Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

kinh nghiệm thưcj hiện dự án đường sắt đô thị tp hồ chí minh tuyến số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 10 trang )

Tham luận

Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Kinh nghiệm thực hiện
Dự án Đường sắt Đô thị TP.HCM Tuyến 1 và
Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành
BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI
CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG NIKKEN SEKKEI

1.

Hoàng Như Cương1
Tatsuya MASUZAWA2
Shunji ITO3

Tình hình và thực trạng các vấn đề tại Thành phố Hồ Chí Minh

Với vị trí khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến như một thành phố đa
năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các khu vực lân
cận nói riêng và của cả nước nói chung. Thành phố có diện tích
2.095km2. Năm 2009, dân số của thành phố vào khoảng 7,1
triệu người và dự kiến con số này sẽ lên đến 10 triệu người vào
năm 2025. Hơn thế nữa, thành phố Hồ Chí Minh cũng là vùng
công nghiệp lớn nhất cả nước với các ngành chủ lực có thể kể
đến như dệt may, hóa chất, đóng tàu, cơ khí chế tạo v.v… Trong
những năm gần đây, thành phố cũng đã chứng kiến sự tăng
trưởng nhanh chóng của các ngành tài chính, giao thông vận tải,


công nghiệp giải trí, du lịch và các ngành dịch vụ hiện đại khác.
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ này đã góp
phần thúc đẩy quá trình cải cách cơ cấu kinh tế.

N

0

200

500km

Hình 1: Bản đồ vị trí tp.HCM

Trong bối cảnh như vậy, thành phố Hồ Chí Minh đang
nỗ lực trở thành một thành phố văn hóa vừa đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn
được nét độc đáo về văn hóa, lịch sử vừa tăng cường phát triển môi trường đô thị nhằm mục tiêu
trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu khoa học công nghệ trong khu vực
Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy tăng trưởng sâu rộng hơn khu vực miền Nam Việt Nam nói
riêng và cả nước nói chung.
Xét ở góc độ khác, chính tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này là nguyên nhân của
tình trạng ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng trong thành phố. Đặc
biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thông hai bánh ngày càng
trở nên trầm trọng hợn và hiện trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên đã gây thiệt hại lớn cho
các hoạt động kinh tế. Để giải quyết được các vấn đề này, việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô
thị được xem là giải pháp ưu tiên hàng đầu.
Xét tình hình trên, thành phố đã quyết định thực hiện Dự án Xây Dựng Đường sắt Đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh Tuyến 1 và Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành.
1
2

3

Phó Trưởng Ban, Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị /UBND. TPHCM
Giám Đốc Dự án – Liên Danh NJPT – Tư vấn Chung của Dự án XDĐSĐT TPHCM Tuyến 1
Trưởng nhóm Khảo sát sơ bộ của JICA cho Dự án Nhà ga Trung Tâm Bến Thành.

28.07.2012

Trang 1/10


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

2.

Tổng quan về Quy hoạch phát triển Hệ thống Đường sắt Đô thị tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1. Những nét chính về Quy hoạch
Dựa trên Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
và Tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
101/QD-TTg ngày 22/1/2007, mạng lưới giao thông vận tải đa phương thức đang trong quá trình
được quy hoạch, trong đó có bao gồm hệ thống Đường sắt Đô thị (UMRT), Đường sắt Vận tải
nhẹ (LRT), và đường sắt đơn ray (monorail). Công tác quy hoạch cho các tuyến đường sắt này dự
kiến không những giải quyết được tình trạng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông ngày
càng gia tăng, môi trường đô thị đã xuống cấp… vốn bắt nguồn từ tốc độ phát triển nhanh chóng
của thành phố mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu vực nằm dọc theo các tuyến

đường sắt này và đồng thời đạt được mục tiêu hiện đại hóa như đã nêu cụ thể trong Quy hoạch
tổng thể của Thành phố.
Trong quy hoạch tổng thể về hệ thống đường sắt đô thị, bảy (07) Tuyến UMRT, một (01)
Tuyến LRT và hai (02) tuyến đường sắt đơn ray dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025. Trong
số bảy (07) Tuyến UMRT này, hiện có Tuyến 1 và Tuyến 2 là đang trong giai đoạn thực hiện.
Theo quy hoạch, tất cả các Tuyến UMRT đều có đoạn tuyến đi ngầm (tàu điện ngầm) tại khu vực
nội đô và có đoạn tuyến đi trên cao tại khu vực ngoại ô thành phố.

