Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DỊCH VỤ 3G VIETTEL TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.45 KB, 68 trang )

Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN :

NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA DỊCH VỤ 3G VIETTEL TẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008-2015
GVHD : Thạc sĩ.Trần Thị Huế Chi
Lớp

: 210700503

Nhóm

: BOOM

Danh sách nhóm :
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Trương Thị Ngọc Anh
Lê Khánh Hà
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Lê Thanh Hồ
Hoàng Như Lam
Nguyễn Văn Phương
Nguyễn Vũ Lan Phương
Nguyễn Trúc Quỳnh

Nhận Xét Của Giảng Viên
1

10220281
10221901
10162851
10036911
10034311
10040101
10038911
10164711


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Mục Lục

2


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai
đoạn 2008-2015

3


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Lời nói đầu
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
một Doanh nghiệp trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ như hiện nay.Thì vai trò của hoạt động marketing lại càng được chú trọng
hơn bao giờ hết. Marketing không đơn thuần chỉ là hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất nghiên cứu thị trường, nghiên cứu
sản xuất, quan hệ với cộng đồng nhằm cung cấp thông tin để Doanh nghiệp không
ngừng cải tiến hoặc tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của
khách hàng cho dù là khó tính nhất.
Trong những năm vừa qua thị trường viễn thông di động trên thế giới cũng như Việt
Nam đã có những bước chuyển mình rất sôi động. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển của ngành viễn thông, đặc biệt là viễn thông
di động. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực viễn thông đã mở
ra sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông di động với những công nghệ tiên tiến như:
GSM, CDMA (công nghệ 2G). Tuy nhiên, các công nghệ này mới chỉ đáp ứng nhu cầu
của con người ở mức có giới hạn như nghe, gọi, nhắn tin, tốc độ truy cập internet vẫn
còn chậm Chính vì vậy mà sự ra đời của công nghệ 3G là một kết quả tất yếu của viêc
thỏa mãn nhu cầu của con người trong thế giới thông tin di động.
Công nghệ 3G đã phát triển trên thế giới được khoảng hơn chục năm, còn tại Việt
Nam, đây là một công nghệ mới mẻ đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người
tiêu dùng với nhiều tiện ích vượt trội hơn hẳn công nghệ 2G. Nắm bắt được nhu cầu
đó Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã xây dựng mạng lưới viễn thông 3G với
những tính năng ưu việt đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể trên khắp
cả nước với mật độ phủ sóng toàn quốc dựa trên những chiến lược kinh doanh sáng
tạo, táo bạo. Tất cả đã giúp Viettel tìm được cho mình một lối đi riêng và trở thành một
thương hiệu nổi tiếng trong cả nước và trên trường thế giới.

4


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Chính vì thế, nhóm Boom chọn đề : “ Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ
3G Viettel tại Việt Nam “ với mong muốn sẽ tự trau dồi và cung cấp cho mọi người
những kiến thức bổ ích về chuyên ngành marketing từ bài tiểu luận này.


Phần một: Tổng quan nghiên cứu
-Mục tiêu nghiên cứu.
• Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ 3G nhằm đưa ra một số

giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng chiến lược
kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel.

• Áp dụng các kiến thức đã học về marketing vào hoạt động kinh doanh thực tế

của doanh nghiệp qua đó nâng cao trình độ và kỹ năng thực hành của bản
thân.
-Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh mà công ty Viettel đã đặt ra và những



thành quả đã thu được cũng như những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện
chiến lược đó.
• Từ chiến lược kinh doanh đó thực hiện so sánh, đối chiếu với những kiến thức
đã học để rút ra những đánh giá khách quan hơn về môn học này.
-Phương pháp nghiên cứu.



Phương pháp nghiên cứu chung:
Sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu

tình hình thực tế của doanh nghiệp.


Phương pháp phân tích, thống kê, suy luận trong tổng hợp số liệu.

Sử dụng những dữ liệu được thu thập từ kết quả sản xuất kinh doanh
thực tế tại Viettel Telecom trong những năm vừa qua.
• Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
− Tìm hiểu thông tin về dịch vụ 3G thông qua trang web của Công ty Viễn
thông Viettel www.vietteltelecom.vn, về lịch sử hình thành và phát triển

5


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

của Công ty trên trang web www.viettel.com.vn, và các kênh thông tin
khác
− Thu thập thông tin về thị trường di động 3G trên các trang mạng xã hội
như : facebook , twitter, …
-Giới hạn nghiên cứu.


Các thông tin cơ bản về Công ty Viễn thông Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông
Quân đội: lịch sử hình thành và phát triển, mô hình tổ chức, kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh,…
• Các dịch vụ giá trị gia tăng mới mà Viettel đang và sẽ cung cấp trên nền tảng
công nghệ 3G từ sản phẩm, định giá, phân phối, khuyến mại cho đến các hành
vi mua sắm của khách hàng . Và chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Viettel
giai đoạn 2010-2015.

Phần hai: Nội dung nghiên cứu.

