Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố đà nẵng giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.2 KB, 55 trang )

ĐỀ TÀI: Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2020
Tên học phần
Nhóm

: Quy hoạch môi trường

: 01

Lớp học phần

: 01 – thứ 2 tiết 123
KẾT

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NỘI DUNG PHÂN

XẾP

QUẢ

CHÚ

CÔNG


LOẠI

ĐIỂM

THÍCH

DANH

1

Lê Thị Hoa

1253072394

2

Nguyễn Đức Anh

1253072318

3

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1253072211

4

Nguyễn Đình Cường


1253072319

5

Lê Thị Thúy Hằng

135D8501010582

6

Trần Hậu Giáp

7

Lê Thị Hiền

135D8501010400

8

Nguyễn Văn Hiếu

1253072284

9

Phan Thị Thu Hiền

10


Tập hợp bản world

A

V1

B

V3

B

V3

B

V3

A

0

B

V2

B+

0


Phân vùng môi trường

B

0

1253076140

Tập hợp bản exel

B+

0

Phạm Trung Hiếu

1253076324

Hiện trạng môi trường

B

0

11

Cao Đức Hà

1253072224


Lợi thế của lãnh thổ

B

0

12

Phan Thị Huyền

1253072354

Gải pháp

B

0

13

Nguyễn Thị Hoa

1253076230

Phân vùng môi trường

B+

0


14

Nguyễn Thị Huyền

1253076366

B+

0

15

Trần Thị Hòa

B+

0

Điều kiện tự nhiên ktxh
Quy hoạch quản lý CTR
công nghiệp
Các áp lực môi trường
Quy hoạch quản lý CTR
công nghiệp
thách thức của lãnh thổ
Tổng quan về vấn đề
nghiên cứu

Dự báo lượng rác thải
công nghiệp năm 2020

Hiện trạng môi trường

Làm
BTL


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................2
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................50. .



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của một quốc gia thông qua việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng đang gây ra nhiều sức ép về môi trường ở
hầu hết các quốc gia. Hàng ngày, các khu công nghiệp thải ra hàng nghìn tấn chất
thải, trong đó chất thải rắn chiếm một phần không nhỏ. Hiện nay, việc quản lý chất
thải nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng sao cho không gây tác động
tiêu cực tới môi trường và cuộc sống của con người đang là vấn đề cấp thiết, đặc
biệt là ở các thành phố lớn. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan quản lý và xử lý chất
thải được thành lập, song hiệu quả về kinh tế và môi trường sinh thái của các hoạt
động này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp. Việt Nam là một quốc gia đang
trong giai đoạn thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và
tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020 như Đại hội Đảng XI – 2011 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh
sự chú trọng về việc phát triển kinh tế, đất nước ta đang phải đối mặt nhiều vấn đề
về môi trường. Đăc biệt là những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải
nói chung và chất thải rắn nói riêng. Ở nhiều nơi trong cả nước, như ở các thành

phố lớn, rác thải đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Ở các khu
công nghiệp, việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay đang là một
thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý của nhiều đô thị,
nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng. Mặc dù, các Khu công nghiệp đã có hệ
thống thu gom chất thải rắn nhưng cũng không tránh khỏi sự ô nhiễm mà chúng
gây ra cho môi trường xung quanh. Đà Nẵng là một trong những đô thị lớn của cả
nước. Hằng ngày, toàn thành phố thải ra một lượng lớn rác thải, bao gồm cả rác
sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Vì vậy,cần phải quy hoạch một cách hợp lý rác

[Nhóm 1]

Page 1


thải công nghiệp của các khu công nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng. Với những ý
nghĩa trên, đề tài: “Quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2015 – 2020” được chọn để nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Chất thải rắn ở các khu công nghiệp thuộc TP Đà Nẵng: Hòa Khánh, Đà Nẵng,
Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
3. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và công nghiệp.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mạng lưới các trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng, đảm bảo xử lý
triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác
xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
- Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn. Huy động các nguồn lực tham gia đầu
tư các công trình xử lý và quản lý chất thải rắn.

- Đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng xử lý chất thải rắn,
cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội,
tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công Chiến lược quản lý chất thải
rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của các đô thị và khu công
nghiệp ở Việt Nam.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Xây dựng quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phải
phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy
hoạch khác có liên quan của các vùng.

[Nhóm 1]

Page 2


- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt dùng chung cho các đô thị gần nhau.
Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại cần quy hoạch xây dựng khu xử lý
dùng chung cho vùng liên tỉnh.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các
hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận để tái chế,
tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường
và tăng hiệu quả sử dụng đất.