Nguồn: Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị

Hình 2: Hệ thống Đường sắt Đô thị tại tp HCM

28.07.2012

Nguồn: Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị

Hình 3: Lộ trình Tuyến ĐSĐT số 1

Trang 2/10


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

2.2. Tóm lược về Tuyến Đường sắt Đô thị số 1 (URMT Line 1)
Tuyến Đường sắt Đô thị số 1, Đoạn Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu
tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu giai đoạn khởi công xây dựng. Dự án này đã được Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt thực hiện vào tháng 4/2007. Dự án được thực

hiện bằng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản áp dụng các
điều kiện vay STEP (Điều kiện đặc biệt cho các Đối tác Kinh tế) của Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) dành cho các dịch vụ kỹ thuật và các công trình xây dựng. Thiết kế Sơ bộ và Hồ
sơ Mời thầu của Dự án do Tư vấn Chung lập vào tháng 2/2008 và hiện Dự án đã bắt đầu bước
vào giai đoạn thi công.
Dự án Tuyến 1 bao gồm các gói thầu sau:
1) Gói thầu 1 (Xây dựng Đoạn ngầm): Xây dựng 3 nhà ga ngầm (gồm các nhà ga Bến
Thành, nhà ga Nhà Hát Thành Phố và nhà ga Ba Son) với các đoạn hầm khiên đào và
hầm đào hở dùng cho đường ray đơn chạy song song với tổng chiều dài là 2,2km.
2) Gói thầu 2 (Xây dựng Đoạn trên cao và Depot): Xây dựng 11 nhà ga trên cao, các cầu
cạn và cầu đặc biệt, các công trình xây dựng/kiến trúc trong khu depot và hệ thống
đường ray đôi với tổng chiều dài đoạn tuyến là 17,5km.
3) Gói thầu 3 (Hệ thống đường sắt chính): Mua sắm và lắp đặt đầu máy toa xe, công trình
đường ray, hệ thống thông tin/tín hiệu, hệ thống cấp phát điện, hệ thống thu phí tự
động và các cửa chắn ke ga cho toàn tuyến dài 20,5km, bao gồm cả việc thực hiện
công tác bảo dưỡng trong 5 năm.
Bảng tổng hợp tình hình thực hiện Dự án Tuyến 1:
Bảng1: Các Gói thầu thuộc Dự án Tuyến 1

Gói thầu 1
Xây dựng Đoạn đi ngầm

Gói thầu 2
Xây dựng Đoạn trên
cao
Đã hoàn thành công
Nhà ga Ba Son>
tác ký hợp đồng xây
Dự kiến sẽ sớm thực hiện lại thiết kế của đoạn dựng.

tuyến sau khi xem xét thiết kế tích hợp của
Công tác thực hiện
Nhà ga Trung tâm Bến Thành.
Thiết kế Chi tiết/Thi
công sẽ được triển
phố đến điểm cuối của Đoạn đi ngầm> Dự khai thực hiện vào
kiến sẽ sớm tiến hành công tác mời thầu thực tháng 7/2012.
hiện Đoạn tuyến này.

Gói thầu 3
Hệ thống Đường sắt
Công tác đánh giá
Hồ sơ Dự thầu đã
hoàn tất.
Dự kiến sẽ tiến hành
công tác ký kết hợp
đồng thực hiện vào
tháng 10/2012.