Chương 1 : Tổng quan về công ty viễn thông Viettel
1.1. Thông tin chung
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn
nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp
của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ
Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh
trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy
nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời
gian hoạt động.
Những hoạt động kinh doanh chính của Viettel :


Cung cấp dịch vụ Viễn thông



Truyễn dẫn



Bưu chính
6


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015


Phân phối thiết bị đầu cuối




Đầu tư tài chính



Truyền thông



Đầu tư Bất động sản



Xuất nhập khẩu



Đầu tư nước ngoài



In ấn
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Viettel đ ư ợ c t h à n h l ậ p n gà y 1 / 6 / 1 9 8 9 t i ề n t h â n l à C ô n g t y Đ i ệ n t ử
t h i ế t b ị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truy ền thống: khảo sát thiết kế,
xây lắp các công trìnhthông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và dịch vụ
bưu chính 1989-1985, đây là thời kỳ sơ khai hình thành. Công ty được rèn
luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và
các cột ăng ten cho các tuyến vi ba.
1.3 Quá trình phát triển:

-Năm 1989:

Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng

Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
- Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành
Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội ( tên giao dịch là Viettel ) ,
chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại
Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
- Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại
đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với
thương hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu
tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá
mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn
7


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

thông quân đội và của chính Viettel Telecom.Thương hiệu 178 đã gây tiếng
vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc
quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh
trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
- Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ
bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào
hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện
thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ
cao.
- Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ

bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính
thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự
xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một
lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá
dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị
trường thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện
công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó
đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển
thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh
doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
- Năm 2005:Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng
Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết
định số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn
thông quân sự
- Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn
8


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập
đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội
Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên
cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và
Điện thoại di động Viettel.

Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị
thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân
thiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển

khai khắp 64/64tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các
vùng lãnh thổ trên thế giới.- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…
phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5
triệu thuê bao.
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở
thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Vietnam Report vừa công bố bảng xếp hạng VNR500 (danh sách top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009). Kết quả này dựa trên số liệu doanh thu của các
doanh nghiệp tính đến 31/12/2008. Quá trình nghiên cứu và đánh giá hoàn toàn độc
lập theo chuẩn mực quốc tế với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước đặc
biệt có GS John Quelch, Phó hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Harvard.
Theo công bố, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL) nằm trong top 10
doanh nghiệp đứng đầu. Như vậy, so với năm 2008, Viettel đã nhẩy 8 bậc (từ thứ 17
lên thứ 9. Doanh thu năm2008, Viettel đạt 33.000 tỷ đồng, vượt hơn 30% kế hoạch đặt
ra và trở thành năm thứ tư liên tiếp,kết quả sản xuất kinh doanh tăng gấp đôi năm
trước. Cũng theo đánh giá này, Viettel và 9 doanh nghiệp khác thuộc nhóm 10 doanh

9


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

nghiệp dẫn đầu Việt Nam đều đủ tiêu chí lọt vào Top 1.000 doanh nghiệp lớn nhất thế
giới xếp hạng theo doanh thu của Fortune 1.000

Chương 2: Sơ lược về dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel.
2.1. Khái niệm 3G.
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3
(Third Generation) ,cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải
dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...).

Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là
lá cờ đầu (ứng dụng hủy diệt). Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều
nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính
phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm
trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ
là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi
vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G
tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số
được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao.
Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật
Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G
đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển
đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G
với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện.
2.2.Ưu điểm của 3G so với 2G.
2G (Second-Generation wireless telephone technology) là mạng điện thoại
di động thế hệ thứ 2. Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa mạng điện thoại thế hệ
đầu tiên (1G) và mạng 2G là sự chuyển đổi từ điện thoại dùng tín hiệu tương tự
sang tín hiệu số. Tùy theo kỹ thuật đa truy cập, mạng 2G có thể phân ra 2 loại:

10


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

mạng 2G dựa trên nền TDMA (Time Division Multiple Access) và mạng 2G dựa
trên nền CDMA (Code Division Multiple Access).
Trong đó, TDMA là phương thức đa truy cập phân chia theo thời gian còn
CDMA là phương thức đa truy cập phân chia theo mã. Trong kỹ thuật CDMA, tín
hiệu của mỗi người dùng (user) sẽ được dàn trải (spreading) bằng một mã xác

định trực giao (hoặc giả trực giao) với nhau. Tín hiệu truyền sẽ là tín hiệu chồng
chập của nhiều người dùng khác nhau theo thời gian và trên cùng một băng tần
số.
Còn mạng 3G (third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế
hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi
email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập
radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ
này so với công nghệ 2G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình
ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc
độ khác nhau. Tốc độ truyền dữ liệu mạng 3G theo lý thuyết sẽ cao hơn 8 lần so
với mạng 2G.
Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các
dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng
và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming;
High-ends games;...
2.3.Sự phát triển của dịch vụ 3G viettel tại Việt Nam.
Việt Nam đã chính thức “điền tên mình vào bản đồ 3G thế giới” vào năm
2009 , với 5 nhà mạng đc cung cấp dịch vụ là Viettel, Vinaphone, Mobiphone,
SFone (SPT) và EVN Telecom
25/3/2010, Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G sau thời gian thử
nghiệm, chậm hơn VinaPhone, Mobifone nhưng phủ sóng 63 tỉnh thành. Hãng đã
lắp đặt và đưa vào sử dụng 8.000trạm phát sóng, gấp 1,5 lần so với cam kết đưa
ra khi cam kết cung cấp.Với số trạm lớn nhất trong số các nhà mạng đã ra mắt
3G, Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâmhuyện, xã của 63 tỉnh, thành phố cả
11


