Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1936 - 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.34 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
------------------

TRẦN THỊ THU THẢO

ĐẢNG LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn thầy
TS Nguyễn Văn Dũng – trưởng khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã định hướng và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy - người đã dẫn dắt tôi bước tiếp trên con đường nghiên cứu khoa học của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong
khoa Lịch sử đã cung cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình tôi học tập
tại trường.
Cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn tạo điều kiện và động viên
khuyến khích tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thu Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng. Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc
và xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của khóa luận ....................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 5
Chương 1. KHÁI QUÁT PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ
THANTỈNH QUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1936 ......................................... 7
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÔNG NHÂN MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH .................................... 7
1.1.1. Thực dân Pháp đánh chiếm và khai thác than ở khu mỏ Quảng

Ninh ....................................................................................................... 7
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân mỏ
than tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 12
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN
TỈNH QUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1936 ............................................ 16
1.2.1. Đảng lãnh đạo phong trào công nhân trong giai đoạn 1930 –
1931 ..................................................................................................... 16
1.2.2. Đảng lãnh đạo phong trào công nhân giai đoạn 1932 – 1935 .. 22
Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ
THAN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1936 - 1939 .............................. 28
2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG ...... 28
2.1.1. Bối cảnh lịch sử......................................................................... 28
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng......................................................... 30


2.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN
TỈNH QUẢNG NINH ĐÒI DÂN SINH, DÂN CHỦ TRONG GIAI
ĐOẠN 1936 – 1939 .................................................................................. 34
2.2.1. Đảng lãnh đạo tổng bãi công của công nhân mỏ tháng
11/1936................................................................................................ 35
2.2.2. Đảng lãnh đạo công nhân mỏ tiến hành bãi công đòi cải
thiện đời sống trong năm 1937 ........................................................... 45
2.2.3. Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Dân chủ năm
1938 ..................................................................................................... 46
2.2.4. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động dân chủ trong khu mỏ năm
1939 ..................................................................................................... 48
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM................................................ 53
3.1. NHẬN XÉT ....................................................................................... 53
3.1.1. Đặc điểm ................................................................................... 53
3.1.2. Thành tựu .................................................................................. 54

3.1.3. Hạn chế ..................................................................................... 55
3.2. KINH NGHIỆM ................................................................................. 56
3.2.1. Bài học về sự lãnh đạo của Đảng .............................................. 56
3.2.2. Bài học về tinh thần đoàn kết đấu tranh và ý thức tổ chức kỷ
luật ....................................................................................................... 57
3.2.3. Bài học của Đảng bộ địa phương về việc vận dụng đường
lối của Trung ương Đảng .................................................................... 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Quảng Ninh được hình thành là một quá trình hợp nhất nhiều
vùng đất qua các thời kỳ khác nhau là Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và tỉnh
Hải Ninh.Tỉnh Quảng Ninh ở phía đông bắc Tổ quốc.Về địa giới, phía đông
bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài
bờ biển 250 km, phía tây nam giáptỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng,
đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Tài nguyên than đácủa Quảng Ninh lớn nhất nước ta, kéo dài từ Phả
Lại (Hải Dương) ở phía Tây, đến Vạn Hoa (Quảng Ninh) ở phía Đông với
diện tích phân bố khoáng sản 1.300 km2. Trầm tích chứa than dày từ 1.800
đến 2.000 mét với 29 vỉa than công nghiệp. Đã có 5 vùng than lớn khai thác
từ hơn 100 năm nay với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò. Đó là các vùng
Mạo Khê, Cẩm Phả, Kế Bào, Bảo Đài và Hòn Gai.
Than Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới. Nhiều ký giả
phương Tây đã nhận xét về than Quảng Ninh rằng: Than ở vùng mỏ kỳ lạ này
là một thứ than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than gầy rất thuần khiết và rất rắn,
có từ 80 – 90% than cố định. Than này còn thuần khiết hơn cả loại than tốt
nhất của nước Anh. Do nhìn thấy tiềm năng kinh tế và chính trị ở Quảng

Ninh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách để xâm chiếm khu mỏ.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân các dân tộc Quảng
Ninh đã nêu cao ý chí quật cường, đoàn kết nổi dậy chống bọn cướp nước và
bè lũ bán nước. Suốt một dải từ Hải Ninh, Bình Liêu, Cẩm Phả đến Đông
Triều, nhân dân các dân tộc đã không ngừng đứng lên chống Pháp.
Sau khi lập được quyền thống trị trên đất Quảng Ninh, đế quốc Pháp
biến khu mỏ thành “vương quốc” của bọn chủ mỏ thực dân. Dựa vào chế độ

