Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phuơng hướng, giải pháp đối mới quản lý ngân sách 68 xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.97 KB, 98 trang )

321

DANH MỤC CÁC
VIẾT TẮT
MỤCCHỮ
LỤC
2.3. Nhũng kết quả và hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã 53
Trang
2.3.1.
Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý ngân sách xã
Mỏ’ đầu
5
53
Chưong 1. Một số vấn đề về quản lý ngân sách nhà nưóc cấp xã 7
2.3.2.
M
1.1. Tống quan
ngân
xãngại trong quản lý ngân sách xã
ột sổvềhạn
chếsách
và trở
567
1.1.1.
Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước
2.3.3.
7N
1.1.2.
Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã
guyên nhân chủ yếu trong quản lý ngân sách xã
659


Chưong 3. Phuơng hướng, giải pháp đối mới quản lý ngân sách 68
1.2.xã
Nội
dung
lý ngân
18
trên
địaquản
bàn tỉnh
Bắc sách
Ninhxã
1.2.1.
Quản lý thu ngân sách xã
3.1. Bối cảnh hiện nay và phuơng hướng đối mới quản lý ngân sách 18
68

1.2.2.
Quản lý chi ngân sách xã
22
có những
chuyến
biến
mạnh
mẽngân
từ cosách
chế 68
1.2.3. 3.1.1. Nen kinh tế đất nước đangHạch
toán kế
toán và
quyết

toán

quản lý tập trung sang co chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
26
3.1.2.
Xu
1.3.Sự cần thiết đối mới quản lý ngân sách xã
28
thế toàn cầu hoá và họp tác quốc tế
69
3.1.3.
Chủ trương
Đảng
triển
nông
nghiệp,
nông
1.3.1.
Đốicủa
mói
quảnvềlýphát
ngân
sách
xã nhằm
phát
huythôn
vai
trò củangân sách 28 69
3.1.4.
Đảng và Nhà nước đang đấy mạnh công tác cải cách hành chính

71
xã trong hệ thống NSNN
3.1.5.
Định hướng phát trien kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
1.3.2. Đối mới quản lý ngân sách xã nhằm thực hiện mục tiêu và phù họp74
29
với tình hình kinh tế - xã hội nông thôn
3.2. Một số giải pháp đổi mói quản lý ngân sách xã
77
3.2.1. 1.3.3. Đối mới quản lý ngân sách xã nhằm khắc Tiếp
đổi hạn
mớichế
quản
lý thu
phục tục
những
trong
31
77
quản lý ngân sách xã hiện nay
3.2.2.
Đối mới quản lý chi ngân sách xã
81
Chưoug 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tình 34
3.2.3.
Hoàn
thiện
khung
khổ
pháp


về
quản
lý,
điều
hành
Bắc Ninh
ngân sách nói 83
2.1.chung,
Điều kiện
nhiên,
kinh tế nói
xã hội
tác động
đến quản lýngân 34
ngântựsách
địa phương
riêng
sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.2.4.

ng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách
83
2.1.1.
Vị trí địa lý, điều kiện tụ’ nhiên
3.2.5.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động ngân
9734
sách xã
84

45

2.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh


4

MỒ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở gắn với xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) - cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền
bốn cấp ở nước ta. Ngân sách xã là phương tiện vật chất để chính quyền cấp
xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà
trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách xã đóng vai trò hết sức quan trọng.
Do vai trò quan trọng như vậy nên quản lý ngân sách xã trong cả nước được
quan tâm, chú trọng, đặc biệt là từ khi Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 có
hiệu lực (từ 01/01/2004) đến nay.
Là một địa phương có thu - chi ngân sách khá lớn (với tổng thu ngân
sách năm 2007 là trên 2.250 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách xã gần 500 tỷ
đồng), tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đổi mới quản lý ngân sách xã trên nhiều
mặt: đổi mới quản lý thu - chi ngân sách, hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng
lực cán bộ. Nhờ đó quản lý ngân sách xâ đã thu thu được một số kết quả quan
trọng: đảm bảo được nguồn thu, thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu,
đồng thời đảm bảo chi ngân sách đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng chế
độ, tiêu chuấn, định mức và có hiệu quả.

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đây mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, yêu cầu đôi mới quản lý NSNN
nói chung và ngân sách xã nói riêng đang đặt ra rất gay gắt. Hơn nữa, quản lý
ngân sách xã ở địa phương cũng còn không ít hạn chế. Năng lực, trình độ cán
bộ quản lý ngân sách xã còn yếu kém.


