Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HÀNH VI GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN CÁI RĂNG-TP. CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.65 KB, 6 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
ĐỀ TÀI: HÀNH VI GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN CÁI
RĂNG-TP. CẦN THƠ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và đổi mới ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội,
văn hóa, giáo dục, nhất là sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và chất lượng
nguồn nhân lực. Đất nước càng phát triển thì nhu cầu về vốn để đầu tư càng nhiều. Do
đó, ngoài nguồn vốn vay, các nguồn viện trợ thì nguồn vốn huy động trong xã hội có
vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế nước nhà nói chung và từng địa phương
nói riêng.
Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng vai trò của các định chế tài chính trung gian,
trong đó có các ngân hàng thương mại, là hết sức quan trọng trong việc huy động và sử
dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Nhìn chung, hiện nay phần lớn thu nhập của người dân quận Cái Răng chủ yếu
dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các tiểu thương, mức độ tích lũy chưa cao
và còn mang nặng tâm lý giữ tiền mặt. Vì vậy, việc huy động vốn từ các đối tượng này
rất khó khăn. Trong khi đó, các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch mọc lên ngày
càng nhiều (hiện nay có trên 13 tổ chức tín dụng) nên cạnh tranh về huy động vốn trên
địa bàn quận Cái Răng ngày trở nên gay gắt. Để có thể huy động vốn tốt nhất, đòi hỏi
các ngân hàng cần nắm được hành vi gửi tiền của người dân địa phương, từ đó, xây
dựng chính sách huy động vốn phù hợp. Từ thực tế trên, đề tài “ Hành vi gửi tiền tiết
kiệm của người dân quận Cái Răng” được thực hiện.

2. Mục tiêu
- Tìm hiểu mục đích sử dụng tiền nhàn rỗi của người dân.
- Mô tả thực trạng hành vi gửi tiền tiết kiệm của người dân.
- Nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gửi tiết kiệm của người dân.
1



3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Anh/chị đánh giá thực trạng tiền nhàn rỗi trong dân chúng như thế nào? (số
lượng, nguyên nhân, mục đích sử dụng tiền nhàn rỗi: mua vàng, chơi hụi, chứng
khoán).
2. Anh/chị chọn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào? Các nhân tố nào mà anh/chị
quan tâm khi chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm?
3. Anh/chị đánh giá như thế nào về dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà
anh/chị chọn? Một vài góp ý hay đề xuất (nếu có).
4. Anh/chị nhận định xu hướng gửi tiết kiệm trong thời gian tới như thế nào?

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Quận Cái Răng gồm 7 phường, đề tài chỉ chọn 1 phường Lê Bình làm đại diện để
lấy mẫu nghiên cứu cần thiết, từ đó suy ra thông tin chung cho toàn địa bàn.

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp từ sách báo, tạp chí,
internet…có liên quan đến đề tài.

4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở bản câu hỏi soạn trước để phỏng vấn trực
tiếp các mẫu đại diện theo nguyên tắc ngẫu nhiên, thuận tiện trên địa bàn nghiên cứu là
6 hộ. Sau tiến hành thảo luận tay đôi với các đối tượng để nắm bắt được các thông tin
chung về đối tượng, thực trạng gửi tiền tiết kiệm, những thuận lợi, khó khăn cũng như
những xu hướng gửi tiết kiệm trong tương lai.

4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê mô tả được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình

hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu, thuận lợi, khó trong trong tình hình sản xuất, thực
trạng lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng, các nhân tố ảnh hưởng hành vi gửi tiết
kiệm.
2


5. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm tiến hành phỏng vấn trực tiếp 6 mẫu, độ tuổi dao động từ 30 – 60 tuổi
thuộc 3 nhóm: cán bộ, công nhân viên chức (giảng viên, giáo viên), các cửa hàng kinh
doanh nhỏ và hộ gia đình.

3


PHẦN NỘI DUNG
Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp nêu trên nhóm đã thu được
một số kết quả sơ bộ như sau: Việc gửi tiền tiết kiệm hiện nay đang rất phổ biến, chủ
yếu tập trung vào nhóm cá nhân và hộ gia đình làm nông, bên cạnh đó công nhân viên
chức cũng có gửi tiết kiệm nhưng không đáng kể, những hộ kinh doanh gửi vào ngân
hàng chủ yếu dùng để thanh toán, cụ thể từng nhóm như sau:
1. Nhóm cá nhân và hộ gia đình

Đại bộ phận họ không biết đến dịch vụ gửi tiết kiệm, họ cũng không nghĩ đến
việc mang phần thu nhập của mình đi gửi tiết kiệm mà thường giữ trong người để chi
cho tiêu dùng, mua những đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống hiên tại.
Chỉ số ít cá nhân và hộ gia đình có tri thức họ đem phần thu nhập ít ỏi của mình
tích góp, dành dụm được đem gửi tiết kiệm để có lời dù phần lời đó là không nhiều,
đồng thời cũng an toàn vì tránh được tình trạng bị mất cắp do trộm cướp.
Khi họ gửi tiết kiệm thì họ chủ yếu quan tâm đến vấn đề lãi suất, ngoài ra họ còn
quan tâm đến sự an toàn nên thường chọn những ngân hàng có uy tín để gửi tiết kiệm

như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
nước khác như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Đông Á.
2. Nhóm công nhân viên chức

