Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN KIM HƢƠNG

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN KIM HƢƠNG

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chƣa
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i

/>

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị
Minh Huế ngƣời đã tạo điều kiện thuận lợi cho em lựa chọn hƣớng đi đúng
đắn trong việc nghiên cứu đề tài này và cô luôn là ngƣời hƣớng dẫn tận tình về
mặt khoa học, khích lệ, động viên em về mặt tinh thần trong suốt tiến trình
nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy cô
trong khoa Tâm lý giáo dục trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi, chỉ bảo, trợ giúp em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các cô giáo mầm non
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là các cô giáo Trƣờng Mầm non

19 - 5, Trƣờng Mầm non Quang Trung, Trƣờng Mầm non Sƣ Phạm, Trƣờng
Mầm non Tân Long trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số
liệu phục vụ luận văn.
Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn
này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, em rất mong sẽ
nhận đƣợc sự chia sẻ, góp ý của các thầy cô, các độc giả và các bạn đồng
nghiệp để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Kim Hƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO
TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON ...................................................................... 5
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................ 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc ............................................................ 7
1.2. Những khái niệm công cụ ............................................................................. 9
1.2.1. Tự kỷ và hội chứng tự kỷ ....................................................................... 9
1.2.2. Giáo dục hòa nhập ................................................................................ 15
1.2.3. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ............................. 16
1.2.4. Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non............. 17
1.3. Một số vấn đề lý luận về hội chứng tự kỷ lứa tuổi mầm non ..................... 17
1.3.1. Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non và nhƣ̃ng yêu cầ u cầ n đa ̣t
đố i với tƣ̀ng đô ̣ tuổ i ........................................................................................ 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3.2. Những biểu hiện của hội chứng tự kỷ và các trạng thái liên quan
đến hội chứng tự kỷ lứa tuổi mầm non........................................................... 21
1.4. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non ............................................................................................................ 26
1.4.1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non............... 26
1.4.2. Nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ...... 27
1.4.3. Nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non .............. 27
1.4.4. Phƣơng pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non........ 31
1.4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa
tuổ i mầ m non .................................................................................................. 36

Kết luận chƣơng 1.............................................................................................. 40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ
KỶ 3-5 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..................................................................... 42
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 42
2.1.1. Khái quát về công tác giáo dục trẻ mầm non tại thành phố Thái Nguyên...... 42
2.1.2. Mục tiêu khảo sát ................................................................................. 45
2.1.3. Nội dung khảo sát ................................................................................. 45
2.1.4. Đối tƣợng khảo sát ............................................................................... 45
2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát và cách xử lý kết quả ....................................... 46
2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên ...................................................................................................... 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non.................................................... 47
2.2.2. Thực trạng nhận thức về biểu hiện của trẻ tự kỷ .................................. 50
2.2.3. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỉ lứa tuổi mầm non ........................................................................................ 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

2.2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò của GV trong giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ...................................................................... 57
2.3. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 3-5 tuổi tại các
trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên...................................... 59
2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng và phƣơng pháp giáo dục
cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non của GV các trƣờng mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 59
2.3.2. Thực trạng việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình giáo dục

hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non tại các trƣờng mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên.............................................................................. 61
2.3.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
3-5 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............. 63
2.4. Đánh giá chung về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi
mầm non tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......... 67
2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 67
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 67
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.............................................................. 68
Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 68
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO
TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ..... 70
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên .......................................... 70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non......................... 70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện ...................................................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v

/>

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và mức độ tự kỷ
ở trẻ lứa tuổi mầm non ................................................................................... 71
3.1.4. Nguyên tắc tƣơng tác giữa giáo viên mầm non và trẻ tự kỷ ................ 71
3.2. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại
thành phố Thái Nguyên ..................................................................................... 71
3.2.1. Bồi dƣỡng năng lực sử dụng bộ công cụ chẩn đoán các mức dộ
biểu hiện tự kỷ ở trẻ lứa tuổi mầm non .......................................................... 71
3.2.2. Xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ lứa tuổi mầm non ....................................................................................... 73

3.2.3. Tích hợp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thông qua tổ chức hoạt
động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày (hoạt động vui chơi, hoạt động
học có chủ đích, hoạt động tham quan đi lại, hoạt động sinh hoạt, hoạt
động ngày lễ hội) ............................................................................................. 74
3.2.4. Bồi dƣỡng giáo viên về kiến thức và kỹ năng giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ trong nhóm lớp .......................................................................... 77
3.2.5. Kếp hợp các phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục và
phƣơng pháp giáo dục đặc biệt vào giáo dục hòa nhập cho TTK lứa
tuổi mầm non .................................................................................................. 79
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 82
3.4. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên .................... 83
3.4.1. Các bƣớc khảo nghiệm ......................................................................... 83
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ....................... 84
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .......................... 85
3.4.4. Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 87
Kết luận chƣơng 3.............................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi
/>