5

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm những giải pháp đôi mới ngân
sách xã có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý
ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và góp phần kiếm soát lạm phát
- vấn đề đang nóng bỏng và gay gắt hiện nay. Đó cũng là lý do chủ yếu của
việc lựa chọn đề tài ‘Thực trạng và giải pháp đôi mới quản lý ngân sách xã
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cún những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân sách
xã, đế đề xuất một số giải pháp đôi mới quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao
hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
tiêu cực trong thu - chi ngân sách xã ở địa phương.
3. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập đến vấn đề tuy không mới nhưng phức tạp và rộng
lớn. Do khuôn khố có hạn nên luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình quản
lý ngân sách của chính quyền cấp xã, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước
ở địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin, trên cơ sở quan điểm đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về NSNN và quản lý ngân
sách xã. Ngoài ra, các phương pháp cụ thế như: tổng hợp, phân tích, so sánh

cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Luận văn cũng sử dụng lý
luận và phương pháp luận môn quản lý kinh tế và một sổ môn khoa học khác.
5. Ket cấu của đề tài


6

Chưong 1

MỘT SỐ VẤN ĐÈ VÈ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XẴ

1.1. TÓNG QUAN VÈ NGÂN SÁCH XÃ

1.1.1. Ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nưóc
1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước (NSNN) ra đời cùng với sự hình thành nhà nước và
sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. NSNN luôn gắn với bản chất của
nhà nước và quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
NSNN là sự phản ánh tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế giữa nhà nước với
các chủ thế khác trong việc phân phối các đại lượng giá trị tiền tệ trong xã
hội. Bằng sức mạnh quyền lực của mình, nhà nước chuyển dịch một bộ phận
thu nhập của các chủ thể khác nhau thành thu nhập của nhà nước rồi phân
phối, chuyển dịch khoản thu nhập đó đến đối tượng sử dụng đế thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo Luật NSNN: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm đế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Khi hoạt
động thu, chi diễn ra chính là sự vận động của các nguồn tài chính đã chứa
đựng trong đó một hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể
trong xã hội.

NSNN gồm NSTW và NSĐP. NS địa phương bao gồm NS của đơn vị
hành chính các cấp có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uy ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là NS


7

- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là NS
huyện), bao gồm NS cấp huyện và NS các xã, phường, thị trấn;
- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã);
Quan hệ giữa ngân sách các cấp thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đổi với các khoản thu
phân chia giữa NS các cấp và bố sung cân đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới
đế bảo đảm công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
Số bố sung từ NS cấp trên là khoản thu của NS cấp dưới;
+ Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ốn định tù' 3 đến 5 năm (gọi
chung là thời kỳ ốn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định
thời kỳ ổn định ngân sách giữa NSTW và NSĐP. UBND cấp tỉnh trình
HĐND cùng cấp quyết định thời kỳ ốn định NS giữa các cấp ở địa phương;
+ Nhiệm vụ chi thuộc NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; Trường hợp
cần ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi NS sau khi dự toán đã được
cấp có thấm quyền quyết định thì phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính
phù họp với khả năng cân đối của NS tòng cấp;
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan
quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển
kinh phí từ NS cấp trên cho NS cấp dưới đế thực hiện nhiệm vụ đó; không
được dùng NS của cấp này đế chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
1.1.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách

Việc phân cấp quản lý NSNN phải bảo đảm các nguyên tắc sau:


8

+ NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến
lược, quan trọng của quốc gia như : các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương
trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động
kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đổi ngoại và hỗ trợ
những địa phương chưa cân đối được thu, chi NS;
+ NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã
hội trong phạm vi quản lý;
+ Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền
địa phương do HĐND cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này
phải phù họp với thời kỳ ốn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng
cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách đế
quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp;
+ Ket thúc mỗi kỳ ốn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu
và nhiệm vụ chi của từng cấp, Quốc hội, HĐND điều chỉnh mức bố sung cân
đối từ NS cấp trên cho NS cấp dưới; ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND cấp
tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
giữa NS các cấp.
1.1.2. Ngân sách xã và vai trò của ngân sách xã
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điếm ngân sách xã
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở
trong khuôn khố đã được phân công, phân cấp quản lý.



