Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO TẠI PHƯỜNG TÂN AN – CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 10 trang )

Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO
TẠI PHƯỜNG TÂN AN – CẦN THƠ
Cần thơ, 17- 10- 2011

Vương Yến Xuân

LỜI MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn thành công thì phải có một lực
lượng khách hàng đông để mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, nhu cầu của khách
hàng ngày càng cao bên cạnh đó lại có những khách hàng khó tính. Vậy làm sao
các công ty có thể giữ vững lòng tin của khách hàng là một điều rất khó. Hiện tại
các doanh nghiệp đang nỗ lực hơn bao giờ hết trong việc cải thiện hoặc phát triển
sản phẩm, dịch vụ. Nhưng hiện nay, môi trường kinh doanh đầy thách thức và nền
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 1/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

kinh tế mới là những nhân tố quyết định cuộc chơi. Khi Việt Nam gia nhập WTO
(Tổ chức thương mại thế giới) thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự vượt bậc đáng kể.
Quan hệ với các nước bạn ngày càng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt, Việt Nam đang đi vào lộ trình cam kết WTO thì sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp chung


trong cả nước và các doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm nói riêng cần phải nỗ
lực rất nhiều để đứng vững trên thị trường.
Xét ở thị trường mì gói hiện nay có rất nhiều sản phẩm nên sự chọn lựa
của khách hàng là rất đa dạng. Riêng đối với Hảo Hảo một nhãn hiệu từ lâu của
Acecook đã tung ra nhiều quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn đễ thu hút khách hàng
và được phân phối rộng rãi khắp cả nước trong đó có Tp. Cần Thơ. Thế nhưng
trên thị trường hiện nay thật khó để khách hàng có sự lựa chọn đúng đắn, bởi vì có
quá nhiều chủng loại để lựa chọn. Vậy vấn đề là làm sao để sự lựa chọn khách
hàng về phía mình và để giữ chân họ lâu dài. Từ những sự cần thiết ở trên nhóm
chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P. Tân An – Tp. Cần Thơ”.

1. Môi trường vi mô:
1.1. Các trung gian marketing
- Với những kinh nghiệm thực tế và sự chuyên môn của họ sẽ giúp cho nhà
sản xuất nhiều lợi thế hơn so với việc nhà sản xuất tự phân phối. Họ có nhiệm vụ
truyền thông, bán và phân phối mì Hảo Hảo đến với người tiêu dùng.
- Trung gian phân phối: Khi muốn phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng
thì sử dụng trung gian phân phối là biện pháp thành công và có thể tiết kiệm chi
phí khá lớn. Để Mì Hảo Hảo được phân phối rộng rãi và rộng khắp toàn khu vực
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 2/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

Phường Tân An – Tp. Cần Thơ. Thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản

phẩm phù hợp như: siêu thị Co.op Mart, đại lý, cửa hàng bán sỉ. Khi đến siêu thị
thì đa phần khách hàng mua số lượng khá lớn, vì như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời
gian và chi phí. Trong đó cửa hàng bán lẻ có số lượng đông nhất, phù hợp với
khách hàng thích sự tiện lợi và nhanh chóng, họ thường mua với số lượng nhỏ.
Tuy nhiên cần chú ý đối với từng vị trí, khu vực vì mỗi nơi phân phối sẽ khác
nhau.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm: nghiên cứu, quảng cáo. Nhiệm vụ của
các tổ chức này cũng giúp người tiêu dùng tiếp cận và biết đến sản phẩm nhiều
hơn. Trong đó quảng cáo là thành công hơn, vì mì Hảo Hảo là sản phẩm có mặt
hàng thay thế khá nhiều. Quảng cáo giúp sản phẩm mì Hảo Hảo được tiếp cận
nhiều và nhanh hơn.
Vd: Các cơ sở bán lẻ ở P. Tân An thường dán apphich quảng cáo sản phẩm
mì Hảo Hảo. Nên khi khách hàng đến cơ sở đó mua một mặt hàng tiêu dùng như
xà bông Omo,… Họ sẽ nhìn thấy những apphich quảng cáo đó. Từ đó, mà họ biết
đến sản phẩm mì Hảo Hảo và có thể nói cho bạn bè hay người thân. Nhờ đó, mà
sản phẩm được nhiều người biết đến thông qua quảng cáo.
Còn tổ chức nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp biết được người tiêu dùng ở
địa bàn P. Tân An đã biết đến và sử dụng mì Hảo Hảo nhiều hay ít? Họ đã thực sự
hài lòng về sản phẩm chưa?...Từ đó, mà giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các
chiến lược phân phối và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
1.2. Khách hàng
- Bất kì doanh nghiệp nào nếu không có khách hàng cũng không tồn tại và
phát triển được. Họ giữ vai trò quan trọng tạo nên thị trường và có ảnh hưởng đến
mọi hoạt động của công ty. Do đó, Công ty Acecook Việt Nam luôn chú trọng đến
người tiêu dùng nói chung và ở thị trường P. Tân An – Tp Cần Thơ nói riêng.
Thông qua một số hoạt động như: Các cuộc phỏng vấn người tiêu dùng để biết đặc
điểm nào của sản phẩm mà khách hàng chưa hài lòng, lắng nghe sự góp ý của
khách hàng. Từ đó, mà cải tiến sản phẩm đáp ứng tốt hơn. Nếu doanh nghiệp
Nhóm thực hiện: Nhóm 4


