Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

KHẢO SÁT ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.92 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

“KHẢO SÁT ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ”
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
CHƯƠNG I................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÂY ĐÔ...........................................................................................................................3
I . Cơ sở hình thành đề tài .....................................................................................................3
II. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................4
III. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................4
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
V. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ................................................................................................4
VI. Bố cục nội dung nghiên cứu :..........................................................................................4
CHƯƠNG II...............................................................................................................................6
BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN.............6
CHƯƠNG III.............................................................................................................................7
PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU “ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ”...............................................................................................7
I. Mô hình..............................................................................................................................7
II. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................8
1.Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
2.Thang đo sử dụng............................................................................................................9
Để đo lường thái độ cũng như quan niệm của sinh viên trước các vấn đề thực tế của
cuộc sống. Nhóm chúng tôi sử dụng các loại thang đo sau:..............................................9
3.Đối tượng – phạm vi nghiên cứu....................................................................................9
4.Phương pháp chọn mẫu...................................................................................................9
5.Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................................9
6.Quy trình thưc hiện.......................................................................................................10
Chương IV...............................................................................................................................10


KHẢO SÁT ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG..................................................................10
CỦA SINH VIÊN....................................................................................................................10

LỜI MỞ ĐẦU
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

1


Việc xây dựng phong cách sống, lối sống văn hóa lành mạnh hiện đang là vấn đề
được quan tâm trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta
hiện nay. Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất
nước, chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức
cần thiết.
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ
xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là
một lực lượng không nhỏ. Hiện cả nước có khoảng gần 120 trường đại học, cao đẳng;
trung bình mỗi trường có khoảng 6000 sinh viên theo học. Thử nhân lên bạn sẽ được
một con số khổng lồ: 720 000 người, gần bằng dân số trung bình của một tỉnh. Về
mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao
gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học…
Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các
trường, khu vực sinh sống và học tập,… Lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn chung
cực kỳ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ta có thể phân chia lối sống của sinh viên
theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Lối sống tích cực là lối sống văn hóa, lành mạnh,
phù hợp với sự phát triển xã hội, có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện cá nhân nói riêng
và thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung. Ngược lại lối sống tiêu cực là lối sống không

lành mạnh, có tác động xấu đến sự phát triển con nguời nói riêng và kìm hãm sự đi
lên của đất nước nói chung.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
I . Cơ sở hình thành đề tài
Bản thân là những sinh viên , là một lực lượng tri thức đông đảo để phát triển đất
nước và chúng tôi đang sống trong một môi trường năng động, tiếp cận với nhiều lối
sống khác nhau: lối sống tiêu cực và lối sống tích cực.
Trước hết, hãy bàn vế lối sống của sinh viên Việt Nam với những biểu hiện tích
cực của nó.
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động
và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách,
đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú
vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ
đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội
Thứ hai, chính vì năng động và sáng tạo nên sinh viên Việt Nam luôn thể hiện
mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu
thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử
nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước.
Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn.
Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp

phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh
viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết
“thân tự lập thân”.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học,
ham hiểu biết. Họ khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với
những điều mới lạ.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã kể trên, những biểu hiện tiêu
cực trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng không phải là ít.một bộ phận
sinh viên cũng còn nhiều mảng tối với : ma túy, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, bạo lực
học đường và chuyện trai gái, … Sống xa nhà, lại ở chung với nhau trong một môi
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

3


trường, một khuôn viên nên giữa các cô cậu sinh viên, đã nảy sinh ra những mối tình
rất nên thơ, lãng mạn. Nhiều sinh viên coi tình yêu là động lực thúc đẩy họ thăng tiến
hơn trong việc học, là niềm an ủi và cũng là chỗ dựa về mặt tinh thần nhưng cũng có
sinh viên, thì tình yêu chỉ là một trò vui cho qua ngày, đoạn tháng. Nhiều sinh viên
thay "bồ” như thay áo, và tỏ ra hãnh diện với những "chiến công" của mình.
Một số sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng
thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách.
Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về!
Vì vậy,lối sống ngoài học đường của sinh viên là vấn đề nan giải và thiết thực
luôn được xã hội quan tâm .Chính vì lẽ đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
“KHẢO SÁT ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN”


II. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả đời sống ngoài học đường của sinh viên về môi trường sống, những hoạt
động vui chơi giải trí, phương tiện đi lại, công việc làm thêm,…
- Tìm hiểu tình hình tài chính và tình cảm hiện nay trong đời sống của sinh viên.

