳn là điều công
ty nào cũng mong muốn.
Hay độc đáo hơn cả vẫn là hãng bia Tiger, với mẫu quảng cáo ‘The Quest’ theo phong
cách ‘teasing’ , với thời lượng kỉ lục là 120 giây, kinh phí lớn nhất, xứng đáng với danh
hiệu “Phim quảng cáo xuất sắc nhất năm2003” do tạp chí Nhà quản trị doanh nghiệp bình
bầu. Song cá nhân tôi vẫn thích những mẫu quảng cáo của hãng Heineken hơn cả. Khó
mà đưa ra lời phê bình nào đối với những mẫu quảng cáo này, nổi bật là : “Lights out”
(tắt đèn); “The Pain Barrier” (rào cản khó khăn) và “Sushi Restaurant” (nhà hàng Sushi).

Những mẫu này đã đạt được thành công về cả mục tiêu, đối tượng và hiệu quả quảng cáo.
Rõ ràng Heineken không nhắm tới trẻ em, các bà nội trợ khó tính hay những người lớn
tuổi. Một phong cách tiếp thị luôn nhất quán, thông minh và giàu cảm xúc, và “Chỉ có thể
là Heineken”.
Tính phù hợp
Tính phù hợp được hiểu là quảng cáo phải phù hợp với đối tượng mục tiêu của
doanh nghiệp, về sở thích, thị hiếu và văn hóa. Những mẫu quảng cáo sôi động của
Cocacola, nước uống tăng lực Number 1, ĐTDĐ Samsung…rất phù hợp với đối tượng
mục tiêu là tầng lớp thanh thiếu niên. Những quảng cáo dầu gội đầu Feather hay xà bông
Lifebouy, rõ ràng nhắm tới đối tượng là các gia đình. Song điều quan trọng là phải
nghiên cứu rõ sở thích, thị hiếu hay văn hóa của người dân địa phương. Không thể phủ
nhận một tình trạng phổ biến là có những chiến dịch quảng cáo rất thành công ở miền
Nam nhưng lại không thành công ở miền Bắc và ngược lại. Đơn giản là thị hiếu và cách
thưởng thức của hai miền khác nhau. Các nhà quảng cáo không thể bỏ qua việc nghiên
cứu sở thích, văn hóa ở từng địa phương khác nhau để có thể đưa ra mẫu quảng cáo phù
hợp nhất được người tiêu dùng chấp nhận.

Trang | 15


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Xin đơn cử một ví dụ về thiếu sót khi làm quảng cáo. Mẫu quảng cáo ‘hoàng tử biếng ăn’
cho sản phẩm thuốc bổ cho trẻ em Kidding. Quảng cáo này không có gì phải bàn nhiều
ngoại trừ một điều không hiểu các nhà quảng cáo có phải vì bất cẩn hay không mà quảng
cáo cho người Việt xem, lại lấy hình ảnh vua, hoàng hậu và hoàng tử nhà Thanh bên
Trung Quốc. Khách hàng dễ tính thì có thể bỏ qua, song những người sâu sắc thì sẽ cho
là “đánh mất bản sắc văn hóa Việt”. Tuy nhiên cũng có rât nhiều mẫu quảng cáo được

đánh giá là hay và giữ nguyên nét đặc trưng của Việt nam, như quảng cáo giầy Bitis
“Nâng niu bàn chân Việt”, hay quảng cáo của hãng Việt nam Airlines “Biểu tượng mới,
chất lượng mới”.
Có thể nói rằng, thiết kế quảng cáo không dễ, để đưa nó đến thành công và được chấp
nhận thì càng khó. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các nhà quảng cáo. Xin
được kết thúc bài viết này với câu nói đầy ý nghĩa trong giới quảng cáo “không gì giết
chết một sản phẩm xấu nhanh hơn một chiến dịch quảng cáo tốt”, một quảng cáo thành
công đòi hỏi sự tham gia của cả hai phía nhà doanh nghiệp và nhà quảng cáo.

