Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

phân tích chính sách marketing xuất khẩu mặt hàng lâm nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.17 KB, 76 trang )

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 09

Tên
Đặng Thị Thúy

MSV
10D130321

Tự đánh giá

Nhóm đánh giá

Đỗ Phương Thảo
Trần Phương Thảo
Nguyễn Thị Hoài
Thương
Nguyễn Thị Thư
Nguyễn Văn Thiết
Chu
Thị
Bích
Thuận
Mẫn Thị Thao
Yang Thong
Nguyễn Đức Thịnh

Nhóm trưởng

Đặng Thị Thúy



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN I
Nhóm 09
Địa điểm : trước nhà V
Thời gian : 8h50,ngày 09/04/1013
Thành viên tham gia : 10/10
Nội dung :
-

Thảo luận lựa chọn thị trường

-

Lập dàn ý sơ lược cho đề tài

-

Phần công nhiệm vụ

Đề tài : phân tích chính sách marketing xuất khẩu mặt hàng lâm nghiệp Việt Nam vào
thị trường Mỹ
Lời mở đầu
Phần 1.Một số khái niệm cơ khẩu
1. Khái niệm và các công cụ marketing xuất khẩu
1.1. Khái niệm
1.2. Các công cụ marketing
1.2.1. Chính sách sản phẩm
1.2.2. Chính sách giá



1.2.3. Chính sách phân phối
1.2.4. Chính sách truyền thông,xúc tiến
Người làm : Yang Thong , Đức Thịnh
2. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa
Người làm : Đặng Thúy
Phần 2 . Thực hành
1. Tổng quan về thị trường Mỹ đối với sản phẩm từ gỗ
Tổng quan về tình hình thị trường Mỹ (môi tường kinh tế , chính trị pháp luật , văn hóa – xã hội)
2. Tình hình cung và sức cạnh tranh nội địa
3. Thị trường Mỹ đối với các sản phẩm từ gỗ
4. Thực trang xuất khẩu lâm sản của doanh nghiệp Việt vào thị trường Mỹ
5. Những rào cản của thị trường Mỹ đối với lâm sản nói chung và lâm sản Việt
Nam nói riêng
6. Ảnh hưởng rào cản kỹ thuật đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ
Người làm : Thuận , Trần Thảo , Mẫn Thao , Thiết ,Đặng Thúy
7. Những chính sách marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt trước những
chính sách,rào cản của thị trường Mỹ
8. Những thành tựu và hạn chế của các chính sách marketing xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt
Người làm : Thương , Thư , Thúy , Đỗ Thảo
Phần 3 . Kết luận

Hà Nội , ngày 09 tháng 04 năm 2013
Nhóm trưởng


Đặng Thị Thúy


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN II
Nhóm 09
Địa điểm : sân thư viện
Thời gian : 16/04/2013
Số lượng thành viên tham gia : 10/10
Nội dung họp nhóm :
-

Các thành viên xem bài tổng hợp

-

Xem xét những sai sót của bài thảo luận và đề ra các phương án sửa chữa

-

Thống nhất về bài làm


Hà nội , ngày 16/04/2013
Nhóm trưởng

Đặng Thị Thúy

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và
không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký

kết năm 2001, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi
sắc. Điều này phù hợp với lợi ích thương mại của cả hai nước, phù hợp với xu
thế hội nhập, mở cửa hiện nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến
lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ tăng mạnh. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị
trường Hoa Kỳ ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu
đồ gỗ hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá
cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa
qua không ngừng tăng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt
16,1 triệu USD vào năm 2001. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên
1100 triệu USD (tăng gấp 68 lần so với kim ngạch năm 2001).
Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chất
lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả
bước đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Sản


phẩm đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về rào
cản kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Thái Lan ,
Malaysia,… . Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hết sức lúng túng khi phải đối
mặt với những rào cản mới của thị trường này. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất
khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ thì cần phải có những chính sách phù
hợp để vượt qua các rào cản , nâng cao giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu
đồ gỗ sang thị trường khó tính này , trong đó chính sách Marketing xuất khẩu
là chính sách rất quan trọng giúp các doanh nghiệp có được bước đi vững
chắc , thấy được mình cần làm gì , làm như thế nào , lúc nào thì làm để đáp

ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu tốt nhất .

I.
LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về marketing xuất khẩu và các công cụ của marketing xuất
khẩu
1.1. Khái niệm marketing xuất khẩu
Marketing xuất khẩu là một dạng của Marketing quốc tế , là hoạt động
Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị
trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi
vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính
trị, luật pháp, môi trường văn hóa – xã hội đều khác với các điều kiện, môi
trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình
Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị
trường nước ngoài.
1.2. Các công cụ trong Marketing xuất khẩu
Giống như trong Marketing thì trong Marketing xuất khẩu cũng là các công
cụ về sản phẩm , giá cả , phân phối và xúc tiến
I.2.1 Chính sách sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống Mar-mix.
Chính sách sản phẩm là nhân tốa quyết định của chính sách kinh doanh cũng
như chính sách Mar-mix, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua
lượng sản phẩm hay dịch vụ được cung ứng. Hàng hoá là tất cả những cái gì
có thể thoả mãn nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường
với mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là
những vật hữu hình, dịch vụ, sức lao động, đất đai, tác phẩm nghệ thuật.
Xét từ góc độ Marketing, mọi sản phẩm, hàng hoá đèu phải qua một chu kỳ
sống gồm 4 giai đoạn đó là:



- Giai đoạn một: Giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường
- Giai đoạn hai: Giai đoạn sản phẩm tăng trưởng.
- Giai đoạn ba: Giai đoạn sản phẩm trưởng thành, bão hoà
- Giai đoạn bốn: Giai đoạn sản phẩm suy thoái
Chu kỳ sống của sản phẩm là quãng thời gian kể từ lúc sản phẩm được tung
ra thị trường cho đến lúc nó biến mất.
Các doanh nghiệp thường phải nghiên cứu chu kỳ đời sống của sản phẩm
nhằm mục đích thấy được các đặc trưng của mỗi giai đoạn trong một chu kỳ,
từ đó có những giải pháp Marketing tương ứng phù hợp nhằm làm cho một
sản phẩm ít nhất là vượt qua tất cả các giai đoạn của một chu kỳ sống nếu
tốt hơn nữa thì lại tiếp tục chu kỳ tiếp theo.
1.2.2. Chính sách giá
Giá cả hàng hoá là lượng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để chi trả một loại
hàng hoá nào đó, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giá đóng
một vai trò rất lớn vì nó là một bộ phận cấu thành Mar-mix và là công cụ
cạnh tranh đắc lực. Đối với người tiêu dùng thì giá cả có ảnh hưởng rất lớn
trong quá trình mua hàng hoá và dịch vụ. Do vậy, việc định giá bán phải bồi
hoàn đủ chi phí, phải đảm bảo mức lãi và được người tiêu dùng chấp nhận
trong mọi điều kiện của thị trường. Dựa vào những căn cứ yêu cầu khác
nhau về quá trình hình thành giá cả để xác lập ra những giá khác nhau ban
đầu của một loại sản phẩm dựa trên căn cứ sau:
+ Dựa vào pháp luật-chính sách quản lý giá của Nhà nước
Thông thường nhà nước quản lý giá trong điều kiện kinh tế thị trường thông
qua hai hình thức: quản lý trực tiếp thông qua đặt giá trần giá sàn và quản
lý gián tiếp bằng cách Nhà nước tìm phương hướng tác động vào quan hệ
cung cầu trên thị trường từ đó điều chỉnh giá cho nền kinh tế.
+ Dựa vào đặc tính của sản phẩm trên hai yếu tố đó là : chu kỳ sống và chi
phí sản xuất.
+ Dựa vào những mục tiêu của doanh nghiệp như mục tiêu doanh số bán, lợi
nhuận,mục tiêu chiếm lĩnh thị trường...

+ Dựa vào nhu cầu thị trường trong tương lai
+ Dựa vào khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường
Việc xác định giá cả cho một loại hàng hoá rất quan trọng, do đó nó cũng hết
sức phức tạp khó khăn. Thông thường nó là một quá trình gồm các giai đoạn
sau:
*
Giai đoạn 1: Công ty phải các định mục tiêu hay mục tiêu Marketing của
mình một cách kỹ càng như: Mục tiêu là bảo đảm sống sót, tăng tối đa lợi
nhuận trước mắt, giành thị phần hay chất lượng hàng hoá.
* Giai đoạn 2: Công ty cần phải tính toán xem tổng chi phí của mình thay
đổi như thế nào khi khối lượng sản phẩm khác nhau ra đời.
*
Giai đoạn 3: Công ty xây dựng cho mình một đường càu bằng đồ thị thể
hiện số lượng hàng hoá chắc chắn sẽ bán được trên thị trường trong một


khoảng thời gian cụ thể theo mức giá khác nhau. Nhu cầu thị trường càng
không co giãn thì giá cả do công ty đặt ra càng cao.
*
Giai đoạn 4: Công ty nghiên cứu giá cả của các đối thủ cạnh tranh để sử
dụng chúng làm căn cứ khi xác định vị trí giá cả cho hàng hoá của mình.
* Giai đoạn 5: Công ty lựa chọn cho mình một trong những phương pháp
hình thành giá sau:
- Chi phí bình quân cộng lãi
- phân tích điểm hoà vốn và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu
- Xác định giá căn cứ vào giá trị cảm nhận được của hàng hoá.
- Xác định giá căn cứ vào mức giá hiện hành và xác định trên cơ sở thầu kín.
Công ty quyết định giá cuối cùng cho hàng hoá cần lưu ý đến sự chấp nhận
về mặt tâm lý đầy đủ nhất, đối với giá đó và nhất thiết phải kiểm tra xem giá
đó có phù hợp với những mục tiêu của chính sachs giá cả mà công ty thi

hành không và những người phân phối và các nhà kinh doanh, các nhân viên
bán hàng của công ty, các đối thủ cạnh tranh, những cung ứng và các cơ
quan Nhà nước có sẵn sàng chấp nhận không.
1.2.3. Chính sách phân phối
Kênh phân phối là tập hợp các công ty hay cá nhân mà qua đó người bán
thực hiện việc chuyển giao cho người tiêu dùng quyền sử dụng hay quyền sở
hữu hàng hoá hay dịch vụ cụ thể. Kênh phân phối là con đường hàng hoá
được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhờ nó mà khắc
phục được những trở ngại về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu hàng hoá
và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng. Các thành viên của kênh
phân phối làm một số chức năng:
1. Nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trao đổi.
2. Kích thích tiêu thụ, soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
3. Thiết lập các mối quan hệ, tạo dựng và duy trì những mối quan hệ với
những người mua tiềm ẩn.
4. Hoàn thiện hàng hoá, làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của
người mua. Việc này liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân loại lắp ráp
và đóng gói.
5. Tiến hành thương lượng, những việc thoả thuận với nhau về giá cả và
những điều kiện khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao quyền sở
hữu hay quyền sử dụng.
6. Tổ chức lưu thông hàng hoá, vận chuyển và bảo quản, dự trữ hàng hoá.
7. Đảm bảo kinh phí- tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp các chi phí
hoạt động của kênh.
8. Chấp nhận rủi ro, gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh.
* Các thành viên trong kênh phân phối Marketing bao gồm:
- Người cung ứng (doanh nghiệp sản xuất, người xuất khẩu ...) là người bắt
đầu của kênh có nhiệm vụ cấp hàng hoá cho lưu thông.