III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu sơ bộ:
+ Thảo luận nhóm
+ Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet, thông tin truyền thanh, truyền hình.
- Phương pháp nghiên cứu chính thức:
+ Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phát bảng câu hỏi

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm ba, khoa kinh tế - QTKD, hệ đại học, ngành
kế toán,.

V. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
- Giúp cho các sinh viên mới có được một số thông tin về đời sống của sinh viên là
như thế nào.
- Cung cấp thông tin bổ ích cho phòng công tác quản lý sinh viên, gia đình cũng như
xã hội.

VI. Bố cục nội dung nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

4



Chương 1: Tổng quan về đời sống ngoài học đường của sinh viên trường Đại Học Tây
Đô
Chương 2: Bối cảnh hình thành đời sống ngoài học đường của Sinh Viên
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 4: Khảo sát đời sống ngoài học đường của sinh viên trường đại học Tây Đô.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

5


CHƯƠNG II
BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN
Ngày nay nhận thức của người dân ngày càng cao ai cũng muốn con em mình được
học hành đầy đủ. Chính vì lẽ đó sau khi kết thúc chương trình phổ thông các bạn trẻ
phải rời xa gia đình để bước vào một ngưỡng cửa mới. Đó là ngưỡng cửa của các
trường Đại Học. Tất cả đều vì lòng ham học, ham kiến thức. Hiện nay tuy điều kiện
học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn
khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi học như
bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tàn mà không phế mà còn trở thành
những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù
gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được
học hành đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức
nhân loại; và khi có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao.
Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên.

Không thỏa mãn với những gì được dạy trong trường, họ tự mình học thêm bên ngoài,
qua sách báo, qua bạn bè khắp nơi.
Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình. Sánh ngang
vai cùng các tầng giới khác, sinh viên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng cho mình.
Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Lối sống
hiện đại, mới mẻ của sinh viên Việt Nam ngày nay cũng là một điều tốt. Với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho sinh viên Việt Nam dễ dàng hơn
trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại. Cuộc sống hướng
ngoại tạo thuận lợi cho việc theo kịp với sự phát triển của nước ngoài nói riêng và tiến
bộ của toàn xã hội nói chung. Chúng ta không còn lo sợ sẽ bị tụt hậu hay chậm tiến so
với các nước khác. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì
lối sống hiện đại là một điều không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho
sự phát triển của đất nước.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

6


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU “ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC
ĐƯỜNG CỦA SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ”
I. Mô hình
Ăn

Môi trường sống



Lành mạnh

Đời sống ngoài
học đường của
sinh viên

H2

Vui chơi
Không lành mạnh

Tình cảm
H1

Tình bạn
Tình yêu

Tài chính
Phương tiện đi lại
Làm thêm

H 1 : Tài chính là yếu tố hàng đầu tác động trực tiếp đến đời sống của
Sinh Viên.Mỗi Sinh Viên có nguồn tài chính và cách chi tiêu khác nhau.
H 2 : Đời sống Sinh Viên đa phần chịu ảnh hưởng của các yếu tố: môi
trường sống, vui chơi, tình cảm, phương tiện đi lại, làm thêm.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang


7


Diễn giải mô hình

Thành phần

Diễn giải
- Xa nhà (ở trọ ).

1. Môi trường sống

- Những tệ nạn xã hội: cá độ, chơi
game, đua xe, cờ bạc,…
- Môi trường ô nhiễm: chỗ ở của
sinh viên thường hay ngập nước
vào mùa mưa,…
- Thức ăn không đủ dinh dưỡng.
- Lành mạnh: chơi thể thao, tham

2. Vui chơi

gia các hoạt động xã hội,…
- Không lành mạnh: rượu chè, hút
chích ma túy, cướp giật, bạo lực
học đường,…
-

Tình


bạn:

trong

những

môi

trường khác nhau thì tiếp xúc với
3. Tình cảm

những người bạn khác nhau (có
bạn tốt - bạn xấu)
- Tình yêu: chạy theo lối sống
phương tây (trào lưu sống thử)
- Tình yêu xuất phát từ tình bạn
trong sáng