Trang 3/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

không quan tâm đến khách hàng cần gì và muốn gì? Thì doanh nghiệp đó sẽ dễ
dàng đi đến thất bại.
1.3. Đối thủ cạnh tranh:
- Ngày nay, có nhiều sản phẩm mì gói lần lượt xuất hiện trên thị trường với
nhiều hương vị, mẫu mã, chủng loại khác nhau. Vì vậy, cuộc tranh đua của các
doanh nghiệp để chiếm lấy thị trường ngày càng tăng cao.
- Đối thủ cạnh tranh của Mì Hảo Hảo có thể xếp thành 3 nhóm sau (dựa vào
mức giá): cấp thấp, cấp trung và cấp cao. Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi
gói mì khoảng 2.500 - 3.500 đồng/gói; phân khúc cấp trung đang được bán với
mức giá khoảng 3.500 - 4.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá khoảng từ 5.000 8.000 đồng/gói.
- Một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của mì Hảo Hảo như là : mì Omachi,
mì Tiến Vua, mì Gấu Đỏ, mì Hoàng Gia...
1.3.1 Giá cấp thấp (2.500 – 3.500đ)
- Song song với các loại mì ăn liền giá trung và cao, mì ăn liền giá thấp vẫn
đang được tiêu thụ khá tốt. VIFON là một ví dụ. Tuy các sản phẩm mì Vifon đang
dần bị lãng quên trên thị trường nhưng nó vẫn có thề là một đối thủ cạnh tranh khá
gay gắt đối với mì Hảo Hảo.

+ Điểm mạnh :
 VIFON có mặt trên thị trường gần 50 năm qua với năng lực và uy tín
thương hiệu lâu đời. Tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời.
 Được bày bán rộng khắp ở các nơi trên P. Tân An.
 Chất lượng khá tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Điểm yếu:
 Bao bì, chất lượng không được cải tiến thường xuyên, không đáp

ứng được nhu cầu khách hàng khó tính.
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 4/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

1.3.2 Giá cấp trung (3.500 đ – 4.500đ)
- Mì Tiến Vua là sản phẩm thuộc công ty Massan.
+ Điểm mạnh:
 Tuy mì Tiến Vua có mặt trên thị trường chưa lâu nhưng với chiêu
thức đánh vào tâm lí người tiêu dùng đó là được kiểm định không dùng dầu ăn
chiên đi chiên lại nhiều lần cùng với thông điệp “Bảo vệ sức khỏe cả gia đình”.
Nên mì Tiến Vua đang dần chiếm lĩnh thị trường và nó thực sự là đối thủ mạnh
với mì Hảo Hảo.
 Hệ thống phân phối sản phẩm dày đặc, giá ngang tầm với giá mì Hảo Hảo.
+ Điểm yếu:
 Nhiều khách hàng không hài lòng vì sợi mì quá dai. Sản phẩm chưa đa
dạng, không có nhiều hương vị để khách hàng lựa trọn (Mì Tiến Vua Bắp
Cải Thịt Bằm, Mì Tiến Vua Tôm Sú Nấu Chua cay.)
1.3.3 Giá cấp cao (5.000đ – 8.000đ)
- Mì Omachi là sản phẩm thuộc công ty Massan.
+ Điểm mạnh:
 Sản phẩm Omachi được bày bán ở các siêu thị và cửa hàng bán lẻ rất nhiều.