- Người trung gian ( gồm các phần tử trung gian như các đại lý cấp 1,2...
những người bán buôn, người bán lẻ...) là những người trung gian giữa nhà
sản xuất và người tiêu dùng có nhiệm vụ làm cho hàng hoá lưu thông thuận
lợi.
- Hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, cửa hàng, hệ thống thông
tin thị trường, các dịch vụ khác tham gia vào các kênh phân phối.
- Người tiêu dùng là khâu cuối trong kênh.
Trong kênh phân phối số lượng các trung gian nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vị
trí, thị phần, khả năng tài chín của công ty cũng như uy tín của công ty trên
thị trường. Trong thực tế thường có các loại kênh phân phối sau
* Kênh cấp không (Marketing trực tiếp) gồm nhà sản xuất, nhà kinh
doanh bán hàng lưu động, bán hàng qua bưu điện và bán hàng qua các cửa
hàng của nhà sản xuất.
*
Kênh cấp 1: Bao gồm một người trung gian. Trên thị trường tiêu dùng,
người trung gian này là người bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu sản
xuất thì người trung gian là đại lý tiêu thụ hay người môi giới.
*
Kênh cấp 2: Bao gồm 2 trung gian. Trên các thị trường người tiêu dùng
những người trung gian này thường là những người bán lẻ và bán sỉ người
tiêu dùng sẽ mua hàng từ họ, còn trên thị trường tư liệu sản xuất thì có thể
là người phân phối hay đại lý công nghiệp.
*
Kênh cấp 3: Bao gồm nhiều người trung gian. Trong kênh này thường
có người bán sỉ nhỏ trong trường hợp này thì người tiêu dùng mua sản
phẩm từ người bán lẻ và bán sỉ nhỏ còn người bán sỉ (đại lý cấp 1) thường
không bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
Trong thực tế còn tồn tại những kênh nhiều cấp hơn. Theo quan điểm của
các nhà sản xuất thì kênh càng nhiều cấp thì càng khó kiểm soát ở mỗi khâu

phân phối, cần sử dụng bao nhiêu trung gian là tuỳ thộc vào chiến lược phân
phối. Có các loại chiến lược phân phối sau đây:
+ Chiến lược phân phối rộng rãi: Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này
khi muốn mở rộng thị phần và làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm
của mình.
+ Chiến lược phân phối rộng quyền: Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược
này khi đã có uy tín trên thị trường do vậy họ muốn lựa chọn người phân
phối có năng lực nhất. Với các mặt hàng đặc biệt thường áp dụng chiến lược
này.
+ Chiến lược phân phối chọn lọc: Trường hợp này các doanh nghiệp kết hợp
hài hoà hai chiến lược trên.
1.2.4. Chính sách xúc tiến
Mục đích của chiến lược này là giới thiệu và truyền tin về số lượng cung
để cho cung cầu gặp nhau nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá thoả mãn
tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và để đạt hiệu qủa kinh doanh cao nhất,
nó thuộc về giai đoạn thứ ba của phương pháp tiến hành hoạt động


Marketing và là giai đoạn cuối cùng của hoạt động này. Về cơ bản thì chính
sách giao tiếp khuyếch trương bao gồm bốn yếu tố sau:
- Quảng cáo
- Xúc tiến bán hàng
- Bán hàng cá nhân
- Quan hệ với quần chúng (tuyên truyền)
Đối với một doanh nghiệp thì vấn đề đặt ra là cần phải lựa chọn yếu tố nào
trong 4 yếu tố đó để giới thiệu và truyền tin về sản phẩm của mình. Để làm
điều đó thường các doanh nghiệp dựa vào các phân tích sau:
+ Phân tích bản chất, đặc trưng của mỗi yếu tố thuộc về chính sách giao tiếp
khuyếch trương.
+ Phân tích loại hình sản phẩm, loại hình thị trường , thông thường người ta

chia làm hai loại sản phẩm là hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Vị
trí của 4 yếu tố nêu trên nó được sắp xếp một cách khác nhau theo hai loại
thị trường đó là vì những đặc trưng của thị trường

2. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa
2.1.

Xuất khẩu tại chỗ
- Khái niệm
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước
của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng cho các doanh nghiệp
đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài
; hoặc bán hàng sang khu chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam .

-

Đặc điểm
+ Hợp đồng ký kết là hợp đồng ngoại thương
+ Hàng hóa vật tư là đối tượng mua bán của hợp đồng không xuất khẩu ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam
+ Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan về xuất khẩu tại
chỗ và các thủ tục khác để hoàn thuế


+ Nơi giao nhận : trong hợp đồng phải có điều khảo quy định nơi giao ,
nhận hàng tại Việt Nam ghi rõ tên , địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tại
chỗ
+ Phương thức thanh toán : trong hợp đồng phải có điều khoản quy định
thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng
+ Đối tượng : là hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài , nhưng theo chỉ

định của thương nhân nước ngoài giao cho doanh nghiệp khách tại Việt
Nam
+ Các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu
tại chỗ
+ Định kỳ hàng quý , doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ phải báo cáo cơ quan
Thuế sở tại và cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ về
tình hình , số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ
+ Về thuế GTGT : hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%
+ Về thuế xuất khẩu : nộp theo quy định của Luật thuế xuất nhẩu khẩu và
biểu thuế xuất khẩu hiện hành
2.2.
Xuất khẩu gia công
- Khái niệm
Gia công xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó,
người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp : máy móc, thiết bị, nguyên phụ
liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia
công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng. Toàn bộ sản phẩm sẽ được giao cho người đạt gia công để nhận
tiền gia công. Đây là hình thức xấu khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho
đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da...
-

Các hình thức gia công quốc tế
+. Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm : Bên đặt gia công giao nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm, (không chịu thuê quan) cho bên nhận gia công để chế
biến sản phẩm và sau thiời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi sản phẩm và trả
phí
gia
công.