4. Phương tiện đi lại

Đi bộ, xe đạp, xe máy
Một số sinh viên đi làm thêm để

5. Làm thêm

tự trang trải một phần cuộc sống:
gia sư, bán hàng, tiếp tân,…

II. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

8


1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ
thuật thảo luận nhóm thông qua các ý tưởng riêng của mỗi cá nhân. Từ đó hình
thành nên ý tưởng chung để hoàn thiện đề tài nghiên cứu và xác lập cơ sở xây
dựng mô hình và phục vụ cho việc thiết kế bản câu hỏi.
1.2. Phương pháp nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Căn cứ vào kết quả nghiên
cứu sơ bộ bản câu hỏi chính thức được hoàn thiện sẽ sử dụng cho việc thu thập dữ
liệu bằng phương pháp phát bảng câu hỏi (gửi cho đáp viên ghi nhận trả lời và thu
về). Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích sau khi làm sạch và mã hóa qua
kỹ thuật thống kê mô tả, sử dụng phần mềm SPSS.
2. Thang đo sử dụng
Để đo lường thái độ cũng như quan niệm của sinh viên trước các vấn đề thực
tế của cuộc sống. Nhóm chúng tôi sử dụng các loại thang đo sau:
- Thang đo định danh: tìm hiểu nhận thức, tình cảm, đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu.
- Thang đo thứ bậc: đo lường mức độ, sự ưu tiên trong nhận thức.
- Thang đo Likert: đo lường mức độ nhận thức của sinh viên đối với môi trường
sống.
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, rút ngắn thời gian nhóm chúng tôi chọn đối
tường nghiên cứu là Sinh Viên năm ba, khoa Kinh tế - QTKD, hệ Đại học, ngành

Kế toán vì: những sinh viên này đã trải nghiệm được một thời gian dài về cuộc
sống tự lập, hiểu được môi trường sống nơi đô thị, học hỏi được những kinh
nghiệm trong cuộc sống.
4. Phương pháp chọn mẫu
Vì lý do khách quan nên chúng tôi không thể nghiên cứu toàn bộ đối tượng
nghiên cứu mà chọn 50 mẫu đại diện cho tổng thể. Nhằm tiết kiệm chi phí, thời
gian, đồng thời mang lại kết quả khả thi.
5. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

9


Chúng tôi chọn phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi bởi vì:
+ Bảng câu hỏi được soạn thảo trước
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí.
+ Không gây áp lực cho đáp viên, giúp đáp viên trả lời được tự do nhất là
những câu hỏi mang tính chất nhạy cảm.
+ Đáp viên có nhiều thời gian suy nghĩ nên trả lời câu hỏi được sát thực hơn.

6. Quy trình thưc hiện
Xác lập vấn đề nghiên
cứu

NGHIÊN
CỨU

BỘ


Đề cương sơ bộ
Thảo luận nhóm
Đề cương chính thức

Thiết kế bản câu hỏi

Hoàn thiện bản câu hỏi

Thu thập dữ liệu
NGHIÊN
CỨU
CHÍNH
THỨC

Xử lý – phân tích dữ liệu

Báo cáo kết quả

Chương IV
KHẢO SÁT ĐỜI SỐNG NGOÀI HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

10


Từ nguồn dữ liệu thu thập được của đáp viên thông qua bản câu hỏi chúng tôi đã

lựa chọn và phân tích một số câu để làm rõ mục tiêu nghiên cứu như sau:
Tổng số 49 mẫu trả lời.
Statistics
Bạn đang
sống 1 mình
hay với bạn

Valid
49
Missing
0

N

Thu nhập
chủ yếu

Thu nhập
hàng tháng

49
0

49
0

Công việc
làm thêm
chiếm bao
nhiêu thời

gian
8
41

Quan niệm
của bạn về
sống thử
49
0

Nhận xét: Việc thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi sử dụng 50 mẫu có 49
mẫu hồi đáp. Còn một mẫu không hồi đáp lý do là bạn đang sống cùng với gia đình
Câu 2: cho o hien nay cua ban

Valid
Percent

Frequency Percent

Valid

Cumulative
Percent

Gan
truong

28

57.1


57.1

57.1

Xa truong

20

40.8

40.8

98.0

3.00

1

2.0

2.0

100.0

Total

49

100.0


100.0

Câu 12: Phuong tien di lai chu yeu
Frequency Percent

Valid

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Xe may

32

65.3

65.3

65.3

Xe dap

7

14.3


14.3

79.6

Di bo

10

20.4

20.4

100.0

Total

49

100.0

100.0

Nhận xét: Số lượng sinh viên ở trọ gần trường và xa trường chênh lệch nhau
không quá lớn. Do đó, sinh viên chọn xe máy làm phương tiện đi lại là chủ yếu. Hiện
nay, xăng tăng giá liên tục nên chi phí đi lại sẽ đội lên đáng kể . Vì vậy, để tiết kiệm
một phần chi phí đi lại nhiều sinh viên xa trường lựa chọn giải pháp góp tiền xăng đi
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang


11


chung với bạn. Và quyết định quay lại đi xe đạp còn là lựa chọn của không ít các SV
khác khi giá xăng tăng. Ngoài ra,những sinh viên ở gần trường thì chọn phương án đi
bộ vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm được tiền xăng và tiền gửi xe.
Câu 3: Bạn đang sống 1 mình hay với bạn bè
Valid
Cumulative
Frequency Percent
Percent
Percent
Một mình
8
16.3
16.3
16.3
26
53.1
53.1
69.4
Valid Một bạn
Nhều bạn
15
30.6
30.6
100.0
Total
49
100.0

100.0
Nhằm giảm bớt chi phí cho gia
đình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
và quá trình học tập. Đa số các bạn
sinh viên đều sống cùng với bạn bè
chiếm 83,7%. Trong đó

53,1%

sống với một bạn tương ứng với 26
mẫu trả lời, kế đến là sống với
nhiều bạn chiếm 30,6% tương ứng
với 15 mẫu trên tổng số 49 mẫu,
còn sống một mình chiếm tỷ lệ rất ít
16,3% tương ứng 8 mẫu.
Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối
sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống
chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội
chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và
xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng
sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở trọ đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình
thành kiểu sống này.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

12



Câu 4: Ban tu nau an hay an ngoai
Frequency Percent
Valid Tu nau
an
Ăn ngoai
Total

Valid
Percent

Cumulative
Percent

44

89.8

89.8

89.8

5

10.2

10.2

100.0

49


100.0

100.0

Câu 5: Chat luong dinh duong bua an
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Valid Du dinh duong

31

63.3

63.3

63.3

Khong du dinh
duong

18

36.7


36.7

100.0

Total

49

100.0

100.0

Nhận xét: Giải quyết tình trạng thiếu hụt “ngân sách” trầm trọng, nhiều bạn sinh
viên lựa chọn cách cầu cứu thêm viện trợ từ gia đình. Nhưng đó là giải pháp của
những bạn gia đình khá giả, còn các sinh viên nghèo
thì không thể, khó khăn đã làm họ gần nhau hơn
trong những bữa ăn chung đạm bạc. Với cách làm
đậm chất sinh viên này, gạo và các gia vị được luân
phiên lần lượt mang từ nhà đi, chi phí giảm đáng kể
so với việc ăn ngoài hàng quán mà lại đảm bảo vệ
sinh, theo điều tra thì có tới 89,8% là tự nấu ăn. Các
món ăn cũng được chế biến "đậm đà", đủ chất dinh
dưỡng hơn và cùng một loại rau củ có thể nấu theo nhiều kiểu luộc, xào, nấu canh.
Trên tinh thần "thà thiếu đạm chứ nhất định không chịu thiếu vitamin, rau là người
bạn thân thiết nhất của đời sinh viên".
Bên cạnh đó, giá cả đắt đỏ nên sinh viên những người còn phụ thuộc vào sự “tài
trợ” của ba mẹ sống xa nhà phải “thắt lưng buộc bụng” trong từng bữa ăn của mình.
Bữa cơm rất đạm bạc và chủ yếu là “ăn lấy no” …. Cũng chính bởi chất lượng bữa ăn
hàng ngày chưa cao mà hầu hết các sinh viên đều rơi vào tình trạng gầy yếu, sức khoẻ

kém. Tỷ lệ sinh viên có bữa ăn không đủ chất dinh dưỡng chiếm 36,7%.
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

13


Ngoài ra, dịch vụ ăn uống mọc lên phục vụ cho những SV không tự lo được bữa
ăn rất nhiều quanh các trường. Giá cả cũng rất SV và tất nhiên, chất lượng cũng “đi
theo” giá cả. Vừa đặt suất cơm hộp chỉ lèo tèo lát thịt, thêm miếng đậu và đúng vài
cọng rau muống, “ăn xong vẫn... đói”.
Câu 7: Ngoài thể thao bạn còn giải trí bằng những hình thức nào?
Descriptive Statistics
N

Minimum Maximum

Statistic
Coffee
Xem phim
Vũ trường
Karaoke
Bida
Game online
Giải trí khác
Valid
N
(listwise)


Statistic

49
49
48
48
47
48
42
41

Sum

Mean

Statistic Statistic Statistic

1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00

4.00
4.00
4.00
4.00
4.00

4.00
4.00

122.00
137.00
61.00
140.00
80.00
106.00
108.00

2.4898
2.7959
1.2708
2.9167
1.7021
2.2083
2.5714

Std.
Error
.14616
.12704
.11431
.15423
.15779
.16023
.13693

Std.