9

thống nhất, là một phương tiện vật chất đảm bảo cho chính quyền cấp xã thực
hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, phát triến kinh tế - xã hội,
đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã.
Chính quyền cấp xã có chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng phải thực hiện
do đó phải thực hiện các nhiệm vụ chi để đáp ứng, mặt khác trên mồi địa bàn
xã ở những mức độ khác nhau đều chứa đựng các nguồn tài chính đế tạo ra
nguồn thu NS từ các hoạt động kinh tế, từ nhiệm vụ phân giao quản lý đất đai,
tài sản, tài nguyên, hơn nữa với truyền thống làng xã bao đời nay trong việc
góp công, góp của đế xây dựng làng xã mình khang trang hơn, giàu đẹp hơn.
Tất cả những hoạt động đó chính là các hoạt động thu, chi NS. Nó phản ánh
mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với các tố chức kinh tế, chính rị, tố chức
xã hội, dân cư và các quan hệ khác với chính quyền cấp trên qua việc phân
cấp NS và trợ cấp bổ sung của NS cấp trên vì vậy NS xã phải là một bộ phận
của NSNN với những nguồn thu được phân cấp và thực hiện các nhiệm vụ chi
theo quy định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền
cấp xã theo quy định của Luật NSNN.
Thực tiễn cho thấy sự phân cấp quản lý thu, chi cho xã đã tạo điều kiện
cho NS xã chủ động trong việc khai thác và bồi dưỡng nguồn thu đế trang trải
cho các nhiệm vụ chi của mình bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát
triển.
1.2.2.2. Đặc điếm của ngân sách xã
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở. Ngoài những điếm chung của
NSNN, NS xã có một sổ đặc điếm sau:
Một là, Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã - chính quyền cơ



10

Hai là, Xã vừa là cấp NS hoàn chỉnh vừa là đơn vị dự toán (dưới xã
không có đơn vị dự toán độc lập), xã phải đảm nhiệm đồng thời nhiệm vụ
thực hiện NS (thu, phân bố NS) và sử dụng NS đã phân bố (chi tiêu cho xã)
do đó hoạt động của NS xã rất phức tạp, dễ vướng mắc chồng chéo giữa hai
chức năng này. Đặc biệt trong quy trình quản lý chi đầu tư XDCB ở xã; xã
vừa là người phê duyệt dự án, vừa là chủ đầu tư, đôi khi còn là người trực tiếp
thi công đối với trường hợp tự thực hiện dự án hoặc huy động bằng lao động
công ích.
Ba là, Ngân sách xã có những nguồn thu và nhiệm vụ chi tuy không lớn
về quy mô nhưng rất đa dạng, phong phú về tính chất mà NS cấp tỉnh, huyện
không có như: thu, chi về một số hoạt động sự nghiệp, thu tiền huy động đóng
góp tụ’ nguyện của nhân dân đế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài ra một
sổ khoản chi tại địa bàn xã thuộc nhiệm vụ chi của nhiều cấp NS như: chi y tế
cộng đồng, chi cho các trường phổ thông, chi chương trình mục tiêu.
Bốn là, Giữa các xã có sự khác biệt về quy mô NS dẫn đến sự khác biệt
trong phạm vi ảnh hưởng cũng như trong công tác quản lý điều hành NS xã.
Năm là, Số lượng cán bộ quản lý NS xã ở một số nơi còn yếu, không
đồng đều. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý NS xã.
1.1.2.3. Vai trò của ngân sách cấp xã
Trong hệ thống NSNN thì NS xã được coi là NS cấp cơ sở, thế hiện rất
sống động các quan hệ của Nhà nước với dân. Mọi chủ trương, chính sách của
Nhà nước mang tính khả thi như thế nào, mọi hiệu lực quản lý của Nhà nước
đạt ở mức độ nào đều được thế hiện rất rõ ở cấp này. Chính vì vậy, có thể nói
NS xã có một vai trò hết sức quan trọng.
Thứ nhất, Ngân sách xã cung cấp các phương tiện, vật chất cho sự tồn