1


cai trị hà khắc, bọn chủ mỏ thực dân ra sức vơ vét tài nguyên và bóc lột sức
lao động của công nhân với quy mô và mức độ ngày càng lớn.
Quá trình khai thác than của chủ mỏ cũng là quá trình hình thành đội
ngũ công nhân mỏ ngày càng đông đảo và tập trung. Quảng Ninh đã trở thành
cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam.
Sống dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến và chủ mỏ thực dân,
nhân dân các dân tộc Quảng Ninh mà chủ yếu là công nhân mỏ bị bóc lột
thậm tệ, sống trong cảnh nghèo đói, bần cùng, bệnh tật để làm giàu cho tư bản
thực dân Pháp. Từ cuộc sống bần hàn, khốn cùng ấy, người công nhân mỏ đã
sớm nhận ra kẻ thù của toàn dân tộc, của giai cấp và đứng lên đấu tranh quyết
liệt với kẻ thù.
Quảng Ninh là một trong những nơi sớm hình thành các tổ chức cơ sở
của Đảng. Năm 1928, các chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
hội được thành lập ở nhiều nơi trên đất mỏ. Cuối tháng 7/1929, từ các chi bộ
Thanh niên đã lần lượt hình thành những chi bộ của Đông Dương Cộng sản
Đảng. Đến cuối tháng 2/1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam được thành
lập ở khu mỏ.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân mỏ than tỉnh Quảng
Ninh đã bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo
và giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Từ năm 1936 đến năm 1939, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân
chủ diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Ở khu mỏ, dưới sự chỉ đạo của Đảng,
phong trào công nhân đã phát triển mạnh mẽ, Đảng đã xây dựng được nhiều
cơ sở trong công nhân, lãnh đạo công nhân tiến hành đấu tranh và giành được
nhiều thắng lợi quan trọng, có tiếng vang trong cả nước và toàn Đông Dương,
tạo đà cho những thắng lợi to lớn hơn trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Từ việc nghiên cứu những chủ trương, đường lối đến sự vận dụng
những chủ trương đường lối ấy của Đảng trong công tác lãnh đạo phong trào

2


công nhân mỏ than Quảng Ninh trong giai đoạn 1936 – 1939, tôi chọn đề tài:
“Đảng lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
1936 – 1939” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Nghiên cứu về phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninhtrong giai
đoạn 1936 – 1939 đã có những công trình như:
- Lịch sử công nhân khu mỏ than Quảng Ninh 1820 – 1975, Ban Tuyên
giáo tỉnh ủy Quảng Ninh xuất bản, 1996.
- Thi Sảnh (1974), Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh (1883
– 1945),Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh xuất bản.
- Sơ thảo lịch sử phong trào công nhân mỏ Mạo Khê, Ty Văn hóa Thông
tin Quảng Ninh xuất bản, 1971.
- 12/11/1936 - Tự hào và Trách nhiệm, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng
Ninh xuất bản, 1996.
- Trần Văn Giàu (1961), Giai cấp công nhân Việt Nam – sự phát triển
của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, Hà Nội.
- Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng
sản thành lập đến cách mạng thành công, tập II (1936 – 1939), NXB Sự thật,

Hà Nội.
- Hành trình than Việt Nam – niềm tự hào của người thợ mỏ, NXB
Thông tấn, 2006.
- Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập I
(1928 – 1945), Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Quảng Ninh xuất bản,
1985.
Tuy nhiên, những công trình nêu trên mới chỉ nghiên cứu một cách khái
quát những lý luận chung về phong trào công nhân, phong trào công nhân mỏ
và những chủ trương, chính sách của Đảng đối với phong trào công nhân mỏ

3


than tỉnh Quảng Ninh. Do đó, trong khóa luận của mình, tôi sẽ đi sâu nghiên
cứu một cách cụ thể những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối
với phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1936 – 1939.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của khóa luận
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình hình thành và vận dụng những đường lối,
chính sách, chủ trương của Đảng đối với phong trào công nhân mỏ than tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 1936 – 1939, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm phù hợp để vận dụng trong thời kỳ mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dựng lại quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân mỏ
than tỉnh Quảng Ninh.
- Tái hiện lại quá trình Đảng lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than
tỉnh Quảng Ninh trước năm 1936.
- Làm rõ những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để lãnh
đạo phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh đòi dân sinh dân chủ
trong giai đoạn 1936 – 1939.

- Rút ra những ưu điểm, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm lịch sử
trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân mỏ than tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 1936 – 1939.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là:
Về không gian: khóa luận tìm hiểu về đường lối, chính sách của Đảng
đối với phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian: giai đoạn 1936 – 1939.

4


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic để phản ánh sự kiện và nhận
thức sự kiện ấy.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí, thống kê, phân tích số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp và đánh giá các vấn đề.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn…
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đem đến cho người đọc cái nhìn chi tiết về quá trình hình
thành và phát triển đội ngũ công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh, tái hiện lại
quá trình Đảng lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh
trước năm 1936.
Khóa luận phân tích và làm rõ những chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng trong công tác lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng
Ninh đòi dân sinh dân chủ trong giai đoạn 1936 – 1939 đi đến thắng lợi.

Từ đó, rút ra những kinh nghiệm lịch sử quý báu trong công tác lãnh
đạo của Đảng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1:Khái quát phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng Ninh
trước năm 1936.