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

nước.Cùng với khai trương sóng 3G, Viettel cũng chính thức giới thiệu các dịch

vụ, trong đó 3 dịch vụcơ bản gồm Video Call, truy cập Internet cho di động và
Internet cho máy tính. Ngoài ra, hãngcũng ra mắt các dịch vụ tải nhạc, xem TV,
chơi game trên công nghệ này.
Sau những cải tiến về giá cước và giảm giá thiết bị, loại hình internet di
động D-Com 3G đã thật sự gây được tiếng vang trong cộng đồng. Với mục tiêu
mang đến cho người tiêu dùng chất lượng tốt và cước rẻ, D-Com 3G đã và đang
từng bước khẳng định tên tuổi trên thị trường vốn dĩ cạnh tranh khốc liệt.

Mặc dù khai trương mạng 3G sau, nhưng hiện Viettel đã có được tỉ lệ lượng
thuê bao là 31%, đứng thứ 2 chỉ sau Vinaphone ( Nhà cung cấp mạng 3G đầu tiên
tại Việt Nam), điều này chothấy tiềm năng rất lớn của Viettel trong lĩnh vực
này.Quy mô rộng hơn, dịch vụ đa dạng hơn, tốc độ nhanh và ổn định hơn…đó
chính là những lý do dẫn đến xu hướng dùng mạng 3G của Viettel chứ không
phải của các nhà mạng khác
Sau 2 năm 3G đi vào hoạt động, hiện Việt Nam đã có trên 8 triệu thuê bao
3G, góp phần làm mật độ viễn thông tăng từ 87% lên 175% vào năm 2010. Hiện
Việt Nam đang có kế hoạch triển khai 4G trong tương lai gần.

Chương 3: Chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt
Nam.
3.1. Phân tích thị trường marketing và xây dựng mục tiêu.
3.1.1. Phân tích SWOT.

12


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

3.1.1.1 Điểm mạnh ( Strengths)
Mạng lưới phủ sóng rộng khắp: sau một năm chính thức khai trương mạng di

động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đôi, từ
8.000 trạm lên trên 17.000 trạm, không chỉ là nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất
Việt Nam mà còn là nhà vô địch trong khu vực Đông Nam Á. Số lượng trạm
lớn, rộng khắp của Viettel đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cập với thế giới thông
tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai
Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn.
Tốc độ truyền tải nhanh và ổn định: Viettel đã triển khai ngay từ đầu mạng
HSPA, thực chất là côngnghệ 3.75G tốc độ cao nhất ở Việt Nam hiện nay với
tốc độ download lên tới 14.4 Mbps và upload lên tới 5.7 Mbps (Vinaphone ,
Mobiphone triển khai sử dụng công nghệ HSDPA trước khi áp dụng HSPA).
Không chỉ có vậy, năng lực thực tế mạng 3G của Viettel đầu tư đã sẵn sàng cho
tốc độ download lên đến 28 Mbps. Khi khai trương dịch vụ, Viettel cam kết sẽ
cung cấp dịch vụ với tốc độ 2 Mbps cho toàn quốc. (Vượt xa yêu cầu về tốc độ
dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông là 384 Kbps cho thành phố và 144
Kbps cho nông thôn)
Với lợi thế về chất lượng và tốc độ tải dữ liệu cao, mạng 3G đã trực tiếp mở ra
xu hướng mới cho khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung số. Các thuê bao di
động sử dụng dịch vụ 3G của Viettel có mức tiêu dùng cao hơn thuê bao 2G gần
45%. Trong đó tỉ lệ dùng các dịch vụ giá trị gia tăng và lưu lượng dữ liệu cao
hơn 3,5 lần so với thuê bao không đăng ký 3G. Viettel hiện là nhà cung cấp các
dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G
hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat…
Kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích cộng đồng:
+ Chương trình nhân đạo Trái tim cho em sau _ chương trình do Viettel khởi
xướng, phối hợp tổ chức với Đài Truyền hình VN và tổ chức Đông Tây Hội
ngộ, đã được xã hội hoá mạnh mẽ và lôi cuốn được các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước hưởng ứng.