11

thành chính quyền cấp xã và cấp NS xã thì đương nhiên chi phí của bộ máy
nhà nước ở cấp xã phải do NS xã đảm bảo. Nhờ đó mà lương, sinh hoạt phí
của công chức, viên chức, các khoản chi tiêu cho quản lý hành chính hay mua
sắm các trang thiết bị cho văn phòng mới có thể được thực hiện. Vì thế, có thế
nói không có các khoản chi của NS xã thì bộ máy nhà nước ở cơ sở không thế
tồn tại và phát triển với tư cách là bộ máy quản lý mọi hoạt động kinh tế, xã
hội trên địa bàn xã.
Thứ hai, Ngân sách xã góp phần lành mạnh hóa tài chính địa phương và
tài chính quốc gia, là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện
quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương.
Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở, xã
phải có NS đủ mạnh đế điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Bởi vậy NS xã phải là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống NSNN, được kết
cấu chặt chẽ và chịu sự điều chỉnh vĩ mô của NSNN theo mục tiêu chung của
Nhà nước Trung ương. Thông qua thu NSNN chính quyền xã thực hiện kiểm
tra, kiếm soát, điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
chống các hành vi hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế; đồng thời thu NS
cũng giúp chính quyền xã điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đảm
bảo cho các hoạt động này đi theo đúng hành lang pháp luật. Thu NS tác động
trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tạo động lực đế phát triển,
tăng thu nhập từ đó tăng thu NS và đáp ứng nhu cầu chi ngày càng cao của xã.
Thông qua thu NS xã mà các nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập quỹ NS.
Thu NS xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: Đảm bảo công
bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho NS xã, có sự trợ giúp cho
những đối tượng nộp khi họ gặp khó khăn hoặc thuộc diện cần ưu đãi theo
chính sách của Nhà nước thông qua xét miễn giảm sổ thu. Ngoài ra, việc áp



12

an toàn xã hội đã được coi là một công cụ pháp lý buộc họ phải nghiêm chỉnh
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trước cộng đồng. Như vậy, thu NS xã có vai
trò rất quan trọng trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
tại địa bàn do chính quyền nhà nước cấp cơ sở quản lý.
Chi ngân sách xã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua việc bố trí
các khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và tăng cường hiệu lực, hiệu quả các
hoạt động của chính quyền trong việc quản lý mọi mặt hoạt động kinh tế, văn
hoá, xã hội và không ngừng tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho đời sổng
của nhân dân ngày được một cải thiện. Thông qua chi NS mà hình thành nên
các quan hệ tỷ lệ phân phổi thu nhập trong phạm vi của xã, đảm bảo cho việc
thực hiện công bằng xã hội và kích thích sản xuất phát triển.
Thứ ba, Ngân sách xã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng và phát
triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Chi NS xã ngoài việc duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy chính
quyền cấp xã, chi hoạt động của các tố chức chính trị, chính trị xã hội của xã;
thì một phần hết sức quan trọng trong chi NS xã đó là chi đầu tư phát triển.
Các khoản chi này tập trung chủ yếu vào chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
như: hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh tưới tiêu, hệ thống đường
điện, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của xã như nhà sinh hoạt
thôn, sân vận động theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề “tam nông” đang là những vấn quan
trọng mà Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm và tập trung nguồn lực đế
đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để làm cho đời sống nông dân
nói riêng, nhân dân cả nói chung có cuộc sống ốn định và ngày một cải thiện.
1.1.3. Nội dung của ngân sách xã



13

1.1.3.1. Nguồn thu của ngân sách xã
Nguồn thu của NS xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân
cấp trong phạm vi nguồn thu NS địa phương được hưởng, bao gồm các khoản
thu 100% xã được hưởng, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với NS cấp
trên và thu bố sung tù’ NS cấp trên.
* Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%):
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ đế chủ động về nguồn
tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triến. Căn
cứ quy mô nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc
đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi
phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NS xã hưởng 100%
các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NS xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế
độ quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Các khoản huy động đóng góp của tố chức, cá nhân gồm: các khoản
huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên
tắc tự nguyện đế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa
vào NS xã quản lý và các khoản đóng góp tụ’ nguyện khác;
- Viện trợ không hoàn lại của các tố chức và cá nhân ở ngoài nước trục
tiếp cho NS xã theo chế độ quy định;


14

Đây là các khoản thu chủ yếu do ngành thuế đảm nhận nhưng NS xã

được hưởng một phần điều tiết quy định nhằm gắn trách nhiệm của chính
quyền cấp xã vào quá trình quản lý, thu nộp trên địa bàn xã, phấn đấu tăng thu
đồng thời bố sung nguồn thu thường xuyên cho xã đáp ứng nhu cầu chi ngày
càng cao của xã. Các khoản thu này bao gồm:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Tiền sử dụng đất.
- Thuế môn bài
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các khoản thu phân chia khác.
* Thu bô sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung từ NS cấp trên cho NS xã gồm:
- Thu bổ sung đế cân đối NS là mức chênh lệch giữa dự toán chi được
giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và
các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm), số bố sung cân đối này được
xác định tù' năm đầu của thời kỳ ốn định NS và được giao ốn định từ 3 đến 5
năm hàng năm được tăng thêm một phần theo tỷ lệ trượt giá và tốc độ tăng
trưởng kinh tế do UBND tỉnh quy đinh.