-

+. Mua đứt, bán đoạn dựa trên HĐ mua bán dài hạn với Công ty nước ngòai:
Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thàn phẩm cho bên nhận gia
công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trương
hợp này quyền sở hữu nguyên liệu, bán thnàh phẩm thuộc về bên nhận gia
công. Vì vậy khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm phải chịu
thuế.
+. Kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, bên nhận
gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
Bên cạnh các hình thức trên còn có hình thức gia công chuyển tiếp: là hình
thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng
làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu tại Việt Nam
(theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
Đặc điểm cảu gia công xuất khẩu
+. Khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước
ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép

+. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản nhất
định.
+. Nguyên liệu chủ yếu đựơc nhập khẩu từ nước đặt gia công. Nước nhận
gia công nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật…của nước này. Và
nước đặt gia công sẽ gởi kỹ thuật viên sang giám sát qúa trình sản xuất.
+ .Hàng hoá chủ yếu là để xuất khẩu chứ không để tiêu dùng nội địa
+. Gia công xuất khẩu chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, của khách hàng
nước ngoài. Khách hàng nước ngoài là người đưa ra kiểu, dáng, mẫu thíêt

kế ,
bên nhận gia công sẽ thực hiện
+. Đặc điểm để phân biệt gia công xuất khẩu với các loại hình xuất khẩu
khác là vấn đề lợi nhuận hoạt động của công ty: Doanh thu của hoạt động
gia công xuất khẩu thực chất là tiền công trừ đi các chi phí gia công
2.3.
Xuất khẩu ủy thác
- Khái niệm
Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ
thương mại thông qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác
và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó
- Đặc điểm
+. Bên được ủy thác mua bán hàng hóa là doanh nghiệp kinh doanh mặt
hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa
theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác


+. Bên ủy thác mua bán hàng hóa là doanh nghiệp giao cho bên được ủy
thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả phí ủy
thác
2.4. Xuất khẩu tự doanh
- Khái niệm
Xuất khẩu tự doanh là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm và tự tìm
kiếm khách hàng để xuất khẩu
- Điều kiện áp dụng
+. Thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp
+. Doanh nghiệp chủ động trong việc kinh doanh của mình
+. Doanh nghiệp có thực lực , khả năng và muốn khẳng định thương hiệu
trên thị trường quốc tế
2.5. Xuất khẩu qua các đại lý ở nước ngoài

- Khái niệm
Đây là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước
ngoài làm đại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về
- Điều kiện áp dụng
+. Phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thị trường
+. Chọn được đại lý có độ tin cậy cao để giảm rủi ro
2.6. Tạm nhập tái xuất
- Khái niệm
Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mau hàng hóa của một nước
, nhập về Việt Nam sau đó tái xuất khẩu sang nước khác mà không cần chế
biến tại Việt Nam
- Đặc điểm
+. Là 2 hợp đồng riêng biệt : hợp đồng mua hàng (do doanh nghiệp Việt ký
với doanh nghiệp nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do doanh nghiệp
Việt ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu) . Hợp đồng mua hàng có thể ký
sau hợp đồng bán hàng tùy theo điều kiện cụ thể do các doanh nghiệp tự
quyết đinh .
2.7. Chuyển khẩu
- Khái niệm
Là việc mua hàng từ một nước , vùng lãnh thổ để bán sang một nước , vùng
lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
- Đặc điểm
+. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau :
. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khâu không
qua cửa khẩu Việt Nam
. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam



. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan , khu vực trung chuyển hàng
hóa tại cảng Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
2.8. Xuất khẩu mậu biên
- Khái niệm
Là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt , doanh nghiệp tự tổ chức đưa
hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với
Trung Quốc , Lào ,Campuchia để xuất khẩu
- Đặc điểm
+. Doanh nghiệp ít khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu
+. Không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh , mà thanh toán
bằng hàng hóa hoặc đồng nội tệ của nước xuất hoặc nhập khẩu
+. Ở thời điểm giao và nhận hàng hóa có đại diện của cả người bán và người
mua
+. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ . Địa điểm giao hàng là ngay
tại điểm tập kết của nước nhập khẩu hoặc các địa điểm nằm sâu trong nước
nhập khẩu (tùy thỏa thuận giũa 2 bên)
2.9.
Tổ chức phân phối tại nước
- Khái niệm
Là hình thức mà doanh nghiệp nước xuất khẩu sẽ trực tiếp xây dựng hệ
thống phân phối tại nước xuất khẩu thông qua việc mở các chuỗi siêu thị
tiêu thụ
- Đặc điểm
+. Có sự thành lập hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu
+. Hệ thống này do các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp quản lý
2.10.
Thương mại điện tử
- Khái niệm
Là hình thức mà doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đáp ứng các đơn

hàng của doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên các phương tiện điện tử và
mạng internet
- Đặc điểm
+. Việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những
phương tiện điện tử
+. Các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn , giúp tiết kiệm chi
phí và mở rộng không gian kinh doanh
I.
1.