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vii

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ABA

:

Phƣơng pháp phân tích hành vi ứng dụng

ADHD

:

Chứng tăng động giảm chú ý

CBGV

:

Cán bộ giáo viên

CBQL

:

Cán bộ quản lý

EEG

:

electroencephalograms/ điện não đồ


GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GDMN

:

Giáo dục mầm non

GV

:

Giáo viên

PECS

:

Phƣơng pháp giáo dục giao tiếp thông qua trao
đổi hình

RDI

:

Phƣơng pháp can thiệp phát triển quan hệ xã hội


SL

:

Số lƣợng

TEACCH

:

Phƣơng pháp trị liệu trẻ tự kỷ về giao tiếp

TTK

:

Trẻ tự kỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thống kê khách thể khảo sát tại 4 trƣờng mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên .......................................................... 46

Bảng 2.2.


Thống kê số lƣợng trẻ khảo sát tại 4 trƣờng mầm non trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................................... 46

2.2.1. Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non ......................................... 47
Bảng 2.3:

Thực trạng nhận thức về các khái niệm liên quan đến giáo
dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ............................................................ 48

Bảng 2.4:

Thực trạng nhận thức về biểu hiện cơ bản và trạng thái liên
quan của trẻ tự kỷ.......................................................................... 50

Bảng 2.5:

Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non ........................................................... 55

Bảng 2.6:

Thực trạng nhận thức về vai trò của GV trong giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷlứa tuổi mầm non ............................................. 57

Bảng 2.7:

Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng cho trẻ tự kỷ 3-5
tuổi của GV các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên ................................................................................ 59

Bảng 2.8:

Thực trạng việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non tại các
trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................. 62

Bảng 2.9:

Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ 3-5 tuổi
tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......... 63

Bảng 3.1:

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ............... 84

Bảng 3.2:

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .................. 85

Bảng 3.3:

Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ....................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v

/>


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng về việc xây dựng các tiêu chí chuẩn đoán các
mức độ biểu hiện tự kỷ ở trẻ lứa tuổi mầm non tại các
trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .............. 65
Biểu đồ 2.2: Thực trạng về việc tổ chức thực hiện tích hợp các biện pháp
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non thông qua
tổ chức hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày ..................... 66
Biểu đồ 2.3: Thực trạng về công tác bồi dƣỡng giáo viên về kiến thức
và kĩ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhóm lớp
tại các trƣờng mầm non ở thành phố Thái Nguyên.................... 67
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp ........................................................... 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của
mỗi con ngƣời. Do vậy, những phát hiện sớm về dấu hiệu hay bất thƣờng trong
phát triển thực sự có giá trị và mang tính quyết định đến tƣơng lai phát triển sau
này của trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật.Trẻ khuyết tật với tƣ cách là
chủ nhân của xã hội rất cần đƣợc tôn trọng và đƣợc đảm bảo phát triển nhân
cách mang tính cá nhân.Tự kỷ là một trong những vấn đề đang rất đƣợc quan
tâm và là một trong những nguyên nhân gây tàn tật ở trẻ em.
Bệnh tự kỷ xuất hiện ở nƣớc ta hơn chục năm về trƣớc nhƣng mới đƣợc
gọi tên trong những năm gần đây. Đây là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra đối
với trẻ em trong xã hội hiện đại. Theo số liệu của ngành y tế, trẻ mắc bệnh tự
kỷ đang gia tăng từng ngày không chỉ ở thành phố mà cả ở các vùng quê và

thực sự trở thành nỗi lo sợ không chỉ đối với các bậc làm cha, làm mẹ, mà còn
cả xã hội. Đặc biệt trẻ tự kỷ với những đặc điểm khó nhận ra do không có
những khác thƣờng về thể chất bên ngoài so với trẻ bình thƣờng nên việc phát
hiện sớm những khiếm khuyết ở các em để có chƣơng trình can thiệp và trị liệu
phù hợp càng có ý nghĩa quan trọng. Nếu đƣợc phát hiện sớm trẻ sẽ có khả
năng phát triển tốt hơn, sau khi khám và định bệnh, gia đình và trẻ sẽ đƣợc tƣ
vấn can thiệp. Nếu các cháu bị tự kỷ nhẹ có thể đi học mẫu giáo hòa nhập với
các trẻ bình thƣờng khác với sự kết hợp tích cực trong việc dạy dỗ trẻ của gia
đình và giáo viên mầm non. Còn trẻ bị nặng thì nên đƣợc điều trị ở các trung
tâm để đƣợc can thiệp tích cực với những phƣơng pháp đặc biệt hơn.
Sau hơn 20 năm thực hiện mô hình giáo dục hòa nhập, dƣới sự chỉ đạo
của Đảng, Nhà nƣớc và trực tiếp là của Bộ GD ĐT, Việt Nam đã thiết lập
đƣợc một hệ thống quản lý giáo dục hòa nhập trên toàn quốc hoạt động có
hiệu quả thể hiện ở việc: Số lƣợt và số lƣợng cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc
bồi dƣỡng tập huấn về giáo dục hòa nhập ngày càng tăng, nhiều địa phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1
/>