15

chính quyền cơ sở. Đi liền với nhiệm vụ đó thì việc làm thế nào để sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NS, đảm bảo mọi khoản chi tiêu đuợc quản
lý chặt chẽ, không đế sảy ra lãnh phí thất thoát cũng là một nhiệm vụ không
kém phần quan trọng trong quản lý NS xã.
1.1.3.2.


Nhiệm vụ chi của ngân sách xã

Chi ngân sách xã gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NS xã. Căn cứ chế độ
phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tố chức chính
trị - xã hội và nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm
vụ chi cho NS xã, HĐND cấp tỉnh xem xét giao cho NS xã thực hiện các
nhiệm vụ chi dưới đây:
• Chi đầu tư phát triên
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tố chức, cá nhân cho từng dự án nhất
định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NS xã
quản lý.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
• Các khoản chi thường xuyên
* Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;


16

- Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng
phấm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
- Chi khác theo chế độ quy định.
* Kinh phí hoạt động của co quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.

* Kinh phí hoạt động của các tố chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận
Tố quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
sau khi trù' các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
* Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
* Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tụ vệ thuộc nhiệm vụ chi của NS xã
theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của NS xã theo quy định của pháp luật;
- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
* Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thế dục thế
thao do xã quản lý:


17

- Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã
quản lý.
* Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bố túc văn hoá, trợ cấp nhà
trẻ, lớp mẫu giáo, kế cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do
xã, thị trấn quản lý (đối với phường do NS cấp trên chi).
* Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
* Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà

văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm,

CO'

sở thế dục thế thao, cầu, đường giao

thông, công trình cấp và thoát nước công cộng,..; riêng đối với thị trấn còn có
nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công
viên, cây xanh... (đối với phường do NS cấp trên chi).
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
* Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
* Cân đổi ngân sách xã
Cân đổi NS xã phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá nguồn thu quy
định. Nghiêm cấm việc vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân
đối NS xã, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
1.2.

NỘI DUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

Quản lý NS xâ gồm nhiều nộ dung, trong đó có 3 nội dung co bản là:
Quản lý thu, quản lý chi, hạch toán kế toán và quyết toán NS xã.


18

1.2.1.1.

Tổ chức thu ngân sách


Ban Tài chính xã có nhiệm vụ phối họp với cơ quan thuế đảm bảo thu
đúng, thu đủ và kịp thời mọi khoản thu vào NSNN.
Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS, căn cứ vào thông báo thu của cơ
quan thu hoặc của Ban tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyến khoản
hoặc nộp bằng tiền mặt) đến KBNN đế nộp trực tiếp vào NSNN.
Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp trực tiếp
vào NSNN tại KBNN theo chế độ quy định, thì thực hiện theo quy định sau:
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan
thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ quan
thuế uỷ quyền cho Ban Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên
và được hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định.
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của Ban Tài chính xã, Ban
Tài chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp
vào quỹ của NS xã để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng
sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN.
Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu đế ngoài sô sách; khi thu phải
giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, Phòng Tài chính huyện có
nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho Ban Tài chính xã đế thực hiện
thu nộp NSNN. Định kỳ, Ban Tài chính xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán
biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai.
Truông hợp cơ quan có thấm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu
NS xã, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NS xã của các đối tượng nộp
trục tiếp hoặc chuyến khoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan
thu thì cơ quan thu xác nhận đế Ban Tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.


19

- Đối với các khoản thu phân chia với NS cấp trên, KBNN lập Bảng kê
các khoản thu NS có phân chia cho xã gửi Ban Tài chính xã.