Cùng với 1 số quảng cáo thành công điển hình
Quảng cáo cho sữa Vinamilk_3ly mỗi ngày
Quảng cáo ủng hộ 6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam
Quảng cáo cho chương trình “P/s Cười lên Việt nam ơi” của P/s
Quảng cáo nước giải khát Lemon
Quảng cáo khuyến khích tập thể dục
Quảng cáo khuyến khích không hút thuốc nơi công cộng
( tất cả có clip kèm theo)
2.4.2.

Một số quảng cáo sai lầm

Khi doanh nghiệp muốn quảng cáo 1 sản phẩm mới hay sản phẩm hiện có
của doanh nghiệp mình. Thông qua những thông điệp hình ảnh âm thanh quảng
cáo mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, làm cho khách hang thích
thú và muốn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp chúng ta. Vậy khi một quảng cáo
Trang | 16


TÌNH HUỐNG SỐ 6


GVHD: Nguyễn Minh Kim

với những thông điệp không có gì đặc sắc chưa nêu lên giá trị của sản phẩm hay sử
dụng ngôn từ hình ảnh phản cảm làm khách hàng khó chịu thì điều gì sẽ xảy ra.
1. Dầu gội Rejoice
Trong clip quảng cáo dầu gội đầu R. được phát trên VTV, Hoa hậu Mai Phương
Thúy đóng vai cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt
gia đình. Mẹ chàng trai ấn tượng với mái tóc dài suôn mượt của cô gái trẻ liền hồ hởi
thăm dò bí quyết làm đẹp của cô gái: "Cháu duỗi tóc ở tiệm à?". Đáp lại, cô gái mà Mai
Phương Thúy thủ vai nói: "À không, chỉ là Rejoice"! Câu nói này bị dư luận lên án là
thiếu chủ ngữ, kính ngữ, không thể dùng với người lớn tuổi, trái với truyền thống văn hóa
kính trên nhường dưới của người Việt Nam.

2. Quảng cáo Comfort cổ vũ sinh con thứ 3

Gần đây, dư luận không khỏi bức xúc với các đoạn quảng cáo các nhãn hàng trên
sóng truyền hình. Từ quảng cáo vô cảm của nhãn hàng Kangaroo đến clip quảng cáo dầu
gội đầu R của công ty P&G bị cho là vô lễ. Không dừng lại ở đó, nhiều khán giả xem
truyền hình còn bất bình với quảng cáo comfort sáng tạo của Uniliver Việt Nam với một
mái ấm gia đình hai cặp vợ chồng và 3 người con.
Trang | 17


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Trong khi Nhà nước đang ra sức vận động tuyên truyền cho chương trình kế hoạch
hóa gia đình “mỗi gia đình chỉ nên đẻ từ 1 đến 2 con” thì trong clip quảng cáo này có đến
3 người con trong 1 gia đình.


3. Nước giải khát Trung Quốc nhái Steve Jobs
Không ai nghi ngờ về khả năng làm nhái của Trung Quốc. Họ có thể làm nhái từ...
đôi đũa cho đến chiếc máy bay. Thế nhưng ngoài nhái sản phẩm, một công ty sản xuất
nước giải khát của Đài Loan - Trung Quốc đã nhái cả... hình ảnh người đứng đầu Apple:
Steve Jobs trong một clip quảng cáo của mình. "Hàng nhái" ngoài mặc bộ trang phục
quen thuộc của ông trùm Apple còn có điệu bộ, dáng cầm sản phẩm y hệt.

Trang | 18


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

4. Quảng cáo nước tẩy rửa bốn cầu Vim
Xung quanh đoạn clip quảng cáo của nhãn hàng nước tẩy rửa
bồn cầu Vim với hình ảnh đang được nhiều người cho rằng khá phản cảm. Để chứng
minh cho chất lượng tẩy rửa của Vim, nhà quảng cáo đã cho nhân vật chính quẹt tay
xuống bồn cầu vì…không còn phải lo đến vi khuẩn xâm hại?
Hình ảnh trên bị dư luận “để ý” bởi nó gây cho người xem thấy “ghê ghê” vì quảng cáo
này thường phát vào đúng những lúc bữa cơm đang ngon lành, đó là buổi trưa và buổi
tối.