đã chủ động tham mƣu và sử dụng nguồn hỗ trợ của các dự án để tăng cƣờng
cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho đội ngũ trong công tác giáo dục hòa
nhập. Tuy nhiên, trên thực tế số lƣợng trẻ khuyết tật đặc biệt là trẻ tự kỷ tham
gia học hòa nhập vẫn còn nhiều hạn chế do chất lƣợng hòa nhập không hiệu
quả. Nhiều nguyên nhân đƣợc đặt ra, trong đó có một thực tế cho thấy nhiều
trẻ tự kỷ vẫn còn bị "xếp nhầm chỗ" so với khả năng thực sự của các em. Do
đó, các em cần có đƣợc những sự kiểm tra, đánh giá về khả năng phát triển
trƣớc khi tham gia hòa nhập nhằm giúp các em đƣợc hƣởng các chƣơng trình
can thiệp và hòa nhập thực sự có hiệu quả.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nƣớc ta, trong
những năm gần đây tỉ lệ bệnh tự kỷ có xu hƣớng gia tăng nhƣng việc nhận
thức, phát hiện và can thiệp vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.

Vì những lí do trên đây nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo
dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên” với mong
muốn đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập đƣợc với cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại
thành phố Thái Nguyên
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Thái Nguyên
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi
mầm non tại thành phố Thái Nguyên
4. Giả thuyết khoa học
Việc đề xuất và thực thi các biện pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với
mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ nói riêng
tại các trƣờng mầm non, phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện giáo dục sẽ
góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập giúp trẻ tự kỷ có khả
năng hòa nhập cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2

/>

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại trƣờng
mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại
một số trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại một số
trƣờng mầm non tỉnh Thái Nguyên
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung - chọn lứa tuổi

Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỉ 3-5 tuổi tại trƣờng mầm non.
6.2. Khách thể điều tra
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tại 4 trƣờng mầm non tại thành phốThái
Nguyên, gồm: Trƣờng Mầm non 19 - 5, Trƣờng Mầm non Quang Trung,
Trƣờng Mầm non Sƣ Phạm, Trƣờng Mầm non Tân Long với 12 cán bộ quản lý
giáo dục, 102 giáo viên.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu;
phƣơng pháp lịch sử để nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở trƣờng mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng ankét, phƣơng pháp quan
sát, phƣơng pháp trò chuyện, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp khảo
nghiệm và phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu, đánh giá thực
trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở trƣờng mầm non thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3

/>

7.3. Các phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để tính các số liệu nghiên
cứu thực trạng; xác định thông số định lƣợng và định tính về kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non

Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ từ 3- 5 tuổi ở các
trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chƣơng 3. Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm
non tại thành phố Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4

/>

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO TRẺ TỰ KỶ TUỔI MẦM NON
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới bắt đầu sớm từ năm 1760
trƣờng quốc gia dạy ngƣời câm điếc đƣợc thành lập bởi một linh mục ngƣời
Pháp tên là Charles Micheal (1700 - 1789). Sau đó chƣơng trình giáo dục trẻ
khuyết tật nói chung đƣợc mở rộng ở Châu Âu và Mỹ. Trong một thời kỳ kéo
dài sau đó, ngƣời khuyết tật vẫn là một sự tồn tại nặng nề trong mắt một bộ
phận lớn trong xã hội. Ngoài một số rất ít trẻ khuyết tật con nhà giàu đƣợc
chăm sóc dạy dỗ, một số ít khác đƣợc các nhà tổ chức từ thiện chăm nom thì
hầu nhƣ trẻ em khuyết tật vẫn không đƣợc nhìn nhận. Ngƣời luôn đƣợc nhắc
đến hàng đầu trong lịch sử phát triển giáo dục đặc biệt là nhà vật lý học kiêm
nhà giáo dục học Jean Mare Gaspard Itard (1774 - 1836) là ngƣời có vai trò
quan trọng trong việc thay đổi sự nhìn nhận mới mẻ về ngƣời khuyết tật.
Từ năm 1930, vấn đề tạo môi trƣờng sống tốt đẹp hơn cho ngƣời khuyết
tật đã đƣợc coi trọng. Ngƣời ta quan tâm hơn về cuộc sống của ngƣời khuyết tật
nói chung và ngƣời chậm phát triển nói riêng. Quan điểm bình thƣờng hóa ngày
càng đƣợc chú trọng trong đời sống của những ngƣời khuyết tật. Tháng 10 năm