13



Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015
+

Bên cạnh chương trình Trái tim cho em, Viettel còn phối hợp với chương
trình “Nụ cười trẻ thơ” tổ chức phẫu thuật miễn phí cho gần 500 em bị dị
tật hở hàm ếch bẩm sinh với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Viettel còn đóng góp 8 tỷ đồng cho chương trình xây 1.500 nhà
tình nghĩa của Bộ Quốc phòng, đóng góp 10 tỷ đồng cho Quỹ Chất độc da

+

cam và ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai năm 2009.
Chương trình Điện thoại nông thôn nhằm hỗ trợ để mọi hộ nông dân Việt
Nam đều có điện thoại phục vụ nhu cầu kết nối do Chính phủ giao cho
Viettel thực hiện đã đi được những bước rất quan trọng. Chỉ trong 1 năm, 3
triệu máy điện thoại đã được cung cấp trên tổng số 9 triệu hộ nông dân chưa
có điện thoại. Với chính sách hỗ trợ cước thuê bao và tặng 15.000 đồng tiền
gọi mỗi tháng, mỗi năm Viettel hỗ trợ cho đối tượng này tương đương tới

1.200 tỷ đồng.
+ Với triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, ngày 20/07/2011,
Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel công bố hoàn thành 100%
“Chương trình kết nối mạng Internet cho toàn ngành giáo dục Việt Nam”,
gần 30 triệu thầy cô, học sinh và sinh viên của các trường, các cơ sở giáo
dục của cả nước có điều kiện tiếp cận với dịch vụ Internet phục vụ trong
công tác quản lý, giảng dậy và học tập, tìm kiếm tài liệu, thông tin trên
mạng Internet.
Tự mở rộng thị trường: Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng
những chiêu thức khuyến mãi để thu hút khách, nhưng sau thời gian dài, tất cả

các mạng đều lao vào khuyến mãi thì kém hiệu quả. Trong tình hình đó, các nhà
mạng đủ tiềm lực đã biết cách làm “chiếc bánh thị trường to hơn” bằng cách mở
rộng thị trường.Với kinh nghiệm bình dân hóa dịch vụ viễn thông đã được thực
hiện thành công tại Việt Nam, đến nay Viettel đã chính thức đầu tư tại 5 quốc
gia là Lào, Campuchia, Haiti, Peru và Mozambique. Với phương thức triển khai
“mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau” và triết lý 4 Any (viễn thông là mọi
lúc, mọi nơi, giá rẻ và dành cho mọi người), ở cả hai quốc gia đã chính thức
cung cấp dịch vụ Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel), Viettel đều là nhà cung
14


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

cấp dịch vụ đến sau cùng nhưng ngay từ khi khai trương đã là nhà cung cấp có
hạ tầng lớn nhất và chỉ sau 2 năm chính thức kinh doanh đều đã vươn lên số 1
về thị phần thuê bao. Cùng với việc mở rộng thị trường ra khỏi biên giới quốc
gia đã đưa tên tuổi Viettel trở thành thương hiệu quốc tế với các danh hiệu như:
Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới ( tạp chí Wireless
Intelligence bình chọn ), nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế
giới, Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thông Giải
thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009,…
3.1.1.2 Điểm yếu( Weaknesses)
-

Ra mắt sau 2 nhà cung cấp mạng lớn Vinaphone, Mobiphone: Với tiềm

lực tài chính, số lượng thuê bao lớn (trong đó có rất nhiều khách hàng trẻ tuổi đối tượng khách hàng tiềm năng của 3G), Viettel được nhận định trở thành đối
thủ đáng gờm cho các nhà mạng khác trong cuộc chạy đua giành thị phần.Thế
nhưngViettel lại khai trương mạng 3G sau Vinaphone và Mobiphone. Chính
điều này đã gây nhiều khó khăn cho Viettel trong cuộc chiến cạnh tranh thị

phần mạng 3G sau này.
Trước hết nói về Vinaphone, Mobiphone là những người đi đầu trong
việc cung cấp mạng 3G, với ưu thế đón đầu chắc chắn sẽ giành được một lượng
thuê bao lớn đáng kể bao gồm nhóm khách hàng sẵn có của nhà mạng và nhóm
khách hàng bên ngoài thích sử dụng công nghệ mới. Bên cạnh những khuyến
mãi giảm giá cước trong thời gian dài, 2 nhà mạng lớn này còn chú trọng vào
phần tiếp thị quảng cáo. Về mặt này, Vinaphone đặc biệt thành công hơn nhờ
vào các đoạn clip khá ấn tượng. Đoạn clip ban đầu rất đơn giản với hình ảnh
chữ 3G được nhân hóa đứng huýt sáo vui tươi. Tiếp theo đó là đoạn clip có rất
nhiều nhân vật từ em bé ở nông thôn, ông già cho đến anh nhân viên văn phòng,
học sinh, sinh viên đều huýt sáo. Tuy nhiên, điều khiến người ta nhớ nhất là bởi
đoạn nhạc vui, dễ bắt chước và đặc biệt là mỗi lần huýt sáo theo âm thanh nghe
rất vui tai và dễ chịu. Hẳn Vinaphone và các nhà làm quảng cáo rất “mát lòng
mát dạ” khi điệu nhạc huýt sáo quen thuộc đó trở thành điểm nhấn và là lý do
15