 Được phụ nữ ưa chuộng cao hơn vì nó không nóng, tốt cho da.
 Bao bì, mẫu mã đẹp. Nên mặc dù giá Omachi cao hơn giá mì Hảo Hảo
nhưng khi mới tung sản phẩm ra thị trường, Omachi đã có được số đông
lượng khách hàng.
+ Điểm yếu:
 Mì Omachi có giá đắt hơn so với Hảo Hảo.
 Sản phẩm chưa đa dạng.
 Đối tượng khách hàng không được mở rộng như mì Hảo Hảo (học sinh,
sinh viên không là khách hàng mục tiêu của Omachi).
 Sợi mì Omachi không dai lắm.
2. Môi trường vĩ mô:
2.1. Kinh tế
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 5/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

- Yếu tố kinh tế có tác động đến khả năng tiêu dùng của khách hàng khá
lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2011 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế làm cho
giá cả hàng hóa biến động liên tục tác động đến đời sống người dân và hoạt động
kinh doanh của mọi người trên địa bàn phường. Nên một số người phải thắt chặt
chi tiêu, vì vậy mà số lượng mì gói sẽ được mua ít hơn so với thời điểm kinh tế ổn
định. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các UBND phường đã phát
huy hết sức mạnh thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội. Làm cho đời sống
người dân được nâng cao. Hiện nay thu nhập trung bình người dân P. Tân An khá
ổn định (2.200.000 đồng/ tháng), hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc nên

không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng. Vì vậy, mì gói trở thành sự lựa chọn
tối ưu vì giá rẻ và tính tiện lợi. Giúp họ tiết kiệm được thời gian.
2.2. Văn hóa
- Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện
lợi của sản phẩm, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, mẫu mã,… để đáp
ứng được điều đó mì Hảo Hảo đã cho ra nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được
khẩu vị ăn của từng khách hàng .
- Người tiêu dùng miền Nam thường thích ăn canh chua với hương vị cay
cay và người tiêu dùng ở P. Tân An cũng vậy. Biết được tâm lí đó Acecook cho ra
đời sản phẩm mì Hảo Hảo chua cay phù hợp với nét văn hóa tiêu dùng của khách
hàng. Và đã phân phối ở nhiều nơi thuộc P. Tân An.
2.3 Chính sách của địa phương
- UBND P. Tân An khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng. Mà mì Hảo Hảo là mặt hàng tiêu dùng được nhiều người ưa chuộng,
nên từ chính sách khuyến khích trên sẽ có nhiều của hàng mới phân phối mì Hảo
Hảo xuất hiện.
3. Phân tích ma trận Swot của mì Hảo Hảo
3.1. Điểm mạnh (S)
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 6/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

S1. Có uy tín thương hiệu từ lâu.
S2. Sản phẩm đa dạng, có sự khác biệt giữa các sảm phẩm, mẫu mã đẹp. Có

nhiều mùi vị phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
S3. Giá cả hợp lý.
S4. Có kênh phân phối rộng rãi.
S5. Dễ sử dụng, tiện lợi.
S6. Chất lượng cao.
S7. Nguồn lực khá mạnh.
S8. Có quan hệ tốt với truyền thông, cộng đồng.
3.2. Điểm yếu (W)
W1. Sản phẩm mì Hảo Hảo thường gây nóng.
W2. Một số sản phẩm mì như Hảo Hảo chua cay thì gói niêm mặn và cay
so với một số người tiêu dùng.
W3. Giá trị dinh dưỡng không cao ( chỉ cung cấp calo).
3.3. Cơ hội (O)
O1. Thị trường tiêu thụ rộng.
O2. Đây là một trong những trung tâm kinh tế của Tp. Cần Thơ ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập của người dân khá cao.
O3. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.

