Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

nghiên cứu kế hoạch khấu hao tại công ty cổ phần văn phòng phẩm hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.38 KB, 23 trang )

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
môc lôc
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 1
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa,các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách
thức lớn. Mặt khác họ phải đối đầu với những cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh
trong nước và nước ngoài. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này buộc họ phải có
chiến lược cho doanh nghiệp của mình như nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành
sản phẩm để đạt được điều đó doanh nghiệp cần chuẩn kế hoạch tối ưu tạo tiền đề cho
quá trình thực hiên. Và một trong những biện pháp để đứng vững và giành ưu thế đòi hỏi
các doanh nghiệp không ngừng đầu tư , đổi mới và cải tiến công nghệ .Vì đó là yếu tố
quan trọng để quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến mức lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu được nhưng hoạt động đầu tư doanh nghiệp không chỉ đối
mặt với vấn đề làm như thế nào để huy động vốn mà quan trọng hơn là sự hao mòn tài sản
cố định. Bởi trong quá trình đầu tư và sử dụng dưới tác động của môi trường tự nhiên và
điều kiện làm việc cũng như tiến bộ của kĩ thuật của tài sản cố định bị giảm dần về giá trị
và giá trị sử dụng do vậy công tác lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định đóng vai trò rất
quan trọng đối với công ty.Giúp công ty quản lý vốn cố định và là căn cứ để đưa ra quyết
định đầu tư phù hợp.
Trong điều kiện phát triển kinh tế như ngày nay đổi mới luôn là một xu hướng tất
yêú của xã hội.Công tác lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định đòi hỏi phải có những cán
bộ tổ chức , những người làm việc trực tiếp năng động và sáng tạo có năng lực chuyên
môn và trình độ nghiệp vụ cao để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng phát triển của
nền kinh tế.
Chính với những lý do như trên và để góp thêm một phần nhỏ nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh giúp cho công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng hoàn thiện
công tác kế hoạch khấu hao tài sản cố định có hiệu quả .em xin chọn đề tài:“ Nghiên cứu
kế hoạch khấu hao tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng”


KẾT CẤU BÀI TẬP LỚN BAO GỒM:
Phần 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
Phần 2: Lập kế hoach KHTSCĐ
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 2
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Phần 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
1 Tài sản cố định(TSCĐ)
1.1 Khái niệm TSCĐ
Tài sản cố định là những cơng cụ lao động và tài sản được sử dụng trong nhiều chu
kì sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ ngun hình thái vật chất ban đầu.Trong q trình
sử dụng giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và đựoc dịch chuyển dần từng phần vào giá tị của
sản phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và được thu hồi dưới hình thức khấu hao trong gia
thành sản phẩm
Nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố
đònh:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Nguyên giá tài sản phải được xác đònh một cách tin cậy;
c) Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
d) Có giá trò từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
1.2 Ngun giá TSCĐ
1.2.1 Ngun giá TSCĐ hữu hình
Ngun giá TSCĐ hữu hình là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
TSCĐ hữu hình mua sắm : ngun giá ( kể cả giá mua mới và cũ ) là giá mua thực
tế phải cộng các khoản thuế ( khơng bao gồm các khoản thuế phải hồn lại), các chi phí
liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sáng sử
dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển , bốc dỡ, chi phí nâng cấp,
chi phí lắp đặt, chạy thử và lệ phí trước bạ…
1.2.2 Ngun giá TSCĐ vơ hình

Ngun giá TSCĐ vơ hình là tồn bộ các chi phí mà phải bỏ ra để có tài sản cố định
vơ hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
TSCĐ vơ hình loại mua sắm : Ngun giá là giá mua thực teesphair trả cộng các
khoản thuế ( khơng bao gồm các khoản thuế được hồn lại), các chi phí liên quan phải chi
ra tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tinh.
2 Khấu hao TSCĐ
2.1 Khái niệm
Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản
xuất trong kỳ theo phương pháp tính tốn thích hợp. Nói cách khác, khấu hao TSCĐ là
việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống ngun giá của TSCĐ vào chi phí kinh
doanh theo thời gian sử dụng của TSCĐ và đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài
sản đó trong q trình sử dụng.
Kế hoạch khấu hao TSCĐ là q trình hoạch định mục tiêu khấu hao TSCĐ và
những biện pháp thực hiện mục tiêu khấu hao TSCĐ.
2.2Các phương pháp tính khấu hao
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 3
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp.
Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp
khấu hao TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản ý vốn cố định trong các doanh
nghiệp. Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau:
2.2.1 Phương pháp khấu hao bình quân (còn gọi là phương pháp khấu hao theo
đường thẳng).
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao
các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, tỷ lệ và mức khấu hao hàng
năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu
hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:
NG
M