PHẦN THỰC HÀNH
Tổng quan về thị trường Mỹ
Mỹ là một quốc gia Bắc Mỹ rộng lớn với diện tích 9.327.614 km2 , dân số là
308.75 triệu người (năm 2010) . Đây là một thị trường riêng lẻ lớn nhất thế
giới , là nước tham gia giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quan
trọng trên thế giới như : Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) , Ngân Hàng


Thế Giới (WB) , Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) , ..là đầu tàu của khu vực mậu
dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
1.1. Đặc điểm về kinh tế
Kinh tế Mỹ có quy mô lớn nhất thế giới, tới 13.210 tỉ USD trong năm
2006. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn
và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nềnkinh tế vi mô, ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì
được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 44.000
USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có mức
độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ
thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao. Các mối quan tâm
chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ gồm nợ quốc gia, nợ nước ngoài, nợ của

người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm thấp, và sự thâm hụt tài chính lớn.
Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2007, tổng nợ nước ngoài của Hoa Kỳ
là 12.000 tỉ USD, tương đương 88% GDP của nước này, Nợ công cộng (còn
gọi là nợ quốc gia) tương đương 65% GDP.Trong năm 2008 kinh tế Mỹ đã
gặp một cuộc khủng hoảng khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng
Bảng 1.1. Mức tăng trưởng kinh tế (mức thay đổi hằng năm %)
Năm
2007
2008
2009
2010
Mỹ
2.1
0.4
-2.7
1.5
EU
2.7
0.7
-4.2
0.3
Nhật Bản
2.3
-0.7
-5.4
1.7
Trung
13.0
9.0
8.5

9.0
Quốc
Nguồn IMF , Wofld Economic Outlook (Janualy , 26, 2010)
Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới . Từ thập kỷ 90 trở lại đây,
Mỹ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung
của cả khối G7 . Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là
3.6 % trong khi đó mức tăng trưởng chung của cả khối G7 trong cùng thời
kỳ là 2.6 % . Mỹ chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ , thương
mại điện tử , thông tin , tin học , bưu điện,du lịch , vận tải hàng không , vận
tải biển , y tế , giáo dục , điện ảnh , tư vấn ,…Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ
hiện nay , Mỹ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc
tế thực hiện bằng đồng đô la . Năm 2005 , Mỹ xuất khẩu khoảng 380 tỷ USD
dịch vụ
Các ngành công nghiệp chính của Mỹ bao gồm : dầu lửa , sắt thép , ô tô ,
hàng không , viễn thông , hóa chất , điện tử , chế biến thực phẩm , hàng tiêu
dùng , khai thác gỗ , khoáng sản . Các nganmhf chế tạo hàng không , điện tử ,
tin học ,nguyên tử , vũ trụ , hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn
của Mỹ . Các sản phẩm nông nghiệp chính của Mỹ là : lúa mỳ , các loại ngũ
cốc khác , bong , hoa quả , thịt bò , thịt lợn , gia cầm , sản phẩm sữa , lâm
sản , cá


Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả doanh nghiệp sở
hữu tư nhân và chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Quả thực, một
số trong những cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử kinh tế Mỹ tập trung
vào vai trò tương đối của các khu vực nhà nước và tư nhân.
Hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sở hữu tư nhân. Các
doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và gần hai phần
ba tổng sản lượng kinh tế của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân (một
phần ba còn lại được mua bởi chính phủ và doanh nghiệp). Trên thực tế, vai

trò của người tiêu dùng lớn đến mức quốc gia này thỉnh thoảng được mô tả
là có một “nền kinh tế tiêu dùng”.
1.2.

Đặc điểm về chính trị - pháp luật
Nhà nước Mỹ được tổ chức theo chế độ Cộng hòa dân chủ tư sản tổng
thống . Dựa theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập” , quyền lực chính trị được
các giai cấp tư sản Mỹ thực thi nguyên tắc phân quyền và đối trọng thông
qua 3 cơ quan độc lập : quyền lập pháp được giao cho Quốc hội , quyền hành
pháp được giao cho Tổng thống , và quyển tư pháp đươc giao cho Tối cao
pháp viện . Mỗi cơ quan này thực thi quyền lực một cách độc lập trong cơ
chế kiểm soát và khống chế lẫn nhau.
Hệ thống pháp luật Mỹ có đặc điểm
Thứ nhất : hệ thống pháp luật Mỹ là hệ thống Common Law – là một trong
sáu hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới
Thứ hai : hệ thống pháp luật được chia thành 2 ngành Công pháp (Public
Law) – được thể hiện ở Hiến Pháp , Bộ luật , Đạo luật và văn bản dưới luật ;
và Tư pháp (Private Law) – phần lớn vẫn tồn tại dưới hình thức là các án lệ .
Đó là điều lý giải tại sao Mỹ ban hành hệ thống đồ sộ các văn bản điều chỉnh
hoạt động kinh tế và hoạt động nhập khẩu
Thứ ba : mặc dù là cường quốc số một thế giới nhưng Mỹ là nhà nước tư
sản , cho nên đã sử dụng pháp luật như công cụ , vũ khí sắc bén nhất để bảo
vệ , duy trì và củng cố chế độ chính trị cũng như vị thế của mình trên thế giới
Luật thương mại Mỹ có rất nhiều và phức tạp . Nhìn chung , nó được sử dụng
3 hình thức chính trong việc hoạch định chính sách thương mại
+ Thỏa thuận đa biên : bao gồm cả MNF luôn sử dụng Quy chế tối huệ quốc
là quyền ưu đãi chung như công cụ chính sách thương mại trong quan hệ với
các nước , ràng buộc họ phải có những cải cách thích hợp về kinh tế và
thương mại.
+ Thỏa thuận khu vực : sử dụng các hiệp định thương mại ưu đãi như một

công cụ quan trọng . Mỹ đã có nhiều các hiệp đinh thương mại song phương
(như với Canada , Việt Nam ,..) và hiệp định thương song phương (như với
NAFTA) . Tích cự tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế của các nước châu Á –
Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác kinh tế của các nước châu Mỹ ,
nhằm đặt những cơ sở thuận lợi tăng cường ảnh hưởng của mình trong
những khu vực này .