Những đặc điểm nổi bật của Gói thầu Xây dựng Đoạn ngầm:
i) Chủ đầu tư Dự án là Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
(BQLĐSĐT);
ii) Đây là Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Việt Nam.
28.07.2012

Trang 3/10


Tham luận


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

iii) Yêu cầu phải sử dụng phương pháp Đào hở với độ sâu lớn (sâu hơn 30m) (cho Nhà ga
Nhà hát Thành phố).
iv) Một trong các vấn đề quan trọng là thực hiện các biện pháp bảo vệ các tòa nhà hiện
hữu nằm dọc theo tuyến, bao gồm cả Nhà hát Thành phố trong khi thực hiện công tác
đào thi công công trình ngầm.
v) Áp dụng hình thức Hợp đồng EPC/Thiết kế - Thi công nhằm tận dụng tối đa các công
nghệ tiên tiến của một số nhà thầu cụ thể có kinh nghiệm.
vi) Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản dành cho thiết kế các công trình ngầm, bao gồm
các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy đã được phê duyệt là tiêu chuẩn thiết kế áp
dụng cho Dự án này.

Nguồn: Liên Danh NJPT

Hình 4: Phối cảnh Đoạn ngầm của Dự án Tuyến 1

Các phương pháp thi công công trình ngầm sau được áp dụng:
a)

Phương pháp Đào hở (Cut-and-Cover Excavation):

Đây là phương pháp đào hở truyền thống bằng cách sử dụng các Tường vây làm các kết cấu
chắn đất. Phương pháp này sẽ được áp dụng khi thi công ba (03) nhà ga ngầm, đoạn đường hầm
giữa nhà ga Bến Thành và nhà ga Ba Son, các điểm đặt ghi tàu, và đoạn chuyển tiếp lên Đoạn trên
cao.

28.07.2012


Trang 4/10


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

Nguồn: Liên Danh NJPT

Nguồn: Liên Danh NJPT
Hình 5: Phối cảnh Nhà ga Nhà hát Thành phố

Hình 6: Bản vẽ Mặt cắt ngang của
Nhà ga Nhà hát Thành phố

b)

Phương pháp Hầm Khiên đào (Shield Driven Tunnel Method):

Đây là phương pháp đào hầm sử dụng máy đào hầm dạng khiên đào (Shield Tunneling
Boring Machine - TBM). Sử dụng phương pháp này có thể tối thiểu hóa các tác động giao diện
với các công trình, giao thông trên mặt đất và cả các công trình tiện ích hiện hữu. Phương pháp
này sẽ được áp dụng khi thi công đoạn tuyến từ Nhà ga Nhà hát Thành phố đến Nhà ga Ba Son.

Nguồn: Liên Danh NJPT
Hình 7: Máy dùng thi công Hầm khiên đào (TBM)

3.


Khảo sát sơ bộ Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành.

Liên quan đến Dự án ĐSĐT Tuyến 1, Cơ Quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến
thành thực hiện Khảo sát sơ bộ cho Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành trong giai đoạn
2011-2012. Nội dung sơ lược về Dự án Nhà ga Trung Tâm Bến Thành được trình bày như sau.
28.07.2012

Trang 5/10


Tham luận

Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

3.1. Bối cảnh
Khu vực lân cận Nhà ga Bến Thành thuộc Dự án ĐSĐT Tuyến 1 là một khu trung tâm đô
thị lớn, nằm bao quanh một khu chợ và là nơi thu hút rất đông người dân thành phố. Được kết nối
với hầu hết các trục đường chính trong thành phố và có một bến xe buýt cận kề, khu vực này trở
thành một đầu mối giao thông quan trọng, là nơi các Tuyến ĐSĐT số 2, 3a và 4 sẽ kết nối với
nhau theo như nội dung Quy hoạch Tổng thể. Do vậy, khu vực này có mật độ dân cư cao và cũng
là nơi tập trung các chức năng đô thị. Tuy nhiên, tình trạng hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng
còn yếu kém đã khiến cho khu vực này phải đối mặt với một số vấn đề, điển hình là tình trạng tắc
nghẽn giao thông.
Do vậy, nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông là hiển nhiên và phải giải quyết được các
vấn đề liên quan đến giao thông, thông qua việc xúc tiến phát triển hệ thống giao thông công cộng
nhằm thay đổi thói quen đi lại và cải thiện không gian dành cho người đi bộ. Đồng thời, nhu cầu
về các công trình cơ sở hạ tầng cũng ngày càng gia tăng, gắn liền với nhu cầu phát triển một nhà
ga tàu điện ngầm (ga Metro) trong tương lai, bao gồm một quảng trường nhà ga và lối đi ngầm