1934, cơ quan giáo dục Hoa Kỳ đã tài trợ cho một Hội thảo 3 ngày về giáo dục
trẻ khuyết tật. Báo cáo tổng kết hội thảo đã khẳng định mục tiêu và chƣơng
trình giáo dục đặc biệt nên dựa vào việc giáo dục từng trẻ: nắm bắt những khả
năng, hạn chế và sở thích của trẻ; để trẻ tự tiến bộ dựa trên năng lực của bản
thân. Cho đến năm 1972 “Chƣơng trình phù hợp” đã đƣợc dựa vào luật giáo
dục của liên bang Pennsylvania. [25]
Năm 1975, Quốc hội nƣớc Mỹ đã thông qua Luật giáo dục trẻ khuyết tật,
một trong những điểm mấu chốt của Luật này là: “Những ngƣời khuyết tật có
quyền đƣợc giáo dục phù hợp đế đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5
/>

Những nghiên cứu về giáo dục cho trẻ khuyết tật trên thế giới đƣợc đề
cập rất sớm, tuy nhiên việc phát hiện ra hội chứng tự kỷ và nghiên cứu về giáo
dục cho trẻ có hội chứng tự kỷ lại bắt đầu muộn.
Tự kỷ thực sự đƣợc công nhận vào năm 1943, trong một bài báo với
nhan đề “Autism Disturbance of Effective Contract” hội chứng này đƣợc mô tả
một cách rõ ràng và khoa học bởi bác sỹ tâm thần ngƣời Mỹ là Leo Kanner.
Ông đã hiểu tự kỷ theo một sắc thái khác, mô tả của ông nhƣ sau: Trẻ tự kỷ
thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với ngƣời khác; cách chọn lựa các thói
quen hàng ngày rất giống nhau về tính tỉ mỉ và tính kỳ dị; không có ngôn ngữ
hoặc ngôn ngữ thể hiện sự bất thƣờng rõ rệt. Những nghiên cứu của Kanner là
một trong những nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh nhất về tự kỷ và cho đến
nay vẫn đƣợc công nhận. Những kết luận đó của ông có ảnh hƣởng sâu sắc đến
những quan niệm về tự kỷ hiện nay trên thế giới.
Tiếp sau Kanner đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan
đến tự kỷ nhƣ nghiên cứu của các nhà Tâm thần học Anh, Mỹ Fudith Gouth,
Christopher Gillberg, nghiên cứu của các nhà phân tâm… đến nay đã có rất
nhiều tên gọi và cách phân loại khác nhau dùng để mô tả tự kỷ nhƣ “Loạn tâm
cộng sinh” (Mahler và Gosliner, năm 1955), “Nhân cách bệnh tự kỷ”

(Asperger, năm 1943), ”Rối loạn kiểu tự kỷ” (Lornaving, năm 1998)…
Trong những thập niên nửa cuối thế kỷ XX, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn
ra xung quanh việc định nghĩa tự kỷ. Trong suốt quá trình phát hiện và nghiên
cứu tự kỷ, các nhà khoa học đã đƣa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán đƣợc đầy đủ
khái quát trong hai bảng phân loại bệnh quốc tế là DSM IV và ICD 10. Đây là
hai bảng phân loại bệnh tật có uy tín nhất vào thời điểm hiện nay trên thế giới.
Nhìn chung, các nghiên cứu đƣợc đề cập đến ở trên đã nói lên rằng, giáo
dục cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng là cần thiết. Các vấn đề
xung quanh chứng tự kỷ đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và có sự thống nhất nhất
định, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập cộng đồng và có những kỹ năng tối thiểu
của cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6