Đối với số thu bố sung tù’ NS huyện cho NS xã, Phòng Tài chính huyện
căn cứ vào dự toán số bố sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi hàng quý
của các xã và khả năng cân đối của NS huyện, thông báo số bố sung hàng quý
(chia ra tháng) cho xã chủ động điều hành NS. Phòng tài chính huyện cấp số
bố sung cho xã (bằng Lệnh chi tiền) theo định kỳ hàng tháng.
* Tổ chức thu trực tiếp qua KBNN:
Tuỳ tình hình thực tế trên địa bàn xã, KBNN thống nhất vói cơ quan
thuế (đội thuế xã) hoặc tố chức, cá nhân được uỷ quyền thu đế cho các tố
chức kinh tế, tập thể, cá nhân trên địa bàn xã quy định đối tượng nộp trực tiếp
các khoản phải nộp NS xã vào KBNN. Cụ thế như sau:
- Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí. Sau khi nhận được thông báo thu,
các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp
NS xã vào Kho bạc, các đơn vị KBNN có trách nhiệm tố chức thu nhận và
hạch toán ngay số tiền thu được vào NSNN.
- Đối với các khoản thu từ hoạt động kinh tế hoạt động sự nghiệp, tiền
sử dụng đất, hoa lợi công sản, đất công ích .. tại xã phải được nộp trực tiếp
vào KBNN theo thông báo thu của cơ quan thu.
- Đối với những khoản thu tiền phạt, căn cứ vào quyết định xử phạt của
cơ quan có thấm quyền, các đối tượng nộp phạt có trách nhiệm nộp tiền phạt
vào KBNN.
- Đối với các khoản thu đóng góp hoặc vay của dân: Căn cứ vào chứng
tù’ vay và thu đóng góp tù’ dân của chính quyền xã, KBNN làm thủ tục ghi thu,


20

- KBNN phối họp với chính quyền xã, cơ quan thu trên địa bàn xã
trong việc kiếm tra, đối chiếu sổ liệu thu NS xã báo cáo kịp thời cho xã đế xã
chủ động trong điều hành NS xã, phân loại đối tượng thu trực tiếp qua
KBNN, thu qua cơ quan thu cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế trên

địa bàn xã.
- KBNN hạch toán các khoản thu do cơ quan thu nộp và phân chia tỷ lệ
phần trăm cho NS xã.
- Thực hiện hoàn trả các khoản thu NS xã theo lệnh của cơ quan có
thẩm quyền.
- Kiến nghị với các cơ quan có thấm quyền về các biện pháp nhằm đảm
bảo tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu NS xã.
1.2.1.2.

Nguyên tắc thu ngân sách xã

- Toàn bộ các khoản thu NS xã phải được nộp vào KBNN dưới hình
thức tiền mặt, hoặc bằng chuyến khoản. Đối với một sổ khoản thu như phí, lệ
phí, thuế của các hộ kinh doanh không cố định hoặc phát sinh ở những địa
bàn xa xôi, hẻo lánh...mà việc nộp trực tiếp vào KBNN gặp khó khăn thì cơ
quan thu, ban tài chính xã có thể trực tiếp thu tiền mặt, và sau đó phải nộp
đầy đủ, kịp thời vào KBNN hoặc nộp vào quỹ NS xã (đối với một số khoản
thu thuộc nhiệm vụ của ban tài chính xã).
- Cơ quan thu (Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được
Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền). Ban tài chính xã có
trách nhiệm phối hợp với KBNN trong việc tổ chức quản lý, tập trung nguồn
thu NS xã, thường xuyên kiếm tra, đối chiếu đế đảm bảo mọi nguồn thu của
NSNN phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào KBNN.


21

thu của NS xã hoặc dùng nguồn thu NS xã để lập quỹ ngoài NS trái với chế
độ quy định.
- Mọi khoản thu của NS xã đều được hạch toán đảm bảo chính xác, đầy

đủ và kịp thời bằng đồng Việt Nam, theo đúng niên độ và mục lục ngân. Các
khoản thu NS xã bằng ngoại tệ, hiện vật và ngày công lao động được quy đối
theo tỷ giá bán thực tế, giá hiện vật, giá ngày công lao động do cơ quan có
thẩm quyền quy định.
- Trong quá trình tập trung và quản lý các nguồn thu của NS xã, nếu có
các khoản thu không đúng chế độ quyết định hoặc được miễn giảm theo quyết
định của cấp có thấm quyền đã tập trung vào NS xã thì phải hoàn trả. Căn cứ
vào quyết định hoàn trả của Ban Tài chính xã, KBNN xuất quỹ NS để hoàn
trả cho các đối tượng được hưởng.
1.2.2. Quản lý chi ngân sách xã
1.2.2.1. Điều kiện và yêu cầu quản lý chi ngân sách xã
* Theo quy định của Luật NSNN thì mọi khoản chi NSNN được thực
hiện khi có đủ điều kiện sau:
- Đã được ghi trong dự toán được giao, trù’ trường họp dự toán và phân
bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,
nguồn dự phòng NS;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
- Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết
định chi.
Ngoài các điều kiện quy định trên, đối với những khoản chi cho công
việc cần phải đấu thầu thì còn phải tố chức đấu thầu theo quy định của pháp


22

- Các khoản chi phải có trong kế hoạch, đúng mục đích, tiết kiệm và
hiệu quả.
- Ban Tài chính xã phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiếm tra, kiếm
soát của KBNN, cơ quan tài chính cấp trên trong quá trình lập, chấp hành, kế
toán và quyết toán NS xã.