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

mà mỗi khi nghe điệu nhạc ấy ở đâu đó, mọi người đoán liền ngay Vinaphone
mặc dù không trực tiếp xem TV. Theo một số ý kiến của khách hàng khi sử
dụng mạng 3G, chất lượng mạng còn kém, sóng yếu và việc tính cước sai... đã
làm nhiều khách hàng chán nản với việc sử dụng mạng 3G. Điều này làm cho
nhóm khách hàng đang muốn sử dụng mạng 3G phải đắn đo suy nghĩ trước khi
đăng kí, dẫn đến việc cạnh tranh về số lượng thuê bao 3G càng gay gắt hơn
giữa các nhà mạng.Trong cuộc chiến “hậu” 3G, chiêu thức giảm giá cước
không còn hiệu quả mà việc không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng là điều
cơ bản để các nhà cung cấp mạng có thể thành công, chiếm lĩnh đươc thị
trường. Mà để đạt đươc điều đó thì chi phí bỏ ra để sữa chữa, nâng cấp hệ thống
mạng sẽ rất nhiều tiền. Vì vậy, là người theo sau nên Viettel không thể nằm

ngoài và không chịu ảnh hưởng của bối cảnh thị trường như trên.
Các dịch vụ nội dung cho mạng 3G còn ít: Điều này phản ánh thực tế,
người sử dụng di động ở nước ta chủ yếu vẫn thoại và nhắn tin, họ chỉ dùng 3G
để “lướt net”, số ít dùng video call. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, là các
nhà cung cấp dịch vụ di động gồm cả: Vinaphone, Mobiphone, EVN Telecom
chứ không riêng gì Viettel đã đưa ra quá ít dịch vụ nội dung cho loại hình này,
có nghĩa là các ứng dụng trên nền công nghệ 3G còn nghèo và chưa đủ hấp dẫn
để thu hút khách hàng.
Khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ mới 4G: Dù 4G mới chỉ
xuất hiện rải rác nhưng cái bóng của nó đang dần đổ xuống 3G, gây nên những
lo lắng nhất định cho các nhà đầu tư 3G trong việc thu hồi vốn. Khi các nhà
mạng 3G ở Việt Nam ngày càng khuyến khích sử dụng 3G thì người dùng càng
phân vân cho sự lỗi thời của công nghệ này… Thực tế này đặt các nhà mạng
đang kinh doanh 3G tại Việt Nam trước hai lựa chọn: một là đầu tư nhỏ giọt để
tránh rủi ro, trong thời gian đó thúc đẩy thu hồi vốn; hai là dừng đầu tư, khoanh
vùng 3G lại như đối với mạng 2G hiện nay để chuẩn bị đầu tư lên 4G.

16


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

3.1.1.3 Cơ hội (Opportunities)
-

Trong những năm qua, thị trường di động Việt Nam không ngừng tăng trưởng,
số lượng thuê bao tăng nhanh, người dân Việt Nam có xu hướng sử dụng dịch
vụ di động thay vì các dịch vụ cố định và đặc biệt là trào lưu của giới trẻ thích
được tiếp cận, sử dụng dịch vụ công nghệ mới. Điều đó có nghĩa, thị trường
dịch vụ 3G đang có khá nhiều khách hàng tiềm năng.


-

Viettel là một doanh nghiệp lớn nên có thể gây sức ép đối với các doanh
nghiệp nhỏ để thống lĩnh thị trường.Theo thống kê, Viettel luôn là doanh
nghiệp chiếm thị phần cao nhất trong thị trường cung cấp mạng, có khả năng
tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác để nâng lên ngôi vị số 1
dịch vụ 3G.

-

Viettel đã có thị phần lớn nhất khi mà thị trường sắp bão hoà. Có cơ hội
thôn tính các doanh nghiệp nhỏ khi các doanh nghiệp này bị thua lỗ. Ngoài
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Mobifone, Vinafone, S-phone….
đến năm 2010 đã có 11 doanh nghiệp hạ tầng mạng, 81 doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ internet (ISP),... Những doanh nghiệp này có thị phần trên thị trường rất
nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu nên nguy cơ bị thôn tính rất cao nếu Viettel gặp
thuận lợi trong quá trình phát triển.

-

Xây dựng và mở rộng công nghệ 3G sẽ là bước đệm thuận lợi trong việc ứng
dụng và phát triển công nghệ mới như HSPA, 4G,… trong tương lai, khi nhu

-

cầu và tình hình thị trường công nghệ ngày càng phát triển mạnh.
Có cơ hội hợp tác và gây ảnh hưởng lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ
nội dung, từ đó xây dựng được ưu thế và đem lại những lợi ích về lợi nhuận
hữu hình và vô hình. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung cho

mạng di động có tới trên dưới 100 doanh nghiệp tham gia. Những tên tuổi điển
hình cho dịch vụ đầy tiềm năng này như VASC, FPT, VTC. Và đương nhiên,
Vittel cũng không bỏ qua cơ hội “kiếm tiền” từ dịch vụ này. Các dịch vụ nội
dung được cung cấp cho mạng di động bao gồm phát triễn và cung cấp các tiện