/>

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam bắt đầu muộn hơn lịch sử giáo dục
cho trẻ khuyết tật trên thế giới với sự bắt đầu bằng việc mở trƣờng chuyên biệt
đầu tiên do một vị linh mục ngƣời Pháp có tên là Azemar thành lập năm 1986 ở
Thuận An (Bình Dƣơng). Từ sau năm 1975, có nhiều trƣờng hoặc trung tâm
dạy trẻ khuyết tật đƣợc thành lập trong cả nƣớc. Năm 1976, trƣờng dạy chữ và
dạy nghề cho trẻ điếc Hải Phòng đƣợc thành lập, có thể nói đây là trƣờng đầu
tiên ở miền Bắc dạy chuyên biệt cho trẻ điếc một cách chính thống. Sau này ở
miền Bắc và miền Nam mở nhiều trƣờng dạy cho trẻ khuyết tật nhƣ trƣờng
Nguyễn Đình Chiểu, trƣờng câm điếc Xã Đàn, trƣờng Hy Vọng…
Năm 1991, một nhóm cán bộ nghiên cứu của trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật - Viện khoa học giáo dục lần đầu tiên tổ chức giới thiệu về hội nhập
và hòa nhập. Và chỉ có một vài trung tâm và các trƣờng, hầu nhƣ tập trung ở
thành phố Hồ Chí Minh, bƣớc đầu thử nghiệm về giáo dục hội nhập với những
cách làm rất khác nhau. Từ những năm 1991 - 1992, các khóa đào tạo ngắn hạn

(3 tuần) đƣợc tổ chức tại địa phƣơng đã thu hút giáo viên ở các trƣờng tiểu học
do các cán bộ của Viện Khoa học giáo dục đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến
thức mỗi năm một lần. Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng và là đội ngũ
chủ chốt khi muốn xây dựng ngành giáo dục đặc biệt trong các trƣờng chuyên
biệt hay ở các trƣờng hòa nhập. Đặc biệt việc tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật vô cùng quan trọng đem lại quyền lợi và sự bình đẳng cho trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng trong các trƣờng học.
Ở Việt Nam, tự kỷ mới đƣợc quan tâm khoảng 15 năm trở lại đây.
Nhìn chung, các nghiên cứu vẫn ở mức độ khám phá, đánh giá về đặc điểm
của tự kỷ, vấn đề chẩn đoán và hiệu quả của việc ứng dụng các phƣơng pháp
điều trị nƣớc ngoài.
Nơi tiến hành trị liệu và quan tâm đến tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam là trung
tâm N-T của cố bác sỹ Nguyễn Khắc Viện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7

/>

Tiếp sau đó, do nhu cầu của bố mẹ có con tự kỷ, một cuốn sách về tự kỷ
đƣợc xuất bản ở Việt Nam nhƣ: “Nuôi con tự kỷ”, “Để hiểu chứng tự kỷ” và “Tự
kỷ trị liệu” của tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân, ngƣời Úc gốc Việt đề cập đến khái
niệm tự kỷ, các khiếm khuyết chính của tự kỷ, chẩn đoán bệnh, ảnh hƣởng của
bệnh đến mối quan hệ của trẻ trong gia đình, phƣơng pháp điều trị. [21]
Công trình “Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng đồng
tại bệnh viện Nhi đồng 1” do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, bệnh viện Nhi đồng 1
thực hiện cho thấy một phần thực trạng của trẻ em bị tự kỷ và bƣớc đầu hƣớng
dẫn can thiệp trị liệu cho phụ huynh [20]
Nghiên cứu tiếp theo là “Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của
trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ƣơng” do bác sỹ Quách Thúy
Minh và các cộng sự tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng thực hiện [19]
Về chẩn đoán tự kỷ, hai tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh Hƣơng

tiến hành nghiên cứu “Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay”
(2011), nghiên cứu này xem xét tính chính xác của chẩn đoán trên 20 trẻ đã
đƣợc chẩn đoán là tự kỷ ở các phòng khám và bệnh viện.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu nhƣ: “Đánh giá và quản lý trẻ
tại mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng - Phòng khám Tu Na” do
tác giả Lã Thị Bƣởi và cộng sự thực hiện; “Đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ
tự kỷ tại Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1” do bác sỹ Hoàng Vũ Quỳnh
Trang và Phạm Ngọc Thanh Trà thực hiện; “Hội chứng tự kỷ - chẩn đoán và
can thiệp” do bác sỹ Đỗ Thúy Lan -Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng Hà Nội thực hiện; “Can thiệp sớm trẻ tự kỷ” do Trần Phƣơng Dung, Khoa Giáo
dục đặc biệt - Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm mẫu giáo TW3 thực hiện.
Ở nƣớc ta hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều mô hình trợ giúp cho trẻ tự
kỷ, nhƣ các trung tâm (trung tâm Phúc Tuệ, trung tâm Hy Vọng, trung tâm Sao
Mai, trƣờng Bình Minh,…) chuyên về chăm sóc, dạy và trị liệu cho trẻ, Khoa
giáo dục đặc biệt thuộc Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Câu lạc bộ gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8