5


Chương 2: Đảng lãnh đạo phong trào công nhân mỏ than tỉnh Quảng
Ninh trước giai đoạn 1936 - 1939.
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN
TỈNHQUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1936
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG
NHÂN MỎ THAN TỈNH QUẢNG NINH
1.1.1. Thực dân Pháp đánh chiếm và khai thác than ở khu mỏ Quảng Ninh
Than đá có ở khắp 3 miền trên đất nước Việt Nam.Song trữ lượng và
loại than Ăng-tơ-ra-xít, là loại than ít tro và năng suất tỏa nhiệt cao, tập trung
chủ yếu ở Quảng Ninh.Than Quảng Ninh có chất lượng tốt, thuần khiết và rất
rắn, nhiệt lượng từ 7850 đến 8200 calo/kg.
Từ đầu thế kỷ XIX, khai thác than đá đã được triều đình nhà Nguyễn

chú trọng.“Nhất là bắt đầu từ triều Minh Mạng (năm 1920), than đá ở khu
vực Đông Triều đã được khai thác”[17, tr.9].
Năm 1837, Bộ Công sai triều Nguyễn đã vận chuyển than từ Đông
Triều về kinh đô.Năm 1838, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật dâng sớ xin
thuê nhân công khai thác than đá ở mỏ Yên Lãng (nay thuộc xã Yên Thọ)
huyện Đông Triều.Dưới thời Tự Đức (1848 – 1883), mỏ Mạo Khê được giao
cho một người Hoa là Vạn Lợi trưng khai.Cũng trong thời gian này, ở khu
vực Hòn Gai - Cẩm Phả đã có chủ là người Trung Quốc khai thác kinh doanh.
Với vị trí quan trọng về kinh tế và quân sự, khu mỏ đã trở thành đối
tượng để các nước tư bản như Anh, Đức, Mỹ, Pháp và bọn phong kiến Trung
Quốc dòm ngó.
Sau hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874), bên cạnh cảng Quảng Yên, triều
Nguyễn buộc phải mở thêm cảng Hòn Gai, có đặt cơ sở thương chính hỗn hợp
Pháp – Việt trên cảng này. Từ đó, tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán trên các
cảng này ngày càng nhiều, nhất là tàu thuyền của Pháp, Nhật, Trung Quốc,

7


Đức, Mỹ, Anh. Ngoài lâm sản và hải sản là những thương phẩm chủ yếu, tàu
thuyền ngoại quốc còn mua của khu mỏ Quảng Ninh cả sản phẩm than đá.
Ngay trong buổi đầu tiếp xúc đó, than đá Quảng Ninh đã thu hút được sự chú
ý của thương nhân ngoại quốc.
Cũng sau hiệp ước Giáp tuất (1874) ký kết với triều đình Nguyễn, thực
dân Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn cho chúng được tự do cử các phái đoàn
thăm dò than ở khu mỏ Quảng Ninh. Với chúng, than là nguyên liệu rất cần
cho công nghiệp đặc biệt là khi vùng mỏ than lớn nhất của Pháp là An-dát và
Lo-ren bị mất vào tay người Đức trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ chưa tan
khói súng năm 1870 – 1871.
Năm 1881, một đoàn thăm dò của thực dân Phápdo Phuy-xơ (Fuchs) kỹ

sư trưởng ngành khai thác mỏ dẫn đầu sang thăm dò than ở Hòn Gai. Ý đồ
xâm chiếm vùng mỏ Quảng Ninh của thực dân Pháp đã rõ ràng.
Đầu tháng 1/1883, tập đoàn thống trị phong kiến Trung Quốc mà đại
diện là Lý Hồng Chương vội vã cử người đến Huế đòi triều Nguyễn cho khai
thác mỏ than Đông Triều và thuê mỏ Hòn Gai.
Trước hành động của tập đoàn thống trị phong kiến Trung Quốc, Khâm
sứ Pháp Ray-na (Rayna) lúc đó ở Huế đã nói rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng
là: “Dù sao đi nữa, chúng ta phải chớp lấy cơ hội cuối cùng để làm chủ mỏ
than, không để mất thời gian. Chắc là trong một tháng hay sáu tuần thì mỏ
than Hòn Gai đã bị giao cho Trung Quốc” [11, tr.53].
Để thực hiện được âm mưu đó, thượng tuần tháng 3/1883, từ Nam Kỳ,
thực dân Pháp cấp tốc đưa quân ra đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Sau khi đã đánh
chiếm được thành Hà Nội, ngày 12/3/1883, chúng đem quân đánh chiếm khu
mỏ và thiết lập bộ máy thống trị. “Ngày 26/8/1884, Phạm Thân Duật, Thượng
thư bộ Hộ của triều đình Huế, thay mặt cho triều đình ký văn bản nhượng khu
vực Hòn Gấc (Hòn Gai – Cẩm Phả) cho tư bản Pháp là Ba-vi-ê-sô-phua

8


(Baviechauffour) với giá 40 ngàn đồng mễ tây cơ trong thời hạn là 100 năm”
[16;tr.12].Quyền sở hữu của Ba-vi-ê-sô-phua với mỏ chỉ được thực hiện khi
ông ta chấp hành đầy đủ điều kiện do Toàn quyền Đông Dương nêu ra.
Ngay sau khi chiến được Hòn Gấc, năm 1884, Pháp nhanh chóng lập ra
Ủy ban chuẩn bị khai mỏ.
Tháng 5/1885, đoàn thăm dò thứ hai của thực dân Pháp là E-sa-lăng
(Esarran) - kỹ sư mỏ thuộc địa – dẫn đầu chiến hạm Na-gốt-na sang Hòn Gấc
nghiên cứu chi tiết trữ lượng than, vẽ bản đồ địa hình, xác định tọa độ, thu
thập tài liệu về trữ lượng than, thành lập nhiều sở mỏ và tiến hành khai thác
nhiều đường hầm.