KH
=
T
T
KH
= M
KH
x 100%
NG
Các ký hiệu:
M
KH
: Mức tính khấu hao trung bình hàng năm.
T
KH
: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
T: Thời gian sử dụng của TSCĐ (năm).
Nếu doanh nghiệp trích cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chia cho
12 tháng.
Tuy nhiên trong thực tế phương pháp khấu hao bình quân có thể sử dụng với nhiều sự
biến đổi nhất định cho phù hợp với đặc điểm sử dụng của TSCĐ trong từng ngành, từng
doanh nghiệp, có thể nêu ra một số trường hợp sau:
• Tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định theo công thức trên là trong điều kiện
sử dụng bình thường. Trong thực tế nếu được sử dụng trong điều kiện thuận lợi hoặc khó
khăn hơn mức bình thường thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại tỷ lệ khấu hao và mức
khấu hao bình quân hàng năm cho phù hợp bằng cách điều chỉnh thời hạn khấu hao từ số
năm sử dụng tối đa đến số năm sử dụng tối thiểu đối với từng loại TSCĐ hoặc nhân tỷ lệ
khấu hao trung bình hàng năm với hệ số điều chỉnh.
T


= T
kh
x H
đ
Trong đó:
T

: Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh.
T
kh
: Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm.
H
đ
: Hệ số điều chỉnh (H
đ
> 1 hoặc H
đ
< 1).
• Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm có thể tính cho từng TSCĐ cá biệt ( khấu hao
bình quân cá biệt) hoặc trích cho từng nhóm, từng loại TSCĐ hoặc toàn bộ các nhóm, loại
TSCĐ của doanh nghiệp (khấu hao bình quân tổng hợp). Trên thực tế việc tính khấu hao
theo từng TSCĐ cá biệt sẽ làm tăng khối lượng công tác tính toán và quản lý chi phí khấu
hao. Vì thế doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp khấu hao bình quân tổng hợp
trong đó mức khấu hao trung bình hàng năm được tính cho từng nhóm, từng loại TSCĐ.
Ưu , nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 4
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Ưu điểm:Đây là phương pháp tính toán đơn giản, dễ hiểu. Mức khấu hao được tính vào

giá thành sản phẩm sẽ ổn định và như vậy sẽ tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu
hao bình quân tổng hợp cho tất cả các loại TSCĐ của doanh nghiệp thì sẽ giảm được khối
lượng công tác tính toán, thuận lợi cho việc lập kế hoạch KHTSCĐ của doanh nghiệp.
- Nhược điểm : phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế
của TSCĐ và đồng thời giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ sẽ không
giống nhau. Hơn nữa, do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm và như
vậy không thể hạn chế ảnh hưởng bất lợi của HMVH đối với TSCĐ trong doanh nghiệp.
2.2.2Phương pháp khấu hao giảm dần.
Người ta thường sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần để khắc phục những
nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân. Phương pháp khấu hao này được sử
dụng nhằm mục đích đẩy nhanh mức KHTSCĐ trong năm đầu sử dụng và giảm dần mức
khấu hao theo thời hạn sử dụng. Đây là phương pháp rất thuận lợi cho các doanh nghiệp
mới thành lập vì những năm đầu họ muốn quay vòng vốn nhanh để thực hiện phát triển
sản xuất.
Phương pháp khấu hao giảm dần có hai cách tính toán tỷ lệ và mức khấu hao hàng
năm, đó là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc khấu hao theo tổng số thứ tự
năm sử dụng:
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Theo phương pháp này thì số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy giá trị
còn lại của TSCĐ theo thời gian sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi. Như vậy,
mức và tỷ lệ khấu hao theo thời gian sử dụng sẽ giảm dần. Có thể tính mức khấu hao hàng
năm theo thời hạn sử dụng như sau:
M
KHi
= G
cđi
x T
KH
Trong đó:

M
KHi
: Mức khấu hao ở năm thứ i.
G
cđi
: Giá trị còn lại của TSCĐ vào đầu năm thứ i.
T
KH
: Tỷ lệ khấu hao hàng năm (theo phương pháp số dư).
• Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.
Theo phương pháp này số tiền khấu hao được tính bằng cách nhân giá trị ban đầu của
TSCĐ với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm. Tỷ lệ khấu hao này được xác định bằng
cách lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng. Công thức tính toán
như sau:
M
KHi
= NG x T
KHi
2 x ( T- t +1 )
T
KH
=
T x ( T+1 )
Trong đó:
M
KH
: Mức khấu hao hàng năm.
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
T
KH

: Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng.
T: Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ.
t: Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 5
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao giảm dần:
- Ưu điểm : phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, nhanh
chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạn chế được
những ảnh hưởng bất lợi của HMVH.
- Nhược điểm: việc tính toán mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ phức tạp hơn,
số tiền trích khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng thời hạn sử dụng TSCĐ cũng chưa đủ bù
đắp toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp.
2.2.3Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của
tài sản cố định;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50%
công suất thiết kế
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao
theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số
lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắc là
sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm
thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
= x


Nguyên giá của tài sản cố định
=
Sản lượng theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng
trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

= x
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh
nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Phương pháp này phản ánh tương đối chính xác hao mịn TSCĐ.Giá thành sản phẩm
không bị biến động thất thường vì khối lượng sản phẩm tăng thì khấu hao tăng và ngược
lại thì khấu hao cũng giảm theo.Do vậy chỉ p dụng cho cc TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 6
Lớp: QTKD K9A
M ức trích khấu hao
trong tháng của TSC
Đ
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong
tháng
Mức trích khấu hao
bình quân cho 1
đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao bình
quân cho 1 đơn vị sản
phẩm
Mức trích khấu
hao năm cho
TSCĐ