Deviation
Statistic
1.02312
.88928
.79197
1.06857
1.08176
1.11008
.88739

Cafe: Mức độ “thích” chiếm
tỷ lệ cao nhất và có sự chênh
lệch đáng kể so với mức độ
khác.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

14


Xem phim: Giữa 3 mức độ “Rất
thích, thích, hơi thích” có sự chênh
lệch không đáng kể tuy nhiên mức
độ thích vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Vũ trường: Mức độ không thích
chiếm tỷ lệ cao nhất còn ba mức
độ còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp


Karaoke: Giá trị lớn nhất nằm
ở mức “rất thích” và mức độ
thích cũng chiếm tỷ lệ khá cao.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

15


Bida: Mức độ không thích
chiếm tỷ lệ rất cao, 30 mẫu
trên tổng số 49 mẫu điều
tra.

Game online: Mức độ
thích và không thích chênh
lệch nhau không quá lớn
mà chiếm tỷ lệ cao hơn
nhiều so với ba mức còn
lại.

Nhận xét: Sau những giờ học tập căng thẳng Sinh Viên thường lựa chọn những
hình thức giải trí khác nhau, đa phần những hình thức này đều lành mạnh chi phí
cũng tương đối phù hợp với đối tượng Sinh Viên. Trong đó karaoke, cafe, game là
hình thức giải trí được lựa chọn nhiều nhất.
Tuy nhiên, những hình thức giải trí trên đều có mặt trái của nó. Nhiều bạn
sinh viên đã lạm dụng quá mức ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, một số bạn đã

sa vào các tệ nạn xã hội. Ví dụ như: nhiều bạn chơi game thâu đêm suốt sáng quên
cả thời gian học tập, đầu tư tiền bạc của gia đình gửi lên vào game. Có khi nhiễm
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

16


game đưa đến các hành động bạo lực, cướp của - giết người. Một số lợi dụng vào
đi hát karaoke, cafe để hút chích ma túy,
buôn bán thuốc lắc, …
Việc ăn nhậu, rượu chè, cờ bạc cũng là
một nét đặc thù của sinh viên. Phầ n lớn
sinh viên đến từ các tỉnh nên mỗi khi có dịp
về quê ai cũng cố mang “đặc sản” quê mình
đến giới thiệu với bạn bè. Mà đặc sản ấy là
gì: Xin thưa, đó là "đế" Long An, là rượu
Bàu Đá - Bình Định, là "nước mắt Gò Đen, Cây Lý”,... Mỗi dịp như thế, mười
lăm, mười sáu người, cả nam lẫn nữ, ngồi xếp bằng dưới nền nhà, với một chiếc ly
nhỏ uống chuyền tay nhau; còn mồi là mấy đĩa thịt chó mua ở một quán gần đó.
Từ 5h00 chiều đến 11h00 đêm, cả nhóm "cưa" đứt 1 can “đế" 10 lít.
Bên cạnh đó có những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui
chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức
và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn
Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan
tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là
những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí,
hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu".
Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, vẫn thấy đăng tải trường

hợp sinh viên X, Y, Z nào đó bị bắt vì cướp giật, gái gọi, hoặc trộm cắp. Những
mảng tối ấy tuy không nhiều, và chỉ là những trường hợp cá biệt nhưng dẫu sao,
nó cũng làm hoen mờ hình ảnh người sinh viên

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

17


Gia đình
Gia đình,
thêm
Gia đình,
bổng
Total

Câu 8: Thu nhập chủ yếu
Cumulative
Frequency Percent Valid
Percent
Percent
43
87.8
87.8
87.8
làm
4
8.2