Ngày 24/4/1888, Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Societé Francaise des
Charbonnages du tokin) gọi tắt là SFCT được thành lập, phạm vi khai thác từ
phà Bãi Cháy đến Mông Dương rộng 21.932 ha, gồm 3 lò: Hòn Gai, Hà Lầm
– Hà Tu, Cẩm Phả. Vốn đầu tư năm 1888 là 4 triệu Frăng, năm 1896 là 6 triệu
Frăng và đạt con số 3 tỷ 814 triệu Frăng năm 1928.
Cùng ngày 24/4/1888, Toàn Quyền Đông Dương ký văn bản chính thức
nhượng đất của khu mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả cho Ba-vi-ê-sô-phua đã mua của
triều Nguyễn.
Cũng trong năm 1888, nhà Nguyễn ký một bản khế ước thứ hai, bán
khu vực các mỏ than Đông Triều, Uông Bí, Vàng Danh cho một tập đoàn tư
bản khác của Pháp với giá 9 triệu Frăng.
Như vậy, cho đến cuối năm 1888, toàn bộ khu mỏ than từ Mông Dương
– Kế Bào đến Đông Triều đã thuộc quyền sở hữu của tư bản Pháp.
Sau khi thành lập Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ SFCT, một loạt các
công ty mỏ than khác cũng được ra đời như Công ty than Kế Bào (năm 1888),
Công ty mỏthan Đông Triều (năm 1916), Công ty than Ăng-tơ-ra-xít Bắc Kỳ
(năm 1920), Công ty than Yên Lập (4/1924), Công ty than Hạ Long và Đồng

9


Đăng (9/1924), Công ty Pháp Đông Dương (10/1924), Công ty vô danh Paniê
(Societé Anonyme Pannier, 9/1928)…
Cũng trong thời gian này, một số tư sản Việt Nam cũng tham gia khai
thác các mỏ than như: Bạch Thái Bưởi, Lê Thị Toán, Nguyễn Văn Thái,
Nguyễn Đình Cương, Bạch Thái Tòng, Nguyễn Hữu Thu…
Năm 1929 – 1933, cuộc khủng hoàng kinh tế của các nước tư bản chủ
nghĩa đã làm ảnh hưởng đến khai thác than, sản lượng các mỏ đều giảm sút.
Than ứ đọng, không tiêu thụ được, hàng nghìn công nhân thất nghiệp. Các mỏ
và các công ty nhỏ bé đứng trước nguy cơ phá sản.

Trước thực trạng đó, Công ty than gầy Bắc Kỳ, Công ty than Hạ Long
và Đồng Đăng, Công ty than Kế Bào và Công ty than Phấn Mễ thỏa thuận
liên hiệp thành một công ty mang tên Công ty than Đông Dương, nhằm tập
trung vốn, tạo thế lực tìm kiếm thị trường. Nhưng trước sự phá sản không gì
cưỡng nổi, đến tháng 10/1931, than ứ đọng không tiêu thụ được lên tới 80.000
tấn. Vì vậy, năm 1932, Công ty than Đông Dương phải giải tán toàn bộ tài sản
cố định cho ngân hàng Đông Dương. Cũng trong năm 1933, ngân hàng Đông
Dương cho sáp nhập Công ty than Đông Dương và Công ty Pháp mỏ than
Bắc Kỳ SFCT là công ty khai thác lớn nhất và có thế lực nhất ở Đông Dương.
Các mỏ than lẻ do tư sản Việt Nam khai thác cuối cùng đều bị phá sản và bị
thu hút vào các công ty của Pháp.
Để phục vụ cho việc khai thác mỏ, năm 1928, Công ty gỗ mỏ Đông
Dương ra đời, chuyên khai thác rừng và sản xuất các loại gỗ phục vụ hầm lò
của các mỏ than.
Than đá là nguồn năng lượng rất cần cho nước Pháp, nên sản xuất kinh
doanh ở các mỏ than của tư bản Pháp ngày càng được mở rộng với quy mô
lớn và nhiều thủ đoanh bóc lột công nhân tinh vi hơn.

10


Từ năm 1890 – 1893, việc khai thác và thăm dò than đá của thực dân
Pháp ở khu mỏ chủ yếu hướng vào khai thác hầm lò, vài năm sau mới tiến
hành khai thác lộ thiên. Thời gian đầu bước vào khai thác, bọn chủ mỏ cho
mở những đường lò nhỏ, hẹp, tối tăm, ẩm ướt, nóng nực và ngột ngạt. Người
thợ muốn vào lò phải trườn bằng cùi tay và đầu gối. Ở nhiều mỏ lộ thiên tuy
đã cắt mặt tầng nhưng nhiều nơi còn lấy than theo kiểu khoét hàm ếch.
Từ trước năm 1925, nhìn chung việc khai thác và vận chuyển trong mỏ
chủ yếu là thủ công. Toàn khu mỏ duy chỉ có sự khai thác ở Mông Dương là
có một số thiết bị hiện đại quan trọng cho khai thác hầm lò.