[Nhóm 1]

Page 3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và phân loại chất thải
1.1.1. Khái niệm về chất thải, chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp
- Chất thải: là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong mọi hoạt
động kinh tế- xã hội, từ quá trình khai thác, chế biến và sản xuất đến các hoạt động
tiêu dùng và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Như vậy, chất thải là những sản
phẩm tồn tại ở dưới dạng rắn, lỏng và khí, được phát sinh và thải bỏ trong quá
trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp,
thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân
cư, nhà hàng, khách sạn,,,
- Chất thải rắn: là một dạng của chất thải tồn tại ở trạng thái rắn được con người
loại bỏ trong hoạt động kinh tế - xã hội của mình. Trong đó, quan trọng nhất là các
loại sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
- Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Phân loại chất thải
Có nhiều tiêu chí phân loại chất thải, cụ thể:
Theo nguồn phát sinh, chất thải được phân chia thành:
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày tại các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các
trung tâm dịch vụ, công viên...
- Chất thải công nghiệp: bao gồm những loại vật chất ở trạng thái rắn, lỏng và khí,
phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ
gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.

[Nhóm 1]

Page 4



- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Theo mức độ nguy hại, chất thải bao gồm:
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn
nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát
triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất,
nước và không khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất
có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia
đình, đô thị…
Theo thành phần, chất thải rắn được phân loại thành:
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây
dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia
đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất
thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại
thuốc bảo vệ thực vật. Theo dạng tồn tại, chất thải bao gồm:
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế
biến, sản xuất và xây dựng như kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu
xây dựng…
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt; nước thải từ nhà máy
lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công
nghiệp...
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải và bụi sinh ra từ các động cơ đốt
trong các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện,

[Nhóm 1]


Page 5


sản xuất vật liệu…Các loại khí thải chủ yếu: SO2, NOx, CO2, ...
1.2. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh
Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể
sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào của qua trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Nguyên nhân cụ thể của sự gia tăng chất thải rắn rất đa dạng. Trong đó, có những
nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng
cũng có nhiều nguyên nhân để khắc phục cần có thời gian và chi phí lớn. Sự phân
loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện
kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải rắn của ngành sản
xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên, do tính đa dạng của chất thải
và thành phần rất khác nhau, ngay cả với chất thải có cùng tên, nên chưa thể có sự
phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng
biệt. Mặc dù, các phương pháp được ứng dụng là giống nhau trong công nghệ chế
biến vật liệu. Nguồn gốc của chất thải rắn công nghiệp là từ các khu công nghiệp,
các cơ sở sản xuất trong cả nước. Nó sinh ra trong quá trình sản xuất, là các phế
thải dư thừa. Các nghành sản xuất khác nhau thì sinh ra lượng chất thải khác nhau,
thành phần và tính chất của chất thải cũng khác nhau.
Nguồn phát sinh chủ yếu chất thải công nghiệp bao gồm:
+ Các quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm từ các công đoạn chế biến và gia
công nguyên - vật liệu cho đến giai đoạn sản xuất và đóng gói hoàn thiện sản
phẩm
+ Các nhà máy nhiệt điện;
+ Quá trình cung cấp nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
+ Quá trình chuyển đổi công nghệ.
1.2.2. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là các sản phẩm dư thừa và được loại bỏ phát sinh

[Nhóm 1]

Page 6


trong quá trình sản xuất công nghiệp và hoàn thiện sản phẩm. Chúng đa dạng theo
thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất
tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu
một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần
thiết.
Chất thải công nghiệp thường được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và
nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi
trong việc quản lý chất thải là:
- Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy;
- Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy;
- Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư;
- Chi phí cho xử lý và quản lý chất thải được hạch toán và nằm trong giá thành của
sản phẩm;
- Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác
sinh hoạt. Do đó, chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
1.3. Tổng quan về thực trạng quản lý chất thải rắn
1.3.1. Quản lý chất thải rắn trên thế giới.
1.3.1.1. Quản lý chất thải ở nước Nhật

[Nhóm 1]

Page 7



Bộ Môi trường

Sở quản lý chất
thải và tái chế

Phòng hoạch

Đơn vị

Phòng quản

định chính

quản lý

lý chất thải

sách

chất thải

công nghiệp

Hình 1.1. Quản lý chất thải nước nhật
Nhìn vào hình 1.1 có thể thấy cơ quan đứng đầu trong công tác quản lý chất thải
của nước Nhật là Bộ Môi trường. Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó
có Sở Quản lý Chất thải và Tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy
mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo
một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một

cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiếp theo là Sở Quản lý Chất thải
và Tái chế có nhiệm vụ phân công, hướng dẫn chiến lược bảo vệ môi trường của
quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của sở là Phòng Hoạch định chính sách có nhiệm vụ là
thực hiện các chính sách và chiến lược quản lý, đơn vị quản lý chất thải là cơ quan
trực tiếp điều hành việc quản lý chất thải, phòng quản lý chất thải công nghiệp có
nhiệm vụ thực hiện và quản lý việc xử lý chất thải tại các KCN trong cả nước.
Theo sơ đồ này, Nhật là một nước có công tác quản lý chất thải rất tốt.
1.3.1.2. Quản lý chất thải ở Singapo