17


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

ích (tải nhạc chuông, logo, hình nền…); trò chơi trên điện thoại di động; tin
nhắn trúng thưởng; tin nhắn tra cứu thông tin kinh tế xã hội; tin nhắn tư vấn
chuyên sâu...Tuy nhiên, dịch vụ mang lại doanh thu cao cho các nhà khai thác
lại là dịch vụ tra cứu thông tin kinh tế xã hội, chiếm khoảng 43% tổng danh thu
-

từ các dịch vụ nội dung cho mạng di động.
Nhu cầu thông tin giải trí và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao.
Bên cạnh đó là sự du nhập của các sản phẩm hiện đại có hỗ trợ 3G, gây được sự
thích thú bởi tính nhanh nhạy, tiện dụng, hiện đại và đang dần trở thành trào lưu
phổ biến trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các dòng sản phẩm smartphone.
Theo thống kê, có khoảng 400.000 smartphone đã xuất hiện qua đường chính
ngạch vào thị trường Việt Nam trong quý II/2011 ( theo Vnexpress )

3.1.1.4 Thách thức. ( Threats )
-

Nguồn vốn đầu tư cho 3G lớn, nếu thị trường 3G Việt Nam không phát triển
theo như dự tính thì đây sẽ là một nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của
Viettel. Từ khi được cấp phép tháng 4/2009 Viettel cam kết trong 3 năm đầu sẽ

chi tới 12.789 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng 3G (cao gấp 1,5 lần doanh nghiệp
đứng thứ hai); mức đặt cọc của Viettel là 4.500 tỷ đồng (gấp 3 lần doanh nghiệp
đứng thứ hai). Điều này cho thấy năng lực tài chính cũng như quyết tâm theo
đuổi 3G của Viettel. Tuy nhiên, chính sự mạnh tay đầu tư cũng tạo nên áp lực

-

cho Viettel. ( theo xaluan.vn)
Các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng phá giá để phá vỡ cấu trúc của thị trường, điều
này sẽ làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp.

-

Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ mới, đặc biệt là các doanh nghiệp
nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường viễn thông theo cam kết
của WTO cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Một ví dụ điển hình : mới đây, NTT Docomo, hãng cung cấp dịch vụ
viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, tuyên bố đã đầu tư vào Công ty CP
truyền thông VMG (VMG Media) nhằm mở rộng dịch vụ của hãng này tại khu
vực châu Á - Thái Bình Dương; trong khi đó, VMG đang tập trung phát triển
18


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

các dịch vụ nội dung cho mạng di động 3G và sắp tới là 4G. Cho thấy, thị
trường luôn xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng.
3.1.2.Xây dựng mục tiêu và xác định đối thủ cạnh tranh.
Từ những phân tích, nhận định về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách
thức, công ty Viễn thông Viettel đã xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và trước

mắt là xác định thị trường mục tiêu.
3.1.2.1. Mục tiêu chung:
Theo ông Tống Viết Trung – Phó tổng giám đốc công ty Viettel, 3G là mục tiêu
quan trọng nhất là Viettel theo đuổi trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường di
động ngày càng quyết liệt. Cùng với phương châm đã từng rất thành công ở
mạng 2G “mạng lưới đi trước, dịch vụ theo sau”, nhà mạng này khẳng định 3G
Viettel sẽ mang sắc màu cuộc sống khi không phân biệt đối tượng sử dụng có
thu nhập cao hay bình dân. Bên cạnh đó, không ngừng xây dựng mạng lưới để
vùng phủ 3G phải cơ bản tương đương 2G, để đảm bảo chất lượng 3G là tốt
nhất.
Với mục tiêu tiếp tục duy trì ngôi vị là mạng di động số 1 tại Việt Nam, dịch vụ
3G của Viettel phải đảm bảo được 5 cái nhất:
- Mạng di động 3G có nhiều dịch vụ hấp dẫn nhất
- Mạng di động 3G có chất lượng dịch vụ tốt nhất
- Mạng di động 3G có giá tốt nhất
- Mạng di động 3G có vùng phủ sóng lớn nhất
- Mạng di động 3G có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất
3.1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Về mạng lưới: Lắp đặt mới 17.000 – 20.000 trạm BTS 3G ( tương đương với
số trạm BTS 2G hiện nay); phấn đấu trở thành mạng di động 3G có vùng phủ
sóng lớn nhất tại Việt Nam.
19


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

- Về thuê bao: chiếm 45-50% thuê bao 3G của cả nước (bao gồm cả thuê bao di
động 3G và thuê bao băng rộng 3G).
- Về doanh thu: Doanh thu dịch vụ 3G chiếm 40-50% tổng doanh thu hàng năm
của Công ty.