8.2
95.9
hoc

2

4.1

4.1

49

100.0

100.0

100.0

Qua số liệu thống kê cho thấy thu
nhập của sinh viên từ nhiều nguồn
khác nhau. Trong đó thu nhập từ
gia đình là chủ yếu, chiếm 43 mẫu
trên tổng số 49 mẫu điều tra với tỷ
lệ 87,8%. Số còn lại thu nhập từ
học bổng, làm thêm chiếm tỷ lệ ít
hơn. Vì vậy Sinh Viên có nhiều
thời gian để trau dồi kiến thức, từ
đó chất lượng học tập được nâng
cao.
Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh

viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền
chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất
nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho
những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà
còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình
ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học. Những con người ấy thật
đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh
viên Việt Nam thời đại mới. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng
chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những
sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

18


chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước.
Rồi, phải kể đến những sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Bạn bè quốc tế
luôn nói về đức tính siêng năng cần cù của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và
khâm phục chân thành. Đức tính ấy cũng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi thanh niên Việt Nam.
Câu 9: Thu nhập hàng tháng
Frequency Percent
Đủ chi tiêu
45
91.8
Không đủ chi

4
8.2
Valid tiêu
Total
49
100.0

Valid
Cumulative
Percent
Percent
91.8
91.8
8.2
100.0
100.0

Do nguồn tài chính chủ yếu
cung cấp từ gia đình, nên
hầu hết sinh viên đều đủ chi
tiêu hàng tháng cụ thể
chiếm 91,8% (45 mẫu trên
tổng số 49 trả lời). Số còn
lại do điều kiện khách quan
nào đó nên sinh viên không
đủ chi tiêu chiếm 8,2%.
Đời sinh viên thường gặp
nhiều thiếu thốn, nhất là với
những sinh viên mà hoàn
cảnh gia đình không lấy gì làm khá giả. Rất nhiều sinh viên kiếm thêm tiền ăn học

bằng đi dạy kèm, bán hàng, tiếp thị, thậm chí rửa chén đĩa cho những nhà hàng, quán
ăn... nhưng cũng có một số người cố "bằng anh bằng em" khi thấy bạn mình cưỡi xe
máy đi học, điện thoại di động thỉnh thoảng lại tò te tí te. Vậy là chấp nhận làm bồ nhí
cho một đại gia nào đó để đổi lấy những tiện nghi vật chất hoặc tham gia vào các
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

19


đường dây mại dâm nam để phục vụ cho các quý bà thừa tiền, lắm của nhưng thiếu
tình.
Câu 11: Công việc làm thêm chiếm bao nhiêu thời gian
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent
Percent
Dưới 20%
5
10.2
62.5
62.5
Valid Từ 20%-40%
3
6.1
37.5
100.0
Total
8

16.3
100.0
Missing 9.00
41
83.7
Total
49
100.0
Thông qua bảng kết quả trên
có 41 mẫu không đi làm thêm
chiếm tỷ lệ 83,7% trên tổng
số 49 mẫu điều tra. Bên cạnh
đó thời gian của những sinh
viên

đi

làm

thêm

dưới

20%/ngày là 5 mẫu (chiếm tỷ
lệ 62,5%) trên tổng số 8 mẫu
có đi làm thêm và khoảng thời
gian từ 20% - 40% có 3 mẫu
chiếm tỷ lệ 37,5%. Từ đó ta
thấy công việc làm thêm không chiếm nhiều thời gian của đa số sinh viên. Mặt khác
những sinh viên không đi làm thêm có thể chủ động thời gian trong học tập nhưng họ

không có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Ra trường họ gặp một số khó khăn khi
tiếp cận với môi trường bên ngoài.
Thêm vào đó, siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó của sinh viên Việt Nam cũng
là một đức tính cần được nói đến. Nhiều sinh viên sinh ra ở những miền đất còn
nghèo khó của đất nước nhưng họ biết khắc phục những khó khăn ấy để học tốt,
tối tối vẫn đạp xe đi dạy thêm hay làm thêm. Biết mình không được như bạn bè, có
những trang thiết bị hiện đại riêng phục vụ học tập, những sinh viên nghèo tận dụng
mọi nguồn trợ giúp từ nhà trường, mượn tài liệu của bạn bè, tận dụng sự giúp đỡ của
các tổ chức khuyến học. Sống và học tập trong bao khó khăn, nhiều sinh viên vẫn giữ
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

20


vững và liên tục là sinh viên xuất sắc trong nhiều năm học đại học, cao đẳng. Họ thực
sự xứng đáng nhận được sự khâm phục, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người.

