Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích ma trận SWOT cho công ty sữa Vinamilk tại phường Lê Bình, quận Cái Răng,thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.06 KB, 15 trang )

Tên đề tài 1: Phân tích ma trận SWOT cho công ty
sữa Vinamilk tại phường Lê Bình, quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ.
Nội dung:
I. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến công
ty Vinamilk:
1. Tình hình kinh tế:
Năm 2010, kinh tế trên địa bàn quận Cái Răng tiếp
tục phát triển, hầu hết các nhiệm vụ, chỉ tiêu đều đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tốc tộ tăng trưởng kinh tế
đạt 19,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm
dần tỉ trọng nông nghiệp-thủy sản, tăng tỉ trọng công
nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ; thu nhập bình quân
đầu người đạt 19,78 triệu đồng/người/năm... Công tác chăm
lo cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo được quan tâm
thực hiện, các chương trình mục tiêu việc làm, giảm hộ
nghèo được triển khai đồng bộ.
Năm 2011, Quận ủy Cái Răng đề ra 19 chỉ tiêu phát
triển kinh tế-xã hội, như: tăng trưởng kinh tế đạt 19,12%,
thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm
(2,92 triệu đồng/người/tháng).
Cùng với phương hướng và nhiệm vụ của quận ,
phường Lê Bình đề ra những giải pháp cho phát triển kinh
tế của phường. Nhìn chung tình hình kinh tế cũng có những
bước phát triển tiến bộ và đạt được nhưng thành công nhất
định.
Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:


+ Về cơ hội : Phường Lê bình là trung tâm của
Quận , thu nhập bình quân đầu người cao, đạt 35 triệu


đồng/người/năm.
+ Thách thức: Tỷ lệ lạm phát còn khá cao (8/2011 là
23%), mặt bằng giá chưa ổn định.
2. Văn hoá – xã hội:
Về công tác giáo dục ngày càng được củng cố và phát
triển tốt, hệ thống giáo dục của địa phương hoàn chỉnh các
cấp học, bậc học phát triển đồng bộ. Cơ sở vật chất đảm
bảo tốt cho công tác dạy và học, các phong trào giáo dục
được phát triển bền vững, công tác chăm lo cho gia đình
chính sách hộ nghèo, cận nghèo được thực hiện đầy đủ và
kịp thời. Ngành y tế tuyên truyền giáo dục nhân dân phòng
chống dịch chủ động, phòng bệnh sốt xuất huyết và không
để xãy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Hệ thống một cửa
được duy trì và phục vụ tốt trong việc giải quyết các thủ tục
hành chính cho người dân nhanh gọn, kịp thời và chính
xác.
Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:
+ Cơ hội: Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
+ Thách thức: một bộ phận dân cư chưa nhận thức
được thói quen tiêu dùng sữa và tầm quan trọng trong
giữ gìn bảo vệ sức khỏe.
3. Môi trường tự nhên:
Khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng
5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm
trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt
độ trung bình 27 °C, có nhiều sông ngòi và đường bộ được
liên thông giữa khu vực.


Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát

triển của khu vực và đây là một nhân tố quan trọng để cho
các nhà đầu tư đầu tư vốn vào thị trường này. Bên cạnh đó
cho thấy được năng lực cạnh tranh và nhưng chính sách
phát triển đầu tư.
Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:
+ Cơ hội: Có vị trí địa lí thuận lợi gần đường sông và
đường bộ.
+ Thách thức: Hệ thống đường bộ còn nhỏ hẹp chưa
được nâng cấp.
4. Chính trị:
Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được
giữ vững và ổn định không xảy ra trọng án và hạn chế thấp
nhất tai nạn giao thông. Trật tự xã hội và tệ nạn xã hội được
ngăn chặn và đẩy lùi. Công tác quân sự địa phương luôn
được giữ vững và ổn định. Tư pháp phường tiếp nhận và
đưa ra hòa giải kịp thời và không có đơn từ tồn đọng quá
hạn theo quy định. Thực hiện tốt chính sách quản lý nhà
nước về chính sách tôn giáo và dân tộc, các hoạt động diễn
ra bình thường chưa thấy dấu hiệu quy phạm pháp luật.
Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:
+ Cơ hội: Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ
vững ổn định , các tôn giáo hoạt động bình thường.
+ Thách thức : Người dân khu vực bên ngoài đến học
tập và sinh sống khá đông khó khăn cho công tác quản
lý và trật tự khu vực.
5. Pháp luật:
Thực hiện tốt tinh thần Chỉ thị số 02/2009/CT-UBND
ngày 05/02/2009 về việc chấn chỉnh một số hoạt động trong