Trong các công ty đầu có trạm phát điện và xưởng cơ khí nhưng quy
mô rất nhỏ bé, công suất và sản lượng điện không đáng kể. Xưởng cơ khí chỉ
sản xuất và sửa chữa được những công cụ lao động cầm tay. Ở Công ty Pháp
mỏ than Bắc Kỳ là công ty lớn nhất ở Đông Dương, trung tâm điện lực cũng
mới chỉ phát ra 4000KW, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của bọn thực
dân chủ mỏ. Một số khâu thật cần thiết như vận chuyển đường dài, sàng
tuyển, bốc rót sử dụng công nhân lao động mang lại lợi ích ít cho chủ mỏ thì
chúng mới trang bị một số phương tiện cơ khí để đem lại lợi ích cho chúng
nhiều hơn.
Quá trình khai thác kinh doanh than của thực dân chủ mỏ Pháp ở khu
mỏ ngày càng được mở rộng, với quy mô lớn nhưng phương pháp chủ yếu
vẫn là thủ công, lạc hậu để bòn rút sức lao động của công nhân. Báo chí Pháp
đã phải thừa nhận: “Người ta ưu tiên sử dụng công nhân hơn là sử dụng máy
móc”[17, tr.18]. Tuy phương pháp khai thác thủ công, lạc hậu, song với quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa già dặn mang từ chính quốc sang, thực dân Pháp
đã làm thay đổi việc khai thác than đá ở khu mỏ Quảng Ninh, đưa việc khai
thác đó vào nề nếp, trên phạm vi rộng lớn theo hướng kinh doanh lâu dài. Đó

11


là điều kiện căn bản của sự ra đời tầng lớp công nhân mỏ hiện đại ở khu mỏ
Quảng Ninh.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân mỏ than tỉnh
Quảng Ninh
Quá trình khai thác than của thực dân chủ mỏ gắn liền với sự ra đời của
đội ngũ công nhân. Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ SFCT, là cơ sở công
nghiệp có quy mô lớn nhất và thành lập sớm nhất ở Việt Nam cũng như Đông
Dương được thành lập ngày 24/4/1888. Công ty này còn ra đời sớm hơn
những nhà máy, xí nghiệp thành lập sớm ở nước ta như: Công ty xi măng

Poóc Lăng thành lập năm 1899, sớm hơn cả những đồn điền ở Gia Định thành
lập năm 1897, thậm chí còn sớm hơn cả những công trường đường sắt thành
lập sớm nhất ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ năm 1896.
Như vậy, rõ ràng ở những mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí – Vàng
Danh – Mạo Khê là một trong những nơi giai cấp công nhân ra đời sớm nhất
ở Việt Nam và Đông Dương.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), ngành khai thác
mỏ càng trở nên quan trọng được đặt ở vị trí hàng đầu, số lượng công nhân ở
khu mỏ Quảng Ninh tăng nhanh. Năm 1906, cả nước có 4036 thợ mỏ thì thợ ở
khu mỏ Quảng Ninh chiếm 95%; đến năm 1922, số thợ mỏ đã tăng tới 13.450
công nhân (trong khi đó số công nhân mỏ toàn Đông Dương mới chỉ có
15.810 người); năm 1925 đã lên tới 23.416 người; năm 1929 lên tới 35.900
người.
Công nhân mỏ than hầu hết xuất thân từ nông dân, chủ yếu là từ các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (chiếm tới 80% tổng số thợ mỏ). Những người còn lại
là nông dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và một bộ phận không nhỏ nông
dân Quảng Ninh (Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai, Hải Ninh) phần lớn ở 2
huyện Yên Hưng và Đông Triều.

12


Sống trên mảnh “đất nhượng”, dưới chế độ thực dân phong kiến, công
nhân mỏ chịu áp bức bóc lột của hai bộ máy thống trị là chính quyền thực dân
và bọn chủ mỏ.
Chính sách “dùng người Việt trị người Việt” và chia để trị là đặc trưng
rõ nhất trong chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với công nhân ở khu
mỏ. Trong các hầm mỏ, nhà máy, chúng chia công nhân thành những nhóm
người sống theo quê như lán Thanh, lán Nghệ của những người công nhân
quê ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh; sống theo nghề nghiệp như phố Thương Mại

của những người đi buôn bán, phố Lán Sàng của những người làm ở nhà
sàng; sống theo tôn giáo như lán Đạo hay sống theo dân tộc như lán Khách
của những công nhân người Hoa. Việc phân chia đó là thủ đoạn chính trị
nham hiểm, không chỉ nhằm kiểm soát chặt chẽ công nhân khi đến làm việc ở
tầng lò, phân xưởng mà còn cả trong thời gian ở nhà sau mỗi ngày làm việc
cực nhọc. Mặt khác, chúng gây sự xích mích, hằn thù giữa công nhân lán này
với công nhân lán khác, phố này với phố khác, dân tộc này với dân tộc khác,
nhằm làm suy yếu tinh thần đoàn kết thống nhất của đội ngũ công nhân.
Để mang lại lợi nhuận tối đa cho chúng, bọn thực dân chủ mỏ có nhiều
thủ đoạn tinh vi nhằm bóc lột sức lao động của người công nhân. Chúng sử
dụng sức lao động thủ công là chủ yếu, chỉ đầu tư máy móc vào những khâu
vận chuyển xa mà lao động thủ công ít mang lại lợi nhuận cho chúng. Trong
sản xuất, bọn thực dân chủ mỏ thực hiện hai phương pháp sử dụng lao động,
một là khoán (khoán công việc theo ngày), hai là công nhật. Người công nhân
bị bóc lột sức lao động đến cùng kiệt. Một ngày họ phải làm việc từ 10 đến 12
giờ đồng hồ nhưng tiền lương vẫn rất thấp.
Trong các loại thợ, thợ nhặt than, đội than, làm đường, chọc than, sàng
tuyển và thợ tầng lò là những người thợ có số lượng đông nhất nhưng đồng
lương hàng tháng lại thấp nhất. Đồng lương ít ỏi, cuộc sống đói rách, lầm