3.1.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Để có thể lựa chọn thị trường mục tiêu một cách chính xác đồng thời có thể đạt
được mục tiêu đã đề ra, việc tiến hành phân khúc thị trường là rất quan trọng.
Hiện nay, mạng 3G của Viettel đã phủ sóng đến 100% các trung tâm huyện lỵ
và phụ cận của 63 tỉnh thành trên cả nước.
Thị trường mục tiêu của Viettel trong giai đoạn hiện nay chính là những khách
hàng hiện tại đang sử dụng dịch vụ của Viettel. Tuy nhiên cần có sự phân khúc
thị trường khách hàng này, Viettel cần chú trọng tập trung vào hai phân khúc
chính: một là nhóm khách hàng doanh nhân, những người có thu nhập cao; hai
là nhóm khách hàng trẻ có độ tuổi từ 15-30; đặc biệt là các bạn học sinh, sinh
viên, giảng viên… và các bạn trẻ có nhu cầu sử dụng Internet như một phần của
cuộc sống…
Thị trường tiềm năng: đây là mảng thị trường Viettel cũng cần hướng đến bên
cạnh thị trường mục tiêu. Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa sử
dụng các dịch vụ viễn thông, khách hàng hiện tại của các nhà mạng khác.
* Các định hướng chiến lược:
- Rà soát, phân loại toàn bộ dữ liệu khách hàng hiện tại theo các tiêu
thức: độ tuổi, giới tính, khách hàng doanh nhân, khách hàng VIP, nhu cầu
sử dụng dịch vụ,… để cung cấp các gói cước, dịch vụ phù hợp với từng
đối tượng khách hàng
- Có cách thức tiếp cận riêng đối với từng phân đoạn, phân khúc thị
trường

20


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường để biết
được nhu cầu và sở thích của khách hàng.

3.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh:

Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ
viễn thông khác như MOBIFONE, VINAFONE, SFONE, BEELINE… Dù hiện tại
Viettel đang chiếm lĩnh thị phần nhiều nhưng các mạng điện thoại khác đang dần tiến
tới mức cân bằng như Mobifone đã chiếm 35%.
Mạng 3G vẫn còn tương đối mới với người sử dụng mạng tại Việt Nam. Là một
trong những nhà cung cấp mạng lớn nhất thị trường viễn thông Việt Nam, công ty Viễn
thông Viettel cũng không đứng ngoài trong cuộc chạy đua về công nghệ và dịch vụ
này. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính và trước mắt mà công ty phải đối mặt đó là
Vinaphone và Mobiphone.
Hiện 3 mạng cả 3 nhà mạng này đều khẳng định thuê bao 3G bắt đầu tăng
trưởng tốt sau gần 2 năm chính thức được cung cấp dịch vụ. Ông Ngô Diên Hy, Giám
đốc Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng của VinaPhone cho biết, hiện số thuê bao 3G
của VinaPhone sử dụng thường xuyên dịch vụ này khoảng gần 2 triệu. Nếu tính thuê
bao sử dụng 3G trong 1 tháng của VinaPhone thì con số này lên tới 7 triệu thuê bao.
21


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Lý giải về sự tăng trưởng thuê bao mạnh, VinaPhone cho rằng nhà mạng này đã tung
ra khá nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cho 3G như các dịch vụ về multimedia, game cho
mobile, nghe nhạc, tin tức… Một nguyên nhân được VinaPhone viện dẫn cho việc tăng
trưởng thuê bao 3G là việc nhà mạng này phân phối chính thức iPhone tại Việt Nam từ
tháng 3/2010 đã khiến cho dịch vụ dữ liệu tăng rất mạnh do các thuê bao dùng máy
iPhone sử dụng nhiều. Ông Ngô Diên Hy dự báo, trong 3 năm tiếp theo các thuê báo
3G sẽ phát triển mạnh bởi sự lên ngôi của các dòng smartphone sử dụng hệ điều hành
Android.
Ông Nguyễn Ngọc Trinh, Trưởng phòng Công nghệ mạng của MobiFone cũng

khẳng định thuê bao 3G đang tăng trưởng tốt. Theo thống kê của MobiFone, có tới
18% khách hàng tuổi từ 15 – 25 thường xuyên sử dụng dịch vụ multimedia. Một thống
kê khá thú vị của MobiFone cho thấy, có tới 80% khách hàng sử dụng dịch vụ 3G ngay
tại nhà trong khi hoàn toàn có nhiều phương thức khác thay thế như ADSL. Điều này
chứng tỏ xu hướng băng rộng di động đang được các thuê bao di động ưa dùng.
Đứng trước những thành quả đạt được và dấu hiệu phát triển của thị trường 3G
của các nhà mạng đối thủ, công ty Viettel đang đứng trước những thách thức và cơ hội
để khẳng định vị thế của mình. Là người đi sau, công ty Viettel phải vạch ra chiến lược
phù hợp và khả thi để có thể cạnh tranh với những đối thủ này.

3.2.Chiến lược marketing mix 7P của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam.
3.2.1.Chiến lược sản phẩm.
3.2.1.1Đặc tính:
Tốc độ truy cập internet vượt trội lên đến 14.4Mbps. Với ưu thế tốc độ vượt trộicủa
công nghệ HSDPA 3.5G, dịch vụ 3G Viettel giúp khách hàng tận hưởng sự thoải mái
khi đàm thoại Video Call, lướt Web, nghe nhạc, chơi game online… và nhiều dịch vụ
tiện ích khác. Tiếp nối truyền thống phủ sóng toàn diện, sâu và rộng đã được Viettel
triệt để thực hiện với mạng 2G, Viettel cam kết mang đến cho khách hàng một mạng
3G với vùng phủ sóng rộng và ổn định nhất, sử dụng tiện dụng với chi phí hợp lý nhất.
22