5. Quảng cáo sữa TH: Sữa sạch hay chỉ là slogan?
TH True Milk ra đời với tiêu chí “sữa sạch” đã đánh trúng với tâm lý của không ít
các bà mẹ trẻ khi mong muốn tìm cho con mình nguồn sữa đảm bảo chất lượng. Tuy
nhiên, sự việc được dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp hội Sữa gửi khiếu nại tới Bộ
Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ "sạch" trong thông điệp


Trang | 19


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True
Milk.
Không ít các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sữa cũng lên
tiếng phản đối cách quảng cáo
này bởi dù ít, dù nhiều, quảng cáo
của TH True Milk về “sữa sạch”
đã phần nào đó gây hiểu nhầm,
ảnh hưởng tới việc kinh doanh
của họ.

6. Mỳ Tiến Vua: Quảng cáo noi không, kiểm định noi co
Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”,
“Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại
chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình,
khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa chất Transfat và
mỳ Tiến Vua của công ty CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì
trong thành phần của mỳ cũng có Transfat.
Trước đó, quảng cáo này cũng đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp kinh
doanh mặt hàng này.

Trang | 20



TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Bởi lẽ, thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần Masan có nội
dung: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển sang màu vàng đục, chứng
tỏ sản phẩm có sử dụng phẩm màu E102. Với cách so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm
và vàng nhạt, quảng cáo đã gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là
có sử dụng phẩm màu”.
Sau khi Công ty Acecook VN gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại mẩu
quảng cáo của Công ty Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng mì ăn liền, ngày
28/6 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu phía Masan chỉnh sửa từ ngữ
trong quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

7. Quảng cáo Maggi 3 ngọt: Khuyến khích các đấng mày râu co "bồ"
Đoạn quảng cáo sản phẩm Maggi 3 ngọt với nội dung trái thuần phong mỹ tục khi
có phần khuyến khích các đấng mày râu có "bồ" với hình ảnh người chồng có hẹn với
bạn gái nhưng sực nhớ đến vợ anh ta đang ở nhà nấu cơm. Anh ta đã quyết định tạm biệt
cô bạn gái để về nhà ăn cơm với vợ. Về đến nhà, người chồng nói “Phở dài là của người
ta, cơm ngon canh ngọt với là vợ anh”.

Trang | 21


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim


Khán giả Đỗ Bích Liên ở
Thành Công (Ba Đình, Hà Nội)
cho biết: “Đoạn phim quảng cáo
bột nêm Maggi 3 ngọt làm chị em
phụ nữ chúng tôi cảm thấy chạnh
lòng. Việc ngoại tình hay không
ngoại tình không phải do người
đàn ông mà là do người phụ nữ
không biết nấu nướng, có nghĩa là
nếu phụ nữ chúng tôi không nấu
được nồi canh ngon thì chồng sẽ có bồ hay sao? Mà gọi chúng tôi là “phở” với “cơm”
cũng là một sự miệt thị phụ nữ, con trai tôi 5 tuổi đã học theo quảng cáo và hỏi tôi: “Mẹ
là phở hay cơm?”

8. Mỳ Gấu đo
Đã có rất nhiều các ý kiến tranh luận, trái chiều nhau được đưa ra xung quanh việc
sử dụng hình ảnh các nhân vật trong đoạn clip cũng như khoản tiền được trích ra đóng
góp giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo từ việc mua mỗi gói mỳ Gấu đỏ...
Mới đây, độc giả còn được một phen sửng sốt khi phát hiện ra: Mỳ Gấu đỏ đã thuê
'diễn viên' để mua nước mắt của khách hàng, không ít người đã phát hoảng khi biết được
sự thật về bé Tuấn trong đoạn Clip không phải là một đứa trẻ bị ung thư mà chỉ là một
diễn viên đóng thế...
Nhiều chuyên gia cho rằng việc làm của mỳ Gấu đỏ không sai trái hay vi phạm
luật nào cả, nhưng mỳ Gấu đỏ không nên chọn cách làm quảng cáo cho nhãn hàng như
nội dung trong clip này. Về marketing mì gấu đỏ không sai nhưng đa vi phạm đạo đức
kinh doanh, quảng cáo