+ Luôn hoạt động đơn phương và có tranh chấp thương mại : tạo sức ép
đơn phương để mở cửa thị trường nước thứ ba
Hệ thống chính sách pháp luật này nhằm vào mục đích :
+ Thúc đẩy mậu dịch tự do : ý tưởng này trở thành một khuynh hướng
thống trị trong chính sách thương mại Mỹ . Các nhà làm luật Mỹ đang chú tâm vào
mậu dịch công bằng nhằm hạn chế các rào cản thương mại , chống lại sự không
công bằng hạn chế nhập khẩu của các bạn hàng đối với Mỹ.
+ Thúc đẩy xuất khẩu : chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp riêng cho việc
thúc đẩy xuất khẩu tương ứng với nhiều tình thế mà xuất khẩu Mỹ phải đương đầu
+ Ổn định đồng đôla : Mỹ mong muốn tăng cường sức mạnh của USD trên thị
trường tiền tệ thế giới
1.3.

Đặc điểm về văn hóa – xã hội

Có thể coi Mỹ là quốc gia của nhưng người nhập cư , với hầu hết mọi màu
da , sắc tộc , tín ngưỡng …nên môi trường văn hóa – xã hội Mỹ rất phức tạp .
Góp vào bức tranh xã hội đầy màu sắc , tôn giáo Mỹ hết sức đa dạng và
phong phú , mang một bản sắc riêng không thể thấy ở bất kỳ quốc gia nào .
Hiện nay , ở Mỹ có khoảng 219 tôn giáo lớn nhỏ được chia thành 341 ngàn tổ
chưc địa phương . Tôn giáo lớn nhất và quan trong nhất là Chistmas (còn goi
là đạo Kito hay Cơ đốc giáo ) , Tân giáo , Thiện chúa La Mã….Với một nền tôn

giáo đa giáo phái và một số lượng khổng lồ các hoạt động tôn giáo như vậy
mà trên nước Mỹ không có xảy ra các cuộc tàn sát tôn giáo hay xung đột tôn
giáo . Trong khi hiện nay tôn giáo và sắc tộc là hai vấn đề tế nhị và là những
khởi đầu của nhiều cuộc xung đột hoặc khủng bố đẫm máu. Đây là điểm khác
biệt của người Mỹ.
Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu á, nhìn chung,
người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn
giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân
này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.
Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào
vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác
định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán,
và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành
chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên
cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán
chính trị cũng như trong kinh doanh.
Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng
vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là
được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng
khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan
tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm
không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn


sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin
mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

2. Tình hình cung và sức cạnh tranh nội địa
Đã có sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp này, với sự sản xuất dàn trải
từ sản xuất trên phạm vi rộng, công nghiệp hóa cao tới sản xuất đồ dùng

trong gia đình với phạm vi nhỏ. Tình trạng sản xuất đồ gia dụng trong các
làng nghề rất là phổ biến. Các công nhân lành nghề sản xuất hàng loạt các
sản phẩm, chủ yếu làm bằng tay nhưng được hỗ trợ bởi một số máy móc đơn
giản. Vì những sản phẩm này làm bằng tay, sử dụng các phương pháp và
kiểu dáng truyền thống, nên nó có thể được tiêu thụ như là những sản phẩm
chuyên biệt. Tuy nhiên sự không thay đổi về mặt chất lượng và sự trì trệ
trong quản lý sản xuất đang trở thành những hạn chế thực tế của ngành
này. Ở nơi nào mà không có cơ cấu có tổ chức thì nơi đó sản xuất không có
hệ thống. Nên khi một đơn đặt hàng lớn được làm thì phải cần đến sự kết
hợp tham gia của nhiều đơn vị nhỏ để hoàn thành, tuy nhiên nó được làm
theo một phương thức không được tổ chức một cách rộng lớn.

Việt Nam có khoảng 20,000 doanh nghiệp chế biến gỗ, gồm cả doanh nghiệp
nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn. Có khoảng 450 công ty xuất khẩu
đồ nội thất, trong số đó có 120 nhà sản xuất đồ ngoại thất/vườn, và 330
công ty sản xuất đồ nội thất, với công suất hàng năm là 2.2-2.5 triệu mét
khối gỗ tròn. Ngành công nghiệp này thu lợi từ sự đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ các nước như Singapore, Đài loan, Malaysia, Na-uy, Trung quốc và
Thụy điển. Một số công ty trong số đó có thể đáp ứng được nhu cầu về số
lượng và chất lượng cho các khách hàng, các sản phẩm sản xuất hàng loạt
của họ đều đạt chứng chỉ ISO. Các nhà máy của họ được tổ chức và quản lý
tốt với đội ngũ nhân công có tay nghề chuyên môn và xác định rõ được các
chức năng của mình.

Việt Nam có chi phí nhân công thấp và có đội ngũ công nhân với tay nghề kỹ
thuật tinh xảo (Bảng 2.1). Các công nhân có thể học để sử dụng máy móc kỹ
thuật mới một cách rất nhanh và có thể sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng và
phong phú, từ các nguyên vật liệu xây dựng (ví dụ như khung cửa chính và
cửa sổ), đồ nội thất tổng hợp (ví dụ như bàn, ghế), cho tới đồ nội thất có



chạm khắc hoặc có gắn các phụ liệu đặc biệt. Tuy nhiên ngành này thiếu
những tay nghề chuyên môn để đáp ứng các nhu cầu về thương mại trên
phạm vi rộng, ví dụ ngoại ngữ và các kỹ năng tiếp thị. Kết quả là, các nhà sản
xuất Việt Nam nói chung không kinh doanh trực tiếp được với người mua và
những nhà tiêu thụ đặc biệt, nhưng giữ vai trò trung gian điều này thường
thấy ở nước ngoài, ví dụ như Hồng Kông và Singapore. Các nhà tiêu thụ đồ
nội thất Việt Nam chủ yếu là những chủ cửa hàng bán giảm giá và không
chuyên như các cửa hàng hoạt động tự làm, các chủ hàng đặt hàng qua thư
và bán hàng trực tiếp.