Đối với nhóm công nhân viên có thu nhập thấp (khoảng 2 - 3 triệu/tháng): Do thu
nhập của họ chỉ đủ trang trải cho những chi phí liên quan đến những vấn đề thiết yếu
của cuộc sống như nhà ở, chi phí sinh hoạt, chăm sóc con cái,…nên họ là nhóm không
quan tâm gửi tiết kiệm. Họ bảo rằng “lo cho cái ăn, cái mặc còn chưa đủ thì lấy đâu
tiền mà tiết kiệm. Trong tương lai, tôi sẽ nghĩ đến đến tiết kiệm nếu cuộc sống tôi thoải
mái hơn”.
Công nhân viên chức với thu nhập trung bình (3 - 4 triệu/tháng): nhóm này có gửi
tiết kiệm nhưng không đáng kể, tiền lương của họ chủ yếu để thanh toán chi xài trong
gia đình, mua sắm những thứ cần thiết hay để đóng tiền học phí cho con của họ. Nếu
thích mạo hiểm họ sẽ đem đi đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh, còn việc đem gửi
tiết kiệm là ý nghĩ sau cùng của họ.

4


Người có thu nhập tương đối cao (5 – 7 triệu/tháng) là đối tượng đem gửi tiết
kiệm nhiều hơn nhưng họ chỉ gửi một phần nhỏ thu nhập của mình, phần còn lại họ
mang đầu tư vào chứng khoán, góp vốn kinh doanh, đem lại phần lợi nhuận cao hơn là
đem gửi tiết kiệm.

3. Nhóm các cửa hàng kinh doanh nhỏ

Hộ kinh doanh gửi tiền chủ yếu để thanh toán và thuận tiện trong việc trả tiền
mua hàng hay nhận tiền từ bán hàng, nếu có tiết kiệm thì đó cũng là tiền vốn tích lũy
của công ty.
Nếu có một khoản tích góp thì họ họ thường đi đầu tư hay mua vàng để cất trong

nhà, một số khác cũng gửi tiết kiệm.
Nếu gửi tiết kiệm thì đa số họ chọn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, một số ít thì chọn các ngân hàng lớn khác như: Ngân hàng Sài Gòn thương tín,
Vietcombank, Đông Á.
 Một số lý do chọn ngân hàng gửi tiết kiệm

+ Họ thường chọn gửi tiết kiệm ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
vì đây là ngân hàng nhà nước nên mức độ tin cậy cao hơn các ngân hàng thương mại,
có mạng lưới rộng lớn và khá quen thuộc với người dân.
+ Một số chọn ngân hàng khác bởi vì có bạn bè hoặc người thân làm trong ngân
hàng đó, hay là theo sự giới thiệu của người khác.
 Một số góp ý của người dân

+ Nhân viên cần phải hướng dẫn rõ ràng hơn về việc điền thông tin vào biểu mẫu,
việc này giúp người dân giao dịch lần đầu với ngân hàng không bở ngỡ, giúp họ tự tin
hơn để hạn chế việc điền nhầm lẫn hay sai sót thông tin.
+ Ngân hàng cố gắng rút ngắn thời gian giao dịch (nhất là thời gian rút tiền) càng
ngắn càng tốt vì hiện nay thủ tục gửi tiền thì nhanh mà rút tiền thì khá chậm.

5


PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng được việc gửi tiền tiết kiệm của người
dân hiện nay đã phổ biến hơn, chủ yếu họ gửi để nhận được tiền lãi, mặt khác việc gửi
tiền vào ngân hàng sẽ làm cho họ cảm thấy an tâm hơn.
Những ý kiến thu thập trên có thể phần nào hành vi gửi tiền của người dân quận
Cái Răng. Họ coi lãi suất ngân hàng như một kênh sinh lợi an toàn, ngoài ra họ còn
quan tâm đến mạng lưới ngân hàng và một số nhân tố khác như thời gian giao dịch,

thái độ phục vụ của nhân viên. Chính sách chiêu thị của ngân hàng không ảnh hưởng
nhiều đến hành vi gửi tiền của của người dân. Việc họ sử dụng phần tiền nhàn rỗi còn
phụ thuộc vào nhận thức của từng người, cũng như mức độ thuận tiện đối với công
việc của họ.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số thành phần dân cư chọn hình thức đầu tư
khác như: mua bảo hiểm, mua vàng, kinh doanh khác bởi vì họ cho rằng gửi tiết kiệm
sẽ bị lỗ vì tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi.
2. Hạn chế

Do kích thước mẫu nhỏ nên chưa thể đại diện cho tổng thể, việc chọn mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên nên trong số 6 mẫu được chọn có 1 mẫu không có tài khoản
tiết kiệm tại ngân hàng nên thông tin họ cung cấp chưa có cơ sở vững chắc.
Đề tài chỉ tập trung chọn mẫu tại phường Lê Bình, khu vực chợ Cái Răng có đặc
điểm kinh tế - xã hội khác với các khu vực khác nên mẫu chưa thể đại diện cho cả
quận.
3. Đề xuất cho bước nghiên cứu tiếp theo

Mở rộng kích thước mẫu và không gian chọn mẫu để đại diện cho tổng thể.
Mẫu được chọn nên tập trung vào đối tượng hộ gia đình và cán bộ, công nhân
viên chức vì đây là nhóm khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm khá cao ( 5 trên 6 mẫu,
chiếm 83.33%) trong khi các hộ kinh doanh nhỏ họ thường gửi tiền vào tài khoản
thanh toán vì họ không quan tâm tiền lãi ( 1 trên 6 mẫu, chiếm 16,67%)

6



×