/>

trẻ tự kỷ, Khoa phục hồi chức năng ở Viện Nhi Quốc gia, ở Bệnh viện Bạch
Mai… Cho đến nay đã có những kết quả bƣớc đầu cho việc trợ giúp cho sự
phát triển của trẻ tự kỷ, tuy nhiên vẫn còn nhiề u ha ̣n chế bởi chƣa có sƣ̣ kế t hơ ̣p
hiê ̣u quả liên ngành, nhiề u liñ h vƣ̣c nhƣ y tế , tâm lý, giáo dục, công tác xã hô ̣i...
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Tự kỷ và hội chứng tự kỷ
Trong gần một thế kỷ qua, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu
và kết luận khác nhau về khái niệm tự kỷ. Những khái niệm cũng nhƣ cách
phân loại của loại rối nhiễu này rất đa dạng và đã trải qua nhiều thay đổi
theo thời gian.
Năm 1911, tác giả Bleuler đƣa ra quan điểm: “Tự kỷ là khái niệm dùng để
chỉ những người bệnh tâm thần phân liệt không còn liên hệ với thế giới bên ngoài

nữa mà sống với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài
và lui về thế giới bên trong, khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn” [39]
Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ
em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng của bệnh là một sự hiếm thấy, là
sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của những trẻ này trong công
việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng
bắt đầu cuộc sống” [36]
Theo bộ bách khoa của Collie: “Tự kỷ là một rối loạn rất nặng về sự phát
triển tâm lý của trẻ em đặc tính chủ yếu là không đáp ứng với người khác và
thiếu sự giao tiếp”. [39]
Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại
trong cái tôi, có nghĩa đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế
giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể
được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc
của người mẹ”[39]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9

/>

Quan niệm của M.Mahler và Franes Tustin: “Tự kỷ là biểu hiện cho sự
không bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con, đó là một cách thức
phòng vệ như một cái vỏ bọc gắn với xu hướng bẩm sinh tự bảo vệ khỏi những
kinh nghiệm lo hãi ghê sợ từ sự chia cắt với cơ thể mẹ”.[39]
Quan niệm của trƣờng phái nhận thức: “Tự kỷ là những sự thiếu hụt lien
quan tới các quá trình tượng trưng hóa, nhất là về trí nhớ và những suy yếu
trong sự bộc lộ hay trong sự thấu hiểu tình cảm”. [39]
Quan niệm của Andre‟ Guillain và Re‟ne‟ Pry: “Tự kỷ là một rối loạn
của sự phát triển, các dấu hiệu chẩn đoán của nó thể hiện sự bất thường trong
lĩnh vực giao tiếp có chủ định, trong hoạt động biểu tượng và trong lĩnh vực
vận động (tính rập khuôn, lặp lại, tái diễn)”.[39]

Hiện nay, khái niệm tƣơng đối đầy đủ và đƣợc sử dụng phổ biến nhất là
khái niệm của tổ chức Liên hiệp quốc, đƣa ra vào năm 2008, trong đó tự kỷ
đƣợc định nghĩa một cách đầy đủ nhƣ sau: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát
triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Tự
kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não
bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia
không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm
của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời
nói và không bằng lời nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp
lại và hạn hẹp” (Theo chuyên trang của tổ chức Liên hiệp quốc) [22]
Theo những nguồn tài liệu mới nhất của hiệp hội Tâm bệnh học Pháp
(tháng 6 năm 2005), Hội chứng tự kỷ là một hội chứng rối loạn về tƣơng tác xã
hội, giao tiếp và sự nghèo nàn, rập khuôn trong các hành vi ứng xử, trong các
mối quan tâm và các hoạt động của thân chủ đƣợc biểu hiện một cách ổn định
và rõ nét trong đời sống hàng ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

Ở trẻ em, các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng nhƣng thƣờng tập
trung vào bốn nhóm dấu hiệu chính sau:
Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến ngƣời khác, hoặc có những ứng xử rất
khác lạ với những ngƣời xung quanh.
Trẻ không nói hoặc nói rất ít, thƣờng lặp lại các từ hoặc câu, giọng nói
nghe nhƣ có âm dội lại.
Trẻ không quan tâm đến các đồ vật hoặc chơi với đồ vật một cách rất kỳ
lạ (Ví dụ: trẻ lặp đi lặp lại các động tác lắc, quay đồ vật…)
Trẻ có những hoạt động lặp đi lặp lại trên các bộ phận cơ thể (Ví dụ: trẻ
giật tay, quay ngƣời hoặc làm những động tác rập khuôn…)
Trong tự kỷ, 4 nhóm dấu hiệu này thƣờng liên kết với nhau thành hội