13


than, lao động cực nhọc, tính mạng luôn bị đe dọa, thợ lò cố hết sức một
tháng lương chỉ có thể làm nổi từ 15 đến 17 công.
Nhằm mang lại lợi nhuận tối đa, những công việc lao động chân tay,
bọn chủ mỏ thường sử dụng lao động là phụ nữ và trẻ em, làm cùng một công
việc nhưng chúng trả công thấp hơn, chỉ bằng 1/3 đến 1/2 lương đàn ông.
Trong khi làm việc, người thợ còn nơm nớp lo lắng bị cai, sếp đe dọa,
cúp phạt và đánh đập.Phạt là hình thức phổ biến của chúng đối với thợ mỏ.Có

những công nhân, tháng nào cũng thấy tên mình trong danh sách cúp phạt, mà
không rõ bị phạt vì lý do gì.
Ở mỏ Mạo Khê, tên sếp Công-ri đánh thợ bằng bất cứ thứ gì hắn vớ
được.Năm 1915, tên sếp Khang vô cớ đánh chết một công nhân thợ lò khi
công nhân này phản đối việc hắn được chủ lấp liếm, che tội. Nhiều công nhân
bị đánh sứt môi, gãy cảrăng, mang tật nguyền suốt đời.
Dù ở trong lán trại của chủ mỏ hay ở trong lều quán, người thợ cũng
chỉ được nằm trên manh chiếu rách hoặc đống lá khô. Đời sống của thợ mỏ
khốn cùng, đói rách, nhà cửa lụp xụp, xác xơ.Đồng lương chết đói nhưng
thường xuyên bị lưu lương, quỵt lương, cúp phạt. Mỗi năm, mỗi người công
nhân phải đóng 3 đồng tiền sưu, mỗi tháng 1 xu tiền thuế nhà và đất ở, 2 xu
tiền thuê dụng cụ và tiền lễ lạt bọn chủ “tuần chay ngày rằm”.
“Người thợ mỏ bị nhiều tầng áp bức bóc lột (chủ mỏ thực dân, phong
kiến, tay sai của thực dân Pháp, bọn chủ thầu) đến cùng cực. Thằng sếp,
thằng cai phạt, thằng ký trừ, mấy con mụ buôn đục khoét. Người thợ trở
thành miếng mồi cho cả bọn tư bản thực dân và tay sai của chúng”[17,
tr.22].
Sống trong cảnh nước mất nhà tan, bị áp bức bóc lột tàn nhẫn, đọa đầy
lao khổ, ngay từ khi mới ra đời, công nhân khu mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả -

14


Uông Bí – Đông Triều đã đứng dậy đấu tranh chống bọn chủ mỏ thực dân
Pháp xâm lược và bè lũ tay sai của chúng.
Những buổi đầu, người công nhân chưa hiểu hết nguyên nhân gây ra
nỗi khổ cho họ nên đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, hầm lò.Cùng với
phong trào Cần Vương chống Pháp xâm lược của nhân dân ta trên cả nước,
trong những năm từ 1885-1895 là thời gian các cuộc khởi nghĩa chống Pháp
diễn ra sôi nổi ở khu mỏ. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa

của Lãnh Pha (lập căn cứ tại đảo Vạn Hoa, huyện Cẩm Phả, nay là Vân Đồn),
khởi nghĩa của Lãnh Hy (lập căn cứ tại thôn Hà Vực, xã Đại Độc, nay thuộc
huyện Vân Đồn), khởi nghĩa của Đề Hồng và cai Thái (lập căn cứ tại xã Bản
Sen, huyện Vân Đồn ngày nay). Công nhân mỏ than đã trực tiếp tham gia
hoặc chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ các cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuối những năm 90 của thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương ở nước ta
thất bại.Đây cũng là thời gian xuất hiện nhiều chiến sĩ cách mạng có xu
hướng chính trị khác nhau tìm đường cứu nước.
Ở khu mỏ, bọn tư bản chủ mỏ thực dân Pháp tiến hành khai thác than
với quy mô lớn, đội ngũ công nhân mỏ ngày càng đông đảo hơn nhưng những
người công nhân này cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn. Họ đã vùng lên đấu
tranh chống thực dân chủ mỏ.
Từ năm 1902 đến năm 1922 đã có 12 cuộc đấu tranh tiêu biểu, nhưng
do chưa có người lãnh đạo và tổ chức nên các cuộc đấu tranh đó mang tính tự
phát, lẻ tẻ. Hành động của họ mang tính phản kháng, trả thù như đánh lại cai,
ký, đập phá máy móc… Năm 1902, 26 công nhân mỏ than Kế Bào đẩy 2 tên
lính áp tải xuống giếng vì tội hống hách. Năm 1903, công nhân nhà sàng Cửa
Ông nghỉ việc đòi chủ chạy chữa cho một công nhân nữ sảy thai trong khi làm
việc. Năm 1906, công nhân mỏ than Hà Tu đấu tranh chống bọn cai bớt tiền
ăn của họ. Năm 1914, công nhân mỏ than Đèo Nai đổ 58 xe than ra bãi thải để