- Mọi khoản chi NS xã được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng
niên độ NS và theo mục lục NSNN. Các khoản chi NS xã bằng hiện vật, ngày
công lao động được quy đối và hạch toán chi NS xã bằng đồng Việt Nam
theo giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NS xã, các khoản
chi sai phải thu hồi giảm chi, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi giảm chi NS xã.
1.2.2.2.
Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhãn trong việc quản lý
chỉ ngân sách xã
• Các tô chức, đon vị thuộc xã
- Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng
mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả.
- Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Ban Tài
chính xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Ban Tài chính xã rút
tiền tại KBNN hoặc quỹ tại xã đế thanh toán.
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết
toán sử dụng kinh phí với Ban Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài
chính của tố chức, đơn vị.


Ban Tài chỉnh xã


23

với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi luơng, có tính chất lương đầy đủ,
kịp thời.
- Kiếm tra, giám sát việc thực hiện chi NS, sử dụng tài sản của các tố
chức đơn vị sử dụng NS, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuấn, định mức đế có biện
pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.


Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong

phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.


Kho bạc nhà nước
Kiếm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát,

thanh toán kịp thời các khoản chi NS xã theo đúng quy định, tham gia với cơ
quan tài chính, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiếm tra tình hình
sử dụng NS xã và xác nhận số thực chi NS xã qua KBNN.
1.2.2.3.

Thực hiện quản lỷ chi ngân sách xã

- Căn cứ vào dự toán chi cả năm, dự toán quý có chia tháng và tiến độ
công việc, Ban Tài chính xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch xã hoặc người được
uỷ quyền quyết định gửi KBNN nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần
thiết theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các khoản chi của NS xã
bằng lệnh chi NS xã. Trên lệnh chi NS xã phải ghi cụ thể, đầy đủ chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của Mục lục NSNN, kèm theo Bảng
kê chứng tù' chi; đối với các khoản chi lớn phải kèm theo tài liệu chứng minh.



24

NS xã, đồng thời trên lệnh chi NS xã phải ghi rõ số hiệu của bảng kê, tổng số
tiền.
- Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng lệnh chi NS xã bằng
tiền mặt. KBNN kiếm tra, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán cho khách
hàng hoặc người được sử dụng.
- Trong những trường hợp thật cần thiết, như tạm ứng công tác phí, ứng
tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo họp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp
khách, mua sắm nhỏ,... được tạm ứng đế chi. Trong trường hợp này, trên lệnh
chi NS xã chỉ ghi tổng số tiền cần tạm ứng. Khi thanh toán tạm ứng phải có đủ
chứng từ họp lệ, Ban Tài chính xã phải lập bảng kê chứng tù' chi và Giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng gửi KBNN nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng
sang thực chi NS.
- Các khoản thanh toán NS xã qua KBNN cho các đối tượng có tài
khoản giao dịch ở KBNN hoặc ở ngân hàng phải được thực hiện bằng hình
thức chuyến khoản (trù' trường hợp khoản chi nhỏ có thế thanh toán bằng tiền
mặt). Khi thanh toán bằng chuyển khoản, sử dụng Lệnh chi NS xã bằng
chuyển khoản.
- Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban tài
chính xã phối hợp với KBNN định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi
vào NS xã; khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo bảng
kê chứng tù' thu và bảng kê chứng tù' chi theo đúng chế độ quy định.
* Đối với chi thường xuyên:
+ Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức
xã và các khoản phụ cấp.