chứng. Nếu chỉ mới quan sát đƣợc một số dấu hiệu riêng lẻ thì không thể kết
luận là trẻ bị tự kỷ.
Nhƣ vậy, tự kỷ là một khuyết tật phát triển và tồn tại suốt đời làm ảnh
hƣởng trầm trọng đến tƣơng tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và
không bằng lời nói, khả năng tƣởng tƣợng và hành vi của trẻ.
* Nguyên nhân tƣ̣ kỷ
Với nhƣ̃ng cha me ̣ có con bi ̣tƣ̣ kỷ , ai cũng mong muố n tim
̀ hiếu xem con
mình bị tự kỷ là do nguyên nhân từ đâu . Cho đế n nay khoa ho ̣c vẫn chƣa tim
̀ ra
nguyên nhân chin
́ h gây bê ̣nh tƣ̣ kỷ mà chỉ đƣa ra nhƣ̃ng yế u tố liên quan đế n
bê ̣nh, sƣ̣ biế n đổ i gen, bê ̣nh lý trƣớc sinh, trong sinh, tuổ i mang thai của bố me ̣,
nhiễm đô ̣c thƣ́c ăn và không khí…
Nhƣ trên đã đề câ ̣p chƣ́ng tƣ̣ kỷ đã có tƣ̀ lâu nhƣng bắ t đầ u đƣơ ̣c chú ý
và hệ thống hóa từ năm 1943, khi bác sỹ tâm thầ n Leo Kanner đă ̣t tên cho rố i
loạn tăng trƣởng này tại Ho a Kỳ. Cũng thời điểm này bác sỹ ngƣời Áo là Hans
Asperger công bố về chƣ́ng tƣ̣ kỷ . Cả hai ngƣời ghi lại nhận xét về mô ̣t nhóm
trẻ có khiếm khuyết trầm trọng về khả năng giao tiếp , và họ tin rằng sự khiếm
khuyế t này là căn bản về khả năng giao tiế p và theo ho ̣ đây là do khuyế t tâ ̣t của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11
/>

trẻ. Vào thời điểm này ngƣời ta cho rằng chứng tự kỷ là do cách cha mẹ nuôi
dƣỡng và đó là mô ̣t chƣ́ng bê ̣nh tâm thầ n . Họ đổ lỗi cho bà mẹ, do ho ̣ la ̣nh lùng
với con và phản ƣ́ng la ̣i của đƣ́a con là làm ngơ với cha me ̣ chúng
quan niê ̣m này vì thố ng kê ghi nhâ ̣n rằ ng đa số cha me ̣ sinh con tƣ̣ kỷ

. Sở di ̃ có
thƣờng


có học thƣ́c cao hơn mƣ́c trung biǹ h và do cha mẹ để tâm quá nhiều vào công
viê ̣c không quan tâm đế n con cái, giao con cho ngƣời khác chăm sóc giúp. [21]
Hiê ̣n nay trên thế giới ngƣời ta vẫn tiế p tu ̣c nghiên cƣ́u nhƣ̃ng nguyên
nhân dẫn đế n tƣ̣ ky,̉ trong đó nhƣ̃ng nguyên nhân đƣơ ̣c đề câ ̣p đế n nhiề u nhấ t la: ̀
Não bất thƣờng : Có 33% trẻ tự kỷ có những bất thƣờng về hệ thần kinh
trung ƣơng so với trẻ bình thƣờng nhƣ tiể u naõ nhỏ hơn

tiểu não của trẻ bình

thƣờng. Viê ̣c tiể u naõ phát triể n không toàn vẹn có thể có một vài tri ệu chƣ́ng
của trẻ tự kỷ nhƣ có sự khó khăn trong phát triển ngôn ngữ của trẻ

. Tiể u naõ

kiể m soát nhiề u hoa ̣t đô ̣ng cao đô ̣ về trí tuê ̣ và vâ ̣n đô ̣ng , cũng nhƣ đƣờng thần
kinh điề u khiể n sƣ̣ chú ý và ngũ quan . Khi đƣờng dây thầ n kinh điề u khiể n này
có khiếm khuyết thì phần não chịu trách nhiệm về tình cảm và hành vi cũng bị
ảnh hƣởng theo , khiế m khuyế t về đƣờng dây thầ n kinh có thể ảnh hƣởng tới
mă ̣t tình cảm của trẻ tƣ̣ kỷ với ngƣời khác