Trang | 22



TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

9. Nokia bị phát hiện quảng cáo “láo” cho Lumia 920
Đoạn clip quảng cáo cho chức năng chụp ảnh và quay video vượt trội trên Lumia
920 của Nokia đã bị “vạch trần” không đúng sự thật, khi nội dung video được cho là quay
bằng Lumia 920 trên thực tế lại được quay bằng camera chuyên nghiệp.Ngay lập tức đã
tạo nên sự chú ý và gây nhiều tranh cãi trong giới công nghệ. Lập tức, Nokia đã phải lên
tiếng xác nhận việc sử dụng một máy quay thông thường để quay lại đoạn clip và cho
rằng họ chỉ đang “mô phỏng” tính năng OIS trên Lumia 920.
Nokia đồng thời cũng đã chính thức đưa ra lời xin lỗi về “xảo thuật” sử dụng trong
đoạn quảng cáo và đăng tải trên blog chính thức của hãng.
“Đoạn phim không phải được quay bằng Lumia 920. Chúng tôi rất xin lỗi vì sự nhầm lẫn
mà chúng tôi đã tạo ra”, Heidi Lemmetyinen viết trên blog chính thức của hãng. “Đây chỉ
là một ví dụ minh họa cho tính năng của OIS”.

Trang | 23


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

10.Hạt nêm và trò quảng cáo lập lờ đánh lận con đen
Nghe quảng cáo ra rả suốt ngày rằng: Hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương ống
và tủy nên nhiều bà, nhiều mẹ đã mua về dùng như một gia vị không thể thiếu. Quảng
cáo Knorr rót mật ngọt vào tai các bà nội trợ vốn tin quảng cáo. “Muốn nấu canh ngon
chúng ta phải chọn thịt và xương thật kĩ. Đầu tiên phải chọn thịt thăn thật mềm cho vị
ngọt đậm đà. Thêm xương ống hầm trong nhiều giờ để hết được chất dinh dưỡng từ tủy

và vị ngọt từ xương. Đó là Knorr mẹ đã chọn vì Knorr có thành phần thịt thăn và xương
ống được lựa chọn thật kĩ. Knorr Ngọt canh xương ống, đậm đà thịt thăn”.
Đó là một suy nghĩ sai lầm
bởi hạt nêm không phải được làm
100% từ thịt và xương ống. Ngay
trên bao bì sản phẩm của hạt nêm
Knorr cũng ghi rõ: thành phần bột
thịt chỉ chiếm 2% khối lượng của
một gói hạt nêm.
Tuy nhiên, trong quảng cáo,
Knorr đã “vô tình” không nhắc tới con số 2% này. Họ vẫn chỉ nói chung chung là: “Hạt
nêm Knorr, với chiết xuất từ thịt và xương ống…” mà không nói rõ tỷ lệ bao nhiêu.

Kết luận
Trang | 24


TÌNH HUỐNG SỐ 6

GVHD: Nguyễn Minh Kim

Có thể nói nhờ quảng cáo mà khách hàng đã tin và dùng sản phẩm của doanh
nghiệpvà gắn kết với doanh nghiệp lâu dài hơn. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng hài
hòa giữa các hình thức chính yếu của chiêu thị thì sẽ nhanh chóng đi vào lòng khách hàng
tạo niềm tin cho khách hàng của mình. Mặt khác, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn về
văn hóa của mỗi vùng miền đây là vấn đề nhảy cảm, nếu doanh nghiệp vô tình mắc phải
những vấn đề này có thể bị khách hàng tẩy chay sản phẩm của công ty. Tóm lại chiêu thị
vô cùng quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và được khách
hàng sử dụng.


Tài liệu tham khảo
Trang | 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×