25

+ Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NS xã phải thực hiện
theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản và phân
cấp của tỉnh; việc cấp phát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của NS xã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện, ngoài các quy định chung cần phải bảo đảm:
- Mở số sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng
tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân.
- Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của
Ban giám sát dự án do nhân dân cử.
- Ket quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai
cho nhân dân biết.
+ Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng dự toán,
nguồn tài chính theo chế độ quy định, nghiêm cấm việc nợ xây dựng cơ bản,
chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức.
- Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu, chi NS xã.
- Các cơ quan tài chính cấp trên thường xuyên kiếm tra, hướng dẫn
công tác quản lý NS.
1.2.3. Hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã
Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán
và quyết toán NS xã theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán NS xã hiện hành;
thực hiện ché độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. KBNN nơi giao
dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ NS xã theo quy định; định kỳ


26

Tài chính huyện đế tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho

Phòng Tài chính huyện do UBND cấp tỉnh quy định.
- Quyết toán chi NS xã không được lớn hon quyết toán thu NS xã. Ket
dư NS xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và sổ thực chi NS xã.
Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu NS năm sau.
- KBNN thực hiện việc ghi chép, tính toán, phản ánh kịp thời các hoạt
động thu chi của NS xã, thực hiện kiếm tra, kiếm soát việc chấp hành kỷ luật
thu nộp vào NS xã được kịp thời đầy đủ, thực hiện điều tiết và hạch toán
chính xác các khoản thu NS xã, tố chức hạch toán kế toán các khoản chi NS
xã theo đúng mục lục NSNN, KBNN có trách nhiệm xác nhận số thực chi NS
xã qua Kho bạc làm căn cứ để xã quyết toán với cơ quan tài chính cấp trên về
tình hình sử dụng NS xã, thực hiện phân tích và cung cấp đầy đủ, kịp thời,
chính xác số liệu cần thiết về NS xã cho các cấp chính quyền phục vụ cho
việc quản lý, điều hành NS xã, KBNN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo thu chi NS xã qua KBNN để gửi cơ quan tài chính và KBNN cấp trên.
Theo quy định tại điều 3 Luật Ngân sách nhà nước thì: “Ngân sách nhà
nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai,
có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các
ngành, các cấp”.
Với nguyên tắc trên, NSNN bao gồm 4 cấp NS tương ứng với 4 cấp.
Đó là NS trung ương, NS tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương (gọi chung là
NS tỉnh), NS quận, huyện, thị xã, thành phổ trực thuộc tỉnh (gọi chung là NS
huyện) và NS xã, phường, thị trấn (Gọi chung là NS xã).
Theo chế độ phân cấp quản lý và tố chức hoạt động của hệ thống
KBNN trong việc quản lý NSNN được thực hiện như sau:


27

KBNN , kiểm tra và giám sát việc quản lý quỹ NS của các cấp chính quyền
địa phương.
- KBNN tỉnh, thành phố quản lý NS tỉnh, trực tiếp tập trung các khoản

thu NSNN phát sinh trên địa bàn và điều tiết các khoản thu đó cho các cấp NS
theo chế độ quy định, thực hiện kiếm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi
của NS tỉnh và các khoản chi của NS TW theo uỷ quyền hoặc dự toán kinh
phí đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ, thực hiện các giao dịch thu, chi
NS huyện, nếu KBNN tỉnh, thành phố thực hiện vai trò là KBNN quận,
huyện, thị xã nơi đơn vị trụ sở, tổng họp và kiểm tra việc quản lý quỹ NSNN
của các KBNN quận, huyện trục thuộc.
- KBNN quận, huyện, thị xã quản lý quỹ NS huyện và NS xã, tập trung
các khoản thu NSNN trên địa bàn và điều tiết các khoản thu đó cho các cấp
NS theo chế độ quy định, thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản
chi của NS huyện, NS xã và các khoản chi của NS trung ương, NS tỉnh theo
uỷ quyền hoặc dự toán kinh phí đã được cơ quan có thấm quyền phân bố.
1.3. SỤ CẦN THIẾT ĐÓI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

1.3.1. Đối mới quản lý ngân sách xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò
của ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nưóc
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống NSNN, với vị trí như vậy NS
xã phát huy được đầy đủ các vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn tài
chính đế đáp ứng chi tiêu cho các hoạt động của chính quyền xã.
Việc thu, chi NS xã cũng tác động trực tiếp tới việc hình thành các
quan hệ tỷ lệ, phân phối thu nhập trong phạm vi của xã đảm bảo công bằng và
kích thích sản xuất phát triến. Với các hình thức thu và mức thu thích hợp,
chế độ miễn giảm công bằng thu NS xã tác động trực tiếp tới quá trình sản
xuất kinh doanh trên địa bàn tạo lực đế phát triển tăng thu nhập. Từ đó tăng


×