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

3.2.1.2. Logo :
Logo là một biểu tượng kinh doanh của doanh nghiệp, ý tưởng chủ đạo trong kinh
doanh của doanh nghiệp thường gắn liền với ý nghĩa của logo.Có thể dễ dàng nhận
thấy logo 3G của Viettel sặc sỡ, nổi trội hơn hẳn so với hai đối thủ“đáng gờm” là
Mobiphone và Vinaphone. Ngay chính giữa logo, chữ 3G màu xanh- màu tượng trưng
của quân đội nổi bật lên trên nền hình tròn trắng. Hai đường cong ở chữ G là sự cách

điệu của dấu ngoặc kép, thể hiện sự trân trọng. Nếu bạn trân trọng câu nói của ai đó,
bạn sẽ trích dẫn nó trong dấu ngoặckép. Điều đó cũng có nghĩa, Viettel quan tâm và
trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng .
Những màu sắc tỏa ra từ nền chữ 3G xanh giống như
những cánh tay, thể hiện mục tiêu vươn rộng khắp nơi,
đem công nghệ đến mọi người, mọi nhà.Bằng việc nhấn
mạnh nhiều màu sắc, thể hiện multimedia, Viettel đang cố
gắng hướng khách hàng chú ý đến tốc độ vượt trội của sản
phẩm, vì chỉ có đường truyền tốc độ cao mới truy cập được
multimedia. Như vậy, bằng những họa tiết xung quanh,
Viettel đang hứa hẹn: nếu được phục vụ, Viettel sẽ đem lại rất nhiều tiện ích cũng như
“ Sắc màu cuộc sống” đến cho bạn.
3.2.1.3.Slogan:
Với Slogan “Say it your way”- Viettel thể hiện sự quan tâm, lắng nghe và đáp ứng
những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng, mang đến cho họ cuộc sống có muôn
màu, muôn sắc đúng với phương châm mà công ty đã hướng đến: “Sắc màu cuộc
sống”.Mặt khác, đối với nội bộ của Viettel, slogan “Say it your way” này còn thể hiện
sự quan tâm lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng nhân viên
và cho phép họ được thể hiện theo một cách riêng của mình. 3G là một mảng kinh
doanh của Viettel, do dó hướng kinh doanh 3G cũng theo hướng chủ đạo của Tổng
công ty Viettel, đó là: “Say it your way”.

23


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

3.2.1.4.Đối tượng sử dụng:
Với tư tưởng biến dịch vụ viễn thông từ xa xỉ trở thành bình dân, mạng 3G cũng
không nằm ngoài triết lý chung đó. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã

thành công ở mạng 3G, dịch vụ truy cập internet băng rộng luôn được đánh giá là quan
trọng nhất đối với người sử dụng. Viettel đã bình dân hóa 3G bằng việc thiết kế chính
sách giá cước thấp nhất, thậm chí chi phí sử dụng data trên nền 3G còn rẻ hơn 2G: Chỉ
cần 10.000đồng/tháng khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ Mobile Internet 3G (truy
cập internet bằng điện thoại di động) mọi lúc mọi nơi. Dịch vụ D-com 3G (truy cập
internet qua máy tính) mang đến cơ hội truy cập internet tốc độ cao cho khách hàng
với chi phí bắt đầu từ 30.000đ/tháng . Khách mời tham dự lễ khai trương thử nghiệm
các dịch vụ 3G. Ngoài việc toàn bộ khách hàng đều được hưởng các dịch vụ
và ứng dụng thú vị trên nềncông nghệ 3G, Viettel còn đem đến cơ hội sử
dụng internet tốc độ cao cho hơn 18 triệu hộ gia đình chưa thể sử
dụng Internet có dây ADSL.Điều này thể hiện quan điểm của Viettel
là mạng 3G cũng tương tự như mạng 2G cả về vùng phủ rộng và đối tượng
sử dụng sẽ không phân biệt nông thôn hay thành thị, ở trung tâm hay biên giới, hải
đảo xa xôi, người có thu nhập cao hay thu nhập thấp.

24


Nghiên cứu về chiến lược marketing của dịch vụ 3G Viettel tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

3.2.1.5.Các dịch vụ 3G hiện tại của Viettel
Bao gồm: Mobi TV, Mobile Internet, Mclip, Vmail, Mstore, Imuzik 3G, Game online,
Video call, Web Surf, D-com 3G, Pix Share, Yahoo chat, Icomic,Web,Ibox….

Biểu đồ nhu cầu dịch vụ 3G tại Việt Nam năm 2010
Dịch vụ Mobi TV cho phép người dùng 3G tiếp cận các phương tiện giải trí chất
lượng cao mọi lúc mọi nơi như xem các kênh truyền hình trực tiếp (liveTV), các video
clip theo yêu cầu (VOD) chỉ với chiếc điện thoại hòa mạng 3G.
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ bằng hai cách: truy cập wapsite
hoặc qua ứng dụng của dịch vụ được cài đặt trực tiếp trên điện thoại.

Các tính năng cơ bản của dịch vụ bao gồm:
25


×