Bảng 2.1. Sự so sánh chi phí nhân công trong khu vực
Tiền lương/giờ (USD)
Việt Nam

0.2-0.6

Indonexia

0.3-0.4

Trung quốc

0.5-0.75

Malaysia

1.25-1.40

Thái lan


1.5

Đài loan

5.0
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính trị thế giới , 2005)

Đa số các sản phẩm đồ nội thất Việt Nam được xem là có “chất lượng trung
bình” với sự gia tăng giá trị thấp. Mảng thị trường ở tầm thấp và trung bình
đòi hỏi cạnh tranh về giá cả, vận chuyển nhanh, đóng gói tốt và tăng cường
sử dụng gỗ có chứng chỉ. Tất cả những yêu cầu đó vẫn là những thách thức
lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam. Hơn cả là không phải mọi nhà sản xuất
đều tham gia hệ thống quản lý chất lượng ISO cho nên chất lượng sản phẩm
không ổn định. Giá trị gia tăng của các nhà sản xuất Việt Nam còn thấp, vì
kiểu dáng mẫu mã thường không được thiết kế một cách linh hoạt bởi các
nhà sản xuất, mà đa số nhận một cách thụ động từ các nhà tiêu thụ nước
ngoài. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ đang tăng cường đòi hỏi đa dạng hóa
sản phẩm, mang đến cho các nhà sản xuất Việt Nam cơ hội tư bản hóa và


cách phòng ngừa cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp mạnh đang tồn tại
như Trung quốc, Thái lan, Indonesia, và Malaysia.

Sự thiếu hụt nguyên vật liệu trong ngành công nghiệp sản xuất nội thất ở
Việt Nam đã lắng xuống trong một giai đoạn dài, nhưng hiện nay Việt Nam
vẫn nhập khẩu khoảng 80% gỗ để sử dụng trong sản xuất. Do sự đi xuống
trong cung cấp nội địa, kèm theo các chính sách hạn ngạch đốn gỗ của chính
phủ và sự gia tăng của nhu cầu đã gây áp lực cho nhiều công ty trong việc
nhập khẩu từ các nước láng giềng. Năm 2003, ngành công nghiệp chế biến

gỗ của Việt Nam đã tiêu tốn 350 triệu $ cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và
các sản phẩm rừng, tăng 39% mỗi năm. Gỗ khúc và gỗ xẻ chiếm 80% gỗ
nhập khẩu. Các quốc gia Châu á gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia
và Malaysia là những nhà cung cấp chính gỗ tròn và gỗ xẻ cho Việt Nam. Các
nhà cung cấp khác gồm quốc gia đảo Solomon, New Zealand, Thụy điển,
Brazil, Hoa Kỳ, và các quốc gia thuộc liên bang Xô viết cũ, nhưng chi phí vận
chuyển từ các quốc gia này tương đối cao.

Nhu cầu về gỗ có chứng chỉ đang gia tăng ,thế nhưng Việt Nam vẫn thiếu hệ
thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm
được làm từ gỗ có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý
rừng (FSC) Hiện ở Việt Nam không nơi nào có hệ thống chứng chỉ như vậy.
Kết quả là, để nhằm đáp ứng các hợp đồng có yêu cầu chứng chỉ FSC, các nhà
sản xuất phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ đó, điều này làm tăng giá thành
sản phẩm. Các công ty trong lĩnh vực này rất không đồng nhất, một vài công
ty sử dụng máy móc lỗi thời, các công ty khác lại sử dụng những máy móc kỹ
thuật hiện đại. Máy nội địa được sản xuất ở Việt Nam phần lớn là kém hiệu
quả và không đáp ứng được các yêu cầu quốc tế về độ an toàn, mức độ ô
nhiễm và tiếng ồn. Máy móc được nhập từ Đài loan, Trung quốc, Nhật bản và
Đức thường lạc hậu và ở tình trạng hoạt động kém, do đó không đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Một vài công ty đã công nghiệp hoá sản xuất cao, với máy
móc có mức độ chất thải thấp, mức độ tiếng ồn dưới 90 đêxiben (decibels) và
tiêu chuẩn an toàn cao, hoạt động sản xuất tốt. Nhưng thật không may là chỉ
có một vài công ty như vậy ở Việt Nam và do thiếu sự tổ chức giữa các nhà
sản xuất nên không có sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa các nhà máy.


3. Thị trường Mỹ đối với các sản phẩm từ gỗ
Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ những năm gần đây không ngừng tăng, ước
tính từ 1996 đến năm 2001 nhu cầu này tăng 33,6% (1996: tiêu thụ 23.622