thủ tục hành chính; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày
06/10/2010 về việc chấn chỉnh việc niêm yết thủ tục hành
chính và quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 30/06/2010
của ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc công bố
sữa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính áp dụng chung tại
phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:
+ Cơ hội : Thủ tục đơn giản hóa, nhanh chóng,tiện lợi
và chính xác.
+ Thách thức :Nhưng quy định và chế tài chưa phù hợp
chưa rõ ràng.
6. Nhân khẩu học:
Phường Lê Bình là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã
hội của quận Cái Răng, có diện tích tự nhiên là 236,5 ha.
Được chia làm 8 khu vực: Thạnh Mỹ, Thị Trấn, Yên Bình,
Yên Thuận, Yên Hạ, Yên Hòa, Yên Thượng , Yên Trung.
Dân số: 4079 hộ, 15.414 nhân khẩu (với nam 7.511, nữ
7.903).
Dân tộc: Phường Lê Bình phần lớn là dân tộc Kinh có
3.744 hộ với 13.781 nhân khẩu, dân tộc Hoa có 301 hộ với
1.512 nhân khẩu. Dân tộc Khmer có 33 hộ với 116 nhân
khẩu, dân tộc Chăm có 1 hộ với 5 nhân khẩu. Về tôn giáo
có một đại chủng viện thánh quý, 1 nhà thờ tin lành, 3 chùa
ông, 1 chùa bà người hoa, 4 chùa phật, 2 tịnh thất, 1 trụ sở
ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo.
Mức độ tập trung dân số ở Thạnh Mỹ là đông nhất có
737 hộ với 2646 nhân khẩu. Nơi tập trung thưa dân số nhất
là Yên hòa có 375 hộ với 1267 nhân khẩu. Ngoài ra
phương Lê Bình có 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non, 1
trường THCS, 1 trường THPT và 1 trường Đại Học.



Nhận định cơ hội và thách thức cho công ty Vinamilk:
+ Cơ hội: Phường Lê Bình là trung tâm quận Cái Răng,
tập trung nhiều dân cư và nhiều trường học.
+ Thách thức: Đa số dân cư làm nghề nông nên chưa
thói quen tiêu dùng sữa hằng ngày.
II. Phân tích môi trường vi mô tác động đến công
ty Vinamilk:
1. Về doanh nghiệp:
Trong suốt năm 2010, trên hàng loạt các phương tiện
thông tin đại chúng đã thông tin liên tục về những thành
công rực rỡ của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk): là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong
Top 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do
tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report
(VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam. Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp
vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt
Nam yêu thích nhất, mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải
khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1. Các thành công trên đã
được tạo dựng từ rất nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất
đó là Vinamilk đã xác định được một chiến lược đầu tư
đúng đắn và hợp lý ngay từ những bước ban đầu.
Đầu tư công nghệ và phát triển mặt hàng: Vinamilk đã
có gần 35 năm phát triển và xây dựng thương hiệu, từ 3 nhà
máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ,
Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân
phối và sản phẩm. Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại
sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, được các

tổ chức quốc tế kiểm định, như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em
và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa


chua ăn, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây,
nước giải khát… Với định hướng phát triển đúng, các nhà
máy sữa: Hà Nội, Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An
lần lượt ra đời để chế biến, sản xuất sữa.
Nhờ làm ăn uy tín, bài bản, sản phẩm từ sữa của
Vinamilk đến nay đã phủ kín thị trường trong nước từ
thành thị đến vùng sâu, vùng xa. Phương châm hoạt động
của Vinamilk là phải làm ra sản phẩm thật tốt, có chất
lượng cao, được kiểm nghiệm bằng khoa học và qua thực tế
thì mới thuyết phục được người tiêu dùng. Để đạt được
mục đích này, Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để đảm
bảo cùng một lúc 3 vấn đề cốt lõi, đó là chất lượng – giá cả
– phong cách phục vụ. Có thể khẳng định rằng, Vinamilk là
DN trong nước nhưng về công nghệ sản xuất và chế biến
thì không thua bất cứ một doanh nghiệp nào trên thế giới.
Định hướng trong thời gian tới, dự kiến tháng 9 năm
2011 Vinamilk sẽ đưa nhà máy tại Đà Nẵng vào hoạt động
với vốn đầu tư 30 triệu USD, có hai mặt hàng là sữa chua
và sữa nước. Cuối năm 2012 có 2 nhà máy rất lớn là: nhà
máy sữa nước tại Bình Dương với vốn đầu tư là 120 triệu
USD (công suất ban đầu là 400 triệu lít mỗi năm, giai đoạn
2 là 800 triệu lít), và nhà máy sữa bột cho trẻ em với công
suất 55.000 tấn/năm với vốn đầu tư trên 100 triệu USD
(cuối năm 2012 sẽ đi vào hoạt động). Mục tiêu hết năm
2011, Vinamilk sẽ trở thành công ty có doanh số 1 tỷ USD
và mục tiêu đến năm 2017, Vinamilk sẽ lọt vào top 50 công

ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỉ USD/năm.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Vinamilk:
- Điểm mạnh:


+ Tiềm lực tài chính mạnh.
+ Công ty có uy tín thị phần cao.
+ Đạt được nhiều danh hiệu cao quí trong nước và
quốc tế.
+ Thiết bị công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng tốt,
sản phẩm đa dạng và khả năng phát triển sản phẩm mới tốt.
+ Nguồn nhân lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm.
+ Giá thành sữa thấp hơn so với các loại sữa khác trên
thị trường.
+ Hệ thống phân phối của Vinamilk trên rộng rãi toàn
quốc.
+ Danh mục các sản phẩm đa dạng và mạnh (có trên
250 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa).
+ Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh
nghiệm.
- Điểm yếu:
+ Chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước.
+ Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung
ở miền Nam.
+ Các hoạt động quảng cáo và khuyến mại của công ty
tỏ ra chưa có sự hỗ trợ hiệu quả cho mặt hàng sữa
nước, đặc biệt là sữa đóng bao.
+ Sản phẩm sữa nước đóng bao chỉ được xem như là
một sản phẩm tiết kiệm mà không có lợi ích gì nổi trội.

+ Không có thông diệp nào khác biệt giữa sữa tươi và
sữa hoàn nguyên.
+ Mức độ phân phối mặt hàng sữa nước đóng bao của
Vinamilk còn hạn chế.
+ Khó khăn trong việc quản lý con người.


+ Chưa nhận được nhiều thông tin phản hồi từ khách
hàng.
+ Trang web của công ty chưa được biết đến nhiều.
2. Khách hàng:
Khách hàng của Vinamilk là tất cả những người có
nhu cầu dùng sữa.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Vinamilk:
Điểm mạnh là: do nhà nước có chính sách người “Việt
Nam tự hào dùng hàng Việt Nam” nên Vinamilk có được
nhiều sự ủng hộ của khách hàng trong nước và chiếm được
nhiều phân khúc thị trường .
Điểm yếu: do tâm lý của người Việt Nam là hàng
ngoại tốt hơn hàng nội, nên rất nhiều khách hàng chấp nhận
chi một khoảng tiền nhiều hơn để dùng sữa ngoại nhập.
3. Nhà phân phối:
Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối mạnh và
rộng khắp cả nước. Tổng số điểm bán lẻ năm 2010 khoảng
140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (báo cáo thường niên
tháng 1/2010 của công ty Vinamilk). Hệ thống phân phối
của công ty luôn được củng cố và duy trì. Thị trường nội
địa vẩn là thị trường chính chiếm khoảng 90% tổng doanh
thu. Thị trường xuất khẩu đóng góp 10% doanh số và chủ

yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như các
nước thuộc khu vực Trung Đông, Campuchia, Lào,
Philippines.
Mô hình phân phối:
VINAMILK