3.4.Thách thức (T)
T1. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
T2. Hiện tại trên Phường Tân An đang có nhiều cơ sở bán lẻ, siêu thị phân
phối các sản phẩm mì khác như: Tiến Vua, Omachi...của các thương hiệu nổi
tiếng. Nên đó là thách thức cho sản phẩm mì Hảo Hảo.
T3. Người tiêu dùng hiện nay có sự hiểu biết cao nên ngày càng khó tính
trong việc lựa chọn sản phẩm.
T4. Sản phẩm thay thế như là: phở, mì ly,...
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 7/10



Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

T5. Giá nguyên liệu đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mì
ăn liền tăng cao.
 Chiến lược SO (Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội)
S1,2,3,4,5,6,7,8 + O1,2,3: Với những lợi thế hiện có của mì Hảo Hảo cùng
với thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhu cầu khách hàng càng cao thì mì Hảo
Hảo sẽ ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn. (Chiến lược xâm nhập thị
trường ).
 Chiến lược ST (Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức)
S1,2,8 + T1,5: Với uy tín, thương hiệu đã có từ lâu cùng với chất lượng đã
được khẳng định. Mì Hảo Hảo luôn cam kết và quan tâm đến sức khỏe của
người tiêu dùng. ( Chiến lược cạnh tranh).
S1,2,3,4,5,6,7,8 + T2,3,4,: Hảo Hảo đã tạo được uy tín, thương hiệu trong
lòng người tiêu dùng. Tận dụng tốt những điểm mạnh của mình, Hảo Hảo sẽ
cải tiến và tạo ra dòng sản phẩm mới. (Chiến lược phát triển sản phẩm).
 Chiến lược WO (Dựa vào cơ hội khắc phục điểm yếu)
W1,2,3 + O1,2,3: mì Hảo Hảo cũng còn một số nhược điểm mà người tiêu
dùng chưa hài lòng. Tận dụng những cơ hội đó mà công ty sẽ khắc phục, và sẽ
liên tục cải tiến sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. (Chiến lược phát
triển sản phẩm).
 Chiến lược WT (Khắc phục điểm yếu vượt qua thử thách)
W1,2,3 + T1,2,3: Không ngừng cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng để tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ khác. (Chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm).
4. Cơ hội và Thách thức
- Qua việc phân tích ma trận Swot của mì Hảo Hảo tại P. Tân An-TP. Cần

Thơ, chúng tôi nhận thấy những cơ hội và thách thức Công ty Vina Acecook (mì
Hảo Hảo) như sau:
4.1 Cơ hội

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 8/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

- Thị trường tiêu thụ rộng. Có nhiều trường học, cửa hàng, văn phòng, siêu
thị Co.op Mart,…
- Mức sống của người dân khá phát triển.
- Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.
4.2. Thách thức
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm thay thế.
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mì ăn
liền tăng cao.
- Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi nhà sản xuất phải không ngừng
cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới.
4.3. Mục tiêu marketing
- Qua phân tích chúng tôi đề ra mục tiêu marketing cho sản phẩm mì Hảo
Hảo là trong năm 2011 có khoảng 60% (tức là 3.103 người) trong tổng số dân
( 5.172 người) ở phường Tân An sử dụng sản phẩm mì Hảo Hảo. Trong đó:
 Học sinh – sinh viên: chiếm 45% ( tức là 1.396 người) trong tổng số
( 3.103 người).

 Công nhân: chiếm 35% ( tức là 1.086 người) trong tổng số ( 3.103
người).
 CBCNVC: chiếm 20% ( tức là 621 người) trong tổng số ( 3.103 người).
5. Đề xuất giải pháp thực thi
- Phát triển kênh phân phối để sản phẩm mì Hảo Hảo dễ dàng đến với tay
người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo: treo appich ở các cửa hàng, đại lý,…
quảng cáo trên tivi để thu hút và tránh sự lãng quên của khách hàng.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Trang 9/10


Quản trị marketing

Nghiên cứu thị trường mì Hảo Hảo của P.Tân An

- Có thể mở cuộc phỏng vấn điều tra ý kiến khách hàng để nắm bắt được
nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
- Phát triển mối quan hệ với cộng đồng như tài trợ cho các chương trình học
bổng cho trẻ em nghèo,... để nâng cao uy tín và thương hiệu trong lòng khách
hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Vd: Chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như: trong mỗi thùng mì
Hảo Hảo sẽ có phiếu tích lũy điểm thưởng. Khi khách hàng đạt đến số điểm
quy định thì sẽ được phiếu mua hàng trị giá 50.000 đồng.

Nhóm thực hiện: Nhóm 4


Trang 10/10



×