Sản lượng sản phẩm
sản xuất
trong năm
Mức trích khấu hao bình
quân cho 1 đơn vị sản phẩm
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
phẩm và chỉ nên áp dụng cho các TSCĐ mà doanh nghiệp có thể khai thác tối đa khả
năng làm việc của nó,thu được đủ số lượng sản phẩm định mức trong thời gian hợp lí.
Như vậy, việc nghiên cứu các phương pháp KHTSCĐ sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa
chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, để
đảm bảo cho việc thu hồi vốn, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch KHTSCĐ
2.3.1Thời gian sử dụng TSCĐ
Việc xác định thời gian khấu hao của TSCĐ phải dựa vào khung thời gian sử dụng
theo qui định thống nhất trong chế độ tài chính
1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ
vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác
định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được
xác định như sau:

Giá trị hợp lý của
Tài sản cố định
= x
2.3.2Giá trị của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ là toàn các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa
TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
chi phí lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ

vào sử dụng, thuế trước bạ (nếu có)
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong những trường hợp sau:
1. Đánh giá lại giá trị TSCĐ.
2. Nâng cấp TSCĐ.
3. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
Việc quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ phải dựa trên nguyên tắc đánh giá theo
nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ.
Giá trị còn lại trên = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao
sổ kế toán của TSCĐ luỹ kế của TSCĐ
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 7
Lớp: QTKD K9A
Thời gian
sử dụng của
TSC Đ
Giá bán của tài sản cố
định mới cùng loại
( hoặc TSCĐ tương
đương)
Thời gian sử dụng TSCĐ mới
cùng loại xác định theo Phụ
lục 1 ( ban hành kèm theo
quyết định số 206/2003/QĐ-
BTC ngày 12/12/2003)
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
2.3.3Phạm vi tính khấu hao TSCĐ
Theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ tài chính thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có
liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải tính khấu hao, mức tính khấu hao TSCĐ được
hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh thì không phải tính khấu hao, bao gồm:
- TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động cho doanh
nghiệp khác.
- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, giữ hộ.
- TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc
bộ , những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho các hoạt động kinh
doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp
quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp không được tính khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng
vẫn được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên
nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và xử lý tổn thất theo các quy định
hiện hành.
Đối với những TSCĐ đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm TSCĐ ngừng
tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thôi tính khấu hao.
2.3.4Tiến bộ khoa học kĩ thuật ( KH-KT)
Nguyên nhân cuả hao mòn TSCĐ là ảnh hưởng của tiến bộ KH-KT.Điều này buộc
các doanh nghiệp phải đề ra kế họah khấu hao TSCĐ 1 cách hợp lí để phù hợp với nhịp
độ phát triển của máy móc thiết bị công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Ngoài các nhân tố kể trên việc xác định nguồn hình thành TSCĐ (TSCĐ được
cấp,thuộc vốn chủ hay vốn vay,…) cũng là căn cứ tiến hành lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
3Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
3.1Vai trò của việc lập kế hoạch khấu hao
Kế hoạch khấu hao TSCĐ là một biện pháp quan trọng để quản lí vốn cố định cả trên
phương diện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nó là cắn cứ để xây
dựng các quyết định tài chính về đầu tư.Thông qua kế hoạch khấu hao,người quản lí có
thể thấy được nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch thấy được khả
năng(nguồn vốn tài chính) để đáp ứng nhu cầu ,trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kinh
doanh của doanh nghiệp.Vì thế việc lập kế hoạch khấu hao phải chính xác, kịp thời và

tuân thủ những trình tự nhất định. Khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ,trước hết cần xác
định tổng giá trị TSCĐ hiện có vào đầu năm kế hoạch,cơ cấu theo nguồn hình thành và
phạm vi giá trị tài sản cần tính khấu hao phải xác định rõ:
-TSCĐ không phải tính khấu hao
-TSCĐ chưa khấu hao hết mà hư hỏng
-TSCĐ tăng giảm trong năm kế hoạch
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 8
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
3.2Trình tự lập kế hoạch khấu hao:
Trong tháng phát sinh TSCĐ thời gian để tính giá trị bình quân tài sản tăng thêm hay
giảm bớt đựoc tiến hành từ tháng tiếp theo.Để lập được kế hoạch khấu hao TSCĐ, doanh
nghiệp thường tiến hành theo trình tự nội dung sau:
+) Xác định giá trị TSCĐ bình quân tăng giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình
quân TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ.
NGt NGt x Tsd
12
NGg NGg x (12 –Tsd)
12
Trong đó:
NGt , NGg : Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng phải tính khấu hao (hay giảm thôi tính
khấu hao)
NGt , NGg : Nguyên giá TSCĐ tăng thêm phải tính khấu hao (hay giảm bớt thôi tính
khấu hao)
Tsd ; Số tháng sử dụng TSCĐ trong năm kế hoạch
+)Xác định Tổng giá trị bình quân TSCĐ phải tính khấu hao kế hoạch theo công thức sau:
NG = NGd + NGt – NGg
Trong đó :
NG : nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao trong năm kế hoạch
NGd : nguyên giá TSCĐ đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao

NGt : nguyên giá bình quân TSCĐ tăng thêm cần tính khấu hao trong năm kế hoạch
NGg : nguyên giá bình quân TSCĐ giảm trong năm kế hoạch thôi trích khấu hao
+)Số tiền trích khấu hao của năm kế hoạch:
KH = NG x Tk
Tk : tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm kế hoạch
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 9
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Phần 2: Lập kế hoạch KHTSCĐ
1. Giới thiệu chung về công ty
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tiếng Việt : công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng
- Tiếng nước ngoài: HAI PHONG STATIONERY JOINT STOCK COMPANY
- Loại hình : cổ phần
- Tên viết tắt : HPSCO
- Địa chỉ: Tổ 1 , khu dân cư Phương Lung, Phường Hưng Đạo , quận Dương Kinh, Hải
Phòng
- Điện thoại: 0313634001
- Fax : 031.3634008
- Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân, con dấu và mở tài khoản bằng VNĐ và
ngoại tệ tại ngân hàng
- Vốn điều lệ :56.000.000.000 đồng
- Mã số doanh nghiệp:0200729600
Đăng kí lần đầu ngày 07 tháng 07 năm 2010 tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải
Phòng
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2009:15 triệu đô la Mỹ; năm 2010:20 triệu đô la Mỹ
- Công ty văn phòng phẩm Hải Phòng thành lập tháng 12/2006 , với vốn đầu tư ban đầu
lên tới 110 tỉ đồng VN. Nhà máy sản xuất nằm ở vị trí thuận lợi cho giao nhận vận tải ,
gần cảng Hải Phòng có thể đáp ứng năng suất 2500MT/tháng ( là chi nhánh của
DEVYTJ.S.C)

- Nằm trên khu đất rộng diện tích 5ha nên có nhiều nhà xưởng rộng rãi . Hiện nay nhà
máy vẫn đang phát triển thêm nhiều nhà xưởng , kho bãi mới và nhà sấy riêng phòng ,
kho , bãi dỡ hàng , nhà xưởng trong đó khu nhà xưởng bao gồm phòng in ấn, xưởng sản
xuất, phòng sấy ; tất cả các trang thiết bị máy móc nhập từ nước ngoài.
1.2 Chức năng, nhiện vụ
- Kinh doanh các ngành nghề mà các đơn vị thành viên đã được các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
• Sản xuất bút, bút chì, cặp, khay đựng tài liệu
• Sản xuất thiết bị đóng sách, gọt bút chì,tẩy, thước kẻ, đế và hộp đựng bút
• Sản xuất mỏ cặp , kẹp và dao xén
• Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
• Bán buôn văn phòng phẩm
• Bán buôn giấy và các sản phẩm từ giấy , vật tư ngoài in
• Bán buôn trang thiết bị nghành in
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 10
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
-Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng là một chi nhánh của DEVYTJ.S.C
do vậy công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm là vở viết đáp ứng nhu cầu thị trong nước và
nước ngoài.
- Tổ chức công tác sản xuất và gia công chế biến
- Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hoá , đảm bảo lưu thông hàng hoá thường
xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của công ty.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
-Quản lý , khai thác, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng
kinh doanh , làm tròn nghĩa vụ với nhà nước qua việc nộp ngân sách hàng năm
- Tuân thủ các chính sách quản lý kinh tế Nhà nước
1.3 Tổ chức bộ máyquản lý

- Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường bộ máy quản lý
của công ty được sắp xếp theo sơ đồ . Với phương pháp quản lý thống nhất , đồng thời có
sự liên quan phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận nên việc quản lý điều hành
sản xuất của công ty luôn có hiệu quả.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 11
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 12
Lớp: QTKD K9A
CT HĐQT
Giám đốc
Tổ QA-QC
IQC
ITQC
QA
P. Kế hoạch vật tư
Vật tư
Kế hoạch
Kho
Cung ứng vật tư
Kỹ thuật, CN in
màu
P. Thị trường P. Kế toán P. Hành
chính - Nhân
sự
P. Quản
trị
Marketing
Xuất-Nhập
khẩu

Hải quan
KT tổng hợp
KT giá thành
KT thanh toán
KT vật tư
Lương-BH
Nhân sự
Y tế
An toàn
Văn thư, tổng đài
IT
Tổ tạp vụ
[ ]
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
- Nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã tổ chức bộ
máy quản lý theo kiểu trực tuyến-chức năng .
Theo kiểu cơ cấu này hệ thống bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu
có nhiệm vụ phân tích tổng hợp , tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực của mình để giám
đốc ra quyết định cho bộ phận thừa hành , các bộ phận chức năng không ra quyết định
cho bộ phận thừa hành , bộ phận thừa hành chỉ chịu trách nhiệm trước thủ trưởng
Kiểu cơ cấu này nhiều ưu điểm như sau:
Vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa bảo đảm
được quyền chỉ huy ucar hệ thống trực tuyến
1.4 Quy mô doanh nghiệp
Bảng 1.1 : Quy mô của doanh nghiệp năm 2009-2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2009 Năm 2010