dành cho khách bộ hành.
3.2. Mục tiêu
Sau khi xem xét bối cảnh trên, dự án này được thực hiện nhằm phát triển một không gian đô
thị chất lượng cao xung quanh các nhà ga của hệ thống ĐSĐT. Dự kiến, dự án sẽ trang bị cho
thành phố một nhà ga trung chuyển trung tâm, cải thiện cơ cở hạ tầng (bao gồm việc xây dựng
quảng trường nhà ga), tạo điều kiện tái thiết lại khu vực và xây dựng các tiện ích thương mại. Việc
tăng cường khả năng thu hút khách tham quan của Nhà ga Trung tâm Bến Thành cũng như kết
quả phát triển không gian đô thị chất lượng cao sẽ làm gia tăng số lượng hành khách sử dụng
ĐSĐT, và qua đó sẽ góp phần ổn định các hoạt động kinh doanh khai thác vận hành của các dự án
ĐSĐT.
Khảo sát được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra sự phù hợp và hiệu quả khi thực hiện dự
án sử dụng kết hợp nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và khu vực tư nhân.
3.3. Sơ lược về dự án
a)

Hình khu trung tâm nội đô tại thành phố Hồ Chí Minh

Một khu vực không gian công cộng sẽ được hình thành xung quanh Nhà ga Bến Thành
thuộc Tuyến ĐSĐT số 1, kết hợp giữa phát triển không gian ngầm và không gian trên mặt đất.
Nằm tiếp giáp với khu không gian công cộng này sẽ là các tiện ích thương mại do khu vực tư
nhân xây dựng nhằm tạo thành một hệ thống công trình ngầm liên tục, kết nối với các tòa nhà tại
khu vực này, qua đó thiết lập một hệ thống công trình tiện ích đô thị, tăng cường tiện nghi và khả
năng kết nối trong khu vực. Khu vực không gian công cộng chất lượng cao này, khi kết nối mật
thiết với các khu vực kế cận, sẽ đóng vai trò là khu trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa và thương
mại.
28.07.2012

Trang 6/10



Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

b)

Hình thành nút giao thông xung quanh nhà ga Metro

Nhà ga Bến Thành của Tuyến ĐSĐT số 1 trong tương lai sẽ là nơi giao nhau của các tuyến
2, 3a và 4. Với các trục đường nội thành ngay phía trên nhà ga và có một bến xe buýt gần kề, khu
vực này sẽ có vai trò như một đầu mối giao thông quan trọng. Tận dụng cơ hội này, toàn bộ khu
vực sẽ được phát triển thành một nút giao thông chiến lược cho toàn bộ mạng lưới giao thông đô
thị.
c)

Kết nối thuận lợi giữa nút giao thông và khu vực lân cận

Các nhà ga Metro, khu quảng trường nhà ga ngầm và khu trung tâm thương mại ngầm sẽ
được kết nối đồng mức với các tầng ngầm của các tòa nhà kế cận. Một khi các tòa nhà kế cận
này hoàn tất xây dựng, cả khu vực này sẽ phát triển thành một khu phố đi bộ dưới lòng đất, kết
nối các tiện ích giao thông đa dạng vào một nút giao thông. Với khả năng tiếp cận ngày càng
tăng, mạng lưới đường ngầm này sẽ thu hút nhiều khách tham quan các cơ sở tiện nghi dưới lòng
đất, và qua đó sẽ làm gia tăng lượng hành khách sử dụng ĐSĐT và tăng khả năng sinh lợi của
khu trung tâm thương mại ngầm. Như vậy, khu vực thực hiện dự án này sẽ đạt được mục tiêu
quan trọng của khu vực trung tâm nội đô.