15


phản đối chủ mỏ không bán đủ lương thực, thực phẩm cho họ. Năm 1918,
công nhân mỏ than Hà Tu kéo đến văn phòng của bọn chủ mỏ đấu tranh đòi
thả một công nhân bị chúng bắt vô cớ. Cũng năm 1918, 700 công nhân lán
Phục, Lán Nghệ Hà Tu và thợ lái tàu hỏa kéo đến đốt nhà Bang Sâm vì hắn
hay dọa dẫm, quát nạt công nhân. Năm 1919, một số nữ công nhân nhà sàng
Hòn Gai nghỉ việc phản đối tên đội Công-va-luy và cai nhà máy thường trêu

ghẹo phụ nữ. Năm 1922, một số thợ mỏ Mạo Khê vây đánh giám thị Tuân
thường ngày gian lận, ăn quỵt tiền của công nhân.
Trong những cuộc đấu tranh thời gian này, duy chỉ có cuộc đấu tranh
của chị em phụ nữ nhà sàng Kế Bào (Cái Bầu) tháng 2/1916 đòi tăng lương
giảm giờ làm mang ý nghĩa nhất, vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của người
thợ mỏ than mang đặc trưng phương thức đấu tranh của giai cấp công nhân
hiện đại là bãi công.
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN MỎ THAN
TỈNH QUẢNG NINH TRƯỚC NĂM 1936
1.2.1. Đảng lãnh đạo phong trào công nhân trong giai đoạn 1930 – 1931
Lợi ích ngày càng lớn từ mỏ than đã đưa khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả,
Uông Bí, Đông Triều nhanh chóng trở thành khu công nghiệp lớn, có đội ngũ
công nhân tập trung và đông đảo, quy tụ nhiều thanh niên yêu nước như Lê
Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt…đến đây tìm kiếm việc làm và hoạt động
cách mạng.
Sau khi tham gia bãi khóa ở trường Kỹ nghệ Hải Phòng, đầu năm 1926,
đồng chí Hạ Bá Cang, tức Hoàng Quốc Việt đã tới mỏ Mạo Khê làm thợ
nguội để kiếm sống. Người thanh niên giàu lòng yêu nước này đã đem hiểu
biết của mình tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho anhem thợ mỏ. Thông
qua những lần kể chuyện về vụ án cụ Phan Bội Châu, đám tang cụ Phan Châu
Trinh, cách mạng ở nước Nga, về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã khơi dậy

16


mạnh mẽ lòng căm thù bọn đế quốc phong kiến, thúc giục công nhân đấu
tranh đòi quyền sống. Đồng chí đã lập ra đội đá bóng, hội tương tế để che mắt
địch hoạt động và để công nhân giúp đỡ lẫn nhau.
Hội tương tế còn gọi là Long thương đoàn hoạt động với hình thức tập
trung số vốn của các hội viên, mở một cửa hiệu ở phố Mạo Khê.Đây là nơi

liên lạc của hơn 100 hội viên. Long thương đoàn là một tổ chức quần chúng
mang tính cách mạng đầu tiên trong phong trào công nhân ở Mạo Khê cũng
như khu mỏ trước khi có Đảng. Mặc dù về hình thức và tổ chức còn ở mức độ
thấp, nhưng nó phôi thai, chuẩn bị cho một tổ chức cách mạng lớn hơn. Người
đầu tiên có công xây dựng, phát triển tổ chức này là đồng chí Hạ Bá Cang
(Hoàng Quốc Việt).
Ngày 29/9/1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội Bắc
Kỳ đã quyết định cử cán bộ, hội viên đi “vô sản hóa” ở các nhà máy, hầm mỏ,
xí nghiệp, đồn điền để tự rèn luyện mình, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin
trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước, giác ngộ, dẫn dắt công
nhân đấu tranh cách mạng. Cuối năm 1928, đầu năm 1929, nhiều hội viên đi
đến khu mỏ vô sản hóa như: đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Lịch
hoạt động ở khu mỏ Uông Bí – Vàng Danh – Mạo Khê; đồng chí Vũ Văn
Hiếu hoạt động ở khu vực Hòn Gai; đồng chí Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai
hoạt động ở Cửa Ông - Cẩm Phả.
Sau một thời gian tuyên truyền, giác ngộ công nhân, đến cuối năm 1928,
chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Cẩm Phả - Cửa Ông
được thành lập do đồng chí Đặng Châu Tuệ làm bí thư. Đây là chi bộ Việt Nam
Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đầu tiên ở khu mỏ. Đến năm 1929, các
chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội được thành lập ở Mạo
Khê, Hòn Gai, Vàng Danh, Uông Bí và hầu hết các cơ sở sản xuất trọng yếu
của mỏ đều có cở sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.

17


Các chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở khi mỏ ra
đời còn gọi là chi bộ “Thanh niên” đánh dấu mốc quan trọng đó là chủ nghĩa
Mác – Lênin đã bắt đầu kết hợp với phong trào đấu tranh của công nhân mỏ
than, đẩy phong trào tiến lên một bước mới.

Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Cẩm Phả Cửa Ông đã xuất bản tờ báo “Than” để nói lên nỗi cực khổ của người công
nhân, thủ đoạn bóc lột và sự đàn áp của bọn thực dân chủ mỏ với công nhân,
kêu gọi họ đoàn kết đấu tranh.
Tháng 6/1929, chi bộ Thanh niên mỏ Mạo Khê – Cửa Ông đã vận
động thợ mỏ quyên góp tiền ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân xưởng
AVIA Hà Nội (ngày 28/5/1929). Việc làm này thể hiện rõ sự chuyển biến về
chất trong phong trào đấu tranh của công nhân mỏ khi được tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng cả nước yêu cầu phải có
một tổ chức cách mạng lớn mạnh lãnh đạo. Ngày 17/6/1929, Đông Dương
Cộng sản Đảng được thành lập và cử cán bộ đi khắp nơi tuyên truyền, gây
ảnh hưởng.
Cuối tháng 7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên Trung ương
Đông Dương Cộng sản Đảng, trực tiếp phụ trách ở Hải Phòng, cử đồng chí
Đỗ Huy Liêm ra khu mỏ truyền đạt chủ trương của Đảng là giải tán các chi bộ
Thanh niên, thành lập các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Cẩm Phả Cửa Ông. Đồng chí Đỗ Huy Liêm đã triệu tập hội nghị phổ biến chủ trương
đó. Hầu hết các hội viên thanh niên khu mỏ đều tự nguyện xin gia nhập Đông
Dương Cộng sản Đảng. Đến cuối năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng
được xây dựng hầu hết ở khu mỏ. Sau khi ra đời, Đông Dương Cộng sản
Đảng còn cử cán bộ ra xây dựng cơ sở cách mạng ở mỏ than Kế Bào (Cái
Bầu) và cảng Vạn Hoa là nơi chủ mỏ mở rộng khai thác than.

18


Các đảng viên của Đông Dương Cộng sản Đảng đã tích cực hoạt động
trong phong trào công nhân. Nhiều mỏ, nhiều nhà máy đã xây dựng được các
tổ chức quần chúng như: Ái hữu, Tương tế, Công hội đỏ…
Ngày 27/7/1929, Hội nghị Đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất
đã diễn ra tại số nhà 15, phố Hàng Nón – Hà Nội, quyết định thành lập Tổng

Công hội đỏ Bắc Kỳ. Đồng chí Nguyễn Huy Sán là đại biểu thay mặt cho đội
ngũ công nhân mỏ than khu vực Đông Triều – Mạo Khê về dự hội nghị. Đồng
chí được bầu là ủy viên Ban chấp hành Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ. Từ đây,
phong trào công nhân có một tổ chức chỉ huy thống nhất chung và trực tiếp,
kịp thời.
Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời đã đẩy phong trào cách mạng của
công nhân mỏ than vùng Đông Bắc lên một bước mới. Để chuẩn bị cho đợt
đấu tranh mới, tháng 9/1929, Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử
đồng chí Nguyễn Văn Cừ về khu mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông kiểm tra tình hình
và gây dựng cơ sở trong phong trào quần chúng. Cũng trong thời gian này,
đồng chí đã về làm việc và hoạt động tại mỏ than Mạo Khê, chỉ đạo phong
trào ở khu vực này.
Thực hiện chủ trương của Đông Dương Cộng sản Đảng, lần đầu tiên ở
khu mỏ tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Ở mỏ than Mạo Khê,
vào giờ tan tầm, truyền đơn được rải ở cổng nhà máy cơ khí, cửa lò và những
nơi công nhân hay ngồi nghỉ. Ở Uông Bí, cờ đỏ búa liềm được treo trên nóc
nhà máy cơ khí; biểu ngữ, áp phích, truyền đơn được bí mật rải khắp đường
phố từ đêm hôm trước.Ở Hòn Gai, nhiều tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng
Mười ngay trong các phân xưởng, ngay trong khi công nhân đang làm việc.
Đây là lần đầu tiên hình thức tuyên truyền cổ động như: rải truyền đơn,
treo cờ đỏ, dán áp phích xuất hiện ở khu mỏ thừ Đông Triều – Mạo Khê đến
Hòn Gai – Cẩm Phả. Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga ở khu mỏkhông

19


những làm cho ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng thấm sau vào các
tầng lớp nhân dân lao động mà còn là một dịp làm cho công nhân mỏ và quần
chúng lao động hiểu hơn nữa về Cách mạng tháng Mười.
Trong khi phong trào công nhân đang phát triển về quy mô đấu tranh

và tổ chức trên khắp đất nước ta, cuối năm 1929, ở Nam Kỳ thành lập An
Nam Cộng sản Đảng, ở Trung Kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn. Hai tổ chức này đều có tổ chức quần chúng trong công nhân. Trước tình
hình đó, tháng 10/1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi ba tổ chức cộng
sản thống nhất lại để lãnh đạo cách mạng thành công.
Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, ngày 3/2/1930, đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản tại Hương
Cảng (Trung Quốc), thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này đánh
dấu mốc quan trọng, bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, tạo
điều kiện thuận lợi cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát
triển mạnh mẽ hơn.
Trước khi đi dự hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Hương Cảng,
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã cử đồng chí Nguyễn Văn Cừ trở lại mỏ than
Mạo Khê chuẩn bị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuối tháng 2/1930, tại một căn nhà nhỏ hẻo lánh thuộc xóm Dân Chủ
thị trấn Mạo Khê đã diễn ra lễ kết nạp đảng viên và thành lập chi bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chi bộ gồm 5 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai,
Nguyễn Huy Sán, Bùi Đức Giao, Bùi Văn Mạo, do đồng chí Đặng Châu Tuệ
làm bí thư.
Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập ở khu
mỏ. Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, Hội nghị thành lập Chi bộ
Đảng Cộng sản ở Mạo Khê được tổ chức đúng thủ tục và nguyên tắc của

20


×