Nhà phân phối
Siêu thị & Metro
Điểm bán lẻ

Người tiêu dùng

Vinamilk sử dụng cả hai kênh phân phối truyền thống
và hiện đại, để đưa sản phẩm đến khách hàng.
+ Kênh phân phối truyền thống: công ty có trên 200
nhà phân phối độc lập và trên 140.000 điểm bán lẻ trên
toàn quốc. Thực hiện phân phối tới 80% sản lượng của
công ty. Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình,
Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành
phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
+ Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối này dựa
vào các hệ thống siêu thị và Metro. Lợi thế của Vinamilk
thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở
nhiều địa phương trong cả nước. Với 1.400 đại lý cấp 1
cũng như mạng lưới trải đều phân phối khắp toàn quốc với
5000 đại lý và 140.000 điểm bán lẻ có kinh doanh sản
phẩm sữa Vinamilk cũng như các kênh phân phối trực tiếp
như trường học, bệnh viện và siêu thị.
Ở phường Lê Bình sản phẩm của Vinamilk được phân

phối bởi các đại lý sau:
+ Khu vực Thạnh Mỹ: Cửa hàng bách hóa Thiên An ,
Phú Mỹ.


+ Khu vực Thị Trấn: Cửa hàng bách hóa tổng hợp
Phương Phương.
+ Khu vực Yên Bình: có các của hàng nhỏ lẻ.
+ Khu vực Yên Thuận: Tạp hóa Kim Anh.
+ Khu vực Yên Hạ: Cửa hàng bách hóa tổng hợp Thùy
Dương, Cô Hoa.
+ Khu vực Yên Hòa: Cửa hàng bách hóa tổng hợp
Duyên Anh.
+ Khu vực Yên thượng: có các của hàng nhỏ lẻ.
+ Khu vực Yên Trung: Cửa hàng bách hóa tổng hợp
202A
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về nhà phân phối
của doanh nghiệp Vinamilk
- Điểm mạnh:
+ Sử dụng cả 2 kênh phân phối truyền thống và hiện
đại.
+ Có nhiều điểm bán hàng phân bố khắp các tỉnh
thành cả nước.
+ Sử dụng hiệu quả kênh phân phối trực tiếp để ổn
định giá của sản phẩm.
- Điểm yếu:
+ Có 80% doanh thu là nhờ kênh phân phối truyền
thống, tốn khoảng phí lớn qua khâu trung gian.
+ Có nhiều đại lý phân phối cùng sản phẩm .
+ Khó khăn trong việc quản lý các nhà phân phối .

4. Nhà cung ứng:
Với các nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk chỉ thu mua
từ các nhà cung cấp uy tín tại Hà Lan, New Zealand, Châu
Âu… Với các nguồn nguyên liệu trong nước, công ty đã
mở rộng quy mô chuồng trại, con giống, cùng máy móc


hiện đại để sản xuất chăn nuôi bò sữa. Nếu năm 1990,
1991, Vinamilk chỉ có 3.000 con bò sữa thì hiện nay tổng
số đã tăng lên trăm ngàn con.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về nhà cung ứng
của doanh nghiệp Vinamilk:
- Điểm mạnh:
+ Được các nhà cung ứng nổi tiếng của nước ngoài
cung ứng với chất lượng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế.
+ Được đảm bảo chất lượng từ viện dinh dưỡng quốc
gia .
- Điểm yếu:
+ Vinamilk tuy có tự sản xuất nguyên liệu, nhưng vẫn
phải nhập khẩu nên cũng bị phụ thuộc một phần vào nhà
cung ứng.
+ Dễ dàng bị nhà cung ứng tăng giá đầu vào.
5. Nhóm công chúng:
Năm 2010 Vinamilk được nhiều danh hiệu trong nước
và thế giới:
+ Nằm trong 200 doanh nghiệp tốt nhất Châu Á ( Tạp
chí Forbes bình chọn).
+ Top 5 doanh nghiệp tư lớn nhất Việt Nam.
+ Top 50 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất năm 2010.
+ Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực ( Supers

brands).
+ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010.
+ Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010. …
Với những doanh hiệu mà Vinamilk đạt được nên là
tâm điểm cho các nhóm công chúng bình luận.
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về nhóm công
chúng của doanh nghiệp Vinamilk:


- Điểm mạnh:
+ Vinamilk được báo chí và các đài truyền hình đưa
lên với doanh nghiệp tốt nhất ở Việt Nam.
+ Được người Việt Nam đón nhận.
+ Nhân viên trong công ty hưởng ứng nhiệt tình.
- Điểm yếu:
+ Áp lực từ nhóm công chúng lên Vinamilk và những kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn tiếp theo của công ty.
6. Đối thủ cạnh tranh .
Hiện nay trên thị trường tiêu dùng có rất nhiều mặt
hàng sữa và nhiều đối thủ cạnh tranh về mặt hàng sữa với
công ty vinamilk. Do Việt Nam hội nhập thị trường kinh tế
thế giới nên thị trường tiêu thụ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ
của các sản phẩm nhập khẩu với rất nhiều thương hiệu
quốc tế nổi tiếng như Abbott, Mead Johnson, Friso và cả
những nhà sản xuất có cơ sở trong nước như Dutch lady,
Nutifood …
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu về đối thủ cạnh
tranh của doanh nghiệp Vinamilk:
- Điểm mạnh :
+ Thương hiệu chiếm được lòng tin người tiêu dùng.

+ Chiếm được thị phần cao do thâm nhập vào thị
trường khá lâu.
- Điểm yếu:
+ Doanh nghiệp vinamilk có quy mô nhỏ so với các
tập đoàn sữa nước ngoài nên sức cạnh tranh còn hạn
chế.
III. Phân tích ma trận SWOT cho công ty sữa
Vinamilk:


1. Các cơ hội (O - Opportunities):
a) Thu nhập cao, sức mua lớn.
b) Là trung tâm quận, tập trung nhiều dân cư.
c) An ninh chính trị ổn định
d) Có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp
đầu tư.
e) Có vị trí địa lý thuận lợi
f) Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
2. Các thách thức (T - Threats):
a) Tỷ lệ lạm phát còn cao.
b) Thói quen tiêu dùng.
c) Số lượng dân nhập cư đông khó khăn trong quản lý
an ninh trật tự xã hội.
d) Đường còn nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện.
e) Một bộ phận dân cư chưa nhận thức về tác dụng của
sữa.
f) Một số quy định không phù hợp với từng doanh
nghiệp.
3. Các điểm mạnh (S – Strengths):
a) Hệ thống phân phối rộng khắc cả nước.

b) Chiếm được nhiều phân khúc thị trường.
c) Sử dụng cả hai kênh phân phối truyền thống và hiện
đại.
d) Được cung ứng nguyên vật liệu bởi nhiều nhà cung
ứng nổi tiếng.
e) Được công chúng ủng hộ.
f) Chiếm được thị phần cao do thâm nhập thị trường
lâu.
4. Các điểm yếu (W – Weaknesses):
a) Chỉ tập trung thị trường trong nước.


Chưa nhận được nhiều thông tin phản hồi từ khách
hàng.
c) Khó khăn trong việc quản lý các nhà phân phối.
d) Phụ thuộc vào nhà cung ứng.
e) Áp lực từ nhóm công chúng cao.
f) Khả năng cạnh trạnh với các doanh nghiệp nước
ngoài còn hạn chế.
b)

5. Phân tích ma trận SWOT:
SWOT
S
( ĐIỂM
MẠNH)
W
( ĐIỂM YẾU)

O

(CƠ HỘI)

T
( THÁCH
THỨC)

S-O

S-T

W-O

W-T

Qua phân tích chúng ta cần tập trung vào một số chiến
lược cụ thể sau:
+ Chiến lược S-O:
1. Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước nên
sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và phân
phối tập trung vào trung tâm quận là phường Lê Bình nơi
tập trung nhiều dân cư, có nhu cầu sử dụng sữa ngày
càng cao.
2. Do có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh
nghiệp đầu tư vào phường Lê Bình nên doanh nghiệp


Vinamilk cần mở rộng thêm kênh phân phối vào khu
vực này.
+ Chiến lược S-T:
1. Dựa vào sự ủng hộ của nhóm công chúng như

báo đài để tuyên truyền thói quen tiêu dùng sữa bảo vệ
sức khoẻ đến các bộ phận dân cư chưa nhận thức về
tác dụng của sữa.
2. Tăng cường tiếp thị vào phân khúc thị trường
sinh viên.
+ Chiến lược W-O:
1. Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng ở
những nơi tập trung nhiều dân cư và các đại lý bán lẻ của
Vinamilk.
+ Chiến lược W-T:
1. Sản phẩm tập trung vào thị trường trong
nước với tình hình kinh tế có nhiều biến động tỷ lệ lạm
phát có xu hướng tăng nên người dân cắt giảm chi tiêu
nên công ty phải đặt ra các chiến lược giá hợp lý.



×