Câu 13:Tinh cam ban be hien tai
Frequency Percent

Valid

Valid
Percent

Cumulative
Percent


Tot

38

77.6

77.6

77.6

Binh
thuong

11

22.4

22.4

100.0

Total

49

100.0

100.0

Nhận xét: Qua mẫu điều tra cho thấy tình cảm bạn bè trong sinh viên tốt chiếm

77,6%. Có nhiều nhóm thân nhau chỉ đơn giản bắt đầu từ hai chữ “ngẫu nhiên”. Ngẫu
nhiên ngồi cạnh nhau khi học chính trị đầu
năm, ngẫu nhiên được thầy cô phân nhóm làm
thuyết trình, ngẫu nhiên tập văn nghệ cùng
nhau….Chỉ như vậy thôi mà tình bạn trong
sáng bắt đầu. Tuy đôi lúc họ có những mâu
thuẫn, những bất đồng về ý kiến nhưng sau
một thời gian đâu lại vào đấy. Chơi cùng nhau
các bạn sẽ biết thêm những điều thú vị về
những phong tục tập quán, những thói quen
vùng này có mà vùng kia không có. Điều đó thật sự có ích cho chúng ta. Và, từ đây
bạn sẽ có nhiều cơ hội đi nhiều nơi khác nhau mà không sợ không có chỗ ở và người
hướng dẫn. Các bạn ấy tìm hiểu kĩ về đối phương, tiếp xúc nhiều để nhận ra ưu
khuyết điểm của nhau, và những “tri âm tri kỉ” cũng tìm thấy nhau. Đặc biệt, có một
số sinh viên chọn cách xem người kia vừa là bạn vừa là người yêu. Những cặp này
gắn bó, chia sẻ cho nhau tất tần tật về mọi chuyện và cùng nhau học tập nữa. Những
“đôi bạn” này thật sự làm người khác ngưỡng mộ vô cùng.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

21


Câu 15:Quan niệm của bạn về sống thử
Cumulative
Frequency Percent Valid
Percent
Percent

Phản đối
21
42.9
42.9
42.9
Không có ý kiến
27
55.1
55.1
98.0
Không phản đối
1
2.0
2.0
100.0
Total
49 100.0
100.0
Có 21 mẫu trả lời trên tổng số
49 mẫu điều tra, trong đó phản
đối lối sống thử chiếm 42,9%
còn 55,1% không có ý kiến về
quan niệm sống thử (27 mẫu
trên tổng số 49 mẫu điều tra).
Bên cạnh đó có một mẫu
không phản đối lối sống thử
chiếm tỷ lệ 2%. Từ đó cho
thấy rằng đa số các bạn sinh
viên đều sống theo phong tục
tập quán của người Việt Nam. Tuy nhiên cũng có những cách nhìn mới về lối sống

thử.
Khi sống xa nhà, lại ở chung với nhau trong một môi trường, một khuôn viên nên
giữa các cô cậu sinh viên, đã nảy sinh ra những mối tình rất nên thơ, lãng mạn. Nhiều
sinh viên coi tình yêu là động lực thúc đẩy họ thăng tiến hơn trong việc học, là niềm
an ủi và cũng là chỗ dựa về mặt tinh thần nhưng cũng có sinh viên, thì tình yêu chỉ là
một trò vui cho qua ngày, đoạn tháng. Nhiều sinh viên thay "bồ” như thay áo, và tỏ ra
hãnh diện với những "chiến công" của mình.
Đối với sinh viên ngoại trú, dĩ nhiên, mức độ còn phổ biến và nóng bỏng hơn
nhiều! Việc góp gạo thổi cơm chung của các đôi hầu như trường nào cũng có. Những
khu nhà trọ chỉ toàn “hộ” sinh viên ở với nhau đã dần xuất hiện. Sống kiểu này vừa
tiết kiệm, vừa tha hồ chăm sóc nhau. Những kẻ hơi nhát gan thì chọn giải pháp thuê 2

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

22


nhưng chỉ ở 1 phòng, đề phòng trường hợp thầy u ở dưới quê lên thăm.Việc này, các
ông bà chủ nhà trọ hầu như biết nhưng vì lợi nhuận nên nhiều người làm ngơ.
Và chuyện về xóm trọ
Ở xóm trọ, SV có một đời sống hoàn toàn độc
lập. Độc lập với gia đình, với nhà trường, bè bạn,
không ai biết đến nhau. Thực tế 85% ý kiến về
“sống thử” tập trung ở nhóm SV thuê nhà trọ.
Ở một xóm trọ SV. Hai anh em trai ở một phòng
10m2, có người yêu của anh ở cùng. Người em
thường phải ra khỏi nhà những lúc “tế nhị”. Một
chiếc giường đôi thì em nằm ngoài, anh nằm giữa, còn “chị dâu” nằm trong! Bữa ăn