So sánh
Tuyệt đối
(+/-)
Tương đối
(%)
Tổng doanh thu VND 154,335,654,726 239,652,179,321 85,316,524,595 155.28
Tổng lợi nhuận VND 2,575,500,038 8,130,442,120 5,554,942,082 315.68
Tổng số lao động người 957 789 -168 82.45
Tổng sản lượng triệu sp 24 35 11 145.83
(Nguồn : phòng kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng mặc dù công ty mới thành lập được 5 năm
nhưng công ty đã gặt hái được nhưng thành công đáng khích lệ. Công ty không ngừng đổi
mới cải cách hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả
về quy mô tổ chức đến khoa học công nghệ.
Dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện khó khăn thị trường biến động, cạnh tranh
gay gắt. Nhưng công ty vẫn năng động trong việc thực hiện đường lối, chiến lược đúng
đắn. Kết quả cho thấy :
• Doanh thu: tăng nhanh qua các năm, năm 2010 tăng 55% so với năm 2009, số
tuyệt đối là 85.316.524.595 VNĐ
• Lơi nhuận :tăng rất cao số tương đối là 217%, số tuyệt đối là 7.406.589.442 VNĐ
• Lao động: số lao động giảm tương đối là 17.6%, số tuyệt đối là 168 người do s ố
lao động phổ thông của công ty giảm xuất phát từ việc Công ty không ngừng đổi
mới máy móc thiết bị, áp dung thành công những tiến bộ của khoa học công nghệ
do vậy máy móc thay thế nhiều cho lao động chân tay làm
• Sản lượng: Sản lượng của công ty năm 2010 tăng 46% so với năm 2009, số tương
đối là 11 triệu sản phẩm. Do công ty s ử d ụng nhiều máy móc thiết bị hiên đại làm
tăng năng suất dẫn đến sản lượng cũng t ăng
Công ty cần làm tốt công tác tuyển dụng và quản lý lao động để đảm bảo cả về số lượng
và chất lượng của người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 13

Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.5Phương hướng phát triển
Để tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trong nền cơ chế thị trường luôn có sự biến
động , cạnh tranh ngay càng gay gắt thì công ty phải vạch ra cho mình phương hướng
phát triển tối ưu, hiệu quả nhất
Do được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật , máy móc thiết bị mới trong năm 2010, đây
là tiền đề phát triển công ty trong những năm tới . Trong những năm tiếp theo ngoài việc
thực hiện tốt các hợp đồng đã kí kết và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới , mở
rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước .Công ty phải đẩy nhanh tiến độ sản
xuất kinh doanh tiếp tục tìm tòi công nghệ sản xuất mới từng bước nâng cao chất lượng
sản phẩm. Đồng thời nâng cao trình độ công tác cũng như đời sống cán bộ công nhân viên
trong công ty tạo lòng tin và động lực để họ gắn bó và tich cực làm việc trong công ty.
Trong thời gian qua sự thật là một bước phát triển lớn với công ty cổ phần văn phòng
phẩm Hải Phòng. Công ty đã phấn đấu không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh , công ty lại chịu sức ép về đối thủ cạnh tranh , gây trở ngại trong công việc tiêu
thụ sản phẩm . Mặt khác giá cả vật tư đầu vào biến động , làm giảm khả năng cạnh tranh.
Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty , từ đó ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của công ty. Để khắc phục những khó khăn này , công ty phải vạch
ra cho mình một kế hoạch cụ thể để phấn đấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong năm tới:
- Một số chỉ tiêu mà công ty đã đề ra trong giai đoạn tiếp theo
• Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15% so với năm 2010
• Doanh thu tăng 15% so với năm 2010
• Doanh thu bình quân của công nhân viên tăng 10%
• Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 15 tỷ
• Số lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ đạt 90% công suất thiết kế
• Tăng lợi nhuận tương xứng với quy mô đầu tư , mucwtăng tổng lợi nhuận hàng
năm đạt 20%
• Nâng cao uy tín trên thị trương trong nước và ngoài nước thể hiện số hợp đồng

kinh kế được kí kết
-Một số biện pháp để công ty có thể đạt được những chỉ tiêu đề ra:
• Về máy móc thiết bị: Đầu tư nâng cao máy móc , dây chuyền công nghệ tăng
hiện đại
• Về sản phẩm: Tiếp tục đổi mới kinh doanh kết hợp đa dạng hoá kinh doanh, đầu
tư có trọng điểm cho sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Có các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm ổn
định giá thành sản phẩm. Tăng khả năng cạnh tranh về giá
• Về vốn: Có kế hoạch cụ thể về huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
1.6 Đặc điểm kĩ thuật - công nghệ
Quy trình chế biến sản phẩm của công ty là một quy trình phức tạp kiểu chế biến
liên tục không bị gián đoạn về thời gian. Do vậy công ty đã sử dụng nhiều loai máy móc
hiện đại nhập từ nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc , Mỹ… đảm bảo những yêu cầu
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 14
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
tiêu chuẩn và kĩ thuật. Công ty có máy phát điện riêng để phục vụ trong những trường
hợp mất điện , nhằm để hoạt động sản xuất diễn ra liên tục…
Máy móc của công ty có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn- vệ sinh lao động – phòng
cháy chữa cháy. Bên cạnh những máy móc thiết bị mới ,hiên đại công ty vẫn còn một số
máy cũ chất lượng chưa cao đôi khi ảnh hưởng đến năng suất chung của công ty.
Các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng để sản xuất ra sản phẩm là các hệ
thống máy chuyên dung cho ngành sản xuất vở , gồm có các hệ thống máy như sau:
• Hệ thống máy cắt một chiều và 3 chiều được sản xuất tại Nhật Bản theo công nghệ
của Đức và Nhật
• Hệ thống máy luồn lò xo tự động được sản xuất tại Trung Quốc theo công nghệ
của Mỹ và Nhật được công ty nhập về có thể luồn lò xo với công suất 80 quyển vở/
phút
• Hệ thống máy in offset 2 màu , 4 màu được sản xuất tại Nhật Bản.
• Hệ thống máy may công nghiệp được sản xuất từ Trung Quốc may gáy vở với