. Nguyên nhân này có thể xảy ra

trƣớc khi sinh do bà me ̣ bi ̣nhiễm siêu vi trùng trong tháng đầ u mang thai và
các bệnh khác trong quá trình mang thai . Hoă ̣c xảy ra trong khi sinh nhƣ: trẻ sơ
sinh bi ̣đẻ non , bị ngạt. Hoă ̣c có thể xảy ra sau khi sinh nhƣ trẻ bi ̣suy hô hấ p
phải thở máy, thở oxi… nguyên nhân này dẫn đế n tỷ lê ̣ lớn trẻ tƣ̣ kỷ .
Di truyề n : Có nhiều giả thuyết cho rằng chứng tự kỷ là do di truyền
Nghiên cƣ́u qua các bê ̣nh nhân đã điề u tri ̣thì thấ y rằ ng yế u tố di truyề n cũng
là một trong những nguyên nhân của hội chứng tự kỷ . Theo các nghiên cƣ́u y

học cho thấy , trong gia đình có ngƣời mắ c bê ̣nh tƣ̣ kỷ thì con cháu ho ̣ sẽ có
nguy cơ cao mắ c bê ̣nh tƣ̣ kỷ . Đối với trẻ so ng sinh đồ ng da ̣ng và có cùng bô ̣
di truyề n tỷ lê ̣ cả hai trẻ đó gă ̣p khó khăn về ngôn ngƣ̃ hay có khiế m khuyế t về
mă ̣t trí tuê ̣ lên đế n 90%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>
.


Nguyên nhân do bà me ̣ b ị mắc bệnh cúm , sởi Đƣ́c (rubella) ở giai đoạn
ba tháng đầ u mang thai thì đƣ́a trẻ sinh ra có nguy cơ mắ c tƣ̣ kỷ . Các nghiên
cƣ́u tổ ng hơ ̣p cũng đã chƣ́ng minh rằ ng nhƣ̃ng ngƣời me ̣ mắ c bê ̣nh đái tháo
đƣờng khi mang thai sẽ tăng gấ p đôi nguy cơ e bé mắ c bê ̣nh tƣ̣ kỷ

. Nhƣ̃ng bà

bầ u sƣ̉ du ̣ng thuố c không theo chỉ đinh
̣ của bác sỹ nhƣ thuố c an thầ n

, thuố c

điề u tri ̣da ̣ dày, tá tràng, viêm khớp… đề u khiế n thai nhi dễ mắ c bê ̣nh tƣ̣ kỷ sau
khi chào đời. Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết , thai phu ̣ bi ̣căng thẳ ng,
mê ̣t mỏi, stress, u buồ n… thì trẻ sinh ra cũng dễ bi ̣tƣ̣ kỷ.
Hô ̣i chƣ́ng tƣ̣ kỷ còn có thể do mô ̣t số nguyên nhân khác nhƣ sƣ̣ mấ t cân
bằ ng sinh hóa trong cơ thể . Khoảng 50% số trẻ tƣ̣ kỷ có nhu cầ u lớn về lƣơ ̣ng
Vitamin B6, Vitamin A. Ngoài ra , ở nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ , lƣơ ̣ng chấ t
chuyể n hóa phenolsulpher bi ̣thiế u , làm hợp chất trong máu không thể chuyển
hóa gây nên nhiều vấn đề trong cơ thể , trong đó có ảnh hƣởng xấ u đế n sƣ̣ phát

triể n của naõ bô ̣.
Ngoài ra, tƣ̣ kỷ còn có thể có nhƣ̃ng nguyên nhân khác nhƣ ô nhiễm môi
trƣờng nhƣ hóa chấ t, bụi khói, thâ ̣m chí là ô nhiễm môi trƣờng số ng trẻ em thiế u
sƣ̣ quan tâm chăm sóc tƣ̀ bố me, ̣trẻ phải ở nhà với ngƣời giúp việc đa sốthời gian
trong ngày, chỉ làm bạn với ti vi nếu không ngủ… trẻ không đƣợc giao tiếp trò
chuyê ̣n. Nguyên nhân có thể là do nhiễm đô ̣c thủy ngân, tiêm vắ c - xin phòng các
bê ̣nh thông thƣờng nhƣ sở,i ho gà, cúm. Tuy nhiên, các nguyên nhân này vẫn chƣa
đƣơ ̣c công bố rô ̣ng raĩ và còn cầ n nhiề u thời gian để nghiên cƣ,́ ukiể m chƣ́ng.
* Tiêu chí chẩ n đoán rố i loa ̣n tƣ̣ kỷ
Theo cuố n “ Sổ tay chẩ n đoán và nhƣ̃ng thố ng kê”

(DSM - IV) của

Hiê ̣p hô ̣i y ho ̣c tâm thầ n Mỹ đ ã đƣa ra những tiêu chí chẩn đ oán hội chứng tự
kỷ. [13,tr42-43]
A. Bao gồ m 6 tiêu chí (hoă ̣c nhiề u hơn) thuô ̣c nhóm (1), (2) và (3); trong
đó có it́ nhấ t hai tiêu chí tƣ̀ nhóm (1) và một tiêu chí từ nhóm (2) và (3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

×