Nguồn: Khảo sát sơ bộ Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành
Hình 8: Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành và các dự án liên quan


3.4. Chính sách quy hoạch dự án
a)

Ý tưởng về kết cấu
Chính sách quy hoạch Dự án Nhà ga Trung tâm Bến Thành được trình bày dưới đây.

28.07.2012

Trang 7/10


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

i) Xây dựng một nhà ga ngầm để bảo đảm được sự kết nối thuận lợi cho các phương tiện
giao thông công cộng
Kết nối thuận lợi hơn giữa Nhà ga Trung tâm Bến Thành và trạm xe buýt;
Quy hoạch tổng thể Nhà ga Trung tâm Bến Thành với 3 ke ga của 4 tuyến ĐSĐT
nhằm đảm bảo sự trung chuyển dễ dàng giữa các tuyến.
ii) Kiến tạo không gian đô thị ngầm thu hút
Các quảng trường ngầm với thiết kế sảnh thông tầng lớn nhằm mang lại ánh sáng
tự nhiên cho không gian ngầm;
Lối đi ngầm với các gian hàng tạo nên không gian đô thị ngầm sinh động.
iii) Hình thành hệ thống lối đi bộ ngầm kết nối các nút giao thông với khu vực lân cận
Hệ thống lối đi bộ ngầm giúp cho việc di chuyển đến khu vực xung quanh dễ
dàng và thuận tiện;
Tính kết nối cao với các toà nhà tư nhân mới xây dựng ở khu vực xung quanh.


Nguồn: Khảo sát sơ bộ Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành
Hình 9: Hình phối cảnh tổng quan khu vực tầng ngầm B1

b)

Chính sách quy hoạch Nhà ga Trung tâm Bến Thành

28.07.2012

Trang 8/10


Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Tham luận

Các điểm chính trong quy hoạch Nhà ga Trung tâm Bến Thành được trình bày như sau:
i) Thiết kế Nhà ga Trung tâm
Trung chuyển thuận tiện và thoải mái giữa ke ga của các tuyến 1,2 và 4;
Tính kết nối cao từ sảnh đã soát vé đến 3 ke ga;
Nhà ga an toàn và đáng tin cậy dành cho tất cả các đối tượng hành khách, kể cả
người khuyết tật;
Quản lý gọn nhẹ và bảo trì dễ dàng đối với việc vận hành nhà ga.
ii) Quy hoạch không gian nhà ga
Kiến tạo không gian mở phù hợp với khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh;
Sảnh thông tầng giúp lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà ga ngầm.
iii) Phương thức và chi phí thi công
Giảm thiểu chi phí thi công;
Thi công phân kỳ phù hợp với việc kết nối với tuyến 2, 3a và 4 trong tương lai.

3.5. Kết luận
Nói tóm lại, hiệu quả của dự án đã được khẳng định, xét trên quan điểm phân tích, đánh giá,
cả về mặt kinh tế lẫn tài chính. Giai đoạn tiếp theo sẽ tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm
khắc phục rủi ro và sẽ ấn định hoàn chỉnh hình thức triển khai dự án.

Nguồn: Khảo sát sơ bộ Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành
Hình 10: Phối cảnh quảng trường nhà ga ngầm

28.07.2012

Trang 9/10


Tham luận

Kinh nghiệm thực hiện Dự án ĐSĐT TP.HCM Tuyến 1
và Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành

Nguồn: Khảo sát sơ bộ Dự án Nhà Ga Trung Tâm Bến Thành
Hình 11: Phối cảnh ke ga ĐSĐT Tuyến 1

28.07.2012

Trang 10/10



×