công suất 60 quyển/ phút
• Hệ thống máy làm thành phẩm gồm: máy ép bìa , máy dập ghim, máy đếm giấy ,
máy ép bong, máy in kẻ dòng…
1.7 Tình hình tài chính
Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành công. Công ty cổ phần văn phòng
phẩm Hải Phòng không ngừng đổi mới cải cách hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu , cả về số lượng lẫn chất lượng , cả về quy mô tổ chức cũng đến công nghệ khoa học
kĩ thuật tất cả điều này được thể hiện rõ qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty:
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 15
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009-2010
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 So sánh
Tuyệt đối Tương đối
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
230.168.427.526 147.659.836.342 82.508.591.184 56%
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
230.168.427.526 147.659.836.342 82.508.591.184 56%
4. Giá vốn hàng bán 201.774.230.229 134.043.776.058 67.730.454.171 51%
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
28.394.197.297 13.616.060.284 14.778.137.013 109%

6. Doanh thu hoạt
động tài chính
9.483.751.795 6.675.818.384 2.807.933.411 42%
7. Chi phí tài chính 12.260.376.260 6.675.818.384 5.584.557.876 84%
8. Chi phí bán hàng 10.103.898.800 5.923.203.537 4.180.695.263 71%
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
4.673.084.549 4.258.856.696 141.227.853 10%
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
10.840.589.493 3.434.000.051 7.406.589.442 216%
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận
trước thuế
10.840.589.493 3.434.000.051 7.406.589.442 216%
15. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
hiện hành
2.710.147.373 858.500.013 1.851.647.360 216%
16. Lợi nhuận sau thuế 8.130.442.120 2.575.500.038 5.554.942.082 216%
(Nguồn : phòng kế toán)
Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty trong điều kiện hết sức khó khăn , thị trường
luôn biến động cạnh tranh gay gắt, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo đã
giúp cho công ty kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao .
Doanh thu thuần : năm 2010 tăng hơn năm trước là 82,508,591,184 đồng tức tăng 55.9%
so với năm 2009 chứng tỏ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng trưởng tốt.
Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, giá vốn hàng hóa bán cũng tăng lên năm 2010
tăng 67,730,454,171 đồng (tăng 56%)phản ánh mức độ tăng đầu tư cho hoạt động sản

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 16
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
xuất kinh doanh.Đồng thời khi doanh thu tăng lên có kèm theo sự tăng lên của giá vốn thì
có nghĩa là việc doanh thu tăng lên một phần là do tăng mức đầu tư cho sản xuất kinh
doanh.
Lợi nhuận thuần : Lơi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng hơn năm
trước là 7,406,589,442 đồng (tăng hơn 216%) so với năm 2009,chứng tỏ hoạt động sản
xuất kinh doanh rất hiệu quả.Công ty đã khắc phục được những khó khăn về nguyên vật
liệu đầu vào,về thị trường tiêu thụ…để đạt được kết quả này.
Lợi nhuận sau thuế:Do mức tăng lợi nhuận thuần và gia tăng tống sản lượng nên tổng
lợi nhuận sau thuế tăng 5,554,942,082 đồng (tăng 216%) so với năm 2009
2. Nội dung của kế hoạch
2.1 Phân tích tình hình khấu hao của doanh nghiệp
2.1.1 Cách tính khấu hao
Tổng công ty thực hiện trích KHTSCĐ theo số 206/2003 QĐ-BTC ngày
12/12/2003 của bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích KHTSCĐ với
phương pháp khấu hao
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng được áp dụng phố biến tại các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho
phương pháp khấu hao Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng chọn phương pháp
khấu hao theo đường thẳng.
Tất cả TSCĐ tai công ty đều áp dụng theo phương pháp này bao gồm nhà cửa vật kiến
trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn , thiết bị dụng cụ quản lý.
Việc trích KHTSCĐ theo phương pháp đường thẳng phù hợp vowis công ty vì việc
tính toán mức trích KHTSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp khá dễ dàng và chính xác , theo
phương pháp này cố định về thời gian thúc đẩy công ty nâng cao năng suất lao động , tăng
số lượng sản phẩm làm ra để ổn định giá thành tăng lợi nhuận. Tuy nhiên do tỉ lệ khấu
hao hàng năm đều nhau nên khả năng thu hồi vốn chậm TSCĐ khó tránh khỏi tình trạng
hao mòn vô hình đối với một số loại phương tiện vận tải truyền dẫn , máy móc thiết bị do

sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật.
2.1.2 Thời gian tính khấu hao
Công ty căn cứ vào khung thời gian tại bản phụ lục số 1 kèm theo quy định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12-12-2003 của bộ trưởng bộ tài chính xác định không thấp hơn
thời gian tối thiểu và không cao hơn thời gian tối đa.
Việc xác định thời gian tính khấu hao căn cứ vào :
• Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ theo thiết kế
• Hiện trạng TSCĐ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng , thế hệ TSCĐ, tình trạng thực
tế
• Tuổi thọ kinh tế của TS được quy định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố
hao mòn vô hình tiến bộ kỹ thuật
Căn cứ vao các yếu tố đó công ty xác định số năm sử dụng dự kiến các loại TSCĐ như
sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 17
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Bảng 2.1: Thời gian sử dụng dự kiến TSCĐ của công ty
Các loại
TSCĐ
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc
thiết bị
Phương tiện vận
tải truyền dẫn
Thiết bị vận tải
truyền dẫn
Thời gian
sử dụng dự
kiến