thường là tự ai nấy lo, hoặc đi ăn quán, hoặc ở nhà ăn mì. Có những khi cả ngày họ tụ
tập đánh bài. Cả ba người đều có chung niềm đam mê: số đề!
Ở những xóm trọ SV. Những đôi bạn trẻ chung tiền, chung gạo sống cùng nhau.
Công việc đặc trưng cho sự tồn tại của họ trong những xóm trọ là nấu nướng và ăn
cùng nhau. Có những lúc họ đóng cửa ở trong phòng suốt... Họ lặng lẽ, không “va
chạm” với ai xung quanh nên cũng chẳng ai “chạm” vào họ. Cũng có khi người con
trai “nuôi” người con gái, cũng có trường hợp người con gái “nuôi” người con trai,
ngày qua ngày…
Có những kiến giải muốn “cảm thông” với những đôi bạn trẻ “sống thử”. Một số sinh
viên cho rằng: “Họ thiếu thốn tình cảm khi xa nhà mà khả năng lại chưa kham nổi
một gia đình, còn nhiều mục tiêu trước mắt nên họ
không lấy nhau được. Cho nên họ sống thử”. Hoặc như:
“Có thể là vì tình yêu của họ chứ!”. Hoặc như: “Muốn
thử xem liệu cả hai có hợp nhau trước khi đi đến hôn
nhân”. Còn đây là một ý kiến tỏ vẻ lo ngại thay cho các
bạn trẻ: “Họ nông nổi quá, chưa lường hết được những
hậu quả xấu có thể xảy ra”... Và liệu cả hai có thể hết
lòng phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân trong khi lẽ đương nhiên là phải đối mặt
với cơm áo gạo tiền?”

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

23


Tất cả nỗi đau sẽ đè lên vai họ Nàng đau đớn vào bệnh viện xin nạo thai, còn chàng
thì một đi không trở lại... Không chỉ có thế, cha mẹ còn là những người chua xót nhất,
cay đắng nhất khi những đứa con mà họ cất công chăm sóc bao nhiêu năm qua đã

‘biến hình’.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

24


Chương V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Đa số sinh viên đều thích nghi được với cuộc sống tự lập, đủ khả năng chăm sóc
cho bản thân, giải quyết được những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Biết cách chi
tiêu hợp lí nên tiết kiệm được chi phí cho bản thân và cho cả gia đình. Bên cạnh đó,
những sinh viên xa nhà có cuộc sống gắn bó với tập thể và xã hội hơn, họ ý thức được
tình cảm bạn bè lẫn tình yêu. Đặc biệt nhiều bạn có quan niệm không đồng tình với
việc “sống thử”, theo họ: “ Nếu chấp nhận sống thử thì bạn trai tôi và gia đình của anh
ấy sẽ không tôn trọng tôi và nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Hơn nữa tôi
vẫn tôn trọng vẻ đẹp trinh trắng của một người con gái khi chưa kết hôn”.
Tuy nhiên cũng có những mặt trái của nó, một số sinh viên không tự chủ được
bản thân hoặc bị lôi kéo nên đã sa vào những tệ nạn xã hội như: nghiên ngập ma túy,
cờ bạc, rượu chè… Và chuyện sống thử ngày nay đã không còn là chuyện hiếm. Cuộc
sống thiếu thốn tình cảm khiến người ta cần nhau hơn, vì thế đôi khi tình yêu không
xuất phát từ trong tim mà nó như một thói quen, một nhu cầu cần có để lấp chỗ trống.
Như vậy, ta có thể nói lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay có rất nhiều
biểu hiện tích cực. Nhìn chung, những biểu hiện ấy khá rõ rệt trong đa số sinh viên, và
đáng được ngợi khen. Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã kể trên, những
biểu hiện tiêu cực trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng không phải là
ít.

II. Kiến nghị
Nhà trường và gia đình cần quan tâm nhiều hơn về đời sống ngoài học đường của sinh
viên và nhất là những sinh viên ngoại trú và nên kết hợp với chính quyền địa phương
để quản lý sinh viên được chặt chẽ hơn. Có những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ
những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Cung cấp những kiến thức ngoài lề cho sinh
viên như thường xuyên tổ chức các lớp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kỹ năng
sống,…

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Trang

25


×