triệu USD, năm 2001: tiêu thụ 31.552 triệu USD). Do trong nước không đáp
ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng, từ mức 4.988 triệu USD
năm 1996 lên 10.200 triệu USD năm 2001. Nói cách khác, đồ gỗ nhập khẩu
hiện chiếm 1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ.
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ làm từ gỗ (chiếm 44% thị
phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đồ gỗ pḥòng khách, bếp; đồ gỗ nhồi (bọc)
chiếm 37,8%, chủ yếu là salụng, sụpha; đồ bọc nệm (mattress) chiếm 12,5%;
đồ làm từ kim loại chiếm 5,8%, chủ yếu là đồ ngoài trời và nhà bếp, pḥòng
ăn.
Với doanh thu xuất khẩu (XK) đồ gỗ năm nay ước đạt 4 tỷ USD, doanh nghiệp
(DN) Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ,
Nhật, châu Âu; trong khi thị trường nội địa cũng đạt đến quy mô 3 tỷ USD
nhưng các DN vẫn lúng túng trong tiếp cận và khai thác. Đồ gỗ Việt Nam
hiện XK đến khoảng 120 thị trường trên toàn cầu, trong đó 2 thị trường Mỹ
và EU đã chiếm đến 80% kim ngạch XK với doanh thu năm 2011 hơn 3,9 tỷ
USD. Tuy nhiên, trong doanh thu nội địa thì chỉ 20% doanh số thuộc về sản
phẩm của DN trong nước, 80% doanh số từ sản phẩm nhập khẩu. Lý do: DN
sản xuất thừa nhận chưa nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
nội địa nên Việt Nam phải nhập khẩu 2,4 tỷ USD đồ gỗ.
3.1. Thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ
Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu và màu sắc có tự nhiên hay
không. Họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí
đơn giản và màu sắc thích hợp, nó thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt,
bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
Phong cách trang trí đóng vai trò hết sức quan trọng giúp họ quyết định có nên
mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện
đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ
chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những
đường cong, đường uốn cũng phải giảm thiểu một cách tối đa.
Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm

đã cũ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang khác.


Ngoài ra, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên
mạng, phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu
thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời
gian giao hàng.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt
Nam người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích
“tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ không
cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ
cao su, gỗ thầu dầu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên
ngoài phải thật đẹp, bắt mắt.
3.2.

Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ

Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ mang nhiều tính đặc thù của thị
trường đỗ gỗ Mỹ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan
trọng. Người Mỹ ngày càng chú trọng đồ gỗ có gắn nhãn sinh thái, chứng chỉ
FSC, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, hạn chế sử dụng vật liệu
không an toàn cho người tiêu dùng… Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản
phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên
sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng
thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Mỹ .
3.3.

Xu hướng gia tăng các rào cản ký thuật

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều

đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Nhật Bản vừa siết
chặt hơn các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập
khẩu; Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo
trong gỗ nhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật
PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung
Quốc... Hoa Kỳ cũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng
xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặc biệt
lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng và
đồ gỗ. Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo quần dành
cho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm nhập vào


Hoa Kỳ. Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nông nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu lực từ
năm 2009.
3.4.

Xu hướng gia tăng cạnh tranh
Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng gia

tăng cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thương hiệu sản phẩm, kênh phân
phối tiêu thụ trực tiếp, dịch vụ bảo hành, sản phẩm khuyến mãi… hơn là
cạnh tranh về giá cả. Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng có chất lượng như
nhau thì người Mỹ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm có giá cạnh tranh thấp hơn,
kèm theo các dịch vụ bảo hành khuyến mãi bằng quà tặng các vật trang trí để
tiêu dùng.
Mỹ là nước nhập khấu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam
Số liệu công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong bốn tháng đầu năm
2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn 5 tỷ

USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, xuất khẩu của Việt
Nam vào Mỹ đạt 4,1 tỷ USD, tăng hơn 13%; và nhập khẩu từ Mỹ vào Việt
Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 33,4%. Việt Nam đứng thứ 27 trong các nước
xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Mỹ là trong những thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất trên thế giới,
là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ
khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế
Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 5 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, sau
các nước Trung quốc, Canada, Mehico và Italia. Riêng 5 quốc gia đứng đầu
về xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đã chiến đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ
gỗ của quốc gia này
Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng
nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực
(ngày 10/12/2001). Mỹ chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của


Việt Nam. Năm 2009 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và so với năm 2008
và là 1 trong 10 nước có giá trị xuất khẩu đồ gỗ cao nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ xuất khẩu tháng 8/2009
(Tính theo kim ngạch)
(Tỷ trọng tính theo kim ngạch)

(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong
tháng 8/2009, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn đạt cao nhất
chiếm 41.2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Trong khi Nhật
Bản chiếm 13.2%, tổng kim ngạch của các thị trường khác trên thế giới cộng
lại là 45.6% chỉ hơn Mỹ là 4.4%. Với vị trí chiếm giữ gần một nửa kim ngạch
xuất khẩu gỗ của Việt Nam Mỹ đang thị trường chủ lực được quan tâm nhất
của ngành đồ gỗ. Không chỉ trong năm 2008 mà trong năm 2009, Mỹ vẫn là

thị trường hàng đầu của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tính theo giá trị
xuất khẩu thì Mỹ cũng dẫn đầu về giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt
Nam trong năm 2009

Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (năm 2009)
Tên nước

2008

2009

% tăng


Mỹ
Nhật Bản
Trung Quốc
Anh
Đức
Hàn Quốc
Pháp
Australia
Hà Lan
Canada
Khác
Tổng

1.063.990
378.84
145.63

197.65
152.00
101.52
101.32
75.43
95.47
67.9
449.538
2.829.283

1.100.184
355.366
197.904
162.748
106.047
95.13
70.357
67.492
56.736
54.579
331.106
2.597.649

103,40
93,80
135,89
82,34
69,77
93,70
69,44

89,48
49,43
80,38
73,65

Đơn vị tính: 1.000USD
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ là
1.100.184.000 USD trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành gỗ là
2.597.649.000 USD. Mỹ chiếm 42.35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam tăng 1.15% so với năm 2008. Căn cứ vào tình hình biến động
trên có thể nhận thấy Mỹ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao giá trị kim
ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Việc nghiên cứu trị trường Mỹ
phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ là thực sự cần thiết đối với Việt Nam.

4. Thực trang xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của các doanh nghiệp
Việt Nam vào thị trường Mỹ
4.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Sau gần 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam –
Hoa Kỳ, từ chỗ chưa có tên trong danh sách nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ
những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ nội
thất và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ 6 trong năm 2005 và xếp thứ 3 trong


×