25 9 8 8
(Nguồn : phòng kế toán)
Nhận xét
Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng thời gian sử dung dự kiến TSCĐ của công ty là
hoàn toàn phù hợp với khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ theo quyết định số
206/2003 QĐ-BTC . Do công ty mới thành lập từ năm 2006 hầu hết các tái sản của công
ty là mới 100% chưa qua sử dụng do vậy veec xác đinh thời gian khấu hao là đung vơi
khung thời gian quy định.
Việc này giúp cho việc trích khấu hao của doanh nghiệp chính xác giúp thu hồi vốn
nhanh từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi liên tục thay đổi TSCĐ
mới phù hợp với trình độ phát triển khoa học kĩ thuật .
Tuy nhiên bảng trên chỉ là thời gian sử dụng bình quân cho các nhóm TSCĐ nêu
trên còn đối với từng loại TSCĐ cụ thể của doanh nghiệp lại khác nhau do vậy doanh
nghiệp cần xác định thời gian xử lí để xác định mức khấu hao chính xác từ đó giúp giảm
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.1.3 Tình hình tăng giảm TSCĐ
Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty được thể hiện tại bảng sau
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 18
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Bảng 2.2: Bảng tăng giảm TSCĐ của tổng công ty năm 2009,2010đơn vị 1000đ)
Khoản mục
Nhà cửa vật kiến trúc Máy mócthiết bị PTVT truyền dẫn Thiết bị DCQL
N2009 N2010 N2009 N 2010 N2009 N2010 N 2009 N2010
NG TSCĐHH
Số dư đầu năm 65.122.345 67.113.286 2.643.787 1.047.248 39.256.427 40.696.152 983.252 1.256.732
Muatrong năm 0 0 415.246 53.125 127.896 4.326.786 260.731 868.275
Đầu tư XDCB 3.212.011 1.023.547 0 0 0 0 0 0
Tăng khác 0 11.028 0 0 0 0 0 0
Giảm khác 378.268 0 0 0 0 0 0 0

Số dư cuối năm 67.956.088 68.125.805 3.059.033 1.100.373 39.384.323 45.022.938 1.1463.983 2.125.007
GT hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm 12.526.732 15.642.714 721.435 1.628.152 17.246.357 24.436.215 672.586 726.137
KH trong năm 6.544.236 7.110.268 628.367 67.386 8.235.467 5.246.183 243.152 215.648
Tăng khác 0 0 0 0 0
Giảm khác 1.027.360 1.075.206 0 0 0 105.211 63.578
Sốdưcuối năm 18.043.603 21.677.776 1.349.811 1.695.538 25.481.824 30.682.398 810.527 878.207
GT TSCĐHH còn lại
Tại ngày đầu năm 52.595.613 51.470.572 1.922.352 879.096 21.781.337 16.259.937 310.666 530.595
Tại ngày cuối năm 49.483.124 46.448.025 1.709.222 1353.276 13.902.499 14.340.540 333.456 1.246.800
( Nguồn : Phòng kế toán )
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 19
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Chú thích:
NGTSCĐ: nguyên giá tài sản cố định
XDCB: xây dựng cơ bản
GT TSCĐHH: giá trị tài sản cố định hữu hình
PTVT: phương tiện vận tải
DCQL: dụng cụ quản lý
Nhận xét
Xem xét bảng tăng giảm TSCĐ qua 2 năm 2009,2010 ở bảng dưới ta thấy:
Tổng nguyên giá của TSCĐ đầu năm 2009 là:117.683.043.000 trong đó mua mới
và đầu tư xây dựng cơ bản :2.365.570.458 đồng thời nguyên giá TSCĐ cũng giảm
193.006.000 do một số nhà kho của tổng công ty cho công ty khác thuê chứa hàng bị
xuống cấp do tác động của tự nhiên và trong quá trình sử dụng
Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm 17.404.052.846 bao gồm nhà cửa vật kiến
trúc là 6.544.236, máy móc thiết bị là 628.367, PTVT truyền dẫn là 8.235.467 và thiết bị
dụng cụ quản lý là 243.152. Mức trích khấu hao năm 2010 giảm còn 11.152.272.521 do
một số thiết bị và nhà cửa vẫn sử dụng nhưng thôi trích khấu hao. Tuy nhiên một số máy