[Nhóm 1]

Page 8


Hình 1.2. Quản lý chất thải ở Singapo
Ở Singapo hệ thống quản lý chất thải rất chi tiết theo các cấp nghành, đứng đầu là
BMTVTNN chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý cho sở môi trường và sở tài
nguyên nước có nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn cho các phòng ban thực hiện các
chiến lược BVMT của quốc gia, tiếp theo là các phòng sức khỏe môi trường,
phòng bảo vệ môi trường và phòng khí tượng có nhiệm vụ vừa giám sát và chỉ dẫn
cho các bộ phận quản lý (Hình 1.2). Bộ phận kiểm soát ô nhiễm, bộ phận bảo tồn
tài nguyên, trung tâm khoa học bảo vệ phóng xạ và hạt nhân và bộ phận quản lý
chất thải, bộ phận kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược
BVMT của quốc gia đồng thời giám sát các KCN thực hiện công tác quản lý môi
trường.
1.3.2. Quản lý chất thải ở Việt Nam
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Hệ thống quản

lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị có
vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan đến vấn đề về quản lý
[Nhóm 1]

Page 9


hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Việc thu gom xử lý chất thải
chủ yếu do các công ty Môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực
hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao
gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ
quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các
trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu
trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi
Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các
quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa
thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi
trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít
thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác. Hệ thống quản
lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được mô tả ở hình 1.3

Hình 1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi
trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách
quản lý môi trường quốc gia
- Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải

[Nhóm 1]

Page 10



- Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược
chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng
các quy tắc, quy chế cụ thể
- URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm
vụ.
1.3.3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách
thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị
có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương... Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn cả nước có 260 KCN đã
được thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào
hoạt động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Thực hiện chủ
trương bảo vệ môi trường, đặc biệt là tăng cường xử lý chất thải, 105 KCN đã xây
dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số
các KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử
lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới. Như vậy,
so với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào
hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng
kể, từ gần 35% trong năm 2006 lên 60% năm 2011. Dự kiến Kế hoạch 5 năm
2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các KCN đã đi vào hoạt động
có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài việc tăng
số lượng KCN xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, theo
báo cáo của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều KCN
như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ý thức bảo vệ môi trường
của các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng như của các doanh nghiệp thứ cấp trong

[Nhóm 1]

Page 11


KCN cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực. Các sở, ngành ở địa phương đã
tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Địa phương

Khối lượng(tấn/năm)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

28.739

- Hà Nội

24.000

- Hải Phòng

4.620

- Quảng Ninh
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

119
4.117


- Đà Nẵng

2.257

- Quảng Nam

1.768

- Quảng Ngãi

92

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

80.332

- TP Hồ Chí Minh

44.413

- Đồng Nai

33.976

-Bà Rịa- Vũng Tàu

1.943

Tổng


113.188
Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2002

Bảng 1.2. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp tăng nhanh trong những năm vừa qua, đặc
biệt là chất thải nguy hại. Theo báo cáo của Cục Môi trường năm 2002 tổng lượng
chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế
trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam là khoảng 113.118 tấn (bảng 1.2). Từ số liệu thống kê nêu trên cho
thấy, lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn
khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm
[Nhóm 1]

Page 12


phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung. Lượng chất thải nguy hại thống kê được vào năm
2003 tăng lên 160.000 tấn, tương ứng khoảng 40% so với năm 2002. Trong đó
130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp, chất thải y tế nguy hại từ các bệnh
viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát
sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Cũng
như số liệu thống kê của những năm trước đó, phần lớn chất thải công nghiệp
nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại
phát sinh của cả nước, trong đó một nửa là lượng chất thải phát sinh từ Thành phố
Hồ Chí Minh. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc, với lượng chất thải nguy hại phát
sinh chiếm 31%.
1.3.3.1. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp đã thực hiện

Hình 1.4. Quản lý chất thải ở khu công nghiệp

Ở nước ta, tại các KCN đã thực hiện công tác quản lý chất thải được thực hiện bởi
nhiều bên liên quan (hình 1.4). Chính phủ UBND cấp tỉnh Bộ, ngành khác Bộ Tài
nguyên Môi trường Ban quản lý KCN KCN Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh

[Nhóm 1]

Page 13


kết cấu hạ tầng KCN. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. KCN Chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Hình
1.4. Quản lý chất thải ở các KCN Hình 1.4 chỉ ra, cơ quan đứng đầu trong bộ máy
quản lý chất thải công nghiệp là chính phủ, tiếp theo là UBND cấp tỉnh và các bộ
nghành khác. Bộ TNMT là cơ quan trực tiếp quản lý môi trường và có trách nhiệm
quản lý môi trường chung của các nghành nghề. Ở mỗi KCN đều có ban quản lý
môi trường, có nhiệm vụ là xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN
thực hiện các biện pháp BVMT. Sau đó là do các KCN tự thực hiện và có liên kết
với UBND tỉnh và các bộ nghành khác. Để có được những kết quả nêu trên, trong
thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN đã
nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách và triển khai thường xuyên nhiệm
vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường. Một số công việc cụ thể đã triển khai là:
+ BTNVMT đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy
định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và
cụm công nghiệp.
+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định
về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban
quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân
cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo

vệ môi trường KCN, KKT.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày
19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định
183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây
dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN.
[Nhóm 1]

Page 14


+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng
dẫn các địa phương tăng cường quản lý môi trường KCN, KKT; phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của
các KCN, KCX, KKT.
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng
đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông

[Nhóm 1]

Page 15



- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110
đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam)
khoảng 120 hải lý về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là
trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến

[Nhóm 1]

Page 16


đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.041,91 km2.
1.2.Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số

đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn
(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng
Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
1.3.Khí hậu thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng
[Nhóm 1]

Page 17


200C.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.4.1. Tài nguyên đất
Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất
mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất
mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven

biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng
đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu,
chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công
trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp: 514,21
km2; đất nông nghiệp: 117,22 km2; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công
nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...): 385,69 km2; đất ở: 30,79 km2 và
đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2.
1.4.2. Tài nguyên nước
Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi
Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một
số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất
thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú
đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài
(11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000
tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở
vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng

[Nhóm 1]

Page 18


nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000
-200.000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh

bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được
tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...
Sông ngòi, ao hồ:
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông
chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2).
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông
Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt
nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo
điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú,
cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.
1.4.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu
ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha,
trong đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng
là 17.468 ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở
quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu
khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi
[Nhóm 1]

Page 19


ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên
nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường

Nam Hải Vân.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:
Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha (rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966
ha), đất chưa có rừng 1.858 ha.Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học,
nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải
Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy
rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao
lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho
khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông,
đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:
Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp
9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha), đất chưa có rừng là
4.205ha).Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã
(Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo
tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi
trường, Hải vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía
Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng
giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ
nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử:
đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh

[Nhóm 1]

Page 20



quan thiên nhiên hùng vĩ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:
Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625
ha), đất chưa có rừng 748 ha.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm
rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất
đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản
địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng... Điều đặc biệt là Sơn
Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc
vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo
vệ. Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi
có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà
còn là bức bình phong che chắn gió bão cho thành phố.
1.4.4 Tài nguyên khoáng sản
Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước,
nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm
khai thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu
vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò
Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với
kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m, trữ lượng khoảng 500.000m3.
Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây
dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê,
cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.

[Nhóm 1]

Page 21



Ngoài ra còn có các loại khác như đất sét, trữ lượng khoảng 38 triệu m3; nước
khoáng ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày; đặc biệt, vùng thềm
lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
2. Điều kiện KT - XH
2.1 Dân số
Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2014 là 1,007 triệu người, với
diện tích 485 m2
2.2 Lao động

Tuổi

Tổng số

Tổng số
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79

80-84
85+

683984
61072
75920
65166
71264
70536
65364
63296
49310
43196
28319
17583
15445
16273
16038
10063
7079
4050
4010

Nữ
Số người
348243
29244
31228
34970
35480

36076
32042
31833
25441
2243
16425
10049
9239
9573
9298
5554
4380
2550
2429

%
50.91
47.88
41.13
53.66
49.79
51.15
49.02
50.29
51.59
51.93
58.00
57.15
59.82
58.83

57.97
55.19
61.87
62.96
60.57

Nam
Số người
335741
31828
44692
30196
35784
34460
33322
31463
23869
20764
11894
7534
6206
6700
6740
4509
2699
1500
1581

%
49.09

52.12
58.87
46.34
50.21
48.85
50.98
49.71
48.41
48.07
42.00
42.85
40.18
41.17
42.03
44.81
38.13
37.04
39.43

2.3 Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
[Nhóm 1]

Page 22


×