móc thiết bị cũ, hao mòn lớn vì vậy cần phải có biện pháp tích cực nhằm tăng cường đổi
mới tài sản cô định, để tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2.2 Phân tích kế hoạch khấu hao của công ty
Căn cứ vào tình hình khấu hao thực tế TSCĐ tổng công ty tiến hành lập kế hoạch
khấu hao trong năm 2011.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 20
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Bảng2.3:Bảng lập kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2011
Chỉ tiêu Nhàcửa vậtkiến trúc Máy móc thiết bị PTVT truyền dẫn CCDC quản lí Tổng cộng
NGTSCĐ đầu kì kế hoạch 72.686.232.103 5.286.736.181 47.608.256.488 1.041.828.155 140.069.236.010
TSCĐ chưa KH hết,hư hỏng 0 46.108.735 35.028.760 29.768.166 109.357.408
TSCĐkhông phải tính KH 57.635.687 23.675.143 29.187.286 27.858.679 127.866.577
NG TSCĐTăng 0 50.628.457 0 0 53.684.231
NGTSCĐgiảm 48.003.256 0 35.126.143 33.774.781 138.226.497
NG bình quân TSCĐ tăng 0 30.006.723 0 0 28.675.456
NG bình quân TSCĐ giảm 32.708.262 0 2.151.006 1.406.032 30.455.588
NG bình quân KHTSCĐ 74.645.358.252 4.761.528.157 47.097.386.186 1.040.422.123 140.256.298.785
Số tiền trích KH 5.326.708.103 501.002.763 6.122.826.133 130.052.765 11.926.155.246
(Nguồn: Phòng kế toán )
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 21
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Nhận xét:
Bảng kế hoạch KHTSCĐ của công ty rất phù hợp với tình hình khấu hao của công ty qua
các năm trước và thực trạng công ty hiện nay.Do tính đặc thù của tổng công ty là đơn vị
kinh doanh nên việc trích khấu hao của TSCĐ là 1 phần chi phí mà công ty bỏ ra hàng
năm để quản lí doanh nghiệp.Vì thế việc lập kế hoạch khấu haoTSCĐ đóng vai trò khá
quan trọng tạo tiền đề giúp cho tổng công ty tiết kiệm được 1 khoản chi phí không nhỏ

đồng thời nó còn giúp cho doanh nghiệp phát triển năng động tạo ra tính cạnh tranh cao
hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh trên cùng lĩnh vực
2.2.3. Đánh giá
Công ty đã lưa chọn phương pháp khấu hao và lập kế hoạch khấu hao tương đối phù
hợp với tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số
nhược điểm:
-Ưu điểm: Ta nhận thấy phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà công ty sử
dụng có nhiều ưu điểm tính toán đơn giản dễ dàng. Mức khấu hao được tinh vào giá thành
sản phẩm sẽ ổn tạo điếu kiện ổn định giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của
công ty trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
-Nhược điểm: không phản ánh được chính xác mức độ hao mòn thực tế của
TSCĐ.
Theo phương pháp này thì giá trị thu hồi TSCĐ không được tính đến . Việc không đưa
giá trị thu hồi vào công thức xác định khấu hao là thiếu sót lớn vì việc sử dụng chỉ tiêu giá
trị thu hồi còn có tác dụng hỗ trợ giúp đắc lực cho quản trị tài chính khi tiến hành công tác
thanh lý TSCĐ. Ảnh hưởng cơ cấu chi phí và giá thanh sản phẩm gây kho khăn phức tạp
cho việc phân tích hoạt động kinh tế.
Kế hoạch khấu hao của công ty là hoàn toàn hợp lý giúp công ty quản lý vốn cố định
là căn cứ để công ty đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 22
Lớp: QTKD K9A
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
KẾT LUẬN:
Trong nền kinh tế trường ngay nay doanh nghiệp muốn tồn tai và phát triển đứng
vững trên thị trường trong nước và nước ngoài thì doanh nghiệp phải có chiến lược phát
triển kinh doanh cho từng thời kỳ , phải tiến hành quản lý ở tất cả các phương diện đặc
biệt là kinh tế. Do vậy doanh nghiệp cần tiến hành lập kế hoạch làm tiền đề cho quá trình
thực hiện đạt hiệu quả cao.
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo và quá trình nghiên cứu tại công ty cổ phần
văn phòng phẩm Hải Phòng em thấy tình hình lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định

được công ty chú trọng quan tâm , phần nào giúp công ty đẩy nhanh đầu tư trang thiết bị
mới, phục vụ hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới có nhiều cơ hội và thách thức
mới. Việc lập kế hoạch khấu hao giúp công ty chủ động hơn trong công tác khấu hao tài
sản cố định ổn định giá cả ,nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trương tăng
doanh thu và lợi nhuân cho công ty. Tuy nhiên nếu công ty có những biện pháp tích cực
hơn khắc phục được những nhược điểm đang tồn tại trong việc khấu hao tài sản cố định
ty và phát huy tố hơn nữa những ưu điểm mà công ty đạt được để đáp ứng sự phát triển
của thị trường.
Trên đây là một số nội dung nghiên cứu và lý luận của đề tài “ nghiên cứu kế
hoạch khấu hao tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng”. Để hoàn thiện đề
tài này ngoài những kiến thức bản thân đã học tại trường Đại học Hải Phòng, là sự hướng
dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo khoa kinh tế quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó không thể
không nhắc đếm sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và quản trị kinh
doanh, của các cô chú trong công ty cổ phần văn phòng phẩm Hải Phòng đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình làm bài do thời gian tìm hiểu đề tài này còn hạn hẹp nên vẫn còn
nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để giúp báo cáo của em
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 23
Lớp: QTKD K9A

×